Free Essay

Zaf Af

In:

Submitted By gauto61191
Words 5932
Pages 24
CHUYÊN ĐỀ
TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại - tố cáo.
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố.
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm “tháo ngòi nổ” xung đột không để phát sinh trở thành “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài dưới khía cạnh những nguyên nhân có tính lịch sử là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Chuyên đề này nhằm cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cán bộ, nhân dân một số hiểu biết cơ bản về thực trạng tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành, qua đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật về lĩnh vực này.

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN GIAN QUA | | |

I. TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả nước, có những tỉnh, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng rất lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng...
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ... kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm; đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở. Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức... Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Nội dung khiếu tố tập trung vào việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đòi lại đất cũ và tranh chấp quyền sử dụng đất... Nhiều vụ việc khiếu nại nổi cộm, mang tính bức xúc như: việc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng ở Đà Nẵng, công dân tụ tập bao vây cơ quan, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, kéo lên Trung ương, lưu lại nhiều ngày ở Hà Nội và liên kết với các hộ dân ở Long An, An Giang, Lâm Đồng để gây sức ép đòi được giải quyết quyền lợi.
Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
a) Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:
Khiếu nại việc thu hồi đất, bồi thường không thoả đáng, không làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật như ở Thái Nguyên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… thành các đoàn đông người, thường xuyên kéo đến trụ sở các cơ quan ở Trung ương…
Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự án, người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống…
Ngoài ra, còn một số khiếu nại: đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do trước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải toả hành lang an toàn giao thông.
- Thời gian qua, các địa phương tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao; nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giao cho các Công ty để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng các hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có nhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và chống người thi hành công vụ như ở Hà Nội .v.v..
b) Đòi lại đất cũ:
- Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã, Tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.
- Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.
- Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng, như ở Tiền Giang, Bến Tre… gây nhiều bức xúc. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 815/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2001 phê duyệt phương án giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre nhưng đến nay vẫn còn nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại gay gắt.
- Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.
- Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hoá...
- Đòi đất cũ khi chiến tranh biên giới xảy ra, người có đất đi sơ tán sau quay lại đã có người sử dụng hoặc Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng.
c) Tranh chấp quyền sử dụng đất:
- Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế.
- Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với dân di cư.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa phương với các đơn vị được Nhà nước giao đất an ninh, quốc phòng và các nông, lâm trường.
- Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích, ranh giới sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất .v.v..
- Về chính sách, pháp luật:
+ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, khi thực hiện đã gặp nhiều khó khăn như:
Điều 6 quy định điều kiện được đền bù về đất, Điều 7 quy định người không được đền bù thiệt hại về đất. Việc liệt kê các trường hợp được đền bù tại Điều 6 chưa đầy đủ và việc quy định thế nào là sử dụng ổn định chưa rõ ràng cho nên dẫn đến tình trạng cơ quan nhà nước thì áp dụng Điều 7 để giải quyết (chỉ hỗ trợ, không đền bù) còn người dân thì theo Điều 6 để đòi được đền bù.
Việc quy định đền bù thiệt hại đối với đất ở thuộc khu vực nông thôn quy định: “người bị thu hồi đất được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng, trường hợp không có đất để đền bù thì đền bù bằng tiền”. Thực tế nhiều nơi quỹ đất công ích không có, do vậy các địa phương không giao đất khác mà đền bù bằng tiền, khung giá của Nhà nước thấp hơn so với thực tế, vì vậy mà người dân không đủ điều kiện để tái tạo lại cuộc sống. Nhiều nơi quy hoạch khu tái định cư thu hồi đất, sau đó đầu tư cơ sở hạ tầng bán với giá cao, nhiều người không đủ tiền mua lại nhà hoặc nền nhà.
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 quy định quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp (nhưng lại quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại khi có vi phạm pháp luật). Nghị định số 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo quy định quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng được xem xét lại trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Nghị định số 62/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP, đến Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 thay thế Nghị định số 67/1999/NĐ-CP và Nghị định số 62/2002/NĐ-CP quy định việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng mở rộng hơn. Như vậy, từ quy định khi có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng người khiếu nại không được quyền khiếu nại, đến việc khi có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng người khiếu nại vẫn được quyền khiếu nại dẫn đến việc tuy đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nhưng người dân vẫn tiếp khiếu vì không thoả mãn, yêu cầu với hy vọng được tiếp tục xem xét giải quyết, tạo nên tình trạng khiếu nại “không có điểm dừng”. Các cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cũng không dám tổ chức thi hành. Thực tế hàng năm các cơ quan ở Trung ương nhận được hàng nghìn lượt đơn đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Riêng Bộ Tài nguyên và Môi trường số đơn có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng chiếm đến 2/3 số đơn khiếu tố nhận được.
