Free Essay

Macro - Economic

In:

Submitted By lechinhan
Words 6560
Pages 27
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

Mục tiêu bài học:

- Trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

- Thực hiện được các bài tập tình huống, phân biệt chính xác kinh tế vi mô và vĩ mô.

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình nghiên cứu, học tập

I / KINH TẾ VĨ MÔ VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ QUỐC DÂN
1 / Hai phân nghành kinh tế học: Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế tổng thể thống nhất thông qua các biến số: Tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế, … Kinh tế học vi mô: nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt từng bộ phận riêng biệt, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dung, của người sản xuất trong từng thời kỳ khác nhau.
2/ Những tác nhân lớn và chu trình của nền kinh tế quốc dân
- Người tiêu dùng: tất cả các cá nhân và hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về việc sản xuất gì vì họ là người tiêu dùng phần lớn lượng sản phẩm trong nền kinh tế.
- Doanh nghiệp: Người sản xuất hàng hóa, dịch vụ quyết định sản xuất gì, sản xuất như thế nào?
⇨ Nền kinh tế chỉ có hai thành phần này gọi là nền kinh tế tiêu dùng tự do “bàn tay vô hình”.
- Chính phủ: đây là những người sản xuất vừa là người tiêu dùng Vai trò kinh tế của chính phủ gồm 3 chức năng: chức năng hiệu quả, chức năng công bằng và chức năng ổn định.
- Người nước ngoài: mua, bán những hàng hóa và dịch vụ thông qua vay mượn, viện trợ, đầu tư nước ngoài.
II / MỤC TIÊU & CÔNG CỤ KINH TẾ VĨ MÔ.
1 / Các mục tiêu chủ yếu của kinh tế vĩ mô: 1. Hiệu quả:
- Đạt được hiệu quả kỹ thuật nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
- Hiệu quả lựa chọn: nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất nhưng tại một điểm mà xã hội mong muốn.
2. Bình đẳng: Nhằm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
3. Ổn định: Nhằm làm hạn chế bớt chu kỳ kinh doanh, tránh hiện tượng lạm phát quá cao, thất nghiệp nhiều.
4. Tăng trưởng: Nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng sản lượng.
2 / Các chính sách vĩ mô chủ yếu:
1. Chính sách tài chính: thay đổi thu chi ngân sách của chính phủ.
2. Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương thay đổi lượng cung tiền nhằm làm thay đổi lãi suất tiền tệ.
3. Chính sách ngoại thương: Tác động vào việc xuất, nhập khẩu bằng thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá…
4. Chính sách thu nhập: định hướng về tiền lương, quy định tiền lương tối thiểu, … và chính sách giá cả.
III / TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU:
1 / Sản lượng tiềm năng (YP): là mức sản lượng đạt được trong khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp gọi là mức thất nghiệp tự nhiên. Như vậy, khi sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên.
Định luật OKUN: thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (YP), sản lượng thực tế (Y) với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỷ lệ thất nghiệp thực tế (U).
Được phát biểu theo 2 cách:
Cách 1: Trình bày theo Samuelson và Nordhaus: Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%. Nếu sản lượng thực tế này thấp hơn sản lượng tiềm năng: x% thì thất nghiệp thực tế sẽ tăng thêm ∆U= x%/ 2
Công thức: Ut = Un + Yp –Y/ Yp *100/2
Cách 2: theo Fischer và Dornbusch Khi sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1% Công thức: Ut = Uo – 0,4 (g-p) - Ut : Thất nghiệp năm t - Uo : Thất nghiệp năm gốc - g : tốc độ tăng của Y - p : tốc độ tăng của Yp

2 / Tổng cung và tổng cầu
- Tổng cung: là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà DN muốn cung cấp. Hay nói cách khác tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. - Tổng cầu: là toàn bộ lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người muốn mua. Hay nói cách khác tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế (dân cư, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, những người tham gia để mua hang hóa và dịch vụ chia làm 4 thành phần: - Người tiêu dùng - Doanh nghiệp - Chính phủ - Người nước ngoài

CHƯƠNG II
HẠCH TOÁN SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm GDP và GNP, phân biệt điểm giống và khác nhau của GDP và GNP.

- Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán, xác định được GDP danh nghĩa và GDP thực tế; thực hiện được các bài tập tính GDP, GNP theo giá thị trường, giá chi phí sản xuất.

- Tích cực, chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu

I/ SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 1/ Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và các yếu tố cấu thành: GDP (Gross Domestic product): là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một nước tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. - GDP thể hiện mức sản xuất do các DN đóng trên lãnh thổ của một nước tạo ra. - GDP chỉ bao gồm sp cuối cùng, chứ không bao gồm sp trung gian. + Sản phẩm trung gian: Sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và được sử dụng hết trong quá trình đó. + Sản phẩm cuối cùng: Sản phẩm mà người sử dụng cuối cùng mua. - GDP gồm sp hoàn chỉnh được sản xuất ra trong năm hiện hành và có thể được bán ở năm sau. - GDP không bao gồm hàng hóa được sản xuất ở năm trước.
2/ Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và các yếu tố cấu thành: GNP: (Gross National Product ) Tổng sản phẩm quốc dân hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc gia: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
3/ Điểm giống và khác nhau giữa GDP và GNP: - Giống nhau: Cả hai chỉ tiêu này điều nhằm đo lường sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế. - Khác nhau: + GDP: Tính theo lãnh thổ của một nước + GNP: Tính theo quyền sở hữu của công dân một nước
II/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN KHÁC: 1/ Sản phẩm quốc dân ròng: a/Khái niệm: NNP là giá trị bằng tiền của phần giá trị mới do công dân một nước tạo ra tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. b/Cách tính: NNP = GNP - De Trong đó: GNP: Tổng sản phẩm quốc dân De : Khấu hao 2/ Thu nhập quốc dân (NI: National Income): Là mức thu nhập ròng mà công dân một nước tạo ra. NI = NNPfc = NNPmp - Ti

Trong đó, fc: Chi phí yếu tố ; mp: Giá thị trường

3/ Thu nhập cá nhân (PI: personal Income) Là phần thu nhập quốc gia được chia cho các cá nhân trong nền kinh tế. PI = NI – Prkc,nộp + Tr Trong đó: Prkc,nộp là phần doanh lợi không chia và phải nộp cho chính phủ.

4/ Tiêu dùng: C (consumption) Là lượng tiền để mua: quần áo, sách vở, lương thực, du lịch,…(tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng trong khu vực tư nhân).

