Free Essay

Banking

In:

Submitted By VANVUHA2002
Words 5137
Pages 21
Ngân hàng Nhà nước tính tỷ giá trung tâm theo phương thức nào?

Có 8 đồng tiền thế giới được đưa tham chiếu để tính tỷ giá trung tâm là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), đô la Đài Loan, Bath (Thái Lan).

Cách tính tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo cách điều hành tỷ giá mới được thực hiện dựa trên phương thức: Tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chốt vào giờ đóng cửa phiên ngày hôm trước; Trên thị trường quốc tế, lấy giá từ 7h sáng của ngày công bố, chốt lấy giao dịch gần nhất lúc gần 7h.

“Sở dĩ NHNN lấy giá thế giới giao dịch gần nhất của lúc 7h ngày công bố vì trên thế giới thị trường tiền tệ không giống thị trường chứng khoán là đóng cửa xong nghỉ. Thực tế, trên thị trường tiền tệ khi ở thị trường châu Âu, giá EUR đóng cửa lúc khoảng 12h đêm của Việt Nam còn thị trường thị trường tài chính Mỹ ngừng giao dịch vào lúc 2h sáng theo giờ Việt Nam. Vì vậy, phải lấy bình quân gia quyền để tính vì nếu chỉ lấy giá lúc cuối giờ sẽ dẫn đến làm giá”, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, giải thích.
Ông Dũng cho biết, với cách tính như vậy thì ra tỷ giá trung tâm ngày hôm nay là 21.896 đồng/USD.
Sử dụng 8 đồng tiền thế giới để tính tỷ giá trung tâm
Chiều nay, ngày 4/1, NHNN có cuộc họp báo giải thích về cách thức tính tỷ giá trung tâm theo cách điều hành mới. Theo đó, hàng ngày, NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm trên website của mình.
Ông Dũng cho biết trên thế giới có nhiều cách tính tỷ giá tăng giảm. Ví dụ, Trung Quốc dựa vào giá hôm trước làm tham chiếu cho hôm sau. Cách tính này có nhược điểm, dựa theo ý chủ quan của 1 số TCTD lớn. Ngược lại có nhóm khác như Singapore dựa theo nhóm đồng tiền chỉnh thế giới, nhược điểm không phản ánh được nhu cầu trong nước.
“Còn với cơ chế, NHNN đã trung hòa được cả 2 phương pháp trên. NHNN lựa chọn tỷ giá bình quân gia quyền nhằm loại bỏ yếu tố đầu cơ, làm giá trên thị trường ngoại hối”, ông Dũng bình luận.
Theo Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN, cách tính tỷ giá trung tâm được thực hiện dựa trên 3 trụ cột là: Cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam; các cân đối kinh tế vĩ mô.
“Với cách tính như vậy vừa phản ánh biến động trong nước và quốc tế, vì thế thời gian tới có những hôm tỷ giá trong nước tăng cao nhưng nếu giá quốc tế theo xu hướng giảm thì tỷ giá trung tâm hôm đó có thể sẽ giảm”, ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Dũng cho biết thêm khi tính toán để xem diễn biến 2015 có gì đặc biệt. “Qua tính toán cho thấy, tỷ giá 2015 chịu chi phối rất nhiều từ yếu tố tâm lý, đặc biệt yếu tố tâm lý diễn biến thị trường quốc tế và dự kiến điều chỉnh khoảng 5%. Trong trọng số của chúng tôi có ưu tiên đáng kể cho diễn biến quốc tế phản ánh tỷ giá trung tâm”, ông Dũng cho biết.
Ông Dũng cũng cho biết, có 8 đồng tiền thế giới được đưa tham chiếu để tính tỷ giá trung tâm là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), đô la Đài Loan, Bath (Thái Lan).
“Đây là những đồng tiền có tỷ trọng đầu tư lớn nhất đối với Việt Nam. Là 8 đồng tiền chứ không phải nhiều hơn vì các đồng tiền khác của các nước còn lại tác động không nhiều nếu tính tỷ giá”, ông Dũng nhấn mạnh.
Vẫn còn biên độ dao động +/-3%
Cũng tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng quyết định của NHNN chỉ là về tỷ giá trung tâm, còn biên độ =/-3% vẫn thực hiện.
“Trên cơ sở tỷ giá trung tâm công bố hàng ngày trên trang thông tin điện tử NHNN thì các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dựa trên cơ sở tỷ giá này để quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng của mình trong biên độ +/-3%”, bà Hồng nhấn mạnh.
Bà Hồng khẳng định chế độ tỷ giá của Việt Nam đã được xác định ở Pháp lệnh ngoại hối là thực hiện theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (thả nổi là linh hoạt hơn nhưng vẫn phải có quản lý của NHNN), phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế vĩ mô.
“Mục tiêu chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô đặt ra trong năm 2016 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Thống đốc cũng từng nêu định hướng và phương châm xuyên suốt của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, nâng cao vị thế VND, đảm bảo phù hợp chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô”, bà Hồng khẳng định.
Theo bà Hồng, với cách thức điều hành linh hoạt mới, NHNN với vai trò là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ sẽ thực hiện các biện pháp và có yếu tố quản lý trong cách thức điều hành tỷ giá mới để đạt được mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước nhiều ý kiến quan ngại về cách thức điều hành tỷ giá mới sẽ tác động tới doanh nghiệp trong nước do bị động về biến động tỷ giá, ông Dũng nhấn mạnh, cơ chế tỷ giá mới biến động linh hoạt hơn thì cung cầu ngoại tệ tốt hơn thì TCTD sẽ cho vay nhiều hơn, mua bán tốt hơn.
“Vì mua bán tăng giảm hàng ngày nên tỷ giá so với cách điều hành cũ sẽ đỡ thay đổi mạnh hơn. Trước đây, có thể thị trường giao động rất là mạnh, khi điều chỉnh là 1%, 2% thì có thể sau một ngày đúng vào thời điểm điều chỉnh tỷ giá đấy thì doanh nghiệp có thể thua lỗ. Nhưng với các điều hành tỷ giá mới này thì mức điều chỉnh sẽ nhỏ hơn rất nhiều nên tác động tới doanh nghiệp cũng nhỏ hơn”, ông Dũng khẳng định.
Theo ông Dũng, cùng với cách thức tỷ giá này phối hợp với các công cụ bán kỳ hạn sẽ thúc đẩy cũng như khuyến khích các TCTD, doanh nghiệp phát triển thị trường ngoại hối thông qua công cụ phái sinh nhiều hơn.
Ông Dũng cũng cho hay khi NHNN phát đi thông tin sẽ điều hành tỷ giá theo cơ chế mới cũng như cách thức thực hiện thị trường phái sinh cho các TCTD từ ngày 31/12, thị trường đã có những diễn biến tích cực.
“Trước đây giao dịch kỳ hạn giữa các TCTD với các khách hàng thường xuyên dưới 10 triệu USD/ngày trên toàn thị trường thì những ngày này giao dịch kỳ hạn giữa các TCTD với khách hàng lên đến 200 triệu USD/ngày, thậm chí có ngày lên 400 triệu USD/ngày. Theo đó, doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều hơn công cụ phái sinh, giúp bảo hiểm tỷ giá tốt hơn cho doanh nghiệp”, ông Dũng cho biết.
Ông Dũng cho biết thêm, cùng với biện pháp xác định tỷ giá trung tâm, NHNN cũng thay đổi cách thức giao dịch với NHTM theo hợp đồng phái sinh, thay cho hợp đồng giao ngay trước đây.
Cụ thể, nếu NHTM muốn mua ngoại tệ, NHNN sẽ bán cho một hợp đồng phái sinh với giá bán cao hơn nhất định, ví dụ 1% trong 3 tháng. Thông qua hợp đồng này, NHNN gửi thông điệp về giới hạn biến động tỷ giá tới NHTM.
Các NHTM chủ động thực hiện giao dịch với đối tác và được hủy ngang giữa chừng để chủ động mua ngoại tệ trên thị trường khi giá trên thị trường tốt hơn giá bán của NHNN. Tuy nhiên, NHNN đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ, là người bán cuối cùng cho NHTM.

