Free Essay

Lol Lol Lol Lol Lol

In:

Submitted By aliceselwyn
Words 8397
Pages 34
Tài liệu

Áo dài

Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1].
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát
Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.
Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ..." (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm[2], áo dài viết bằng chữ Nôm là 襖長
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam (Xem thêm Liên kết ngoài, bài Sự Tích Áo Dài Việt Nam). Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và quan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò của Vũ Vương như là "nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên".
Thời vua Minh Mạng
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!

"Đời sống mới"
Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới[3]. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ tuyến 17.
[sửa]
Áo dài Le Mur
"Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).

Áo dài Lê Phổ
Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
[sửa]
Áo dài với tay giác lăng
Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.
[sửa]
Áo dài miniraglan
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.
[sửa]
Áo dài cổ thuyền
Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
Thơ ca và hội họa

Áo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)
Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...
"Ngày xưa Hoàng Thị" của thi sĩ Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài".
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng). Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)
"Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng":
Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi
Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo)
Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi...
Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi :
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó
Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…...
...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam":
Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt Nam
Em, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minh
Em chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha.
Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam
Em yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam...
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài.
Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam":
...Người Việt Nam trong chiếc áo dài
Người Việt Nam tha thướt bước về
Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai
Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách
Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui
Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp
Vẻ đẹp của người Việt Nam
Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi":
Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh... rất hiền...
Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng...
Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng...
Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt…
Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ trông thấy nhau(Ngàn thu áo tím)
Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn).
Áo dài nam
Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này).
Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của người khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc phục sơ khai" của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu "nhà Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài nữ phục.
Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng.[4]
Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.
Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006 được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
Nguồn: Wikipedia

Hoa ngày tết: 1. Hoa đào: Cây hoa đào tên khoa học Prunus persia (L) atsch. Họ phụ mận prunoideae. Họ hoa hồng. Cây đào chỉ trồng được ở nước ta từ Nghệ Tĩnh trở ra. Cây đào hoa trước đây chỉ có một làng ở Hà Nội trồng, nay đã lan ra nhiều tỉnh ở phía Bắc, là loài hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng hoa đào chơi tết vì cho là đào có hoa màu đỏ sẽ đem lại sự may mắn trong năm. Các cụ xưa còn có ý cắm đào trong nhà để cản các luồng gió độc, đuổi tà khí ra ngoài, vì theo quan niệm ng xưa, đỏ là màu mạnh, có thế xua đuổi tà ma.Đào Bích: có màu hồng thẫm, sai hoa dùng để cắm chơi trong các ngày tết.Ðào Phai: hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả.Ðào Bạch: ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Loại đào này thường có hoa kép.Đào Thất Thốn: cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.Truyền thuyết về hoa đào: Ngày xưa, ở phía Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. 
Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. 

Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. "Đôi ta là nợ hay tình,Là duyên là kiếp, đôi mình kết giaoEm như hoa mận hoa đàoCái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?""Đôi ta như thể Đào Nguyên,Khi vui nước nhược, khi phiền non băng.Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,Chọn ngày vui tốt sinh hằng xướng ca.Đào hoa lưu thủy khác là,Cõi trần được mấy mươi mà chả chơi.Giai nhân tài tử ở đời,Thanh nhàn, lịch sự là người thần tiên.""Đêm qua mận mới hỏi đào:Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?Hoa đào chênh chếch nở ra.Giơ tay muốn hái, sợ nhà có cây.Lạ lùng anh mới tới đây.Thấy hoa liền hái biết cây ai trồng? | |
"Gặp đây anh nắm cổ tayAnh hỏi câu này, nàng nói làm sao?Cái gì là mận là đàoCái gì là nghĩa tương giao ở đời""Mưa xuân, lác đác vườn đàoCông anh đắp đất, ngăn rào trồng hoaAi làm gió táp, mưa saCho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.""Hoa đào héo nhụy anh thươngAnh mong bẻ lá, che sương cho đào.""Lầm nghe núi cả non BồngDạ cam mà chỉ ngọt bòng, ngon saoRa tay bẻ khóa vườn đàoRẽ mây gạt gió, lọt vào kết duyên ""Thân thiếp như cánh hoa đàoĐang tươi đang tốt thiếp trao cho chàngBây nhờ nhụy rữa hoa tànVườn xuân nó kém sao chàng lại chê"Hoa mai:Sự tích: Ngày xưa có một cô gái tên là Mai có tính tình nhân hậu, khảng khái và rất tinh thông võ thuật. Ngay từ khi còn nhỏ, cô đã theo phụ giúp cha mình diệt trừ yêu quái, cứu xóm làng, danh tiếng truyền đi khắp nơi. Khi cô gái bước sang tuổi mười tám, sức khỏe càng tăng lên gấp bội, võ thuật càng ngày càng tinh thông thì yêu tinh lại một lần nữa xuất hiện. Trước sự khẩn khoản của dân làng, hai cha con lại một lần nữa ra tay nghĩa hiệp. Trước khi lên đường, cô gái được mẹ may cho một bộ quần áo màu vàng rất đẹp, hứa hẹn ngày trở về sẽ mặc bộ đồ vàng ấy cho mẹ nhìn thấy cô từ xa.Hai cha con trèo non lội suối tìm cho ra yêu tinh để tiêu diệt nó. Người cha khi này sức đã yếu nên Mai đã thay cha, đảm đương trách nhiệm chống chọi với yêu tinh. Cuối cùng cô gái cũng giết được nó, nhưng rủi thay, trước khi chết con yêu rắn đã vùng dậy dùng đuôi quấn và siết chết cô gái.Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái, Táo quân đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô được sống lại và trở về với gia đình trong chín ngày. Thế là từ đó, cô gái được trở về nhà trong hình hài nguyên vẹn với gia đình trong chín ngày (từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết). Về sau khi cha mẹ và người thân đều đã qua đời, cô gái không về nhà nữa mà hóa thành một cây hoa mọc bên ngôi miếu mà người dân đã lập nên để cúng bái cô. Thấy cây hoa lạ mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng suốt chín ngày Tết, dân làng lấy tên cô gái đặt cho cây hoa ấy và chiết nhánh mang về trồng để trừ tà đuổi quỷ, mang lại may mắn cho gia đình mỗi độ xuân về, Tết đến.Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.[16] Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.Đồ chơi dân gian:Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".Nơi có truyền thống về tò he là làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Theo cách của làng này thì nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỉ lệ 10 phần gạo, 1 phần nếp (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe hoặc củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc hoặc dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ hoặc dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm hoặc lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích của nó.Ngày nay, các nghệ nhân không chỉ nặn tò he với hình thù đơn giản về các con vật, các loại trái cây… nhưng còn nặn nhiều hình thù phong phú khác: 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin, Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên, Trư Bát Giới, Na Tra…Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trên.^(Wikipedia)Tò he không những ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt mà còn đi vào thơ ca như những gì đặc sắc nhất của nền văn hoá Bắc Bộ: “Tò he mỗi cái một đồng. Em mua một cái cho chồng em chơi. Chồng em đánh hỏng thì thôi. Em mua cái khác em chơi một mình”.
Không biết tò he có từ bao giờ, nhưng với những câu đồng dao cổ trên thì tò he đã chứng tỏ là một trong những trò chơi dân gian có từ rất lâu còn tồn tại… Theo một số cụ già làm nghề lâu năm trong làng thì tò he đã có lịch sử hơn 300 năm mà nơi được coi là nơi khởi nguồn của nghề nặn tò he là làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội).Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò bởi tò he được nặn thành hình con chim, con cò nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, đó là những sản phẩm nông nghiệp như bột gạo, phẩm màu, que tre.
Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 50/50. Sau đó đem nhào với nước đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục thì cho vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ. Khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội lúc đó mới nhuộm màu.
Nghệ nhân Đặng Văn Tẫn chia sẻ: “Những sản phẩm tò he sặc sỡ, sinh động, đẹp mắt được làm nên từ hạt gạo quê hương, không chỉ mang đậm hồn dân tộc mà còn có thể được xem như những tác phẩm nghệ thuật. Qua bàn tay tài hoa của người nghệ sỹ chân chất, mộc mạc đã thổi hồn cho bột gạo để những con tò he cất lên tiếng nói của tâm hồn trẻ thơ đầy màu sắc.”
Không những thế, tò he còn là một “món hàng” giúp bà con sau ngày mùa nặng nhọc có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống. Người dân làng Xuân La có câu ca lưu truyền: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ ba chim cò” - chim cò ở đây là chỉ nghề nặn tò he. Cái nghề chỉ được xếp thứ 3 ở làng đã giúp cho người dân Xuân La nổi tiếng cả nước, và cũng với cái nghề chim cò ấy, họ đã rong ruổi khắp mọi miền quê.
Khát khao còn mãi tò he
Đến với buổi sinh hoạt nằm trong hoạt động “Góc nghệ thuật chiều thứ 4” với chủ đề “Vui Tết thiếu nhi cùng tò he”, chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự lôi cuốn và sức sống của một nghề truyền thống tưởng chừng đã quá xưa cũ.
Trong buổi sinh hoạt, các em không chỉ được ngắm nhìn những con tò he sặc sỡ, mà dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Đặng Văn Tẫn, các em còn được thỏa sức sáng tạo để tự tay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tý hon. Những con vật ngồ ngộ, đáng yêu, những bông hồng với đủ màu sắc xanh đỏ dù chưa rõ hình thù, đường nét còn gồ ghề nhưng nó toát lên sự ngộ nghĩnh, sự trong sáng trẻ thơ… Công việc giúp cho các em rèn luyện năng khiếu mỹ thuật đồng thời cảm nhận rõ hơn giá trị của món đồ chơi dân gian này. | Thế nhưng, một điểm hạn chế việc quảng bá tò he đến với bạn bè quốc tế chính là do chất liệu làm ra chúng. Bột gạo rất dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Không ít khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam được chiêm ngưỡng những tác phẩm tò he đã đặt vấn đề đưa tò he ra nước ngoài. Thế nhưng khi sản phẩm làm ra, đem đóng hộp mang sang đến nước bạn thì bị khô nứt. Kế hoạch đưa tò he ra thị trường thế giới đành phải tạm dừng.
Bởi vậy, người dân Xuân La bên cạnh mong muốn có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề thì họ đặc biệt muốn sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò he không những đẹp mà còn bền. Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn.
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo ra nó mặc dù chưa đủ khả năng nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ, nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm, rung động khó phai. Mong rằng, trong thời đại tên lửa, vũ trụ như hiện nay, tò he không bị lãng quên.Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=334158#ixzz2EB14FArY http://www.xaluan.com/Dàn ý 1. Áo dài:Mở bài: Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, đc mặc bởi cả nam và nữ. Chiếc áo dài đã trở thành 1 hình ảnh tiêu biểu cho đất nước và con người Việt.Thân bài:- Lịch sử áo dài:+ Bắt nguồn từ áo tứ thân, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì áo dài được thiết kế lại thành 1 chiếc áo giống áo dài Chăm và áo sườn xám của TQ.+ Thời vua Minh Mạng, có sắc lệnh cấm mặc váy mà phải mặc quần hai ống, khiến ng dân có câu ca: “Tháng tám có chiếu vua ra/ Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng”+ Đến khoảng 1930, 1 kiểu áo dài mới xuất hiện (áo dài Le Mur). Kiểu này đc thiết kế bởi họa sĩ Cát Tường. Ông đã cải tiến chiếc áo dài, làm cho nó nữ tính hơn trước kia. Nhưng, có 1 số cải cách của ông quá táo bạo ---> bị dư luận tẩy chay 1 thời gian+ Năm 1934, 1 họa sĩ có tên Lê Phố đã sửa lại chiếc áo dài Le Mur, đưa vào n nét của áo tứ thân, làm cho chiếc áo cổ kính hơn mà vẫn ôm sát ng. Thay đổi này được nữ giới thời đó ủng hộ và kiểu áo dài này đã giữ đc những nét cơ bản cho tới bây giờ. (đây là kiểu áo ta thường thấy) * Một số nx về áo dài:+ Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại.+ Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. + Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính.-Hình dạng:-Cấu tạo + dài từ cổ xuống đến chân + Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. + Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. + Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân/đầu gối+ Áo được may = vải 1 màu thì thân trước và thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. + Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ. + Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay. + Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. + Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn. -Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người. -Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ..., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng... -Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm... -Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm... * Thơ ca về áo dài:+ Trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:Áo trắng đơn sơ mộng trắng trongHôm xưa em đến mắt như lòngNở bừng ánh sáng em đi đếnGót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).+ -Kết bài:Áo dài k chỉ đơn thuần là 1 loại trang phục, nó còn là quốc hồn của phụ nữ Việt. 2. Hoa ngày tết (hoa mai)Mở bài: * Trong Tết cổ truyền, hoa mai là 1 loài hoa k thể thiếu đc, bởi nó là đặc trưng cho mùa xuân Việt.Thân bài:- hình dạng: cây cổ thụ trên rừng, thường cao khoảng mét rưỡi, chia nhánh, lá nhỏ, tán tròn, xòe rộng.- Các loại mai:+Mai vàng: dễ sống, ưa đất ven sông. Có thể trồng đại trà. Phân bón thường là phân bò + tro bếp + ure + kali. Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai ---> giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ ---> từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài, bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Sáng Mùng Một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi.+Mai tứ quý: quanh năm, có màu đỏ thẫm/vàng thẫm, khi cánh hoa đã rụng, xuất hiện những hạt nhỏ như hạt cườm màu xanh lóng lánh.+Mai trắng: Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhè nhàng, phảng phất. Khó trồng và được coi là loài hoa quý. -+Mai chiếu thuỷ: cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát ,thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà.-Mai đc xếp vào hàng “tứ quý” trong bộ tranh “tứ bình” và là biểu tg của mùa xuân bởi màu sắc rực rỡ của loài hoa này. Về ý nghĩa, hoa mai tượng trưng cho phẩm giá của con ng.- Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng hoa đào và hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân Việt.Kết:Tóm lại, hoa mai là một loài hoa thanh khiết, ngoài biểu tượng cho mùa xuân, hoa mai còn biểu hiện cho một nhân cách thanh cao, tao nhã, một tâm hồn an bình cho một năm mới thịnh vuợng, tốt tươi. Có lẽ vì thế mà cây mai luôn được mọi người trưng bày trong nhà trong dịp Tết đến, xuân về. 3. Đồ chơi dân gian (tò he)Mở bài:Tò he là 1 món đò chơi dân gian mang đậm bản sắc Việt.Thân bài: * Tò he đã tồn tại rất lâu, có lịch sử hơn 300 năm mà nơi được coi là nơi khởi nguồn của nghề nặn tò he là làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) * Ban đầu, tò he là 1 loại đồ chơi đc nặn theo hình các loài chim, cò, nên đc gọi là đồ chơi chim cò nhưng sau đó, có thêm cái kèn bằng mạch nha ở đầu kèn, phát ra âm thanh “tò te” lâu đọc trại thành “tò he” * Nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn nếp (5 phần gạo, 5 phần nếp) (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản: vàng, đỏ, đen, xanh. Trước đây, người ta sử dụng màu có nguồn gốc từ thực vật và đun sôi với một ít bột: màu vàng làm từ hoa hòe/củ nghệ, màu đỏ từ quả gấc/dành dành, màu đen thì đốt rơm rạ/dùng cây nhọ nồi, màu xanh lấy từ lá chàm/lá riềng. Các màu sắc trung gian khác đều được tạo từ bốn màu này. Bây giờ, người ta chuyển sang sử dụng màu thực phẩm công nghiệp vì tiện ích của nó. * Thế nhưng, một điểm hạn chế việc quảng bá tò he đến với bạn bè quốc tế chính là do chất liệu làm ra chúng. Bột gạo rất dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Không ít khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam được chiêm ngưỡng những tác phẩm tò he đã đặt vấn đề đưa tò he ra nước ngoài. Thế nhưng khi sản phẩm làm ra, đem đóng hộp mang sang đến nước bạn thì bị khô nứt. Kế hoạch đưa tò he ra thị trường thế giới đành phải tạm dừng.Kết bài: * 
Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo ra nó mặc dù chưa đủ khả năng nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ, nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm, rung động khó phai. Mong rằng, trong thời đại tên lửa, vũ trụ như hiện nay, tò he không bị lãng quên. | |