5/ Tiết kiệm: S (saving): Là lượng tiền còn lại sau khi tiêu dùng.

6/ Đầu tư của doanh nghiệp: I ( Investment) Là các khoản tiền mà các nhà DN chi ra để mua: + Tài sản tư bản mới: máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… + Giá trị hàng tồn kho. Xét về nguồn vốn đầu tư:
- Đầu tư ròng: In (đầu tư mở rộng): mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, từ 3 nguồn: + Vay tiền tiết kiệm từ các hộ gia đình + Lấy từ hàng hóa tồn kho + Lợi nhuận không chia cho các cổ đông I = De + In Trong đó: De : khấu hao In : Đầu tư ròng 7/ Khấu hao: De ( Depriciation) Là phần tiền để bù đắp giá trị hao mòn hữu hình của các loại tài sản cố định như: máy móc, thiết bị,… 8/ Thuế (T: Taxes) Nguồn thu chính của chính phủ là thuế, thuế chia làm 2 loại:
- Thuế gián thu: (Ti : Indirect Taxes): là loại thuế gián tiếp vào thu nhập: VAT, Thuế XNK,…
- Thuế trực thu (Td : Direct Taxes): Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: thuế TNDN, Thuế TNCN,… - Thuế ròng (TN : Net Taxes) TN = T – Tr

9/ Chi tiêu của chính phủ: Gồm 2 khoản lớn: + Chi mua hàng hóa và dịch vụ:(G: Government Spendingon Good and Sewices): đường sá, công viên, quốc phòng, trả lương cho công chức,.. + Chi chuyển nhượng (Tr: Trayfer payment): Đây là khoản tiền mà chính phủ tặng không cho dân chúng: trợ cấp hưu trí, trợ cấp khó khăn,.. 10/ Xuất khẩu: X ( Export) Là lượng hàng hóa và dịch vụ từ trong nước bán ra nước ngoài. 11/ Nhập khẩu: M ( Import) Là lượng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài được mua vào trong nước. 12/ Tiền lương (W : wage): Là thu nhập do cung cấp sức lao động. 13/ Tiền thuê (R : renytal ) Là thu nhập cho thuê tài sản. 14/ Tiền lãi (I : interes): Là thu nhập do cho vay. 15/ Lợi nhuận (Pr : Conporate profit ): Đây là phần tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí sản xuất.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP & MÔ HÌNH TÍNH GDP, GNP 1/ Các phương pháp tính GDP - Phương pháp chi tiêu: GDPmp = C + I + G + X- M - Phương pháp thu nhập ( phương pháp phân phối) GDPmp = De + W + R + I + Pr + Ti - Phương pháp giá trị gia tăng (Value Added) GDPfc = [pic]= IVA + AVA + SVA Trong đó: IVA: gtgt của khu vực công nghiệp AVA: gtgt của khu vực nông nghiệp SVA: gtgt của khu vực dịch vụ

2/ Mô hình tính GDP theo phương pháp chi tiêu: Sơ đồ chu chuyển kinh tế mô tả luồng hàng hóa, dịch vụ và luồng tiền tệ di chuyển giữa các chủ thể kinh tế vĩ mô gồm: Hộ gia đình (H: house hold) Doanh nghiệp (F: firm) Chính phủ (G: Government) Nước ngoài (ROW: The rest of the world) - Nền kinh tế giản đơn: có H và F - Nền kinh tế có chính phủ: có H, F và G - Nền kinh tế có chính phủ, mở cửa: có H, F, G và ROW

Sơ đồ: c

Y

- TN G -

M X

s

3/GDP danh nghĩa và GDP thực tế: Chỉ tiêu thực = chỉ tiêu danh nghĩa/ chỉ số giá GDP thực = GDP danh nghĩa/ chỉ số giá

CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG

Mục tiêu:

- Trình bày được lý thuyết xác định sản lượng cân bằng trong các nền kinh tế đóng cửa có chính phủ, mở chửa có chính phủ.

- Thực hiện được các bài tập tình huống và tính toán liên quan đến xác định sản lượng cân bằng trong các nền kinh tế đóng cửa có chính phủ, mở chửa có chính phủ.

- Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu

TIÊU DÙNG, TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ
Các khái niệm: - Thu nhập khả dung Yd : là thu nhập cuối cùng mà hộ gia đình có toàn quyền sử dụng theo ý thích cá nhân.
Cách tính thu nhập khả dung như sau:
Yd = GNP – De – Ti – Pr không chia, nộp- thuế cá nhân + Tr = GNP – De – Ti – Pr không chia- Pr nộp- thuế cá nhân + Tr Một số giả định: - Để đơn giản hóa công thức, không phân biệt GDP và GNP và chỉ gọi chung là sản lượng quốc gia, ký hiệu Y - Nền kinh tế không có khấu hao(De) - Không có phần doanh lợi được giữ lại cho DN - Mọi khoản thu của chính phủ đều được coi là thuế và ký hiệu Tx Tx = Ti + Pr nộp + thuế cá nhân Với 4 giả định đó cho ta công thức sau: Yd = Y- Tx+Tr Yd : thu nhập khả dung Y : sản lượng quốc gia Tx: thuế Tr: chi chuyển nhượng
Tiêu dùng và tiết kiệm (Comsumption and saving ) Với lượng thu nhập sẵn có hộ gia đình sẽ dùng vào hai việc: - Tiêu dùng (comsumption) và tiết kiệm (saving) - xét về mặt số lượng thì (C) tiêu dùng là lượng tiền dùng để mua hàng tiêu dùng: quần áo, thuốc chữa bệnh,di du lịch,…
S (tiết kiệm) là lượng tiền còn lại sau khi tiêu dùng S = Yd – C C + S = Yd
=>Lý thuyết về kinh tế vĩ mô giả định rằng: tiêu dùng thực tế luôn luôn bằng với tiêu dùng dự kiến ⇨ S thực tế = S dự kiến
Đầu tư: gồm hai phần
+ Tiền mua hàng tư bản mới
+ Chênh lệch hàng tồn kho
Khi hàng tồn kho lớn hơn dự kiến dẫn đến tổng số đầu tư thực tế lớn hơn tổng số đầu tư dự kiến. Đầu tư thực tế không phải lúc nào cũng bằng đầu tư dự kiến, điều này xảy ra là do những tác nhân bên ngoài đã không nằm trong quyền quyết định của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân tạo ra sự mất cân bằng trong sản lượng quốc gia
Hàm tiêu dùng C và tiết kiệm S theo thu nhập khả dung Yd :
- Hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình chịu tác động của nhiều yếu tố: Yd , lãi suất, thói quen tiêu dùng, dự đoán về tương lai của nền kinh tế. Trong nhiều yếu tố này, các nhà kinh tế chọn Yd làm biến số để xác định hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm
-Hàm số tiêu dùng phản ánh sự phụ thuộc vào lượng tiêu dùng dự kiến và mức thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được
-Hàm số tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc vào lượng tiêu dùng dự kiến và mức thu nhập khả dung mà hộ gia đình có được
Ví dụ: Một hộ gia đình quyết định về mức tiêu dùng và tiết kiệm trên cơ sở mức tiêu dùng và tiết kiệm mà họ có được như sau:
|Yd |0 |200 |400 |600 |800 |1000 |1200 |
|C |100 |250 |400 |550 |700 |850 |1000 |
|S |-100 |-500 |0 |50 |100 |150 |200 |