Cơ sở mơ hồ khiến cách tính tỷ giá mới rất khó minh bạch
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể trả lời rõ câu hỏi: Các tác động của cơ chế tỷ giá mới tích cực hay tiêu cực. Bởi nó ít phụ thuộc vào cơ chế, mà phụ thuộc vào cách NHNN sẽ vận dụng cơ chế mới như thế nào. * TS.Nguyễn Đức Độ: Chính sách tỷ giá mới sẽ không ảnh hưởng nhiều tới lạm phát * Cơ chế điều hành tỷ giá mới: NHNN bán USD phái sinh cho NHTM * CEO Vietinbank: Cơ chế tỷ giá mới sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp
Ngày 31/12/2015 vừa qua, Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành Quyết định về cơ chế điều hành tỷ giá mới với tên gọi: Tỷ giá trung tâm.
Đây là một động thái được đánh giá là rất khôn ngoan của NHNN. Mặc dù không khác về bản chất, nhưng cơ chế tỷ giá hằng ngày này sẽ giúp NHNN chủ động, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá.
Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc quan trọng trong cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN.
Cơ chế tỷ giá trung tâm thực chất là gì?
Cơ chế tỷ giá mới thực chất là việc NHNN công bố tỷ giá hàng ngày chứ không phải trong thời gian dài như trước đây.
Trước đây, NHNN công bố tỷ giá, cho phép giao dịch trong biên độ +/-3%, và tỷ giá được công bố đó cố định cho đến khi có thông báo sau. Còn thông báo sau lúc nào thì không ai biết.
Trong 5 năm qua, tần suất điều chỉnh tỷ giá của NHNN vào khoảng 1-3 lần/năm, mỗi lần vài phần trăm. Nhìn vào đồ thị dưới, ta thấy tần suất điều chỉnh tỷ giá của NHNN có xu hướng tăng, còn biên độ điều chỉnh lại giảm.