Similar Documents

Free Essay

Lol Lol Lol Lol Much

...Reaction Paper Extraordinary Measures A Portland couple have two younger children that are afflicted with Pompe’s disease, a rare neuromuscular ailment that is usually fatal within the first eight years of life. Megan is the partner’s 8-year-old middle child and Patrick is the 6-year-old youngest, so time is running out of them. The husband, an advertising executive, leaves his job and contacts Dr. Robert Stonehill, a cranky, renegade scientist in Nebraska who has done an unprecedented research for enzyme treatment and is one of the leading researcher in the field of Pompe’s who’s idiosyncratic for thinking to the beat of rock music blasting from a boom box. The two men meet and clash after driving to the University of Nebraska where Stonehill is employed. He has little money to fund his laboratory, and a thorny personality that drives away colleagues and funders. John and his wife Aileen raise money to help Stonehill's research and the required clinical trials. John takes on the task full time, working with venture capitalists and then rival teams of researchers. They lock horns with each other, venture capitalists, and finally a large genomic research corporation, Zymagen. Stonehill's angry outburst hinder the company's faith in him, and the profit motive may upend John's hopes. The researchers race against time for the children who have the disease. The film is maudlin to say the least but earnestly true. The very first thing I’ve learned in the movie is that you...

Words: 630 - Pages: 3

Free Essay

Doc Lock Dock Shock the Flock

...Stevens Institute of Technology) and Molski, in their essay entitled The Lost Art of Writing,[12][13] are critical of the terms, predicting reduced chances of employment for students who use such slang, stating that, "Unfortunately for these students, their bosses will not be 'lol' when they read a report that lacks proper punctuation and grammar, has numerous misspellings, various made-up words, and silly acronyms." Fondiller and Nerone[14] in their style manual assert that "professional or business communication should never be careless or poorly constructed" whether one is writing an electronic mail message or an article for publication, and warn against the use of smileys and these abbreviations, stating that they are "no more than e-mail slang and have no place in business communication". Yunker and Barry[15] in a study of online courses and how they can be improved through podcasting have found that these slang terms, and emoticons as well, are "often misunderstood" by students and are "difficult to decipher" unless their meanings are explained in advance. They single out the example of "ROFL" as not obviously being the abbreviation of "rolling on the floor laughing" (emphasis added). Haig[1] singles out LOL as one of the three most popular initialisms in Internet slang, alongside BFN ("bye for now") and IMHO ("in my honest/humble opinion"). He describes the various initialisms of Internet slang as convenient, but warns that "as ever more obscure acronyms emerge they can also...

Words: 607 - Pages: 3

Free Essay

Lolol

...cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool, bcauseit is lol lol lol History iz cool...

Words: 360 - Pages: 2

Free Essay

Beeitch

...And it's great, I really like it Zoo says: thats good sry i signed in quietly Bəəə ` says: Lmao, you can do that? Zoo says: naw ur jus blind Bəəə ` says: I think you signed on when I went to myroom lol Zoo says: oh hows first day? Bəəə ` says: First day was long But interesting My first teacher was blind And indian, but he didn't have an accent My second teacher was also indian And she has a double chin and an indian accent My third teacher had no hair in the back Zoo says: lool Bəəə ` says: She's bald but has long hair in the front And the top of her head is blonde and the bottom is blue Zoo says: its like u pay attention to the wrong aspects of being in a class Bəəə ` says: And she was wearing a studded coller on her neck Yeah, I do Zoo says: lol Bəəə ` says: And I had weight training as my last class Zoo says: what'd u guys do ? Bəəə ` says: A lot We started with the bikes Then she made us too like everything Lift weights, squats, push ups, sit ups, everything She pretty much made us work out every muscle in our body Zoo says: lol first time ey? howd u like it ? Bəəə ` says: Yeah I WASN'T EVEN TIRED AT THE END Zoo says: u jus told me u were mad tired Bəəə ` says: That was yday lol Today, I'm exhausted Had a pretty long day too And I think the workout from yday is affecting me now Zoo says: what did u wear today? Bəəə ` says: Sorry, I'm talking so much Um Zoo says: naw its cool...

Words: 619 - Pages: 3

Premium Essay

Story

...female. Like who does that, like im not in my damn car in traffic thinking damn maybe i can get some booty on the freeway we stopped anyway. Pull up to the window like Burger king asking your vehicle or mine.What the fuck hell nah. But at this point i'm like you whatever you cant be serious with this. He's like "im as serious as beating some one elses bad ass kids in the movies" . So yea um i was like well then i have to see this for my self. He goes on to tell me he get some girls numbers others flip him off all times of things. He get flashed and all this other shit that is like beyond belief on a damn freeway. Ok so now i got to see this for my self i want to get flash too, (dont judge me *sniffle sniffle* i want to see something tooooo lol). Now its the day of and im thinking to my damn self what do i wear do i just put on a shirt and hat cause that all the going to see. Looking on good and sexy on top and then looking like who done it and when on the bottom. So i figure it out and all right i just put on something casual. Ok getting on the freeway and this dude look like a he is ass itches, dancing to crunk music and like he playing hide and seek by his damn self. You ever laugh so hard you sweat...