-Trong thực tế tồn tại một quy luật gọi là quy luật kinh tế cơ bản khi Yd thu nhập khả dung thu nhập khả dung Yd còn tiết kiệm tăng nhanh hơn Yd. Đây là tâm lý tiêu dùng và điều này đúng với mọi dân tộc – TG =>Để mô tả quy luật này các nhà kinh tế sử dụng hàm C = Co + b. Yd ( đây là hàm tuyến tính ) Co : tung độ gốc phản ánh mức tiêu dùng tối thiểu mà hộ gia đình mong muốn khi Yd = 0. Mức này các nhà kinh tế đặt tên là mức tiêu dùng tự định và luôn luôn lớn hơn 0 ( xét trong ngắn hạn) Co, b: là các hằng số ⇨ C+ S=Yd S= Yd –C = Yd – (Co + b. Yd ) = - Co + (1 – b) Yd
Co và b
Co > 0
0< b S=-100 +0,25 Yd ⇨ Ta có đồ thị sau

[pic]

Nhận xét: khi thu nhập khả dung = 0 người ta vẫn tiêu dùng một mức nào đó => Vay nợ Khi C =Yd suy ra S = 0
Khoảng cách C = 450 là biểu thị khoảng tiết kiệm
Tiêu dùng biên và tiết kiệm biên:
Cm tiêu dùng biên ( Marginal comsumption) (giới hạn để mình đạt được điều gì đó) còn gọi là khuynh hướng tiêu dùng biên phản ánh lượng thay đổi của tiêu dùng khi Yd thay đổi 1 đơn vị.
Khi Cm=0.8, nếu Yd tăng 1thì C tăng 0.8, nếu Yd giảm 1 thì C giảm 0.8.
=>Tiết kiệm biên: còn gọi là khuynh hướng tiết kiệm biên phản ánh lượng thay đổi của tiết kiệm khi Yd thay đổi một đơn vị.
Ví dụ: Sm=0.2, khi Yd tăng 1 thì S tăng 0.2, khi Yd giảm 0.2 thì S giảm 0.2.
Cm=
Sm=
Ví dụ:
|Yd |C |S |
|800 |700 |100 |
|1200 |1000 |200 |
|Yd=400 |C=300 |S=100 |

Cm=
Sm=
=>Liên hệ đến: C=100+0.75Yd
S=-100+0.75Yd
Từ hai công thức Cm và Sm, ta có Cm+Sm=1
*Xét ý nghĩa của hệ số b trong hàm C=C0+b.Yd b≡Cm: tiêu dùng biên
Tổng quát: C=C0+Cm.Yd
S=Yd-C=Yd-(C0+Cm.Yd)
S=-C0+(1-Cm).Yd
1-Cm=Sm
0 S1=Y1-C1
Bây giờ tiêu dùng nhiều hơn: C2>C1 thì S2 Người bán hàng có thu nhập 1000. Giả như tiêu dùng biên của họ Cm=0,8, họ tiêu dùng 800 đồng. Người khác thu nhập 800đ mà Cm=0,8, họ tiêu dùng 640 đồng. Người khác thu nhập 640 đồng mà Cm=0,8, họ tiêu dùng 502 đồng.
Cứ tiếp tục như vậy, cuối cùng toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ bằng nhiều hơn so vơí(AD ban đầu Y=k. (AD
Bài tập 1:
C = 100 + 0,8Yd
I = 100
Điểm cân bằng sản lượng: Y = C + I
Y = 100 + 0,8Y +100
0,2Y = 200
Y = 1000 =Y1
(Nền kinh tế không có chính phủ, không có nước ngoài Y = Yd)
Giả sử tiêu dùng tăng thêm (C=50, đầu tư tăng (I = 30
Suy ra (AD = 50 + 30 = 80
Điểm cân bằng mới được xác định như sau
K = 1/(1 – Cm) = 1/(1 – 0,8) = 5
Mức sản lượng thay đổi: (Y = k. (AD = 5.80 =400
Y2 = Y1 +(Y = 1000 + 400 = 1400

Chúng ta nhận thấy toàn bộ sản lượng tăng thêm của tổng cầu bằng toàn bộ lượng tăng thêm của tổng cung.
(Y = (AD = 80 + 64 + 51,2 +40,9 +….+ 0 = 80 +80.0,8+80.0,8.0,8 + … = 80(1+0,8+0,82+0,83+…)
Với 0 < x 1 => kM >1

