Free Essay

The Last Leaf

In:

Submitted By vuthieuhoa
Words 2943
Pages 12
Cảm nhận về truyện ngắn "CHIẾC LÁ CUÔI CÙNG"
Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men - người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm... Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành... Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và... O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ.... đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ - dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá - trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh... nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.
Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”. Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ-men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc lá lay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sã chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu. Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế - một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em - nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thươmng yêu để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại. Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” - kiệt tác của cụ Bơ-men - Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cảm êm dịu, hiền hoà, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp.
Còn Giôn-xi, người biết sự thật cuối cùng? Cảnh ngộ của cô thật đáng thương. Cái nghèo túng cùng cơn bệnh hoành hành cướp đi của cô tất cả sức lực. Cô gần như tuyệt vọng. Mỗi tiếng đếm lùi khi từng chiếc lá rơi xuống là mỗi lúc cô cảm thấy gần kề với cái chết hơn. Lưỡi hái tử thần cứ chập chờn trước mặt Giôn-xi đầy đe doạgắn với hình ảnh của nhưng chiếc lá thường xuân nhỏ bé. Sự sống mong manh của cô khác nào những chiếc lá ấy, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể lìa cành? Người đọc chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước, sự tuyệt vọng của Giôn-xi làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men, để rồi nỗi lo sợ lại len lỏi vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành chỉ còn lại một chiếc lá, khiến không ai có thể dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm. Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Giôn-xi có tàn nhẫn quá không khi bóp nghẹt trái tim người thân yêu bằng cách ra lệnh kéo mành như thế? Thật khó mà hồn nhiên, vui vẻ khi nghĩ rằng mình sắp chết, nhất là lúc con người đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời! Nghe những lời thủ thỉ tâm tình của Xiu, Giôn-xi cũng cô đơn lắm chứ. “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”. Cô đơn “khi những mối dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới xung quanh cứ lơi lỏng dần từng sợi một”. Và nỗi sợ hãi choán hết tâm trí cô. Nhưng khi đêm đã qua rồi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”,cái nhìn như dần sưởi ấm trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Có lẽ cô đang nghĩ và so sánh mình với sự mạnh mẽ của chiếc lá: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào” và chợt nhận ra “muốn chết là cái tội”. Khoảng thời gian diễn ra sự hồi sinh diệu kì trong tâm hồn cô. Chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Và niềm hi vọng được vẽ cảnh vịnh Na-plơ lại bùng cháy. Nhận được sự dộng viên, khích lệ âm thầm lặng lẽ của cụ Bơ-men, của Xiu, Giôn-xi đã tự mình biến cái không tưởng thành hiện thực. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giờ phút này cô lại chấp nhận buông xuôi. Nhưng không, người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành.
Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì thêm. Biết đâu mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giôn-xi được tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua nhưng khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán...
Ngoài nghệ thuật miêu tả diễm biến tâm lí và khắc hoạ tính cách ba nhân vật, nhà văn O’hen-ri đã thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện.
Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu. Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tinh tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O’Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Similar Documents

Premium Essay

The Last Leaf

...To be perfect short story neatness, brevity and a significant incident or an aspect of character or an experience of some psychological moment is essential. Within its short frame work, it must have a beginning, middle and an end. There must be completeness in its structure. All the elements plot, character, dialogue, descriptions and background must be organically connected with other. Generally a good story has a surprising end which bears a sense of endlessness. All these characteristics of a good short story are fulfilled in the short story of O Henry’s The Last Leaf. It has an ironical twist at the end that is surprising and at the same time striking to the readers. Old Behrman’s bold self sacrifice for the young Johnsy comes unexpectedly to the readers, but none the less convincing and admirable.The story if farther a parable of christian story of Resurrection and sacrifice.  The story begins in a leisurely manner with the sketchy background. The old Greenwich village in which painters come to set up their art studio has curious maze streets criss-crossing one another. A traveler loses the directions of the streets. This description of the streets has relevance to the story in which a strong and strange psychological morbidity is focused. The main theme is then introduced it has two characters – Sue and Johnsy. They met together suddenly at a hotel and found themselves sharing taste chicory salad, bishop sleeves and in painting. They become intimate friends and in a cheap...

