Free Essay

Supply Chain Management for Indor Wood Goods

In:

Submitted By mrtranthuty
Words 53936
Pages 216
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ THU SƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ THU SƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH THƯƠNG MẠI MÃ SỐ: 62.34.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Huỳnh Thị Thu Sương

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI.............................................................................................. 1 2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU .................................................................................................... 3 3. ĐốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU............................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ............................................................................................ 4 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính........................................................................... 4 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng........................................................................ 5 5. TổNG QUAN Về TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU CÓ LIÊN QUAN ĐếN LUậN ÁN ........................... 6 5.1 Công trình nghiên cứu của Whipple và Russell........................................................ 7 5.2 Công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan ........................................................ 7 5.3 Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel ...................................................... 8 5.4 Công trình nghiên cứu của Backtrand ...................................................................... 8 5.5 Các công trình nghiên cứu khác ............................................................................... 9 6. TÍNH MớI VÀ NHữNG ĐÓNG GÓP CủA LUậN ÁN .............................................................. 10 6.1 Về phương diện học thuật ...................................................................................... 10 6.2 Về phương diện thực tiễn ....................................................................................... 11 7. KếT CấU CủA LUậN ÁN .................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ............................................................................. 13 1.1 TổNG QUAN Về CHUỗI CUNG ứNG ................................................................................. 13 1.1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng........................................................ 13 1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng...................................................................................... 15 1.1.3 Phân loại chuỗi cung ứng .................................................................................... 23 1.2 HợP TÁC TRONG CHUỗI CUNG ứNG .............................................................................. 27 1.2.1 Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng ........................ 27 1.2.2 Nội dung hợp tác trong chuỗi cung ứng .............................................................. 29 1.2.3 Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng................................................................. 30

iii 1.2.4 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng ........................................................... 32 1.3 CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự HợP TÁC TRONG CHUỗI CUNG ứNG VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CứU Đề XUấT CủA LUậN ÁN ................................................................................... 33

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.............................. 33 1.3.2 Mô hình nghiên cứu ban đầu............................................................................... 39 1.4 THị TRƯờNG Đồ Gỗ THế GIớI VÀ CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ THế GIớI............................... 40 1.4.1 Thị trường đồ gỗ thế giới ..................................................................................... 40 1.4.2 Chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới............................................................................. 43 1.5 KINH NGHIệM XÂY DựNG CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ TRÊN THế GIớI VÀ BÀI HọC RÚT RA
CHO NGÀNH CHế BIếN Đồ Gỗ VIệT NAM ............................................................................. 45

1.5.1 Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia và tập đoàn đồ gỗ trên thế giới .......... 45 1.5.2 Bài học rút ra cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam.............................................. 50 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỢP TÁC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ........................................................................ 55 2.1 TổNG QUAN Về NGÀNH CÔNG NGHIệP CHế BIếN Đồ Gỗ VIệT NAM ............................... 55 2.1.1 Qui mô, năng lực của ngành ................................................................................ 55 2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam... 58 2.1.3 Đánh giá chung về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam ............................................ 63 2.2 NGHIÊN CứU TÌNH HÌNH XÂY DựNG VÀ TRIểN KHAI CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ VIệT NAM, TRƯờNG HợP NGHIÊN CứU TạI 3 TỉNH MIềN ĐÔNG NAM Bộ ................................... 77 2.2.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu......................................................... 77 2.2.2 Đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu 79 2.2.3 Đánh giá mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ......................................... 92 2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự HợP TÁC TRONG CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ94 2.3.1 Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác (Trust)........................................................... 94 2.3.2 Quyền lực của các đối tác (Power) ...................................................................... 94 2.3.3 Tần suất giao dịch giữa các đối tác (Frequency).................................................. 95 2.3.4 Mức độ thuần thục trong giao dịch giữa các đối tác (Maturity) ........................... 95 2.3.5 Khoảng cách giữa các đối tác (Distance) ............................................................. 95 2.3.6 Văn hóa hợp tác giữa các đối tác (Culture).......................................................... 95

iv 2.3.7 Chiến lược giữa các đối tác (Strategies) .............................................................. 96 2.3.8 Các chính sách từ Chính phủ giữa các đối tác (Policies) ..................................... 96 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................... 97 2.4.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 97 2.4.2. Nghiên cứu định lượng..................................................................................... 100 2.5 KếT QUả NGHIÊN CứU ................................................................................................ 104 2.5.1 Đánh giá thang đo và phân tích nhân tố............................................................. 105 2.5.2 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết........................................................ 108 2.6 THảO LUậN KếT QUả VÀ KIểM ĐịNH MÔ HÌNH CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN Sự HợP
TÁC TRONG CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ, TRƯờNG HợP NGHIÊN CứU VÙNG ĐÔNG NAM Bộ.110

2.6.1 Về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ............. 110 2.6.2 Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ ............................................................................................................................... 110 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................................................ 113 3.1 MụC ĐÍCH XÂY DựNG GIảI PHÁP ................................................................................ 113 3.2 QUAN ĐIểM Đề XUấT CÁC GIảI PHÁP TĂNG CƯờNG HợP TÁC NHằM HOÀN THIệN CHUỗI
CUNG ứNG Đồ Gỗ ............................................................................................................... 113

3.2.1 Về chiến lược phát triển của ngành ................................................................... 113 3.2.2 Về mục tiêu phát triển của ngành ...................................................................... 114 3.2.3 Về định hướng phát triển của ngành.................................................................. 115 3.3 CÁC CĂN Cứ Để Đề XUấT GIảI PHÁP ............................................................................ 115 3.3.1 Dựa vào dự báo phát triển công nghiệp chế biến đồ gỗ giai đoạn 2010-2020 của Tổng cục lâm nghiệp – Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn .................................... 115 3.3.2 Dựa vào các bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1 ......................................... 120 3.3.3 Dựa vào dữ liệu khảo sát và kết quả mô hình kinh tế lượng ở chương 2 ........... 121 3.4 MộT Số GIảI PHÁP NHằM TĂNG CƯờNG Sự HợP TÁC TRONG CHUỗI CUNG ứNG Đồ Gỗ,
TRƯờNG HợP NGHIÊN CứU: VÙNG ĐÔNG NAM Bộ .......................................................... 122

3.4.1 Giải pháp 1: Nâng cao vị thế và năng lực của doanh nghiệp để củng cố quyền lực đối với các đối tác ...................................................................................................... 122 3.4.2 Giải pháp 2: Các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên duy trì các hoạt động

v giao dịch với đối tác nhằm tăng cường mức độ thuần thục, tạo thuận lợi thúc đẩy các quan hệ hợp tác........................................................................................................... 125 3.4.3 Giải pháp 3: Các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp để tăng cường mức độ tín nhiệm trong các giao dịch với đối tác .................... 128 3.4.4 Giải pháp 4: Các doanh nghiệp sản xuất phải chủ động tăng cường tần suất giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đồ gỗ gồm nhà cung cấp, nhà phân phối và giữa các nhà sản xuất trong ngành .............................................................................. 130 3.4.5 Giải pháp 5: Các doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa hợp tác để chủ động duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch dài hạn và bền vững................................... 133 3.4.6 Giải pháp 6: Hoạch định chiến lược hợp tác thích hợp với điều kiện kinh doanh mới nhằm góp phần tăng cường tính hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ ................. 135 3.5 KIếN NGHị ................................................................................................................... 138 3.5.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan: Cần sớm ban hành hành lang pháp lý giúp các doanh nghiệp thuận lợi sản xuất kinh doanh ............................ 138 3.5.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành hàng đồ gỗ: Hiệp hội phải là cầu nối thực sự để các doanh nghiệp trong ngành trao đổi, chia sẻ thông tin cũng như phản hồi những thông tin về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh .................................................................................................................. 142 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6

vi

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt AGRO APICS ASEAN BIDV CIF CNFA CoC COMTRADE CW DIY EDI EIA ERP ES EFA EU FAO FLEGT FDI FSC FSC-STD

Tên đầy đủ tiếng Anh Agricutural Information American Production and Inventory Control Society Association of Southeast Asia Nations Bank for Investment and Development of Vietnam Cost, Insurance and Freight China Forest Association Chain of Custody Commodity Trade Statistics Database Controled Wood Do It Yourseft Electronic Data Interchange Environment Invest Association Enterprise Resource Planning Export Specialization Exploratory Factor Analysis European Union Food and Agricultural Organization Forest Law Enforcement, Governance and Trade Foreign Direct Invesment Forest Stewarship Council Standard for Forest Stewarship Council

Tên đầy đủ tiếng Việt Thông tin về nông nghiệp Hệ thống sản xuất và kiểm soát tồn kho của Hoa Kỳ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Tiền hàng , phí bảo hiểm và Cước phí Hiệp hội quản lý rừng Trung Quốc Chuỗi hành trình sản phẩm Dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc Gỗ có kiểm soát Khách hàng tự lắp ráp Trao đổi dữ liệu điện tử Cơ quan điều tra môi trường Hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp Chuyên môn hóa xuất khẩu Phân tích nhân tố khám phá Liên minh Châu Âu Tổ chức lương nông Tăng cường thực thi Luật lâm nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hội đồng quản lý rừng Tiêu chuẩn gỗ có kiểm soát FSC dành cho các tổ chức quản lý rừng

vii FOB GFTN GIZ HAWA ITC ISO ITTO IJPR LACEY OEM RA R&D RCA SC SCM VIFORES TI UNIDO USD WTO WEF JICA Free On Board Global Forest & Trade Network Deutsche Gesellschaft fur Internationale Zusammenarbeit Handicraft and Wood Industry Association International Trade Center International Organization for Standardization International Tropical Timber Organization International Journal of Production and Research The US LACEY Act Official Equipment Manufacturer Regression Analysis Research and Development Reveal Comparative Advantage Supply Chain Supply Chain Management Vietnam Timber &Forest Product Association Trade Intensity United Nations for Industry and Development Organization United State Dollar World Trade Organization World Economics Forum Japan International Cooperation Agency Hết trách nhiệm khi hàng đã lên tàu Mạng lưới lâm sản toàn cầu Tổ chức hợp tác quốc tế Đức Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Trung tâm thương mại quốc tế Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá Tổ chức quốc tế về Gỗ nhiệt đới Tạp chí quốc tế về sản xuất và nghiên cứu Đạo luật LACEY về cấm khai thác gỗ lậu của Hoa Kỳ Nhà sản xuất thiết bị chính thức Phân tích hồi quy Nghiên cứu và phát triển Lợi thế so sánh hiện hữu Chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Tăng cường thương mại Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc Đô la Hoa Kỳ Tổ chức thương mại thế giới Diễn đàn kinh tế thế giới Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chú thích trong cấu trúc chuỗi cung ứng........................................................ 17 Bảng 1.2: Tổng hợp các cơ sở lý thuyết về quyền lực .......................................................... 36 Bảng 2.1: Số lượng và phân bố các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ giai đoạn 2000 –2010 .... 55 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ việt nam, giai đoạn 2000 – 2011 ............................. 56 Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ của việt nam giai đoạn ............ 57 2001 – 2010 ........................................................................................................................... 57 Bảng 2.4: Thống kê tình hình nhập khẩu nguyên liệu gỗ giai đoạn 2000 – 2010................. 58 Bảng 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗ được khảo sát theo quy mô vốn trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................................................................. 79 Bảng 2.6: Thống kê doanh nghiệp theo mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ.......... 93 Bảng 2.7: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo qui mô và địa bàn.......................................... 99 Bảng 2.8: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy cronbach alpha ..................................... 105 Bảng 2.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối với thủ tục xoay varimax............ 107 Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố với 7 thành phần ..................................................... 108 Bảng 2.11: Đánh giá độ phù hợp của mô hình .................................................................... 109 Bảng 2.12: Kiểm định độ phù hợp của mô hình (kiểm định anovab) .................................. 109 Bảng 2.13: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi qui riêng phần trong mô hình ............... 109 Bảng 3.1: Nhu cầu gỗ công nghiệp giai đoạn 2006-2020 ................................................... 116 Bảng 3.2: Dự báo tổng sản lượng và giá trị sản phẩm đồ gỗ, lâm sản ................................ 117 Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp ngành đồ gỗ việt nam phân chia theo quy mô vốn ....... 123 đầu tư, giai đoạn 2000 – 2010 ............................................................................................. 123 Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến............. 125 Bảng 3.5: Chiến lược phát triển lâm nghiệp việt nam giai đoạn 2006-2020....................... 131

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................................ 6 Hình 1.1: Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược....................................................................... 16 Hình 1.2: Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ .................................................................. 16 Hình 1.3: Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng ................................. 17 Hình 1.4: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng ........................................................... 19 Hình 1.5: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng........................................................................... 19 Hình 1.6: Thông tin nối kết các bộ phận và thị trường.......................................................... 20 Hình 1.7: Các thành phần trong chuỗi cung ứng ................................................................... 21 Hình 1.8: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng ....................................................... 23 Hình 1.9: Bốn mức độ của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng ............................................... 24 Hình 1.10: Cấu trúc chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về cung và hướng về cầu.............. 29 Hình 1.11: Quan hệ giữa các thuật ngữ ................................................................................. 31 Hình 1.12: So sánh mô hình nghiên cứu................................................................................ 40 Hình 1.13: Thương mại các sản phẩm đồ gỗ thế giới, 2001 – 2009...................................... 41 Hình 1.14: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp của 5 nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, 2001 – 2009 ................................................................................................................... 42 Hình 1.15: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của 5 nhà xuất khẩu........................ 43 lớn nhất, giai đoạn 2001 – 2009............................................................................................. 43 Hình 1.16: Mô hình đầy đủ chuỗi cung ứng đồ nội thất vùng Bắc Carolina......................... 49 Hình 2.1: Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng...................... 56 Hình 2.2: Cơ cấu các loại gỗ nhập khẩu của việt nam giai đoạn 2001 - 2010 ...................... 59 Hình 2.3: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất, giai đoạn 2008 – 2010............................................................................................. 59 Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của việt nam giai đoạn 2000 -2010................... 1 Hình 2.5: Cơ cấu thị trường đồ gỗ xuất khẩu của việt nam giai đoạn 2000-2010................... 1 Hình 2.6: Diễn biến chỉ số rca của việt nam và các nước thuộc top 5 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp hàng đầu thế giới, 2001 – 2009.................................................................. 64 Hình 2.7: Diễn biến chỉ số es của việt nam đối với 10 nước nhập khẩu các mặt hàng gỗ thứ cấp trên thế giới, 2001 – 2009 ............................................................................................... 65 Hình 2.8: Diễn biến chỉ số ti của việt nam – top 10 nước nhập khẩu các mặt hàng gỗ thứ cấp trên thế giới, 2001 – 2009 ...................................................................................................... 67

x Hình 2.9: Sơ đồ phân bổ vị trí các địa phương hoạt động chế biến đồ gỗ ............................ 78 Hình 2.10: Đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng đông nam bộ, việt nam........................... 81 Hình 2.11: Nhà cung cấp và các mối quan hệ trực tiếp......................................................... 83 Hình 2.12: Nhà sản xuất và các mối quan hệ trực tiếp.......................................................... 88 Hình 2.13: Nhà phân phối và các mối quan hệ trực tiếp ...................................................... 91 Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu theo các giả thuyết ............................................................. 97 Hình 3.1: Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường........................................................... 120

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể cả về quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tính đến hết năm 2010, với hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó một số doanh nghiệp đã và đang phát triển thành các tập đoàn lớn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng trong 10 năm qua, nếu như năm 2000 đạt 219 triệu USD thì đến năm 2010 đạt 3.400 triệu USD1. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, các nước thuộc khối EU và Nhật Bản2. Bên cạnh sự tăng trưởng và thuận lợi, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém nhất định, đó là phát triển vượt bậc song thiếu vững chắc. Thật vậy, sự phát triển không bền vững của ngành có thể nhìn nhận qua việc thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết hợp tác và phân công sản xuất chưa tốt thể hiện qua việc chưa có sự chuyên môn hoá theo cụm, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ, thiếu thông tin,...đây chính là nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chèn ép trong các khâu mua, bán. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử, cạnh tranh khốc liệt (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chủ yếu gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu, chứ chưa xuất khẩu được những sản phẩm mang thương hiệu của chính mình ra thị trường thế giới. Để khắc phục và vượt qua các rào cản đó, các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ3 phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về chuỗi cung ứng, nhanh chóng xây dựng và
Số liệu được tính toán và làm tròn từ nguồn thông tin của Tổng cục Thống kê, 2010 Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, 2010 3 Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, đồ gỗ được hiểu là các sản phẩm được làm từ gỗ hợp pháp phục vụ cho sử dụng trong nhà - nội thất (indoor) và bên ngoài – ngoại thất (outdoor).
2 1

2

triển khai chuỗi cung ứng, bởi lẽ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khó khăn cho mỗi doanh nghiệp và cho toàn ngành. Điều này đồng nghĩa với việc để đưa ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ phát triển bền vững và hiệu quả, điều kiện cần là phải nhìn nhận sự thiết yếu của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp hay ngành. Tất cả các doanh nghiệp trong ngành cần phải hiểu rằng chuỗi cung ứng giữ vai trò quan trọng và hoạt động của nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các tác nhân trong ngành. Nói một cách khác, sức khỏe của doanh nghiệp hay ngành hoàn toàn phụ thuộc vào sự tuần hoàn của chuỗi cung ứng, từ việc mua nguyên liệu, bán thành phẩm, quản lý hàng tồn kho đến phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trên thế giới chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới, nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chuỗi cung ứng vẫn còn khá mới mẻ, lạ lẫm. Thực tiễn cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ được tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung ứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày nay4. Do vậy, muốn duy trì vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và giảm chi phí, giành thế chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu rõ hơn ai hết về vai trò của chuỗi cung ứng. Thiết lập chuỗi cung ứng thích hợp là một vấn đề có ý nghĩa sống còn của mỗi doanh nghiệp và ngành, tuy nhiên phải nhận diện các thực thể trong chuỗi cung ứng và làm cho các thực thể tăng cường hợp tác với nhau mới mang lại tính bền vững trong hành trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành. Bất kể doanh nghiệp ở đâu, qui mô như thế nào và kinh doanh lĩnh vực gì thì việc cải thiện sức cạnh tranh của chính mình đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Có nhiều cách để các doanh nghiệp cải thiện khả năng cạnh tranh, một trong những cách đó là các doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của chính doanh nghiệp đó. Bởi vì một doanh nghiệp dù lớn mạnh đến mức độ nào nhưng hoạt động một cách riêng lẻ, không có những mối quan hệ hợp tác với những đối tác khác thì không thể phát triển bền vững được trong bối cảnh thị trường toàn cầu như hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm hướng đến những lợi ích mang lại cho chính doanh nghiệp như tăng doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt trong hoạt động để đối phó với mức độ tăng cao không chắc chắn về cầu và đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả tập trung nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu để khám phá một số nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi. Trên cơ sở đó, sử dụng
4

Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, B2008-09-51 của GS,TS. Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự.

3

mô hình định lượng phù hợp để khám phá và khẳng định nhân tố nào có tác động chi phối đến sự hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi. Chính vì lý do đó, việc chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ” làm luận án nghiên cứu, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng và là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ Việt Nam trên phương diện thực tiễn để giúp họ có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của luận án là tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào: 1/ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng; 2/ Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp (không tính doanh nghiệp FDI) trong ngành đồ gỗ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đặt trong mối liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất (nhân tố trung tâm) với các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà phân phối sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng; 3/ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại địa bàn nghiên cứu; 4/ Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2011 – 2020 nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành, tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Bản chất của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu? (ii) Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào để xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu, qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hợp tác? (iii) Những hướng tác động có thể tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

4

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng đồ gỗ tại 3 tỉnh thành miền đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. - Doanh nghiệp chế biến đồ gỗ, 100% vốn Việt Nam trên địa bàn nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối/khách hàng trong ngành đồ gỗ. - Kinh nghiệm xây dựng và triển khai thành công chuỗi cung ứng của một số tập đoàn, quốc gia trên thế giới nhìn từ góc độ tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tại 3 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương, có vốn sở hữu 100% của Việt Nam. Đây là vùng tập trung đến gần 60% số doanh nghiệp ngành gỗ trên cả nước và đóng góp kim ngạch xuất khẩu chủ yếu cho ngành. - Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện luận án được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2000–2010, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo của Vifores, HAWA, Agro, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, Trung tâm thương mại quốc tế. Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua các bảng khảo sát 300 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ trong ngành giai đoạn 2010-2011, được thiết kế phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu. - Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu các lý thuyết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu này khai thác chuyên sâu vào sự hợp tác chuỗi cung ứng chủ yếu thông qua mối quan hệ hợp tác giữa 3 tác nhân cơ bản trong chuỗi gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu; doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp phân phối hay khách hàng. Đối tượng phân tích là các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, đây là chức năng chính của các doanh nghiệp trong ngành đang hoạt động tại Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Tuy nhiên, do còn hạn chế về nguồn lực, cùng với việc tiếp cận các doanh nghiệp FDI trong ngành rất khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp FDI có nguồn gốc Trung Quốc và Đài Loan, do đó mẫu khảo sát chỉ tập trung vào các doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính - Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến

5

hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. - Bên cạnh đó, đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ tại địa bàn nghiên cứu thông qua các sơ đồ minh họa. - Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý trong ngành nhằm điều chỉnh một số khái niệm cho phù hợp với điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, gồm tín nhiệm giữa các đối tác, quyền lực của các đối tác, mức độ thuần thục trong giao dịch giữa các đối tác, tần suất giao dịch giữa các đối tác, khoảng cách giữa các đối tác, văn hóa và chiến lược hợp tác giữa các đối tác làm cơ sở để phân tích định lượng với mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy (RA). 4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Được thực hiện nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại vùng Đông Nam Bộ, được thực hiện qua các giai đoạn: - Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các nhà quản lý tại các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu. Kích thước mẫu N = 300 được chọn chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. - Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 16.0, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy) đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thành phần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo. - Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố.

6

Vấn đề nghiên cứu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành đồ gỗ, làm cơ sở nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ - trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ.

Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nhằm đưa ra các giải pháp khả thi.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính: Suy diễn, thống kê mô tả, phỏng vấn sâu nhằm phát hiện, điều chỉnh thang đo và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Phương pháp định lượng: - Đánh giá độ tin cậy thang đo - Đánh giá mức độ phù hợp thang đo thông qua mô hình EFA - Kiểm định độ phù hợp của mô hình và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến vấn đề nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu & hạn chế của nghiên cứu - Tái khẳng định có 6 nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu với mức độ khác nhau - Do chỉ khảo sát DN 100% vốn VN nên chưa khám phá hết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ.

Đề xuất giải pháp tăng cường hợp tác nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng đồ gỗ

Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án Vấn đề hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Cụ thể theo Cravens và cộng sự (1996) đã đưa ra vấn đề nghiên cứu là: liệu có nên kéo dài mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hay không? quan hệ như thế nào? với những doanh nghiệp nào? hay theo Christopher (1998), Sahay (2003) đề cập về những lợi

7

ích của việc tương tác trong phạm vi chuỗi cung ứng [dẫn theo 28, tr.2-3]. Theo Corbett và cộng sự (1999), Horvath (2001) cả về mặt học thuật và thực tiễn thì cả hai đều thừa nhận những lợi ích tiềm tàng của việc tương tác chuỗi cung ứng [83, tr.19-27]. Tuy nhiên, qua tra cứu, tác giả chưa tìm thấy một mô hình nghiên cứu định lượng hoàn chỉnh để chỉ rõ được tầm quan trọng của từng mối liên hệ giữa các đối tác nhằm tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Cụ thể khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng bằng nhiều cách thức và phương pháp khác nhau, các tác giả đã chứng minh rằng dù là chuỗi nội bộ hay chuỗi mở rộng, một khi các thành viên càng hợp tác liên kết với nhau thì chuỗi mới bền vững và phát huy hiệu quả. Nghiên cứu của luận án này xin giới thiệu một số công trình của các tác giả sau đây: 5.1 Công trình nghiên cứu của Whipple và Russell Whipple và Russell [91, tr.174-193] nghiên cứu về “Xây dựng sự hợp tác chuỗi cung ứng theo hướng tiếp cận hợp tác” trong đó tác giả đã thử nghiệm các đặc điểm, yêu cầu, lợi ích và các rào cản theo các giả định về hệ thống tiếp cận hợp tác và các mối quan hệ hợp tác khác nhau. Tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận bên trong và quan sát từ các cuộc phỏng vấn khám phá 21 nhà quản lý từ 10 doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ khác nhau. Kết quả cho thấy một hệ thống gồm ba loại tiếp cận hợp tác được giả định là: quản lý giao dịch hợp tác, quản lý sự kiện hợp tác và quản lý quá trình hợp tác. Ba cách tiếp cận hợp tác được so sánh và đối chiếu với nhau, kết quả cho thấy mỗi loại hợp tác có những lợi ích và những hạn chế nhất định. Để đo lường và đánh giá mức độ hợp tác của mỗi loại, tác giả của công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo hướng dựa vào lý thuyết (GTA – Grounded Theory Approach). Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện phỏng vấn khám phá nhằm hiểu rõ hơn những đặc điểm của các hoạt động hợp tác trong môi trường chuỗi cung ứng ngày nay. Thông qua việc phỏng vấn đã đưa ra các giả định liên quan đến sự hợp tác chuỗi cung ứng theo 3 loại: hợp tác theo quá trình, hợp tác theo sự kiện và hợp tác theo giao dịch – đây là kiểu hợp tác phổ biến trên thực tiễn. 5.2 Công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan Togar và Sridharan [84, tr.44-60] trong công trình nghiên cứu về “Chỉ số hợp tác: một thước đo về sự hợp tác chuỗi cung ứng” đã đưa ra các giả định hướng dẫn để đo lường sự mở rộng về hợp tác của chuỗi cung ứng cụ thể là sự hợp tác của 2 thành phần chính trong chuỗi là nhà cung cấp và nhà bán lẻ. Mô hình giả định về sự hợp tác kết hợp chặt chẽ các thói quen hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, thống nhất trong việc ra quyết định và chính

8

sách động viên. Một danh mục hợp tác được đưa ra nhằm đo lường mức độ thói quen hợp tác. Một khảo sát về nội dung danh mục hợp tác tại các doanh nghiệp ở New Zealand đã thực hiện và được kiểm định, đánh giá thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả khảo sát xác nhận độ tin cậy và giá trị các giả định về danh mục hợp tác tỷ lệ thuận với các kỹ thuật hoạt động. Đóng góp của nghiên cứu này về mặt lý thuyết đã giới thiệu một danh mục mới nhằm đo lường sự mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng. Việc đo lường có thể được sử dụng bất kỳ thành viên nào trong chuỗi để xác định mức độ hợp tác và tìm kiếm sự cải tiến. 5.3 Công trình nghiên cứu của Handfield và Bechtel Handfield và Bechtel [51, tr.367-380] khi nghiên cứu về “Vai trò của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng” đã đưa ra mô hình nhằm xây dựng các mối quan hệ chủ yếu giữa nhà cung cấp và người mua dựa vào sự tín nhiệm, các nhà cung cấp buộc phải đầu tư vào tài lực và nguồn nhân lực, những người mua phải vận dụng các hợp đồng một cách thận trọng để kiểm soát các mức độ phụ thuộc liên quan đến mối quan hệ. Mô hình đưa ra biến phụ thuộc là trách nhiệm của các thành viên trong chuỗi cung ứng thông qua các biến độc lập là mức độ tín nhiệm và sự phụ thuộc vào người mua, hợp đồng, mức độ đầu tư vào tài sản cố định, nguồn nhân lực… Các tác giả cũng đưa ra giả định rằng tất cả các biến phụ thuộc có quan hệ thuận với trách nhiệm chuỗi cung ứng ngoại trừ sự phụ thuộc của người mua thông qua 9 giả thuyết. Kết quả cho thấy rằng thậm chí trong những trường hợp khi lượng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nhà cung cấp (lượng cung), sự khan hiếm xảy ra và khi đó hợp tác để xây dựng lòng tin – sự tín nhiệm (trust) trong mối quan hệ chuỗi có thể cải tiến được trách nhiệm nhà cung cấp và nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. 5.4 Công trình nghiên cứu của Backtrand Backtrand [28, tr.39-60] nghiên cứu về “Các mức độ tương tác trong các quan hệ chuỗi cung ứng”. Trong công trình nghiên cứu của mình, Backtrand đã đi vào nghiên cứu 2 nội dung lớn: (i) Các nền tảng của chuỗi cung ứng, bao gồm: các vấn đề về chuỗi cung ứng; sự tương tác trong chuỗi cung ứng; mức độ tương tác của chuỗi cung ứng. (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng. Bằng phương pháp nghiên cứu tiếp cận từ lý thuyết và tổng luận từ các cơ sở lý thuyết đã có từ các công trình nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Tác giả công trình đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, gồm: (i) Mục tiêu nghiên cứu để xác định rõ được các đặc điểm cốt lõi của việc tương tác chuỗi cung ứng nhằm phát triển một khung tương tác, qua đó lựa chọn một mức

9

độ tương tác thích hợp. (ii) Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: các đặc điểm của sự tương tác chuỗi cung ứng là gì? Những đặc điểm nào sẽ ảnh hưởng lên mức độ tương thích của sự tương tác chuỗi cung ứng? Các đặc điểm cốt lõi có thể được diễn dịch theo một cách so sánh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng như thế nào? Sau khi đưa ra rất nhiều lập luận, so sánh và tổng kết các lý thuyết đã được công bố của Handfield, Lambert, Harland, Menzent, tác giả công trình nghiên cứu - Backtrand - đã kết luận có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ các quan hệ chuỗi cung ứng, gồm: tín nhiệm, quyền lực, khung thời gian, độ thuần thục và tần suất giao dịch. 5.5 Các công trình nghiên cứu khác Nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng tại các tập đoàn lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay có các tác giả gồm: công trình nghiên cứu của Barrat và Oliveria (2001) với mô hình chuỗi của Hewlett-Packard, công trình nghiên cứu của Callioni và Billington (2001) với mô hình chuỗi của IBM, công trình nghiên cứu của Dell và Fredman (1999) với mô hình chuỗi cung ứng của Dell và công trình nghiên cứu của Paks (1999) với mô hình chuỗi cung ứng hiệu của Procter & Gamble. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả tại các tập đoàn trên đều cho thấy rằng cách thức tổ chức hoạt động của tập đoàn rất chặt chẽ, gắn bó với các đối tác bởi vì các tập đoàn trên đã nhìn nhận được lợi ích của việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽ mang lại cho doanh nghiệp của họ. Theo Baratt và Oliveria (2001), Mentzer và cộng sự (2000) thì sự chấp thuận rộng rãi về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đòi hỏi một thước đo khoa học đánh giá các giá trị nhằm chứng minh rằng các mức độ hợp tác khác nhau trong số các thành tố chuỗi cung ứng được chỉ rõ. Vì vậy các nghiên cứu về sự hợp tác chuỗi cung ứng mô tả các nỗ lực nhằm phát triển các phạm vi đo lường thực tiễn hợp tác trong chuỗi cung ứng. Một hướng dẫn để đo lường sự hợp tác chuỗi cung ứng đã được chấp nhận đó là sử dụng ba hướng gồm chia sẻ thông tin cụ thể, sự đồng bộ hóa trong các quyết định và khích lệ liên kết (Simatupang và Sridharan, 2004). Để đánh giá về sự hợp tác chuỗi cung ứng, nghiên cứu của Barrat và Oliveria (2001) đã giả định đơn giản trong chuỗi gồm ba thành phần cơ bản là nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Đánh giá sự hợp tác thông qua mối quan hệ song phương theo từng cặp trong đó nhà sản xuất đóng vai trò trung tâm, nghĩa là: mức độ hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp và mức độ hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà phân phối/khách hàng. * Tóm lại: các công trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cả định tính và định lượng với mục đích tìm ra một thang đo về sự hợp tác trong chuỗi