4/ Ngân hàng trung ương và mức cung thị trường Sự ra đời của NHTW xuất phát từ yêu cầu điều hòa khối tiền tệ M, kiểm soát mọi hoạt động của các NH trung gian để tránh các cuộc đỗ vỡ đã từng xảy ra trong hệ thống NH. Tiền thân của NHTW là các NH phát hành. Lúc đầu ở mỗi quốc gia đều có nhiều NH phát hành: Anh: Thế kỷ 19 có hơn 300 NH phát hành Pháp Thế kỷ 19 tỉnh nào cũng có Mỹ 1914 có 7525 NH phát hành
Tạo ra nhiều điều bất ổn cho hệ thống NH, dẫ đến giao độc quyền cho 1 NH phát hành uy tín nhất, có vị trí quan trọng nhất làm NHTW. Điều này xảy ra ở Pháp 1948, Tây Ban Nha 1837, Nhật 1897,…
Chức năng của NHTW này là quản lý tiền tệ. đặc biệt nó không tham gia vào việc kinh doanh tiền, nó có 2 mối quan hệ chính là quan hệ với chính phủ và quan hệ với NH trung gian. - Về mặt lý thuyết NHTW phải là NH của chính phủ. Mặt khác NHTW phải là một định chế độc lập, khác với các kho bạc Nhà nước - Về mặt nghiệp vụ NHTW thực hiện các công việc chính sau: + Mở tài khoản, chuyển tiền, thu tiền, trả tiền. + Cho chính phủ vay khi chính phủ cần tiền. + Cố vấn cho chính phủ về vấn đề tài chính, tiền tệ. - Về mặt tổ chức hành chính NHTW được giao nhiệm vụ xét duyệt NH trung gian. Các NHTG phải nộp về NHTW một phần tiền dự trữ, tỷ lệ dự trữ phải do NHTW ấn định. NHTW có thể cho NHTG vay tiền khi cần. Ngoài ra, khi một NHTG nào đó mất khả năng thanh toa1nthi2 nó sẽ có nguy cơ làm lung lay cả hệ thống NH nên NHTW sẽ chặn đứng nguy cơ này. Như vậy, NHTW có 3 nhiệm vụ chính: Kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, tạm thời tài trợ NS Nhà nước, cứu vãn hệ thống NH.
5/ Hàm đầu tư theo lãi suất.
Đầu tư tư nhân có mối quan hệ mật thiết với lãi suất, vì các DN có trù tính có lợi nhuận khi vay tiền để mua nhà máy, cửa hàng, công cụ sản xuất,… và họ chỉ có thể đạt được mục tiêu nếu như thu nhập từ việc đầu tư > khoản tiền trả lãi vay. I = I0 + Imr . r
Trong đó: I0 : đầu tư tự định Imr . r = AI / Ar: là hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất, nó phản ánh mức thay đổi của đầu tư khi lãi suất thay đổi 1%.

CHƯƠNG V
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm lạm phát, tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và các giải pháp đối với lạm phát; Tác động của thất nghiệp và cách đo lường thất nghiệp.

- Thực hiện được các bài tập tình huống, bài tập tính toán.

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu

I/LẠM PHÁT:
1/khái niệm: Lạm phát là tình trạng mứcgiá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định
2/Tác động của lạm phát: -Phân phối lại thu nhập và tài sản giữa các thành phần dân cư + Nếu tỉ lệ lạm phát thấp và dự đoán được thì không xảy ra sự phân phối lại + Nếu lạm phát không được dự đoán trước và với tỉ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến sự phân phối lại tài sản và thu nhập, có lợi cho những người vay nợ, gây thiệt hại cho người đi vay, người có thu nhập cố định, người hưởng trợ cấp. Lãi suất thực = lãi suất doanh nghĩa – tỉ lệ lạm phát -Làm thay đổi cơ cấu kinh tế + Do sự biến động giá cả tương đối giữa các loại hàng hóa -Làm thay đổi sản lượng và công ăn việc làm + Lạm phát do cung: mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. + Lạm phát do cầu: mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia thường tăng lên, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
3/Các chỉ số giá: Có ba loại chỉ số giá được sử dụngđể tính tỷ lệ lạm phát là: -Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc -Chỉ số giá hàng sản suất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ háng hóa mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc - Chỉ số giảm lạm phát theo GDP (Id) phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm trước) so với năm gốc
4/Các giải pháp đối với lạm phát: Lạm phát do cầu kéo: khi lạm phát cao xảy ra, sản lượng thực tế vượt quá sản lượng tiềm năng,thì biện pháp giảm lạm phát là làm giảm tổng cầu, bằng cách: - Giảm chi tiêu của chính phủ, tăng thuế - Giảm mức cung tiền tệ Kết quả: mức giá giảm, sản lượng giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Lạm phát do cung: phải làm tăng tổng cung bằng cách thông qua việc giảm chi phí sản xuất, giảm thuế, cải tiến kỹ thuật, tìm nguyên liệu mới mẻ hơn, hợp lý hóa sản xuất và tổ chức quản lý hữu hiệu hơn. Kết quả: mức giá giảm, sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm.
II/THẤT NGHIỆP:
1/Khái niệm: - Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang làm việc hay không có việc làm và đang tìm việc - Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có việc làm và đang tìm việc làm - Tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất nghiệp / cho lực lượng lao động)* 100
2/Tác động của thất nghiệp: Đối với cá nhân người thất nghiệp: đời sống tồi tệ hơn do không có thu nhập, kỷ năng chuyên môn bị mai một, mất niềm tin vào cuộc sống Đối với xã hội: tệ nạn xã hội và tệ phạm gia tăng, chi trợ cấp thất nghiệp gia tăng Tổn thất về sản lượng: theo định luật Okun khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 1% thì sản lượng thực tế giảm đi 2% so với sản lượng tiềm năng
3/Đo lường thất nghiệp: - Tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất nghiệp / cho lực lượng lao động)* 100

CHƯƠNG VI

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH- THUẾ VÀ CHỈ TIÊU NGÂN SÁCH

Mục tiêu:

- Trình bày được chính sách tài chính và việc xác định sản lượng, hoạch định chính sách, thuế và các nguyên tắc đánh thuế.

- Thực hiện được các bài tập tình huống, bài tập tính toán liên quan.

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập, nghiên cứu

I / CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG

1 / Tác động của chính phủ đến sản lượng

+ Giảm sự giao động của chu kỳ kinh doanh

+ Duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tìm năng

Nguyên tắc thực hiện:

- Khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp ): áp dụng chính sách tài khóa mở rộng: giảm thuế vá tăng chi ngân sách

- Khi nền kinh tế lạm phát (Y > Yp ): áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: tăng thuế và giảm chi ngân sách

• Các tình trạng của ngân sách

- Xác định sản lượng cân bằng trong điều kiện cân bắng ngân sách:

Y =C+ I +G + X - M = C + I + T +X – M ( do T = G )

- Khi chính sách tài khóa thực hiện mục tiêu ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn Y = Yp thì trong dài hạn ngân sách sẽ cân đối theo chu kỳ

2 / Số nhân chính sách tài khóa

Số nhân tổng quát:

K = 1/1-Cm (1-Tm ) - Im + Mm

• Số nhân cá biệt:

- Số nhân của tiêu dùng:

Kc =AY/AC = K

- Số nhân của đầu tư:

K1 = AY/AI = K

- Số nhân của chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ:

KG= AY/AG = K

- Số nhân của thuế:

KTx=AY/ ATx = - KCm

- Số nhân của chi chuyển nhượng:

KTr = AY/ ATr = KCm

- Số nhân của thuế ròng:

KT =AI/AT = - KCm

- Số nhân của xuất khẩu ròng

KNX =AY/ANX = K

- Số nhân của cân bằng ngân sách: AG=AT

KB = KG + KT =K- Cm*K = (1- Cm)K

3 / Việc hoạch định chính sách tài khóa

- Thuế

- Trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp XH khác,..