Words: 775 - Pages: 4

Premium Essay

Last Leaf

..."The Last Leaf" by O. Henry is an interesting short story about a sick girl named Johnsy, who is deeply affected by a bare vine tree. Johnsy has decided she will not get well and has reconciled herself with the fact that she is going to die when the last leaf falls off the ivy bush outside her bedroom window. Johnsy's hopelessness and willingness to accept the worst without a fight is a major statement about the emotional state of the character. In his wonderful short-story “the last leaf”, using sacrificial themes, fear of pneumonia and a twist on the fatalistic tone, O.Henry depicted a really meaningful goal: Life must have hope. In brief, I love this story very much. Its plot and its characters are simply, but it is a very touching story that makes I recognize many things in life. Life is meaningful only for people who have hope and love. The hope helps us live better and heals our body and spirit. Hope is the foundation of our personal futures; each of us would probably suicide without hope. It is the virtue that helps us overcome obstacles. Without hope, we seem to give up easily like Johnsy in the story. Without hope, there is nothing. Another important thing in life is love. O. Henry, through the story, advices us should love ourselves and other people. The love between three persons, Johnsy, Sue and old Behrman makes a moving story. Johnsy had sometimes forgotten loving herself and cause the worry for Sue, but the biggest love is the love of the old Behrman for Johnsy...

Words: 389 - Pages: 2

Premium Essay

The Last Leaf

...The Last Leaf Many artists lived in the Greenwich Village area of New York. Two young women named Sue and Johnsy shared a studio apartment at the top of a three-story building. Johnsy's real name was Joanna. In November, a cold, unseen stranger came to visit the city. This disease, pneumonia, killed many people. Johnsy lay on her bed, hardly moving. She looked through the small window. She could see the side of the brick house next to her building. One morning, a doctor examined Johnsy and took her temperature. Then he spoke with Sue in another room. "She has one chance in -- let us say ten," he said. "And that chance is for her to want to live. Your friend has made up her mind that she is not going to get well. Has she anything on her mind?" "She -- she wanted to paint the Bay of Naples in Italy some day," said Sue. "Paint?" said the doctor. "Bosh! Has she anything on her mind worth thinking twice -- a man for example?" "A man?" said Sue. "Is a man worth -- but, no, doctor; there is nothing of the kind." "I will do all that science can do," said the doctor. "But whenever my patient begins to count the carriages at her funeral, I take away fifty percent from the curative power of medicines." After the doctor had gone, Sue went into the workroom and cried. Then she went to Johnsy's room with her drawing board, whistling ragtime. Johnsy lay with her face toward the window. Sue stopped whistling, thinking she was asleep. She began making a pen and ink drawing for a story...

Words: 1500 - Pages: 6

Free Essay

The Last Leaf

...medicine , and then , in 1881 , when 19 years old , he obtained a pharmacist. Porter moved to Austin in 1884 VACO a pretty exciting life here. He participated in both singing and acting. By 1894, he founded the weekly newspaper The Rolling Stone humorous and served as editor. He also worked for other newspapers and journalists contributed occasionally drawing cartoons. In 1919, the Arts and Science (Society of Arts and Sciences) set "O. Henry Memorial Award" (O. Henry Memorial Awards), awarded annually for outstanding short stories. In Vietnam there were many translations of some of O. Henry short story. The most recent book "The singer's final" due Literature Publishing House published. Short story last leaf was brought into the school program literature. The last leaf (last leaf) O. Henry was composed in 1907, is a...

Words: 362 - Pages: 2

Premium Essay

The Last Leaf

...NAME: Mecca Ann A. Llena YEAR&SECTION: HRM 1-A The Last Leaf O. Henry In the 1890s, many artists lived in Greenwich Village, in New York City. Sue and Johnsy were artists. The two girls met each other in the month of May, at a restaurant in Greenwich Village. ‘I’m from the State of Maine,’ Sue said to Johnsy. ‘I draw pictures for stories in magazines.’ ‘I’m from California,’ Johnsy said to Sue. ‘But I want to go to Italy. I want to paint a picture of the Bay of Naples!’ The two girls talked happily for an hour – about art, about clothes, about food. Soon after their first meeting, Sue and Johnsy moved into a studio apartment together. Their rooms were at the top of an old brick house in Greenwich Village. In December, it was very cold in New York. Snow fell and there was ice in the ground. Many people in the city became ill. The illness was called pneumonia. The doctors tried to help the sick people, but many of them died. That month, Johnsy had pneumonia. She was very ill. She lay in her bed and she did not move. A doctor visited her every day. But Johnsy was not getting better. One morning, the doctor spoke quietly to Sue outside Johnsy’s room. ‘I can’t help her,’ the doctor said. ‘She is very sad. She doesn’t want to live. Someone must make her happy again. What is she interested in?’ ‘She’s an artist,’ Sue replied. ‘She wants to paint a picture of the Bay of Naples.’ ‘Painting!’ said the doctor. ‘That...

