Free Essay

Viet Nam

In:

Submitted By duytu225
Words 7665
Pages 31
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA: LÂM NGHIỆP

Môn: Tiếp thị sản phẩm nông lâm kết hợp

Chủ đề: Thị trường và phát triển thị trường

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Tài

Nhóm 2

Đoàn Thị Yến Phượng 12114232
Chử Hoàng Duy Anh 12114122
Trịnh Trọng Tùng 12114323

MỤC LỤC I.Thị trường 3 a. Khái niệm và phân loại thị trường. 3 b. Các yếu tố cấu thành thị trường 6 c Chức năng và vai trò thị trường. 7 II. Phát triển thị trường 10 1.1. Quan điểm về củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ. 10 a.Về vấn đề củng cố thị trường tiêu thụ. 10 b.Về vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ. 11 1.2. Nội dung của việc củng cố và mở rộng. 12 a. Không ngừng củng cố và mở rộng thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp . 12 b.Những nguyên tắc của công tác củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ. 12 c. Nội dung cơ bản củng cố và phát triển thị trường. 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 14 a. Nhu cầu thị trường 15 b. Nhân tố cạnh tranh 15 c. Nhân tố giá cả 15 d. Nhân tố chính trị, pháp luật 16 e. Những nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp 16 1.4. Sự cần thiết phải củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. 17 III. Kết luận 17 VI. Tài liệu tham khảo 17