- Góp phần làm giảm bớt dao động của nền kinh tế

- Khó xác định số nhân k nên liều lượng điều chỉnh G, T cũng không chính xác

- Có độ trễ về thời gian

II/ THUẾ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐÁNH THUẾ

1 / Các loại thuế khác nhau

- thuế trực thu: thuế TNCN, TNDN,..

- thuế gián thu: GTGT,…

2/ Thuế thu nhập lũy tiến

Thuế thu nhập lũy tiến là thuế đc đánh vào thu nhập của một người và tỉ lệ thuận với thu nhập. nghĩa là thu nhập tăng thì thuế tăng.

Ví dụ thuế thu nhập cá nhân

3 / Các nguyên tắc đánh thuế

Nguyên tắc quốc tịch

Nguyên tắc minh bạch

Nguyên tắc pháp định

nguyên tắc lãnh thổ

Nguyên tắc trung lập

Nguyên tắc công bằng và bình đẳng

4/ Đòn giáng của thuế

- Đánh mạnh vào các DN nhằm:

* gia tăng xuất khẩu

* hạn chế nhập khẩu

III / THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

1 / Thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ - Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. - Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. • Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ. - Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,... - Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên
2 / Nợ của chính phủ
- Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
- Nợ chính phủ thường được phân loại như sau: + Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). + Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).

CHƯƠNG VII:
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

Mục tiêu bài học:

- Trình bày được khái niệm tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối, kiến thức về cán cân thanh toán quốc tế; lợi thế so sánh quốc gia.

- Thực hiện được các bài tập tình huống, bài tập tính toán liên quan.

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập, nghiên cứu

I / CƠ SỞ KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".

Thương mại quốc tế với tư cách là một khoa học cũng là một nhánh của kinh tế học. Thương mại quốc tế hợp cùng tài chính quốc tế tạo thành ngành kinh tế học quốc tế.

II/ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN

1 / Tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái (e): là mức giá mà tại đó hai đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi cho nhau.

- Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa là tỉ số phản ánh lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị ngoại tệ lượng hoặc ngoại tệ thu đượckhi đổi một đơn vị nội tệ. Ngoại trừ Anh, các nước khác thường quy ước tỷ giá hối đoái theo cách hiểu thứ nhất

Lượng nội tệ thu được = lượng nội tệ x e

- Khi tỷ giá tăng nghĩa là đồng ngoại tệ lên giá và đồng nội tê xuống giá

• Tỷ giá hối đoái cân bằng:

Cầu ngoại tệ sinh ra từ hai nguồn:

- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Vốn và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài

Cung ngoại tệ sinh ra từ hai nguồn:

- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Vốn và các khoản chuyển ngượng ra nước ngoài vào trong nước.

⇨ Tỷ giá hối đoái cân bằng là mức tỷ giá mà ở đólượng và lượng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối bằng nhau

- Khi e tăng: lượng cung ngoại tệ tăng, lượng cầu ngoại tệ giảm

- Khi e giảm: lượng cung ngoại tệ giảm, lượng cầu ngoại tê tăng

Đồ thị:

[pic]

Các hệ thống tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá mà chính phủ đồng ý duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong đồng tiền nước ngoài.

Tỷ giá hối đoái thả nổi là tỷ giá được tự do biến động để đạt mức cân bằng của thị trường ngoại hối

Tỷ giá thả nổi có quản lý là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái thực (er ) :
Tỷ giá hối đối thực là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hóa của hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó. er= Giá hàng nước ngoài tính bằng ngoại tệ / giá hàng trong nước tính bằng nội tệ

er= (Giá hàng X sản xuất ở nước ngoài tính bằng ngoại tệ (po) / Giá hàng X sản xuất trong nước tính bằn nội tệ(p) ) * e

Với p và po không đổi, khi e tăng thì er tăng. Như vậy giá của sản phẩm nước ngoài đắt tương đối với sản phẩm trong nước, do đó sản phẩm trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn

Tỷ giá hối đoái thực quyết định sức cạnh tranh của một nước

2 / Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền quốc gia khác.

3 / Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán là một bảng ghi chép có hệ thống và đầy đủ tất cả giao dịch của dân cư và chính phủ một nước với dân cư và chính phủ các nước khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

III/ NGUYÊN TẮC LỢI THẾ SO SÁNH Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772-1823) nêu ra. Lý thuyết này xác định những cái lợi của thương mại bằng cách chứng minh rằng trao đổi, với những sự chuyên môn hóa mà nó tạo nên,đem lại lợi ích cho tấtcả nhữngngườicùng trao đổi với nhau. Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu mỏ, … Bản thân lợi thế so sánh được kiểm nghiệm bởi sự thật là một nước, trong một khu vực nhất định có được giá thất hơn cả so với những nước còn lại trong việc sản xuất ra của cải vật chất. Khi đó sự trao đổi giữa các quốc gia xem như là vô cùng có lợi ích do việc mua bán đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia tham gia vào quá trình. Vì thế có thể nhận ra rằng, khi xem xét lợi thế so sánh giữa các quốc gia thì ta thấy được cách sử dụng hiệu quả các lực lượng sản xuất của các quốc gia và nói rộng ra là của quốc tế. Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha. Như vậy lý thuyết này đối lập với lý thuyết về tự cung tự cấp. Như John Stuart Mill đã viết:
“ Nếu hai nước mua bán với nhau tìm cách tập trung cả kả năng vật chất của mình để sản xuất ra những thứ mà họ hiện đang nhập của nhau, thì nhân công và tư bản hai nước sẽ không được sử dụng có hiệu quả, cả hai nước gộp lại sẽ không thể thu được từ nền công nghiệp của mình một lượng hàng hóa lớn như khi mỗi nước tìm cách sản xuất, cả cho bản thân mình cung như cho nước kia, những của cải mà nhân công sản xuất của mính thành thạo hơn. Số của cải sản xuất trội ra của hai nước kết hợp với nhau tạo thành cái lợi của thương mại.”