+ Việc quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay có hai con đường: một là cơ quan hành chính giải quyết, hai là Toà án (Toà Dân sự hoặc Toà Hành chính), tuy nhiên về bản chất đều phải xem xét về quyền sử dụng đất, nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cũng có khác nhau trong việc giải quyết cùng một vụ việc giữa cơ quan hành chính và Toà án (Công văn số 169/2002/KHXX ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn Toà án nhân dân các cấp về đường lối giải quyết các khiếu kiện, tranh chấp đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng). Việc hướng dẫn thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và Toà án còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng đùn đẩy giải quyết giữa Toà án và cơ quan hành chính.
1. Chủ trương, chính sách của Đảng về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường lối, chính sách, pháp luật do mình ban hành, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà nước ta đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005. Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cả hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Tranh chấp, khiếu kiện đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương. Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các nguyên nhân phát sinh (trong đó có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài là rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt để loại tranh chấp này;
Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức).
2. Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
a) Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004;
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 06 năm 2004;
- Luật Nhà ở ngày 09 tháng 12 năm 2005;
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 5 năm 1996;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng 4 năm 2006;
- Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
- Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
b) Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004;
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b) Văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về trình tự thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
1. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo về đất đai
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, một vụ việc khiếu nại có thể được giải quyết hai lần ở cơ quan hành chính và người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ việc ra toà án bất kể lần một hoặc lần hai khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền của cơ quan hành chính. Tuy nhiên, điểm a Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai lại quy định: quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và người khiếu nại không có quyền khởi kiện ra toà. Đồng thời điểm b khoản 2 Luật Đất đai, khoản 3 Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP cũng quy định: Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân. Có thể thấy rằng trong trường hợp này, người khiếu nại chỉ có một lựa chọn là khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra toà án nhưng nếu theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại có quyền lựa chọn hoặc khởi kiện ra toà, hoặc khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện tiếp ra Toà án. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 2 và khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để tòa án giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất trong hai trường hợp: thứ nhất, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; thứ hai, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Như vậy, quy định của Luật Đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều quy định theo hướng: trong giải quyết khiếu nại về quản lý đất đai, người khiếu nại chỉ có quyền khởi kiện ra tòa án trong trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định đó và không tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên. Vấn đề khởi kiện ra tòa trong trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 không được đặt ra. Như vậy, Luật Khiếu nại, tố cáo tạo ra những cơ chế cho người dân thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền. Tuy nhiên những quy định như trên của Luật Đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại hạn chế quyền này của người khiếu nại.
2. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai.
a) Tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai
* Tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ.
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai
Quá trình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng không tránh khỏi những tranh chấp. Vì vậy, Nhà nước đã có những cơ chế để giải quyết khi tranh chấp phát sinh mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết được. Theo quy định của Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thì việc giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo hai cách: giải quyết tại Tòa án và giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể là:
- Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà các đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ sau: những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 (tức là trước khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành) do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; giấy tờ hợp pháp thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ nói trên mà trên giấy tờ có ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành (khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính
Tranh chấp về thẩm quyền sử dụng mà đương sự không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định như nói ở trên thì được giải quyết như sau: trường hợp Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết thì quyết định này là quyết định giải quyết cuối cùng. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Similar Documents

