Free Essay

Bí QuyếT HọC TiếNg Anh

In:

Submitted By ThanhThanh12
Words 5072
Pages 21
[pic]

BÍ QUYẾT NGHE TIẾNG ANH HIỆU QUẢ NHẤT

Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ, trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng các bạn cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ khó vào bậc nhất ấy!

Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và cho thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là „phai‟ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà nói ở đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì “huh – huh” dài cổ như cổ cò!

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái “sơ sinh và con nít”, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Bí quyết nghe A. Nghe thụ động:

1. – “Tắm” ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn có thể sử dụng 1 bài trong chương trình Effortless English để nghe. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.
Công việc “tắm ngôn ngữ” này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: “mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó”, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 - Nghe với hình ảnh động.

Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta „hiểu‟ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải „dịch‟ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.

1. Nghe với Effortless English:

- Bạn mở 1 bài mới học lần đầu và nghe lại nhiều lần rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn “tắm ngôn ngữ”

- Lấy lại text của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.

Sau đó xếp bản text và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại text để so sánh.

3. Một số bài Audio trong chương trình Effortless English: nghe nhiều lần, trước khi đọc text. Sau đó, đọc lại text, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem text thì mới vỡ lẽ.

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Trước khi tạm dừng chủ đề này, tôi muốn nói thêm một điều:

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

Các bí quyết “Nghe” khác

1. "Nghe" trong ngữ cảnh.

Tôi từng nhắc đi nhắc lại rằng đừng bao giờ tra từ điển khi mình nghe một diễn từ. Điều chủ yếu là nghe và lặp lại được những âm thanh đã nghe, rồi dần dần hiểu được một từ mới, khi nó xuất hiện trong nhiều nội dung khác nhau (nếu cả năm mình mới nghe từ đó một lần, có nghĩa là từ ấy không thông dụng và, trong giai đoạn này, ta không cần phải bận tâm đến nó!). Ví dụ: bạn nghe nhiều lần (âm thanh) “oubou” mà không hiểu nghĩa, lần lượt trong những câu sau:

- To play the “oubou” you need to have strong arms.

- The “oubou” is considered one of the most difficult instruments to play.

- The “oubou” is very difficult to play, because Karen must force air at very high

pressure into the tiny double reed.

Lần đầu tiên, bạn chẳng biết âm “oubou” chỉ cái gì, nhưng vì đi với play nên bạn đoán rằng đó là một cái gì để “chơi”. Như thế là đã “hiểu” một cách tổng quát. Lần 2, với từ “instrument” bạn biết rằng đó là cái để “chơi” nhưng không phải là trong thể thao, mà là trong âm nhạc. Lần thứ ba, với cụm từ “must force air” thì ta biết rằng đó là một nhạc cụ thổi hơi (khí nhạc) chứ không phải là nhạc cụ dây hay gõ… Và ta tạm hiểu như thế, mà không cần biết phải viết thế nào, cho đến khi đọc câu sau (chẳng hạn):

The oboe looks very similar to the clarinet, but sounds very different!

Thế là ta biết được rõ ràng đó là một nhạc khí tương tự như clarinet, và từ mà ta nghe là “oubou” thì được viết là oboe (và ta đọc đúng ngay chứ không cần phải tra từ điển!)

Đây cũng là vấn đề “hiểu” một từ. Chúng ta có cảm giác rằng nếu dịch được tiếng ấy ra là ta hiểu ngay, thế nhưng không có gì sai cho bằng. Nếu bạn học theo quá trình ngược, nghĩa là khởi sự biết từ ấy dưới dạng chữ viết, bạn sẽ tra từ điển và đọc là: kèn ô-boa! Bạn thấy hài lòng vì mình đã hiểu! Nhưng thực ra, nếu bạn không phải là một nhạc sĩ, thì „kèn ô-boa‟ cũng chẳng thêm gì trong kiến thức bạn. Ngay trong tiếng mẹ đẻ, ta có thể hài lòng với khái niệm mơ hồ về một từ, nhưng khi học ngoại ngữ thì ta có cái cảm giác sai lầm là phải trở lại với từ mẹ đẻ mới gọi là hiểu. Đối với tôi, nightingale là một loại chim có tiếng hót hay và thường hót vào ban đêm, còn có dịch ra là “sơn ca” hay “họa mi” thì cũng bằng thừa, vì tôi chưa bao giờ thấy và biết chim “sơn ca” hay “họa mi”. Thậm chí không biết là có phải một loài chim hay hai loài chim khác nhau, vì cả hai từ đều được dịch là nightingale.