Theo cơ chế mới, NHNN sẽ điều hành tỷ giá từng ngày chứ không phải lâu lâu mới thay đổi như trước đây.
Đầu tiên phải khẳng định, đây không phải là cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Tức là doanh nghiệp và ngân hàng vẫn phải giao dịch trong biên độ cho phép chứ không phải được tự do thỏa thuận.
Cơ chế này sẽ có tác động như thế nào? Liệu còn có hiện tượng qua một đêm mà tỷ giá sẽ thay đổi đột ngột nữa không?
Về lý thuyết, NHNN vẫn có quyền công bố tỷ giá trung tâm ngày hôm nay chênh lệch vài điểm phần trăm so với ngày hôm qua. Không có quy định nào ngăn cản NHNN làm điều này, và NHNN cũng không cam kết mức biến động tỷ giá tối đa mà mình công bố.
Tuy nhiên, cả xã hội ngầm hiểu với nhau rằng, sẽ không còn chuyện tỷ giá biến động mạnh qua một đêm nữa. Bởi theo cơ chế mới, NHNN sẽ giãn tiến độ, biến một cú nhảy lớn đó thành nhiều lần điều chỉnh nhỏ cho mỗi ngày.
Đối tượng nào quan tâm đến tỷ giá trung tâm nhất?
Người quan tâm nhiều nhất đến tỷ giá, có lẽ là các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với nước ngoài, đặc biệt là các nhà xuất nhập khẩu.
Trước đây, khi doanh nghiệp ký hợp đồng với nước ngoài, họ luôn phải nhìn ngó và phán đoán tỷ giá sẽ thay đổi như thế nào vào thời điểm thanh toán. Nếu doanh nghiệp thấy có tín hiệu cho thấy NHNN sắp điều chỉnh tỷ giá thì sẽ là rủi ro lớn đối với họ.
Doanh nghiệp xuất khẩu thì mong NHNN điều chỉnh tỷ giá càng sớm càng tốt, còn doanh nghiệp nhập khẩu thì lại muốn trì hoãn.Làm ăn kinh doanh vào những thời điểm này giống như đánh bạc, hên xui.
Với cơ chế tỷ giá mới, các lo toan này có thể sẽ được xoa dịu. Đương nhiên, doanh nghiệp cũng vẫn không thể nào biết được chính xác tỷ giá vào một thời điểm trong tương lai, nhưng dự đoán tỷ giá với sai số không quá lớn thì doanh nghiệp có thể làm được.
Tuy nhiên, lại có một câu hỏi lớn hơn đối với các doanh nghiệp: Mặc dù phán đoán được tỷ giá đấy, nhưng liệu có thể nảy sinh tình trạng khó khăn trong việc đổi tiền? Bởi rõ ràng, nếu ai cũng phán đoán được tỷ giá của ngày hôm sau thì chẳng còn ai muốn bán đồng tiền sẽ tăng giá.
Để tránh được tình trạng này, NHNN sẽ phải vất vả hơn trong việc áp dụng nghiệp vụ thị trường mở mua bán ngoại tệ.
Tại sao lại điều chỉnh hôm nay mà không phải hôm qua?
Mỗi lần NHNN điều chỉnh tỷ giá trước đây thường kéo theo rất nhiều bình luận của các doanh nghiệp và giới quan sát, người khen cũng nhiều mà kẻ chê cũng lắm. Áp lực giải trình của NHNN trong những lần như vậy rất vất vả.
Tại sao lại điều chỉnh hôm nay mà không phải hôm qua? Tại sao điều chỉnh 1% mà không phải là 1,5%? Những thời điểm khác thì NHNN không chịu áp lực này. Thay vì phương pháp no dồn đói góp như vậy, nay thì áp lực dư luận cũng theo đó mà được giãn đều ra.
Cơ chế tỷ giá mới có minh bạch hơn?
Rất tiếc là không. Ngày 04/01/2016, cùng ngày thông báo tỷ giá trung tâm lần đầu tiên, NHNN tổ chức họp báo để giải trình rõ hơn về cơ chế tỷ giá mới này.
Mặc dù vị đại diện NHNN đã thuyết minh rất chi tiết phương pháp tính tỷ giá trung tâm với phương pháp bình quân gia quyền và giỏ tiền tệ. Nhưng đó mới chỉ là hai trong số ba cơ sở tính tỷ giá mà NHNN đưa ra.
Cơ sở thứ ba, rất mơ hồ, được gọi tên là: “Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ”.
Không ai biết chính xác các mục tiêu này là gì, và định lượng nó ra sao. Liệu nó sẽ làm tỷ giá lệch đi 10 đồng, 50 đồng hay vài trăm đồng so với cách tính mà NHNN đang đưa ra? Câu hỏi này chưa có lời giải.
Đó là chưa kể đến việc liệu còn có “cơ sở” nào khác ngoài ba cơ sở đó, mà trong thông cáo của mình NHNN không muốn nhắc đến?
"Tay chơi" lớn
Ngay sau khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm ngày 4/1 tăng 6 đồng so với tỷ giá trong tháng 12/2015, giá đô la trên thị trường giao dịch tại các ngân hàng đều tăng mạnh. Hiện tượng này phần nào có thể được lý giải do tâm lý của các bên chưa quen với cách điều hành tỷ giá mới.
Đây không phải là hiện tượng đáng ngại vì sẽ nhanh chóng kết thúc khi các bên quen với cách điều hành mới của NHNN.
Các doanh nghiệp và NHTM luôn biết rằng trên thị trường ngoại hối còn có một người chơi lớn là NHNN. Ông lớn này trước đây ít xuất hiện, nhưng đã xuất hiện lần nào sẽ tác động lớn lần đó. Nay thì ông lớn tuyên bố rằng ngày nào cũng sẽ tham gia.
Rõ ràng điều này khiến cho các bên còn lại trên thị trường lo lắng. Không lo lắng sao được khi không rõ ông lớn đó sẽ hành xử thế nào.?
Quả thật, vào thời điểm này, chưa ai có thể khẳng định cơ chế tỷ giá mới là tốt hay không tốt cho thị trường. Muốn đánh giá cần phải quan sát cách chơi của NHNN trong việc công bố tỷ giá hàng ngày.
MUA BÁN KỲ HẠN TY GIÁ GIỮA NHNN VA NHTM
Dân kinh doanh vốn của các ngân hàng thương mại rất nhạy. Nước đi tỷ giá kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước ngắm đến cuối quý 1/2016 cao hơn 1% so với 31/12/2015.

Họ bắt tín hiệu ngay, chuyển đổi và nắm VND chí ít cũng thu được cao hơn hẳn mức 1%, theo lãi suất hiện hành. Trong khi đó, cho vay ngoại tệ gần như đã bị cắt bỏ phần lớn.

Tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Bính Thân, lãi suất VND vọt lên mức cao nhất 3 năm qua, các kỳ hạn ngắn lên tới 5,8-6%/năm. Ngược chiều, giá USD liên tục rơi sâu và nhanh trên thị trường liên ngân hàng; mức giảm so với cuối 2015 lên tới khoảng 1,4-1,5%.

Đà giảm của tỷ giá chững lại khi Ngân hàng Nhà nước chặn giá mua vào 22.300 VND ngày 1/2/2016.

Chỉ vẻn vẹn có mấy ngày trước kỳ nghỉ Tết, một lượng lớn ngoại tệ chảy ra và được Ngân hàng Nhà nước mua vào để bù đắp lại dự trữ ngoại hối sau nửa năm bị bào mòn đáng kể.

