Free Essay

Trungduc

In:

Submitted By trungducftu
Words 10971
Pages 44
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy đã được hình thành song còn ở mức sơ khai và chưa phát triển, những nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, không chỉ trong dân cư nói chung mà ngay cả đối với nhiều cán bộ ngân hàng nói riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn nghèo nàn, đại đa số các Ngân hàng chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa kinh doanh ngoại tệ kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh như họp đồng kì hạn và họp đồng hoán đổi. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực vừa mang tính mới mẻ, vừa phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức đối với các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng và kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn .
Mặc dù không thể phủ nhận rằng, thị trường ngoại hối mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể khác nhau trên thị trường tiền tệ , đặc biệt phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi mà các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang trên đà phát triển, các hoạt động đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc .
Từ những lý do trên em chọn đề tài “THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM”
Nội dung đề tài gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Cơ sở lí luận về thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Phần II: Thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam Phần III: Các hạn chế và giải pháp cho thị trường ngoại hối
PHẦN I: Cơ SỞ LÍ LUÂN VẺ THI TRƯỜNG TIỀN TÊ VÀ THI * • • • TRƯỜNG NGOẠI HỐI

1.1 Thị trường tiền tệ 1.1.1. Khái niệm thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. 1.1.2. Các loại thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ được phân loại căn cứ vào cách thức tổ chức hoặc loại công cụ. 1.1.2.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức:
Thị trường tiền tệ bao gồm: * Thị trường tiền tệ cổ điển: là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) đặt dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương (NHTW). Hàng ngày, tại đây hình thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ, như: lãi suất LIBOR trên thị trường tiền tệ London (London Inter Banking Offered rate), lãi suất PIBOR trên thị trường tiền tệ Paris (Paris Inter Banking Offered rate), SIBOR (thị trường tiền tệ Singapore)... * Thị trường tiền tệ mới: đây là thị trường các trái phiếu ngắn hạn, cơ cấu của nó gồm 2 cấp: * Thị trường tiền tệ sơ cấp: là thị trường tiền tệ chuyên phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn lần đầu. * Thị trường tiền tệ thứ cấp: là thị trường tiền tệ tổ chức mua bán lại các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp. * Thị trường mở (Openmarket operation): là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, NHTW có thể làm cho “tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại (viết tắt NHTM) tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của NHTM làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. 1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng tham gia: Thị trường tiền tệ bao gằm: * Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các NHTM (hay thị trường liên ngân hàng - Interbank): Thị trường này dưới sự điều hành của NHTW nhằm mục đích điều tiết vốn trong hệ thống NHTM đồng thời tạo điều kiện cho NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. * Thị trường các công nợ ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các khế ước cho vay . .. bao gồm cả thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường này biểu hiện cho sự phát triển thị trường tiền tệ. * Thị trường hối đoái: là thị trường giao dịch các loại ngọai tệ và các phương tiện thanh tóan có giá trị ngoại tệ, là một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường tiền tệ. Thị trường ngọai hối mang đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp ứng những nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên bình diện quốc tế, đặc biệt là tạo điều kiện can thiệp của NHTW nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. * Công cụ hoạt động thị trường hối đoái, gồm: họp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), họp đồng kỳ hạn (Forward), họp đồng quyền chọn (Option).... nhà đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị, tổ chức và làm cho thị trường ngoại hối trở nên nhộn nhịp hơn. 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức sơ khai của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các NHTM với các TCTD nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các TCTD.
Vì vậy, nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD. Còn nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.
Ngày nay, quy mô họat động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều tiết Yốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn.
Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm: * Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD khác... Việc đầu tư nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng khoán biến động không đáng kể. * Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà nước... Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí thấp. * Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới. 1.1.4. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ 1.1.4.1. Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn
Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các NHTM, xuất phát từ họat động kinh doanh tiền tệ, tại một thời điểm nhất định một số NHTM tạm thời thừa vốn trong khi đó một số NHTM khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh toán, quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM diễn ra thông qua các hình thức sau: * Cho vay bằng tiền mặt: Khi NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, có thể đi vay tại một NHTM khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm đó để đảm bảo khả năng thanh toán. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay...
Thời hạn cho vay rất ngắn: hàng ngày (qua đêm), định kỳ 1 tuần, 2 tuần, tháng... * Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu càu lớn về vốn, các NHTM đã vay các TCTD khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì NHTW có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ sau: * Tái chiết khấu chứng từ có giá: NHTW sẽ nhận chiết khấu lại những chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã chiết khấu cho khách hàng. * Bảo chứng lại: NHTW sẽ cho NHTM vay vốn trên cơ sở cầm cố các chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã nhận cằm cố từ khách hàng. 1.1.4.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ cỏ giá ngắn hạn
Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp.
Nghiệp vụ này phát sinh trong trường họp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các lọai thư tín dụng.... Và đặc biệt là họat động của thị trường mở - thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, NHTW điều tiết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà NHTW bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. 1.2 Thị trường ngoại hối 1.2.1 khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối 1.2.1.1. Khái niệm :
Thị trường ngoại hối có tên tiếng Anh là : The Foreign Exchange Market, và được viết tắt là FOREX hay FX.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: Thị Trường Ngoại Hối là nơi diễn ra sự mua bán các loại tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới thông qua hệ thống chuyển đổi thả nổi tự do.
Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng ( chiếm khoảng 85% tổng doing số giao dịch ), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp ( nghĩa thực tế ) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hang, tức thị trường Interbank.

1.2.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối: * Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí đia lý hữu hình nhất định, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian (space market). * Là thị trường toàn cầu, hoạt động 24/24h. Do có sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm nên còn được gọi là thị trường không ngủ. * Trung tâm là thị trường liên ngân hàng - Interbank, với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch toàn cầu. * Giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng vi tính, telex, fax... * Chi phí giao dịch thấp, hoạt động rất hiệu quả. Do thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo, hang hóa đồng chất.. .dẫn đến chi phí thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả. * Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất là đồng USD chiếm tới 62% trong tổng số các đồng tiền tham gia. * Nhạy cảm đối với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội... nhất là chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển. * Là thị trường lớn nhất, có doanh số giao dịch lớn nhất. Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày đã lên dến 5 nghìn tỉ USD (2012). Nếu bạn so sánh YỚi thị trường chứng khoán New York 300 tỉ USD giao dịch mỗi ngày. * Thị trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ giữa các ngân hàng được thành lập vào năm 1971 khi tỷ lệ trao đổi trôi nổi được cụ thể hoá. Thị trường là một phạm vi hoạt động trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế. Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi ngoại tệ "tiêu thụ". Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế. 1.2.2 Phăn loại thị trường ngoại hối 1.2.2.1. Theo nghiệp vụ kinh doanh * Thị trường giao ngay * Thị trường kỳ hạn * Thị trường hoán đổi * Thị trường tương lai * Thị trường quyền chọn 1.2.2.2. Theo tỉnh chất giao dịch * Thị trường giao ngay * Thị trường tiền gửi 1.2.2.3. Theo tỉnh chất pháp lý * Thị trường chính thức * Thị trường phi chính thức 1.2.2.4. Theo phạm vi thị trường * Thị trường ngoại hối quốc tế * Thị trường ngoại hối nội địa 1.2.2.5. Theo phương thức giao dịch * Thị trường giao dịch trực tiếp * Thị trường giao dịch qua môi giới 1.2.3. Chức năng và vai trò của thị trường ngoại hối 1.2.3.1. chức năng
Tại sao lại giao dịch ngoại hối? Dưới đây là những thuận lợi và giá trị của thị trường Forex, là những lý do tại sao mọi người chọn giao dịch trong thị trường này: * Không phí dịch vụ : Không phí trao đổi, không phí thanh toán, không phí chính phủ, không phí môi giới. Người môi giới sẽ được trích từ phí giao dịch thông qua điểm “bid-ask” (trung bình 3-5 pips) * Không qua trung gian đặt lệnh: Giao dịch tiền tệ không cần trung gian và cho phép khách hàng giao dịch trực tiếp YỚi thị trường và được cập nhật thông tin trực tiếp về giá và tỉ giá các cặp tiền tệ. * Không giới hạn giao dịch: trong các thị trường khác họp đồng giao dịch được giới hạn bởi tỉ lệ nhất định ( ví dụ hợp đồng quyền chọn tương lai đối với vàng là 5000 ounces). Trong Forex, có thể giao dịch với chỉ một tài khoản nhỏ 300$. * Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch cho các tài khoản nhỏ ( bid/ask spread) chỉ khoảng 0.1% với những điều kiện thường. Tài khoản càng lớn phí giao dịch càng thấp. * Thị trường giao dịch 24h: Không phải chờ đợi giờ thị trường mở cửa và đóng cửa. Giao dịch từ tối CN đến trưa thứ 6 giờ EST, có thể nói thị trường FOREX không bao giờ ngủ. Đây là thuận lợi lớn đối với những người muốn giao dịch trong thời gian rảnh hoặc thời gian thích họp nhất trong ngày, bởi vì bạn có thể chọn giao dịch bất kì lúc nào (sáng, trưa, tối hoặc đêm) * Không ai có khả năng định hướng thị trường: Thị trường Forex quá lớn và quá nhiều người tham gia nên không ai , cho dù cả 1 ngân hàng , có thể kiểm soát giá trị trường trong dài hạn. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và không hiệu quả. Ngân hàng trung ương ngày càng có ít tác động hay can thiệp vào thị trường toàn cầu. * Access (Truy cập): Forex được mở 24h/ngày từ khoảng 6g chiều Chủ Nhật tới khoảng 3g chiều Thứ Sáu. Những người giao dịch riêng lẻ có thể đối phó với tin tức khi nó được tung ra còn hơn là đợi tiếng chuông mở cửa của những thị trường khác lúc mọi người đều có những tin tức giống nhau. Điều này cho phép những người giao dịch tham gia trước khi tin tức chi tiết được phân tích trên tỷ lệ giao dịch. Liquidity cao và giao dịch 24 giờ cho phép những người tham gia thị trường vào và thoát ra bất cứ lúc nào. Có nhiều nhà Môi giới phân phối Forex ở từng vùng, từng trung tâm thị trường chính (Tokyo, Hong Kong, Sydney, Paris, London, Mỹ, v.v...) sẵn sàng tiếp tục đưa ra giá mua và bán. * Độ thanh khoản cao: Bởi vì thị trường Forex quá lớn, nó cũng rất dễ thanh khoản. Điều này giúp bạn nhanh chóng thực hiẹn giao dịch chỉ với 1 cú nhấp chuột trong điều kiện bình thường. Bạn có thể mua bán ngay lập tức tùy ý. Bạn không bao giờ bị “kẹt” trong thị trường. Bạn cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao dịch kết thúc lệnh giao dịch khi bạn đã đạt được lợi nhuận mong muốn ( định mức lãi) hoặc đóng khi thị trường dịch chuyển ngược chiều mong muốn ( chống lỗ) * Thị trường 2 mặt: tiền được giao dịch theo cặp, ví dụ: đô/yên, hoặc đô/đồng Thụy Sỹ. Mỗi vị trí liên quan đến việc bán đồng tiền này và mua đồng tiền kia. Nếu người giao dịch tin rằng đồng Thụy Sỹ sẽ cao giá hơn đô, họ có thể bán đô và mua đồng Thụy Sỹ (bán sớm). Nếu người khác tin ngược lại thì họ sẽ mua đô và bán đồng Thụy Sỹ (mua và trữ). Khả năng lợi nhuận tồn tại vì tỷ giá trao đổi (giá cả) luôn luôn dao động. .Giao dịch Forex cho phép thu lời từ 2 phía cả tăng và giảm giá trị tiền tệ liên quan tới đô. Trong mỗi giao dịch tiền tệ, mỗi bên đều có được và mất. * Excution Quality: Bởi YÌ Forex rất hay thay đổi, hầu hết những giao dịch có thể được thực hiện với giá của thị trường hiện tại. Trong tất cả những thị trường di chuyển nhanh, không thể tránh được rủi ro trong tất cả các giao dịch (chứng khoán, bất động sản, v.v...) nhưng có thể được tránh bằng 1 vài chương trình phần mềm của nhà môi giới tiền tệ, các chương trình này sẽ thông báo cho bạn biết giá nhập vào chính xác trước khi thực hiện lệnh. Bạn được phép chọn tránh hoặc chấp nhận rủi ro. Khả năng thanh khoản của thị trường Forex rộng lớn đề ra những khả năng khớp lệnh có chất lượng cao. * Giao dịch được xác nhận ngay lập tức và người giao dịch qua Internet chỉ việc in 1 bản sao của màn hình máy vi tính để ghi chép lại tất cả hoạt động giao dịch. Nhiều người cho rằng đặc điểm của việc giao dịch bằng Internet an toàn hơn so với việc sử dụng điện thoại để giao dịch. Những hãng nổi tiếng như Charles Schwab, Quick $ Reilly và T.D. Warehouse đề nghị giao dịch qua Internet. Họ sẽ không mạo hiểm danh tiếng của họ nếu dịch vụ Internet không đáng tin cậy và an toàn. Trong tình huống xuất hiện vấn đề về kỹ thuật, máy vi tính tạm thời ngừng hoạt động, nhưng với hệ thống đặt lệnh (ordering) của nhà môi giới (broker), người giao dịch có thể ngay lập tức gọi điện thoại cho broker để vào hoặc thoát ra khỏi giao dịch. Hệ thống vi tính của nhà môi giới (broker
Internet) được bảo vệ bởi những bức tường lửa để giữ cho thông tin về tài khoản không bị dòm ngó. Mối quan tâm lớn nhất của broker là sự an toàn của tài khoản. Họ phải thực hiện nhiều bước để lọai trừ bất kỳ hiểm họa nào đi theo việc giao dịch trên Internet. Người giao dịch Forex trên Internet không phải gọi điện thoại cho broker. Sự loại trừ người trung gian (broker salesman) làm giảm chi phí, làm cho tiến trình đặt lệnh nhanh hơn và hạn chế khả năng hiểu làm. * Tính tập trung (Focus): Thay YÌ cố gắng chọn 1 chứng khoán, 1 khế ước, quỹ hỗ tương hoặc bất động sản từ hàng chục ngàn thứ có sẵn trên thị trường, những người giao dịch Forex chỉ tập trung vào 1 tới 4 đồng tiền. Những đồng dễ thay đổi và thông dụng là: Yên Nhật, bảng Anh, đồng Thụy Sỹ và Euro. Những người giao dịch thành công cao là những người tập trung vào số lượng đầu tư có giới hạn. Những người mới bắt đầu Forex thường tập trung vào 1 đồng tiền và sau đó kết hợp từ 1 đến 3 đồng trong hoạt động giao dịch. * Tính xu hướng (Trendiness): Trong 1 khoảng thời gian lịch sử, tiền tệ đã khẳng định xu hướng là quan trọng. Mỗi đồng tiền có “tính cách” riêng của nó và đưa ra chỉ 1 xu hướng, bất kể những cơ hội giao dịch đa dạng trong thị trường đặc điểm Forex.