Free Essay

Home Is

...Home Is... - Research Paper - Louisemarie 27/12/14 00.37 Login Join Spar optil 50 % The Research Paper Factory www.itasker.dk Join Search Browse Saved Papers Search over 100,000 Essays Home Page » Novels Home Is... In: Novels Home Is... Home is... The main character in Home Is, by Morris Lurie, is Max Gottlieb. Max; an out burned poet with a boyish and sad eyes with an intense look (p. 60, l. 36). He is meeting up in Rhodes with his two good friends, the couple Sylvia and Larry, wich is one of the places he has got a house or a place he calls home. Larry is an artist, a painter. He is very modest and attenuates his answer when Max asks about his painting; “Just dabbling” he says (p. 60, l. 5), even though Max presumes that he is winning prices and making lots of money. Larry doesn’t deny this. His wife, Sylvia, is a very talkative lady, the novel doesn’t tell much about her but that she is sunbathing and likes a good gossip. Since she wants all the gossip before everyone else (p. 61, l. 3) one could think that one of her main doings on a small island like Rhodes is hostessing. Max is out of a rich family; when his father dies he inherits a lot of money; “Max the millionaire” (p. 61, l. 32). Sylvia and Larry seem financially privileged too; him painting and her probably being a housewife. The novel doesn’t tell anything from their background; maybe Larry is such a skilled painter that they can live carefree out of that. Max, Sylvia and...

Words: 532 - Pages: 3

Free Essay

Badabing

...Employer Name: Job/Occupation & Employer Name: Work or Mobile Phone/s, if any: Email/s, if any: Work or Mobile Phone/s, if any: Email/s, if any: My Passport No. (if available): My Passport issue date: My Passport expiry date: City/Country issuing passport: PHILIPPINES Religion: □ Christianity □ Islam □ Other __________________ Ethnic background, if applicable: Foods I cannot eat / Allergies: Native/Foreign languages spoken: Family/relative who has participated in an YES Program or other AFS exchange program: No. of My Siblings (brothers/sisters): □ Yes, I have a relative who has participated in YES Program or AFS exchange program. □ No, I don’t have a relative who has participated in YES or other AFS exchange program. IF yes, name of relative: Relationship: Program Name/Destination: Date/Month/Year of Departure: K-L YES Program: I learned about YES through: □ YES alumni □ AFS returnee/volunteer □ School □ Friends/relatives □ Internet □ Print (newspaper/brochure/poster) □ Other:__________________ II. SCHOOL INFORMATION Complete school name: Complete school mailing address: (House No., Street, Barangay, City/Municipality, Province) Region: Zip...

Words: 1115 - Pages: 5

Free Essay

Hr Practices

...The Role of Government The role of the South African government is to serve the needs of society: to keep order, to protect, and improve the country. The South African government has three levels: federal, provincial, and local, which is defined by the constitution as “distinctive, interrelated, and interdependent” (South Africa, n.d.) In Appendix B, a chart can be found that depicts the structure and functions of each level in more detail. In addition to the three levels of government, there is also an independent judiciary system that is in charge of regulating the compliance of laws and has the power bestowed to determine the merits of any case brought forth. Also, given South Africa’s extensive political history, there is an advisory body in which stems from South Africa’s traditional leaders. This is sometimes viewed with disdain and mistrust as some question the true importance and objectivity of these leaders, especially in terms of their influence in certain situations. (South Africa, n.d.) Given South Africa’s controversial history when it comes to civil liberties and political freedom among others, they have recently been attempting to change that image and become a more respective entity. They attempt to achieve this through many different initiatives, and by passing laws. One such initiative is in regards to child labour. “The largest factor in reducing child labor remained the government’s 250 rand ($35USD) per month Child Support Grant to primary care givers...