400 triệu, rồi 1 tỷ USD, rồi nhiều hơn thế nữa… là lượng ngoại tệ mua được trong ít ngày đó.

Nhìn lại, những năm gần đây, trước và sau Tết Nguyên đán, tỷ giá USD/VND thường rơi mạnh và là dịp Ngân hàng Nhà nước giăng lưới mua vào. Nhưng năm nay, có khác biệt là cơ chế tỷ giá mới đã vận hành.

Cơ chế đó, linh hồn không hẳn là tỷ giá trung tâm. Thị trường có thể nhìn vào nó, nhưng kỳ vọng không hẳn đặt ở đó, vì nó chỉ phát đi thay đổi hàng ngày. Kỳ vọng thường đòi hỏi cái nhìn xa hơn.

Vậy nên, linh hồn của cơ chế tỷ giá có lẽ nằm ở cơ chế giao dịch kỳ hạn mà Ngân hàng Nhà nước đã làm. Nó xác định một mốc kỳ vọng cho ba tháng tới tỷ giá được bán/chặn ở mức đó, “tay to” là Ngân hàng Nhà nước bán. Kỳ vọng, niềm tin của thị trường theo đó là có cơ sở.

Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) nói rằng, cơ chế giao dịch kỳ hạn là một biện pháp dùng cung ngoại tệ tương lai để bình ổn cho hiện tại.

Điểm sáng tạo là, nguồn cung đó không nhất thiết phải bán ra một cách đầy đủ. Nó là cam kết để thị trường tin và tự dưỡng được. Bởi khác biệt so với các giao dịch kỳ hạn thông thường là cơ chế cho phép các ngân hàng thương mại được hủy ngang với chi phí không đáng kể, thay vì phải giao dịch đối ứng.

Khi thị trường tự dưỡng được, Ngân hàng Nhà nước không nhất thiết phải bán ra ngoại tệ khi đến hạn. Thực tế trước kỳ nghỉ Tết, một loạt ngân hàng thương mại đã hủy ngang hợp đồng mua kỳ hạn.