10

cung ứng hay các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác chuỗi cung ứng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên theo kết quả của từng công trình đã công bố thì hầu như chưa xây dựng một mô hình đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, và tất cả chỉ dừng lại ở việc lập luận hoặc khảo sát để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi nhưng chưa kiểm định lại lý thuyết về các nhân tố đó cũng như chưa xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được nhận diện có tác động khác nhau lên vấn đề hợp tác trong chuỗi như thế nào. Tuy nhiên qua phân tích và tổng lược các nghiên cứu đã đề cập, các kết quả - một cách riêng lẻ - cho thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, tựu trung lại có thể rút ra 5 nhân tố quan trọng, thể hiện rõ nét bao gồm: tín nhiệm (trust), quyền lực (power), tần suất (frequency), thuần thục (maturity) và khoảng cách (distance). Ngoài ra khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hợp tác chuỗi cung ứng, mặc dù không hình thành một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng một số chuyên gia trong ngành quản lý chuỗi cung ứng cũng đã đề cập đến một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến hợp tác chuỗi cung ứng, tác giả luận án sau khi đánh giá đã đưa vào thêm 3 nhân tố đó là văn hóa (culture), nhân tố chính sách (policies), và nhân tố chiến lược (strategy). Nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ – trường hợp nghiên cứu tại vùng Đông Nam Bộ, thông qua việc hệ thống lại một số lý thuyết về hợp tác chuỗi cung ứng đã được công bố trên các tạp chí có uy tín trên thế giới, trong công trình nghiên cứu luận án đã lập luận và đưa đồng loạt vào mô hình nghiên cứu 8 nhân tố như đã đề cập ở trên. Vì thế, nghiên cứu đã xây dựng mô hình ban đầu gồm 8 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng đưa vào nghiên cứu trong mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ tại miền Đông Nam Bộ nhằm nghiên cứu hàn lâm lặp lại kết hợp nghiên cứu ứng dụng với mong muốn tìm ra một mô hình phù hợp với điều kiện kinh doanh còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. 6. Tính mới và những đóng góp của luận án Điểm mới trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Kết quả đã đưa ra được một mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam bị chi phối bởi 6 nhân tố, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố chiến lược bên cạnh các nhân tố như tín nhiệm, quyền lực, tần suất, thuần thục đã được các công trình nghiên cứu trước đó công bố, tất cả các nhân tố trên có tác động nhất định đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, luận án đã có những đóng góp sau: 6.1 Về phương diện học thuật

11

1/ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về chuỗi cung ứng. 2/ Nghiên cứu đã góp phần phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nhằm từng bước thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam [Phụ lục 3] 3/ Nghiên cứu là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá sự hợp tác và đề xuất các giải pháp khả thi. 6.2 Về phương diện thực tiễn 1/ Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp trong ngành đồ gỗ tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại vùng Đông Nam Bộ. Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp để nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam. 2/ Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính và định lượng như phỏng vấn sâu cùng với phương pháp định lượng như: phân tích Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định hồi quy bội (RA). Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng hợp tác về phương pháp luận, thang đo và mô hình nghiên cứu trong các ngành về kinh doanh thương mại và quản trị sản xuất. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 3 chương như sau: - Chương 1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng

12

đồ gỗ; - Chương 2. Đánh giá thực trạng hợp tác và những nhân tố tác động đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ; - Chương 3. Một số giải pháp tăng cường sự hợp tác nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ.

13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.1.1.1 Chuỗi cung ứng Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận án, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm: Theo Ganeshan và cộng sự [47] cho rằng chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng. Theo Lambert, Stock và Elleam [53, tr.13-15] cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Theo Mentzer và cộng sự [64, tr.4] lập luận rằng chuỗi cung ứng là tập hợp của 3 thực thể hoặc nhiều hơn (có thể là pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguyên liệu đến khách hàng. Theo Chopra và Meindl [74] hiểu rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Hay chuỗi cung ứng hiểu một cách đơn giản đó là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh [79]. Theo Chou và cộng sự [44], chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập. Christopher [33] cho rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt

14

động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng [25]. Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm: - Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất. - Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng. - Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống. 1.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi [16]. Nghiên cứu này trích lược một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, gồm: Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung [63, tr.1-25]. Theo Jerrey (2004) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng [64, tr.12]. Theo Christopher (2005b) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng [39].

15

Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng. * Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp hay một ngành hiệu quả, bền vững và thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt, trong đó điều kiện tối cần thiết là các thành phần trong chuỗi phải liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với nhau [6]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Nghiên cứu của luận án này, tác giả sẽ tập trung phân tích sâu hơn về định nghĩa chuỗi cung ứng theo Lambert và Mentzer [64 và 72] tức là sẽ đi sâu khai thác phân tích sự hợp tác giữa các thành phần của chuỗi trong hoạt động tạo ra và phân phối sản phẩm. 1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp (network) [28, tr.20]. Trong mỗi doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên trong. Như vậy, có thể hiểu rằng thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên ngoài chuỗi cung ứng. Một trong những thành tố trong chuỗi thường được xem như là nhân tố trung tâm (hạt nhân), do vậy trong một chuỗi bất kỳ luôn luôn có một doanh nghiệp trung tâm với một sản phẩm chủ lực. Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung ứng riêng của họ, họ thường tự xem xét như là một doanh nghiệp trung tâm để xác định nhà cung cấp và khách hàng. Các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung ứng có doanh nghiệp trung tâm được gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng. 1.1.2.1 Cấu trúc vật lý (Physical Structure – phần cứng) Chuỗi cung ứng liên kết nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau, mỗi doanh nghiệp có cấu trúc, tổ chức riêng bên trong tương ứng với đặc điểm hoạt động và mục tiêu riêng. Đồng thời, cấu trúc doanh nghiệp phải “mở” để liên kết hoạt động với các thành viên khác trong chuỗi thông qua mối quan hệ với khách hàng ở phía trước, nhà cung cấp ở phía sau (Buyer - Customer relationship) và các doanh nghiệp hỗ trợ xung quanh. Các doanh nghiệp thực hiện các quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được gọi là thành viên chính của chuỗi (Primary Supply Chain members). Stock và Lambert (2001) cho rằng các doanh

16

nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, cho thuê tài sản cho những thành viên chính gọi là các thành viên hỗ trợ (Supporting member) [62, tr.165-181]. - Cấu trúc dọc của chuỗi (chiều dài chuỗi) Được tính bằng số lượng các lớp (tier) dọc theo chiều dài chuỗi, khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ doanh nghiệp trung tâm đến khách hàng cuối cùng. Hoạt động của doanh nghiệp trung tâm và những mối quan hệ của nó thường là đối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng.

Hình 1.1: Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược [Nguồn:65, tr.54] Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm. Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó – dịch chuyển nguyên vật liệu đến – được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển sản phẩm ra ngoài – được gọi là xuôi dòng.

Hình 1.2: Dạng chuỗi cung ứng hội tụ - phân kỳ [Nguồn: 50, tr.234]

17

Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ. Chuỗi cung ứng hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các nhà cung cấp. Chuỗi cung ứng phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các khách hàng. - Cấu trúc ngang của chuỗi (chiều ngang chuỗi) Được tính bằng số lượng các doanh nghiệp tại mỗi lớp. Sự sắp xếp các doanh nghiệp theo lớp chức năng cho phép nhận diện doanh nghiệp trung tâm của chuỗi. Ở nhiều chuỗi, khách hàng nhận thức doanh nghiệp trung tâm qua thương hiệu sản phẩm chuỗi đó mang lại, dù doanh nghiệp đó không thực hiện chức năng sản xuất và cũng không có tài sản cố định lớn.

Hình 1.3: Cấu trúc theo chiều ngang – chiều dọc của chuỗi cung ứng [Nguồn: 50, tr.234] Bảng 1.1: Các chú thích trong cấu trúc chuỗi cung ứng
Ký hiệu CC KH Nhà cung cấp Khách hàng Mối liên kết dạng quản lý quá trình Mối liên kết dạng giám sát Không phải liên kết theo quá trình quản lý Diễn giải

18

Mối liên kết dạng không phải thành viên Doanh nghiệp trung tâm Các thành viên trong chuỗi Các doanh nghiệp không phải thành viên

Có bốn dạng liên kết giữa doanh nghiệp trung tâm và các thành viên khác, gồm: + Dạng 1: Đối với lớp khách hàng và nhà cung cấp thứ nhất, doanh nghiệp trung tâm giữ mối liên kết dạng quản lý quá trình (Managed process link): doanh nghiệp trung tâm quản lý các quá trình hoạt động mua và bán của hai lớp này. + Dạng 2: Đối với các lớp thứ 2 trở đi mối liên kết của doanh nghiệp trung tâm là giám sát (monitor process link). Tuy khó có ảnh hưởng trực tiếp tới các lớp thứ hai trở đi nhưng doanh nghiệp trung tâm vẫn phải giám sát hoạt động của họ để bảo đảm các hoạt động sản xuất của mình. Họ có thể dùng ảnh hưởng để kéo nguồn nguyên liệu nhanh hơn từ phía nhà cung cấp và đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh hơn thông qua “cánh tay nối dài”. + Dạng 3: Những lớp xa hơn, doanh nghiệp trung tâm thiếu khả năng giám sát, mối liên kết thường rất yếu phải thông qua các doanh nghiệp trung gian. Mối liên kết này gọi là không phải liên kết theo quá trình quản lý (not managed process link). + Dạng 4: Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong chuỗi và các doanh nghiệp bên ngoài là mối liên kết không phải thành viên (non member process link). 1.1.2.2 Các mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng (Relations and Flows in Supply chain – phần mềm) Mỗi thành viên trong chuỗi giữ mối quan hệ với những thành viên khác theo chiều ngang và cả chiều dọc. Làm thế nào để thiết lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi và gắn chúng vào mục tiêu chung của tổ chức là một vấn đề được các nhà quản lý sản xuất luôn hướng đến. Quan điểm xuyên suốt của nghiên cứu trong luận án này đặc biệt tập trung vào khám phá các mối quan hệ được đề cập ở trên. - Các mối quan hệ Theo tạp chí quốc tế về nghiên cứu sản xuất (IJPR, 2003) [dẫn theo 57] có 5 mức độ quan hệ trong chuỗi dựa vào mức độ tích hợp, theo thang đo tương đối này, một cực là mức độ tích hợp rất thấp (dạng thị trường rời rạc thuần túy - spot market), một cực là hệ thống tổ chức cấp bậc thuần túy (nơi các tổ chức tích hợp dọc hoàn toàn theo chức năng).

19

Hình 1.4: Các mức độ quan hệ trong chuỗi cung ứng [Nguồn: Dẫn theo 57, tr.73] Các mối quan hệ bao gồm: mối quan hệ ngắn hạn, mối quan hệ trung và dài hạn. Ngoài ra còn thể hiện dưới dạng liên kết để chia sẻ lợi nhuận, liên minh dài hạn và tham gia mạo hiểm. Nhìn chung xét trong tương quan mối quan hệ, mỗi thành viên trong chuỗi phụ thuộc rất lớn vào nhau, mức độ tích hợp giữa các doanh nghiệp trong chuỗi dựa trên nền tảng của việc chia sẻ thông tin (Lee, 2000), mức độ chia sẻ liên quan đến quyết định thông tin nào được chia (what), ai được chia (who) và chia sẻ như thế nào (how). - Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng Theo Christopher [37], trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm/dịch vụ, dòng thông tin và dòng tiền.

Hình 1.5: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng [Nguồn:37, tr.241] + Dòng sản phẩm/dịch vụ (còn được gọi là dòng chảy vật lý – Physical Flow): Là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ các nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng (end to end). Các nhà quản lý tập trung vào kiểm soát dòng nguyên liệu bằng cách sử dụng dòng thông tin sao cho dòng tiền đổ vào chuỗi là lớn nhất. Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian, được chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối. Dòng nguyên vật liệu chảy trong chuỗi bị ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vật lý của các thành viên trong chuỗi (máy móc, thiết bị,…). + Dòng thông tin trong chuỗi (Information Flow): Có tính 2 chiều gồm dòng đặt hàng từ phía khách hàng về phía trước chuỗi, mang những thông tin thị trường, đặc điểm

20

sản phẩm, nhu cầu của khách hàng, và những ý kiến phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ; dòng phản hồi từ phía các nhà cung cấp: được nhận và xử lý thông qua bộ phận thu mua. Các thông tin phản hồi này phản ảnh tình hình hoạt động của thị trường nguyên liệu, được xử lý rất kỹ trước khi chuyển tới khách hàng.

Hình 1.6: Thông tin nối kết các bộ phận và thị trường [Nguồn:10, phần 2]5 Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạng thông tin và chất lượng của thông tin. Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng: dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành. Những thông tin được chia sẻ thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi, cụ thể theo Gavirneni [48]: chia sẻ thông tin về vận chuyển hàng hoá sẽ giúp các tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho. Chẳng hạn, mỗi sản phẩm của P&G được bán tại Wal-Mart đều được máy quét ghi lại tại quầy tính tiền và cập nhật về P&G. Tại bất kỳ thời điểm nào P&G cũng biết được mức hàng hoá đang có tại Wal-Mart là bao nhiêu, qua đó họ có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất và cung cấp hàng thích hợp. Giá trị của thông tin là kịp thời và chính xác, phụ thuộc vào lợi ích mà các doanh nghiệp có thể nhận được từ thông tin đó, giá trị không còn nếu cơ hội đã trôi qua. Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi tới khách hàng, do vậy ảnh hưởng đến cả dòng tiền phía sau [66]. Trong chuỗi cung ứng, dòng thông tin là dòng đi trước về mặt thời gian, xuyên suốt mọi quá trình, ngay sau khi cả dòng sản phẩm và dòng tiền đã thực hiện hoàn tất. Gavirneni [48], thông tin chỉ mang lại giá trị nếu doanh nghiệp có những đối ứng phù hợp, có những thông tin sẽ gây bất lợi nếu đối thủ có được. Nhà quản lý nên phân loại thông tin nào nên chia sẻ, thông tin nào cần bị giới hạn, kiểm duyệt hay bảo mật. Để có thể chia và nhận thông tin có giá trị, các nhà quản lý cần vượt qua một số rào cản nhất định về tâm lý.
Giáo sư Souviron là giảng viên môn Quản trị Chuỗi cung ứng tại trường đại học CERAM, Pháp. Đây là một trong những trường tư thục khá có tiếng nằm dưới sự quản lý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Paris.
5

21

+ Dòng tiền (Cash Flows): Dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi duy nhất người tiêu dùng khi họ đã nhận được sản phẩm/dịch vụ hoặc đầy đủ các chứng từ hoá đơn hợp lệ. Có thể thấy chính lợi nhuận đã liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi lại với nhau. Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai trò và vị thế của mỗi doanh nghiệp. Phần thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sơ chế vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản phẩm. Như vậy, muốn tăng dòng tiền, phải nắm giữ các công đoạn chiếm hàm lượng kỹ thuật hoặc chất xám cao chứ không chỉ là việc bán rẻ sức lao động và nguồn tài nguyên sẵn có. 1.1.2.3 Các thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc của chuỗi cung ứng, có thể nhận thấy rằng một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ qua lại. Thật vậy, theo Lambert [61] cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các thực thể và các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hay một chuỗi cung ứng về cơ bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới và các thể nhân. Sự kết nối giữa các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc các mối quan hệ. Một định nghĩa khác của Harland [57, tr.67] cho rằng một mạng lưới chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ con người, những vật thể hoặc sự kiện được gọi là các thành tố hoặc các nút. Hakansson và Snehota (1989), Hakansson và Johasson (1992) đều cho rằng trong phạm vi tiếp cận mạng lưới theo ngành thì các thành tố, các hoạt động và các nguồn lực đều được xác định [dẫn theo 28, tr.20].

Hình 1.7: Các thành phần trong chuỗi cung ứng [Nguồn:50, tr.232] Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Song song đó các dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau

22

đó cung ứng đến nhà phân phối, chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới (network). Trong sơ đồ trên cho thấy trong một chuỗi cung ứng có thể phân tích thành các thành phần cơ bản sau đây [73], gồm: - Nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài - có năng lực sản xuất không giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong tiến trình chuyển phát, nhà cung cấp có thể sẽ không cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng lúc. Trong luận án nghiên cứu này, nhà cung cấp bao gồm nội địa và nước ngoài được nhà sản xuất lựa chọn tùy thuộc vào năng lực và uy tín cung ứng của họ. - Nhà sản xuất: Bao gồm các nhà chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm. Trong luận án nghiên cứu này, nhà sản xuất chính là các doanh nghiệp trong ngành chế biến đồ gỗ tập trung tại 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Điều này đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu thực hiện công đoạn chế biến nguyên liệu thành thành phẩm, trong quá trình tổ chức chế biến phải nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài là chính, sau khi hoàn tất quy trình sản xuất, bằng nhiều kênh khác nhau, các sản phẩm này lại được phân phối và tiêu dùng ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản. - Nhà phân phối: Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán sỉ. Chức năng chính của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều họat động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Trong nghiên cứu này, đó nhà phân phối chuyên nghiệp từ nước ngoài đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc các trung gian thương mại từ Hồng Kông và Singapore đặt hàng tại Việt Nam. - Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến khách hàng. Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Trong nghiên cứu này họ là các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm (nếu có). - Khách hàng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác. * Theo lập luận và chỉ rõ ở phần 1.1.2.3, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đồng

23

ý rằng các bộ phận cấu thành cơ bản của chuỗi cung ứng là các nút và các mắt xích giữa các nút đó, tuy nhiên vẫn còn những tranh luận về các mắt xích và nút này hiện diện như thế nào, do vậy cần xác định rõ các thành phần của chuỗi cung ứng cụ thể hơn. Như vậy về cơ bản trong một chuỗi cung ứng được cấu thành bởi 3 bộ phận cơ bản sau [28, tr.20]: - Các tổ chức (doanh nghiệp) Các nút, chốt được xem như là các doanh nghiệp khác nhau (Lambert và cộng sự, 1998), các tổ chức khác nhau (Christopher, 2005), hay các pháp nhân khác nhau (Mattsson, 1999) hay các địa vị pháp lý khác nhau (Ferdows, 1997) hay các thực thể gồm các tổ chức và cá nhân khác nhau (Mentzer và cộng sự, 2001) hoặc các thành phần khác nhau (Mattsson, 1999). Các tổ chức ở đây chính là bao gồm các nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối, bán lẻ, khách hàng. - Các nguồn lực Được xem như mỗi thành phần là nguồn tài sản hữu hình không liên quan đến quyền sở hữu và vị trí. Như vậy các nguồn lực được hiểu là năng lực của các thành phần về ngành nghề, qui mô, kỹ thuật và con người. - Các mắt xích trong cấu trúc chuỗi cung ứng Được định nghĩa là nhân tố trung gian giữa các nhân tố (Mattson, 1997) hay các liên kết quá trình (Lambert và cộng sự, 1998), hoặc được xem là các mối quan hệ (Hakansson, Snehota, 1989 và Christopher, 2005) hay những kết nối theo quá trình hoạt động hoặc là các lưu đồ về sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin (Mentzer và cộng sự, 1999). * Tóm lại: theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận án, dựa trên các nghiên cứu đã được chỉ ra, nghiên cứu này cho rằng một chuỗi cung ứng có ít nhất 3 tác nhân cơ bản, gồm: nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối/nhà bán lẻ/khách hàng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau.
Chuỗi nghịch Nhà cung cấp
Mối quan hệ

Doanh nghiệp sản xuất Chuỗi thuận

Mối quan hệ

Nhà phân phối

Hình 1.8: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng (Nguồn: Hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án, 2010) 1.1.3 Phân loại chuỗi cung ứng

24

1.1.3.1 Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, gồm: - Chuỗi cung ứng hợp tác Được hiểu một cách đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp độc lập làm việc với nhau nhằm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động chuỗi cung ứng sẽ đạt được thành công hơn là hoạt động riêng biệt và các chuỗi cung ứng hợp tác thông thường khác nhau do chính cấu trúc của chúng [83, tr.19]. - Chuỗi cung ứng tương tác Được chia theo 4 mức độ hệ thống, Harland [57], bao gồm:

Hình 1.9: Bốn mức độ của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng [Nguồn: 57, tr.67] + Mức độ hệ thống 1: Chuỗi nội bộ trong doanh nghiệp + Mức độ hệ thống 2: Quan hệ đối tác song phương + Mức độ hệ thống 3: Chuỗi mở rộng gồm nhà cung cấp, các nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng và các khách hàng của khách hàng. + Mức độ hệ thống 4: Mạng lưới các chuỗi nối liền với nhau. 1.1.3.2 Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi, có: Theo Joseph [60] phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lường chi phí hoạt động, số lượng lao động, các bước trong quy trình, mức độ kiểm soát nguồn nhân lực và phân chia thành 16 dạng chuỗi cung ứng qua đặc điểm sau: - Chuỗi cung ứng trong đó các chức năng hiện tại không tốt: Nghĩa là không tạo được các lợi thế cạnh tranh, không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài, hoạt động chức năng không hiệu quả, dễ bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính.

25

- Chuỗi cung ứng bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài: hoạt động chức năng không hiệu quả và bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính. - Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: chi phí cố định cao, lượng nhân công lớn, nhiều cấp quản lý, quá trình xử lý các công tác hậu cần tại trung tâm rất lâu, nó làm chậm các hoạt động thu mua, sản xuất và bán hàng, tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. - Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chi phí cố định cao, được thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thể đạt được hiệu quả sản xuất tối đa, có thể tạo được tối ưu cục bộ bên trong và bên ngoài mỗi nhà máy, có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những hoạt động và quy trình mang tính chiến lược khác, có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn lực với tồn kho, quản lý đơn hàng, có quan tâm vấn đề quản lý tài sản, cải tiến cung cách phục vụ khách hàng. - Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối: Tích hợp dòng nguyên liệu vật lý với dòng thông tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ, cân bằng dòng sản xuất bên trong nhà máy với dòng chuyển vận bên ngoài. Dòng này bắt đầu ở việc phân phối sản phẩm tới khách hàng, phản hồi xuyên qua nhà máy sản xuất và đôi khi đến cả quá trình mua hàng. - Chuỗi dự án hậu cần: tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong dự án hậu cần, đáp ứng nhu cầu dự án tại thời điểm kết thúc, thiết lập khả năng tích hợp với nhà cung cấp để thực hiện các mục tiêu dự án, vai trò của người thu mua và nhà cung cấp rất quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian. - Chuỗi tiền đến tiền: Tập trung chủ yếu vào mục tiêu tài chính sau đó là dịch vụ hậu cần, cuối cùng là xây dựng cả chuỗi, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn âm. Sau đó sẽ nắm quyền phân phối sản phẩm đến khách hàng, dòng sản phẩm lưu chuyển rất nhanh, phần vốn đầu tư sẽ được rút ra và đưa vào nơi khác khi chuỗi cung ứng đã hoạt động hiệu quả. - Chuỗi điều phối: Thường thấy ở các tập đoàn đa quốc gia nơi có mức độ tập quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng không hiệu quả, bị thương tổn về tài chính, chi phí cao, không tạo được các lợi thế cạnh tranh. - Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Liên minh chặt chẽ với khách hàng, sử dụng các phần mềm trong quản lý, các đơn hàng thường lớn, tập trung, yêu cầu doanh nghiệp có hệ thống phục vụ khách hàng tốt, yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng linh hoạt với các dạng khách hàng khác.

26

- Chuỗi mở rộng: Vòng đời sản phẩm ngắn, tốc độ lưu chuyển nhanh, sự tìm kiếm lợi nhuận và giảm chi phí thông qua nỗ lực liên kết với các nhà cung cấp (cả các nhà cung cấp thứ 2, 3) và khách hàng ở bất cứ nơi nào có thể, việc phân tích chi phí và giá trị là chìa khoá của quyết định làm hay mua, tự sản xuất hay thuê ngoài. - Chuỗi có ưu thế về thị trường: Dùng ảnh hưởng và các ưu thế cạnh tranh của mình nhằm giới hạn các khả năng của đối thủ để tránh các cuộc cạnh tranh trên thị trường hoặc lập ra những rào cản về chi phí để ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ vào thị trường, chuỗi dạng này không xem là hợp pháp ở một số quốc gia. - Chuỗi tích hợp: Các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và khoảng cách giữa chúng, mỗi người trong chuỗi được lập thành những nhóm suốt từ khách hàng tới nhà cung cấp, họ được yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để giảm thiểu chúng, mỗi người vừa là nhân viên trong một tổ chức vừa là thành phần của chuỗi. - Chuỗi tốc độ: tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trường được chọn lựa trước, thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt mọi quá trình trong chuỗi cung ứng, sản xuất linh hoạt kết hợp thuê ngoài. - Chuỗi cải tiến: Dòng đời sản phẩm ngắn, doanh thu tập trung vào các sản phẩm mới, việc phát triển các chu kỳ sản phẩm mới là liên tục, áp lực với bộ phận nghiên cứu và phát triển cực kỳ lớn, nhà cung cấp thường là những người cung cấp, hỗ trợ các ý tưởng, mối quan hệ với nhà cung cấp mang chủ đích tìm kiếm sự cải tiến hơn là chỉ thương lượng để mua với giá thấp nhất có thể. - Chuỗi giá trị: tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu, nhiệm vụ mua hàng của bộ phận thu mua sẽ giảm tính giao dịch đàm phán và tăng vai trò tạo dựng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. - Chuỗi cạnh tranh bằng thông tin: lợi thế cạnh tranh là ở thông tin, dữ liệu được tìm kiếm và xử lý trở thành thông tin, kiến thức, có khả năng “nhìn thấy” dữ liệu ở hai đầu đặt hàng và cung cấp mở rộng hơn là có thể “thấy” tài nguyên và dung lượng của những tổ chức khác khi cần, cần có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc mua bán và giao nhận các sản phẩm/dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin cao. 1.1.3.3 Theo đặc tính của sản phẩm Theo Taylor [82, tr.136-137] có thể chia chuỗi cung ứng thành hai loại: - Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain): Các sản phẩm thay đổi liên tục trên thị trường (các loại chip, phần mềm tin học, quần áo thời trang, đồ gỗ,…). Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin được chia sẻ tốt, thời gian đáp ứng rất

27

nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít. - Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain): Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp…). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành viên với nhau. 1.1.3.4 Dựa vào cách thức đưa sản phẩm ra thị trường, có thể chia chuỗi cung ứng làm 2 dạng: - Chuỗi đẩy (Push Supply Chain): Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sản xuất song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía trước gần khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới. Khách hàng không có nhiều cơ hội chọn lựa. - Chuỗi kéo (Pull Supply Chain): Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hoàn thành thương vụ và quá trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất. * Tóm lại: Tùy theo tiêu chí khi phân loại sẽ có rất nhiều tên gọi chuỗi cung ứng khác nhau, theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng hình thành nên chuỗi cung ứng hợp tác, hay nói cách khác nghiên cứu này sẽ đi khám phá và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. 1.2 Hợp tác trong chuỗi cung ứng 1.2.1 Nguyên nhân và sự cần thiết phải hợp tác trong chuỗi cung ứng Do sự bất cân xứng giữa cung và cầu nên trong các chuỗi cung ứng luôn tồn tại các mâu thuẫn. Điều này được lý giải là cứ mỗi một chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức độc lập, nhưng lại có liên đới đến các dòng chuyển giao về hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan cũng như dòng chảy về tài chính từ điểm xuất phát đến khách hàng cuối cùng. Các thành viên của các tổ chức thường trở nên liên quan với nhau trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để liên kết kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng chảy một cách hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng [83, tr.16].