Words: 822 - Pages: 4

Free Essay

How Technology Has Changed Our Language

...Twitter.  Social media’s been responsible for a lot of new words, for example tweeps, twitterverse and retweet. The word “friend” has become a verb, as in “she friended me on Facebook”. The term “check-in” no longer applies just to hotels and airports; these days it’s just as commonly used when someone reports where they are via a social network. Technology has also changed the way we write. Mobile phones have been responsible for a lot of the change, as users have moved towards texting as an everyday form of communication. For a start, WRITING IN UPPER CASE MEANS YOU’RE SHOUTING, while lower case writing is now the accepted form. Meanwhile, text language is full of abbreviations, missing vowels and acronyms. For example, the abbreviations LOL, OMG and gr8 are all widely used today but hadn’t been invented a few years ago. One of the drivers in this is that screen sizes and character limits are low, meaning that users need to abbreviate to fit their messages in. My Knowledge: ‘Emojis’ which are small digital images and ‘emoticons’ which are representation of a facial expression such as a smile or frown, formed by various combinations of keyboard characters are also now used because of technology. Their main purpose is to show how someone is feeling and their emotions rather than a person typing out how they are actually feeling. Technology has also enabled new words to be created such as ‘selfie’ ‘twerk’ ect. Without technology, there would be no way in which everyone would...

Words: 324 - Pages: 2

Free Essay

Socio 101

...Due Date: April 22, 2013 Don’t Judge A Book By It’s Cover I was the one to walk in first to do this project, to see the people’s faces turning my direction in an unpleasant way. The store that I walked into was called “Dress Town” at the Eagle Rock Mall on Sunday, March 10, 2013 in the afternoon. As walking into the mall and into the store, we three girls had to put ourselves into a mind of a sociologist; and how they would “judge the book by its cover.” But realistically the shocking part is that they don’t, instead they use their sociological imagination to broaden their thinking mentality, to find other ways to live. Who ever said that there only is one certain way to live and that is the correct way? I realized that as Meghedi, Ani and I were walking the normal or decent looking shoppers were keeping a good amount of distance, more than usual. Also, the shoppers that had children with them, they were pulling their children towards them in a noticeable way while staring at us. As I walked into the store, being extremely nervous because I was the first one to do this project; completely nervous, not knowing what was to come before me, there were four sales associates. One of the associates stood by the door and greeted each customer as they walked in. When I walked in that girl greeted me but not the same way that she greeted the other customers. Her greeting them was a lot sincerer compared to the way she greeted me. Everyone seemed to be staring at me but when...

Words: 2138 - Pages: 9

Free Essay

Lol Lol Lol Lol

...Legislation Acts Interpretation Act 1901 (Cth) | Purposive approach- S 15AA (1) – have regard to objects and purposes that Parliament was seeking to achieve Use of extrinsic material- S 15AB – courts may look at extrinsic material such as Parliamentary debates, reports of law reform commissions etc Rules as to gender and number s 23 In any Act, unless the contrary intention appears: (a)  words importing a gender include every other gender; and (b)  words in the singular number include the plural and words in the plural number include the singular. Meaning of certain words  S 22 (1)  In any Act, unless the contrary intention appears: (a)  expressions used to denote persons generally (such as “person”, “party”, “someone”, “anyone”, “noone”, “one”, “another” and “whoever”), include a body politic or corporate as well as an individual; (aa)  individual means a natural person; (b)  Month shall mean calendar month; … Similar: Legislation Act 2001(ACT) ss 139, 141-143 Interpretation Act 1987(NSW) ss 33 and 34. | Australia Acts 1986 | made Australia and the States fully independent in their law making powers. | Colonial Laws Validity Act 1865 | The purpose of the Act was to remove any apparent inconsistency between local (colonial) and British ("imperial") legislation. | Commonwealth Constitution (s109) | If there are inconsistent laws made by the Commonwealth and the States, the Commonwealth law will prevail | Free trade (S92) | The federation and free...

