Free Essay

Group 1-6a-Org 6130 Chinh Bo Sung

In:

Submitted By chingo
Words 1946
Pages 8
BÀI TẬP NHÓM

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG “NHÀ MÁY GƯƠNG Ô TÔ ENGSTROM”
Môn : ORG 6130 – Hành vi tổ chức

PHẦN I - GIỚI THIỆU CHUNG
Đây là bài tập nhóm của nhóm 1 – lớp MBA 6A tổ chức bởi CDS và CMU tại Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Nhóm 1 - MBA6A – VN). Bố cục bài viết của chúng tôi gồm các phần sau: 1. Giới thiệu các thành viên trong nhóm. 2. Tóm tắt & phân tích tình huống. 3. Các vấn đề yêu cầu giải quyết (Trả lời câu hỏi). 4. Kết luận.
Nhóm 1 - MBA6A - VN bao gồm 9 thành viên (xếp theo bảng chữ cái) như sau: 1. Lê Hoàng Anh. 2. Nguyễn Vân Anh. 3. Phạm Tuấn Anh. 4. Trịnh Mai Anh. 5. Lý Quốc Chính. 6. Đào Phong Trúc Đại. 7. Hoàng Minh Đạo. 8. Nguyễn Đức Doanh. 9. Lưu Chí Huy (Liu Zhi Hui).

PHẦN III – TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Hãy xác định các vấn đề chính của Engstrom, và sau đó xác định các đóng góp chủ yếu về lý thuyết mà kế hoạch Scanlon có thể mang lại cho một công ty. Liệu Scanlon có phải là giải pháp tốt cho các thách thức của Engstrom? a. Các vấn đề chính Engstrom hiện đang gặp phải - Bên trong: • Một cuộc khủng hoảng tại nhà máy với các vấn đề về năng suất, hiệu suất làm việc của công nhân. • Cùng với vấn đề về năng suất, những vấn đề về chất lượng sản phẩm cũng đã len lỏi vào hoạt động của Engstrom • Những than phiền, bất mãn, nghi ngờ của nhân viên về kế hoạch Scanlon, một kế hoạch đã được áp dụng trong thời gian dài nhưng chưa có sự thay đổi. “kế hoạch thưởng có nghĩa lý gì khi mà không tháng nào được nhận thưởng?” • Sự nhiệt tình và động lực làm việc của nhân viên giảm sút, nhiều người cảm thấy có sự không công bằng. • Bent cũng biết rằng: “Một chương trình Scanlon bản thân nó không tự kéo dài. Phải xốc nó lại một cách thường xuyên – bất cứ khi nào lực lượng lao động cần đến nó.” - Bên ngoài: • Đang có suy thoái về kinh tế. • Nguy cơ mất uy tín với đối tác về thời gian, chất lượng sẽ ảnh hưởng tới tương lai của công ty. • Nhà mãy “không thể ra khỏi tình trạng suy thoái này với hiệu suất làm việc như vậy." b. Kế hoạch Scanlon Trung tâm của kế hoạch này là khái niệm quản lý hợp tác, cho rằng cá nhân sẽ làm việc chăm chỉ để giúp tổ chức của họ đạt được mục tiêu, miễn là họ có cơ hội chịu trách nhiệm về hành động của mình và áp dụng kỹ năng mình có. Ba thành phần của bản kế hoạch: - Nhân viên các cấp trình đề xuất cải tiến; - Cơ cấu của các ủy ban trong công ty đánh giá các đề xuất này; - Chia sẻ thành quả của việc tăng năng suất thông qua thưởng hàng tháng Lợi ích của kế hoạch Scanlon: - Nhân viên làm việc thông minh hơn, chủ động hơn. - Tạo động lực làm việc cho nhân viên với các chính sách khuyến khích, tưởng thưởng. - chú trọng vào việc tiết kiệm chi phí và thúc đẩy nhân viên “làm việc thông minh hơn, chứ không phải chăm chỉ hơn”. - Một số thay đổi văn hóa quan trọng nhất không thể đo được bằng phương pháp định lượng: “nếu một chiếc máy đánh bóng bị hỏng, nhân viên bảo trì sẽ đến kiểm tra máy và sau đó quay lại chỗ anh ta để lấy dụng cụ - chỉ một dụng cụ mà thôi. Nếu dụng cụ đó không dùng được, anh ta sẽ quay trở lại lấy một dụng cụ khác. Đôi khi, anh ta cứ phải đi đi lại lại đến ba bốn lần. Tại sao? Bởi vì điều đó không ảnh hưởng đến tiền lương của anh ta, hay đến bất cứ khía cạnh công việc nào của anh ta, cho dù máy có hoạt động trở lại hay không. Giờ đây, nhân viên bảo trì sẽ mang cả hộp dụng cụ của anh ta đến chỗ máy hỏng. Và nhân viên vận hành máy sẽ giúp anh ta, giống như y tá trong các cuộc phẫu thuật, chứ không đứng quanh đó và xỏ tay túi quần.” c. Kế hoạch Scanlon là tốt nhất cho Engstrom, dựa trên những thách thức mà nhà máy phải đối mặt: "Với Scanlon, công nhân dễ dàng tiếp nhận phương pháp mới và máy móc mới hơn, vì họ cảm thấy họ là một phần của chương trình toàn công ty. Khi bạn đã thiết lập một kế hoạch Scanlon đúng cách, bạn cũng đã xây dựng một mạng lưới giao tiếp tốt trong khắp tổ chức của bạn."
2. Các yếu tố tổ chức nào ở Engstrom tác động đến hiệu quả của Scanlon tại nhà máy? Ở các tổ chức khác, kể cả tổ chức của bạn, các hệ thống trả lương theo hiệu quả hoạt động bị tác động tích cực hoặc tiêu cực bởi các yếu tố tổ chức khác như thế nào?
Em cũng chưa hiểu câu này lắm!
3. Theo cảm nhận của bạn, tiền quan trọng như thế nào trong vai trò một yếu tố khích lệ? Tiền lương có khích lệ bạn không? Liệu có khả năng bạn sẽ dành ít thời gian hơn cho các nỗ lực đổi mới, sáng tạo nếu bạn không được trả công cho nỗ lực đó? Lương, và cảm nhận của người lao động rằng lương hiếm khi được trả một cách công bằng cho hiệu quả làm việc, làm cản trở sự hợp tác trong một tổ chức như thế nào? - Tiền quan trọng vì đây là 1 phần của nhu cầu sinh học (thấp nhất) theo thuyết Maslow. Nếu nhân viên chưa có sự thỏa mãn đầy đủ về nhu cầu này thì tiền đối với họ rất quan trọng và sẽ mang vai trò khích lệ họ. - Tuy nhiên, tiền đóng vai trò khích lệ trong những trường hợp sau: ▪ Trong 1 giai đoạn nào đó, nhất là giai đoạn đầu (ngắn han) ▪ Nhóm người chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu bậc thấp nhất (nhu cầu sinh học theo Maslow) ▪ Là 1 phần của việc coi trọng, đây là yếu tố sẽ tạo động lực (Theo thuyết Hezberg)