-----------------------
H

F

G

ROW

Thị trường TC

Similar Documents

Premium Essay

Macro Economics

...Macro Class Notes Chapter 1 Scarcity- when wants exceed our means (productive capacity) Marginal- Extra or additional Marginal Analysis- Additional cost vs. Additional benefit.  Capital- (not money) Equipment, Machinery, Factories  Economics- the study of how we deal with scarcity Utility- pleasure or satisfaction you get from something  Inverse- variables move oppositely  Direct- variables move together 4 Resource Categories Land (natural resources) Labor Capital Entrepreneurial Ability (takes initiatives, makes decisions, innovates, and takes risks) Chapter 2 Factors of production = resources  Characteristics of Market Economies Private property Freedom of enterprise and choice Self Interest Competition Markets and Prices Market- Institution that brings together buyer and sellers *Money is not a resource. It is a means of exchange.  “green" products/companies get their start from government subsidies Demand: buyers inverse relationship btw price and quantity Demand Shifters 1. Change in consumer taste/preferences  2. Change in # of buyers 3. Change in income  1. Normal goods (income ^ demand ^) 2. Inferior goods (income ^ demand goes down) 4. Changes in prices of related goods 3. complements (computers & monitors) as one goes down so does the other 4. Substitutes (chicken & beef)  5. Independent goods 5. Change in consumers’ expectations ...

Words: 650 - Pages: 3

Free Essay

Macro Economics

...Macro Econoshit Chap 4 Terms | Definitions | Prosperity | The capacity/ availability to satisfy needs by means of products or services | Production | The values added to the process of goods from natural resources. | Production factors | Resources used for production 1. Labor 2. Natural resources 3. Capital | Gross Domestic Products (GDP) | Total production of goods and services within the borders of a country | Comparison of GDP per capita3 steps | 1. Calculate the GDP per capita ( GDP/population) 2. Convert to a common currency 3. Adjust for the differences in the purchasing power of the currency per country | Economic growth | Growth in production | Welfare/well-being | The sense of contentment or satisfaction people in a society have | Human Development Index (HDI) | A metric to determine the welfare of a population | 3 ways to measure production | 1. Production approach: Adding up the total added value of the goods and services of a country 2. Income approach: Adding up all the remuneration for the resource owners in that country 3. Expenditure approach: Adding up all the expenditure of the country | Gross National Income (GNI) | Total production + Total Income | Production factors of capital | 1. Durable capital goods (>1 year) 2. Floating capital goods (<1 year) 3. Consumables (Added during the processes) | Production factors of labor | 1. The size of population 2. Participation rate | Causes of rises in...

Words: 1961 - Pages: 8

Premium Essay

Macro Economics

...MACROECONOMICS & THE GLOBAL ECONOMY Instructor SATYENDRA TIMILSINA What is Macroeconomics? • It is that branch of economics, which deals economic affairs at large i.e. total or aggregates • Concerns itself with variables such as – – – – Aggregate output of the economy Extent to which its resources are used Size of National Income General Price Level Introduction • Managers have to deal with economic environment at two levels – micro level and macro level • Micro level includes market structure and the strength of competitors. Firm’s decision making is mostly influenced by the activities of its rival forms. The following are some factors that affect firms decision at micro level – Level of competition – Cost of production and – Product differentiation Introduction • Macro level includes the overall system. This is something that the firm assumes to the given. • Decision making of the firm is affected by the macroeconomic environment. • The following macroeconomic factors have a strong effect on firm’s decision making – Overall Demand – Price Level – Rate of interest – Tax policies and – Exchange Rates Introduction • It is important for managers to know the macroeconomics because an unprecedented change in any of these factors can upset the revenue and cost of the firm, affecting the profitability and returns. • The problem can be minimized or managed if managers know the working of an economy and thereby, judge the...

Words: 496 - Pages: 2

Premium Essay

Macro Economics

...The Nature and Scope of Macroeconomics by Smriti Chand Macro Economics The Nature and Scope of Macroeconomics! Introduction: The term ‘macro’ was first used in economics by Ragner Frisch in 1933. But as a methodological approach to economic problems, it originated with the Mercantilists in the 16th and 17th centuries. They were concerned with the economic system as a whole. In the 18th century, the Physiocrats adopted it in their Table Economies to show the ‘circulation of wealth’ (i.e., the net product) among the three classes represented by farmers, landowners and the sterile class. Malthus, Sismondi and Marx in the 19th century dealt with macroeconomic problems. Walras, Wicksell and Fisher were the modern contributors to the development of macroeconomic analysis before Keynes. Certain economists, like Cassel, Marshall, Pigou, Robertson, Hayek and Hawtrey, developed a theory of money and general prices in the decade following the First World War. But credit goes to Keynes who finally developed a general theory of income, output and employment in the wake of the Great Depression. Contents: Nature of Macroeconomics Difference between Microeconomics and Macroeconomics Dependence of Microeconomic Theory on Macroeconomics Dependence of Macroeconomics on Microeconomic Theory Macro Statics, Macro Dynamics and Comparative Statics Transition from Microeconomics to Macroeconomics Stock and Flow Concepts 1. Nature of Macroeconomics:________________________________________ ...

Words: 11722 - Pages: 47

Premium Essay

Macro Economics

...go. This is an economy that relies mainly on market forces to allocate goods and resources and to determine prices. The economic system is free from government intervention such as taxes, tariffs and monopolies. The individual is free to do what they want. Laissez-faire assumed that the individual who pursues his own desires contributes most successfully to society as a whole. An example of Laissez- Faire economy is China, Europe and United States. News paper article: Economic gloom begins to lift in Egypt (Arab News) This news paper article describes the Egyptians economy during and after the ouster of President Hosni Mubarak, and how the economy is improving during this coming year 2012. The Egyptians faced a lot of problems due to the chaos that was going on. Investments stopped for a long time, the official unemployment rate raised to 12.4 percent in mid 2011from 8.9 percent a year ago, poverty became worse, and a drop in tourism by 18 percent. Now the Egyptian economy is starting to recover. It is going to sign a $3.2 billion loan agreement with the International Monetary Fund this month. Telecom Egypt, which has a monopoly on telephone landlines, says it plans capital expenditure of between 1 billion and 1.2 billion Egyptian pounds this year.Moreover, by the end of June Egypt is expected to have a president that is able to make decisions on economic policy. Finally economists predicted that the recovery should be fast and the GDP will grow to 2.7 this current year and...