I.Thị trường
a. Khái niệm và phân loại thị trường.
* Khái niệm thị trường:
Khái niệm về thị trường rất phong phú và đa dạng, có nhiều khái niệm về thị trường như:
Theo cách hiểu cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và mua bán.
Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thì thị trường là nơi gặp gỡ của cả người bán và người mua các hàng hoá và dịch vụ, là sự biểu hiện thu gọn của quá trình thông qua đó tất cả các quyết định của gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì, sản xuất thế nào và các quyết định của công nhân về làm việc cho ai và bao lâu đều được xác định bằng sự điều chỉnh giá cả.
Tóm lại: Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và người bán bình đẳng cùng cạnh tranh, được biểu hiện thông qua: + Chợ: Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận (mặc cả) giá của hàng hóa + Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua chỉ được quyền chọn lựa + Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải thông qua môi giới trung gian + Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá Số lượng người mua, người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với khối lưọng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Như vậy sự hình thành thị trường cần phải có:
+ Đối tượng trao đổi: Sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
+ Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán,, người mua.
+ Điều kiện thực hiện trao đổi: Khả năng thanh toán.
Trên thực tế, hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố: cung, cầu và giá cả. Hay nói cách khác thị trường chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát triển khi có đầy đủ ba yếu tố:
+ Phải có hàng hoá dư thừa để bán ra.
+ Phải có khách hàng, mà khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn và có sức mua.
+ Giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh có lãi.
Qua đây cho thấy điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường, tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng. Ngược lại đối với người tiêu dùng họ phải quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm mà nhà sản xuất cung ứng có thoả mãn nhu cầu của mình không và phù hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu.
Như vậy các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
- Phải sản xuất hàng hoá gì? Cho ai?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết:
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
- Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả các câu hỏi trên chỉ có thể trả lời chính xác trên thị tường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung, cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc mở rộng thị trường mà thoát khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch thì tất yếu dẫn đến sự rôí loạn trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy: Sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý trí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống qui luật kinh tế vốn có trong thị trường và hậu quả sẽ làm nền kinh tế khó phát triển.
* Phân loại thị trường
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công đó là sự am hiểu cặn kẽ tính chất của từng loại thị trường. Phân loại thị trường là cần thiết là khách quan để nắm được những đặc điểm chủ yếu của từng thị trường song tuỳ vào mỗi phương pháp phân loại mà nó có ý nghĩa quan trọng riêng đối với quá trình kinh doanh. - Căn cứ vào nguồn gốc sản xuất ra hàng hoá mà người ta phân thị trường thành: thị trường hàng công nghiệp và thị trường hàng nông nghiệp (Bao gồm hàng lâm nghiệp và hàng ngư nghiệp ). +Thị trường hàng công nghiệp bao gồm hàng của công nghiệp khai thác và hàng công nghiệp chế biến. Công nghiệp khai thác có sản phẩm là nguyên vật liệu. Công nghiệp chế biến có sản phẩm làm hàng tinh chế. Các hàng hoá này có đặc tính cơ, lý, hoá học và trạng thái khác nhau, hàm lượng kỹ thuật khác nhau. +Thị trường hàng nông nghiệp bao gồm hàng hoá có nguồn gốc từ thực vật, các loại hàng ngư nghiệp trong đó có cả hàng hoá qua khâu công nghiệp chế biến thành hàng tinh chế. - Căn cứ vào khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường người ta phân chia thành thị trường chính, thị trường phụ, thị trường nhánh và thị trường mới.
+ Đối với mỗi doanh nghiệp lượng hàng tiêu thụ trên thị trường chính là thị trường chiếm đại đa số hàng hoá của doanh nghiệp. +Thị trường nhánh là thị trường chỉ tiêu thụ một lượng hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. +Thị trường mới là thị trường mà doanh nghiệp đang xúc tiến thăm dò và đưa hàng vào, còn trong giai đoạn thử nghiệm chưa có khách hàng quen thuộc. - Căn cứ vào mặt hàng người ta chia thành thị trường từng loại mặt hàng: +Thị trường máy móc: Còn gọi là thị trường đầu tư. + Thị trường hàng nguyên vật liệu: Còn gọi là thị trường hàng trung gian. Như vậy có rất nhiều tên gọi sản phẩm, mỗi tên gọi đó hiệp thành thị trường của một hàng hoá cụ thể. Do giá trị và tính chất sử dụng khác nhau của từng nhóm và mặt hàng mà các thị trường chịu tác động của các nhân tố ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Sự khác nhau này đôi khi ảnh hưởng tới cả phương thức mua bán, vận chuyển và thanh toán.
- Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán trên thị trường có thị trường người mua và thị trường người bán. Trên từng thị trường của người mua hay người bán mà vai trò quyết định thuộc về người đó.
+Thị trường người bán xuất hiện ở những nền kinh tế mà sản xuất hàng hoá kém phát triển hoặc ở nền kinh tế kế hoạch tập trung. Trên thị trường này người mua đóng vai trò thụ động.
+ Ngược lại thị trường người mua xuất hiện ở những nền kinh tế phát triển như trong nền kinh tế thị trường, người mua đóng vai trò trung tâm chủ động vì họ được ví như "thượng đế" của người bán. Người bán phải chiều chuộng lôi kéo người mua, khơi dậy và thoả măn nhu cầu của người mua là quan tâm hàng đầu là sống còn của người sản xuất kinh doanh.
- Căn cứ vào sự phát triển của thị trường người ta chia thành: Thị trường hiện thực và thị trường tiềm năng. + Thị trường hiện thực (truyền thống) là thị trường đang tiêu thụ hàng hoá của mình, khách hàng quen thuộc và đã có sự hiểu biết lẫn nhau.
+ Thị trường tiềm năng là thị trường có nhu cầu song chưa được khai thác, hoặc chưa có khả năng thanh toán. - Căn cứ vào phạm vi thị trường người ta chia thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường toàn quốc, thị trường miền và thị trường địa phương.
+ Thị trường thế giới là thị trường ở các nước Châu âu, Châu Phi, Châu á và Trung Đông.
+ Thị trường khu vực: Đối với nước ta là các nước NIC mới, Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Singapo, các nước Đông Nam á như Inđônêsia, Thái Lan... Ngoài ra căn cứ vào nơi sản xuất: Người ta phân ra thành thị trường hàng sản xuất trong nước và thị trường hàng xuất khẩu.
b. Các yếu tố cấu thành thị trường
- Cung hàng hoá: Là toàn bộ khối lượng hàng hoá đang có hoặc sẽ được đưa ra bán trên thị trường trong một khoảng thời gian thích hợp nhất định và mức giá đã được xác định trước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
+ Các yếu tố về giá cả hàng hoá
+ Cầu về hàng hoá
+ Các yếu tố về chính trị xã hội
+ Trình độ công nghệ
+ Tài nguyên thiên nhiên
- Cầu hàng hoá: Là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Qui mô thị trường
+ Giá cả thị trường
+ Mức quảng cáo về các sản phẩm khác, đặc biệt là sản phẩm bổ sung và sản phẩm thay thế
+ Thu nhập được sử dụng của người tiêu dùng
+ Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
+ Cung hàng hoá
+ Giá cả của những hàng hoá khác có liên quan
+ Ngoài ra còn phụ thuộc vào lãi suất, sự sẵn có của tín dụng, kỳ vọng về giá cả sản phẩm
- Giá cả thị trường: Mức giá cả thực tế mà người ta dùng để mua và bán hàng hoá trên thị trường, hình thành ngay trên thị trường. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
+ Nhân tố tác động thông qua cung hàng hoá
+ Nhóm nhân tố tác động thông qua cầu hàng hoá
+ Nhóm nhân tố tác động thông qua sự ảnh hưởng một cách đồng thời tới cung cầu hàng hoá.
- Cạnh tranh: đó là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình c Chức năng và vai trò thị trường. * Chức năng thị trường
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Qua thị trường có thể nhận biệt được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá và các nguồn lực khác về tư liệu sản xuất sức lao động luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực có hạn này được sử dụng để sản xuất những hàng hoá, dịch vụ, mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan, do vậy các doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và lợi thế của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp đem lại lợi nhuận cao nhất. Sở dĩ thị trường có vai trò to lớn như vậy là do các chức năng sau: - Chức năng thừa nhận Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Người bán mong muốn bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chi phí và có nhiều lợi nhuận. Người mua tìm đến thị trường để mua hàng hoá thoả mãn được nhu cầu và có khả năng thanh toán theo ý mình. Đối với bất kỳ hàng hoá nào sẽ có hai khả năng xảy ra: + Không được thị trường thừa nhận, tức là hàng hoá đó không thoả mãn được nhu cầu hoặc không phù hợp với điều kiện thanh toán của người mua. + Được thị trường thừa nhận, hàng hoá đó đáp ứng được yêu cầu về giá cả, số lượng, chất lượng, sự đồng bộ. .. cũng như các yêu cầu khắt khe khác của người mua, nên hàng hoá đó có người mua. - Chức năng thực hiện Chức năng này đòi hỏi hàng hoá dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi bằng tiền hoặc giấy tờ có giá trị khác. Người bán cần tiền còn người mua cần hàng, sự gặp gỡ giữa người mua và người bán được xác định bằng giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Hàng hoá dịch vụ bán được tức là có sự dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua. - Chức năng điều tiết và kích thích Qua hành vi trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường, thị trường điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển hoặc ngược lại. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, hàng hoá dịch vụ tiêu thụ nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để cung ứng nhiều hàng hoá hơn nữa cho thị trường. Ngược lại, nếu hàng hoá dịch vụ không tiêu thụ được sẽ là tác nhân điều tiết doanh nghiệp hạn chế sản xuất, thu mua hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Chức năng này còn điều tiết các doanh nghiệp gia nhập ngành hoặc rút khỏi ngành, khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu kinh doanh các mặt hàng mới chất lượng cao khả năng tiêu thụ khối lượng lớn. - Chức năng thông tin Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu hàng hoá dịch vụ, giá cả hàng hoá và dịch vụ. Đó là những thông tin quan trọng đối với mọi nhà sản xuất kinh doanh, cả người mua và người bán, cả người cung ứng và người tiêu dùng, cả người quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin quan trọng đối với toàn xã hội. Có thể nói thông tin thị trường là không khách quan vì vậy mà khó có thể dự đoán chính xác những thông tin này. Không có thông tin thị trường thì không thể có quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, cũng như trong quyết định của Chính Phủ về quản lý kinh tế vĩ mô. Bởi vì thị trường có những thông tin tổng hợp về cầu - hành vi của người mua, cũng như về cung - hành vi của người bán, giá cả thị trường là kết quả của sự tương tác giữa người mua và người bán với nhau. Vì vậy việc thu thập các thông tin về thị trường được sự chú ý của cả giới sản xuất kinh doanh, cả người tiêu dùng và của toàn xã hội.
* Vai trò thị trường
Thị trường là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Thị trường có vị trí trung tâm nó vừa là mục tiêu của các doanh nghiệp, vừa là môi trường cho hoạt động kinh doanh. Có thể thấy thị trường qua các vai trò sau: Thứ nhất, là sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hoá. Mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán để thoả mãn nhu cầu của người khác và qua đó đạt được các mục tiêu của mình. Bán khó hơn mua, bán là bước nhẩy nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Do đó thị trường còn thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và phá sản. Thứ hai, thị trường phá vỡ ranh giới giữa sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để tạo thành tổng thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng, sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá. Thứ ba, thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bao nhiêu và sản xuất cho ai? Đồng thời thông qua thị trường nhà nước tiến hành điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Thứ tư, thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cho biết hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ, trình độ và quy mô của sản xuất kinh doanh. Thứ năm, thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đứng đắn của các chủ trương chính sách biện pháp kinh tế của các cơ quan nhà nước, của các nhà sản xuất kinh doanh. Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhà kinh doanh. Đối với hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ phục vụ tiêu dùng thị trường hàng tiêu dùng dịch vụ là cầu mới giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu, với người tiêu dùng. Đây cũng chính là khâu dịch vụ tiêu dùng, là nghề nội trợ của toàn xã hội. Vì vậy thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ phát triển văn minh có tác dụng to lớn đối với toàn xã hội. Bởi lẽ: - Một là nó đảm bảo thuận tiên cho người tiêu dùng có thể nhận được hàng hoá dịch vụ thích hợp, hợp với thị hiếu, thu nhập của họ, nó cho phép người tiêu dùng tự do lựa chọn để tối đa hoá thoả dụng. - Hai là nó thúc đẩy nhu cầu gợi mở nhu cầu đưa đến cho người tiêu dùng cuộc sống văn minh, hiện đại. Thị trường nối liền các quá trình sản xuất, cả trong nước và thế giới đưa hàng hoá có chất lượng ngày càng tốt đến với người tiêu dùng kể cả những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa tốt. - Ba là hàng tiêu dùng và dịch vụ phục vụ tiêu dùng cá nhân ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Nhờ có sự phát triển các loại hàng tiêu dùng và dịch vụ thuận tiện đối với đời sống xã hội đã giải phóng con người khỏi những công việc "không tên" trong gia đình, vừa nặng nề và mất nhiều thời gian. Nó cho phép con người có nhiều thời gian cho nghỉ ngơi. - Bốn là nhờ có thị trường hàng hoá, dịch vụ thuận tiện đã bỏ bớt dự trữ hàng tiêu dùng ở các hộ gia đình. Sự phân phối lại dự trữ hàng tiêu dùng theo hướng tập trung hàng hoá ở các doanh nghiệp thương mại nói riêng và khâu lưu thông nói chung làm cho thị trường hàng hoá phong phú và đa đạng, người mua có thể lựa chọn hàng hoá phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán của mình . - Năm là những thị trường hàng tiêu dùng, dịch vụ ổn định có tác dụng lớn đối với việc ổn định đời sống bình thường của mỗi con người, gia đình và xã hội. Sự tác động từ phía Chính phủ trong quản lý vĩ mô có tác dụng rất lớn trong việc bình ổn thị trường hàng tiêu dùng đặc biệt là những hàng hoá thiết yếu.
II. Phát triển thị trường
1.1. Quan điểm về củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ. a.Về vấn đề củng cố thị trường tiêu thụ. Củng cố thị trường tiêu thụ là việc doanh nghiệp thực hiện mô hình thị trường cũ – sản phẩm cũ. Điều này xem ra có vẻ đơn giản nhưng lại có vị trí rất quan trọng, bởi thực hiện mô hình này có nghĩa là doanh nghiệp bảo vệ thị trường của mình, giữ các khách hàng của mình. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt việc giữ khách hàng có vai trò không kém việc tăng thêm khách hàng và thu hút khách hàng của đối thủ. Chỉ nhìn qua ta cũng có thể thấy chi phí để tăng thêm một khách hàng lớn hơn nhiều so với việc giữ một khách hàng. Do vậy thực hiện mô hình sản phẩm cũ – thị trường cũ với các chính sách phụ trợ bằng sự nỗ lực cao hơn đi kèm là hướng để doanh nghiệp bảo vệ thị trường của mình.
b.Về vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ. Phần trên ta thấy vai trò của thị trường hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta cũng biết, để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp đều phải làm tốt công tác thị trường mà trong đó thị trường hàng hoá đóng một vai trò quan trọng. Cùng với sự thay đổi một cách nhanh chóng và phức tạp của môi trường kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại thì tất yếu nó phải sản xuất và cung ứng ra thị trường một thứ gì đó có giá trị đối với một nhóm người tiêu dùng. Thông qua việc trao đổi này doanh nghiệp sẽ thu lại các chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra những hàng hoá đó để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên việc cung ứng hàng hoá ra thị trường không thể bất biến mà nó liên tục thay đổi cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã theo yêu cầu của người tiêu dùng. Đứng trên góc độ người tiêu dùng mà xem xét thì thước đo có thể coi là khá chính xác để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải là cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc công nghệ mà chính là thị trường từng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu muốn biết hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hay không ta có thể khẳng định bằng sản phẩm sản xuất ra có đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hay không? Xem xét sự phát triển của thị trường sản phẩm ta thấy được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Người ta có thể đầu tư mở rộng sản xuất tăng cường máy móc trang thiết bị nhưng liệu sản phẩm sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không? Rõ ràng ta phải nhìn sản phẩm dưới con mắt của người tiêu dùng. Mở rộng thị trường sản phẩm chính là việc tiếp tục duy trì tiêu thụ các sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại đồng thời đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trong các thị trường mới. Tuy nhiên nếu mở rộng thị trường chỉ được hiểu là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào bán ở các thị trường cũ và thị trường mới thì có thể xem như là chưa đầy đủ đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Bởi vì, đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng và trang thiết bị công nghệ chưa đồng bộ thì không những sản phẩm hiện tại chưa đáp ứng được thị trường hiện tại mà việc đưa các sản phẩm mới vào thị trường hiện tại và thị trường mới đang là vấn đề rất khó khăn. Vì vậy theo cách hiểu rộng hơn thì: Mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp là ngoài việc khai thác tốt thị trường hiện tại, đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới mà còn bao gồm cả việc nghiên cứu dự báo thị trường đưa ra các sản phẩm mới vào bán trong thị trường hiện tại và thị trường mới. Để tiếp tục các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sau mỗi một giai đoạn kinh doanh, doanh nghiệp phải tổng kết đánh giá các hoạt động trong đó có các đánh giá về hoạt động mở rộng thị trường. Đây là một trong những khâu quan trọng để doanh nghiệp rút ra những bài học và kinh nghiệm tiếp tục tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đánh giá sự mở rộng thị trường sản phẩm của mình thông qua một số chỉ tiêu: doanh số bán ra, thị phần, số lượng khách hàng, số lượng đại lý tiêu thụ và một số chỉ tiêu tài chính khác.
1.2. Nội dung của việc củng cố và mở rộng.
a. Không ngừng củng cố và mở rộng thị trường là vấn đề sống còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp .

Trong kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường đều phải tiến hành hoạt động tiêu thụ. Sản phẩm của doanh nghiệp bán được trên thị trường sẽ góp phần giải quyết một loạt các vấn đề như: lương cho cán bộ công nhân viên, nộp thuế và các khoản ngân sách…Do đó, ở mọi thời điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường để đề ra các chính sách và biện pháp hữu hiệu, có tính thực thi cao giúp cho doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực tế tiềm năng của mỗi thị trường không phải là vô hạn, giữa các khu vực thị trường luôn có sự thay đổi về nhu cầu. Mở rộng được thị trường sẽ được cho doanh nghiệp có vị trí ngày càng vững chắc ổn định nâng cao được uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trong một bộ phận người tiêu dùng. Và trên cơ sở đó thị trường hiện có mang tính ổn định hơn. Nói tới nền kinh tế thị trường tức là nói tới sự cạnh tranh gay gắt trên mọi lĩnh vực. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm và lẽ tất nhiên doanh nghiệp nào cũng tìm cách giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ. Mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ tạo ra động lực chiến thắng trong cạnh tranh, phát triển và tồn tại của từng doanh nghiệp.
b.Những nguyên tắc của công tác củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ.
* Nguyên tắc 1: Mở rộng thị trường trên cơ sở đảm bảo vững chắc phần thị trường hiện có. Đối với mỗi doanh nghiệp thị trường tiêu thụ ổn định là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh. Để thị trường tiêu thụ ổn định, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác thị trường hiện có cả về chiều rộng và chiều sâu. Thông qua hoạt động trên sẽ nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Sự ổn định này là tiền đề cho hoạt động tìm kiếm thị trường mới hay mở rộng thị trường.
* Nguyên tắc 2: Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp như: lao dộng tài chính, vật tư thiết bị,…Mỗi sản phẩm bán ra trên thị trường tiêu thụ phải thoả mãn những yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả. Những yêu cầu này tuỳ thuộc vào quy mô của thị trường mà sản phẩm cần đáp ứng. Trong doanh nghiệp các nguồn lực như lao động, tài chính, thiết bị vật tư, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm . Mọi kế hoạch sản xuất đều dựa trên cơ sở cân đối giữa yêu cầu thị trường và khả năng về các nguồn lực trong doanh nghiệp . Đối với thị trường hiện có, sự biến động về nhu cầu là không đáng kể và do đó mọi nguồn lực trong doanh nghiệp . Khi doanh nghiệp mở rộng thị trường nhu cầu tất yếu sẽ tăng lên, trong khi đó các nguồn lực là không đổi dẫn tới sự chênh lệch giữa nhu cầu của thị trương và khả năng cung ứng của doanh nghiệp . Do đó muốn mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp tăng tính hiệu quả và sử dụng được tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và có lợi nhuận.
*Nguyên tắc 3: Mở rộng thị trường phải dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ các loại nhu cầu và khả năng thanh toán của ngươi tiêu dùng về hàng hoá đó. Muốn sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và phân tích các thông tin về nhu cầu thị trường để từ đó ra các quyết định sản xuất kinh doanh . Trong quá trình phân tích các thông tin, cần phải loại bỏ những thông tin không cần thiết và chỉ giữ lại thông tin về nhu cầu có khả năng thanh toán. Trên cơ sở các thông tin thu được, doanh nghiệp cần phân chia thành nhóm người tiêu dùng với đầy đủ đặc điểm của nhóm đó. Những hoạt động trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thị trường mới vì thông qua thu nhập xử lý và rút ra quy mô nhu cầu khả năng thanh toán, doanh nghiệp xây dựng nên chính sách xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới.
* Nguyên tắc 4: Mở rộng thị trường phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà Nước trong từng thời kì. Mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước trong từng thời kỳ là một trong những nội dung quan trọng trong việc phân tích các nhân tố chính trị xã hội. Thị trường của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố đó. Mọi sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà Nước sẽ tác động tới sự biến động hay sự ổn định của thị trường. Trong kinh doanh mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân thủ luật pháp của Nhà Nước, hướng hoạt động của mỗi doanh nghiệp phải đi theo các mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp phải nằm trong khuôn khổ luật pháp của Nhà Nước. Mọi hoạt động vi phạm chính sách pháp luật sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo nên sự bất ổn định của thị trường doanh nghiệp. Mở rộng thị trường tiêu thụ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì là hoạt động có tính nguyên tắc đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
c. Nội dung cơ bản củng cố và phát triển thị trường.
* Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kì quan trọng. Đối với mỗi doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường giải đáp các vấn đề sau: - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiêu thụ với số lượng bao nhiêu, với giá cả như thế nào? - Những mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất và phù hợp với năng lực sản xuất và cung ứng của doanh nghiệp. Để việc nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao thì cần phải thực hiện một cách chính xác và liên tục. Do vậy, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành theo 3 bước: Bước1: Tổ chức thu thập hợp lí, đầy đủ nguồn thông tin về nhu cầu của các loại thị trường. Bước 2: Phân tích, so sánh và xử lí đúng đắn các thông tin đã thu thập được về nhu cầu của các loại thị trường Việc sử lí các thông tin này càng nhanh và hợp lí sẽ giúp cho việc ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên trong quá trình xử lí thông tin, doanh nghiệp cần phải lựa chọn phân tích những thông tin có ích, có tính xác thực, loại bỏ những thông tin nhiễu, thông tin giả…để tránh sai lầm khi ra quyết định. Nội dung của xử lí thông tin là: - Xác định thái độ chung của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. - Lựa chọn các thị trường mục tiêu có khả năng thâm nhập và phát triển việc tiêu thụ của doanh nghiệp . Bước 3: Ra quyết định. Kết quả của quá trình xử lí thông tin đã nhận được cho phép của doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh của mình trong thời gian tới hoặc ra quyết định trong công tác mở rộng tiêu thụ như: - Quyết định giá bán tại các thị trường khác nhau sao cho phù hợp. - Quyết định đưa ra mặt hàng mới phù hợp với người tiêu dùng. - Quyết định những chính sách và chiến lược Maketing ở từng thị trường. - Quyết định tổ chức mạng lưới tiêu thụ ở các thị trường. Hiện nay, nhu cầu thị trường là có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng song nhu cầu có khả năng thanh toán thì tăng chậm hơn. Vì vậy, doanh nghiệp phải lựa chọn, tính toán các khả năng sản xuất và chi phí kinh doanh sao cho phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường, từ đó mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
* Xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi mà ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Doanh nghiệp cần phải có nhiều biên pháp để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược sản phẩm và đánh giá đúng tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở thoả mãn nhu cầu thị trường trong từng thời kì hoạt động của doanh nghiệp . Thiết lập mạng lưới các kênh tiêu thụ sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp…Ngoài ra phải phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường đến đâu, kết quả hoạt động và xúc tiến bán hàng như thế nào, tình hình hoạt động của các kênh tiêu thụ. Đặc biệt trong việc đánh giá phải phân tích rõ những tồn tại, vướng mắc của công tác củng cố và mở rộng thị trường, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả của quá trình tiêu thụ là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch cho kỳ sau, và ảnh hưởng đến tính lý luận và thực tiễn của kế hoạch. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác này sau mỗi kỳ kinh doanh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng và phát triển thị trường song chủ yếu là do năm nhân tố sau:
a. Nhu cầu thị trường Nhu cầu thị trường là nhu cầu của con người có khả năng thanh toán. Trong cơ chế kinh tế thị trường thì cứ có cầu ở đâu là có cung ở đó, người sản xuất đặc biệt quan tâm đến cầu thị trường là những hàng hoá gì. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm nhiều hơn khi mà nhu cầu của thị trường về sản phẩm đó cao.
b. Nhân tố cạnh tranh Trên thị trường có vô số người sản xuất kinh doanh và cũng có vô số người tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu hình và nhiều thành phần kinh tế, nhiều người sản xuất kinh doanh chính là nguồn gốc của sự cạnh tranh. Cạnh tranh là một quy luật bất khả kháng trong nền kinh tế thực chất. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sử dụng vũ khí cạnh tranh như một công cụ sắc bén để thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh thì quy luật sàng lọc khắc nghiệt của thị trường sẽ loại bỏ doanh nghiệp đó ra khỏi thương trường.
c. Nhân tố giá cả Khả năng mua của khách hàng, trước hết phụ thuộc vào khả năng tài chính hiện tại của họ, vì vậy nó có giới hạn. Trên thị trường có vô số người tiêu dùng với khả năng tài chính là khác nhau. Giá mà người tiêu dùng sử dụng để mua bán là giá cả thị trường. Giá cả thị trường rất linh hoạt, nó điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với một nhóm sản phẩm, dịch vụ. Tất nhiên cầu về hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngoài giá, nhưng thông thường khi giá tăng lên tức khắc cầu về hàng hoá, dịch vụ đó sẽ giảm xuống và ngược lại. Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chính sách giá cả trong đó đặc biệt chú ý đến chiến lược giảm giá. Giảm giá có tác dụng kích thích mua hàng, đồng thời thoả mãn khả năng tài chính của người mua. Khi thực hiện giảm giá đột ngột cho một sản phẩm nào đó thì dẫn đến sự gia tăng rõ rệt cầu của khách hàng đối với hàng hoá đó. Một chiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khả năng mở rộng và phát triển thị trường một cách đáng kể ngay cả khi sức mua trung bình bị giới hạn.
d. Nhân tố chính trị, pháp luật Sự ổn định về chính trị là điều không thể thiếu cho việc phát triển thị trường. Chính trị ổn định, môi trường pháp luật hoàn chỉnh sẽ có sức lôi cuốn doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá trên thị trường Việc mở rộng thị trường bao hàm cả mở rộng thị trường ra những vùng mới mà ở đó môi trường chính trị, pháp luật không giống với thị trường truyền thống của doanh nghiệp. Ở những thị trường mới này doanh nghiệp phải tuân thủ theo môi trường chính trị pháp luật ở đó thì sản phẩm mới hy vọng có chỗ đứng trên thị trường và từ đó mới có cơ hội để phát triển. Nhân tố này có ý nghĩa đặc biệt hơn khi chúng ta đang thực hiện toàn cầu hoá nền kinh tế.
e. Những nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của doanh nghiệp, sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng thời cơ và chi phí thấp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Tiềm năng về vốn: Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài chính thì doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong sản xuất kinh doanh. Khả năng về tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. - Tiềm năng về lao động: Trình độ lao động thể hiện ở trình độ quản lý và trình độ tay nghề của công nhân viên. Tay nghề cao sẽ cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành thấp. Bộ máy quản lý năng động khoa học sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế thị trường, nhạy bén trong kinh doanh giúp doanh nghiệp chớp những cơ hội tốt nhất tạo thế vững chắc trên thị trường tiến tới mở rộng quy mô thị trường. - Uy tín của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp luôn luôn cố gắng tạo một hình ảnh đẹp của doanh nghiệp mình trong con mắt của khách hàng và bạn hàng. Một chữ tín về doanh nghiệp tốt đẹp là điều kiện rất tốt để người tiêu dùng đón nhận hàng hoá của doanh nghiệp một cách nhiệt tình. Qua đó doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế hơn so với đối thủ và việc mở rộng thị trường sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
1.4. Sự cần thiết phải củng cố và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thị trường sản phẩm hướng dẫn doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nó là sự sống còn đối với họ. Bởi lẽ mục đích của người sản xuất là để bán và thị trường là nơi phân phối hàng hoá của họ đến với người tiêu dùng. Qua thị trường doanh nghiệp có thể biết được người tiêu dùng cần hàng hoá nào với số lượng bao nhiêu và đối tượng cần là ai…Qua thị trường các chủ trương, chính sách của nhà nước được thực hiện. Hơn nữa, khi chuyển sang kinh tế thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ phía thị trường không chỉ với sản phẩm nhập lậu mà ngay cả với đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước.
III. Kết luận Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải huy động tốt mọi tiềm năng nội lực của chính mình, không ngừng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thị trường luôn biến động do vậy để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt, quan tâm đến thị trường và không ngừng phát triển thị trường. Doanh nghiệp muốn thành công thì không thể chỉ dành lấy một mảng thị trường mà phải vươn lên nắm vững thị trường, thường xuyên mở rộng và phát triển thị trường.
VI. Tài liệu tham khảo