- Nếu không được trả công (bằng tiền) cho sụ nỗ lực đổi mới, sáng tạo thì cũng không vì thế dành ít thời gian hơn trong các trường hợp sau: ▪ Nhu cầu tối thiểu về sinh học không bị đe dọa ▪ Nhân tố tạo động lực được phát huy: ➢ Khả năng thăng tiến, cơ hội phát triển ➢ Sự thành công được công nhận, thừa nhận ➢ Trách nhiệm ➢ Được coi trọng ➢ Sự hấp dẫn của công việc - Lương và cảm nhận của người lao động rằng lương hiếm khi được trả một cách công bằng cho hiệu quả làm việc, làm cản trở sự hợp tác trong một tổ chức khi mức lương quá thấp, quá chênh lệch với thị trường. Khi đó người lao động sẽ bất mãn, giảm nhiệt tình, đối phó và giảm năng suất làm việc hiệu quả. Tuy nhiên mức lương đủ đáp ứng nhu cầu sinh lý (theo Maslow) thì tuy chưa hài long nó cũng sẽ không cản trở sự hợp tác nhiều nếu có kèm các yếu tố tôt tạo động lực. Và ngược lại, nếu lương cao quá cũng sẽ phản tác dụng làm giảm động lực làm việc, khi nhân viên cảm thấy họ đã quá đầy đủ rồi và không cần phải cố gẵng nữa. Ngoài r, khi lương cao nhưng những nhu cầu sinh học khác như thời gian ăn, ngủ… không được đảm bảo thì động lực làm việc của nhân viên cũng bị ảnh hưởng.
4. Nếu bạn là Bent, bạn sẽ giải quyết vấn đề ở Engstrom như thế nào? - Nếu là Bent, hành động của tôi sẽ phụ thuộc vào nhiều bên liên quan khác: hội đồng cổ đông, công đoàn,… Tôi sẽ phải lấy ý kiến của tất cả mọi người về các chỉnh lý, sửa đổi đối với kế hoạch lương thưởng, do đó kế hoạch Scanlon có thể vẫn phải tiếp tục được duy trì với những thay đổi hợp lý nhằm giải quyết các bất mãn của công nhân, lấy lại niềm tin và động lực của họ. Chỉnh lý lại toàn bộ cơ chế lương thưởng trong kế hoạch Scanlon phù hợp với tình hình kinh tế của nhà máy cũng như thị trường.

5. Nếu đây là công ty của chính bạn, bạn sẽ giải quyết vấn đề mà công ty đang phải đối mặt như thế nào? - Nếu đây là công ty của tôi, tôi có thể có toàn quyền quyết định các đối sách. Tôi có thể bác bỏ hoàn toàn kế hoạch Scanlon, một kế hoạch đã cũ không còn hợp thời nữa. Thay vào đó là các cơ chế lương thưởng mới.
-----------------------
Vietnam National University
Center for Systems development

California miramar UNIVERSITY

(hoa kú)

Similar Documents