Nhìn lại tỷ giá 2015 và dự báo 2016
Thứ Hai, 4/1/2016 13:00
(BĐT) - Dự báo năm 2016 tiền VND sẽ mất giá ít nhất từ 3% - 4% trong bối cảnh như hiện nay. Nhưng có thể cũng có những tình huống sẽ nằm ngoài kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Do vậy, NHNN cần có những định hướng để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Tỷ trọng thanh toán quốc tế trên 90% là USD nên tác động của đồng tiền này là rất lớn. Ảnh: Lê Tiên
Nhìn lại tỷ giá 2015
Với kết quả của năm 2014, NHNN tiếp tục đặt chỉ tiêu không để tiền đồng mất giá quá 2% so với USD trong năm 2015. Tuy nhiên, năm 2015 đã khác so với năm 2014 khi mà nền kinh tế trong nước mặc dù tiếp tục có sự phục hồi nhưng đi kèm với đó thâm hụt cán cân thương mại tăng trở lại, đặc biệt là thâm hụt trầm trọng với láng giềng Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu.
Do nền sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc, nên trong năm 2015, ước tính nhập siêu của Việt Nam với thị trường này lên tới 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm trước. Nhập siêu cả nước 3,2 tỷ USD, đã quay trở lại sau 3 năm xuất siêu. Thâm hụt thương mại đã làm giảm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể so với các năm trước. Điều này đồng nghĩa là nguồn cung ngoại tệ không dồi dào như trước, trong khi áp lực gia tăng dự trữ bắt buộc của NHNN ngày càng lớn do sự tăng trưởng của nhập khẩu. Kết quả là cán cân cung cầu ngoại tệ đã không còn cân bằng mà ngày càng gây áp lực phá giá lên tiền đồng.
Diễn biến kinh tế thế giới năm 2015 cũng rất bất lợi đối với việc ổn định tỷ giá của Việt Nam, đặc biệt là các diễn biến tại các nền kinh tế ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Đồng Euro tiếp tục mất giá so với USD. Kinh tế Mỹ có đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện về tỷ lệ thất nghiệp. Trung Quốc, những dấu hiệu về suy giảm tăng trưởng đã xuất hiện những năm gần đây nhưng trong năm 2015 vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Kinh tế Trung Quốc yếu hơn cộng với việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc thay đổi chính sách tỷ giá từ cố định sang thả nổi có kiểm soát đã làm cho đồng Nhân dân tệ (CNY) bị mất giá 3% so với đầu năm 2015.
Như vậy, có thể thấy rằng, những biến động lớn của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động xấu đến giá trị của tiền đồng trong năm 2015, tuy nhiên những biến động này đã không được dự báo một cách đầy đủ và chính xác để tạo sự chủ động trong chính sách tỷ giá. Kết quả là cam kết tỷ giá của NHNN đã không được giữ vững, gây nên những biến động bất ngờ trên thị trường ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm niềm tin của thị trường đối với chính sách của NHNN.
Từ những điều nêu trên cho thấy, về chính sách tỷ giá vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải xử lý cả về ngắn hạn và dài hạn. Đến cuối tháng 7/2015, cam kết kiểm soát biên độ tỷ giá tăng không quá 2% được NHNN khẳng định nhiều lần, cho dù kể từ ngày 7/5 đã chính thức nới hết room cho phép. Nhưng, vào 11/8, mọi thứ đã đảo lộn bất ngờ khi Trung Quốc phá giá CNY. Chỉ trong vòng một tuần lễ, NHNN đã liên tiếp phá giá tiền đồng bằng động tác kép, vừa nới biên độ, vừa nâng tỷ giá điều hành, đưa tỷ lệ phá giá cả năm vọt lên đến 5%. Đây là tình huống hoàn toàn nằm ngoài dự báo, được NHNN lý giải bởi sức ép từ việc phá giá mạnh CNY và khả năng tăng lãi suất của FED.
Không có lý do gì bảo đảm rằng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định như trước trong bối cảnh USD sẽ nâng lãi suất vào cuối năm đe dọa giá trị của VND.
Cái giá phải trả cho đợt phá giá tiền tệ lần này là rất đáng kể đối với kinh tế vĩ mô: Nợ công USD đang có xu hướng tăng nhanh. Hiện tượng xuất thô, nhập tinh tiếp tục kéo dài, lợi thế so sánh cạnh tranh thường ở thế thua thiệt. Năng lực xuất siêu bị hạn chế, riêng những tháng đầu năm lĩnh vực nông thủy sản giảm khá mạnh. Nhập siêu chính ngạch không đáng lo bằng khoản nhập siêu tiểu ngạch khổng lồ từ Trung Quốc, sau khi CNY bị phá giá mạnh sẽ càng được kích hoạt, hàng hóa thẩm lậu tràn vào thị trường nội địa Việt Nam.
Tỷ giá năm 2016 sẽ tiếp tục điều chỉnh ít nhất 3%-4%
Việc CNY được đưa vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 10/2016 và FED tăng lãi suất vào giữa tháng 12/2015 được dự báo sẽ tác động đến tỷ giá VND/USD.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay thì những tác động của USD vẫn mang ảnh hưởng nhiều hơn vì đa phần tỷ trọng thanh toán quốc tế vẫn trên 90% là USD.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nên những biến động của đồng CNY cũng có tác động nhất định lên VND. Đây là 2 yếu tố tác động đến VND trong thời gian qua và thời gian sắp tới.
Xu thế chung của 2016 làkhả năng biến động của các đồng tiền vẫn tiếp tục nhiều như năm 2015. Chúng ta nhìn thấy chính sách của các ngân hàng trung ương các nước đang ngược chiều nhau, Mỹ đã tăng lãi suất lên trong tháng 12 năm nay và sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016, còn ngân hàng trung ương châu Âu lại hạ lãi suất xuống, Nhật có thể vẫn tiếp tục theo chính sách nới lỏng tiền tệ, Trung Quốc trong thời gian tới không biết sẽ thế nào… Những chính sách ngược chiều và đối lập nhau sẽ tạo ra những chuyển động trên thị trường ngoại hối trong thời gian sắp tới.
Tỷ giá là một lĩnh vực rất phức tạp, đã đến lúc phải thay đổi tư duy điều hành để chủ động bắt nhịp và ứng phó với sự biến động nhanh chóng của thị trường trong nước và thế giới.
PGS.TS. Ngô Trí Long, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính
Trung Quốc đang trong quá trình tiến tới thả nổi CNY, do đó, từ nay đến tháng 10/2016, CNY sẽ tiếp tục bị phá giá. Mức độ phá giá bao nhiêu khó dự báo nhưng dự đoán khoảng 3%. Nếu CNY tiếp tục phá giá trong khi tỷ giá VND tiếp tục được neo giữ so với USD thì chúng ta sẽ bị bất lợi trong xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đồng thời sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, từ đó nhập siêu sẽ tăng và tạo áp lực nhất định lên tỷ giá, buộc NHNN có thể phải điều chỉnh tỷ giá VND/USD. Mức điều chỉnh ít nhất cũng tương tự với mức độ phá giá của CNY, tức là ít nhất 3%.
Sự kiện phá giá tiền tệ dồn dập ở một loạt quốc gia, trong đó có Việt Nam, một lần nữa cho thấy vai trò mạnh mẽ của quan hệ cung cầu thị trường và khả năng thao túng của các đồng tiền như USD, Euro, CNY... Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, thế lực này ngày càng trở nên khó dự báo, không dễ dàng ứng phó, kể cả không thể cưỡng lại được nếu chúng ta không chủ động thay đổi mô hình quản lý theo hướng mềm dẻo, linh hoạt, theo tín hiệu và nguyên tắc thị trường.
NHNN cần xem xét nghiên cứu lại cơ chế điều hành tỷ giá trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Nếu vẫn tiếp tục tư duy và lề lối cứng nhắc như hiện nay thì chắc chắn NHNN sẽ phải đối mặt với nhiều lúng túng, kể cả rủi ro về lòng tin khi đưa ra những tuyên bố cam kết điều hành dễ dàng bị thị trường loại bỏ. Cơ quan chức năng không nên ảo tưởng về những nguồn lực dự trữ hiện có để phòng vệ cho sự ổn định tỷ giá, với dự trữ ngoại tệ khoảng 30 tỷ USD chưa đáng kể (so với Malaysia khoảng 300 tỷ USD). Nếu xẩy ra những sự cố chiến tranh tiền tệ thế giới, thì khoản dự trữ đó không có nghĩa lý gì.
Chủ trương của Chính phủ rất rõ ràng là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi vì nếu nhìn vào năm 2015 các đồng tiền trong khu vực phá giá rất lớn như đồng Ringgit (Malaysia), đồng Ruby (Indonesia)…, nhưng nếu Việt Nam cũng chấp nhận như vậy thì nó gây bất ổn rất lớn trên thị trường tài chính Việt Nam. Vì bản thân các doanh nghiệp và người dân Việt Nam chưa có sự chuẩn bị, các công cụ chống rủi ro chưa được sử dụng nhiều.
Tôi nghĩ là có những tình huống sẽ nằm ngoài kiểm soát của NHNN. Do vậy, NHNN có thể có những định hướng để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh thị trường không có biến động mạnh. Đây cũng là mục tiêu mà NHNN đưa ra để duy trình sự ổn định của thị trường tài chính Việt Nam.