Similar Documents

Free Essay

Thue Viet Nam

...Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu 1. Thuế nội địa bao gồm những loại nào? Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… là các loại thuế nội địa. 2. WTO có quy định gì về việc áp dụng thuế nội địa? Việc ban hành và thực thi các loại thuế nội địa tại tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO có liên quan đến vấn đề này, bao gồm: - Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT); - Chính sách về trợ cấp 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa bao gồm những nội dung cụ thể nào? “Đối xử quốc gia” (National Treatment - NT) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO (Điều III của Hiệp định GATT). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định…). Liên quan đến thuế nội địa, nguyên tắc này yêu cầu các thành viên WTO không được sử dụng thuế nội địa nhằm mục tiêu bảo hộ. Cụ thể, các thành viên WTO không được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, các loại thuế và phí nội địa, các quy định và yêu cầu liên quan đến các hoạt động mua, bán, chuyên...

Words: 2019 - Pages: 9

Free Essay

Ship Viet Nam

...Dau Chan Viet Transport Services Co.,Ltd Tel: 08.6683.2299 | Company Prefix: 0313225918 Website: supership.vn | dauchanviet.vn SuperShip.vn có tiền thân là Chuyenhangnhanh.net. SuperShip.vn là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa với những đổi mới vượt bậc trong hệ thống quản trị, mô hình vận hành và các chính sách hỗ trợ tối ưu nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe của khách hàng. Nhân sự Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, thân thiện và chuyên nghiệp. Vận hành Hiện đại hóa hệ thống quản lý, xử lý đơn hàng nhanh hơn, chính xác hơn và đạt tỉ lệ thành công cao hơn. Kinh doanh Tối đa hóa lợi ích công ty dựa trên sự hài lòng của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. PHẠM VI HOẠT ĐỘNG SuperShip tự hào nhận được sự tin tưởng và đồng hành từ các đối tác lớn như Guza.vn, Tí Nị Lro’Cre Việt Nam, Đẹp miễn chê, J-P Fashion, Escape game và nhiều đơn vị khác… BẢNG GIÁ DỊCH VỤ DÀNH CHO KHÁCH HÀNG KHU VỰC THỜI GIAN GIAO HÀNG DỊCH VỤ THỜI GIAN LẤY HÀNG Nhanh 15h30 – 17h00 Trước 17h00 ngày kế tiếp. 10h30 – 12h00 CƯỚC PHÍ Trước 17h00 cùng ngày. NỘI THÀNH Tốc hành 20,000 15h30 – 17h00 NGOẠI THÀNH Trước 12h00 ngày kế tiếp. 15h30 – 17h00 Trước 17h00 ngày kế tiếp. 10h30 – 12h00 Nhanh 15,000 Trước 17h00 cùng ngày. Tốc hành 20,000 25,000 15h30 – 17h00 Trước 12h00 ngày kế tiếp. (Nội thành: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10,...

Words: 369 - Pages: 2

Free Essay

To Viet Nam and Back

...December 23, 1967. The second my rubber soles of my combat boots touched the tarmac stepping off the ramp of the bird having to squint my eyes from the sun, at the end of the runway, I knew I had made a big mistake. What on earth am I doing here? This is the place where I will be spending 13 months, oh boy I’m in for a treat. This wasn’t my idea, this writing in a journal thing. I’m not the type that likes to write down his feelings and then share it to his stuffed animals over tea time, so don’t start getting any ideas. My mom gave me the thing before we shipped out and made me promise that I would use it, so I guess I’ll try. I don’t really know how to do these types of things so I guess I’ll start with this; my name in L.Cpl. Charley Brown Smith, ya I’ve heard all the peanut jokes. My parents thought it was funny, its not. I have 4 siblings, 2 sisters and 2 brothers. Molly is a math freak and going to Harvard on a full ride. Sammy and Emily are one grade apart but they’re two grades ahead in math. John and I are also one year apart, we didn’t get blessed with the brains like the other three, most of the time John and I would be happy if we made a 70 for the year. Mom and dad were always on John and I to be more like them, I guess that one of the reasons I joined. I’m not going to miss that, but one thing that I will miss is Ashley, my fiancé. Ashley and I started dating in 8th grade and we’ve been in love ever since. I proposed to her at prom when we won prom king and...

Words: 1559 - Pages: 7

Premium Essay

Lawonsecurities in Viet Nam

...NATIONAL ASSEMBLY No. 70-2006-QH11 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness LAW ON SECURITIES1 Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by Resolution 51-2001QH10 passed by Legislature X of the National Assembly at its 10th Session on 25 December 2001; This Law regulates securities and the securities market. CHAPTER I General Provisions Article 1 Governing scope This Law regulates activities being public offers of securities, listing and trading securities, conducting business and investing in securities, securities services and the securities market. Article 2 1. Applicable entities: Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals participating in investment in securities and activities on the Vietnamese securities market. Other organizations and individuals related to securities activities and securities market activities. Application of Law on Securities, relevant laws and international treaties 2. Article 3 1. Activities being public offers of securities, listing and trading securities, conducting business and investing in securities, securities services and securities market activities must comply with the provisions of this Law and other provisions of relevant laws. If an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains provisions which are different from those in this Law, then the provisions of such international...

Words: 27631 - Pages: 111

Free Essay

Nganh Go Viet Nam

...Nghiên cứu đặc điểm phân phối đồ gỗ thị trường nội địa cho thấy mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối tại thị trường Việt Nam còn rời rạc, chưa chuyên nghiệp. Ngược lại, đối với hàng xuất khẩu thì quan hệ này đã được các nhà phân phối chuyên nghiệp từ nước ngoài chủ động tìm đến và thiết lập bài bản theo chủ đích có lợi cho họ như đã phân tích ở trên nghĩa là phần lớn sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp chế biến được sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Đi sâu vào khảo sát nghiên cứu các Qua đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, cho thấy rằng mặc dù cùng tham gia chế biến đồ gỗ nhưng giữa các doanh nghiệp chưa có sự kết nối với nhau, cụ thể giữa họ: - Chưa hình thành rõ nét mối liên kết ngang; - Chưa áp dụng cùng một quy trình sản xuất thể hiện qua chưa thống nhất về tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu, tuân thủ các tiêu chuẩn về phân loại và chất lượng trong sản xuất (quy trình sơn, keo, vecni), cũng như chưa đồng lòng trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Chính vì vậy, nếu dựa vào cơ sở khoa học của chuỗi cung ứng và sự hợp tác chuỗi cung ứng có thể nhận ra rằng giữa các mắt xích trong chuỗi còn khá lỏng lẻo – đây là điểm cốt lõi cần được cải tiến và phát triển chuỗi cung ứng cho ngành. Qua khảo sát cho thấy chuỗi cung ứng đỗ gỗ nội ngoại thất tại các doanh nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đã hình thành và thể hiện sự hợp tác với nhau nhưng chưa rõ nét, chủ yếu do tự phát, các doanh nghiệp chưa thực sự có một chiến lược hợp tác bài...