Words: 279 - Pages: 2

Premium Essay

Macro Economics

...Discuss why you believe that the FOMC has made such a decision, and explain the consequences of such a decision on the economy. In your answer, discuss the Federal Reserve’s use of open-market operations to influence the money supply and the respective consequences of such actions. Include a discussion of the money multiplier effect in your response. Justify your conclusions and provide appropriate examples. I believe that the FOMC has made the decision to slowly decrease the FED purchases to try to decrease the amount of debt the government creates. If they do this then the economy will suffer greatly. By lowering the amount of funds available to companies and people the less money will be spent and the economy will go down. Even by doing this at a slow rate will have a negative effect on the economy, companies will not have the money available to hire employees or be able to keep the ones they have. This will increase the amount of people unemployed. It will also affect the amount of money individuals will be spending. The FOMC buys and sells government securities to set the money supply. The government securities that are used in open market operations are Treasury bills, bonds and notes. If the FOMC wants to increase the money supply in the economy it will buy securities. Conversely, if the FOMC wants to decrease the money supply, it will sell securities. If the FMOC decreases the money supply the economy would be in big trouble. By decreasing the money...

Words: 476 - Pages: 2

Premium Essay

Macro Economics

...Mid-term Review All calculation and example in class is important. Chapter 2 3 Macroeconomic goals Price stability * Inflation rate: 1. GDP deflator Pt=$Yt/Yt 2. CPI: cost of living * Full employment * Growth rate Ways to measure GDP * Final goods * Value added * Income e.g., New tier replace old tier of a used car – final goods GDF count or not? Not count in GDP: Happiness, government transfer, black market transaction, 2nd hand transaction etc. Nominal VS Real GDP (calculation) $Yt=sum PtQt ; Yt=sum P(exogenous)Qt Inflation calculation Pt-Pt-1/Pt-1 CPI VS GDP deflator Y=C+I+G+NX all terms would affect GDP, but only C would affect CPI Unemployment rate U/U+N, where U+N=Labour force Participation rate: L/POP Discouraged labour=out of labour force Chapter3 Two big concept in this chapter Y=Z I=savings Y=Z=C+I+G * C=C0+C1 (Y-T), where C0 is autonomous consumption (>0), C1 is propensity to consume (between 1 and 0) * G and T are exogenous * I has residential and non-residential investments Savings I=savings Private savings + government savings =S + (T-G) S=YD-C=-C0+(1-C1)(Y-T) Chapter 4 Two assets Money Md=$YL(i) Ms (decision of the central bank): a vertical line Bond: affect by interest rate I=(Today price-PB)/PB Thus, PB= today price/(1+i) e.g., Md = Y (0.25-i), Y=100, Ms=20 a. what is i? answer: because Ms =Md, so substitute all the numbers in the eqn, i=15% b. if Y is fixed, whis is Ms? Answer: 10 Graph: LM curve shifts up Chapter 5 IS Curve...

Words: 382 - Pages: 2

Premium Essay

Macro Economics

...Is-Lm, Aggregate Demand and Aggregate Supply Part (A) IS-LM, Aggregate Demand and Aggregate Supply Behavioral Equations, Identities, Equilibrium Conditions and List of Exogenous and Endogenous Variable The IS-LM Model is based upon six Behavioral equations, each describing the determinants of one of the macroeconomic variable considered by the model: 1. Consumption 2. Investment 3. Government spending 4. Tax revenue 5. Money demand 6. Money supply The description of the IS-LM model is completed by three key identities that are defining the links between aggregate demand, aggregate supply and the equilibrium level of income. Aggregate demand: Z = C=I=G --------------------------------1 Since firms produce as many goods and services as demanded in the economy, the aggregate supply is written as: Y=Z --------------------------------2 Combination of the equation 1 and 2 gives income identity for a closed economy Y = C + I + G. This states that in equilibrium aggregate income must be equal to aggregate demand. Exogenous variables: G: Government spending T: Tax on income M: Money supply P: Price level (fixed in the short-run) Endogenous variables: Y: Production C: Consumption I: Investments R: Interest rate Behavior Equations Y= C + I + G C= C0 + Cyd Yd –Cr r I= I0 + Ir r G= G TA = TA + Ty Y LM Behavior Equation L=M L=L0 + LyY – Lr r M=M0/P Production Function Y= Aƒ (K,N) Identities...

Words: 321 - Pages: 2

Free Essay

Macro Economics

...1. Use the neoclassical theory of distribution to predict the impact of the following events on the real wage and the real rental capital price. (2 points) a. A wave of immigration increases the labor force (assuming capital fixed) Answer; Increase in labor force will decrease labor productivity and real wage. Since more of labor will be used to produce the output than capital, capital productivity increases and its real rental price increases b. An earthquake destroys some of the capital stock (assuming labor fixed) Answer: Decrease in the capital stock decreases the amount of the capital available for production, marginal productivity of the capital increases when the usage of capital decreases and its real rental price increases. c. A. technological advance improves production function Answer: A technological change increases the productivity of labor and capital, since the inputs are paid their respective marginal products, real wage and real rental price of capital increase. 2. Suppose that an economy” production function is Cobb-Douglas with parameter a = 0.3. ( a = parameter α in the textbook) ( 2 points) a. What fraction of income do capital and labor receive? Answer: assuming constant returns to scale and given the size of the a parameter, capital receives 1/3 of the total income while labor receives b= 1- a = 1- 1/3 = 2/3 of income Or 30 percent of the income goes to the capital and 70 percent to...

Words: 998 - Pages: 4

Premium Essay

Macro Economics

...Production & National Income Accounting Principles: GDP is measured using 2 separate approaches: 1) Expenditure approach: the amount of money you pay someone to do a job 2) Factor Income approach: the amount of money someone earn to do a job -Even though they are independent approaches to the measurement of prod., theoretically they are equivalent --> lead to same answer. -Any difference that arises between the 2 approaches is called statistical discrepancy or residual error of estimate= well under 1% of GDP. -to produce a single value for GDP the statistical discrepancy is divided into 2, 1/2 is added to the lower estimate while ther other 1/2 is subtracted from the higher estimate. -measurement of GDP is based on a very simple principle: value of prod. is amount of money you spend to buy it. Conversely, the value of a prod. is the amount of money you were paid to produce it. -to find GDP using expenditure approach: add together total amount of money that is spent by all sectors in the economy to purchase the nation’s production. -There are 4 major components of aggregate expenditure: personal consumption expenditures (C) fixed capital investment expenditures (I) current government expenditures (G) net exports (X-M) Personal consumption expenditure (C): money spent by households to buy newly produced final goods and services such as food, clothing, appliances, shelter, transportation, entertainment, and other household living expenses. Fixed capital investment...