Words: 385 - Pages: 2

Free Essay

The Last Leaf

...O. HENRY, THE LAST LEAF In the 1890s, many artists lived in Greenwich Village, in New York City. Sue and Johnsy were artists. The two girls met each other in the month of May, at a restaurant in Greenwich Village. ‘I’m from the State of Maine,’ Sue said to Johnsy. ‘I draw pictures for stories in magazines.’ ‘I’m from California,’ Johnsy said to Sue. ‘But I want to go to Italy. I want to paint a picture of the Bay of Naples!’ The two girls talked happily for an hour – about art, about clothes, about food. Soon after their first meeting, Sue and Johnsy moved into a studio apartment together. Their rooms were at the top of an old brick house in Greenwich Village. In December, it was very cold in New York. Snow fell and there was ice in the ground. Many people in the city became ill. The illness was called pneumonia. The doctors tried to help the sick people, but many of them died. That month, Johnsy had pneumonia. She was very ill. She lay in her bed and she did not move. A doctor visited her every day. But Johnsy was not getting better. One morning, the doctor spoke quietly to Sue outside Johnsy’s room. ‘I can’t help her,’ the doctor said. ‘She is very sad. She doesn’t want to live. Someone must make her happy again. What is she interested in?’ ‘She’s an artist,’ Sue replied. ‘She wants to paint a picture of the Bay of Naples.’ ‘Painting!’ said the doctor. ‘That won’t help her!’ The doctor left the apartment. Sue went into her own room and she cried quietly for a few minutes. Then...

Words: 1416 - Pages: 6

Free Essay

The Last Leaf

...The short story “The Last Leaf” portraits two young women named Sue and Johnsy living together in New York. Pneumonia has hit the area they are living in and Johnsy, not being used to the climate - as she is from California, is suffering from the disease. Sue takes on the role as the caretaker of Johnsy. Because Johnsy is terminally ill, she is therefore in need of medical help. The unnamed doctor, who is called in to Johnsys aid, is portrayed as a presumptuous and nonchalant man. He seems presumptuous by stating that he could increase Johnsys survival-prognosis if Sue got her “to ask one question about the new winter styles in cloak sleeves”; implying that by being a woman you automatically have an interest in fashion. The fact that he also declare that Johnsy should think about finding herself a man, simply underlines my point further: For all he knew Johnsy could be a lesbian. It is not apparent that she is though, however there are innuendos throughout the story which could suggest that Sue and Johnsy are more than just roommates. The doctor gives Johnsy a ten-to-one chance to survive the illness in her current state. According to him she needs to have the will to live, to survive. On the grounds that Johnsy has started the countdown to her own death by the use of the falling last leafs of an ivy vine, one could declare that will basically non-existent. Sue convinces Johnsy to stop counting the falling leafs so Sue can paint to make money instead of watching over her beloved...

Words: 342 - Pages: 2

Premium Essay

Last Leaf

...------------------------------------------------- so he renamed it The Rolling Stone. For a while, he did the writing and even the illustrations, but couldn't keep it up. The ------------------------------------------------- Rolling Stone apparently gathered moss and failed. He was a master of the short story . He was an American story writer whose real name was William Sydney Porter.. ------------------------------------------------- Johnsy and Sue are artists who move into Greenwich Village in New York City.As winter approaches and the weather gets colder, Johnsy becomes ill with pneumonia. She gets so sick that she believes that when the last leaf falls from the vine outside her window , she will die. An old artist , named Behrman , who lives in the same building as the girls, braves a storm one night to paint a leaf on the wall – a leaf that will never fall.Cold and wet from painting in the icy rain , he catches pneumonia and dies. This gives Johnsy the hope to survive her illness , and it also creates the masterpiece Behrman had always dreamed of painting . Summary | Living in early 20th century Greenwich Village are two young women artists, Sue and Johnsy (familiar for Joanna). They met in May, six months previously, and decided to share a studio apartment. Stalking their artist colony in November is "Mr. Pneumonia." The story begins as Johnsy, near death from...