28

Togar và Sridharan [83] cho rằng mâu thuẫn trong chuỗi xuất phát từ nguyên nhân do các thành viên không tin tưởng lẫn nhau, do khó khăn trong các quan hệ xảy ra trước và trong quá trình hợp tác. Rosenberg và Stern [77] định nghĩa mâu thuẫn xảy ra trong chuỗi là do các hành động và các quyết định của một trong những thành viên chuỗi cản trở quan hệ nhằm đạt mục đích riêng. Mô hình mâu thuẫn khép kín bao gồm các nguyên nhân, mức độ và kết quả. Một số nguyên nhân gây ra một mức độ mâu thuẫn có thể đo lường được, mức độ mâu thuẫn lại ảnh hưởng đến kết quả thực hiện. Lần lượt kết quả sẽ ảnh hưởng đến các nguyên nhân gây ra nguồn gốc mâu thuẫn. Stern và Heskett [dẫn theo 83, tr.16] đưa ra giả định tồn tại ba loại nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, đó là: - Mâu thuẫn về mục tiêu: do có sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích của các thành viên trong chuỗi; - Mâu thuẫn về lĩnh vực: do có sự bất đồng vượt qua phạm vi về các quyết định và hành động; - Mâu thuẫn về nhận thức: do có sự khác nhau về nhận thức thực tiễn trong việc liên kết để tạo ra các quyết định. Ngoài ra theo Etgar (1979) cho rằng nguyên nhân gây ra mâu thuẫn còn do sự khác nhau về thái độ và cấu trúc. Gaski (1984) cho rằng do nguồn gốc quyền lực là cưỡng chế hay không cưỡng chế cũng ảnh hưởng lên sự bất đồng trong số các thành viên của chuỗi. Một số nghiên cứu còn cho rằng một nguyên nhân bổ sung thêm gây ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong chuỗi là do thụ động quản lý bởi vì mỗi cá thể thành viên được đào tạo để làm việc như một thực thể riêng biệt. Từ các dẫn chứng trên, chứng minh rằng sự hợp tác trong chuỗi là rất cần thiết, bởi vì hợp tác chuỗi cung ứng không chỉ giải quyết được làm thế nào các thành viên trong chuỗi chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết được tính kém linh hoạt trong quản lý. Hợp tác chặt chẽ giúp các thành viên chuỗi cung ứng sẽ cân đối cung cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi. Tuy nhiên các thành viên trong chuỗi, do xuất phát từ các tổ chức độc lập khác nhau và hoạt động trước tiên vì lợi ích bản thân, nên luôn tồn tại mâu thuẫn trong chuỗi. Giải quyết mâu thuẫn và hợp tác với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích, gồm: giảm tồn kho, cải tiến dịch vụ khách hàng, sử dụng nhân sự hiệu quả hơn, phân phối tốt hơn bằng cách giảm số lần chu trình, tăng tốc thị trường sản phẩm mới nhanh hơn, tập trung mạnh hơn vào các năng lực cốt lõi và cải tiến hình ảnh chung [84, tr.16]. Tuy nhiên qua nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung ứng cho thấy rằng sự hợp tác trong chuỗi cung ứng phụ thuộc vào văn hóa, chiến lược của các

29

thành viên trong chuỗi (phần mềm) hơn là cấu trúc hiện hữu của chuỗi (phần cứng). 1.2.2 Nội dung hợp tác trong chuỗi cung ứng Theo công trình nghiên cứu của Togar và Sridharan [83, tr.19] về sự hợp tác chuỗi cung ứng, cả hai chuyên gia đều cho rằng về cơ bản có 3 kiểu hợp tác: - Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration): xảy ra khi tồn tại hai hoặc nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ chức có liên quan tương tự như người tiêu dùng cuối cùng. Có thể hiểu hợp tác dọc là hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm chi phí chuỗi, tạo được sự đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trường được chia sẻ giữa các tác nhân trong chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt niềm tin trong chuỗi rất cao. Mối quan hệ theo chiều dọc bao gồm toàn bộ các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp, giữa các thành tố trong các lớp (tier) khác nhau. Một chuỗi dọc hoàn toàn kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng cuối cùng. Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng vai trò ảnh hưởng đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc luôn luôn hướng vào cả mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu tiên và giữa nhà sản xuất với khách hàng cuối cùng, Christopher [38]. Hình 1-12. Cấu trúc Chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về khách hàng Hình 1.11: Cấu trúc chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về doanh nghiệp

Hình 1.10: Cấu trúc chuỗi cung ứng liên kết dọc hướng về cung và hướng về cầu [Nguồn:28, tr.24] - Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhưng hợp tác với nhau nhằm chia sẻ các thông tin hoặc nguồn lực như liên kết các trung tâm phân phối. Hay nói một cách khác, hợp tác ngang là hợp tác giữa các tác nhân trong cùng một công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm. - Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration): nhằm mục đích có được sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ năng lực trong cả đặc trưng của hợp tác

30

chiều dọc và hợp tác chiều ngang. Ngoài ra còn có các loại hợp tác khác dựa vào hình thức (thủ tục trao đổi được cụ thể hóa ở mức độ cao), gồm hai loại: chuỗi cung ứng có liên quan đến việc liên kết với các đồng minh như quan hệ đối tác giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp (retailer–supplier partnership), liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ như logistics, nhà phân phối; dạng chuỗi cung ứng trong đó các nguồn lực được góp chung như các thực thể cùng chức năng, chức năng chéo và phát triển các sản phẩm mới song hành. Câu hỏi đặt ra là tại sao bất kỳ tổ chức nào cũng muốn thiết lập mối liên kết hợp tác với các tổ chức tương tự để cạnh tranh trong các thị trường tương tự nhau? Và qua nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính là do lợi ích mang lại từ sự liên kết hợp tác [83, tr.20]. Qua các khái niệm về liên kết hợp tác chuỗi cung ứng, phạm vi nghiên cứu của luận án khi nghiên cứu về sự hợp tác giữa các nhân tố trong chuỗi hướng đến mối liên kết dọc nhiều hơn cụ thể đó là mối liên kết hợp tác giữa ba tác nhân ở ba tầng/nấc/lớp khác nhau gồm: quan hệ giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp, quan hệ giữa nhà sản xuất với các khách hàng. Tuy nhiên, cả liên kết dọc và ngang đều mang lại những ý nghĩa thiết thực nhất định. Cụ thể, liên kết dọc nhằm hợp lý hóa quy trình tích hợp các hoạt động giá trị gia tăng và đẩy nhanh tiến độ di chuyển dòng vật chất trong chuỗi nhằm tăng sức cạnh tranh; trong khi đó liên kết ngang nhằm chia sẻ các nguồn lực bổ sung ngoài ngành với mục đích hoàn thiện sản phẩm và cắt giảm chi phí [46]. 1.2.3 Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các công trình nghiên cứu trên thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ. Thảo luận về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply chain) thường được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi dùng cụm từ “hợp tác” (collaboration) thường mang nghĩa tích cực và như vậy tất cả các mối quan hệ trong chuỗi luôn luôn có lợi, tuy nhiên trên thực tế đôi lúc sự hợp tác không mang lại ý nghĩa tích cực như vậy [36]. Theo Backstrand [28, tr.19] cụm từ “quan hệ” (relation) hay “mối quan hệ” (relationship) được sử dụng với nghĩa rộng hơn để chỉ ra bất kỳ liên kết nào giữa các doanh nghiệp có liên quan hay không liên quan đến các đối thủ đều là sự tương tác cạnh tranh hay hợp tác, chính vì vậy mối quan hệ luôn tồn tại. Thuật ngữ “tương tác” (interaction) được sử dụng khi muốn nói đến mối quan hệ song phương và các doanh nghiệp đó có vài hình thức liên lạc, chính vì vậy thuật ngữ “tương tác” được dùng để mô tả nội dung của quan hệ vừa

31

tích cực (quan hệ hợp tác), vừa tiêu cực (quan hệ đối thủ). Trong khi đó thuật ngữ “hợp tác” (collaboration) ở đây được sử dụng đơn thuần chỉ một trong các mức độ tương tác. Các thuật ngữ “tương tác”, “hợp tác” và “quan hệ” sẽ được đặt trong mối quan hệ với nhau theo sơ đồ sau đây:
Quan hệ

Tương tác Giao dịch Hợp tác Liên kết

Hình 1.11: Quan hệ giữa các thuật ngữ [Nguồn: 28, tr.34] Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của luận án, dựa trên các định nghĩa, cấu trúc đến phân loại chuỗi cung ứng đều tập trung vào các mối quan hệ giữa các thành tố trong chuỗi nội bộ hay chuỗi mở rộng. Đặc biệt là sự tồn tại thiết thực giữa 3 thành phần trong một chuỗi mở rộng đó là doanh nghiệp trung tâm với nhà cung cấp, doanh nghiệp trung tâm với khách hàng. Theo Backstrand [28], một khi tồn tại sự tương tác giữa ba thành phần chính trở lên được gọi là hoạt động giao dịch, hợp tác và liên kết. Mỗi mức độ liên kết chứa đựng một thể liên tục của các loại kiểu quan hệ, bao gồm các hình thức sau [28, tr.35]: 1.2.3.1 Hình thức giao dịch (Transaction) Giao dịch nhìn chung được hiểu là sự trao đổi hoặc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ hoặc tài chính cho nhau. Một quan hệ giao dịch hàm ý đến các hoạt động trao đổi các giá trị rời rạc, đặc biệt về giá cả (Achrol, 1991). Trong suốt thập niên 70, 80 của thế kỷ XX một giao dịch chỉ liên quan đến trao đổi sản phẩm đơn lẻ với thông tin được chia sẻ hạn chế, được xem là kiểu quan hệ chi phối. Các giao dịch thương mại có liên quan đàm phán giá cả xảy ra khi quan hệ với nhà cung cấp là quan hệ đối thủ và mục tiêu nhằm gia tăng lợi nhuận cá nhân một thành viên trong chuỗi. Các kiểu quan hệ này được đặc tả bởi sự ngờ vực và đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, theo Skjott-Larsen [81] vào cuối thập niên 80 và suốt thập niên 90 của thế kỷ XX đã xảy ra một sự thay đổi đó là một số kiểu quan hệ cạnh tranh trước đây được thay thế hoặc được bổ sung bằng quan hệ đối tác chiến lược đặc tả bởi một mức độ cao về trao đổi thông tin. 1.2.3.2 Hình thức hợp tác (Collaboration)

32

Hình thức hợp tác nhìn chung được xem như là làm việc với nhau hoặc hợp tác với một ai đó mà đối tác đó không kết nối ngay lập tức được. Theo một nghĩa khác hợp tác được hiểu là hành động hoặc làm việc cùng nhau hay với đối tác khác vì mục tiêu cả hai cùng có lợi. Một số ví dụ về các kiểu mối quan hệ hợp tác là hợp tác mang tính đối thủ hoặc hợp tác không mang tính đối thủ (Cox, 2001), đối tác (Webster, 1992; Mentzer và cộng sự, 2000), và hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp (Cravens và cộng sự, 1996) [dẫn theo 83, tr.15-30]. Nghiên cứu của luận án này sẽ tập trung theo hướng hợp tác giữa nhà sản xuất và khách hàng hay hợp tác giữa các nhà cung cấp, giữa các nhà sản xuất và giữa các khách hàng. Chính vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này sẽ tập trung tìm ra và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác (giữa các đối tác) bao gồm: giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, giữa nhà sản xuất và khách hàng/nhà phân phối và vì mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. 1.2.3.3 Hình thức liên kết (Integration) Hình thức liên kết thường được xem như là sự hợp nhất của hai thực thể thành một thực thể. Theo cách tiếp cận nghiên cứu của luận án thì liên kết được hiểu là sự sáp nhập của một hay nhiều quá trình kinh doanh giữa hai tác nhân với nhau. Quyền sở hữu có thể cho phép các bên trong quan hệ liên kết, nhưng không phải là một yêu cầu bắt buộc. Các lý do để phân biệt giữa sự tương tác và quyền sở hữu là do liên kết quyền sở hữu của một quá trình không cần thiết cho thấy một hợp tác hiệu quả. Một số ví dụ về mối quan hệ liên kết gồm liên kết dọc (Webster, 1992), mua lại, liên doanh (Ellram, 1991), và toàn quyền sở hữu (Bengtsson và cộng sự, 1998) hoặc sáp nhập (MacBeth và Ferguson, 1994). Một vài đặc điểm của sự hợp tác nhìn chung giống như các hình thức giao dịch và liên kết. Chẳng hạn, tất cả các mức độ tương tác mà sản phẩm hoặc dịch vụ được giả định là được trao đổi. Những đặc điểm như thời gian giao dịch dài hơn hoặc chia sẻ mục tiêu lẫn nhau thường diễn ra giữa hợp tác và liên kết nhưng phân biệt hợp tác với giao dịch. Những đặc điểm khác về các mức độ tương tác cao hơn, chẳng hạn như hợp tác hoặc liên kết là việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp (Togar và Sridharan, 2005). Forrester (1958) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và được Lee và cộng sự (1997) nhấn mạnh và xác nhận thông qua việc cung cấp thông tin và mức độ hiệu ứng tiêu cực (còn gọi là hiệu ứng cái roi da), nghĩa là hiệu ứng xảy ra sẽ gây ra tình trạng thông tin bị bóp méo trong suốt hành trình một chuỗi cung ứng. 1.2.4 Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng Hợp tác chuỗi cung ứng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong chuỗi cải

33

thiện thành quả [30, tr.36]. Lợi ích của hợp tác chuỗi cung ứng bao gồm tăng doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt trong các hoạt động nhằm đối phó với sự tăng cao không chắc chắn về cầu (Fisher, 1997; Lee và cộng sự, 1997) [27, tr.30-42]. - Đối với bản thân doanh nghiệp, một khi triển khai chuỗi cung ứng trong đó hợp tác càng cao nghĩa là các thành viên trong chuỗi luôn liên kết chặt chẽ với nhau hướng về cùng chia sẻ lợi ích đạt được [34]. Thông qua việc hợp tác giúp cho các doanh nghiệp cùng chức năng trong chuỗi sẽ giúp tăng sức cạnh tranh (liên kết ngang) từ đó có thể nâng vị thế trong đàm phán mua nguyên liệu – thuê mướn các dịch vụ bên ngoài và tìm kiếm các nhà phân phối lớn. Đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu và biến động thị trường do được chia sẻ thông tin, và chủ động trong các hoạt động đầu vào lẫn đầu ra. - Đối với ngành: Hợp tác chuỗi cung ứng trong ngành tốt sẽ giúp ngành nâng được vị thế cạnh tranh, đi vào phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Các thành viên hợp tác chặt chẽ về phân công lao động, từ đó mỗi thành viên sẽ tự tìm công đoạn mà mình tham gia hiệu quả nhất mà chủ động hợp tác. Như vậy nếu trong một ngành khi triển khai chuỗi cung ứng thể hiện rõ sự hợp tác, chắc chắn sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại ngành đó trên nhiều phương diện như về qui mô, phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng nhằm hướng đến tính bền vững và khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng thành viên trong chuỗi, qua đó ngành sẽ đi vào hoạt động một cách quy củ, từng bước tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án 1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng Nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, trong phạm vi hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, tính đến hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trong các ngành nghề khác nhau trải qua nhiều thập kỷ. Thông qua kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố, có thể rút ra một số nhân tố mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện và kiểm định được một cách riêng biệt, bao gồm: sự tín nhiệm (trust), quyền lực (power), tần suất giao dịch (frequency), độ thuần thục trong giao dịch (maturity), khoảng cách giữa các tác nhân trong chuỗi (distance). Nhân tố văn hóa hợp tác (culture), chiến lược của các tác nhân (strategy) và chính sách từ Chính phủ của các tác nhân trong chuỗi (policy) được lập luận trong các bài viết học thuật nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Mục đích nghiên cứu trong luận án này là tập trung nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nghĩa là đi nghiên cứu đến lợi ích của việc hợp tác, vì sao các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau. Do vậy, nghiên cứu đã sử dụng tiêu chí “mối liên hệ

34

giữa các nhân tố trong chuỗi” để đo lường mức độ hợp tác của chuỗi: thông qua một số nhân tố ở phần sau và định nghĩa từng khái niệm theo các nghiên cứu đã có trên thế giới, đồng thời nghiên cứu này có bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với ngành đồ gỗ tại thị trường Việt Nam, trường hợp nghiên cứu 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. 1.3.1.1 Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác (Trust) Sự tín nhiệm phản ánh một sự tin tưởng vào một đối tác và liên quan đến điểm yếu và không chắc chắn ở một khía cạnh nào đó của đối tác được tin cậy (Joyce và Mattew, 2002) [dẫn theo 53]. Theo một trường phái khác cho rằng sự tín nhiệm xảy ra liên quan đến nhận thức và dựa vào hình thức ảnh hưởng (McAllister, 1995) [dẫn theo 54]. Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng tín nhiệm chủ yếu dựa vào bằng chứng của sự thực thi đáng tin cậy, sự tương đồng về văn hóa – đạo đức, và khả năng chuyên nghiệp [90]. Trong khi các nghiên cứu sau này cho rằng sự tín nhiệm là một chức năng của hành vi quan hệ công dân và sự tương tác thường xuyên. Cả hai nghiên cứu trên đều nhấn mạnh đến sự tín nhiệm giữa các tổ chức nhằm tối thiểu hóa chi phí các thủ tục hành chính [28, tr.59]. Theo Handfield và Bechtel [51, tr.367-382] bổ sung thêm ý niệm về tài sản hữu hình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự tín nhiệm giữa các đối tác của các mối quan hệ tổ chức trung gian. Sau đó Handfield [54, tr.3-32] cho rằng tín nhiệm là một phạm trù dễ hiểu nhưng rất khó đo lường. Thật vậy, một quan sát chứng minh về sự tiến hóa của tín nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, hành vi tổ chức, marketing và lý thuyết về tổ chức [52]. Trong tất cả các yếu tố trích ra trong quản lý chuỗi cung ứng thì tín nhiệm là một trong những yếu tố được trích dẫn thường xuyên nhất, tuy nhiên nó cũng chính là một trong những yếu tố khó đo lường nhất. Một so sánh các định nghĩa khác nhau về tín nhiệm thông qua các lĩnh vực chỉ ra rằng tín nhiệm có thể được chia thành tám mô hình nhận thức. Cụ thể: - Mô hình đầu tiên, Handfield thừa nhận rằng tín nhiệm là một nhận thức có thể đoán được hoặc tin cậy vào một đối tác khác. - Mô hình thứ hai chú trọng vào năng lực của đối tác như một thành tố của tín nhiệm. - Mô hình thứ ba là một sự công nhận tín nhiệm như lòng vị tha hay thiện chí nhằm hướng đến một đối tác khác. - Mô hình thứ tư liên quan đến khái niệm tính dễ bị tổn thương của tín nhiệm. - Mô hình thứ năm chỉ rõ rằng sự tín nhiệm dựa trên lòng trung thành tồn tại khi một đối tác kiên định theo đuổi cái gọi là trách nhiệm. - Mô hình thứ sáu nhận thức rõ rằng tồn tại một sự tín nhiệm bao gồm nhiều thành

35

phần, trong đó chúng được định nghĩa như sự tín nhiệm nhận thức (sự tín nhiệm tin cậy hoặc nhiệm vụ) và sự tín nhiệm dựa trên niềm tin về tình cảm. - Mô hình thứ bảy chấp nhận một vài định nghĩa gần đây về sự tín nhiệm mà kết nối và ý niệm về sự tín nhiệm dựa trên nhận thức và sự ảnh hưởng. - Mô hình thứ tám phối hợp các quan niệm khác nhau thành một khái niệm được định nghĩa như là sự tín nhiệm không thiên lệch. Theo Corbett và cộng sự (1999) [dẫn theo 54, tr.3-32], một mối quan hệ thành công được đặc tả bằng sự tín nhiệm lẫn nhau và các doanh nghiệp có sự tín nhiệm nhau luôn có lợi nhuận, phục vụ khách hàng tốt hơn và dễ thích ứng hơn. Bản chất của sự tín nhiệm bao gồm sự phụ thuộc, niềm tin và sự công bằng. 1.3.1.2 Quyền lực của các đối tác (Power) Khi thiết kế một chuỗi cung ứng hợp tác với các doanh nghiệp khác, một doanh nghiệp phải xem xét quy mô, tác động và trạng thái của doanh nghiệp khác. Nếu quy mô của đối tác lớn hơn, có ảnh hưởng nhiều hơn và vị thế cao hơn thì trong quan hệ đó đối tác sẽ có quyền lực nhiều hơn [69, tr.9]. Trong quan hệ, khi một bên có quyền lực hơn có nhiều khả năng gây sức ép lên bên ít quyền lực hơn trong việc đưa ra các quyết định có lợi cho bên nhiều quyền lực hơn. Một số tác giả như Buttaney và Lawrence (1988), Watson (2001) cũng đã chỉ ra những tác động của quyền lực trong các chuỗi cung ứng trên thực tiễn [28, tr.59]. Cox [41, tr.219-222] đã đưa ra một khái niệm cụ thể về bản chất của quyền lực “…quyền lực của một doanh nghiệp hay một tổ chức vượt qua đối tác được định đoạt bởi phạm vi liên quan đến doanh nghiệp hoặc tổ chức phụ thuộc nguồn lực cụ thể vào đối tác khác”. Điều này đã gây ra tranh cãi nhiều vì rằng mức độ của sự phụ thuộc được xác định bởi tính thiết thực và sự khan hiếm về nguồn lực có liên quan đến họ được gây ra bởi mỗi bên trong một quan hệ trao đổi. Tính hữu dụng về nguồn lực có liên quan đến tài chính của các bên, tầm quan trọng về hoạt động của doanh nghiệp và sự khan hiếm về nguồn lực có liên quan đến mức độ của nguồn lực cân bằng có thể được tìm thấy ở đó hoặc một nơi nào khác. Theo Joyce và Mattew (2002) [dẫn theo 53] cho rằng quyền lực được xem là trung tâm của tất cả các quan hệ kinh doanh. Một khi có quyền lực, doanh nghiệp có khả năng điều khiển, cho phép hoặc sử dụng ảnh hưởng của mình lên hành động của một cá nhân hay một doanh nghiệp khác theo kiểu mệnh lệnh. Một đối tác khi có quyền lực hơn đối tác khác có khả năng buộc đối tác làm vài điều gì đó mà đối tác không thể hành động khác hơn được [42].

36

Theo công trình nghiên cứu của Handfield [54, tr.11] cho rằng một trong những rào chắn lớn nhất để tín nhiệm nhau chính là quyền lực, chính vì vậy giữa quyền lực và tín nhiệm có liên quan với nhau. Một số quan điểm về quyền lực do Handfield (2004b) tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đây thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2: Tổng hợp các cơ sở lý thuyết về quyền lực
French Jr. và Raven (1959) Gaski (1984) Có 3 loại khác nhau về quyền lực, gồm: quyền lực tham khảo, quyền lực hợp pháp và quyền lực cưỡng bức Trong chuỗi cung ứng không có một mối quan hệ chặt chẽ giữa quyền lực và sự phụ thuộc. Việc sử dụng quyền lực cưỡng bức và không cưỡng bức vẫn chưa được kiểm định một cách hiệu quả. Gaski và Nevin (1985) Venkatesh và cộng sự (1995) Heide (1994) Sử dụng quyền lực có một tác động đến sự hài lòng và mâu thuẫn vượt ra khỏi phạm vi sự hiện diện chỉ của riêng quyền lực. Dấu hiệu nhận dạng giữa việc sử dụng một chiến lược ảnh hưởng cụ thể và loại quyền lực trong một mối quan hệ. Trong mối quan hệ giữa người mua và người bán, quyền lực đơn phương càng nhiều thì việc sử dụng hợp đồng với các điều khoản rõ ràng, chi tiết càng cao. Lusch và Brown (1996) Mức độ phụ thuộc của nhà cung cấp hoặc người mua vào đối tác càng cao thì việc sử dụng hợp đồng rất rõ ràng càng cao.

Nguồn: Công trình nghiên cứu về quyền lực trong SC của Handfield [54, tr.11] 1.3.1.3 Mức độ thuần thục trong quan hệ giữa các đối tác (Maturity) Gia tăng mức độ tương tác chuỗi cung ứng càng nhiều dẫn đến giảm được tính không chắc chắn trong dự đoán cung, cầu và cải thiện được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [53]. Đây là cách tốt nhất để theo đuổi và đạt được lợi thế cạnh tranh (Childerhouse và cộng sự, 2003). Các đặc điểm của quá trình thuần thục trong mối quan hệ đó là: khả năng có thể dự đoán, năng lực, quyền lực điều khiển, hiệu lực và hiệu quả (Childerhouse và cộng sự, 2003) [dẫn theo 28, tr.60]. 1.3.1.4 Tần suất giao dịch giữa các đối tác (Frequency) Tần suất [dẫn theo 28, tr.60] chính là mức độ thường xuyên đề cập đến một giao dịch thường xảy ra như thế nào (Ellarm, 1991). Theo một nghiên cứu 160 doanh nghiệp thành công trong mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp phụ thuộc vào mức độ thường xuyên tương tác giữa các đối tác (Sahay, 2003). Không có một quy luật chung để quyết định các đối tác nên tương tác thường xuyên như thế nào, nhưng một ma trận danh mục gồm bốn

37

nội dung liên quan đó là chiến lược, thuê ngoài, tự liên kết sản xuất và các liên quan mang tính thuận tiện. Mỗi khía cạnh đưa ra một mức độ liên quan khác nhau trong các hoạt động khác nhau. Giao dịch càng nhiều đưa đến hoạt động tương tác càng lớn và vì vậy định hình mối quan hệ gần gũi hơn và đảm bảo cho giao dịch đó suôn sẻ hơn (Cooper và cộng sự, 1997). 1.3.1.5 Khoảng cách giữa các đối tác (Distance) Theo Andrea Felsted [24, tr.2-3], khoảng cách giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng nghĩa là muốn đề cập đến các khoảng cách về địa lý, khoảng cách về văn hóa và khoảng cách về tổ chức giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng đó. Cụ thể: - Khoảng cách về địa lý là sự cách biệt hiện hữu giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp của họ, chẳng hạn các doanh nghiệp và nhà cung cấp của họ đặt trụ sở hoạt động ở các quốc gia khác nhau thì khoảng cách về địa lý giữa các thành viên càng lớn. - Khoảng cách về văn hóa phản ánh sự khác biệt về văn hóa xã hội mà doanh nghiệp cùng với các nhà cung cấp của họ đang đặt trụ sở hoạt động tại đó, khoảng cách về văn hóa ảnh hưởng lên cách thức các nhà quản lý sẽ đối mặt với những thách thức mới như thế nào cũng như việc phát triển các quan hệ hoạt động. - Khoảng cách về tổ chức đồng nghĩa với việc số lượng doanh nghiệp tồn tại trong mỗi chuỗi cung ứng, và khoảng cách sẽ gia tăng khi số doanh nghiệp trong chuỗi tăng lên, nguyên nhân của vấn đề này là do khả năng truyền đạt thông tin giữa một số đối tác trong quá trình giao dịch không được thông suốt do các trục trặc có thể phát sinh trong giao tiếp giữa các đối tác trong chuỗi. Như vậy theo các nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng cách giữa các đối tác gồm 3 khía cạnh đó là khoảng cách về địa lý, về văn hóa và về cách thức tổ chức của các tác nhân trong chuỗi. Khoảng cách nói chung có ảnh hưởng nhất định đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, nghĩa là khoảng cách giữa các đối tác càng gần nhau có nghĩa là các đối tác có những nét tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, các tập quán kinh doanh và điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác lựa chọn nhau và hợp tác với nhau (với điều kiện các điều kiện kinh doanh khác của các đối tác khác ở những khu vực khác là như nhau). 1.3.1.6 Chính sách của Chính phủ (Policies) Chính sách từ Chính phủ bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau, tùy vào từng ngành hàng mà chính sách của Chính phủ sẽ quy định cụ thể những luật lệ trong kinh doanh khác nhau. Theo Brown [31, tr.327-331] chỉ ra rằng trong 5 năm trở lại đây đã có hơn 40 loại chính sách khác nhau được các Chính phủ ban hành, đơn cử chính sách về năng lượng, về

38

môi trường, về phát triển bền vững, về chuẩn mực sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về thuế quan và phi thuế quan đã được công bố với mục đích khác nhau nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động trong nền kinh tế trong đó có các tác nhân của chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, theo một báo cáo mới được trình bày tại WEF (02/2012), trong hoạt động phức tạp và trải rộng của chuỗi cung ứng, một nhu cầu đặt ra là cần phải nâng cao sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, quốc gia và quốc tế nhằm kiểm soát và quản lý tốt các rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu6. Nếu chính sách của chính phủ trong lĩnh vực thuế quan và phi thuế quan của đối tác phù hợp sẽ khuyến khích và mở ra nhiều cơ hội giao dịch giữa các đối tác trong chuỗi. Các rào cản về thuế quan như tăng thuế nhập khẩu làm hạn chế giao thương, các rào cản phi thuế quan gồm các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật mà một đối tác phải đáp ứng được như về thiết kế sản xuất, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác, kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm [32, tr.5]. Theo Mentzer [72] cho rằng bất kỳ một tác nhân nào khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành nhưng không đáp ứng tốt các chính sách, luật định của quốc gia và quốc tế thì khó có sự hợp tác được. 1.3.1.7 Văn hóa hợp tác (Culture) giữa các tác nhân (cung cấp-sản xuất, sản xuấttiêu dùng, cung cấp-cung cấp, sản xuất-sản xuất) Theo Zelewski và cộng sự [92, tr.4], văn hóa hợp tác là tập hợp các khả năng cụ thể, sự tự nguyện và nhận thức của doanh nghiệp trong sự hợp tác với các đối tác nhằm cung cấp các giải pháp hướng về khách hàng. Văn hóa hợp tác trong một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của 7 nhân tố sau đây [92, tr.4-5]: (i) Cùng hướng đến một mục tiêu, nghĩa là các đối tác hợp tác phấn đấu theo đuổi mục tiêu hợp tác chung; (ii) Có những thỏa thuận về cách thức quản lý một cách tương thích nhằm đưa đội ngũ nhân viên vào các vị trí hợp tác với đối tác, khuyến khích làm việc nhóm; (iii) Phân công lao động giữa các đối tác trong chuỗi sẽ giảm khối lượng công việc cho các bên trong quá trình hợp tác; (iv) Văn hóa hợp tác dựa vào sự tín nhiệm giữa doanh nghiệp với các đối tác khác trong chuỗi cung ứng; (v) Nếu đối tác tiếp cận với thông tin liên quan đến hợp tác mà không bị thất lạc, chậm chạp và bóp méo thì đã tồn tại tính minh bạch về truyền thông trong chuỗi;
6

Báo cáo của John Manners-Bell tại WEF ở Davos về Vai trò hợp tác của Chính phủ trong chuỗi cung ứng.