S Từ đó ta có thể rút ra chức năng của ngoại hối:
Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là:nhằm dịch vụ cho các khách hang thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. 1.2.3.2. vai trò của Forex là: * Phục vụ thương mại quốc tế (Primary Role) * Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế * Nơi hình thành tỷ giá * Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá * Nơi KD và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 1.2.4 Những yếu tố và Thành viên tham gia FOREX 1.2.4.1. Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối
Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. 1.2.4.2. Thành viên tham gia
Ngân hàng thương mại:có 2 vai trò trong thị trường Forex 1. Làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, ví dụ như những công ty muốn trao đổi tiền tệ (người tiêu thụ). 2. Đầu cơ bằng cách mua và bán tiền tệ. Ngân hàng có vai trò trong những đơn vị tiền tệ nhất định bởi YÌ người ta tin rằng trong tương lai chúng sẽ có giá cao hơn (nếu mua trữ) và thấp hơn (nếu bán sớm). Người ta thống kê rằng 70% lợi tức thường niên của những ngân hàng quốc tế được sinh ra từ việc đầu cơ tiền tệ. Những đầu cơ khác bao gồm những nhà giao dịch thành công nhất trên thế giới ví dụ George Soros.
Ngân hàng trung ương của các quốc gia khác.Khi ngân hàng trung tâm mua và bán tiền tệ hoặc ngoại tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền của đất nước họ. Forex rất rộng và có rất nhiều người tham gia chứ không phải một người, chỉ có những ngân hàng trung tâm của chính phủ mới có thể kiểm soát thị trường * Các nhà môi giới * Các doanh nghiệp * Các cá nhân ,các nhà kinh doanh 3. Thị trường ngoại hối có thể có các chủ thể sau tham gia Phân loại theo mục đích tham gia thị trường: * Các nhà phòng ngừa rủi ro ngoại hối * Các nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá * Các nhà đàu cơ Phân loại theo hình thức tổ chức: * Khách hàng mua bán lẻ * Ngân hàng thương mại * Các định chế tài chính khác * Các nhà môi giới * Ngân hàng trung ương Phân loại theo chức năng: * Primary price maker( nhà tạo giá sơ cấp) * Secondary price maker (nhà tạo giá thứ cấp) * Price Taker (nhà cấp nhận giá) * Nhà cung cấp dịch vụ và tư vấn thông tin * Broker( nhà môi giới) * Speculator(nhà đầu cơ) * Người can thiệp trên thị trường. 4. Nhưng việt nam chúng ta thường áp dụng cách phân loại theo tổ chức.
Các khác hàng mua bán lẻ ( Retail Clients)
Nhóm khách hang mua bán lẻ bao gồm những công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích * Chuyển đổi ngoại tệ * Phòng ngừa rủi ro tỷ giá * Nhòm khách hang này mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ chỉ có mục đích là phục vụ bản thân chứ không có mục đích kinh doanh. * Các ngân hang thương mại ( Commercial Bank) * Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích : * Cung cấp dịch vụ cho khách hang, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ.
Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay dổi. * Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch YỚi nhau theo hai phương pháp : o Giao dịch trực tiếp giữa ngân hang với nhau (Direct Interbank ). o Giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới (Indirect Interbank ).
Ngày nay hình thức này cũng đang phát triển, các Ngân hang trung ương (Central bank ) Can thiệp tỷ giá, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và giâ tầng giá trị dự trữ ngoại héỉ quốc gia NHTW là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ. 1.2.5 Hàng hóa và các nghiệp vụ kỉnh doanh ngoại hối 1.2.5.1. Hàng hỏa
Hàng hóa của thị trường FOREX là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay GBP/JPY. Hoạt động giao dịch FOREX cỏ thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị trường.
Currency distribution of reported FX turnover us dollar us dollar
Elto
Elto
Oỉhe
Oỉhe
Japanese yen
Japanese yen
New Zealand dolar
Canadian
Australian dollar
Swiss franc
Pound sterling
New Zealand dolar
Canadian
Australian dollar
Swiss franc
Pound sterling

Source: Triennial Cervtral Bank Survey 2Q04
Đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường là : Dollar, Euro, Yen, Bảng Anh, Franc. Kí hiệu các loại tiền gồm 3 chữ cái, ừong đó 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của tên quốc gia và chữ cái cuối củng là tên của loại đồng tiền giao dịch

1.2.5.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hổi Ta có thể xem sơ đồ sau:
1.2.5.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hổi Ta có thể xem sơ đồ sau:
ỉ.2.5.2.1 SPOTNghiệp vụ giao ngay * Khái niệm: Là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán các loại ngoại tệ tận dụng mức chênh lệch tỷ giá trên các thị trường. * Mục đích: Tìm cơ hội Acbit để đảm bảo hiệu quả của đồng vốn ngoại tệ đang nắm giữ (nhằm phòng ngừa rủi ro hổi đoái, hiệu quả ừong thanh toán, và lợi nhuận trong kinh doanh). * Phân loại: có 2 loại Acbit: * Acbit giản đơn: mua bán diễn ra trên hai thị trường. * Acbit phức tạp: việc mua bán diễn ra ở nhiều hơn 2 thị trường 1.2.5.2.2 FORWARD Nghiệp vụ kỳ hạn * Khái niệm: Giao dịch mua bán kỳ hạn các ngoại tệ được ký tại thời điểm hiện tại, và được kết thúc vào kỳ hạn cụ thể xác định ừong hợp đòng. * Tỷ giá xác định bởi 2 yếu tố: tỷ giá trao ngay và lãi suất thị trường của 2 đồng tiền liên quan. * Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng tại thời điểm nào đó xác định. * Giúp khách hàng hạn chế được rủi ro khi dự báo được sự biến động tỷ giá bất lợi cho kinh doanh của mình. 1.2.5.2.3 SWAP Nghiệp vụ hoán đổi * Khái niệm: Là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định tại thời điểm họp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. * Đặc điểm: o Họp đồng có thể chuyển nhượng tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực. o Họp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. * Mục đích: Bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, mục đích đầu cơ. 1.2.5.2.4 OPTION Nghiệp vụ quyền chọn * Khái niệm: Cho phép người mua hợp đồng có quyền mua, bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thỏa thuận trước gọi là tỷ giá quyền chọn. * Phân loại: o Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định. o Quyền chọn bán: cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định. 1.2.5.2.5 FUTURE Nghiệp vụ tương lai * Khái niệm: Swap là một trong những công cụ thông dụng có hiệu quả cho các nhà đàu tư, người đi vay ngoại tệ và các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro hối đoái, hoặc để kinh doanh thu lợi nhuận . * Mục đích: o Giải pháp hỗ trợ tỷ giá cho đồng nội tệ. o Liên kết các thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế với nhau * Phân loại: o Swap lãi suất o Swap tiền tệ * Trong đó : o Nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện phi tập trung over the counter market - OTC o Nghiệp vụ quyền chọn có thể được thực hiện phi tập trung hoạc là Thực hiện tập trung trên cơ sở giao dịch - the exchange, o Nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch.