Words: 1570 - Pages: 7

Free Essay

Lol Lol Lol Lol

...1.Aman Resort Amanpulo The most luxurious resort in the Philippines with sky-rocketing rates that can go over $1,000 per person. For elites who want only the best destination especially for their honeymoon then theres no better place than Aman Resorts. Its exclusive and private first-class resort that only the most famous and wealthy can indulge.You can reached this resort through private flights. Rates range from $850 to $4,725. 2.Misibis Bay Resort Can be found in Cagraray Island of Bacacay, Albay. Its 5-hectare wide and has a tropical landscape where you can see the jungle, volcanoes and their beautiful white sand beach. This is the place of luxury where youre just a few steps away from a great adventure. Rates start at $470 to as high as $1489. 3.Apulit Island Resort A luxurious resort in El Nido, Palawan. It used to be named as Club Noah Isabelle Resort. It has 50 water cottages with Filipino style of architecture and each cottage gives you an amazing view of the azure beach of El Nido. Prices range from P18,000+ to over P22,000 4. Lagen Island Resort Another luxury resort in El Nido, Palawan. Its a resort situated in lushious forest and it’s perfect for couples who want to go in their tropical honeymoon. They have Forest rooms that are priced at P19,576 a night, Water or Beachfront cottages at P23,655 a night and the Forest Suite at P26,102 a night. 5. Dedon Island in Siargao To be found on the south-eastern coast of Siargao, just along the region of the Philippine...

Words: 1257 - Pages: 6

Free Essay

Lol Lol Lol

...THERE ARE 3 PHASES TO THE P90X NUTRITION PLAN. This plan is designed to change right along with your 3-phase workout demands, providing the right combination of foods to satisfy your body’s energy needs every step of the way. While P90X is designed as a 90-day program, you might choose to alter your choice or timing of one or more of the plans. You can follow any phase at any time based on your nutritional level. These are general guidelines recommended here. PHASE 1 2 3 FAT SHREDDER A high-protein-based diet designed to help you strengthen muscle while rapidly shedding fat from your body. FAT SHREDDER PHASE ENERGY BOOSTER A balanced mix of carbohydrates and protein with a lower amount of fat to supply additional energy for performance. ENERGY BOOSTER PHASE ENDURANCE MAXIMIZER An athletic diet of complex carbohydrates, lean proteins, and lower fat with an emphasis on more carbohydrates. You’ll need this combination of foods as fuel to get the most out of your final training block and truly get in the best shape of your life! ENDURANCE MAXIMIZER 1 THE 3 PHASES Like the P90X exercise program, the P90X Nutrition Guideline is divided into 3 phases, calibrated to move from fast, efficient fat loss (Phase 1) to peak energy (Phase 2) to lasting success (Phase 3). The nutritional proportions change with each plan, so it’s important to follow the instructions for your current plan. The nutritional proportions for each of the 3 plans are...

Words: 19028 - Pages: 77

Free Essay

The Lol of Lol

...LoLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll ssssssswneifnekvnejfwnvkjf vfdobnvjnvnfkvnkfbvjbjfsdbvjbfjkv fvifeonfvfknvkfdnkjvfdvs vfmisnvkfnvkgjbvshjfdnj:LLLLLLLLLLLLLLLLLLL lllLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLLd Legua nautica (nautical league): Between 1400 and 1600 the Spanish nautical league was equal to four Roman miles of 4 842 feet, making it 19 368 feet (5 903 meters or 3.1876 modern nautical miles). That seems pretty straight forward until one realizes that the accepted number of Spanish nautical leagues to a degree varied between 14 1/6 to 16 2/3 so in actual practice the length of a Spanish nautical league was 25 733 feet (7 843 meters or 4.235 modern nautical miles) to 21 874 feet (6 667 meters or 3.600 modern nautical miles) respectively.[8] Legua de por grado (league of the degree): From the 15th century through the early 17th century, the Spanish league of the degree was based on four Arabic miles. Although most contemporary accounts used an Arabic mile of 6 444 feet (1 964 meters), which gave a Spanish league of the degree of 25 776 feet (7 857 meters or 4.242 modern nautical miles) others defined an Arabic mile as just 6 000 feet making a Spanish league of the degree 24 000 feet (or 7315 meters, almost exactly 3.950 modern nautical miles).[9] Legua geographica (geographical league): Starting around 1630...