39

(vi) Một sự thông hiểu về kinh doanh và tình hình đối tác hợp tác hiện tại sẽ thúc đẩy sự thành công của hợp tác. Kiến thức về đối tác hợp tác trong kinh doanh cho phép đối tác phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối tác cũng như biết cách kết hợp các điểm mạnh yếu một cách phù hợp; (vii) Những lợi ích và vấn đề về hợp tác trước đó sẽ thúc đẩy các bên sớm có kế hoạch hợp tác tiếp theo.
[

Đồng quan điểm trên, Handfield và Bechtel [51, tr.369] cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp chỉ đồng ý tham gia liên kết khi thấy được các lợi ích mà họ kỳ vọng ở tương lai. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thường phải đầu tư khá nhiều thời gian và chỉ rõ được các lợi ích tiềm tàng khi hợp tác với nhau, và quan trọng hơn phải có thái độ tích cực hướng đến làm việc với nhau. Mentzer [72, tr.53] lập luận rằng các thành viên phải thiết lập mối quan hệ ở mức độ cao và thường xuyên củng cố quan hệ đó. 1.3.1.8 Chiến lược hợp tác của các đối tác (Strategies) Chiến lược hợp tác bao hàm tất cả các khía cạnh có thể làm cho các đối tác trong chuỗi cung ứng cùng nắm bắt nhằm đạt được sự am hiểu thông suốt, các chiến lược chuỗi cung ứng có thể được thực hiện bởi tất cả các đối tác có liên quan trong chuỗi. Chiến lược hợp tác trong chuỗi bao gồm các hoạt động cơ bản như lập kế hoạch, dự báo và bổ sung các nội dung về hợp tác trong chuỗi cung ứng [35, tr.1-15]. Theo Muckstadt và cộng sự [75, tr.14] khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng hợp tác cho rằng chiến lược hợp tác bao gồm 4 nội dung cơ bản, đó là: chiến lược mua lại và sáp nhập, chiến lược hợp lý hóa nguồn vốn, chiến lược tối ưu hóa các kết hợp về sản xuất và chiến lược giới thiệu sản phẩm mới. 1.3.2 Mô hình nghiên cứu ban đầu7

Khi nghiên cứu về tính hợp tác chuỗi cung ứng, qua tra cứu các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới cho thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính hợp tác của chuỗi trong những ngành nghề khác nhau. Trong nghiên cứu này, sau khi trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả đã đưa đồng loạt 8 nhân tố vào nghiên cứu cho ngành chế biến đồ gỗ, đây là một mô hình nghiên cứu thử nghiệm mang tính mới tại thị trường Việt Nam. Từ mô hình đề xuất ban đầu, tác giả sẽ sử dụng dữ liệu khảo sát để xử lý và đưa vào phân tích nhân tố khám phá nhằm phát hiện ra các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, từ đó sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức sau khi đã điều chỉnh cụ thể ở chương 2 và 3.

7

40

Các mô hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới

Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án
Tín nhiệm

Tín nhiệm Quyền lực Quyền lực Tần suất Thuần thục HỢP TÁC CHUỖI CUNG ỨNG Khoảng cách Văn hóa Khoảng cách Chiến lược Chính sách

Tần suất

Thuần thục

Hình 1.12: So sánh mô hình nghiên cứu 1.4 Thị trường đồ gỗ thế giới và chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới

(Nguồn: Nghiên cứu lặp lại dựa vào việc tổng hợp và kế thừa từ các công trình đã công bố) Trong thập niên trở lại đây, thương mại ngành đồ gỗ của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có sự tăng trưởng vượt bậc, với tổng kim ngạch đạt được trên thế giới vào khoảng 500 tỷ USD [87] có thể khẳng định rằng ngành đồ gỗ mang tính toàn cầu cao, sẽ là thiếu sót nếu nghiên cứu chuỗi cung ứng và sự hợp tác chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam nhưng lại không đề cập đến quan hệ đầu vào – đầu ra với thị trường thế giới. Điều này đặc biệt rất đúng với ngành đồ gỗ Việt Nam, bởi vì đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và để duy trì xuất khẩu, hàng năm ngành phải nhập hàng tỷ USD giá trị nguyên liệu từ các thị trường trên thế giới [88]. Chính vì vậy, mục tiêu nghiên cứu thị trường đồ gỗ thế giới nhằm làm rõ cơ sở lý luận của luận án. 1.4.1 Thị trường đồ gỗ thế giới 1.4.1.1 Tình hình chung Trong thập niên gần đây thương mại các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất thế giới tăng trưởng liên tục, với nhịp độ tăng trưởng bình quân 10,1%/năm. Xét trong giai đoạn 2000 – 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu về ngành đồ gỗ xấp xỉ nhau, thể hiện qua biểu đồ sau:

41

Hình 1.13: Thương mại các sản phẩm đồ gỗ thế giới, 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD) (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010) Qua số liệu thống kê cho thấy tình hình thương mại của ngành đồ gỗ thế giới có xu hướng tăng liên tục từ năm 2001 – 2008, tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến năm 2009 hoạt động thương mại có xu hướng giảm. Nguyên nhân giảm là do tại các thị trường nhập khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU và Nhật bị tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế. Từ năm 2010 đến nay, hoạt động thương mại đã tăng trở lại do các thị trường tiêu thụ đã hồi phục sau ảnh hưởng của khủng hoảng trong đó tại các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế dẫn đầu là Hoa Kỳ và các nước thuộc EU đã đồng loạt ban hành các chính sách thúc đẩy kinh tế, chú trọng đặc biệt vào việc vực dậy thị trường nhà đất. Do vậy, sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường nhà đất, hoạt động xây dựng, đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương mại ngành gỗ, trong đó ngành đồ gỗ Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ lực. 1.4.1.2 Tình hình nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu đồ gỗ trên thế giới tập trung vào 15 nhà nhập khẩu chủ lực với các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất hàng đầu thế giới chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong thương mại thế giới. Nhịp độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trên thế giới trong giai đoạn 2001 – 2009 là 6,12%. Hoa Kỳ, Nhật và một số nước EU (Đức, Pháp, Anh) chiếm vị thế những nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới mặt hàng đồ gỗ nội, ngoại thất; trong đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ trong cơ cấu tổng giá trị nhập khẩu thế giới chiếm khoảng 24%, thể hiện qua hình sau:

42

Hình 1.14: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp của 5 nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD) (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010) Từ hình vẽ trên cho thấy với tỷ trọng cao trong thương mại nhập khẩu nhóm hàng đồ gỗ nội, ngoại thất của thế giới, diễn biến tại thị trường Hoa Kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nhập khẩu của thế giới. Với vị thế nhà cung cấp lớn, biến động nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ có mối tương quan chặt chẽ với diễn biến xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này trong đó có Việt Nam. Cùng với các nhà sản xuất sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất phát triển khác ở EU, chiến lược của Hoa Kỳ là sản xuất thiết bị nguồn, thực hiện đầu tư sản xuất hoặc thuê ngoài sản xuất các sản phẩm sơ chế tại Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc ngày càng củng cố vị thế nhà cung cấp lớn trên thị trường Hoa Kỳ, với tỷ trọng tăng từ mức 31% vào năm 2001 lên mức hơn 49% vào năm 2009. Trong giai đoạn 2001–2009, nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất của EU đạt 7,4%, cao hơn mức trung bình thế giới. Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này của EU năm 2009 đạt 20,36 tỷ USD. Mức tăng trưởng nhập khẩu cao của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Ba Lan là nhân tố đóng góp tích cực nhất vào mức tăng trưởng nhập khẩu chung của EU. Vì đặc thù của ngành chế biến đồ gỗ Việt là nhập khẩu đến 80% nguyên liệu về số lượng để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, do đó giữa hoạt động nhập và xuất khẩu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành, nội dung phần 1.4.1.3 sẽ tiếp tục giới thiệu về tình hình xuất khẩu của ngành. 1.4.1.3 Tình hình xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ thế giới tăng liên tục trong 10 năm trở lại đây, cụ thể trong số 10 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ nội, ngoại thất hàng đầu thế giới chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của thế giới. Tỷ trọng của các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong cơ cấu giá trị xuất khẩu tăng liên tục trong thập kỷ qua cho thấy hoạt động sản xuất – xuất khẩu nhóm hàng này trên thế giới ngày càng tập trung và chuyên môn hóa cao. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất trên thị trường thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình cao nhất trong thập kỷ qua, đạt lần lượt 32% và 21% trong giai đoạn 2001 – 2009. Trong nhóm các quốc gia xuất khẩu hàng đầu, Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược sản xuất thiết bị nguồn của Hoa Kỳ và EU khi các khoản đầu tư sản

43

xuất, chuyển giao thiết bị sơ chế gỗ được đầu tư, giúp nước này không chỉ đảm bảo thiết bị và vốn đầu vào mà còn sản phẩm đầu ra. Qui mô về xuất khẩu của 5 nhà xuất khẩu hàng đầu trên thế giới thể hiện qua hình sau.

Hình 1.15: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của 5 nhà xuất khẩu lớn nhất, giai đoạn 2001 – 2009 (Đơn vị tính: tỷ USD) (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010) Qua hình 1.15 cho thấy, mặc dù xét về kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 5, song xu hướng kim ngạch của Việt Nam luôn tăng cho dù kinh tế toàn cầu trong 3 năm gần đây có nhiều biến động bất lợi. Hiện tại, Việt Nam là quốc gia thường được nhắc đến trong các lựa chọn đầu tư của các nhà sản xuất thiết bị nguồn và đầu tư nước ngoài sau Trung Quốc. Để giảm phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu sang các thị trường mới nổi tại Trung Đông, các nước ASEAN và Nga, trong khi đó thị trường xuất khẩu chủ lực đồ gỗ Việt Nam vẫn tập trung vào 3 thị trường lớn, gồm: Hoa Kỳ, EU và Nhật. * Tóm lại: Qua phân tích đính kèm với số liệu các hình vẽ cho thấy hoạt động sản xuất và thương mại trên toàn cầu của ngành đồ gỗ ngày càng tăng cả về giá trị kim ngạch lẫn qui mô thị trường. Trong bức tranh sinh động đó, Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị thế của mình xứng đáng là một thị trường nhập khẩu và chế biến xuất khẩu nhiều tiềm năng. Thực tế đã minh chứng điều này qua số liệu về kim ngạch xuất khẩu tăng cao hàng năm, thị trường ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên để ngành chế biến đồ gỗ Việt thực sự đủ lực để cạnh tranh với điều kiện ngày càng khắt khe như hiện nay, vấn đề đặt ra là ngành và các doanh nghiệp trong ngành phải có một chiến lược hiệu quả cho ngành đồ gỗ - đó chính là phải bắt nhanh chóng xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp và ngành trong đó các tác nhân phải thực sự hợp tác chặt chẽ với nhau. Từ đó kết nối với chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu, thực sự trở thành một khâu hay mắc xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng đó. 1.4.2 Chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới

44

Qua thống kê, tổng hợp từ số liệu và dữ liệu đã có, nghiên cứu này đã dùng phương pháp phân tích, so sánh thực hiện từ 4.2010 đến 11.2011 về chuỗi cung ứng ngành đồ gỗ thế giới, qua đó cho thấy rằng hiện nay đã hình thành chuỗi cung ứng ở các mức độ sau: - Chuỗi cung ứng của các tập đoàn chuyên về gỗ như IKEA, Södra Cell (Thụy Điển) trong đó đã hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng trên toàn cầu. - Chuỗi cung ứng của các khu vực, vùng như Bắc Carolina (Hoa Kỳ) với hệ thống được thiết lập quy củ từ nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. - Chuỗi cung ứng toàn cầu trong đó mỗi một quốc gia tham gia vào chuỗi trở thành một khâu trong quy trình cung ứng/sản xuất/phân phối. Cụ thể khi xem xét chuỗi cung ứng đồ gỗ trên toàn cầu hiện nay có thể nhận diện các đặc điểm chính của chuỗi như sau: + Khâu cung cấp nguyên liệu (phần đầu chuỗi) thuộc về các quốc gia hoặc có sẵn nguồn nguyên liệu như Hoa Kỳ, Chile, Canada, Úc, Newzealand, Nga hoặc các thị trường có vị thế uy tín và kinh nghiệm trên thương trường để có thể nắm bắt nhanh nhu cầu, khai thác và tổ chức mua bán nguyên liệu sang các thị trường khác. Khâu đầu chuỗi không thuộc các quốc gia thuộc top 5 các nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng hầu hết các quốc gia xuất khẩu chủ lực này phải phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ bên ngoài là chính, trong đó có Việt Nam. + Khâu sản xuất (phần giữa chuỗi) đang được chuyển dần từ các thị trường có sẵn nguyên liệu, có công nghệ sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh…Đây là các thị trường ít nhiều vẫn còn lợi thế về nhân công – thực hiện công đoạn tổ chức sản xuất nhưng dưới sự giám sát về thiết kế mẫu mã chất lượng của các nhà phân phối lớn. Hay nói một cách khác, ngoại trừ Trung Quốc, nhìn chung các nước tham gia vào khâu sản xuất đồ gỗ hiện nay chỉ mới dừng lại ở cấp độ gia công là chính. + Khâu phân phối/tiêu thụ (phần cuối chuỗi) rơi vào tay một số nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp như Carrefour, IKEA, Diamond Keystone Associates bao phủ trên toàn cầu. các nhà phân phối này thường chủ động tìm kiếm đến các thị trường sản xuất để đặt hàng trong đó thông thường đặt luôn cả mẫu mã và thiết kế. Sau đó thông qua vai trò của họ sẽ tiếp tục phân phối sỉ đến các nhà bán lẻ hoặc hệ thống siêu thị tại các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Một phần rất nhỏ trong phân phối trực tiếp thuộc các thị trường tham gia sản xuất như Trung Quốc chẳng hạn. Như vậy có thể thấy rằng khâu phân phối là một hoạt động rất cần uy tín thương hiệu để tạo niềm tin nơi người tiêu dùng – điều này khó có thể có được tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

45

Nghiên cứu này tập trung vào 3 tác nhân cơ bản nhất trong chuỗi cung ứng đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chuỗi cung ứng ngành đồ gỗ trên thế giới đã tồn tại nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện [17]. Nguyên nhân là do giữa các khâu trong chuỗi: đầu, giữa và cuối chuỗi vẫn còn khá lỏng lẻo, chưa có mối liên kết bền chặt. Nếu không củng cố được các mối liên kết đó, chắc chắn phần giá trị gia tăng sẽ chủ yếu nghiêng về phần cuối chuỗi, phần giữa chuỗi vẫn luôn trong thế thụ động và kém hiệu quả, phát triển không bền vững. Đây là vấn đề quan tâm của những ai đang xây dựng và nghiên cứu về chuỗi cung ứng đồ gỗ. 1.5 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và bài học rút ra cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam 1.5.1 Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia và tập đoàn đồ gỗ trên thế giới 1.5.1.1 Chuỗi cung ứng đồ gỗ của tập đoàn IKEA8 IKEA là chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ đồ dùng trong nhà có trụ sở chính tại Thụy Điển. Các sản phẩm của IKEA gồm các đồ dùng trong nhà bằng gỗ, các đồ dùng trong phòng tắm và nhà bếp. Hiện nay, IKEA có khoảng 238 cửa hàng bán lẻ ở trên 34 quốc gia/lãnh thổ với hơn 10.000 nhân viên nhưng chỉ có một số nhà máy sản xuất nên hầu hết các sản phẩm đều được cung ứng bởi các nhà cung cấp. IKEA đã hợp tác với 1.500 nhà cung cấp ở trên 55 quốc gia. Hai phần ba trong số đó ở Châu Âu, còn lại một phần ba ở Châu Á. Ở Bắc Mỹ số lượng nhà cung cấp chỉ chiếm khoảng 3%. Năm quốc gia lớn nhất mà IKEA thực hiện mua hàng là Trung Quốc (19%), Ba Lan (12%), Thụy Điển (8%), Ý (7%) và Đức (6%). Trong những năm gần đây, IKEA đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình là chuyển từ việc bán hàng sang mua hàng và dành một nguồn lực đáng kể trong việc xây dựng mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp. Ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng chủ yếu tập trung vào công đoạn sản xuất chế biến, do vậy nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng của IKEA cũng là một bước giúp các nhà sản xuất đồ gỗ Việt học hỏi cách thức để có thể trở thành nhà cung cấp về các sản phẩm đồ gỗ cho tập đoàn toàn cầu này. * Mô hình hoạt động của IKEA Nếu trước đây IKEA có rất nhiều nhà cung cấp nhỏ và thiết lập mối quan hệ ngắn hạn, thì ngày nay IKEA đã chú trọng hơn vào việc xây dựng mối quan hệ dài hạn với một số nhà cung cấp lớn. Một điểm khác biệt nữa trong chiến lược mua hàng này là cách làm việc của IKEA với các nhà cung cấp. Trước đây, IKEA đưa yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, giá

8

Tổng hợp từ báo cáo của tài liệu Triết lý kinh doanh của IKEA và www.IKEA.com truy cập vào tháng 15.11.2011

46

cả và trách nhiệm môi trường – xã hội đến nhà cung cấp thì với chiến lược mới, IKEA đã cùng với nhà cung cấp phát triển và giải quyết các vấn đề trên. Để trở thành một trong số những nhà cung cấp chiến lược cho IKEA, bên cạnh các tiêu chuẩn như thái độ và phong cách quảnlý, tình hình tài chính, khả năng mua nguyên vật liệu, hiệu quả chất lượng, cam kết giá bán thấp9. Ngoài ra các nhà cung cấp còn phải cam kết và thực hiện bộ tiêu chuẩn về môi trường và xã hội do chính IKEA phát triển gọi là “The IKEA Way on Purchasing Home Furnishings Products”- gọi tắt là IWAY. - Mục đích xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng nhằm tạo hiệu quả tối ưu cho quá trình thiết kế và cung cấp sản phẩm. Cấu trúc của chuỗi gồm 4 bộ phận chuyên biệt là: + IKEA của Thụy Điển (IOS) có chức năng là trụ sở chính, chuyên thiết kế sản phẩm và vạch ra các chiến lược kinh doanh. + Bộ phận kinh doanh chia thành 12 khu vực, mỗi khu vực liên kết với một mảng sản phẩm cụ thể như ghế sofa, bàn ăn, giường ngủ,… + Bộ phận bán lẻ: có chức năng kiểm soát tất cả các cửa hàng + Các trung tâm phân phối: hoạt động dưới sự điều khiển của bộ phận bán lẻ và cung cấp các chức năng hỗ trợ nhà cung cấp. - Nguyên tắc hoạt động của IKEA như sau: + Trưởng bộ phận của từng khu vực kinh doanh từng sản phẩm chuyên biệt sử dụng một nhóm chuyên gia gồm: nhà thiết kế, kỹ thuật viên, kiểm soát chất lượng sản phẩm và người phát triển sản phẩm để nghiên cứu và tìm kiếm các nhà cung cấp. + Thiết lập một gói đấu thầu cạnh tranh để có cơ sở lựa chọn nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của IKEA. + Bộ phận thương mại hợp tác với các nhà sản xuất ở các nước để cung cấp mức giá thấp nhất có thể trong đó đã tính đến chi phí nguyên liệu, chế biến và logistics. + Sau khi sản phẩm được hoàn thiện từ nhà sản xuất, chuyên gia của IKEA ở từng khu vực tiếp tục kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các phòng thí nghiệm về độ an toàn, tính năng tiện ích đặc trưng của từng sản phẩm. Nếu sản phẩm vượt qua phần kiểm tra này sẽ được tiến hành đặt hàng cho nhà sản xuất ở các nước với số lượng nhỏ nhất định. Người quản lý cung cấp sản phẩm trên sẽ chịu trách nhiệm về việc mua thử nghiệm sản phẩm. Nếu thị trường tín nhiệm sản phẩm này, sẽ lên kế hoạch mua sản phẩm với số lượng lớn hơn. Người mua sẽ chịu trách nhiệm đánh giá thường xuyên hợp đồng cung ứng, các nhân viên kỹ thuật sẽ giúp cải tiến liên tục trên thiết kế. Phần hỗ trợ kinh doanh sẽ đưa ra lời khuyên về hậu cần và công nghệ thông tin. Trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng của IKEA luôn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận trong nội bộ tập đoàn này (chuỗi cung ứng nội
9

Theo nội dung bài phóng sự ‘Ngành gỗ thiếu liên kết để tiến xa’, TBKTSG: số chủ nhật 26/2/2012

47

bộ của IKEA) và hợp tác chặt chẽ giữa IKEA với các nhà cung cấp (chuỗi cung ứng mở rộng). Điều này lý giải rằng để đạt được thành công và được ghi nhận là một trong những nhà phân phối đồ gỗ hàng đầu thế giới, IKEA đã biết vận dụng lý thuyết hợp tác trong chuỗi cung ứng đó là phải thiết lập mối quan hệ cộng tác với nhà cung cấp thông qua những yêu cầu IKEA đặt ra, một khi IKEA đã đủ độ tín nhiệm với các nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng hẹn… IKEA sẽ chia sẻ và mang lại các lợi ích cho các đối tác khi trở thành nhà cung cấp được lựa chọn. Đối với chuỗi cung ứng IKEA, để trở thành nhà cung cấp trong chuỗi thì họ phải chấp nhận giá họ bán cho IKEA thấp hơn so với khách hàng khác. Tuy nhiên với chính sách đặt hàng với số lượng lớn và sự hỗ trợ tích cực của IKEA về kỹ thuật, thanh toán, vận chuyển là cam kết gắn bó lâu dài trong chuỗi cung ứng của IKEA sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho nhà sản xuất [7]. Như vậy qua nghiên cứu chuỗi cung ứng IKEA, nhắc nhở các doanh nghiệp Việt Nam muốn trở thành nhà cung cấp sản phẩm, bắt buộc các doanh nghiệp phải trang bị những chuẩn mực nhất định từ nguyên liệu đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí, tổ chức điều kiện và môi trường sản xuất tương thích, tạo niềm tin từ đối tác thì sự hợp tác mới xảy ra. * Một số khuyến nghị khi vận dụng kinh nghiệm mô hình chuỗi IKEA vào thị trường và đặc thù ngành đồ gỗ Việt Nam đó là các nhà sản xuất phải tự trang bị máy móc thiết bị hiện đại, thích nghi với phong cách làm việc chuyên nghiệp 3Rs của tập đoàn lớn đó là: đúng chất lượng (Right Quality), đúng lúc (Right Time) và đúng địa điểm (Right Place). Chỉ khi nào chúng ta làm tốt như vậy thì mới có thể hợp tác được với IKEA và trở thành một mắt xích trong chuỗi của họ - trở thành nhà cung cấp sản phẩm đáp ứng tốt 3Rs. . 1.5.1.2 Chuỗi cung ứng đồ gỗ của vùng Bắc Carolina – Hoa Kỳ Đây là mô hình liên kết cụm trong việc tổ chức thu mua, chế biến và phân phối sản phẩm với sự kết hợp chặt chẽ các nhà cung cấp Logistics. Liên tưởng đến vùng Đông Nam Bộ - mặc dù còn nhiều bất cập trong các khâu thu mua, chế biến và phân phối nhưng nghiên cứu mô hình chuỗi đồ gỗ của vùng Bắc Carolina sẽ là mục tiêu và giúp vùng Đông Nam Bộ hoạch định chiến lược tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững. * Mô hình hoạt động chuỗi cung ứng vùng Bắc Carolina Carolina là một tiểu bang thuộc Đông Nam Hoa Kỳ gồm 100 quận, thủ phủ là Raleigh, và thành phố lớn nhất là Charlotte. Trong đó miền bắc Carolina được xem là cái nôi của ngành công nghiệp đồ nội thất của quốc gia này trong hơn thế kỷ qua. Lúc bấy giờ

48

tập trung sản xuất chủ yếu tại vùng Piedmont phía bắc Carolina, đặc biệt là thành phố High Point do khu vực này rất phù hợp cho ngành công nghiệp đồ nội thất vì có nguồn cung cấp gỗ dồi dào từ nhiều khu rừng gỗ cứng, có hệ thống đường sắt, đường cao tốc và sự sẵn có của nguồn lao động giá rẻ. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, dưới sức ép cạnh tranh với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này vào, hàng từ các thị trường như Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Đức và Mexico thâm nhập mạnh mẽ vào Hoa Kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất của bắc Carolina, cụ thể là sức ép cạnh tranh từ giá (hàng Trung Quốc), chất lượng (hàng Ý), sự đa dạng về mẫu mã (Tây Ban Nha và Đức) buộc các nhà sản xuất ngành nội thất tại vùng này phải nghĩ đến việc liên kết lại nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất và tối đa hóa việc sử dụng nguồn lực khan hiếm. Kết quả của quá trình cạnh tranh đã thúc đẩy ngành đồ gỗ ở tiểu bang này xây dựng chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình và đã dần giành lại thị phần và duy trì vị thế của họ cho đến ngày nay. Đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng bắc Carolina có sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 tác nhân chính trong chuỗi, gồm: - Nhà cung cấp: Đó là các doanh nghiệp chuyên khai thác rừng trồng (gỗ tròn) đưa vào nhà máy chế biến để tạo ra gỗ nguyên liệu (gỗ mảnh, miếng, thanh) cung cấp kịp thời cho các nhà sản xuất trong vùng. - Nhà sản xuất: Sẽ có hợp đồng mua nguyên liệu dài hạn từ các nhà cung cấp, sau đó sẽ tiến hành quá trình phân loại gỗ tùy vào mục đích sản xuất. Nhà sản xuất tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng ổn định từ nhà phân phối. Cơ cấu sản xuất của bắc Carolina rất đa dạng từ đồ nội thất bán lẻ cho người tiêu dùng, đến đồ nội thất dùng cho văn phòng, nhà bếp, trường học, hộ gia đình, đồ dùng nội thất sử dụng hoàn toàn gỗ hoặc kết hợp gỗ và da bọc, kim lọai bọc… - Nhà phân phối: Sau khi sản xuất hoàn tất, các thành phẩm sẽ được chuyển sang các nhà phân phối chuyên nghiệp là các trung tâm phân phối, từ đây thông qua các nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, các cửa hàng chuyên bán đồ nội thất sẽ đến tay người tiêu dùng.

49

Thiết kế

Sản xuất

Logistics

Marketing

Dịch vụ

CHUỖI GIÁ TRỊ

SP ĐỒ NỘI THẤT BÁN LẺ ĐỒ NỘI THẤT VĂN PHÒNG ĐỊNH HÌNH GỖ CHUẨN BỊ SX ĐỒ NỘI THẤT DÙNG CHO NHÀ BẾP, TỦ ĐỒ NỘI THẤT HỘ GIA ĐÌNH ĐỒ NỘI THẤT TRƯỜNG HỌC ĐỒ NỘI THẤT BAO DA ĐỒ NỘI THẤT KHÔNG BAO DA ĐỒ NỘI THẤT KHÔNG DÙNG GỖ CÁC CỬA HÀNG TRƯNG BÀY & BÁN SP

GỖ RỪNG

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

KHO TRỮ GỖ ĐÃ XẺ SẤY

NHÀ PHÂN PHỐI

NHÀ KHO

GỖ VÁN

Nguyên vật liệu

Bán thành phẩm

Thành phẩm

Phân phối

Bán hàng

HÓA CHẤT

THUỘC DA

SHOWROOM

PHỤ TÙNG CƠ KHÍ

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Hình 1.16: Mô hình đầy đủ chuỗi cung ứng đồ nội thất vùng Bắc Carolina [Nguồn:89] Qua hình 1.16 cho thấy khi nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành nội thất của vùng này cho thấy rằng để cho quá trình từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi ra thành phẩm cuối cùng, quy trình sản xuất kinh doanh của vùng Bắc Carolina có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong chuỗi, trong đó nổi bật nhất là sự hợp tác giữa 3 tác nhân cơ bản, gồm: nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối một cách khoa học và bền vững. Nhờ quan hệ hợp tác đó, chuỗi cung ứng này đã chi tiết hóa các quy trình sản xuất kinh doanh thành 5 giai đọan: nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phân phối và bán hàng. Điểm mới trong việc xây dựng phát triển chuỗi cung ứng ngành nội thất của vùng này là bên cạnh chú trọng làm thế nào để các thành tố trong chuỗi cung ứng hợp tác nhịp nhàng, khoa học từ khâu gỗ nguyên liệu cho tới khi sản phẩm phân phối đến người tiêu dùng là đặc biệt chú trọng đến các họat động hỗ trợ chuỗi cung ứng đó chính là ý thức về

50

việc xây dựng bài bản các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành đồ gỗ nội thất như: ngành công nghiệp hóa chất (cung cấp sơn, vecni), ngành công nghiệp bọc da, hệ thống trưng bày hàng hóa để giới thiệu và bán sản phẩm, ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng cơ khí như đinh, ốc, vít. Đồng thời họ cũng đã xây dựng và chi tiết hóa nhắm vào những công đọan mang lại nhiều giá trị gia tăng cho ngành, cụ thể song hành với dòng chảy cơ bản trong chuỗi cung ứng có 5 công đoạn sẽ mang lại giá trị tăng thêm cho ngành nếu làm tốt, được gọi là họat động gia tăng giá trị hay chuỗi giá trị, bao gồm: công đoạn thiết kế, sản xuất, logistics, marketing và các dịch vụ hỗ trợ khác. Hay nói một cách khác, chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng bắc Carolina đã thể hiện có sự hợp tác hiệu quả thông qua các mối liên kết dọc và liên kết ngang. Chính điều này đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh chuỗi cung ứng đồ gỗ nội thất vùng bắc Carolina. * Một số khuyến nghị khi học tập mô hình này: Mặc dù ở Bắc Carolina – Hoa Kỳ nơi đã hình thành và phát triển ngành đồ gỗ trên trăm năm, họ có ưu thế về tự nhiên (nguyên liệu có sẵn), thị trường tiêu thụ lớn, các dịch vụ về công nghiệp phụ trợ và logistics rất tốt giúp cho quá trình thu mua nguyên liệu, sản xuất và phân phối nhịp nhàng, hiệu quả. Trong khi đó tại thị trường Việt Nam, điều này mới chỉ ở giai đoạn đầu, còn thiếu rất nhiều điều kiện tương đồng như Bắc Carolina. Song nghiên cứu mô hình của họ chắc chắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong ngành một số gợi ý hữu ích khi bắt tay xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng như chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua phát triển trồng rừng, lưu ý phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và kết nối chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ logistics. 1.5.2 Bài học rút ra cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng. Bởi vì chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn khẳng định là một vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh bền vững trong xu thế nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh và lâu bền đang dần bị phổ thông hóa. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư vào việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng mô hình chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Không ít doanh nghiệp trong nước đã bắt tay vào triển khai các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để quản trị chuỗi cung ứng và logistics như Hoàng Anh Gia Lai, Trường Thành, Tiến Đạt. Qua nghiên cứu kinh nghiệm cũng như thành tựu của một số tập đoàn, vùng đã và đang triển khai mô hình chuỗi cung ứng tương đối thành công, có thể rút ra một số bài học về xây dựng, triển khai chuỗi cung ứng trong đó tập trung vào tăng cường sự hợp tác, bao