Words: 679 - Pages: 3

Premium Essay

The Evolution of Population Policy in Viet Nam

...The Evolution of Population Policy in Viet Nam The Evolution of Population Policy in Viet Nam Three periods in the evolution of the population policy of Viet Nam are documented in this article: initiation in the 1960s and 1970s; maturity in the 1980s and 1990s; and legalization in the 2000s and early 2010s. A framework was used for stakeholder analysis in the sociopolitical context of Viet Nam in order to analyse interactions between leading state agencies in the development of population policy and their influence on the organizational structure of the population programme. The current tensions in the implementation of the population programme are highlighted, and a new population policy is called for that would be more conducive to addressing broader population and reproductive health issues, in order to respond more effectively to new challenges arising from the socioeconomic and demographic transition of the country. By Bang Nguyen Pham, Peter S. Hill, Wayne Hall and Chalapati Rao* Background Population policy is highly complex and intensely political, and directly linked to a country’s socioeconomic development, security and protection. Population growth rates in the developing world have been the target of some population policies. As a result those rates declined from an average of 2.4 per cent annually in the 1970s to 1.4 per cent in the 2000s (United Nations, 2008a). In the population policy of many developing countries, the control of population size is emphasized;...

Words: 5044 - Pages: 21

Premium Essay

Mcdonald Should Be in Viet Nam

...FPT University Small Business Entrepreneur Individual Assignment Student: Trinh Cong Khoi MSSV: BA60116 – Class BA0662 Teacher: Nguyen Quoc Cuong I ndividualAssignment Small Business Entrepreneur Small Business Entrepreneur Individual Assignment Page 1 Small Business Entrepreneur Table Of Content I. Background ..................................................................................................2 1. 2. 3. II. III. IV. V. VI. History ...................................................................................................2 Mission and Vision .................................................................................3 Business Objectives ................................................................................3 S.W.O.T analysis in Vietnam’s Market .......................................................4 Advantages & disadvantages McDonald’s franchise ....................................5 Investment Decision ...................................................................................6 Summary ...................................................................................................7 Reference ..................................................................................................7 I. Background McDonald's is a huge multi-national restaurant chain. There are restaurants all over the world that are willing to sell you a Big Mac and fries. Indeed, you would probably be hard-pushed...

Words: 1554 - Pages: 7

Premium Essay

Analysis Mcdonald’s Franchise in Viet Nam

...Individual Assignment Analysis McDonald’s Franchise in Viet Nam Name: Le Quang Hieu ID student: BA60114 Class: BA0662 Lecturer: Nguyen Quoc Cuong Subject: Entrepreneurial Small Business Individual Assignment Table of contents I. McDonald’s background 1. History 2. Mission and Vision 3. Business objective II. SWOT analysis III. Advantage and disadvantage of MacDonald franchise IV. Investment decision V. Summary VI. References FPT University – BA0662 Page 1 Individual Assignment I. Background of MacDonald 1.1. History McDonalds’s is a business corporation system of fast food restaurants with approximately 31,000 restaurants in 119 countries to serve 43 million passengers a day under its own brand. The McDonalds’s restaurant concept was introduced in San Bernardino, California by Dick and Mac McDonald’s in May 15, 1940. It was modified and expanded by their business partner, Ray Kroc, of Oak Park, Illinois, who later bought out the business interests of the McDonald’s brothers in the concept and went on to found McDonalds’s Corporation in April, 15, 1955. 1.2. Mission and Vision  Mission McDonalds’s brand mission is to "be our customers' favorite place and way to eat." Our worldwide operations have been aligned around a global strategy called the Plan to Win centering on the five basics of an exceptional customer experience - People, Products, Place, Price. We are committed to improving our operations and enhancing our customers' experience.  Vision...

Words: 1708 - Pages: 7

Free Essay

Chuẩn Mực Kiểm Toán Việt Nam

...|BỘ TÀI CHÍNH |CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |-------- |Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | | |--------------- | |Số: 214/2012/TT-BTC |Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012 | THÔNG TƯ BAN HÀNH HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này ba mươi bảy (37) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có số hiệu và tên gọi như sau: 1. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1). 2. Chuẩn mực số 200...

Words: 1518 - Pages: 7

Premium Essay

Sustainable Hiv Response in Viet Nam: Overview of Viet Nam Hiv Expenditures and Future Donor Commitments

...Sustainable HIV response in Viet Nam: Overview of Viet Nam HIV expenditures and future donor commitments Status of the HIV epidemic The HIV epidemic in Viet Nam remains in a concentrated stage. There are signs that it may have begun to stabilize over the last two years, with a decrease in HIV prevalence among key populations at higher risk, people who inject drugs (PWID) and female sex workers (FSW) in some provinces, while prevalence trends remain stable or have increased in other provinces. According to 2011 sentinel surveillance, HIV prevalence among PWID and FSW remains high, at 13.4% and 3% respectively; IBBS data indicate that prevalence among men who have sex with men (MSM) also remains high, at 16.7%. The distribution of HIV cases largely follows the distribution of these three populations, though they are not absent in non-urban communities). Overall adult HIV prevalence (ages 15-49) remained at 0.45% in 2011. Support from development partners Development partners providing technical assistance and funding for the national HIV response in Viet Nam include: * Bilateral: Australia (AusAID), Denmark (DANIDA), France, Ireland, Luxembourg, the Netherlands, Sweden (SIDA), the United Kingdom (DFID) and the United States of America (PEPFAR) * United Nations Organizations: ILO, IOM, UNAIDS, UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF, UNIFEM, UNODC, UNV and WHO * Multilateral Organizations: the Asian Development Bank (ADB), the Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis...