Words: 410 - Pages: 2

Premium Essay

Lols

...http://www.reuters.com/article/2012/04/16/net-us-google-idUSBRE83B1GJ20120416 Web freedom facing greatest threat: Google founder Summary: The co-founder of Google, Sergey Brinn, said “the principles of openness and universal access that underpinned the Internet’s creation are facing their greatest threat.” Brinn said that the threat to freedom of the Internet came from various factors including government effort to control access and communication. The attempts by the entertainment industry to stop piracy and the rise of restricting platforms such as Facebook and Apple which determines which type of software can be released are also leading to greater restrictions. Facebook and Apple’s can contribute to stifling innovation and lead to the fragmentation of the webverse. Significance: Why is there a want for a free unrestrained internet? Why is openness good? The internet is abstract in its idea, an abstract form that encompasses the entire world connecting people from across the globe. The concept is so enormous and the possibilities within leads people to believe it to be as a sort of uncharted territory where the possibilities are endless. This realm can be used for entertainment, business, black market dealings, and innovation. Restriction on the internet closes the idea of the internet itself and for many who have been so accustomed to its freedom find it unsettling. http://www.latimes.com/news/local/la-me-0414-ucsd-harassment-20120414,0,5116422.story U.S. ends probe...

Words: 715 - Pages: 3

Premium Essay

Lols

...ASSIGNMENT GUIDELINES Critical evaluation of an advertisement (individual assignment) In order to demonstrate the marketing skills acquired during this module, you are asked to conduct a critical analysis of an advertisement. You have to choose only one advertisement out of the following two: 1. “Starbucksadvertisement”,availableontheInternetthroughthefollowing link: https://www.youtube.com/watch?v=lKy7mrAL0Dk 2. “Samsung Teases iPhone 5 With Their New Commercial”, available on the Internet through the following link: https://www.youtube.com/watch?v=FRkmtbWURwo You have to write a detailed analysis demonstrating an adequate comprehension of the following marketing concepts: segmentation, targeting and positioning. As we saw during the lectures and the tutorials, advertising is one of the tools through which organisations seek to reach their marketing goals by communicating to specific audiences. Your task is to identify and reflect upon (a) the market segments that have been chosen by the advertisers to craft their message and (b) the communication strategies that create a distinctive positioning for the organisation/product/service featured in the ad in relation to the market segment targeted. Of course, you do not have access to: the meeting reports and documents describing the relationship between the organisation and the advertising agency that produced the ad; the marketing plan which identifies the marketing goals, the segments targeted, the competitors and the...

Words: 843 - Pages: 4

Premium Essay

Lol Memo

...be considered in estimating taxable income? (3a.) In evaluating the income LOL is projecting related to future operations, is LOL in a cumulative loss position? (3b.) May LOL exclude the impact of the impairment of the non deductible goodwill when estimating future taxable income? (3c.) May LOL exclude the expense from writing off the accounts receivable from the customer who declared bankruptcy when evaluating the projections of future income? (3d.) Does the evidence of historic losses affect our ability to accept the company’s estimate of future growth? (3e.) In evaluating the income that LOL is projecting related to future operations, what evidence might you ask for to support the company’s projections? (4.) Would the tax- planning strategy to sell and lease back manufacturing equipment be a tax- planning strategy that is considered prudent and feasible? (5.) Would the tax-planning strategy to sell but not lease back the primary manufacturing facility be a tax-planning strategy that is prudent and feasible? We first looked to see if a valuation allowance should be necessary for the deferred tax asset (DTA). The following analysis helped us reach our conclusion that a valuation allowance was necessary. Four sources of taxable income According to ASC 740-10-30-18 there are four possible sources of taxable income to realize a tax benefit for deductible temporary differences and carryforwards: LOL may not use tax...

Words: 1324 - Pages: 6

Free Essay

Lols

...A Word of caution and restraint before we start!  Don’t get me wrong, this lecture is for your own knowledge and not for your immediate application!  This lecture does not profess nor encourage pre-marital sex.  All discussions are to be taken with the utmost seriousness in mind.  Don’t be malicious  Keep an open and wholesome mind. Remember that your morality and conservative attitude still rules the day! Maintain chastity and self-preservation at all times! Natural Family Planning  Natural family planning is based on fertility awareness, which revolves around tracking a woman's reproductive cycle to determine the days of the month that she is most likely to conceive and avoid sex during such times.  Natural family planning does not have the health side effects associated with artificial forms of birth control.  Most health care professionals are less likely to recommend NFP than other artificial family planning methods. Moral Justification of Natural Family Planning as presented by the Catholic church  Natural Family Planning (NFP) is not contraception.  NFP gives a married couple a way to space out childbirths and limit the total number of children.  NFP does not give the couple complete control over procreation. Even when the couple prayerfully decides to limit their family size, or to wait before having another child, NFP is open to the possibility of life and to the will of God.  NFP is used in a moral and praiseworthy manner when the couple, though making...

Words: 965 - Pages: 4