Phần II: Thưc trang thỉ trường ngoai hối ở Viêt Nam * • o • o o • • 2.1 Thưc trang và điều kiên để phát triển các công cu phái sinh ngoai hối tai Viêt * • o • r o • r o • • •
Nam
2.1.1 Thực trạng
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai trò rất quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối, nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong thời gian qua, chính sách ngoại hối đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoáng hơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu YỚi doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính YÌ vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do: * Một là: thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2012, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành tìiuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hoặc EUR để đàu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất cho vay và cả tỷ giá hối đoái. Nếu sử dụng công cụ phái sinh như hoán đổi lãi suất hoặc công cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ. * Hai là: Thiếu cơ sở pháp lý.
Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đàu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp. * Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.
Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế. 2.1.2 Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam
Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam cần phải có các điều kiện sau * Thứ nhất, về khách quan.
Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần YỚi các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.
NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thảnh viên thị trường. Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. * Hai là, về phía các NHTM
Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù họp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối. * Ba là, về phương tiện, thiết bị.
Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cằn trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng. 2.2 Diễn biến thị trường ngoại hối trong và ngoài nước
Trong 6 tháng đầu năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thị trường tài chính toàn càu vẫn tiềm ẩn rủi ro do khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung Châu Ầu chưa được giải quyết, nhiều ngân hàng trong khu vực Châu Âu bị hạ bậc tín nhiệm; kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt YỚi rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn... nhưng về cơ bản, diễn biến thị trường ngoại hối trong và ngoài nước không có nhiều biến động. 2.2.1 Diễn biến tỷ giá ƯSD/VND
Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN ừong công tác điều hành chính sách tỷ giá nửa đầu năm 2012, củng với diễn biến khả quan của cung - cầu ngoại tệ trong nền kinh tế (Việt Nam có xuất siêu trở lại sau nhiều năm; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt ừong năm 2010 - 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012) đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND trong 6 tháng đầu năm 2012 tiếp tục duy trì xu thế ổn đỉnh:

s Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/ 1USD; s Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 (mua vào) - 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012;
S Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM).
Bên cạnh diễn biến ồn định củã tỷ giá, để thực hiện mục tiêu tầng dự trữ ngoại hối, tăng cường khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của NHNN khi cần thiết - tỷ

giá mua vào của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu từ ngày 13/2/2012 được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của NHTM. Ước dự trữ ngoại hối trong quý 1/2012 đã tăng thêm 30% so với cuối năm 2011.
Mặc dù diễn biến tình hình ngoại hổi hiện tại là tương đối ổn định, bám sát mục tiêu điều hành. Tuy nhiên những yếu tố hỗ trợ cho công tác điều hành tỷ giá vẫn cần được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể như sau:
'S Sau khi NHNN điều chỉnh giảm giá VND 9,3% vào đầu năm 2011, tỷ giá thực hiệu quả REER tháng 2/2011 ở mức xấp xỉ 100%. Tuy nhiên ngay sau đó, REER duy trì xu hướng giảm, xa dần trục gốc 100%.