Words: 1968 - Pages: 8

Premium Essay

Recommendation for Exchange Rate Policy in Viet Nam

...Solutions for exchange rate policy of transition economy of Vietnam Dissertation zur Erlangung des Grades Doktor der Wirtschaftswissenschaft (Doctor rerum politicarum, Dr. rer. pol.) der Juristischen und Wirtschaftswissenschaftlichen Fakultät der Martin-Luther-Universität Halle-Wittenberg vorgelegt von M.A. Mai Thu Hien geb. am 23. August 1976 in Hanoi, Vietnam Gutachter: 1. Prof. Dr. Dr. h.c. Rüdiger Pohl, Martin-Luther-Universität Halle-Wittenberg 2. Prof. Dr. Martin Klein, Martin-Luther-Universität Halle-Wittenberg Datum der Einreichung: 07.06.2007 Datum der Verteidigung: 12.07.2007 Halle (Saale), Juli 2007 urn:nbn:de:gbv:3-000012127 [http://nbn-resolving.de/urn/resolver.pl?urn=nbn%3Ade%3Agbv%3A3-000012127] 2 Acknowledgements This doctoral dissertation could not be completed if I have not received the help and encouragement from numerous people. Firstly, I am greatly indebted to my first supervisor, Prof. Dr. Dr. h.c. Rüdiger Pohl, who kept an eye on the progress of my work and was always available when I needed his advices. His great advices, supports, criticisms, comments, and encouragement helped me to develop necessary knowledge to understand and to build theoretical context in this dissertation. I also would like to express my deep gratitude to Prof. Dr. Martin Klein, my second supervisor, for his suggestions and concerns with my dissertation. I gratefully acknowledge the financial support of DAAD, without which this dissertation would not have been...

Words: 97616 - Pages: 391

Free Essay

Luat Thue Vat Viet Nam 2008

...QUỐC HỘI |CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | | |Luật số: 13/2008/QH12 |Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2008 | LUẬT Thuế giá trị gia tăng Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng, Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều 2. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều 3. Đối tượng chịu thuế Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này. Điều 4. Người nộp thuế Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu). Điều 5. Đối tượng không chịu thuế 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Words: 4060 - Pages: 17

Premium Essay

Effects of Climate Change on the Economic Development of Viet Nam

...EFFECTS OF CLIMATE CHANGE ON THE ECONOMIC DEVELOPMENT OF VIET NAM Literature Review 3 I. General 3 1. Geographical location & Vietnam’s climate 3 a. Geographical location 3 b. Climate 3 2. Effects of geographical & climate on Vietnam’s economy: 6 a. Effects of geographical location to Vietnam’s economy: 6 II. Definition, causes and actual situation of Viet Nam under climate change 7 1. Definition of climate change 8 2. Causes of climate change: 8 a. Natural causes 8 b. Human causes 9 c. Greenhouse gases and their sources 9 3. Actual situation in Vietnam: 12 III. Impact of Climate change on Viet Nam economy 14 1. Impact of Climate change on economy in general: 14 2. Climate change directly affects every economic sector 15 a. Impacts of climate change on agriculture, forestry and fisheries 15 b. Impact of climate change on industry sector 20 c. .Impacts of climate change on tourism sector 20 d. Impacts of climate change in components of the economy. 22 IV. Policies to deal with problems caused by climate change 26 1. Opportunities 26 2. Meeting the Challenges of Climate Change 26 The Three Approaches in Brief: 27 References 35 Literature Review There are many studies that have examined the effects of climate change on Vietnam’s economy. The majority of findings stated that climate change have negative impacts on Vietnam’s economy and suggest possible adaptation or mitigation measures to lessen the adverse impacts. The economies of some countries...

Words: 8925 - Pages: 36

Free Essay

Dasd

...UKFDrumandBass Loading... 409,529 Published on Jun 25, 2012 by UKFDrumandBass Available to pre-order now: http://ukf.me/MvunZl Become a fan of Tantrum Desire: http://www.facebook.com/tantrumdesire Follow Tantrum Desire on Twitter: https://twitter.com/#!/jtantrumdesire Released on Mad Decent/Downtown Music on 15th July. Become a fan of Rusko: http://www.facebook.com/ruskoofficial Follow Rusko on Twitter: https://twitter.com/#!/ruskoofficial http://www.facebook.com/ukfdrumandbass http://www.ukfmusic.com http://www.twitter.com/UKFLuke http://www.twitter.com/UKF 6,336 likes, 102 dislikes Artist: Rusko Playing at The Aragon Ballroom, Chicago on Oct 26, 2012 see all All Comments (1,130) Loc1egend Respond to this video... Best start ever... ApeNTar0S 1 day ago whats the point of being alive if you don't live, of course with everything there is a limit and drugs isn't always the answer but the one thing that is truly despicable is people believing they are better than others because they don't smoke weed, we're all the same so people need to stop hating and start enjoying what they've got :) Bovlin1 in reply to Benjamin Pukas (Show the comment) 4 days ago and the only people who live are the ones who do drugs, right? Jraiser786 in reply to Benjamin Pukas (Show the comment) 6 days ago in playlist Best of UKF Drum and Bass too fucking true, people who dont live are the ones wrong with our...

Words: 720 - Pages: 3

Free Essay

Khu Kinh Tế TrọNg đIểM MiềN Trung ViệT Nam

...Nâng cao vai trò của các KKT vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI – LV04613 Lãng phí đầu tư công trong xây dựn và phát triển các KKT tại Việt Nam thực trạng và giải pháp – lv 06756 Chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế tq – ts 00019 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào các KKT 1. Quan điểm thu hút FDI 2. Mục tiêu thu hút và sử dụng vốn FDI 3. Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI 4.1. Định hướng chung 4.2. Định hướng cụ thể a. Theo đối tác b. Theo lĩnh vực Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các KKT trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI 1. Về quy hoạch và xây dựng chiến lược thu hút FDI Thứ nhất, ban quản lý KKT cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng tổng thể KKT và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trên cơ sở rà soát, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời có phân kỳ đầu tư hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút FDI theo từng giai đoạn phát triển. Nên thuê công ty tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm tham gia quy hoạch chi tiết một số khu chức năng chủ lực như Khu phi thuế quan, Khu công nghiệp nặng, Khu công nghệ cao, Khu đô thị, Khu du lịch – dịch vụ cao cấp…. Thứ hai, công tác xây dựng quy hoạch cần đảm bảo một số yêu cầu như sau: * Có tính bền vững, ổn định lâu dài và phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của KKT. * Gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của KKT và các địa phương...

Words: 1348 - Pages: 6