Words: 2547 - Pages: 11

Free Essay

The Last Leaf

...Department of State of the site or the opinions presented therein. Photographs © Shutterstock.com 2 THE LAST LEAF PRE-READING ACTIVITY 1: VOCABULARY MATCHING Some vocabulary words from the story “The Last Leaf” are listed below. Each word also has a picture that shows its meaning. In this activity, practice these words before you read. PART 1: MATCH AND REWRITE Directions: Use the pictures below to guess the meanings of the words. Use a dictionary to look them up, when needed, then match each word and picture to the definition provided. Words Definitions A type of disease or illness painter A flat, (usually green) part of a tree or plant growing from a stem or twig painting materials An artist who paints pictures masterpiece A part of a tree that grows out from the trunk sickness Things for painting, such as paint and brushes to get well A person’s best work, a great piece of art leaf To feel better, not be sick anymore branch 3 PART 2: WORDS IN CONTEXT Now practice these new words and phrases. The following sentences are from “The Last Leaf.” Each sentence is missing one word or phrase. Clues are given below each blank. Directions: 1. Read the sentence and the clue below each line. 2. Choose one word or phrase from the box to complete the sentence. 3. Write the word on the line. The first sentence has been completed as an example. leaf sickness painter masterpiece branch painting materials getting well 1. The doctor told me what your...

Words: 1508 - Pages: 7

Premium Essay

The Last Leaf

...The last leaf - Art for Human Life (Literary criticism essay) 08/06/2009 08:17 | 1,819 lượt xem After reading the story, perhapsmany readers can say that American artists’ life is so poor. It seems be totally true. Nothing their property is. Their residences are bad too, “north windows and eighteenth-century gables and Dutch attics and low rents”. Sue and Johnsy are those kind of artist. However, Old Buhrman is the best exemplary one. So is it true that “The last leaf” was written in order toaccuse the misery of American artists? It must be NO. The profound meaning of the story, as the main sound of a song, is the deep-felt love between poor artists. That love wins poverty, disease. That love is more valuable than art. It makes art become alive. The time when that love is revealed is “a cold, unseen stranger” appears and touches his cold fingers on little Johnsy whose blood is going dry by wind from the west. Sue, herfriend, does everything for her with a big heart. Sue draws many more illustrated paintings to earn money to buy soup, wine. She invites doctor to come to see her friend. Shecooks, comforts Johnsy to eat and drink medicine. With Sue, the biggest hope of her is to see Johnsy become happy with her desperation, drawing the Naples guff.So noble that love is. But it is not strong enough to drown Johnsy’s desperation. Reading these pages, readers seem to be nearly strangled by her bigger and bigger desperation: “I want to see the last one fall. I'm tired of waiting...

Words: 660 - Pages: 3

Free Essay

The Last Leaf

...The Last Leaf by O. Henry from The Gift of the Magi and Other Stories This Level 1 ELLSA lesson can be accessed on the internet at http://www.rdlthai.com/ellsa_lastleaf1.html Lesson plan and text: Jeffrey Taschner, 1999 Print and web-adaptation: John Morgan, 1999 © USIA, 1999. All rights reserved 1. SYNOPSIS 1a) Synopsis Johnsy and Sue are artists who move into Greenwich Village in New York City. As Winter approaches and the weather gets colder, Johnsy becomes ill with pneumonia. She gets so sick that she believes that when the last leaf falls from the vine outside her window, she will die. An old artist, named Behrman, who lives in the same building as the girls, braves a storm one night to paint a leaf on the wall — a leaf that will never fall. Cold and wet from painting in the icy rain, he catches pneumonia and dies. This gives Johnsy the hope to survive her illness, and it also creates the masterpiece Behrman had always dreamed of painting. 1b) Vocab checkpoint • approaches (verb) To approach is to move towards. It is often used with seasons and special occasions (New Year, Christmas, birthdays) as in the example here, as well as with people and moving objects (vehicles, etc). • becomes (verb) In this example, becomes has the same meaning as "gets". With illnesses, we often use "to fall", or "to be taken": Johnsy fell ill/Johnsy was taken ill • pneumonia (noun) Pneumonia is a serious illness of the lungs. • vine (noun) A vine is like...