51

gồm: 1.5.2.1 Bài học về xây dựng sự tín nhiệm đối với các nhà cung cấp rút ra từ thành công của chuỗi cung ứng IKEA Xu hướng hiện nay rất nhiều tập đoàn đa quốc gia tăng cường hoạt động thuê ngoài sản xuất tại các nước đang phát triển. Cùng với sự phát triển này, quản trị chuỗi cung ứng đã chuyển từ việc chỉ mang tính chất hoạt động (operational perpectives) như giá mua, chất lượng và độ tin cậy nguồn hàng, đến mức độ cao hơn: hoạt động mang tính chiến lược (strategic perpectives) với việc tập trung vào xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chiến lược thông qua mức độ tín nhiệm. Cụ thể, thay vì đưa yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, giá cả và trách nhiệm môi trường – xã hội đến nhà cung cấp thì IKEA đã cùng với nhà cung cấp phát triển và giải quyết các vấn đề trên. Do vậy để trở thành một trong số những nhà cung cấp chiến lược cho IKEA, bên cạnh các tiêu chuẩn như thái độ và phong cách quản lý, tình hình tài chính, khả năng mua nguyên vật liệu, hiệu quả chất lượng, quan tâm đến môi trường và có chiến lược sản xuất thân thiện môi trường và bền vững. Vấn đề cốt lõi rút ra được là để trở thành đối tác cung cấp cho IKEA, buộc họ phải luôn hoàn thiện để có sự tín nhiệm cao, từ đó mới tăng tần suất giao dịch và độ thuần thục nhằm củng cố mối quan hệ đối tác lẫn nhau. 1.5.2.2 Bài học triển khai thành công từ chuỗi cung ứng của vùng Bắc Carolina Như đã phân tích và trình bày ở phần 1.5.1.2, chuỗi cung ứng của ngành đồ gỗ nội thất vùng bắc Carolina triển khai được hơn 2 thập kỷ trở lại đây đã chứng tỏ được hiệu quả và vai trò của chuỗi cung ứng. Có thể rút ra một số lưu ý cơ bản mà vùng Bắc Carolina đã làm được để vùng Đông Nam Bộ có thể tham khảo và học hỏi, gồm: - Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào nhờ độ thuần thục trong quan hệ giao dịch Nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp nội thất ở Bắc Carolina chủ yếu là nguyên liệu nội địa sẵn có trong vùng. Một số loại gỗ nội địa như cherry từ vùng Virginia và Carolina, hoặc Pennsylvania và tây bắc Thái Bình Dương (Poplar và Maple), ngoại trừ mahogany được nhập từ Nam Hoa Kỳ. Điều đặc biệt là các nhà máy chế biến gỗ luôn đặt gần nguồn nguyên liệu như poplar, ash, maple và walnut ở Bắc Carolina rất tiện lợi cho sản xuất. Hàng năm các nhà máy xẻ gỗ ở đây cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ từ 515 triệu USD giá trị gỗ các loại. Nhờ sự thân quen giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp nguyên liệu đã giúp Carolina giành thế chủ động trong sản xuất và giảm thiểu sự biến động về giá cả đầu vào. Đặc biệt những năm gần đây với sự biến động gia tăng giá nguyên liệu đầu vào từ 20-35% thì đây là một lợi thế vô cùng to lớn của Bắc Carolina khi đã ổn định

52

được nguồn nguyên liệu nội địa, không phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. - Có thái độ tích cực nhằm hỗ trợ và liên kết với các ngành công nghiệp phụ trợ Sự hỗ trợ đắc lực của các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan là một trong những nhân tố chính góp phần tạo nên tính cạnh tranh của ngành. Trước hết phải kể đến là sự hỗ trợ của mạng lưới các ngành vận tải, Logistics, kho vận, ngân hàng và công nghệ thông tin. Có khoảng 6 công ty lớn ở Bắc Carolina chuyên thực hiện chức năng đóng gói đồ gỗ theo nhu cầu của khách hàng và vận chuyển. Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng ở tiểu bang này luôn nắm bắt nhu cầu tài chính của ngành chế biến gỗ và cung cấp cho các doanh nghiệp của ngành các sản phẩm tài chính phù hợp, điều mà ít có ở các tiểu bang khác. Các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ thường xuyên thực hiện các chương trình hợp tác với các trường đại học để đào tạo những kỹ năng cho người lao động và đặc biệt là những chương trình đào tạo này phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu được mở ra với những ngành đào tạo chỉ chuyên môn phục vụ cho ngành gỗ. Chẳng hạn Đại học Hickory Chair là nơi chuyên đào tạo các kỹ năng chuyên môn từ sản xuất đến marketing và phân phối để bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành chế biến gỗ nguồn lao động có kỹ năng cao. Đại học High Point và Appalachian State được đặt gần trung tâm chế biến gỗ của Bắc Carolina để đào tạo các chương trình về quản lý và thiết kế của ngành đồ gỗ. - Chuyên môn hóa từng công đoạn Toàn cầu hóa và áp lực cạnh tranh đã dẫn đến sự chuyên môn hóa của các doanh nghiệp trong từng công đoạn. Mỗi doanh nghiệp dựa vào lợi thế cạnh tranh riêng của mình mà đảm nhận các công đoạn như thiết kế, sản xuất, lắp ráp hoặc hoàn thành một mảng duy nhất nào đó trong dây chuyền sản xuất. Sự tích hợp theo chiều dọc giữa các thành viên của chuỗi giúp họ tận dụng tối đa lợi thế của mình và đồng thời có sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi với nhau. - Tăng tần suất kết nối với thị trường tiêu thụ và chú trọng xây dựng thương hiệu Sự tích hợp theo chiều dọc giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ đã cung cấp một lợi thế cạnh tranh cho ngành chế biến đồ gỗ ở Bắc Carolina. Bằng cách đưa nhà sản xuất gần gũi hơn với người tiêu dùng, họ có thể nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ mà hai đại diện lớn là Walmart và Target. Đặc biệt hội chợ đồ gỗ thường xuyên được tổ chức vào mỗi mùa xuân và mùa thu ở chợ đồ gỗ High Point, nơi được xem là thủ đô của đồ nội thất thế giới, là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp xúc và củng cố mối quan hệ

53

với khách hàng quen; đồng thời tìm kiếm đối tác mới và xúc tiến quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Ngành công nghiệp đồ gỗ ở Bắc Carolina ngày càng tập trung vào việc liên minh thiết kế và xây dựng thương hiệu, phấn đấu để xác định cách thức mới hấp dẫn khách hàng hơn. Hầu hết các công ty sản xuất hàng nội thất đã thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu rộng rãi từ hơn thập kỷ qua. Việc xây dựng thương hiệu đã giúp các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nâng cao hình ảnh và giá trị sản phẩm của họ trên thị trường nội địa và quốc tế. Liên hệ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ bao gồm 3 địa phương trọng điểm sản xuất đồ gỗ là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Nơi đây có thể được xem là cụm các doanh nghiệp tập trung trong ngành, tuy nhiên khi nghiên cứu các mô hình chuỗi cung ứng trên thế giới đặc biệt là vùng Carolina cho thấy rằng việc xây dựng chuỗi cung ứng cho ngành là một vấn đề không dễ dàng bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: - Còn quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chưa có một quy họach bài bản trong ngắn và dài hạn về việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. - Chỉ mới ở giai đoạn thấp nhất của quá trình tham gia vào nền công nghiệp sản xuất của thế giới, chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng (gia công là chính), chưa có độc đáo riêng biệt về thiết kế mẫu mã được thế giới công nhận, đây là điểm yếu cơ bản của ngành. - Chưa phát triển và liên kết được với các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành. Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu các linh kiện này từ Đài Loan và Trung Quốc là chính. - Các cụm doanh nghiệp trong ngành chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, chưa thể hiện tính liên kết dọc và ngang một cách chặt chẽ, chưa kết nối thực sự với thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa.

54

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng đồ gỗ, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1/ Giới thiệu tổng quan về chuỗi cung ứng thông qua một số khái niệm, lịch sử hình thành, phân loại, kết cấu. Trong đó tập trung nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, phân tích nguyên nhân thiếu hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi, từ đó phát thảo một mô hình nghiên cứu đề xuất về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng thông qua 8 nhân tố, gồm: sự tín nhiệm giữa các đối tác, quyền lực của các đối tác, độ thuần thục giữa các đối tác, tần suất giao dịch giữa các đối tác, khoảng cách giữa các đối tác, chính sách của các đối tác, văn hóa về hợp tác và chiến lược hợp tác của các tác nhân trong chuỗi. 2/ Một chuỗi cung ứng gồm 3 tác nhân cơ bản: nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng, người tiêu dùng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau. 3/ Một chuỗi cung ứng ở đó các thành viên hợp tác với nhau thì không những chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết được tính kém linh hoạt trong quản lý. Một chuỗi cung ứng hợp tác sẽ phát triển được các sáng kiến liên kết để đảm bảo rằng mỗi thành viên có một nguyên tắc thành công trong đó cần tập trung vào bốn nội dung gồm: biện pháp thực thi các hoạt động thích hợp, có các chính sách liên kết, chia sẻ thông tin và thứ tự khích lệ động viên. Hợp tác chặt chẽ giúp các thành viên chuỗi cung ứng cân đối cung cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi. 4/ Tổng lược về ngành chế biến đồ gỗ thế giới nhằm nhận diện các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực. Qua đó định vị ngành đồ gỗ cũng như chuỗi cung ứng đồ gỗ hiện nay đó là mối liên kết hợp tác giữa các mắc xích chưa thực sự chặt chẽ do giữa các tác nhân trong chuỗi vẫn chưa có sự hợp tác cao. Hệ quả tất yếu của vấn đề này dẫn đến tính đứt đoạn của chuỗi, trong đó phần giữa chuỗi (ngành đồ gỗ Việt Nam rơi vào công đoạn sản xuất chế biến) sẽ không kết nối nhịp nhàng với phần đầu và cuối chuỗi. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có những động thái tích cực thì ngành đồ gỗ Việt mãi mãi là ngành gia công cho thế giới. 5/ Nghiên cứu hai mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ về sự hợp tác nhằm rút ra một số bài học trong việc xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam. Nội dung này sẽ được phân tích chi tiết ở chương 2 tiếp theo sau.

55

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỢP TÁC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG ĐỒ GỖ, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam 2.1.1 Qui mô, năng lực của ngành Ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, số lượng doanh nghiệp chế biến tính đến hết năm 2010 đã tăng lên trên 3.004 doanh nghiệp (công suất tính từ 200m3 gỗ tròn/năm); trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65,4%, doanh nghiệp Nhà nước Trung ương chiếm 10,3%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương chiếm 20,8%, doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài 33% [22]. Tốc độ phát triển về số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp là 2,63 lần thì giai đoạn 2005-2010 đạt 2,24 lần. Mức độ tăng về số lượng doanh nghiệp không đều giữa các vùng, miền. Cụ thể ở miền Nam tăng 3,9 lần, trong khi đó số lượng doanh nghiệp ở miền Bắc chỉ đạt 1,55 lần. Ngoài các doanh nghiệp FDI có qui mô tương đối lớn, còn lại hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa (tính theo quy mô vốn đầu tư và số lượng lao động) [18]. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng công suất với công nghệ thiết bị hiện đại10. Bảng 2.1: Số lượng và phân bố các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ giai đoạn 2000 –2010 Vùng
Cả nước Miền Bắc, trong đó: - ĐB Sông Hồng - Đông bắc - Tây bắc - Bắc Trung bộ Miền Nam, trong đó: - DH Nam Trung bộ - Tây nguyên - Đông Nam bộ - ĐB sông Cửu Long

Năm 2000
Số DN Cơ cấu (%)

Năm 2005
Số DN Cơ cấu (%)

Năm 2010
Số DN Cơ cấu (%)

896 351 118 72 10 151 545 124 125 254 42

100 39,17 13,16 8,00 1.49 16,85 60,83 13,84 13,84 28,34 4,68

1.718 906 530 165 20 191 812 116 99 476 101

100 52,74 30,85 9,61 1,16 11,12 47,26 6,75 5,54 27,7 5,87

3.004 591 25 158 257 151 2.413 222 274 1.796 121

100 19,67 0,84 5,27 8,55 5,02 80,33 7,39 9,12 59,79 4,03

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Vifores, HAWA (2011)

56

Ngành đã hình thành các trung tâm chuyên chế biến đồ gỗ xuất khẩu tập trung ở các vùng Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương, khu công nghiệp Phú Tài ở Qui Nhơn - Bình Định, Quảng Nam- Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hà Nội - Bắc Ninh - Nam Định. Thể hiện rõ qua sơ đồ phân bổ vị trí các doanh nghiệp chế biến gỗ có qui mô lớn sau đây:

Cảng

Vùng công nghiệp

Hình 2.1: Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng [Nguồn: 3, tr.15] Về thị trường, đồ gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó Hoa Kỳ, EU và Nhật bản đã trở thành thị trường trọng điểm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâm sản xuất khẩu của nước ta. Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước luôn tăng, thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2011
2000 - Giá trị (Triệu USD) -Tốc độ tăng trưởng (%) 219 2001 334 52,5 2002 435 30,2 2003 567 30,3 2004 1.154 103,5 2005 1.562 35,3 2006 1.931 23,6 2007 2.503 29,6 2008 2.654 6 2009 2.628 (0,9) 2010 3.435 28,1 2011 3.930 14,4

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê, 2012
[

10

Theo Hội thảo tổng kết triển khai nhiệm vụ của Tổng cục Lâm nghiệp, 2011

57

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, Việt Nam đang phải nhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu gỗ, khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệu mỗi năm. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, mỗi năm Việt Nam chỉ khai thác khoảng 200 nghìn m3 gỗ rừng tự nhiên. Để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho chế biến, ngành lâm nghiệp đã cơ bản thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng [20], chính vì vậy trong giai hiện tại Chính phủ đã khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu hợp pháp từ các thị trường bên ngoài phục vụ hoạt động sản xuất và xuất khẩu thành phẩm. Nguyên liệu gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Âu. Các nước xuất gỗ cho Việt Nam với lượng lớn trong thời gian gần đây gồm Lào, Malaysia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Brazil… Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Đơn vị tính: triệu USD) Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Gỗ xẻ
56.49 118.26 147.31 229.57 295.26 365.10 447.70 438.88 359.82 437.61

Gỗ thô
68.42 77.66 135.61 198.50 201.44 204.82 291.05 353.34 240.80 236.05

Gỗ ván sợi
14.31 19.98 23.67 44.52 59.52 76.80 107.05 131.43 123.66 147.57

Tổng giá trị
139.22 215.90 306.59 472.59 556.22 646.72 845.80 923.65 724.28 821.23

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, 2010. * Tóm lại: Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển nếu như giai đoạn đầu hoạt động của ngành mang tính tự phát, khép kín, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng và cung cấp cho các ngành liên quan trong phạm vi nội địa, hiệu quả kinh tế thấp. Kể từ năm 2000 hoạt động của ngành bắt đầu đi vào ổn định và tìm kiếm hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên chỉ trong vòng một thập niên (2000–2010), ngành chế biến đồ gỗ đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục, hoạt động của ngành đã bắt đầu đi vào quy cũ, có kế hoạch và định hướng. Có thể khẳng định rằng ngành chế biến đồ gỗ vẫn chưa khai thác đúng hiệu quả tiềm lực vốn có, do vậy các doanh nghiệp trong ngành và ngay bản thân ngành cần phải chủ động hơn nữa trong các khâu cung ứng, sản xuất và phân phối để đưa ngành phát triển hiệu quả

58

và bền vững. 2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam Trong hơn một thập kỷ qua, ngành đã có bước phát triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu hàng năm bình quân tăng 30-40%, đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu trong khu vực và thế giới. Trong số trên 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và trên 27.000 cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ, trong đó có khoảng 430 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [19]. Ngành chế biến đồ gỗ đã và đang hình thành các cụm công nghiệp chế biến gỗ có quy mô lớn, nổi bật là cụm các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương được xem là một khu liên hợp chế biến đồ gỗ cao cấp lớn nhất nước. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến gỗ ước đạt trên 7 triệu m3 gỗ tròn/năm; trong đó, của các nhà máy băm dăm mảnh khoảng 4 triệu m3, sản xuất gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3 và tổng công suất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2-2,5 triệu m3 sản phẩm. Một số thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam như Hoa Kỳ chiếm 41%, EU 28% và Nhật chiếm 12,8% tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam [1 và 14]. 2.1.2.1 Hoạt động nhập khẩu Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng mạnh trong thời gian qua xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản sau: (i) Nguồn cung nội địa không đáp ứng yêu cầu số lượng lẫn chất lượng, thời gian và chi phí; (ii) Nhu cầu nguồn gỗ được chứng nhận để đáp ứng yêu cầu sản phẩm từ các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật; (iii) Nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn trong bối cảnh bùng nổ hoạt động xây dựng từ Trung Quốc, các nước tái thiết sau chiến tranh, và các nước đang phát triển khác. Bảng 2.4: Thống kê tình hình nhập khẩu nguyên liệu gỗ giai đoạn 2000 – 2010 Danh mục
Sản lượng gỗ khai thác (*) Kim ngạch nguyên liệu gỗ

Đvt
Nghìn m3 Triệu USD

2000
2.375,6 78

2005
2.996,4 667

2006
3.128,5 760

2007
3.461,8 1.022

2008
3.552,9 1.095

2009
3.766,7 1.134

2010
4.607,3 1.151,7

Nguồn: Tổng Cục Thống kê năm 2010 (*Bao gồm gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng)

Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm do qui mô sản xuất của doanh nghiệp ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp mới thành lập cùng tham gia vào việc sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên năm 2009 giảm là do bị ảnh hưởng

59

bởi suy thoái kinh tế thế giới, sang năm 2010 đến nay kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại, nguyên nhân kinh tế của Hoa Kỳ và EU đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên đi sâu vào nghiên cứu hoạt động nhập khẩu nổi bật lên hai vấn đề cần lưu ý như sau: - Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: chiếm tỷ trọng cao nhất chủ yếu các loại gỗ xẻ, gỗ thô và gỗ ván sợi. Ba mặt hàng này chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu giá trị nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam.

Hình 2.2: Cơ cấu các loại gỗ nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Nguồn:[23]) Qua hình trên phản ánh đây là nhu cầu có thực của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam, các mặt hàng chủ yếu dạng thô hoặc sơ chế được khai thác từ rừng trồng tại các nước cho phép xuất khẩu gỗ, cũng như do chính sách hạn chế, cấm khai thác và xuất khẩu gỗ của Việt Nam bắt đầu từ 1993 đến nay. - Về cơ cấu bạn hàng nhập khẩu: Qua số liệu thống kê cho thấy Malaysia là nhà cung cấp gỗ lớn nhất cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây 2007– 2010 tỷ trọng gỗ nhập khẩu từ thị trường này đang giảm dần, đồng thời Trung Quốc, Hoa Kỳ và Lào là 3 nhà cung cấp trong 10 nhà cung cấp lớn nhất.
160 140 120 100 80 60 40 20 ‐ 2010 2009 2008

Là N o e w Z ea la nd

m e ro o n

M al ay ia

m p uc h ia

nm ar

an

T há i L

M ya

a

C

Hình 2.3: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ và gỗ của Việt Nam từ 10 thị trường lớn nhất, giai đoạn 2008 – 2010 (Đơn vị tính: triệu USD) (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, 2010)

C

a

B

ra zi l

60

Qua hình trên cho thấy Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại gỗ thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Trung Quốc trong khi nguồn cung trong nước hạn chế và nguồn cung từ Malaysia đang sụt giảm. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang tận dụng các thị trường gần từ các nước láng giềng như Lào và Campuchia nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển. 2.1.2.2 Hoạt động sản xuất và xuất khẩu Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong những thập niên trở lại đây đã có bước phát triển vượt bậc, nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch sản phẩm gỗ thứ cấp giai đoạn 2000– 2011 là 29%. Song song với mức tăng tỷ trọng kim ngạch gỗ thứ cấp là mức giảm kim ngạch gỗ sơ cấp từ 43% xuống 22%. Mức tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu gỗ sơ cấp đạt 13,8% thấp hơn mức tăng trưởng trung bình xuất khẩu. Sự suy giảm tỷ trọng gỗ sơ cấp so với gỗ thứ cấp xuất khẩu và tăng trưởng mạnh nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho thấy mức độ chế biến gỗ nội địa của Việt Nam ngày càng đi vào hiệu quả và có nhiều triển vọng gia tăng giá trị xuất khẩu cũng như tăng tính cạnh tranh trong quá trình thâm nhập vào thị trường thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính11, gồm: (i) Nhóm 1: Nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời (outdoor), bao gồm các loại bàn ghế sân vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu,…làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay; (ii) Nhóm 2: Nhóm sản phẩm đồ gỗ trong nhà (indoor), bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn,… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải, kim loại, song mây. Nhóm hàng này đang có sự tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ; (iii) Nhóm 3: Nhóm đồ mỹ nghệ, chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ và các vật dụng nội thất khác, sử dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 30 triệu USD; (iv) Nhóm 4: Sản phẩm dăm gỗ, sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn,… chiếm 21-23% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu, gồm: Nhật 55,7%, Hàn Quốc 5,6%, Đài Loan 3,7% và Trung Quốc 35% . Đi sâu vào nghiên cứu hoạt động xuất khẩu nổi bật lên hai vấn đề cần lưu ý như sau:
11

Theo tài liệu Hội thảo Sự thay đổi của thị trường gỗ, sản phẩm gỗ quốc tế và hành động của ngành công nghiệp chế biến lâm sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của Tổng cục Lâm nghiệp, 2010.

61

- Về cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu: Chiếm tỷ trọng 90% trong cơ cấu xuất khẩu sản phẩm từ gỗ là đồ gỗ nội ngoại thất, dăm và thanh gỗ làm nhiên liệu. Trong đó đồ gỗ nội ngoại thất chiếm tỷ trọng 72%, nhịp độ tăng trưởng bình quân của hai mặt hàng này đạt mức 27% giai đoạn 2001 –2010.

Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 -2010 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ HAWA, Vifores, 2011) Trong số các loại sản phẩm xuất khẩu thể hiện qua hình 2.4 trên, qua thống kê chi tiết cho thấy ở các thị trường khác nhau thì nhu cầu về từng chủng loại sản phẩm có xu hướng tiêu dùng rất khác nhau. Trong nhóm các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, nhóm sản phẩm gỗ dán có giá trị xuất khẩu ở mức khá và nhịp độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2001-2010 đạt 73%. Nguyên nhân là do tăng trưởng nhập khẩu cao từ hai thị trường Nhật Bản và Malaysia. - Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt trên 120 thị trường, trong đó top 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu chiếm 72,6% tổng giá trị xuất khẩu, thể hiện rõ qua hình 2.5 sau:

Hình 2.5: Cơ cấu thị trường đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ HAWA, Vifores, 2011) Điều này cho thấy mặc dầu thị trường xuất khẩu rộng lớn nhưng Việt Nam chỉ tập trung vào một số ít các thị trường có khả năng tiêu thụ cao trên thế giới do Việt Nam chủ

62

yếu xuất khẩu sản phẩm cuối cùng và việc tham gia vào chuỗi ngành gỗ thế giới còn ở mức rất thấp [17]. Qua đó cho thấy đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong điều kiện kinh doanh ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa có sự phối kết hợp và việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến lúng túng và chưa bền vững12. 2.1.2.3 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ nội địa Đối với thị trường nội địa, cho đến nay, chưa có số liệu thống kê nào về quy mô cũng như con số tăng trưởng thị trường đồ gỗ nội địa. Hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ hiện nay, thì số đơn vị chịu đầu tư khai thác thị trường nội địa chiếm tỷ lệ rất thấp. Hiện nay số doanh nghiệp có thị phần ổn định trong nước chiếm khoảng 10% [13]. Thực tế chứng minh rằng khi kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ sẽ tăng theo. Cụ thể với dân số 88 triệu người, nhu cầu gỗ trong xây dựng nhà cửa và đồ gỗ nội thất là rất lớn, cùng với quá trình đô thị hóa với tốc độ cao cũng làm tăng nhanh nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp cho các văn phòng, cao ốc chung cư, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự. Phần lớn các sản phẩm đồ gỗ tiêu thụ nội địa đều được sản xuất tại các cơ sở chế biến nhỏ tại các địa phương, các làng nghề và nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số nước EU. Trong bối cảnh xuất hiện những khó khăn từ thực tế thị trường quốc tế hiện nay, ngày càng có những quy định khắt khe hơn, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, một số doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã quay lại thị trường trong nước bằng hình thức mở cửa hàng, siêu thị nội thất hay xây dựng mạng lưới đại lý để bán lẻ như Hoàng Anh Gia Lai, Trường Thành, Nguyễn Thanh, Chi Lai, Nhà Xinh. Khi chiếm lại thị phần thị trường nội địa, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển căn cơ hơn. Lợi thế của các doanh nghiệp là sân nhà, chi phí vận chuyển thấp, đặc biệt am hiểu thị hiếu và phong cách sống của người Việt Nam. Trên thực tế nhu cầu chủ yếu của các gia đình là các sản phẩm đồ gỗ gia dụng như giường, tủ và bàn ghế và phần lớn các sản phẩm đồ gỗ phục vụ nhu cầu trong nước hiện nay do các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ cung cấp. Trong 5 năm vừa qua đã có sự bùng nổ về các cơ sở sản xuất đồ gỗ quy mô nhỏ phục vụ tiêu dùng nội địa. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đã quan tâm đến sản xuất và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước [67].

12 Theo đánh giá của các chuyên gia tại Diễn đàn doanh nghiệp trồng rừng, chế biến và xuất khẩu lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, 2/2012.

63

Gỗ nguyên liệu của các cơ sở sản xuất đồ gỗ cho tiêu dùng nội địa hiện nay bao gồm gỗ khai thác từ rừng trồng trong nước, gỗ tự nhiên khai thác trong nước và gỗ tự nhiên nhập khẩu từ nước ngoài. Theo đánh giá của các cơ sở sản xuất thì tỷ trọng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước đang tăng lên rất nhanh và gỗ tự nhiên dùng cho sản xuất hàng mộc nội địa đều là gỗ khai thác từ rừng trong nước. Lượng gỗ nhập khẩu để sản xuất đồ mộc tiêu dùng nội địa là tương đối nhỏ. Có thể thấy rằng hầu hết các cơ sở sản xuất đều dấu các thông tin thực về số lượng gỗ tự nhiên mà họ đã sử dụng, việc mua bán gỗ nguyên liệu được thực hiện qua nhiều tầng/lớp trung gian, thiếu sự kiểm định về chất lượng và nguồn gốc gỗ sử dụng, theo ý kiến của các cơ sở sản xuất thì việc sử dụng gỗ nguyên liệu là gỗ khai thác từ rừng trồng gặp rất nhiều khó khăn và giá thành sản phẩm cũng tương đối cao do: gỗ khai thác từ rừng trồng trong nước đều là gỗ nhỏ và gỗ non nên phải gia công xử lý rất phức tạp và chi phí cao và người dân chưa quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng các loại gỗ từ rừng trồng [9]. * Tóm lại: Việc quay lại thị trường nội địa là giải pháp đúng đắn và hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của nhiều doanh nghiệp hiện nay là chưa tạo được thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết tới. Bên cạnh đó là sự thiếu am hiểu thị trường, quy mô đơn hàng nội địa thường nhỏ, yêu cầu nhiều mẫu mã, cũng như không có hệ thống phân phối đang là rào cản đối với các doanh nghiệp đồ gỗ Việt. 2.1.3 Đánh giá chung về ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam Để việc đánh giá được khoa học, luận án nghiên cứu đưa ra 2 bước đánh giá như sau: (1) dựa vào hệ thống chỉ số để đánh giá theo các số liệu đã thống kê được; (2) dựa vào các nội dung phân tích ở các mục 2.1.1 và 2.1.2 để đưa ra các nhận xét tổng quát về ngành. 2.1.3.1 Hệ thống chỉ số định lượng đánh giá khả năng xuất khẩu13 (i) Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) Chỉ số RCA của một ngành được tính toán bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới theo Balassa [26, tr.99-123]. Chỉ số RCA phản ánh một cách tương đối mức độ chuyên môn hóa trong xuất khẩu một ngành hàng (hoặc của một nền kinh tế) trong mối quan hệ với mức độ chuyên môn hóa tương ứng của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm. Công thức tính như sau: RCAi = (Xci/Xc)/( Xwi/Xw), i = 1÷ n
Trong phần này, các chỉ số đều chỉ được tính cho các sản phẩm gỗ thứ cấp thuộc HS 9403, đây là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, không tính cho các sản phẩm thuộc HS 9401 và HS44.
13

64

Trong đó: Xci: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của quốc gia Xc: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Xwi: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thứ i của thế giới Xw: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới + Nếu RCAi >1 tức là Xci/Xc > Xwi/Xw : quốc gia đó được xem là có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i. + Nếu RCAi < 1 tức là Xci/Xc < Xwi/Xw : quốc gia đó được xem là không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm i. Qua tính toán, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng chỉ số RCA của ngành càng lớn, mức độ chuyên môn hóa của ngành đó trong nền kinh tế so với mức độ chuyên môn hóa của ngành nào đó càng cao, từ đó thể hiện lợi thế so sánh của ngành đó mạnh hơn. Mặt khác, chỉ số RCA cũng cho thấy tầm quan trọng tương đối của xuất khẩu ngành hàng trong cơ cấu xuất khẩu của một nước so với tầm quan trọng tương đối của mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của thế giới. Khi đưa số liệu thống kê giai đoạn 2001–2009 vào tính toán, kết quả cho thấy chỉ số RCA ngành gỗ của Việt Nam tăng vọt trong khi chỉ số này ở các nước cùng nhóm top 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới nằm trong khuynh hướng giảm hoặc chỉ tăng nhẹ. Thể hiện rõ qua hình sau:

Hình 2.6: Diễn biến chỉ số RCA của Việt Nam và các nước thuộc top 5 nước xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp hàng đầu thế giới, 2001 – 2009 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010) Từ hình trên cho thấy rằng, diễn biến chỉ số RCA tăng cho thấy hai khả năng: (i) tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ thứ cấp trong cơ cấu xuất khẩu thế giới giảm; hoặc (ii) tỷ trọng xuất khẩu gỗ thứ cấp trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Giai đoạn 2001–2009, hai khả năng này diễn ra đồng thời, đã có tác dụng kép thúc đẩy chỉ số RCA Việt Nam tăng. Nhìn vào hình 2.6 cho thấy, mặc dù chỉ số RCA ngành gỗ thứ cấp Việt Nam cao hơn hầu hết các nước khác trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới, nhưng điều này không

65

dẫn đến kết luận trực tiếp các sản phẩm gỗ thứ cấp Việt Nam có lợi thế tương đối tốt nhất trên thế giới. Chỉ số RCA cao và liên tục tăng trong thời gian qua cho thấy rằng Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu và có vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị ngành gỗ thứ cấp thế giới, trong bối cảnh ngành này có tính toàn cầu hóa cao. Do vậy, lợi thế và cơ hội thị trường của các sản phẩm gỗ thứ cấp Việt Nam cần sự kết hợp giữa RCA với các chỉ số thương mại khác để có bức tranh rõ rệt hơn. (ii) Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu (ES) Chỉ số ES của một ngành được đo bằng cách so sánh tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu xuất khẩu của một nước và tỷ trọng nhập khẩu ngành hàng đó trong cơ cấu nhập khẩu của một nước khác. Chỉ số này cho biết thị trường đang xem xét liệu có phải là thị trường tiềm năng hay không [78, tr.661-688]. Công thức tính: ESj = (Xcej/Xce)/(Mcij/Mci), j= 1÷ n Trong đó: Xcej: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của quốc gia xuất khẩu Xce: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu Mcij: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm thứ j của quốc gia nhập khẩu Mci: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu + Nếu ESj >1 tức Xcej/Xcj > Mcij/Mci : cho biết thị trường đang xem xét có tiềm năng. + Nếu ESj 1 tức là Mcej/Mcij > Mwej/Mcij: cho biết xuất khẩu của nước xuất khẩu vào nước nhập khẩu lớn hơn mức xuất khẩu trung bình của thế giới đến nước nhập khẩu. + Nếu TIj 1 trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

67

trong đó, chỉ số TI với thị trường Nhật Bản và Anh có khuynh hướng giảm dần trong thời gian trước khủng hoảng. Thể hiện qua hình 2.8 và có thể rút ra một nhận xét đó là: trong các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường duy nhất có chỉ số TI tăng liên tục, tương ứng với mức tăng của chỉ số ES. Điều này cho thấy chiến lược phát triển thị trường Hoa Kỳ là đúng hướng và mang lại lợi ích cho Việt Nam. Mặt khác, xuất khẩu các sản phẩm gỗ thứ cấp của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cao gấp khoảng 2,5 lần so với mức xuất khẩu trung bình của thế giới vào thị trường này, cho thấy mức độ tập trung thương mại ngày càng lớn của Việt Nam đối với thị trường này.