'S Nếu so với mục tiêu điều hành ttong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động không quá 2-3%) thì sau 6 tháng đàu năm, tỷ giá BQLNH gần như được giữ nguyên, tỷ giá NHTM chỉ thay đổi 0,55 %. Trong bối cảnh kiềm chế lạm phát, tỷ giá được giữ cố định là một cái neo kỳ yọng tích cực, song cũng cần phải cố lộ trình điều chỉnh thích hợp đặc biệt là khi tình hình lạm phát đã được cải thiện, REER dỉễn biến chưa thuận lợi để tránh tạo ra những thay đổi đột biến trong bái cảnh kinh tế nhạy cảm và khó khăn như hiện nay. 2.2.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của Viện Chiến lược
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của Viện Chiến lược
Tỉnh ổn định của cản cân vãng lai chưa thật sự bền vững
Tỷ trọng lìiột sổ inặthàng XIIát khẩu chinh Việt Nam 2008-2012

2008 2009 2010 2011 5Ỉ2012
□ Thủy sân B Cắ phẳ □ Gạo □ Than đa u Dầu thô DCao su B Dật, may □ Giày dép M Điện từ. máy tinh

Trong nửa đầu năm 2012, Việt Nam đã có xuất siêu trở lại sau nhiều năm nhờ lợi thế về giá của một số mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chưa cố những thay đỏi cần thiết, vẫn còn phụ thuộc vào hàng nhập khẩn để sản xuất hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩn chính của Việt Nam phần lón vẫn là hàng nông, thủy sản, các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và các doanh nghiệp vẫn cần nhập một lượng đáng kể nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Chẳng hạn, trong 8,4 tỷ USD xuất khẩu hàng hỏa dệt may, giày dép ttong 5 tháng đầu năm 2012 thì Việt Nam cũng đã phải nhập khẩn gần 4,9 tỷ USD bông, sợi dệt, vải và nguyên vật liệu cho dệt may, giày dép - chiếm khoảng 60% giá trị hàng xuất khẩu. Tỷ lệ này gần như không thay đổi suốt từ năm 2004 đến nay. 2.2.3 Diễn biến thị trường vàng nửa đầu năm 2012

Giống với diến biến những tháng cuối năm 2011, diễn biến giá vàng nửa đầu năm 2012 cho thấy không phải lúc nào vàng cũng là kênh đầu tư an toàn nhất khi giá vàng đã duy trì xu hướng giảm giá trong suốt quý 11/2012.
Mặc dù giao dịch vàng thế giới khởi đầu năm 2012 với một con số rất ấn tượng khi tăng giá 9%, từ 1.598$/Oz lên 1.744$/Oz ttong tháng 1 và giá vàng tiếp tạc tăng trong tháng 2/2012 do quan ngại về việc Mỹ có thể sẽ tung ra gói nới lỏng định lượng
QE3. Tuy nhiên, sau đó, những thông tin tốt về chỉ số kinh tế vĩ mô Mỹ (thị trường lao động được cải thiện, tăng trưởng trên thị trường chứng khoán, chi phí tiêu dùng tăng...) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong quá trình phục hồi tốt, có ít khả năng Fed sẽ thực hiện nới lỏng định lượng lần 3, tâm lý giới đầu tư không còn tin tưởng tuyệt đối vào giá trị đầu tư của vàng sau kinh nghiệm rút ra từ sự sụt giảm mạnh mẽ của giá vàng trong quý cuối năm 2011 ... ít nhiều đã làm giảm vai trò “vịnh tránh bão” của vàng. Hệ quả là sau khi tăng 4% vào quý 1/2012, giá vàng thế giới đã quay đầu giảm giá trong quý 11/2012. Kết thúc nửa đầu năm 2012, giá vàng thế giới dừng ở mức 1.598,5$/Oz - chỉ hơn 0,5$ so với mức giá 1.589$/Oz đầu năm.
Chịu ảnh hưởng từ diễn biến giá vàng thế giới, sau khi tăng giá gần 3% - từ 4,27 triệu VND/chỉ lên 4,4 triệu VND trong quý 1/2012, giá vàng trong nước đã giảm giá trong quý 11/2012. Giá vàng cuối tháng 6/2012 giảm 2,7% so với đầu năm, còn 4,16 triệu VND/chỉ. Mặc dù vậy, hiện tượng giá vàng trong nước cao hơn tương đối so với giá vàng thế giới (giá quy đổi ra VND) vẫn tiếp tục tiếp diễn. Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sau một thời gian được thu hẹp xuống còn dưới 1 triệu VND/lượng đã lại tăng lên 1,5-2,5 triệu VND/lượng trong tháng 6/2012.
Tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của NHNN Hướng dẫn một số điều của Nghị định 24 nhằm tạo lập khổ hành lang pháp lý theo hướng quản lý chặt chẽ và minh bạch hơn hoạt động sản xuất và kinh doanh được kỳ vọng sẽ tác động tích cực hơn đến diễn biến thị trường vàng trong nước; tạo tính liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới; giúp giá vàng trong nước bám sát hơn với diễn biến giá vàng thế giới và thu hẹp khoảng cách bất hợp lý về giá.
PHÀN III: CÁC HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Các han chế
Thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, kể cả quy mô và chiều sâu do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm về quản lý. Phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất họp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng, chưa nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và chưa phát huy được tác dụng trong việc khắc phục tình trạng đô la hóa của nền kinh tế.
Những vấn đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch, đối với công cụ tỷ giá: Nếu như trước đây NHNN vẫn khống chế biên độ tỷ giá (±0.5%) trong một thời gian dài thì nay đã cho phép các NHTM giao dịch trong biên độ (±1%) điều này đã hạn chế quyền chủ động linh hoạt của các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ có liên quan đến ngoại hối.
Các giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu được thực hiện dưới hình thức giao ngay. Các công cụ mang tính phòng ngừa rủi ro, công cụ phái sinh còn ít được áp dụng hoặc mới bước đầu triển khai, nhất là giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và giao dịch hoán đổi YỚi các hình thức hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ.
Song song thị trường ngoại tệ chính thức còn có sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen mà Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Quang Huy nhận định là có quy mô tương đối nhỏ nhưng có tác động lớn đến tâm lý.