Similar Documents

Premium Essay

Banking

...1. EXECUTIVE SUMMARY The project proposal is devoted to studying the current situation in the banking sector Nepal and to revealing of its core dependencies and potential risks in particular. The problem of the project is based on the statement that the banking sector in nepal exists only at rudimentary level because it has evolved difficult transition from highly centralized and planned economy to government-sector dominated, commodity-focused market economy of today. This project of “Banking" will give us the platform to use the software for basic banking purposes ranging from cash withdrawls to cash deposites.Using this software,customoers can access their bank accounts in order to make cash withdrawals,debit card cash advances and check their account balances.Moreover it also provides us with the background and infrastructres to run an ATM card. Through the project the focus has been on using the ATM on a simple and reliable manner which makes use of normal database and input/output operations to give the desired results to the customer. This project is based upon the basic uses and functioning of the ATM as a whole where a customer can create a bank account, deposit his/her balance and retrieve money using a credit or a debit card. Banking system software keeps the day to day transaction record as a part of complete banking.It can keep the information of the account type,account opening form,deposit and withdrawal and searches the transacton,transaction reports,individual...

Words: 1152 - Pages: 5

Free Essay

Banking

...RISK MANAGEMENT DEFINITION OF RISK: 1. Risk in finance is defined in terms of the variability of actual returns on an investment, around an expected return, even when those returns represent positive outcomes. 2. The decisions on how much risk to take and what type of risks to take are critical to the success of the business. 3. The essence of good management is making the right choices when it comes to dealing with different risks. 4. In banking, the risk is the possibility that a borrower or counterparty will fail to meet its obligations in accordance with the agreed terms, both in terms of time and quantity. 5. Risk does not come alone – the default of one firm may cripple affiliated firms such as suppliers, customers and banks. RISK MANAGEMENT: 1. Risk Management is a planned method of dealing with the potential loss or damage. It is an ongoing process of risk appraisal through various methods and tools. 2. Risk Management involves not only to protect oneself against some risks but also to decide which risks are to be exploited and how to exploit them. 3. Risk Management covers credit decision making, performance assessment, pricing, capital computation, provisioning etc. 4. Risk Management covers the following: a. It assesses what could go wrong b. It determines which risks are important to be dealt with c. It implements strategies to deal with those risks. 5. Risk Management is not – ...

Words: 5577 - Pages: 23

Premium Essay

Banking

...with a banker or from whom a bank has agreed to collect items and includes a bank carrying an account with another bank’.The statutory protection under section 131 and 131A of the Negotiable Instruments Act, 1881, is available to a collecting banker only if the banker inter alia receives payment of a cheque or a draft for a customer. Though a customer is a very important person for a bank, he appears only once in law of Negotiable Instrument (i.e., in section 131 of the Negotiable Instruments Act) and even there only casually; he is neither defined nor explained. A customer of a banker need not necessarily be a person. A firm, joint stock Company, a society or any separate legal entity may be a customer. According to section 45-Z of the Banking Regulation Act, 1949, “Customer” includes a government department and a corporation incorporated by or under any law.2 Special types of customer means are those who are distinguished from other types of ordinary customers by some special features. Hence, they are called special types of customers. They are to be dealt with carefully while operating and opening the accounts. The following are some examples of special types of customers: 1. Minors 2. Married Women 3. Illiterate Persons 4. Lunatics 5. Joint Hindu Family 6. Trustees 7. Partnership 8. Co-operative Societies In the case of Commissioner of Taxation v. English Scottish and Australian Bank, Lord Dunedin observed, “the word customer...

Words: 2877 - Pages: 12

Premium Essay

Banking

...Standard & Poor’s publishes “Banking Industry Country Risk Assessment” (BICRA) for India What is BICRA? * The BICRA methodology is practised to compare and evaluate banking systems across the globe. A BICRA score is given on the scale from group 1 to group 10, group1 being the least and 10 the most risky. * The assessment involves rated and unrated financial institutions that accept deposits and extend credit or do both of the particular nation. The BICRA score is based on the time span of three to five years. India’s Position * Indian banking sector has been classified as group 5(BBB- / stable / A-3). S&P accepts that the new government is growth centric but expects only gradual recovery. It believes the risk from economic imbalance would alleviate as credit growth could remain moderate and inflation adjusted property prices are likely to decline. “mPassBook” facility launched by SBI * The SBI included “mPassBook” facility in its android application “State Bank Anywhere” for SBI retail banking users. * mPassBook is an electronic application of a physical passbook for savings bank and current accounts. It remembers the transactions made by the user and syncs it into the passbook. The facility is expected to benefit around 1.5 million users. China launches Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) * In order to reduce the influence of west dominated World Bank China launched AIIB with initial corpus of $100 billion. China contains 50% shareholding...

Words: 292 - Pages: 2

Premium Essay

Banking in Qatar

...Banking services in Qatar Banks in Qatar are extremely well financed, secure and well regulated, with the Qatari authorities supporting domestic banks, where necessary, with direct investments. In Qatar you may find several branches of both national and international banks. Large companies, governmental departments also have banks located on site. Banking services are quite modern and some bank provide drives in services, other offer mobile banking, cash deposit machines and many facilities to their customers Retail banking services available in Qatar include branch banking, online and telephone banking. The use of credit, debit and cash cards is widespread, and cash is a popular form of payment for everyday transactions. Bank statements and official banking correspondence can be provided either in Arabic or English, and many of the banks in Qatar provide counter services in both languages. The main types of bank account in Qatar There are three main types of accounts used for everyday banking and savings in Qatar: * Current account – typically used for everyday banking. Current accounts generally have no monthly fees so long as a minimum balance is maintained (around 3,000 QAR) and many offer unlimited transactions. Interest rates paid on current accounts are generally low * Savings account – typically pays a higher rate of interest than current accounts, but access to funds may be limited, and savings accounts may allow only a certain number of fee-free withdrawals...