Words: 1616 - Pages: 7

Free Essay

Mister

...17.10.2012. gÉêÀÄAqï ±Á¥ïUÀ¼À°è zÉÆgÉ0iÀÄÄvÀÛzÉ: ¨ÉAUÀ¼ÀÆgÀÄ: * CªÉ£ÀÆå gÉÆÃqï: 591/592,* * §£À±ÀAPÀj 3£Éà WÀlÖ: £ÀA.1, ªÀiÁgÀÄw DPÉÃðqï, 100 ¦üûÃmï gÉÆÃqï, PÀwæUÀÄ¥Éà ¸ÀPÀð¯ï, * §¸ÀªÉñÀégÀ£ÀUÀgÀ: 337, 8£Éà ªÀÄÄRå gÀ¸ÉÛ, 3£Éà WÀlÖ, 4£Éà ¨ÁèPï, * §£ÉßÃgÀÄWÀlÖ gÀ¸ÉÛ: ±Á¥ï £ÀA.15, eÉ.¦.£ÀUÀgÀ 3£Éà ¥sÉøï * PÀªÀĶð0iÀÄ¯ï ¹ÖçÃmï: £ÀA. 25, * EA¢gÁ£ÀUÀgÀ : £ÀA.2009, 100 ¦üÃmï gÉÆÃqï, ºÉZï.J.J¯ï. 2£Éà WÀlÖ * d0iÀÄ£ÀUÀgÀ 6/23, 11£Éà ªÉÄÊ£ï gÉÆÃqï, 4£Éà ¨ÁèPï, * PÉA¥ÉÃUËqÀ gÉÆÃqï J¥sï.PÉ.PÉ.¹.L ©°ØAUï * PÀªÀÄä£ÀºÀ½î: 4/¹, 436, ¹.JªÀiï.Dgï.gÉÆÃqï, 4£Éà PÁæ¸ï, 2£Éà ¨ÁèPï, ºÉZï.Dgï.©.Dgï. ¯ÉÃOmï. ªÀiÁgÀvÀºÀ½î: JªÀiï.f.J. ºÁ¹àl¯ï JzÀÄgÀÄ, ªÀiÁgÀvÀºÀ½î ªÉÄÊ£ï gÉÆÃqï * ªÉÄʸÀÆgÀÄ gÀ¸ÉÛ: UÉÆÃ¥Á®£ï ªÀiÁ¯ï* * £ÁUÀgÀ¨Á«: £ÀA.4, ¸À£ï gÉʸï, 80 ¦üÃmï gÉÆÃqï, ©rJ PÁA¥ÉèPïì * JzÀÄgÀÄ, 6£Éà ¨ÁèPï, 2£Éà WÀlÖ, * ¸ÀºÀPÁgÀ£ÀUÀgÀ: «ªÉÃPÁ£ÀAzÀ PÁA¥ÉèPïì, §¼Áîj ªÉÄÊ£ï gÉÆÃqï * ¸ÀAvÉÆõï PÁA¥ÉèPïì, PÉ.f.¸ÀPÀð¯ï * ºÉƸÀÆgÀÄ gÉÆÃqï: ¢ ¥sÉÇÃgÀªÀiï ªÀiÁ¯ï, PÉÆgÀªÀÄAUÀ®* * ªÀįÉèñÀégÀA: J.Dgï.J¸ï ¥ÁèeÁ, 8£Éà PÁæ¸ï, * JA.f.gÉÆÃqï: 10, ¥À©èPï 0iÀÄÄn°n ©°ØAUï* * 85, (¸Éà£Àìgï ¥ÀPÀÌ) * £ÀÆå ©.E.J¯ï. gÉÆÃqï: £ÀA.5, Dgï.J¸ï.¥ÁèeÁ, * gÁeÁf£ÀUÀgÀ: 690, qÁ.gÁdPÀĪÀiÁgï gÉÆÃqï, 6£Éà ¨ÁèPï, * ªÉÊmï¦üïïØ: 120-B, 8£Éà gÀ¸ÉÛ, ¸ÀvÀå ¸Á¬Ä ºÁ¹àl¯ï JzÀÄgÀÄ * ¨ÁUÀ®PÉÆÃmÉ: zÀ¨Áðgï PÁA¥ÉèPïì, ¸ÉÖñÀ£ï gÉÆÃqï * ¨É¼ÀUÁªÀiï: 3163, SÁqÉ §eÁgï, ¸ÀAAiÀÄÄPÀÛ ªÀĺÁgÁµÀÖç ZËPï. £ÀA: 3934-3939, PÀè¨ï gÉÆÃqï ...