Words: 1348 - Pages: 6

Premium Essay

Macro Economics

...Lecture 2: Basic Definitions • • • • GDP Inflation Rate Unemployment Rate Trade and Budget Deficits Gross Domestic Product • First thing we look at (its rate of growth) • Aggregate output: Not easy! – Sum of apples and oranges – Double-counting • Example A Simple Economy • Steel Company – Revenue from sales – Expenses (wages) – Profit $100 80 20 $210 $70 100 • Car Company – Revenue from sales – Expenses • Wages • Steel purchases – Profit 40 • What is this economy’s GDP? Calculating GDP • Method 1: GDP is the value of the final goods and services produced by the economy during a given period • Method 2: GDP is the sum of valued added produced…. • Method 3: GDP is the sum of incomes in the economy... Nominal vs Real GDP • Nominal GDP: sum of final goods produced times their current price – Growth due to quantity (production) – Growth due to prices • Real GDP: … times their base year price • Example (next trp.) • GDP Growth: (Y(t)-Y(t-1))/Y(t-1) Nominal vs Real GDP Year 0 Q Potatoes 100,000 Cars 10 Nominal GDP P $1 $10,000 Value 100,000 100,000 200,000 Year 1 Q Potatoes 100,000 Cars 11 Nominal GDP P $1.2 $10,000 Value 120,000 110,000 230,000 The Inflation Rate • More than one…. (P(t)-P(t-1))/P(t-1) • GDP deflator and CPI • GDP deflator = Nominal GDP / GDP – P0 = 1 – P1 = 230,000/210,000 = 1.1 (approx.) • NGDP growth = GDPg + Inflation (defl) • 15 5 10 • Why do we care? ...

Words: 352 - Pages: 2

Premium Essay

Macro Economics

...NAME: MWORIA KENNETH MUTUMA UNIT: BCM 206 LECTURER: MR. NYAKERI ASSIGNMENT: CAUSES OF MISMANAGEMENT OF THE ECONOMY CAUSED BY THE GOVERNMENT. DUE: 14TH FEB 2011 Introduction Government plays a major role in the economy; government policies on the tax rates , and allowances ,levels and types of expenditure ,interest rates and credit availability ,public service provision ,pension installment and on many other issues have a major impact on the economy. So, with all this key roles its not unusual that mismanagement occurs courtesy of the government .and in a mixed economy like Kenya the government becomes the anarchist in all matters business. In Kenya the most outspoken mismanagement is seen in the embezzlement of public fund, so In this report we shall go further than just the obvious mistakes and craftiness of governments in general. How the government mismanages the economy. The government has policies in place that ensure easy control of the economy and sanity in the otherwise busy world of business. Although most of these measures are put in place to help the administrators to serve the people more effectively it end up doing the opposite. The most common of this is fiscal policy 1. Weak fiscal policy This is the name given to the government policies which seek to influence government revenue. Change in the fiscal policy influences the equilibrium level of the national income, which has great implications on output, employment...

Words: 457 - Pages: 2

Premium Essay

Oekraine Macro Economics

...TAKE HOME ASSIGNMENT Ukraine Module: Please add Faculty Name Faculty: Please add Faculty Name Due Date: January 5, 2015 Macro Economics: Ukraine 1. Executive summary Geo-political tensions have pushed Ukraine into a deep crisis. Real GDP is in sharp decline, expected to contract by 8% in 2014 with a continued retrenchment in 2015. The conflict in the East has disrupted economic activity, which in its turn made the collection of taxes difficult. The exports have declined and the overall consumer and investor confidence fell significantly. At the same time weak national revenue performance, rising expenditure to tackle the crisis along with a growing Naftogaz deficit make fiscal adjustment more challenging. Ukraine government has allowed a free floating exchange rate resulting in a 50% devaluation of the currency (figure 4). Import gas prices are high and energy efficiency of the national industries is poor. The balance of payments pressure remains high due to large external debt refinancing needs, low FDI and limited access to external financing. This means that challenges are ahead of Ukraine with deteriorating relations with Russia, a weak banking sector, low FX reserves, large debt repayments needs (for the next 2 years) together with constrained domestic consumption altogether pose risks and affect prospects for recovery. Positive factors for Ukraine are as follows: (i) the strong external support for Ukraine ($27bn in the next 2 years), (ii) authorities...

Words: 2862 - Pages: 12

Premium Essay

Macro Economics

...(PRSP) "Accelerating Economic Growth and Reducing Poverty: The Road Ahead." Last week the IMF Executive Board endorsed Pakistan's PRSP as a comprehensive and feasible poverty reduction strategy, and a good framework for further reform after the expiration of the Fund program. The Fund staff appreciates this opportunity to comment on Pakistan's economic developments and outlook. 2. The Pakistani economic reform program has been supported by the IMF with a three-year arrangement under the Poverty Reduction and Growth Facility (PRGF). This program was approved by the IMF Executive Board in December 2001 and it will be completed in December 2004. Since its approval, seven program reviews have been completed successfully and discussions for the eighth review are scheduled for April. 3. In light of the considerable improvement in economic fundamentals during recent years, the authorities have indicated to us that they will not request a successor arrangement to the current PRGF. This will be a very important milestone for Pakistan following a long history of financial assistancel from the IMF. The authorities should be commended for adhering to their commitments under the PRGF and for the impressive economic achievements. Of course, the IMF will continue to work closely with the Pakistani authorities, but in a different mode. As part of our surveillance mandate, we will offer advice on macroeconomic stabilization and reforms, and particularly on how economic growth could be strengthened...

Words: 2145 - Pages: 9

Premium Essay

Macro Economic Factors

...an overview of both the macro and micro-economic factors that drive the pharmaceutical industry with a brief insight into how these levers impact the key players and decisions in the sector. The report will also relate the key drivers of the industry to the pharmaceutical industry in Ireland and how it is facing these global challenges. Historically, the sector was dominated by large scale bulk compound manufacture but this has evolved into a diverse range of complex technologies and treatments. In order to elaborate/detail on how this influences the strategy of individual organisations, we will highlight some of the activities of Glaxo-Smithkline (GSK) and how this company has evolved to adapt to the dynamic nature...

Words: 2748 - Pages: 11