Words: 1055 - Pages: 5

Premium Essay

Banking Regulators

...American history there has always been a conflict between the federal government intervening in the banking business vs. the Federal government staying out of the banking business * In 1830 when Andrew Jackson (the founder of the Democrat Party) was elected president. He terminated the fed government sponsored US Bank, and resolved the conflict. * The fed government basically stayed out of the banking business until the ’30s, when FDR took office, and the fed government intervened deeply into the ‘banking business,’ which was defined by the IRS, FDIC, Comptroller of the Currency, SEC (if public-owned), and State Bank Supervisors etc. * By defining what the ‘business of banking’s was the statutes, regulations, and enforcement personnel administering these laws, bankers were boxed into doing business as defined by state and federal governments. * Still In present day Banks are financial institutions that hold too much control over the economy and if they fail there are enormous consequences hence the need for government bailouts, in which government financial assistance is provided to banks or other financial institutions who appear to be on the brink of collapse. WHY THE NEED FOR REGULATORS * Bank regulations are a form of government regulation which subject banks to certain requirements, restrictions and guidelines. * To create transparency between banking institutions and the individuals and corporations with whom they conduct business. * To reduce...

Words: 1203 - Pages: 5

Premium Essay

Branchless Banking

...UBL Omni Branchless Banking UBL Omni now brings a host of banking services to your nearest "Dukaan". UBL Omni Dukaans are located in more than 100 cities and towns across Pakistan. This is a major milestone in the evolution of banking that will reshape the traditional banking model by offering basic banking services across urban and rural Pakistan, well beyond the regular branch networks of banks. Customers across Pakistan can now open a UBL Omni bank account at any UBL Omni Dukaan of their choice, whether close to their home or place of work, by using their CNIC number and mobile phone number - their mobile phone number will effectively become their bank account number irrespective of which service provider they use. UBL Omni account holder will subsequently be able to deposit and withdraw cash, make utility bill payments, send or receive money, purchase mobile card vouchers, make postpaid mobile bill payment and much more by using diversified array of convenient channels which includes UBL Netbanking/ WAP, SMS, Contact Centre or ATM. No longer will they have to visit a bank branch to conduct their basic banking transactions nor will they be limited by standard banking hours. People without a UBL Omni bank account will also be entertained at a UBL Omni Dukaan where they can make utility bill payments, send or receive money, purchase mobile card vouchers and make postpaid mobile bill payments. Bills Payment Why stand in long queues or worry about payment of...

Words: 2409 - Pages: 10

Premium Essay

Banking Hr

...changes, in policy, employees and culture. I have witnessed banks with similar number of employees, start-up capital and management expertise perform very differently. This paper will search and comment on why performance of similar institutions can be result of management decisions. Lastly, we will attempt to identify those trends and comment to alternate decision making that could have had different results. A quick preview over the last 10 years indicates our nation has witnessed a tremendous increase in failed banks. As with the Great Depression of 1930, the 2008 demise caught even seasoned professionals by surprise! They seemed like smart, financial leaders who were well educated and fully integrated into the heartbeat of the banking system… boy were they wrong… Banks as old as 100 years, fell within months! Although the pace has slowed, they still are failing at levels that can decimate local economies. In 2005 and 2006 there were no bank failures in USA! Was it power bases that gave a false sense of security? Was it poor management? Was it more? THE CULTURE OF CIRCLE BANK With...

Words: 1280 - Pages: 6

Premium Essay

Banking Modules

...FINANCIAL SERVICES Optimizing banking operating models From strategy to implementation September 2012 kpmg.com KPMG INTERNATIONAL Contents Executive summary The challenges facing the banking sector Regulations and regulators Economic environment Changing customers The march of technology 3 3 3 1 2 2 How will these changes affect the universal banking operating model? The end of universal banking Disintegration of the value chain Cost efficiency is key in developing new operating models New IT architectures are essential 6 6 5 4 4 What banks need to do Seizing this once-in-a-life-time transformation opportunity Developing an innovative operating model to overcome loss of scale and cost issues Implementing long-term sustainable cost reduction measures Implementing an iterative and collaborative approach to a complex, multi-faceted problem 10 11 9 8 8 Making it to the finish line 13 © 2012 KPMG International Cooperative (“KPMG International”), a Swiss entity. Member firms of the KPMG network of independent firms are affiliated with KPMG International. KPMG International provides no client services. All rights reserved. Optimizing banking operating models | 1 Executive summary A s the world emerges from what has been described as the greatest crisis in the history of finance capitalism, banks must adapt to radical new regulations, technologies, customer expectations and economic environments. The current universal bank operating model...

Words: 7478 - Pages: 30

Premium Essay

International Banking

...Taras Shevchenko Kyiv National University Faculty of Economics Department of International Economics and Marketing Term essay Course: «International Banking» Topic: «Comparative cross-border assessment of the Crédit Agricole S.A. and its affiliate in Ukraine performance» Written by: Victoria Shevchenko 1st year student of a Master’s Program Department of International Economics and Marketing Supervisor: PhD associate professor Volodymyr U. Shevchenko Kyiv-2014 Crédit Agricole Group is the leading financial partner to the French economy and one of the largest banking groups in Europe. It is the leading retail bank (provides services to the household (consumer) sector) in Europe, asset manager, bancassurer and global leader in aircraft financing. According to The Banker magazine Western European banks still dominate the EU bank rankings in terms of Tier 1 capital. In 2013 three French banks were worldwide TOP-10 in terms of Tier 1 capital and assets [1]. According to the Accuity research company in 2012 Credit Agricole was fourth among 50 banks all over the world in terms of assets [2]. Crédit Agricole S.A., so called Central body of the Regional Banks, lead institution of the Group, is a French Public Limited Company (Société Anonyme) with a share capital of €7,504,770 thousand, divided into 2,501,589,997 shares with a par value of 3 euros each, is majority owned (56%) by 39 French co-operative retail banks (Regional Banks) but at that time Crédit Agricole...