Hình 2.8: Diễn biến chỉ số TI của Việt Nam – top 10 nước nhập khẩu các mặt hàng gỗ thứ cấp trên thế giới, 2001 – 2009 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trung tâm thương mại quốc tế và Tổng cục Hải quan, 2010) Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính theo mức độ tập trung thương mại. Trước khủng hoảng, chỉ số TI Việt Nam – Nhật Bản đang nằm trong khuynh hướng giảm. Tuy nhiên, khi khủng hoảng bùng phát, chỉ số này tăng vọt và hiện được duy trì ở mức cao, cho thấy quan hệ thương mại vững chắc giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong khi đó, với các đối tác thương mại châu Âu, mặc dù tiềm năng thương mại của các thị trường này cho Việt Nam ngày càng lớn nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam chưa tận dụng hết mức tiềm năng thương mại này. Trong khi chỉ số ES liên tục tăng, chỉ số TI lại giảm hoặc ở mức rất thấp đối với các thị trường Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan và Áo. Điều này cho thấy, trong những năm qua, luồng thương mại sản phẩm gỗ nội, ngoại thất từ Việt Nam chủ yếu được tăng cường theo hướng đi các thị trường Hoa Kỳ, Nhật; trong khi đó, nhóm thị trường các nước châu Âu vẫn chưa được thúc đẩy tương xứng với tiềm năng. Đây cũng là cơ hội mở rộng và phân bổ thị trường của Việt Nam trong tương lai. 2.1.3.2 Đánh giá những thành tựu và tồn tại của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam Để việc đánh giá mang tính tổng quát, tác giả dựa trên nhiều khía cạnh đã được đề cập nhằm đưa ra nhận xét khách quan và chính xác hơn. Cụ thể dựa trên một số tiêu chí sau:

68

(i) Tiêu chí về năng lực của ngành * Yếu tố thâm dụng cơ bản - Tiềm năng về rừng Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên diện tích đất chủ yếu dành để phát triển nông nghiệp, trong đó có trồng rừng và khai thác rừng. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32,9 triệu ha, rừng chiếm 10,9 triệu ha, trong đó 1,5 triệu ha là rừng trồng. Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 2,37 triệu ha14. Do địa hình trải dài từ Bắc tới Nam với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn... với nhiều sản phẩm gỗ được khai thác đạt chất lượng cao. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được 20-30% nhu cầu. Do phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu làm cho lợi thế cạnh tranh về giá càng giảm, từ đó giảm sức cạnh tranh trên thị trường. - Ngành công nghiệp trồng rừng Đặc điểm của ngành gỗ nước ta là việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập ngoại, nguồn gỗ nhập khẩu lại không ổn định hoặc phải chịu chi phí rất cao. Với con số 80% nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phải nhập khẩu, chiếm đến 60% giá thành sản phẩm15. Trong khi đó giá nguyên liệu nhập khẩu đắt hơn từ 30% đến 50% so với gỗ của Việt Nam trong khi lợi thế về nhân công giá rẻ, chi phí sản xuất và quản lý thấp của các doanh nghiệp trong nước đang dần mất đi. Đây là nguyên nhân khiến những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nước ta khá ấn tượng và trở thành 1 trong 4 ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhưng vẫn chưa được đánh giá cao. Giá gỗ nhập khẩu rất cao nhưng vẫn phải mua, vì vậy, nếu bỏ tiền ra trồng rừng thì lợi nhuận sẽ cao hơn so với nhập khẩu gỗ nguyên liệu về chế biến. Nếu làm tốt việc liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ, sẽ tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến sản phẩn gỗ xuất khẩu, từng bước và tiến tới chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ cũng như nâng cao giá trị thu nhập cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia trồng rừng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất quan tâm đến việc tiết kiệm gỗ nguyên liệu, đơn cử như Trường Thành đã trang bị cho mình dây chuyền máy lọng profile CNC có thể tiết kiệm đến 20% nguyên liệu gỗ trong sản xuất [4]. - Lao động phục vụ cho ngành16

14 15

Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp về quy hoạch và chiến lược phát triển của ngành, 2010 Tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan, 2010

69

Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về dân số với khoảng 88 triệu dân, dân số trẻ với 65% dưới 35 tuổi, có nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ. Ngành chế biến gỗ tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Nhưng tất cả còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành - là bài toán khó giải khi Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo nghề, bản thân doanh nghiệp cũng không đủ khả năng tự đào tạo. Đây là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề lẫn cán bộ quản lý khiến cho năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Điều này sẽ hạn chế sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Ngành gỗ Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần gỗ trên thế giới. Thiếu nhân lực tác động đến giá nhân ngành này tăng lên đáng kể, thậm chí có nơi phải trả gấp đôi mức bình thường để thu hút được lao động. Lợi thế cạnh tranh về giá do chi phí nhân công thấp cũng không phải là điểm tốt trong mức lương gấp đôi để giữ được nhân công, dẫn đến chi phí sản phẩm tăng lên. Hiện tại và trong tương lai các thị trường chính của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ đều rất quan tâm đến các đào tạo. Đây là vấn đề lớn của ngành gỗ, việc thiếu cả công nhân lành nghề lẫn cán bộ quản vấn đề tổ chức sản xuất như: nguyên liệu, lao động, các chi phí đầu vào. Đặc biệt việc ban hành và có hiệu lực của đạo luật LACEY và FLEGT chính là thách thức lớn đối với xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm không chỉ được đánh giá qua giá cả thấp hay chi phí nhân công rẻ mà thị trường thế giới (đặc biệt là EU, Hoa Kỳ) còn quan tâm đến người lao động, môi trường làm việc của họ, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường... * Yếu tố thâm dụng tăng cường - Cơ sở hạ tầng Bên cạnh tiềm năng về rừng, ngành giao thông vận tải của Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện với 2 hệ thống đường chủ yếu phục vụ trong vận tải sản phẩm đồ gỗ là đường biển và đường hàng không. Cụ thể đường biển có bờ biển dài 3.260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế ; đường hàng không tuy non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh, cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế [22]. Bên cạnh đó hệ thống kho bãi, nhà xưởng, sân bay, bến cảng, ngân hàng, điện nước, viễn thông mặc dù có những nổ lực để kịp đáp ứng nhu cầu nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cần tiếp tục phát triển. - Vốn
16

Số liệu được tính toán và làm tròn từ nguồn thông tin của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Lâm nghiệp, 2010

70

Mặc dù gặp khó khăn trong việc cho vay dài hạn từ các ngân hàng nhưng các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ vẫn được vay vốn trung và ngắn hạn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, ngân hàng Techcombank trong đại hội cổ đông mới đây đã vạch ra chương trình thành lập một công ty bất động sản để hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gỗ, vốn được cung ứng được cho các hoạt động đầu tư công nghệ, di dời nhà xưởng... Sau 5 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến đồ gỗ của Việt Nam càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư và tăng cường quy mô sản suất với những thương hiệu được cả nước và nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển, Savimex… Trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp 100% vốn trong nước, điều này phản ánh nổ lực vươn lên của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vốn lâu nay thường bị xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ [13]. - Khoa học kỹ thuật Các doanh nghiệp FDI, liên doanh và một số doanh nghiệp trong nước có khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến có khả năng tự sản xuất theo thiết kế và có thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng [19]. Phần lớn còn lại là các cơ sở chế biến gỗ có công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức về các công đoạn như sấy gỗ, hoàn thiện bề mặt sản phẩm... Các loại máy móc và trang thiết bị chủ yếu được nhập từ Trung quốc, Đài Loan, một số ít được nhập từ Đức, Nhật…Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cũng đã chủ động nhập khẩu khá nhiều thiết bị, máy móc hiện đại như máy CMC, máy bào, máy định hình, máy sơn tĩnh điện... từ các nước Châu Âu để đảm bảo khả năng sản xuất hàng hóa đạt chất lượng, yêu cầu kỹ thuật như đã ký trong các đơn hàng với khách [20]. - Kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng Chất lượng sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng đươc nâng cao do chất lượng các mặt hàng xuất khẩu hiện nay phải có nhiều tiêu chuẩn tốt mới có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Mẫu mã sản phẩm thì ngày càng được cải tiến, đa dạng, nhất là các sản phẩm làm bằng tay có độ tinh xảo cao. Thực tế cho thấy, mẫu mã mà các công ty đồ gỗ nước ngoài tung ra thị trường rất phong phú, nhiều chủng loại, kích cỡ

71

khác nhau. Trong đó có nhiều mẫu được làm theo các chủ đề và mỗi chủ đề đều mang nét riêng với kiểu dáng, màu sắc khác biệt… Điều đáng nói là các loại sản phẩm này được làm theo dạng mô-đun nên có thể lắp ráp, tháo rời ra từng mảnh, từng bộ phận, rất dễ dàng di chuyển trong không gian hẹp. Nhiều doanh nghiệp đồ gỗ còn chấp nhận việc nhận đơn hàng có thiết kế kiểu dáng, mẫu mã theo ý khách hàng sao cho sản phẩm làm ra không chỉ phù hợp với phong cách của chủ nhân mà còn phù hợp với diện tích, khung cảnh của căn nhà bao gồm tất cả vật dụng sinh hoạt và trang trí trong nhà như hệ thống siêu thị nội thất Nhà Đẹp, Nhà Xinh. Riêng phòng khách đã có 5 dạng salon để khách chọn lựa tuỳ theo không gian nhà và sở thích, có loại 4 ghế rời, ghế đôi, ghế dài, ghế góc, hoặc bộ salon kiểu bàn thấp với 4 gối ngồi. Đối với các chủ nhân năng động, trẻ trung thì đã có các bộ bàn ghế thanh lịch, hiện đại như: Future, Strong… Ngược lại, khách ưa thích cổ điển thì có các bộ Movado, Classic… Hay nếu thích phong cách Nhật Bản, khách hàng cũng có thể mua loại bàn trà Manatel với nguyên liệu đóng bàn ghế, vải bọc đều nhập từ châu Âu… So với thương hiệu ngoại, đồ gỗ nội có giá tương đối hợp lý (từ 8 đến 20 triệu đồng/bộ). Ngoài salon, giường, còn có các thiết kế các loại tủ trưng bày, tủ TV, tủ góc, tấm bình phong, tranh treo tường, đèn góc, đèn bàn, bình hoa cùng hơn 1.000 vật dụng trang trí đa dụng khác nhau, giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/sản phẩm [18]. - Kỹ năng người lao động Đội ngũ công nhân chế biến đồ gỗ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu của ngành. Hiện lao động trong ngành chế biến gỗ còn chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và đặc biệt là thiếu nhiều kỹ năng do chưa được đào tạo. Trong khoảng 170.000 lao động trong ngành gỗ thì mới chỉ có 3% lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật chiếm 30%, còn lại là lao động phổ thông [9]. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có đủ các trường đào tạo dạy nghề, kế đến là sự phát triển của ngành khá nhanh trong 5-6 năm gần đây kéo theo nhiều nhà máy chế biến gỗ ra đời khiến cho cung nhân sự không theo kịp cầu. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp trong ngành không có khả năng tự huấn luyện lao động mà tập trung vào việc thu hút lao động lành nghề từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, việc ra đời nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải biết nhiều hơn về cơ giới, máy tính, kỹ thuật số...nên đòi hỏi người lao động phải được đào tạo liên tục, điều này không dễ để các doanh nghiệp thực hiện. Chính vì vậy nhân lực cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang trở thành nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp. Song, với số lượng người lao động đông đảo, siêng

72

năng và tiếp thu khoa học kỹ thuật khá nhanh thì trong tương lai chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu. (ii) Tiêu chí về yếu tố nhu cầu Nhu cầu xuất phát từ cả nhu cầu nội địa và nhu cầu thế giới. Cụ thể: - Nhu cầu nội địa Xu hướng dùng đồ gỗ trang trí nội thất trong thị trường nội địa đang rất phát triển, từ các loại bàn, ghế, giường cho đến các loại cửa, kệ, tủ… đều đang được người tiêu dùng chuyển hướng sang đồ gỗ thay vì đồ nhôm, nhựa, sắt, inox…như trước đây. Thật vậy, trong thập niên trở lại đây nhu cầu sử dụng những dòng sản phẩm đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán café, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, chung cư căn hộ cao cấp trong nước tăng cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm gỗ trong nước đang có sự tăng trưởng mạnh (bình quân 15%/năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng của thế giới) cùng áp lực cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, xu hướng tập trung đẩy mạnh thị trường nội địa đang được các doanh nghiệp đồ gỗ trong nước nhắm tới. Thị trường nội địa, một thị trường tiềm năng với khoảng 88 triệu người tiêu dùng được chia làm hai nhóm chính: nhóm đồ gỗ đuợc thiết kế với kiểu dáng, mẫu mã có thương hiệu tiêu thụ ở các thành phố và đô thị lớn do các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu và doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ khoảng 60%; còn lại là đồ gỗ giá rẻ do các cơ sở nhỏ sản xuất chiếm khỏang 40%. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã nhanh chóng nhập cuộc, tham gia thị trường đồ gỗ Việt Nam với nhiều lọai sản phẩm trang trí nội thất cao cấp đa dạng, mang phong các hiện đại nhưng lại được cách điệu cho phù hợp thị hiếu người Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước cũng sớm nhận ra nhu cầu này và không ít doanh nghiệp đã và đang tập trung đầu tư lớn cho công tác tạo mẫu, thiết kế nhằm tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. - Nhu cầu thế giới (xuất khẩu) Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam liên tục tăng cao, các nước đang có xu hướng sử dụng các chủng lọai hàng đồ gỗ nội ngọai thất ngày càng tăng vì đây là mặt hàng thiết yếu. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ quan tâm đến đồ ngọai thất tự lắp ráp; Nhật Bản quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc chất liệu và các tác dụng phụ của chúng; thị trường các nước EU cũng đẩy mạnh tiêu dùng các mặt hàng sử dụng trong nhà bằng gỗ có khuynh huớng thân thiện với môi trường, đồng thời quan tâm đến hàng nội thất gỗ bọc da cao cấp và mẫu mã đa dạng. Nhìn chung cầu về sản phẩm đồ gỗ của các thị trường xuất khẩu Việt Nam đang tăng lên cả về qui mô lẫn chất lượng. (iii) Tiêu chí về ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành chế biến đồ gỗ

73

Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, đang có mức tăng trưởng đứng nhì thế giới [19]. Việc chính phủ Trung Quốc áp dụng thuế xuất khẩu cho sản phẩm gỗ từ 2007, tạo thêm thuận lợi mới cho ngành công nghiệp chế biến gỗ - xuất khẩu Việt Nam, nên triển vọng đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong những năm tới đây là có cơ sở. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu như mong đợi, cần phải có sự kết hợp với các ngành phụ trợ và các ngành liên quan khác như: ngành chế biến gỗ, ngành sơn gỗ, keo dán gỗ; ngành giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc…, mà hiện tại Việt Nam chưa làm tốt [15]. - Ngành cơ khí Bên cạnh tập trung giải quyết vấn đề nguồn gốc nguyên liệu của các doanh nghiệp thì các ngành phụ trợ, liên quan khác cũng có sức ảnh hưởng không nhỏ đến dây chuyền chế biến và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Về phía ngành cơ khí Việt Nam, sau một số năm bị thả nổi trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cơ khí có thời kỳ “lao đao, suy kiệt” nay đang từng bước vực dậy. Toàn ngành đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức 1314%/năm trong 3 năm trở lại đây, đây là một cố gắng lớn của ngành cơ khí. Đặc biệt, kể từ năm 1998 đến nay, một số ngành hàng, sản phẩm cơ khí đã tạo ra được sản phẩm có chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và từng bước xuất khẩu, tiến tới hội nhập quốc tế. - Ngành sơn gỗ Để khắc phục sự tàn phá của thời gian, ngành sơn gỗ keo dán gỗ ra đời và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngành sơn gỗ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các công trình lớn như cao ốc văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà ở… ngày càng sử dụng nhiều gỗ trang trí nội thất. Tuy nhiên, các loại gỗ quý ngày càng giảm nên gỗ thông thường được thay thế và trong trường hợp này, chỉ có sơn gỗ kỹ thuật cao của thợ lành nghề mới đáp ứng được yêu cầu. Nhu cầu tăng nhanh khiến cho các sản phẩm sơn gỗ cũng xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng được cải tiến tốt hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới. Một số công nghệ sơn mới như Gesso, sơn tĩnh điện tự động (Automatic Elestrostatics Spraying System) giúp tiết kiệm 40% chi phí và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với phương pháp phun xịt truyền thống. Ngoài ra, ngành Logistics là các dịch vụ hỗ trợ từ khâu phối hợp vận chuyển nguyên liệu đầu vào, quản lý tồn kho và phân phối đến khách hàng kịp thời, hiệu quả. Bao gồm các lĩnh vực: vận tải, giao nhận, thủ tục hải quan, điều độ sản xuất, quản lý tồn kho….Đây vẫn là mảng còn rất yếu của Việt Nam nói chung và của ngành chế biến đồ gỗ nói riêng. Chính điều này đã dẫn đến họat động của ngành vẫn còn kém hiệu quả và thụ động.

74

(iv) Tiêu chí về chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các doanh nghiệp/ngành Khác với tình trạng hoạt động manh mún, rời rạc trước đây, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đang chuyển hướng hợp tác với nhau để giữ vững thị trường, đáp ứng những đơn hàng lớn từ phía bạn hàng. Thật vậy, chỉ có liên kết giữa các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng các đơn hàng lớn ngày một nhiều trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại khó có thể đáp ứng được những đơn hàng đó. Việc liên kết đã hình thành nhóm doanh nghiệp gỗ sẽ ký được nhiều hợp đồng lớn với khách hàng. Với mỗi đơn hàng lớn vượt quá năng lực của doanh nghiệp, họ sẽ tìm đối tác liên kết để chia sẻ từng công đoạn sản xuất. Nỗ lực này đã tăng cường khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn, vì vậy uy tín của các doanh nghiệp ngày càng cao. Ngành chế biến đồ gỗ hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến mà hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy việc hợp tác không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất mà còn giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào do mua số lượng lớn thay vì nhập khẩu nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm. Bên cạnh đó, do nhận thức được những lợi thế của liên kết nên các doanh nghiệp đang hợp tác theo hướng: các doanh nghiệp nhỏ hơn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn, hình thành các nhóm doanh nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau sản xuất, kinh doanh hoặc tham gia liên doanh. Đây là cơ sở hình thành chuỗi cung ứng hợp tác cho ngành. Một điển hình về liên kết là cụm công nghiệp đồ gỗ Hố Nai ở tỉnh Đồng Nai. Trong năm đầu mới hình thành cụm, chỉ có 5 doanh nghiệp nhưng tới nay có tới gần 60 doanh nghiệp cùng hợp tác để sản xuất và kinh doanh. Tiếp theo sẽ liên kết các lâm trường, chủ rừng với các công ty chế biến gỗ trong nước nhằm giám sát nguồn gốc gỗ, giúp doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ thấy rõ tiềm năng kinh tế, lợi ích thực sự nếu đạt được các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững. Ngoài ra các doanh nghiệp trong ngành đã đáp ứng và tuân thủ mọi quy tắc xuất khẩu. Đến cuối tháng 3/2008 Việt Nam có đến 151 nhà máy được cấp giấy chứng nhận quản lí rừng bền vững FSC (theo WFSC, 2009) [18], trong khi đó Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia có 59 và Malaysia là 66. Dựa vào các con số nhà máy đạt chứng chỉ FSC có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam thực thi nghiêm túc các quy định về FSC, CoC17. Trong hơn 70% nguồn nguyên liệu của ngành chế biến gỗ Việt Nam là được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, trong đó đã ý thức đến việc chứng minh được
Theo báo cáo của IEA và Telapak về tình hình sử dụng gỗ nguyên liệu của các quốc gia Đông Nam Á, 2010. Sau đó, ngày 31/8/2011, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam đã tổ chức họp báo bác bỏ cáo buộc của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Vương quốc Anh về việc một số công ty của Việt Nam đã mua gỗ bất hợp pháp từ Lào và sử dụng nguyên liệu này để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
17

75

nguồn gốc của gỗ ngay cả gỗ khai thác từ những khu rừng trồng trong nước, đặc biệt là gỗ nhập khẩu. (v) Tiêu chí về vai trò của chính phủ Xuất khẩu gỗ đang là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu vì thế Chính phủ đã và đang có những chính sách rất tích cực để khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu thông qua giảm thuế xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó Chính phủ rất quan tâm đến việc quản lý rừng chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, công tác trồng rừng nguyên liệu. Thời gian qua, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương rà soát chặt chẽ nguồn đất các lâm trường quốc doanh đang quản lý để chuyển đổi phần lớn diện tích đang sử dụng kém hiệu quả vào mục tiêu trồng rừng công nghiệp. Tính đến hết năm 2009, tổng diện tích rừng và rừng mới trồng toàn quốc là 13,258 triệu ha (độ che phủ rừng 39,1%), trong đó có 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và 2,919 triệu ha rừng trồng và diện tích rừng mới trồng, diện tích rừng trồng là rừng sản xuất là 2,141 triệu ha [2]. Do nhiều nguyên nhân nằm trong cân đối tính toán, Chính phủ chủ động phá giá đồng tiền trong một biên độ nhỏ nhằm khuyến khích họat động xuất khẩu đồ gỗ. Tuy nhiên hiện nay, do tình hình lạm phát tăng cao, chính sách thu hẹp tiền tệ đang gây nên rất nhiều khó khăn cho việc huy động vốn. * Tóm lại: Ngành chế biến đồ gỗ theo thời gian đã và đang có một vị trí quan trọng trong thương mại của Việt Nam. Cụ thể, thương mại của ngành gỗ liên tục tăng lên trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồ gỗ nội ngoại thất. Cán cân thương mại của ngành liên tục tăng thặng dư trong giai đoạn 2001–2010. Tỷ trọng xuất khẩu ngành gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 2,3% lên 3,8%, tuy không cao nhưng cho thấy xu hướng của ngành này luôn tăng. Sự phát triển công nghiệp chế biến đồ gỗ được nhìn nhận qua việc tăng số lượng cơ sở chế biến, tăng công suất (bao gồm việc mở rộng công suất thiết kế của nhiều doanh nghiệp) và tăng trưởng nhanh của giá trị kim ngạch xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng công nghiệp chế biến đồ gỗ đã có đóng góp quan trọng trong phát triển lâm nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Bên cạnh việc đã có bước phát triển nhanh chóng đề tổ chức sản xuất như: nguyên liệu, lao động, các chi phí đầu vào. Có thể tóm tắt một số tồn tại cơ bản của ngành, đó là: 1/ Khó khăn về tài chính. Đa số các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam thuộc dạng doanh nghiệp nhỏ, gặp khó khăn về vốn. Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất thấp chỉ vào khoảng trên dưới 20%, trong khi đó nợ phải trả chiếm đến 70% [18]. Phần lớn tài sản dưới dạng vốn lưu động là nguyên vật liệu dự trữ, thành phẩm và công nợ trong thanh toán.

76

2/ Năng lực cạnh tranh các sản phẩm gỗ Việt Nam yếu hơn các sản phẩm của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. Chất lượng mặt hàng gỗ Việt Nam nhìn chung chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, chưa thật sự phong phú, đa dạng và còn lệ thuộc vào mẫu mã của nước ngoài nên kém sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến đầu tư công nghệ, đào tạo lao động và thiếu các nhà thiết kế sản phẩm có tính chuyên nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mang bản sắc riêng và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”, khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc nhiều vào các kênh phân phối này. 3/ Hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề, dẫn đến năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Hiện năng suất của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam chỉ xấp xỉ bằng 25% của Châu Âu và chưa đến 50% của Trung Quốc [điều tra của GIZ, 18]. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 3%, công nhân kỹ thuật gần 30%, số còn lại gần 70% hầu hết là lao động phổ thông. Giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện chỉ đạt dưới 10.000USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung Quốc là 16.000USD, Malaysia là 17.000USD [3]. Điều này dẫn đến thiếu các nhà kiến thiết để tạo ra các kiểu dáng mẫu mã, theo ước tính khoảng 90% sản phẩm của Việt Nam dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Rất ít sản phẩm được tự thiết kế và cải tiến theo sáng tạo của chính ngành đó, các nhà xuất khẩu thiếu khả năng cạnh tranh trong thiết kế18. Đây là một trong những điểm yếu rất đáng quan ngại của ngành. 4/ Thách thức từ thiếu nguyên liệu. Với 80% nguyên liệu gỗ lệ thuộc vào bên ngoài, ước mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 với giá cao hơn rất nhiều so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Theo kết quả điều tra của dự án GIZ [18] được thực hiện tại Bình Định và khu vực Tây Nguyên, công suất của các nhà máy chế biến đồ gỗ chỉ đạt khoảng 50%, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguyên liệu. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu khiến các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cũng chính là điểm yếu lớn nhất của ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam hiện nay. Trong khi đó chưa có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ liên doanh, liên kết với các chủ rừng để tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ. 5/ Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam còn yếu. Phần
18

Theo hội thảo “Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam” do HAWA tổ chức, 2011

77

lớn các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho quá trình hội nhập, thiếu chiến lược và các chính sách thích ứng để thâm nhập vào thị trường thế giới. Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO và các quy định quốc tế về quản lý lâm nghiệp bền vững tới các doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều triển vọng về thị trường, nhưng cũng không ít khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, yêu cầu chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu gỗ như Luật LACEY của Hoa Kỳ, quy định FLEGT của liên minh Châu Âu…đã gây những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 6/ Thị trường trong nước chưa được quan tâm, khai thác, hiện được đánh giá là không nhiều tiềm năng cho công nghiệp chế biến đồ gỗ nhưng thực tế cho thấy, mức sống của người dân Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ chất lượng cao cũng dần gia tăng. Hiện nay đã xuất hiện các sản phẩm gỗ của Đài Loan, Trung quốc và một số nước EU xâm nhập thị trường Việt Nam với chất lượng đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng với giá cả ngày càng cạnh tranh hơn do thuế giảm theo lộ trình cam kết WTO. 7/ Chứng nhận FSC-CoC đang trở thành áp lực từ phía người tiêu dùng tại các thị trường có trách nhiệm cao về xã hội, môi trường [1]. Điều này đặt ra yêu cầu đó là các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực mới có thể đáp ứng được. Qua đánh giá chung nhằm nhận diện các thành tựu cũng như tồn tại của ngành, có thể kết luận rằng để cho ngành tiếp tục phát huy thành tích đạt được trong thập niên qua, đồng thời tiết chế các khó khăn thách thức của ngành, vấn đề sống còn hiện nay là ngành cũng như từng doanh nghiệp trong ngành cần phải nhìn nhận vai trò của chuỗi cung ứng, từ đó có sự đồng thuận cả quan điểm lẫn phương thức thực hiện. 2.2 Nghiên cứu tình hình xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam, trường hợp nghiên cứu tại 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ 2.2.1 Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu Địa bàn 3 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai được xem là 3 địa phương trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ, trên thực tế nơi đây đã và đang hình thành các cụm, khu chuyên sản xuất chế biến đồ gỗ chủ yếu để xuất khẩu. Nhờ mức đô thị hoá của vùng cao và do sức ép của dân số thất nghiệp và thiếu việc làm mà lao động từ nhiều vùng đổ về đây tìm kiếm cơ hội việc làm, đặc biệt với lao động có tay nghề cao. Từ hình trên cho thấy, hiện tại trên khắp cả nước đã hình thành các cụm, khu, vùng trọng điểm sản xuất chế

78

biến đồ gỗ. Cụ thể, miền Bắc gồm Hà Nội và các vùng lân cận, miền trung - Hiện nay, đã hình thành các trung tâm chế biến gỗ lớn tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định và khu vực Quảng Nam Đà Nẵng19
1. Miền Nam 60%, gồm: - TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai 2. Miền trung 30%, gồm: - Bình Định Đà Nẵng

- Vùng Đông Nam Bộ có 1.796 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 59,7% tổng số doanh nghiệp cả nước, tỉnh có nhiều doanh nghiệp nhất là Đồng Nai với 827 doanh nghiệp và sau đó là Bình Dương với 762 doanh nghiệp; và Thành phố Hồ Chí Minh là 207 doanh nghiệp20
Số liệu đã được tính toán và làm tròn từ việc tổng hợp dữ liệu của Vifores, Tổng cục Thống kê, 2011.
19, 20

Hình 2.9: Sơ đồ phân bổ vị trí các địa phương hoạt động chế biến đồ gỗ [Nguồn:19 &87] có Đồng Hới (Quảng Bình), cao nguyên miền trung có Gia Lai, Bình Định, phía Nam có 3 địa phương nằm trong cụm Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Trong nghiên cứu của luận án tập trung vào khảo sát nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ, cụ thể từ số liệu thống kê và sơ đồ hình vẽ, có thể nhận định rằng cụm 3 tỉnh tại vùng Đông Nam Bộ là nơi tập hợp doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nhiều nhất về số lượng (khoảng 60% về số lượng so với cả nước), trong đó các doanh nghiệp đã bước đầu hoạt động theo từng cụm như Hố Nai, Tân Hòa, một số doanh nghiệp sản xuất tập trung tại khu công nghiệp Bàu Xéo, Tam Phước (Đồng Nai); ở Bình Dương đã hình thành một số cụm như cụm Bình Chuẩn, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp, Nam Tân Uyên; tại Thành phố Hồ Chí Minh phân bố rải rác tại các khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, Tân Tạo và Hiệp Bình Phước (theo khảo sát thực tế của tác giả, 2011). Tại địa bàn 3 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương: tổng số cơ sở chế biến gỗ: 1.796 trong đó có khoảng 1.418 cơ sở quy mô nhỏ và các hộ cá thể có công suất hoạt động tối thiểu 200m3 gỗ tròn/năm, chiếm 78,95%21. Điều này cũng tương xứng với thống kê của nghiên cứu trên 275 doanh nghiệp.