Words: 1448 - Pages: 6

Premium Essay

The Last Leaf

...The Last Leaf by O. Henry This story takes place in New York City where two young women share an apartment. They, like all the tenents in their building, are artists who earn their daily break making drawings for magazine advertisements. All the artists, though, hope to paint a masterpiece, someday. One of the girls has come down with pneumonia. She isn't in a hospital (as she would be today) but is being nursed by her room-mate. The doctor has visited the apartment and advises the healthy girl that her ill friend will only recover if she has the will to live. The sick girl is in bed staring out the window. On this rainy November day, she is staring through the window watching leaves fall from a vine on the opposite building wall. She announces that when the last leaf falls, she will die. The nurse is in a panic. She does her best to bring some cheer, to infuse her friend with the will to live. The sick girl refuses to improve. The healthy girl visits an old artist who lives downstairs. She tells the old drunk that their friend needs a reason to live. He scoffs at this suggestion, and our nurse goes home dejected. The next day, the last leaf is still on the vine. And, the next day, it's still there. Our patient begins to improve. The doctor visits and gives her a much better chance of survival. But, he lets her know that the old man downstairs is now stricken with pneumonia. They found him in his room sick, wet, and cold. Outside was a ladder and his pallette...

Words: 310 - Pages: 2

Free Essay

The Last Leaf

...The Last Leaf character analysis The Last Leaf is about a girl suffering from pneumonia, Josie, they have disappointed the most, just begging to the trees in the window of the vine around the vine leaves all fall out, they would be able to leave this world, the Soviet Union Iraq – her roommate, this fee through the brain, hoping to rekindle the hope of life Josey. But all in vain, to hear the news of the Bellman uncle, quietly in a stormy night to risk their lives on that one picture will never fade the vine leaves, that one never out of vine leaves to Josey realize that they should pick up the life of faith, her tenacious survived, but because the storm painting Berman vine leaves and put them pneumonia departed forever. I think this article has three main characters: Bellman uncle, Josie, Sue.  Berman is an uncle for the benefit of others, no regard for the safety of others and their own high-quality a person. Embodied in the article when he learned that the small painter had pneumonia and become very passive, he Poverty and ill health in order to encourage the little artist that tenacious live, the old artist struggling with the stormy night to draw up a permanent wall The ivy leaves are not falling. For his own masterpiece and the price paid with his life, but the young artist has been encouraged so tenaciously against the disease. So I think he is a hero forever, he showed to others the sincerity of love and care, and make a valuable sacrifice, more reflects his self-sacrifice...

Words: 534 - Pages: 3

Premium Essay

The Last Leaf

...apartment. The story begins as Johnsy, near death from pneumonia, lies in bed waiting for the last leaf of an ivy vine on the brick wall she spies through her window to fall. Mr. Behrman, an old man who lives in the apartment below Sue and Johnsy, who enjoys drinking, works sometimes as an artist’s model, and as yet has made no progress over the past 40 years on painting his own masterpiece, becomes in typical authors fashion the hero. The evidence of his heroics is found the day before he dies from pneumonia. JOHNSY - She suffers from pneumonia in this story. Her wish for death and her dialogues reflect her disparity for life. - Her word has no direct relation with Sue’s question, which shows her state of mind, the blank mind. It’s a vivid description of a dying Johnsy. - With her actions and condition we were able to realize that we have hope and we must believe and have a faith. MR. BEHRMAN - Though the hero appears only once and speaks twice in the whole story but he, successfully reveals his affection to two young artists and his noble spirit. - Though he was hard in the outside, he was full of gentle feelings in heart. - His love towards Johnsy and Sue was fraternal or fatherly affections. SUE - Sue who is caring nursing, tolerating, through perseverance and gentleness. - Shows her fondness for her weak friend. - She does her duty as a concerned friend. II. SETTINGS The last leaf takes place in New York City. The largest city in America, the location of the story is...

Words: 345 - Pages: 2

Premium Essay

The Last Leaf

...In the article “Green Exercise” by Alan Fogel, he explains why exercising outdoors has more benefits than exercising indoors. Green activity is when a person participates in outdoor activities such as bike riding, running, playing sports, etc. According to Fogel, there are more positive benefits when it comes to outdoor exercising. A few examples includes increased feelings of happiness, tranquility, relaxation, and energy. This article was a reliable source in the sense that the author was well educated and did his research. He included outside studies and linked them into his article. His article was slightly biased in the sense of his previous experiences of enjoying the outdoors as a child. There is also little information about the positive effects of participating in indoor activities to counter argue to not sound so biased. This article Green Exercise is important because it does demonstrate the power of nature as it relates to humans and success. This article provides evidence that Green exercise is a positive aspect in an individual’s life.   In the article by Katherine Reed called “A repeated measures experiment of Green exercise to self-esteem in the UK school children.” In the experiment children were asked to run 1.5 miles in indoor and outdoor settings in order to determine if there was any affect in their self-esteem. As a result when it came to the children there was not a significant difference when it came to exertion or enjoyment between the indoor...

Words: 1450 - Pages: 6