Words: 2069 - Pages: 9

Free Essay

Islamic Banking

...1919, and ever since then, the bank has played a key role in the expansion of business on the island. It has grown up to be today the third major bank in Mauritius, after the Mauritius Commercial Bank (MCB) and the State bank of Mauritius (SBM). The excellent reputation Barclays Mauritius has established since nearly ninety years is based on its substantial capital resources, high credit rating and group financial strength. Barclays in Mauritius operates as a branch of Barclays PLC (UK) and is present in both the domestic and international divisions of the financial sector. Barclays Mauritius provides a range of banking services to personal and corporate customers. Personal services include a range of current and savings accounts, foreign currency accounts, loans – including home loans and multi-purpose loans, credit cards, ATMs, and telephone banking. Business services include lending products, trade and export finance and many specialist services such as treasury, foreign exchange and capital markets capability. Barclays Mauritius is also present in the asset finance (leasing) business through the Barclays Leasing Company Ltd. 2.2 The...

Words: 921 - Pages: 4

Free Essay

General Banking

...4.1 General Banking of Sonali Bank Limited: Financial institution/ intermediary that mediates or stands between ultimate borrowers and ultimate lenders is knows as banking financial institution. Banks perform this function in two ways- taking deposits from various areas in different forms and lending that accumulated amount of money to the potential investors in other different forms. General Banking is the starting point of all the banking operating. General Banking department aids in taking deposits and simultaneously provides some ancillaries services. It provides those customers who come frequently and those customers who come one time in banking for enjoying ancillary services. In some general banking activities, there is no relation between banker and customers who will take only one service form Bank. On the other hand, there are some customers with who bank are doing its business frequently. It is the department, which provides day-to-day services to the customers. Every day it receives deposits from the customers and meets their demand for cash by honoring cheques. It opens new accounts, demit funds, issue bank drafts and pay orders etc. since bank in confined to provide the service everyday general banking is also known as retail banking.  Sonali bank involves Various types of General banking activities such as deposit A/C, Inoperative A/C, Payment of Checks, Return of Checks, A/C Closing, A/C Transfer, Works of Cash Section, Subsidiary Register Day Book, Clean Cash...

Words: 4313 - Pages: 18

Premium Essay

Mobile Banking

...An Internship Report On Mobile Banking (Banking In Your Hand)-A Study On Dutch-Bangla Bank Limited, Satmosjid Road Branch Date of Submission: 10th September 2011 An Internship Report On Mobile Banking (Banking In Your Hand)-A Study On Dutch-Bangla Bank Limited, Satmosjid Road Branch Date Of Submission: 10th September 2011 Declaration I do hereby declare that this Internship report entitled “Mobile Banking (Banking in your Hand)” is submitted by me to Northern University Bangladesh for the degree of Bachelor of Business Administration is an original work. It has not been submitted earlier, either partly or wholly, to any other University or Institution for any Degree, Diploma, Studentship, Fellowship or Prize. ………………… Dipock Mondal BBA 070360590 Major: Finance Minor: Management Information System (MIS) Faculty of Business Administration Northern University Certificate of Acceptance This is to certify that Dipock Mondal, bearing ID No BBA 070360590, student of Department of Business Administrative, Northern University Bangladesh has done the internship report title “Mobile Banking (Banking in your Hand)” of Dutch-Bangla Bank Ltd -At Satmosjid Road Branch, under my supervision and guidance. I am approving his internship report and accepting it in quality form. Mr. Dipock Mondal is intelligent, sincere and hardworking. He has put in lot of work and has also brought forth his views and ideas which...

Words: 12518 - Pages: 51

Premium Essay

Banking in Uk

...can analyze a customer’s deposit account, see that his salary deposit has increased, and send a note congratulating the customer on his or her promotion together with an offer of a premium card and a higher credit limit. What business are banks in if they are not in the banking business? Put simply, retail banks are in the business of helping people, communities and enterprises achieve their financial goals. The public’s trust in banks as British institutions has plummeted over the last generation, with public opinion polls charting a sharp drop in respect for the banking industry since 2008’s financial crisis. This disengagement and erosion of trust has been exacerbated
by a diminishing need for customers to visit branches and engage with bank staff directly as the use of online banking has increased. A PWC survey looking at banking in 2020 indicates a growing awareness, but a significant gap in preparedness. Sixty-one percent of bank executives say that a customer-centric business model is ‘very important’, and 75% of banks are making investments in this area (this pattern is consistent globally). Yet only 17% feel ‘very prepared’. What business are banks in if they are not in the banking business? Put simply, retail banks are in the business of helping people, communities and enterprises achieve their financial goals. In that sense, we could consider PayPal as a form of retail bank; its famous digital wallet now counts 110 million active users among which...

Words: 2379 - Pages: 10

Premium Essay

Green Banking

...Bottom of Form Email Sent! You have successfully emailed the post. Green Banking For Small Businesses Tim Chen, NerdWallet | Sep. 6, 2011, 9:07 PM | 635 | In an increasingly eco-conscious market, many small businesses are finding creative ways to go green. Whether it’s improving their energy efficiency, buying organic products, composting or just turning off electronics at night, being green means all sorts of things to different people. One small thing you may not have considered is green banking. Most banks have at least one green initiative in place (or claim to), and a few have made the extra effort to distinguish themselves as green businesses. But what does “green banking” mean exactly? Depending on whom you ask, it’s a marketing term, a social philosophy, an investment strategy, and everything in between. However, if you’re an entrepreneur, you probably want to know if it makes sense on a business level. The answer is yes! You’ll save money, you’ll help the planet, and if you’re already running a green business, it’s a great next step. That said, if you’re serious about getting a greener banking experience, you’re going to have to look at facts, not fluff. What is your bank really doing to be more environmentally friendly? Have they cut back on their paper and energy use? Do they invest in sustainable or green businesses? Do they give back to the local community in any way, or give money to charity? You don’t need to do that much digging to get some...

Words: 880 - Pages: 4