21

Số liệu đã được tính toán và làm tròn từ việc tổng hợp dữ liệu của Tổng cục Thống kê, 2010.

79

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗ được khảo sát theo quy mô vốn trên địa bàn nghiên cứu
Quy mô - Số DN - Tỷ lệ (%) Dưới 20 tỷ đồng 73 26,55 Từ 20 đến 100 tỷ đồng 164 59,64 Từ 100 tỷ đồng trở lên 38 13,82 Tổng số doanh nghiệp 275 100

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, 2011 Qua đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng mặc dù cùng tham gia chế biến đồ gỗ nhưng giữa các doanh nghiệp chưa có sự kết nối với nhau, cụ thể giữa họ: - Chưa hình thành rõ nét mối liên kết ngang; - Chưa áp dụng cùng một quy trình sản xuất thể hiện qua chưa thống nhất về tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu, tuân thủ các tiêu chuẩn về phân loại và chất lượng trong sản xuất (quy trình sơn, keo, vecni), cũng như chưa đồng lòng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Chính vì vậy, nếu dựa vào cơ sở khoa học của chuỗi cung ứng và sự hợp tác chuỗi cung ứng có thể nhận ra rằng giữa các mắt xích trong chuỗi còn khá lỏng lẻo – đây là điểm cốt lõi cần được cải tiến và phát triển chuỗi cung ứng cho ngành. Thật vậy trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, dưới sức ép nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu thì ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam cần tìm ra phân khúc thị trường ngách đang có lợi thế nhất, cả thị trường thế giới và nội địa, hoặc tìm chỗ đứng trong chuỗi sản xuất ngành đồ gỗ thế giới để cải thiện lợi thế cạnh tranh cho mình. Do vậy, việc đánh giá chuỗi cung ứng rất có ý nghĩa nhằm đưa ra những khuyến nghị giúp doanh nghiệp và ngành điều chỉnh kịp thời [16]. Trong nghiên cứu này đã dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đó là các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tại vùng Đông Nam Bộ - nơi tác giả đang sinh sống và làm việc. Thông qua việc chọn ra 300 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ thuộc sở hữu của Việt Nam, tiến hành khảo sát và số phiếu hợp lệ thu về 275 (25 phiếu trả lời không đầy đủ thông tin) đây là dữ liệu dùng để phân tích, đưa ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực ở chương 3. 2.2.2 Đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu Thông qua trao đổi, thống kê từ số liệu thứ cấp cho thấy hiện nay các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội ngoại thất của Việt Nam nói chung và 3 tỉnh thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương nói riêng (không tính đến các doanh nghiệp FDI cùng ngành tại địa bàn nghiên cứu) cho thấy những nét cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp

80

này theo cách sau: - Nhà sản xuất (doanh nghiệp chế biến đồ gỗ) thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu, chủ yếu từ nước ngoài như Malaysia, Lào, Úc, New Zealand, Chile dưới dạng hợp đồng trực tiếp hoặc mua thông qua các đại lý của các nhà cung cấp này tại Việt Nam. - Nhà sản xuất tiến hành tổ chức các quy trình sản xuất theo mẫu mã đã được thiết kế từ các đơn đặt hàng chủ yếu từ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản hoặc thông qua các thị trường trung gian từ Đài Loan, Singapore, Trung Quốc. - Nhà sản xuất sau khi hoàn tất quy trình sản xuất, sản phẩm sẽ được phân phối qua hai kênh chủ yếu sau: + Thị trường nội địa: chiếm khoảng trên dưới 10% tổng giá trị của ngành và được phân phối dưới dạng nhà sản xuất kiêm nhiệm vai trò phân phối bằng các cửa hàng trưng bày và bán lẻ của chính họ. Hoặc nhà sản xuất gửi hàng cho các nhà chuyên phân phối giới thiệu và bán sản phẩm như mô hình nhà phân phối chuyên nghiệp Viemay Depot đang xây dựng và triển khai tại Việt Nam trên 2 năm qua. + Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) là thị trường mục tiêu chủ lực tiêu thụ sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp chế biến sẽ xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình theo các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối (nhà buôn sỉ), sau đó sẽ thông qua các cửa hàng/siêu thị (nhà buôn lẻ) để đến với khách hàng (người tiêu dùng). Bên cạnh đó còn xuất khẩu qua trung gian, nghĩa là có một nhóm các nhà phân phối chuyên nghiệp từ Hồng Kông, Singapore, Đài Loan sẽ tìm đến thị trường Việt Nam, gom hàng hoặc đặt hàng, sau đó họ sẽ chuyển về thị trường trung chuyển để gia cố, làm một số thao tác thêm vào như dán lại nhãn mác, xuất xứ,... Sau cùng hàng từ đây sẽ được xuất khẩu đi đến các thị trường như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật. Ngoài ra hiện có một số nhà phân phối chuyên nghiệp như IKEA, Homebase,… cũng đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để chủ động tìm kiếm các nhà cung ứng đơn hàng theo yêu cầu chủ quan của họ về mẫu mã , giá cả, thời gian giao hàng,… Sau đó sẽ nhận sản phẩm từ các nhà sản xuất Việt Nam và chuyển về các thị trường thứ ba để tiêu thụ. Nghiên cứu đặc điểm phân phối đồ gỗ thị trường nội địa cho thấy mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối tại thị trường Việt Nam còn rời rạc, chưa chuyên nghiệp. Ngược lại, đối với hàng xuất khẩu thì quan hệ này đã được các nhà phân phối chuyên nghiệp từ nước ngoài chủ động tìm đến và thiết lập bài bản theo chủ đích có lợi cho họ như đã phân tích ở trên nghĩa là phần lớn sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp chế biến được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Đi sâu vào khảo sát nghiên cứu các

81

doanh nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ cho thấy đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp theo một dây chuyền cung ứng – sản xuất – phân phối như đã đặt ra theo hướng nghiên cứu của luận án, mô hình chuỗi cung ứng đồ gỗ thể hiện qua hình 2.10 trang sau. Qua khảo sát cho thấy chuỗi cung ứng đỗ gỗ nội ngoại thất tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đã hình thành và thể hiện sự hợp tác với nhau nhưng chưa rõ nét, chủ yếu do tự phát, các doanh nghiệp chưa thực sự có một chiến lược hợp tác bài bản để nâng cao sức cạnh tranh, tham gia vào chuỗi để phát triển bền vững. Thật vậy, các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó vai trò của nhà cung cấp, nhà sản xuất (doanh nghiệp chế biến hay doanh nghiệp trung tâm) và nhà phân phối đóng vai trò chi phối
NCC Nội địa Cơ quan hữu quan, tổ chức Xuất khẩu Bán sỉ Bán lẻ

Rừng trồng/ rừng tự nhiên

NCC nguyên liệu

Nhà sản xuất đồ gỗ

Nhà phân phối

Người tiêu dùng

NCC Nước ngòai

Cửa hàng bán lẻ

Nội địa

Cửa hàng/đại lý

Các nhà cung cấp dịch vụ

Hình 2.10: Đặc điểm chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam (Nguồn: Nghiên cứu và khảo sát của tác giả, 2011) trong chuỗi cung ứng đồ gỗ như mô phỏng ở hình 2.10. Bên cạnh đó để cho hành trình từ nguyên liệu ban đầu qua quá trình chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh và phân phối đến tay người tiêu dùng, chuỗi cung ứng còn bị chi phối bởi một số thành tố như đại lý (xuất nhập khẩu còn gọi là các nhà bán buôn sỉ), các nhà bán lẻ. Tuy nhiên với đặc thù của ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam là nhập khẩu đến 80% nguyên liệu từ nước ngoài về để chế biến và xuất khẩu đến 90% sản phẩm hoàn chỉnh nên các nhân tố tham gia vào chuỗi cung ứng ở mỗi giai đoạn có vai trò khác nhau và đôi lúc sự hợp tác này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong ngành, dữ liệu thu thập thông qua việc

82

khảo sát 300 doanh nghiệp và từ nguồn thống kê cho thấy hiện nay các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội ngoại thất tại địa bàn nghiên cứu đang hình thành nên những nét cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp theo cách thức tổ chức như sau: (i) Doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu, chủ yếu từ nước ngoài như Malaysia, Lào, Úc, New Zealand, Chile, Canada, Pháp, Nga, và Hoa Kỳ dưới dạng hợp đồng trực tiếp hoặc mua thông qua các đại lý của các nhà cung cấp này tại Việt Nam; (ii) Doanh nghiệp tiến hành tổ chức các quy trình sản xuất theo mẫu mã đã được thiết kế từ các đơn đặt hàng chủ yếu từ Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản hoặc thông qua các đại diện hay trung gian thương mại tại Singapore, HongKong, Đài Loan; (iii) Doanh nghiệp sau khi hoàn tất quy trình sản xuất, sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp phân phối sản phẩm qua hai kênh: - Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) là thị trường mục tiêu chủ lực và được các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình theo các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối (nhà buôn lớn), sau đó sẽ thông qua các cửa hàng/siêu thị để đến với người tiêu dùng, hình thức này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 20%), còn lại để sản phẩm đồ gỗ Việt đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài thông thường phải thông qua các đại lý và công ty môi giới. Đây là các cá nhân hoặc công ty đóng vai trò đàm phán và xác lập mối làm ăn theo chỉ dẫn của người uỷ nhiệm hoặc đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán. Họ không mua bán cho mình mà làm việc vì hoa hồng. Hầu hết các đại lý làm đại diện cho hơn một nhà sản xuất mặc dù tránh cạnh tranh lẫn nhau. Thông thường đại diện của bên mua thường đặt văn phòng tại đất nước của bên bán. Thực tiễn hiện nay có rất nhiều đại lý và công ty môi giới về mua bán gỗ hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết là các công ty môi giới mua hàng như Carrefour, Diamond Keystone Associates nhưng cũng có một số liên quan đến cả tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất như IKEA, SCANCOM. Các đại lý mua hàng cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành. - Thị trường nội địa: chiếm khoảng trên dưới 10% tổng giá trị của ngành và được phân phối dưới dạng nhà sản xuất kiêm nhiệm vai trò phân phối bằng các cửa hàng trưng bày và bán lẻ của chính họ hoặc nhà sản xuất gửi hàng cho các nhà phân phối chuyên nghiệp để họ giới thiệu và bán sản phẩm. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà phân phối chưa thể hiện rõ nét, còn manh mún, rời rạc, chưa chuyên nghiệp. Trên thực tế, phần lớn sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp được sản xuất theo đơn đặt hàng từ nước ngoài tìm đến. Vì vậy, công nghiệp chế biến gỗ hiện nay cơ bản được coi là một ngành gia công phục vụ thị trường thế giới. Nguyên nhân chủ quan là do bản thân các doanh nghiệp chế

83

biến gỗ chưa thật sự đủ năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, chính các doanh nghiệp chưa tạo ra nhu cầu đủ mạnh để thúc đẩy phát triển đội ngũ chuyên gia thiết kế vốn được đào tạo chưa phù hợp thực tế như đã nêu trên đây. Để nhìn nhận rõ hơn vị trí, vai trò và mức độ liên kết hợp tác giữa các thành viên trong quy trình sản xuất kinh doanh ngành đồ gỗ chế biến của các doanh nghiệp, luận án tập trung phân tích vai trò của từng thực thể trong chuỗi, cụ thể: 2.2.2.1 Nhà cung cấp (Suppliers) Do nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng, vì vậy các nhà cung cấp nguyên liệu gỗ gồm hai kênh: trong nước và nước ngoài trong đó có đến 80% từ nước ngoài tính về giá trị lẫn số lượng nhập khẩu. Đặc điểm của các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp nghiên cứu chủ yếu cung cấp thông qua đại lý khoảng 60%, 40% là do các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp thông qua các thị trường chính như Malaysia, Lào, Úc, New Zealand, Chilê, Hoa Kỳ và Nga. Đối với nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp chế biến chủ yếu mua trực tiếp từ các đầu nậu/nhà buôn tại các địa phương như Nghệ An, Gia Lai Kom Tum hoặc các đại lý của họ rải rác gần vùng sản xuất của các doanh nghiệp. Đối với nguyên liệu nhập khẩu, do tập quán trong ngành gỗ cũng như khoảng cách địa lý khá xa giữa thị trường nhập và xuất, do đó các nhà cung cấp thường cung ứng gỗ nguyên liệu vào thị trường Việt Nam thông qua đại diện thương mại của họ tại thị trường nhập khẩu, với cách làm như vậy giúp cho cả hai bên thuận tiện trong việc giao nhận và kiểm tra hàng hóa. Đồng thời các nhà cung cấp nước ngoài còn tiếp cận thị trường Việt Nam bằng nhiều kênh trong đó trực tiếp xuất khẩu nguyên liệu theo mối quan hệ hai bên cho các nhà sản xuất.
Kênh đại lý Nước ngoài Nhà cung cấp Nội địa Kênh trực tiếp Nhà sản xuất

Hình 2.11: Nhà cung cấp và các mối quan hệ trực tiếp (Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của Tác giả, 2011) Như vậy trong mối quan hệ hợp tác giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất có thể biểu diễn qua sơ đồ 2.11 trong đó nhà cung cấp sau khi đạt thỏa thuận với nhà sản xuất về giá cả,

84

phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, số lượng và chất lượng nguyên liệu sẽ tiến hành giao hàng. Tùy vào nhà cung cấp là nội địa hay ở nước ngoài mà phương thức và thời hạn giao hàng sẽ khác nhau. Thời gian giao hàng từ khi xếp hàng đến dỡ hàng vài ngày nếu nhà cung cấp từ các thị trường gần như Malaysia, Lào; và có thể 20–40 ngày từ các nhà cung cấp ở Úc, New Zealand, Chi Lê và Hoa Kỳ. Ngoài ra do khoảng cách giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất xa nhau nên việc giao hàng còn phụ thuộc vào nhà chuyên chở, điều kiện tàu, cảng… Điều này thường đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào thế bị động về thời gian chính xác nhận được hàng, đây chính là bất lợi rõ nhất khi sản xuất không gần vùng nguyên liệu. Việc lựa chọn nhà cung cấp thường thông qua uy tín của họ thể hiện về chất lượng và thời hạn giao hàng là chủ yếu. Việc tìm kiếm nhà cung cấp nước ngoài thường được các doanh nghiệp riêng lẻ lựa chọn thông qua giới thiệu từ bạn hàng hoặc tìm kiếm trên Internet, mối quan hệ này được hình thành thông qua vai trò của Hiệp hội hay tổ chức còn hạn chế. Điều này cho thấy tính không chuyên trong môi trường sản xuất kinh doanh quốc tế hiện nay của Việt Nam. Theo thống kê và dự báo của Vifores [19], cho đến hiện tại thì ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng vẫn đang trong tình trạng nguồn cung ứng nguyên liệu không ổn định về số lượng, xuất xứ, chất lượng và giả cả. Chẳng hạn năm 2009, sản lượng khai thác gỗ của Việt Nam đạt 3,88 triệu m3, trong đó lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 3,7 triệu m3, còn lại là từ rừng tự nhiên; song song đó các doanh nghiệp phải nhập đến 4 triệu m3 gỗ. Theo tính toán của Vifores, nếu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ dự kiến trong năm 2012 đạt 4,4 tỷ USD, năm 2015 là 5 tỷ USD và năm 2020 là 8 tỷ USD thì từ nay đến năm 2020, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ 4-6 triệu m3 gỗ mỗi năm. Điều này tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến giá trị gia tăng của đồ gỗ Việt Nam do phụ thuộc vào gỗ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tính đến việc các nước xuất khẩu gỗ sẽ xem xét lại chuỗi giá trị ngành gỗ, ban hành các chính sách giảm hoặc không sản xuất gỗ tròn và gỗ xẻ gây bất lợi rất lớn cho ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó ngành chế biến đồ gỗ sẽ vấp phải khó khăn về nguồn gỗ hợp pháp bởi từ năm 2010 trở đi, Hoa Kỳ và EU sẽ đặt ra rất nhiều quy định gắt gao, đặc biệt là đạo luật LACEY của Hoa Kỳ và FLEGT của EU. Vì vậy, để đảm bảo sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu theo đúng yêu cầu của các nước nhập khẩu, ngành công nghiệp gỗ nhất thiết phải sử dụng nguồn gỗ hợp pháp và đây chính là thách thức lớn đối với doanh nghiệp gỗ Việt Nam [1]. Để vượt qua được khó khăn về nguyên liệu các doanh nghiệp phải liên kết tập trung xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến gỗ, khuyến khích trồng rừng trong nước, liên kết với nước ngoài như Lào - Campuchia,

85

và ngay cả Canada, đồng thời bảo vệ và khai thác rừng hợp lý22. Các thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau, cụ thể: - Các nước Đông Nam Á (Lào, Myama, Malaysia, Indonesia): Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này gồm: gỗ lớn, gỗ cứng từ rừng tự nhiên, gỗ rừng trồng và ván nhân tạo. - Các nước thuộc châu Đại Dương (Úc, New Zealand,...) là nguồn nhập khẩu gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, thông. - Các nước thuộc châu Phi: Nam phi là nguồn cung cấp gỗ Bạch Đàn từ rừng trồng, trong khi đó các nước Ghana, Camorun cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên. - Các nước Nam Mỹ: cung cấp gỗ Bạch Đàn từ rừng trồng của Brazil, Chi Lê. - Trung Quốc là nguồn chính để nhập khẩu các loại ván nhân tạo như MDF. - Các nước Bắc Mỹ: cung cấp các loại gỗ chất lượng cao như Sồi, Anh Đào. Việc nhập khẩu gỗ từ một số quốc gia có nền lâm nghiệp chưa phát triển đang đứng trước những nguy cơ bị các tổ chức phi chính phủ quốc tế lên án và yêu cầu hạn chế. Các nước này cũng đang cần phải hoàn thiện công tác quản lý rừng bền vững để đáp ứng được những yêu cầu của các tổ chức quốc tế đề ra, các loại gỗ xuất khẩu phải có chứng chỉ rừng mới được xuất sang các nước khác, nên trong một vài năm tới việc nhập khẩu gỗ từ các nước có nền lâm nghiệp chưa phát triển sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do vậy, nguồn nguyên liệu cho chế biến sẽ bị ảnh hưởng nếu như Việt Nam không chuẩn bị trước kế hoạch phát triển những năm tới. Vấn đề là cho đến hiện nay Việt Nam chưa có một tổ chức nhập khẩu nguyên liệu gỗ chuyên nghiệp. Các tổ chức nhập khẩu gỗ của Việt Nam hiện nay có thể chia 3 loại: (i) các doanh nghiệp tự đi nhập khẩu gỗ cho doanh nghiệp mình để sản xuất, (ii) doanh nghiệp nhập khẩu gỗ vừa để cho doanh nghiệp mình sản xuất và vừa để bán cho các doanh nghiệp khác ở trong nước, (iii) các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu gỗ để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước chiếm tỷ lệ rất ít [19]. Mặc dù khối lượng gỗ nhập khẩu rất lớn, nhưng đến nay Việt Nam chưa hình thành những chợ gỗ có quy mô lớn để cho các doanh nghiệp chế biến gỗ đến giao dịch mua bán. Thực tế, gỗ được nhập khẩu ở nhiều quốc gia khác nhau và luật lệ, thủ tục xuất khẩu ở mỗi nước lại khác nhau, trong khi đó các kiến thức về lĩnh vực này của doanh nghiệp nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế, cộng với giá vận tải tăng do giá nhiên liệu tăng làm cho giá thành của gỗ nhập khẩu tăng cao. Tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu và các sản phẩm gỗ như: tiêu
22

Theo thông tư hướng dẫn của Bộ NNPTNT về việc liên doanh, liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ, 5/5/2009.

86

chuẩn về kích thước, độ bền cơ lý, màu sắc, hoá chất an toàn và vệ sinh môi trường... của Việt Nam còn thiếu và chưa tương thích với các tiêu chuẩn của quốc tế dẫn đến việc sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả, tăng giá thành, giảm sức cạnh tranh. 2.2.2.2 Nhà sản xuất (Manufacturers) Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nước ngoài từ Đài Loan, Malaysia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển, các doanh nghiệp tư nhân địa phương. Tổng công suất chế biến của các doanh nghiệp này là khoảng 3 triệu m3/năm (bao gồm gỗ nguyên khối và ván nhân tạo). Đa số các doanh nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc), một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ đều đặt tại Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ... Theo Tổng cục lâm nghiệp [3], qui mô của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ có thể chia làm 3 nhóm, gồm: - Nhóm 1. Doanh nghiệp quy mô lớn với công suất hàng tháng khoảng 100 đến 350 container loại 40” - Nhóm 2. Doanh nghiệp quy mô vừa với công suất hàng tháng khoảng 20 đến 100 container loại 40” - Nhóm 3. Doanh nghiệp quy mô nhỏ với công suất hàng tháng nhỏ hơn 20 container loại 40” Nhìn chung quy mô của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Mặc dù về lý thuyết kinh tế và Chính phủ chủ trương khuyến khích xây dựng doanh nghiệp chế biến đồ gỗ gần vùng nguyên liệu, nhưng trong thực tiễn các doanh nghiệp chế biến gỗ từ trước đến nay lại phân bố tập trung ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư, gần vùng tiêu thụ và có cơ sở hạ tầng tốt, chứ không gần vùng nguyên liệu. Cụ thể: - Miền Bắc, có nhiều doanh nghiệp chế biến đồ gỗ đã được thành lập ở các vùng Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

87

- Miền Nam, số lượng doanh nghiệp tập trung đến hơn 80% tổng số doanh nghiệp cả nước, đã hình thành các cụm và khu sản xuất tập trung như vùng Đông Nam Bộ, vùng duyên hải miền trung, cụm tây nguyên và cụm đồng bằng sông cửu long. Qua số liệu đã chỉ dẫn, về cơ bản công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam 10 năm qua (2000–2010) đã phát triển theo mô hình chiều rộng. Trong tổng số khoảng 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện có thì khoảng hơn 50% số cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc làm gia công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp lớn hơn. Hiện có khoảng trên 1.000 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ (bao gồm doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và các doanh nghiệp vệ tinh). Đối với vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng có công nghiệp chế biến gỗ phát triển cả về số lượng doanh nghiệp, quy mô, công nghệ thiết bị và có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước. Các tỉnh, thành gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai đã trở thành trung tâm chế biến gỗ lớn nhất của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp tại đây đã đầu tư và đổi mới thiết bị hiện đại để sản xuất đồ mộc nội thất, ngoại thất xuất khẩu, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã chú trọng đến đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ đồng bộ, có thể tổ chức sản xuất khép kín, hiện đại từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Ý…Nhiều dây chuyền công nghệ thiết bị được đánh giá tương đương trình độ trong khu vực [3]. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ và vừa với những tồn tại cơ bản như: (i) Ít vốn, hạn chế về năng lực huy động vốn nên ít có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn; (ii) Thiếu tầm nhìn dài hạn do khó khăn về vốn, công nghệ và khả năng quản lý hạn chế; (iii) Khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, phần lớn sản xuất theo đơn đặt hàng; (iv) Hạn chế về năng lực xúc tiến thương mại; (v) Các doanh nghiệp chưa chủ động liên kết với nhau để có thể đáp ứng các đơn hàng với khối lượng lớn và chưa thật sự chia sẻ thông tin trong khai thác thị trường.

88
Chính quyền Nước ngoài
Nhà phân phối

nước ngoài
NHÀ SẢN XUẤT

Nhà cung cấp

Nhà phân phối trong nước

Khách hàng

Nội địa Hiệp hội

Cửa hàng bán lẻ

Nhà cung cấp dịch vụ

Hình 2.12: Nhà sản xuất và các mối quan hệ trực tiếp (Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của tác giả, 2011) Trong điều kiện Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất; thiếu lao động được đào tạo; nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu cung ứng nguyên liệu và thực hiện hầu hết các công đoạn của quá trình chế biến, chưa có sự chuyên môn hóa. Đặc điểm của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam nói chung và 3 tỉnh miền đông Nam Bộ nói riêng là sau khi mua nguyên liệu (trong nước hoặc nước ngoài) trong đó chủ yếu từ nước ngoài một cách riêng lẻ thông qua đại lý của nhà cung cấp tại Việt Nam hoặc ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp với các nhà thương mại hoặc nhà máy từ nước ngoài sẽ tiến hành quá trình chế biến nguyên liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó sẽ thực hiện tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Thực tiễn trong hơn 10 năm qua trong ngành chế biến đồ gỗ cho thấy chủ yếu đầu ra của doanh nghiệp hướng về xuất khẩu (chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất) và một phần nhỏ bán tại thị trường nội địa (chiếm khoảng 10%). Đối với hoạt động xuất khẩu: Sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ không chỉ nhằm để đáp ứng các nhu cầu phát triển trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đồ gỗ Việt Nam hiện có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó những thị trường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%) với giá trị nhập khẩu hơn 30% tổng giá trị đồ gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam, EU (chiếm 18-24%) thị phần với giá trị nhập khẩu gần 30% và Nhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần với giá trị nhập khẩu chiếm 27%.

89

Theo một số đánh giá của Vifores, HAWA thì Việt Nam sẽ hoàn toàn có khả năng nâng cao giá trị xuất khẩu lâm sản với 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản lên 4,5 tỷ USD/năm trong khoảng từ 3-5 năm tới. Tuy nhiên tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựa vào xuất khẩu) phát sinh không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất, mà chủ yếu là gia công và phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Đối với hoạt động tiêu thụ nội địa: Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ trong thị trường nội địa hiện nay là một việc làm hết sức khó khăn. Sự khó khăn này có nguồn gốc từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, sự phát triển kinh tế - xã hội và kéo theo sự phát triển rất nhanh nhu cầu về các sản phẩm gỗ, dẫn đến sự phát triển của các cơ sở sản xuất đồ gỗ phục vụ các nhu cầu nội địa. Về chủ quan, trong khoảng một thập kỷ qua chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về sản xuất và tiêu thụ nội địa của các sản phẩm đồ gỗ, hầu hết các doanh nghiệp tập trung cho xuất khẩu mà quên đi thị trường nội địa rất tiềm năng khi đời sống ngày một nâng cao, nhiều khách sạn và các công trình, khu nghỉ mát được xây dựng rất cần mặt hàng đồ gỗ nội và cả ngoại thất. Cụ thể theo thống kê giá trị tiêu thụ ngành đồ gỗ từ năm 2000 – 2010 thông thường giá trị tiêu thụ nội địa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng trên dưới 10%, còn lại hầu hết viêc tiêu thụ hướng đến xuất khẩu là chính. Như vậy về cơ bản thông qua phân tích cho thấy các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam nói chung và trên địa bàn nghiên cứu nói riêng chưa có mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối theo đúng nghĩa chuyên môn hóa cao. Các mối quan hệ chính giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, nhà sản xuất với nhà phân phối và các mối quan hệ phụ trợ như nhà sản xuất với các cơ quan thẩm quyền, Hiệp hội đều chưa được thiết lập một cách bài bản. Các quan hệ trên được hình thành dựa trên các giao dịch vì lợi ích riêng lẻ của các tác nhân trong chuỗi, đây cũng chính là hạn chế mấu chốt nhất của ngành chế biến đồ gỗ một khi muốn tăng sức cạnh tranh. Kết quả của mối quan hệ lỏng lẻo đó là mỗi doanh nghiệp có thể vừa nhập khẩu vừa sản xuất vừa phân phối, dẫn đến hiệu quả không cao do không đủ kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực cũng như năng lực về tài chính còn nhiều hạn chế. Hệ quả là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp so với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp ở thị trường mới nổi như Trung Quốc. 2.2.2.3 Nhà phân phối (Distributors) Hiện nay, thị trường phân phối hàng đồ gỗ nội thất cũng như ngành phân phối nói

90

chung không còn mới mẻ nhưng cũng chưa phát triển đến giai đoạn hoàn thiện và chưa chuyên nghiệp, đặc biệt đối với các nhà phân phối trong nước. Do vậy, phân phối ngành hàng đồ gỗ nội ngoại thất vẫn còn vướng một số tồn tại mâu thuẫn và tạm thời nhà sản xuất và tiêu dùng phải chấp nhận. Cụ thể: (i) Đối với xuất khẩu: các doanh nghiệp sản xuất sau khi tạo sản phẩm hoàn chỉnh sẽ bán hàng thông qua các hợp đồng xuất khẩu đã ký trước (đơn đặt hàng từ nước ngoài), trước tiên qua một nhà bán buôn (bán sỉ), sau đó sẽ đến các nhà bán lẻ hay các cửa hàng của các nhà bán lẻ, rất ít các doanh nghiệp có phòng trưng bày sản phẩm ở nước ngoài. Hiện có rất nhiều đại lý và công ty môi giới về mua bán gỗ hoạt động tại Việt Nam. Hầu hết là các công ty môi giới mua hàng như Carrefour, IKEA, Diamond Keystone Associates trong đó một vài nhà phân phối còn chủ động tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất như SCANCOM. Các đại lý mua hàng cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành gần đây như Carrefour và SCANCOM. (ii) Đối với nội địa: một số doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa tổ chức bán lẻ thông qua hệ thống đại lý và cửa hàng trưng bày của mình và chỉ phân phối hàng do doanh nghiệp mình sản xuất hoặc đôi lúc phải chấp nhận những sản phẩm của mình được phân phối chung với các sản phẩm của những nhà sản xuất đối thủ cạnh tranh khác thông qua cùng một nhà phân phối – nghĩa là thiếu các nhà phân phối chính thức riêng cho những sản phẩm của họ. Các nhà phân phối này phải đáp ứng đủ các điều kiện như hệ thống kho vận, hậu cần đủ mạnh, có nguồn hàng phong phú dồi dào và khả năng tồn kho tốt; hệ thống cửa hàng rộng khắp; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm soát tồn kho trực tuyến, thực hiện giao dịch, bán hàng trực tuyến và cung cấp tiện ích trực tuyến cho khách hàng. - Nhà bán lẻ: Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ với quy mô khác nhau từ quy mô nhỏ được biết đến ở Hoa Kỳ như chuỗi cửa hàng ‘Mom & Pop’ đến các đại gia bán lẻ như Walmart, IKEA và Carrefours. - Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng, người chi tiền để mua sản phẩm về nhà. Đây là khâu cuối cùng của chuỗi giá trị. Khách hàng bị thuyết phục mua hàng bằng kiểu dáng thiết kế, địa điểm và chất lượng sản phẩm tại cửa hàng, bởi xu hướng mốt, bởi áp lực từ những người xung quanh và bởi sự cần thiết về chức năng sử dụng.