Words: 2848 - Pages: 12

Free Essay

There Once Was a Young Wild Pony

...a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az ba bb bc bd be bf bg bh bi bj bk bl bm bn bo bp bq br bs bt bu bv bw bx by bz ca cb cc cd ce cf cg ch ci cj ck cl cm cn co cp cq cr cs ct cu cv cw cx cy cz da db dc dd de df dg dh di dj dk dl dm dn do dp dq dr ds dt du dv dw dx dy dz ea eb ec ed ee ef eg eh ei ej ek el em en eo ep eq er es et eu ev ew ex ey ez fa fb fc fd fe ff fg fh fi fj fk fl fm fn fo fp fq fr fs ft fu fv fw fx fy fz ga gb gc gd ge gf gg gh gi gj gk gl gm gn go gp gq gr gs gt gu gv gw gx gy gz ha hb hc hd he hf hg hh hi hj hk hl hm hn ho hp hq hr hs ht hu hv hw hx hy hz ia ib ic id ie if ig ih ii ij ik il im in io ip iq ir is it iu iv iw ix iy iz ja jb jc jd je jf jg jh ji jj jk jl jm jn jo jp jq jr js jt ju jv jw jx jy jz ka kb kc kd ke kf kg kh ki kj kk kl km kn ko kp kq kr ks kt ku kv kw kx ky kz la lb lc ld le lf lg lh li lj lk ll lm ln lo lp lq lr ls lt lu lv lw lx ly lz ma mb mc md me mf mg mh mi mj mk ml mm mn mo mp mq mr ms mt mu mv mw mx my mz na nb nc nd ne nf ng nh ni nj nk nl nm nn no np nq nr ns nt nu nv nw nx ny nz oa ob oc od oe of og oh oi oj ok ol om on oo op oq or os ot ou ov ow ox oy oz pa pb pc pd pe pf pg ph pi pj pk pl pm pn po pp pq pr ps pt pu pv pw px py pz qa qb qc qd qe qf qg qh qi qj qk ql qm qn qo qp qq qr qs qt qu qv qw qx qy qz ra rb rc rd re rf rg rh ri rj rk rl rm rn ro rp rq rr rs rt ru rv rw rx ry rz sa sb sc sd se sf sg sh si sj sk sl sm sn so...

Words: 29642 - Pages: 119

Premium Essay

Mass Media

...Media History Contents 1 Introduction 1.1 Mass media . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.1.4 1.1.5 1.1.6 1.1.7 1.1.8 1.1.9 Issues with definition . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Forms of mass media . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Purposes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Professions involving mass media . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . History . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Influence and sociology . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ethical issues and criticism . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Future . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . See also . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1 1 2 6 6 7 8 10 10 10 10 11 11 12 12 12 12 16 16 17 17 17 17 17 17 18 19 20 21 21 21 1.1.10 Notes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.11 References . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.12 Further reading . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.13 External links . . . . . . . . ....

Words: 146891 - Pages: 588

Premium Essay

Isi List

...ISI, IBSS & SA DHET - FOR 2012 SUBMISSION TITLE LIST COUNTRY ISSN E-ISSN PUBLISHER'S DETAILS Subject classifaction International Accreditation - SA JOURNALS 4Or-A Quarterly Journal Of Operations Research ISI SCIENCE A + U-Architecture And Urbanism ISI ARTS & HUMANITIES A Contrario IBSS Aaa-Arbeiten Aus Anglistik Und Amerikanistik ISI ARTS & HUMANITIES Aaohn Journal ISI SCIENCE Aaohn Journal ISI SOC SCIENCE Aapg Bulletin ISI SCIENCE Aaps Journal ISI SCIENCE Aaps Pharmscitech ISI SCIENCE Aatcc Review ISI SCIENCE Abacus: Journal Of Accounting, Finance And Business Studies IBSS Abacus-A Journal Of Accounting Finance And Business StudiesISI SOC SCIENCE Abdominal Imaging ISI SCIENCE Abhandlungen Aus Dem Mathematischen Seminar Der UniversISI SCIENCE Abstract And Applied Analysis ISI SCIENCE Abstracts Of Papers Of The American Chemical Society ISI SCIENCE Academia-Revista Latinoamericana De Administracion ISI SOC SCIENCE Academic Emergency Medicine ISI SCIENCE Academic Medicine ISI SCIENCE Academic Pediatrics ISI SCIENCE Academic Psychiatry ISI SOC SCIENCE Academic Radiology ISI SCIENCE Academy Of Management Annals ISI SOC SCIENCE Academy Of Management Journal ISI SOC SCIENCE Academy Of Management Journal IBSS Academy Of Management Learning & Education ISI SOC SCIENCE Academy Of Management Perspectives ISI SOC SCIENCE Academy Of Management Perspectives IBSS Academy Of Management Review ISI SOC SCIENCE Academy Of Management Review IBSS Academy Of Marketing Science Review IBSS Acadiensis...

Words: 151197 - Pages: 605