Sự ra đời và tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam. độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen đã tạo nên khái niệm độ mở “cánh kéo” giúp đánh giá mức độ họp lý trong điều hành tỷ giá. Tính hợp lý bộc lộ khi hai tỷ giá xích lại gần nhau. Không nhất thiết làm chúng trùng nhau vì thị trường chợ đen cũng chỉ là một mảng nhỏ trong tổng thể thị trường, và tính bất hợp pháp của nó luôn chứa đựng một khoản rủi ro nhất định.
Thị trường tiền tệ nổi trội với những đồng tiền mạnh như: USD, EUR, JPY. Nhưng chỉ duy nhất USD chiếm tỷ trọng ưu thế trong tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ngay cả Việt Nam, Chính phủ vẫn tập trung vào dự trữ đồng USD. Mặc dù có tỷ giá tương đối ổn định, EUR và JPY vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào USD, đã gây nên hiện trạng “đô la hóa”, để rồi phải suy ngẫm và tìm cách khắc phục. Làm mất giá đồng tiền nội tệ có là giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xuất khẩu, thu hút đầu tư?
Đen nay, thị trường hối đoái Việt Nam vẫn mang đặc trưng là thiếu các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Các công cụ hoạt động trên thị trường hối đoái, như: họp đồng giao ngay (Spot), họp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), họp đồng quyền chọn (Option)... thật sự rất cần thiết cho các nhà kinh doanh ngoại tệ, các công ty xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến động nếu các công cụ này vẫn chưa được hoàn thiện và phát huy hết tác dụng. 4.2 Giải pháp * Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống, tránh rủi ro và giảm nợ xấu. * Trong xã hội, các nguồn lực thay vì đầu cơ về vàng sẽ chuyển hóa thảnh tiền đồng đưa vào phục vụ sản xuất, tạo thanh khoản cho nền kinh tế. * Trao quyền tự chủ cho các TCTD: NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích; tiếp tục cho phép các TCTD tự quyết định cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đổi với các nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ và cho vay trong nước để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu đối YỚi doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ. * Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng thương mại. * Tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ ngoại hối. * Làm thế nào để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng tại các doanh nghiệp xuất khẩu. * Đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không “neo” chủ yếu vào đồng USD như hiện nay. Nhưng, theo lãnh đạo của một ngân hàng có thị phần thanh toán quốc tế lớn nhất hiện nay, điều đó cũng khó thực hiện theo ý muốn chủ quan, bởi phần lớn các đối tác bán hàng bên ngoài đều yêu cầu thanh toán bằng USD, nhà nhập khẩu trong nước phải đáp ứng. * Để bên mua - bên bán thực sự gặp nhau. Đáp ứng được yêu cầu họp lý của thị trường là linh hồn của chính sách. Điều này còn thiếu ở chính sách tỷ giá trong thời gian qua, khi doanh nghiệp có ngoại tệ không chịu bán, doanh nghiệp mua ngoại tệ tìm kiếm khó khăn. Cơ chế trần tỷ giá hiện nay chưa tạo được điều kiện để họ hài lòng đến với nhau.
KẾT LUÂN

Trong năm 2012, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ đã đạt được kết quả khả quan. Tỷ giá giao dịch không còn căng thẳng mà diễn biến linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ và ở mức hợp lý hỗ trợ xuất khẩu.
Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ tăng mạnh, thanh khoản ngoại tệ trên thị trường cải thiện rõ rệt so YỚi những năm trước. Nhu cầu mua, bán ngoại tệ hợp lý và hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như người dân được hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Do tỷ giá ổn định, các doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân đã giảm đáng kể. Xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền đồng liên tục được duy trì cả năm. Đến cuối năm 2012, tiền gửi ngoại tệ của dân cư giảm hơn 13% so với cuối năm 2011 trong khi tiền gửi bằng tiền đồng tăng 36%. Tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ/M2 giảm còn dưới 13%. Thị trường ngoại tệ tự do gần như không còn hoạt động công khai.
Như vậy, cam kết về ổn định tỷ giá của Thống đốc NHNN đã thực hiện thành công giống như năm 2011. Chính điều này sẽ khẳng định quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷ giá của công chúng.
Kết quả đạt được do nhiều lý do, trong đó một phần nhờ chính sách lãi suất được điều hành phù họp với diễn biến lạm phát, tạo mức chênh lợi tức họp lý giữa việc giữ tiền đồng và ngoại tệ. Cũng nhờ đó, dự trữ ngoại hối tăng rất mạnh, một lượng lớn nội tệ được cung ứng ra thị trường nhưng không gây áp lực lạm phát. NHN đã linh hoạt trong mua bán ngoại tệ kết hợp với việc điều hành tỷ giá ổn định. Việc giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá mua ngoại tệ đã định hướng tốt cho tỷ giá giao dịch thực tế của các TCTD, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối.
Các giải pháp hướng tới mục tiêu giảm dần quan hệ huy động cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua-bán ngoại tệ, giảm dần tình trạng “đô la hóa”, quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối, kiểm tra, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh
Một nguyên nhân quan trọng nữa là thị trường vàng đã được sắp xếp lại một bước cơ bản thông qua việc ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn liên quan.
NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm từng bước tổ chức sắp xếp lại thị trường vàng, chống “vàng hóa”, do đó không còn tái diễn tình trạng nhập lậu vàng, xóa bỏ kênh vốn dĩ gây bất ổn cho nền kinh tế. Có thể nói với sự ra đời của Nghị định 24 và Nghị định 95 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng) và các biện pháp đồng bộ của NHNN, thị trường vàng đã được quản lý chặt chẽ. Dù giá vàng thế giới biến động mạnh, nhưng khác YỚi trước đây, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới dù có lớn cũng không gây ra hiện tượng “sốt vàng”, không có việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu vàng qua biên giới.
Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ của Chính phủ giảm mạnh áp lực lạm phát so với năm ngoái, làm tăng niềm tiên của dân chúng vào tiền đồng cũng góp phần ổn định tỷ giá. Với việc tình trạng “vàng hóa” được ngăn chặn, NHNN hoàn toàn kiểm soát được thị trường, có thể mua vàng để tăng dự trữ vàng quốc gia khi cần và có thể bán khi vàng khi được giá, phục vụ lợi ích quốc gia.
Dự kiến Năm 2013 tăng trưởng tín dụng 12%
Mục tiêu cuối cùng là làm cho Tỷ giá ổn định, củng cố niềm tin vào giá trị tiền đồng Việt Nam.
Tài liêu tham khảo http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/lua-chon-dong-tien-va-thoi-diem- kinh-doanh-tren-thi-truong-ngoai-hoi.html http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/danh-gia-ứiuc-trang-chinh-sach-quan-ly-ngoai-hoi-o-viet- nam-trong-thoi-gian-q ua-va-nhung- giai-phap- ■994657.html http ://luanvanfree ■ com/f/showthread.php?5944-Quan-ly-ngoai-hoi-o-viet-nam-thuc- trang-va-mot-so- giai-phap http://www.amcenter.vn/thu-vien-sach-chi-tiet.aspx?ssi=l http://quanlyvon.vn/?page=training&id= 101 http://www.maxi-forex.com/hoc-forex/forex-can-ban/forex-la-gi/ http://www.sbv.gov. vn/wps/portal/!ut/p/c5/04 SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3g DFxNLczdTEwN Uz8DA09PịwB JwszI4MgE6B8JG55H0NidDu7Q3qYmPsYAIGR m4GnhWGQYZCbqbmPuxFJut29Ap0NPN29gilMnAvBZpkS0B0Q8it- t4Pk8bkORR7Nfgsz PIg94HtxwEcDfT9PPJzU ULckNDIwwvPbNMHBUBXi3Duw! !/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQOOTdGNTQwTzVOMDBJSUhQTOI4 NjĩwVjY!/?WCM GLOBAL CONTEXTWwps/wcm/connect/sbv vn/sbv vn/sbv.vn. vienchienluoc/sbv.vn.chienluoc.4/d5d05d804c 19bcc6be53bfdl 20ba358a http://www.baomoi.com/Nam-201 S-du-kien-tang-traong-tin-dung- ll/lló/lOOỎỎOS^epi LỜI MỞ ĐÀU
PHẦN I: Cơ SỞ LÍ LUẬN VẺ THỊ TRƯỜNG TIÈN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ! ! ! 1.1 Thị trường tiền tệ 1.1.1. Khái niệm thị trường tiền tệ 1.1.2. Các loại thị trường tiền tệ 1.1.2.1. Phân ỉoại theo cơ cẩu tổ chức: 1.1.2.2. Phân loại theo đổi tượng tham gia: Thị trường tiền tệ bao gồm: 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ 1.1.4. Các nghiệp vụ frên thị trường tiền tệ 1.1.4.1. Nghiệp vụ vay và cho vay von ngan hạn 1.1.4.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giả ngắn hạn 1.2 Thị trường ngoại hối 1.2.1 khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối 1.2.1.1. Khái niệm : 1.2.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối: 1.2.2 Phân ỉoại thị trường ngoại hổi 1.2.2.1. Theo nghiệp vụ kinh doanh 1.2.2.2. Theo tính chất giao dịch 1.2.2.3. Theo tỉnh chất pháp lý 1.2.2.4. Theo phạm vi thị trường 1.2.2.5. Theo phương thức giao dịch 1.2.3. Chức năng và vai trỏ của thị trường ngoại hổi 1.2.3.1. chức năng 1.2.3.2. vai trò của Forex là: 1.2.4 Những yếu tổ và Thành viên tham gia FOREX 1.2.4.1. Điều kiện tham gia thị trường ngoại hổi 1.2.4.2. Thành viên tham gia 1.2.5 Hàng hóa và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hổi 1.2.5.1. Hàng hóa 1.2.5.2. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hổi 1.2.5.2.1 SPOT Nghiệp vụ giao ngay 1.2.5.2.2 FORWARD Nghiệp vụ kỳ hạn 1.2.5.2.3 SWAP Nghiệp vụ hoán đổi 1.2.5.2.4 OPTION Nghiệp vụ quyền chọn 1.2.5.2.5 FUTURE Nghiệp vụ tương lai Phần n: Thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam 2.1 Thực trạng và điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. • • ^9 • ■. ^9 • ■. ^9 • • • 2.1.1 Thực trạng 2.1.2 Điều kiện để phát Men các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam 3.2 Diễn biến thị trường ngoại hối trong và ngoài nước 3.3.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND 2.2.3 Diễn biến thị trường vàng nửa đầu năm 2012 24 PHẦN III: CÁC HẠN CHÉ VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM HIỆN NAY...* 26 4.1 Các hạn chế 26 4.2 Giải pháp 27 KÉT LUẬN ..." 29 Tài liệu tham khảo 31

Similar Documents