91

Xuất khẩu Nhà sản xuất

Nhà phân phối

Nhà bán lẻ Khách hàng

Nội địa

Nhà phân phối

Nhà bán lẻ

Hình 2.13: Nhà phân phối và các mối quan hệ trực tiếp (Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của Tác giả, 2011) Thị trường phân phối hàng gỗ nội thất cũng như ngành phân phối nói chung tuy không mới nhưng cũng chưa phát triển đến giai đoạn hoàn thiện và chưa chuyên nghiệp đặc biệt đối với các nhà phân phối trong nước. Do vậy, phân phối đồ gỗ nội ngoại thất vẫn còn vướng một số tồn tại mâu thuẫn giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, họ phải tạm chấp nhận. Cụ thể: - Đối với xuất khẩu: các doanh nghiệp sản xuất sau khi tạo sản phẩm hoàn chỉnh sẽ bán hàng thông qua các hợp đồng xuất khẩu đã ký trước (đơn đặt hàng từ nước ngoài). Kênh phân phối thường đầu tiên qua một nhà buôn bán sỉ (lớn), sau đó sẽ đến các nhà buôn bán lẻ hay các cửa hàng của các nhà buôn bán lẻ, rất ít các doanh nghiệp có phòng trưng bày sản phẩm ở nước ngoài. - Đối với nội địa: một số doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa tổ chức bán lẻ thông qua hệ thống đại lý và showroom của mình và chỉ phân phối hàng do doanh nghiệp mình sản xuất; bên cạnh đó, do thiếu nhà phân phối đủ năng lực nên hiện nay nên các nhà sản xuất không thể tránh khỏi việc chấp nhận không vui vẻ lắm những sản phẩm của mình được phân phối chung với các sản phẩm của những nhà sản xuất đối thủ cạnh tranh khác thông qua cùng một nhà phân phối. Họ cần có những nhà phân phối chính thức riêng cho những sản phẩm của họ. Các nhà phân phối chuyên nghiệp này phải đáp ứng đủ các điều kiện như hệ thống kho vận, hậu cần đủ mạnh, có nguồn hàng phong phú dồi dào và khả năng tồn kho tốt; hệ thống cửa hàng bán lẻ đông đảo, mạnh mẽ và phát triển rộng khắp; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm soát tồn kho trực tuyến, thực hiện giao dịch, bán hàng trực tuyến và cung cấp tiện ích trực tuyến cho khách hàng. Xuất phát từ nhận thức của các doanh nghiệp coi việc kinh doanh tại thị trường trong nước có doanh số bán hàng thấp và lợi nhuận không cao. Kết quả là, thị trường đồ gỗ trong nước bị hàng ngoại nhập chiếm lĩnh và thao túng. Hiện nay, thị trường đồ gỗ nội thất trong

92

nước có doanh thu khoảng 1 tỷ USD nhưng có tới 80% trong số đó thuộc về các sản phẩm nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Ý, Thái Lan [13]. Như vậy, rõ ràng nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất tại thị trường nội địa đã phát triển và tăng lên đáng kể, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến thị trường nội địa bởi mức lợi nhuận ở thị trường nội địa cao hơn xuất khẩu đến hơn 10%. Do đó, việc chuyển hướng để quay về thị trường nội địa là giải pháp phù hợp và tích cực nhất cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Để làm được điều này, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải liên kết, xây dựng các chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối hiệu quả cho thị trường nội địa. 2.2.2.4 Nhà cung cấp dịch vụ (Logistics Providers) Như đã phân tích ở trên, vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp chế biến chưa được thiết lập một cách bài bản. Cụ thể, việc tổ chức sản xuất mang tính độc lập, ít có liên kết với các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp ngoài ngành. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như thụ động về nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào lẫn đầu ra, chi phí tồn kho, vận tải, giao nhận tăng cao do không chuyên làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ. Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống EDI - là phương tiện phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và liên lạc tại các doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế, đây là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho hoạt động của dịch vụ Logistics đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác - yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của dịch vụ logistics. 2.2.2.5 Các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp phụ trợ Bao gồm các nhà cung cấp trong ngành hóa chất như sơn, keo, vecni; các nhà cung cấp trong ngành cơ khí như đinh, ốc, vít, tay nắm hoặc bản lề; và ngành thuộc da dùng kết hợp với đồ gỗ thành các sản phẩm gỗ bọc da chủ yếu đối với hàng nội thất. Họat động và qui mô của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành chế biến đồ gỗ còn rất đơn điệu, phân tán, chưa tạo sự kết nối với các doanh nghiệp chế biến và cũng chưa tạo ra được các linh kiện cần độ tinh xảo để có thể đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường Hoa Kỳ, EU và Nhật. Chính vì vậy chất lượng, giá cả và ngay cả thương hiệu cho các bộ phận phụ trợ này có sức cạnh tranh còn rất kém so với sự phong phú đa dạng và chuyên nghiệp từ các thị trường như Đài Loan và Trung Quốc. 2.2.3 Đánh giá mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Theo các nội dung phân tích ở phần 2.2.2, chuỗi cung ứng ngành chế biến đồ gỗ được nghiên cứu gói gọn thông qua mối quan hệ giữa 3 thực thể chính gồm: nhà cung cấp

93

nguyên liệu, nhà sản xuất và nhà phân phối đã giới hạn rõ trong phần 1.1.2.3 chương 1. Do vậy đánh giá chuỗi cung ứng ngành chế biến đồ gỗ cũng có nghĩa là đánh giá 3 tác nhân đã đề cập trong mối quan hệ tương đối giữa họ. Thông qua việc khảo sát của nghiên cứu về mức độ hợp tác chuỗi cung ứng đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu [Phần III, Phụ lục 3], kết quả như sau: Bảng 2.6: Thống kê doanh nghiệp theo mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ
Mức độ hợp tác* chuỗi cung ứng đồ gỗ Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%) Mức độ thấp 178 64,73 Mức độ trung bình 81 29,45 Mức độ cao 16 5,82 Tổng cộng 275 100

Nguồn: Khảo sát của tác giả tại địa bàn nghiên cứu, 2010 (*Dựa vào kết quả phần III của Phụ lục 3 để tính toán mức độ hợp tác) Từ số liệu của bảng thống kê có thể khẳng định rằng mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của ngành chỉ ở mức trung bình yếu đến trung bình, hay nói một cách khác đã và đang phân hóa thành 3 mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng của ngành. Cụ thể: đa số hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành đã hình thành chuỗi cung ứng nhưng mức độ hợp tác vẫn chưa rõ nét chiếm 65%, khoảng 29% doanh nghiệp chưa có khái niệm vận dụng lý thuyết và mô hình chuỗi cung ứng hợp tác vào trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, và một số ít hơn chiếm khoảng 6% đã thể hiện rõ nét hoạt động hợp tác trong chuỗi. Điều này giải thích hoạt động hợp tác trong chuỗi cung ứng của ngành như sau: nhóm các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng hợp tác tương đối hoàn chỉnh nghĩa là các doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi cung ứng nội bộ và chuỗi mở rộng. Nhóm các doanh nghiệp đang hình thành chuỗi cung ứng hợp tác nghĩa là các doanh nghiệp mới bước đầu hình thành chuỗi cung ứng nội bộ là chính và chưa có hợp tác với bên ngoài. Nhóm các doanh nghiệp chưa hình thành chuỗi cung ứng hợp tác nghĩa là các doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép kín và chưa có chiến lược hợp tác với các đối tác trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu trên có thể khái quát chuỗi cung ứng trong đó thể hiện sự hợp tác của ngành đang trong quá trình thiết lập giữa các tác nhân trong chuỗi chưa có sự hợp tác sâu rộng do doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng nhau, do bị chi phối trong giao dịch, do cường độ quan hệ chưa thường xuyên và đặc biệt do văn hóa cũng như chiến lược về hợp tác của chính từng doanh nghiệp trong chuỗi còn tồn tại rất nhiều bất cập chưa được giải quyết thấu đáo. * Tóm lại: Qua phân tích hoạt động của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ trên mẫu nghiên cứu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu chuyên sâu đặc điểm chuỗi cung ứng đồ

94

gỗ cho thấy quan hệ hợp tác giữa của các doanh nghiệp trong chuỗi đã hình thành nhưng còn khá lỏng lẻo. Nguyên nhân là do giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và các ngành phụ trợ chưa có mối quan hệ chủ động, thường xuyên. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có thói quen trong việc chia sẻ thông tin về cung cầu thị trường, thông tin về kỹ thuật, về đơn hàng hay nói cách khác là quan hệ giữa các doanh nghiệp chưa dựa trên quy luật phân công lao động - chuyên môn hóa dẫn đến hoạt động vừa kém hiệu quả vừa bị động trong các tình huống cung cầu trên thị trường thường xuyên biến động. 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nghĩa là đi tìm hiểu mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp nghiên cứu (doanh nghiệp chế biến đồ gỗ trên địa bàn Đông Nam Bộ) với các đối tác gồm: hợp tác với các doanh nghiệp chế biến trong ngành (hình thành mối liên kết ngang), hay hợp tác với các doanh nghiệp khác cùng trong ngành như doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp phụ trợ khác (hình thành mối liên kết dọc). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu các nhân tố quyết định đến sự hợp tác trong chuỗi mà phần 1.3.1 chương 1 đã chỉ ra, bao gồm: sự tín nhiệm giữa các đối tác, quyền lực giữa các đối tác, tần suất giao dịch giữa các đối tác, mức độ thuần thục giữa các đối tác, khoảng cách, chính sách về giao dịch, văn hóa hợp tác giữa các đối tác và chiến lược hợp tác của đối tác. Cụ thể: 2.3.1 Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác (Trust) Như đã lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng để có được và duy trì sự tín nhiệm giữa các đối tác trong chuỗi ngoài các yếu tố như các tác giả đề cập ở trên, còn có một yếu tố nữa trong điều kiện kinh doanh tại Việt Nam đó là uy tín của chính từng thành viên thể hiện qua thương hiệu, cung cách làm việc về thanh toán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Một tổ chức (doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối) một khi nhận diện được các khía cạnh như đã đề cập từ đối tác thì dễ dàng tín nhiệm và dĩ nhiên khi đã tin tưởng thì họ sẵn sàng hợp tác liên kết với nhau. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H1: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao thì sự hợp tác trong chuỗi càng chặt chẽ và hiệu quả (H1 mang dấu +). 2.3.2 Quyền lực của các đối tác (Power) Lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng ngoài các quan điểm về quyền lực của một tổ chức, xuyên suốt trong mối quan hệ kinh doanh trong chuỗi cung ứng thì nhân tố quyền lực có được xuất phát cả chủ quan lẫn khách quan. Quyền lực chủ quan là do xuất phát, nguồn gốc, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực mà chính doanh nghiệp đó sở hữu,

95

một doanh nghiệp khi có nguồn tài chính dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng cao có thể phát minh ra các công nghệ kỹ thuật đột phá chắc chắn sẽ nắm trong tay nhiều quyền lực. Quyền lực khách quan có được là do tình trạng sở hữu của doanh nghiệp thuộc thành phần nào, ngành nghề kinh doanh có thuộc nhóm ngành được Chính phủ bảo hộ hay không, có trong tình trạng độc quyền cung ứng hay độc quyền tiêu thụ hay không. Các yếu tố này càng cao thì quyền lực khách quan mang lại cho doanh nghiệp đó càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H2: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có quyền lực càng cao thì sự hợp tác trong chuỗi càng chặt chẽ và hiệu quả (H2 mang dấu +) 2.3.3 Tần suất giao dịch giữa các đối tác (Frequency) Lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng tần suất giao dịch được hiểu trong điều kiện kinh doanh tại Việt Nam đó chính là khối lượng giao dịch, số lần giao dịch được lượng hóa (số lượng hợp đồng) theo hàng tuần, tháng, quí năm. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H3: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có tần suất trong các giao dịch càng cao thì sự hợp tác trong chuỗi càng chặt chẽ và hiệu quả (H4 mang dấu +) 2.3.4 Mức độ thuần thục trong giao dịch giữa các đối tác (Maturity) Lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam, độ thuần thục trong giao địch giữa các đối tác được minh chứng qua thời gian giao dịch ngắn hay dài, sự am hiểu về văn hóa ứng xử của đối tác như các thói quen, tập quán giao dịch về phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức giao hàng, khả năng dự đoán cung cầu. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H4: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có mức độ thuần thục trong các giao dịch càng cao thì sự hợp tác trong chuỗi càng chặt chẽ và hiệu quả (H4 mang dấu +) 2.3.5 Khoảng cách giữa các đối tác (Distance) Lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng ở một góc độ nào đó khoảng cách còn phản ánh sự liên lạc kết nối dễ dàng hơn khi các giao dịch giữa các bên xảy ra những sự cố về giao hàng, thanh toán. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H5: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có khoảng cách càng “gần nhau” thì sự hợp tác trong chuỗi càng chặt chẽ và hiệu quả (H5 mang dấu +) 2.3.6 Văn hóa hợp tác giữa các đối tác (Culture) Lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng trong điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, thiết lập một hành vi cụ thể, sự sẵn lòng và ý thức hợp tác với các tác nhân trong

96

chuỗi nhằm tạo ra các giải pháp tốt nhất hướng về khách hàng trong ngành đồ gỗ chưa thể hiện tính hiệu quả, cân đối và nhịp nhàng. Theo một khía cạnh khác, có thể hiểu văn hóa hợp tác là một phạm trù hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của các tác nhân trong chuỗi. Do vậy, đây là nhân tố rất quan trọng góp phần vào việc hợp tác chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, giả thuyết được đặt ra là: H6: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có văn hóa hợp tác càng tương đồng nhau thì sự hợp tác trong chuỗi càng hiệu quả (H6 mang dấu +) 2.3.7 Chiến lược giữa các đối tác (Strategies) Qua lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 chỉ ra rằng chiến lược của các đối tác trong chuỗi bao gồm chiến lược từ nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối bổ sung cho nhau để cùng phát triển thì chắc chắn sự hợp tác giữa các đối tác càng cao và ngược lại. Một doanh nghiệp hoạch định chiến lược quản trị chuỗi cung ứng một cách hợp lý sẽ có nhiều khả năng tăng cường sự hợp tác trong chuỗi của mình [17]. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H7: Các thành viên trong chuỗi cung ứng có chiến lược phù hợp và có khả năng bổ sung hỗ trợ nhau thì sự hợp tác trong chuỗi càng cao (H7 mang dấu +) 2.3.8 Các chính sách từ Chính phủ giữa các đối tác (Policies) Như đã lập luận ở phần 1.3.1 chương 1 cho thấy rằng một chính sách ban hành từ chính phủ của đối tác hay chính đối tác sẽ luôn có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Chính sách không mang tính vĩnh viễn mà có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, giả thuyết đặt ra là: H8: Chính sách của Chính phủ các thành viên trong chuỗi cung ứng trong giao thương cởi mở thì sự hợp tác trong chuỗi càng thuận lợi và hiệu quả (H8 mang dấu +) Với 8 giả thuyết đặt ra dựa trên tình hình thực tiễn ngành chế biến đồ gỗ tại địa bàn nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất là:

97

H1(+)
Tín nhiệm (TRUST) Quyền lực (POWER) Thuần thục (MATURITY) Tần suất (FREQUENCY)

H2(+) H3(+) H4(+)
Hợp tác (COLLABORATION)

Khoảng cách (DISTANCE) Văn hóa (CULTURE) Chiến lược (STRATEGIES) Chính sách (POLICIES)

H5(+)

H6(+) H7(+) H8(+)

Hình 2.14: Mô hình nghiên cứu theo các giả thuyết 2.4 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu Được thực hiện thông qua việc kết hợp giữa hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 2.4.1 Nghiên cứu định tính 2.4.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn sâu. Tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi với 20 nhà quản lý tại các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ ở Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành trên địa bàn nghiên cứu, xây dựng thang đo nháp, đề cương thảo luận được chuẩn bị trước. Mục đích của thảo luận nhằm khám phá các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi trong cung ứng đồ gỗ trên địa bàn nghiên cứu, các biến quan sát đo lường (khía cạnh phản ánh) các yếu tố này theo mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác được tác giả đề xuất trong mục 1.3.2 và

98

kết quả phân tích được tổng hợp trong mục 2.3, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo các yếu tố này. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu. Tiến hành phỏng vấn sâu với 10 chuyên gia trong ngành với mục đích đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp để hoàn chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng ở phần tiếp theo. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm phát hiện những yếu tố có tác động đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù của chuỗi cung ứng hợp tác tại thị trường Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng [76]. 2.4.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính Đã khẳng định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, là những nhân tố quan trọng với các khía cạnh nổi bật (biến quan sát) quyết định đến mức độ hợp tác. Bổ sung vào mô hình nghiên cứu là nhân tố “văn hóa hợp tác của doanh nghiệp” thể hiện qua sự sẵn sàng, năng lực, ý thức và thái độ trong hoạt động hợp tác. Thảo luận và phỏng vấn sâu giúp cho việc loại bỏ các biến không rõ nghĩa, trùng lắp giữa các biến quan sát gây hiểu nhầm cho người được phỏng vấn, đồng thời hiệu chỉnh được một số câu từ cho sáng nghĩa, phản ánh chính xác bản chất vấn đề cần nghiên cứu. 2.4.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn 50 doanh nghiệp theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót các bảng câu hỏi và bước đầu kiểm tra thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện qua các giai đoạn: thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin từ mẫu khảo sát từ các nhà quản lý trung cao cấp tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu; phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 thông qua các bước phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội nhằm khẳng định các yếu tố cũng như các giá trị và độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hợp tác chuỗi cung ứng đồ gỗ. 2.4.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu - Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 39 biến quan sát. Theo Hair & cộng sự [55] cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu suy ra số lượng mẫu cần thiết có thể là 200.

99

- Mẫu nghiên cứu trong luận án được chọn dựa theo 3 địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đó là các doanh nghiệp chuyên chế biến đồ gỗ đại diện cho phía các nhà sản xuất (doanh nghiệp trung tâm) trong hoạt động mua nguyên liệu (quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp), trong hoạt động bán hàng (giữa nhà sản xuất với nhà phân phối). Trong đó, nghiên cứu định lượng chọn hướng tiếp cận từ phía doanh nghiệp sản xuất (trung tâm), chính vì vậy đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp đã và đang tham gia hoạt động trong ngành chế biến đồ gỗ. Đồng thời để nâng cao tính đại diện và chất lượng trả lời phỏng vấn, đối tượng được khảo sát là các nhà quản lý tại doanh nghiệp chế biến đồ gỗ gồm tổng/phó tổng giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch hoặc trưởng bộ phận thu mua. Trên cơ sở đó, để phục vụ công trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 300 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ (nhà sản xuất) tập trung tại địa bàn nghiên cứu, số mẫu trả lời hợp lệ thu về là 275, đạt yêu cầu. Tiến hành thống kê 275 mẫu, bao gồm: 49 doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,82%; 156 doanh nghiệp tư nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ sở chế biến tư nhân,…) chiếm 56,73% và 70 công ty cổ phần chiếm 25,45%. Xét về hình thức sở hữu có 19% thuộc sở hữu nhà nước, còn lại thuộc sở hữu tư nhân dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia trả lời có qui mô vừa và nhỏ dựa theo thống kê kết quả phiếu khảo sát thực tế [phần IV trong Phụ lục 3 và Phụ lục 5]. Bảng 2.7: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo qui mô và địa bàn
- Số doanh nghiệp -Công suất chế biến * (số m3 bình quân/tháng) - Số lao động tính đến 31.12.2010 (người) - Giới tính, độ tuổi người trả lời KS DN Nhà nước 49 1.100 1.100 Nam, >50 tuổi Công ty cổ phần 70 1.500 1.400 Nam, (45- 55) tuổi Công ty TNHH 91 450 250 Nam, (35-45) tuổi DN tư nhân 65 225 150 Nam, (25-50) tuổi Tổng 275 -

Nguồn:Dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2011 (*Do mẫu khảo sát là 100% là doanh nghiệp chế biến đồ gỗ) 2.4.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu - Thiết kế thu thập dữ liệu: Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong phiếu phỏng vấn chính thức có 39 mục hỏi cho thang đo yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong hoạt động

100

chuỗi cung ứng. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 7 với quy ước từ hoàn toàn phản đối (1) đến hoàn toàn đồng ý (7). - Cách thức khảo sát: qua kênh phỏng vấn trực tiếp với các nhà quản lý, phần trả lời chủ yếu được thu trực tiếp sau khi đã hướng dẫn cách hiểu và trả lời. Bảng câu hỏi gồm 39 phát biểu trong đó có 7 về mức độ tín nhiệm giữa các đối tác, 4 phát biểu về quyền lực của các đối tác, 4 phát biểu về mức độ thuần thục giữa các đối tác, 4 phát biểu về tần suất và khối lượng giao dịch giữa các đối tác, 5 phát biểu về khoảng cách giữa các đối tác, 4 phát biểu về văn hóa hợp tác giữa các đối tác, 4 phát biểu về chiến lược của các đối tác, 4 phát biểu về các chính sách từ Chính phủ của các đối tác và 3 phát biểu về hợp tác chuỗi cung ứng. 2.4.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui. Cụ thể gồm: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng nhỏ [12(2), tr.2126]. Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên SPSS 16.0 và loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu qua hệ số KMO. Sau cùng sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình bằng chỉ tiêu R2 điều chỉnh23, xây dựng mô hình hồi quy và đi kiểm định các giả thuyết đã đặt ra [11, tr.339-514]. Để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, theo Hair và cộng sự [55], kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình). Cỡ mẫu 275 là đạt yêu cầu. 2.4.2.4 Mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các nhân tố đến mức độ hợp tác của chuỗi cung ứng đồ gỗ Xây dựng thang đo đơn hướng 7 mức độ để đánh giá sự nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo doanh
23

Trong công thức này R2 điều chỉnh được tính theo công thức sau:

Trong đó: SSE là tổng bình phương của phần dư (còn gọi là residual sum of squares hay sum of squares due to error); SST là tổng bình phương (total sum of squares); dfe là bậc tự do liên quan đến SSE; dft là bậc tự do liên quan đến SSt.

101

nghiệp cho là phù hợp thông qua mô hình phân tích nhân tố như sau [12 (2), tr.29]. Xi= Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 + … + AimFm + ViUi Trong đó: Xi : biến thứ i chuẩn hóa Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i F : các nhân tố chung Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng j đối với biến i Ui : nhân tố đặc trưng của biến i biến quan sát: Các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các: Fi = Wi1 X 1 + Wi2 X 2 + Wi3 X 3 +...+ Wik X k Trong đó: Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i Wi : quyền số hay trọng số nhân tố k : số biến Sau cùng nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui bội với các quan hệ tuyến tính để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố. Từ kết quả phân tích, kiểm định mô hình và ứng dụng mô hình vào thực tiễn cho các doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội và Chính phủ. Thông qua việc nhận diện và đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng thông qua mô hình hồi quy bội tuyến tính như sau: Y = X0 + β1X1 + β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7 Trong đó: Các hệ số hồi quy: β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 Biến phụ thuộc: Y: mức độ hợp tác chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Biến độc lập: X0: là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi X1: Tín nhiệm giữa các đối tác X2: Quyền lực của các đối tác X3: Độ thuần thục trong giao dịch giữa các đối tác X4: Tần suất, khối lượng giao dịch giữa các đối tác X5: Khoảng cách giữa các đối tác X6: Văn hóa hợp tác của các đối tác X7: Các chính sách thương mại của Chính phủ đối tác X8: Chiến lược của các đối tác

102

2.4.2.5 Xây dựng thang đo Thang đo mức độ hợp tác trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên thang đo COL trong đó đã điều chỉnh và bổ sung dựa vào nghiên cứu định tính cho phù hợp với điều kiện sản xuất các doanh nghiệp ngành đồ gỗ và điều kiện thị trường Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hợp tác chuỗi cung ứng được sử dụng trong nghiên cứu gồm 8 thành phần: (1) Tín nhiệm (TRU); (2) Quyền lực (POW); (3) Thuần thục (MAT); (4) Tần suất (FRE); (5) Khoảng cách (DIS); (6) Văn hóa (CUL); (7) Chiến lược (STR) và (8) Chính sách (POL). Thang COL, sau khi nghiên cứu sơ bộ đã có những điều chỉnh và bổ sung như sau: + Thành phần tín nhiệm (TRU) được đo lường bằng 7 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số tru1 đến tru7 + Thành phần quyền lực (POW) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số pow1 đến pow4 + Thành phần thuần thục (MAT) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số mat1 đến mat4 + Thành phần tần suất (FRE) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số fre1 đến fre4 + Thành phần khoảng cách (DIS) được đo lường bằng 5 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số dis1 đến dis5 + Thành phần văn hóa (CUL) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số cul1 đến cul4 + Thành phần chiến lược (STR) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số str1 đến str4 + Thành phần chính sách (POL) được đo lường bằng 4 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số pol1 đến pol4 + Thang đo sự hợp tác chuỗi cung ứng các doanh nghiệp ngành chế biến đồ gỗ trong nghiên cứu này bao gồm 8 thành phần và 36 biến quan sát [Phần II, phần III - Phụ lục 3]. 2.4.2.6 Kiểm định mô hình đo lường Nghiên cứu đã sử dụng tiêu chí COL để đo lường mô hình hợp tác chuỗi cung ứng. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này vào thị trường Việt Nam, tác giả đã có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc thù thực tiễn nghiên cứu. Chính vì vậy, cần phải tiến hành kiểm định lại các thang đo tại thị trường Việt Nam thông qua Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy từng thành phần của thang đo sự hợp tác chuỗi cung ứng ngành gỗ. Tiếp theo toàn bộ các biến quan sát có ý

103

nghĩa và đạt được độ tin cậy nhất định sẽ được đưa vào phân tích EFA để khám phá cấu trúc thang đo các thành phần ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng [11, tr.350-354]. Kỹ thuật phân tích EFA là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng phổ biến để đánh giá thang đo hay rút gọn một tập biến. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các khía cạnh khác nhau của các khái niệm nghiên cứu. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích EFA bao gồm: - Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5≤ KMO ≤1 và sig< 0,05. Trường hợp KMO0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading>0,4 được xem là quan trọng; Factor loading>0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading>0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading>0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading>0,7524. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading

Similar Documents

Free Essay

Green

...No. Nama Perguruan Tinggi AKADEMI AKUNTANSI PGRI JEMBER Nama Pengusul Sisda Rizqi Rindang Sari Program Kegiatan Judul Kegiatan 1 PKMK KUE TART CAENIS ( CANTIK, ENAK DAN EKONOMIS) BERBAHAN DASAR TAPE 2 AKADEMI FARMASI KEBANGSAAN Nensi MAKASSAR AKADEMI KEBIDANAN CITRA MEDIKA SURAKARTA AKADEMI KEBIDANAN GIRI SATRIA HUSADA AKADEMI KEPERAWATAN KERTA CENDIKA SIDOARJO AKADEMI KEPERAWATAN KERTA CENDIKA SIDOARJO AKADEMI KEPERAWATAN KERTA CENDIKA SIDOARJO Putri Purnamasari PKMK LILIN SEHAT AROMA KURINDU PANCAKE GARCINIA MANGOSTANA ( PANCAKE KULIT MANGGIS ) 3 PKMK 4 Latifah Sulistyowati PKMK Pemanfaatan Potensi Jambu Mete secara Terpadu dan Pengolahannya sebagai Abon Karmelin (Karamel Bromelin) : Pelunak Aneka Jenis Daging Dari Limbah Nanas Yang Ramah Lingkungan, Higienis Dan Praktis PUDING“BALECI”( KERES) MAKANAN BERSERATANTI ASAM URAT 5 Achmad PKMK Zainunddin Zulfi 6 Dian Kartika Sari PKMK 7 Radita Sandia PKMK Selonot Sehat (S2) Diit untuk Penderita Diabetes 8 AKADEMI PEREKAM Agustina MEDIK & INFO KES Wulandari CITRA MEDIKA AKADEMI PEREKAM MEDIK & INFO KES Anton Sulistya CITRA MEDIKA AKADEMI PEREKAM Eka Mariyana MEDIK & INFO KES Safitri CITRA MEDIKA AKADEMI PEREKAM MEDIK & INFO KES Ferlina Hastuti CITRA MEDIKA AKADEMI PEREKAM Nindita Rin MEDIK & INFO KES Prasetyo D CITRA MEDIKA AKADEMI PEREKAM MEDIK & INFO KES Sri Rahayu CITRA MEDIKA AKADEMI PERIKANAN YOGYAKARTA PKMK Kasubi Wingko Kaya Akan Karbohidrat...

Words: 159309 - Pages: 638