2. Nghe trong toàn bộ bối cảnh.

Ta thường nghĩ rằng: “một từ thì có một nghĩa nhất định”. Hoàn toàn sai.

- Thử tra từ “tiêu cực” trong từ điển: negative. Như thế, “một cán bộ tiêu cực” phải được dịch là “a negative cadre”! Nếu cụm từ tiếng Việt có ý nghĩa rõ ràng thì cụm từ dịch ra tiếng Anh (như trên) là hoàn toàn vô nghĩa! Nói cách khác: khi người Anh nói “negative”, thì người Việt hiểu là “tiêu cực”; nhưng khi người Việt nói “tiêu cực”, thì người Anh không thể hiểu là “negative”.

- Từ đó ta không thể nào hiểu đúng nghĩa một từ tiếng Anh nếu không đặt vào trong bối cảnh của nó. Ví dụ: nếu không để ý rằng câu chuyện xảy ra ở Anh hay ở Mỹ, thì khi nghe từ corn ta có thể hiểu sai: Ở Anh là lúa mì, và ở Mỹ là bắp!

Nếu thấy một người mở nắp bình xăng lên mà nói „Oh my! No more gas thì ta hiểu ngay rằng “gas” chính là “xăng”, mặc dù trước đó mình có thể học: petrol hay gasoline mới là xăng, còn gas có nghĩa là khí đốt!

Mà nhiều khi bối cảnh rõ đến nỗi, người ta dùng một từ sai mình cũng hiểu đúng. Bạn cứ thử đến cây xăng, mở bình và nói: đổ cho tôi 30.000 dầu! Tôi cam đoan là người ta không thắc mắc gì cả và sẽ đổ XĂNG chứ không đổ DẦU vào xe bạn; cao lắm là trong 100 lần, thì một lần người ta nhắc lại: đổ xăng phải không? Bạn nói là Dầu người ta vẫn hiểu là Xăng. Và trong tiếng Anh cũng thế! Bạn sẽ hiểu một từ trong toàn bộ bối cảnh của nó.

3. Nghe với tất cả giai điệu của câu.

Trong phần đầu tôi nói rằng khi “nghe” một câu, chủ yếu là làm sao nắm bắt được thông tin của chuỗi âm thanh ấy. Nói cách khác, ngôn ngữ có nhiệm vụ là truyền tin. Nhưng ngoài nhiệm vụ truyền tin thì còn một nhiệm vụ thứ hai, vô cùng quan trọng, ấy là nhiệm vụ truyền cảm (truyền một tình cảm). Một câu nói giao tiếp hằng ngày, luôn chuyển tải một phần của thất tình (= bảy tình cảm con người, chứ không phải là bị tình phụ đâu: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Vì thế, cao độ, tốc độ, cường độ của câu nói, trường độ (độ dài) và dấu nhấn của một từ, có thể là điều mình cần phải “nghe” cùng một lúc với các âm thanh được phát ra, thậm chí nghe âm điệu là chính. Nếu không thì ta hiểu sai, hoặc không hiểu gì cả. Đừng tưởng rằng khi ta nghe được từ “hate” là ta hiểu ngay: ghét!

Vì dụ nghe một cô gái nói với một cậu trai: I hate you! Câu này không phải lúc nào cũng là “Em ghét anh”! Nói với một ngữ điệu nào đó thì có thể hiểu là: Tôi căm thù anh; hay Thôi, để tôi yên; hay Anh làm tôi bực mình; hoặc trái lại: Anh làm em cảm động quá; thậm chí: Em yêu anh quá chừng chừng!

Và cách nhấn câu cũng thế. Ví dụ trong câu sau đây: I didn‟t say Paul stole my watch!

Nếu người nói nhấn mạnh các từ theo 7 khác nhau, mỗi cách nhấn một từ ( I - didn‟t - say - Paul - stole - my - watch ) thì nghĩa sẽ khác nhau hoàn toàn:

I didn‟t say Paul stole my watch! (Somebody else said that!)

I didn‟t say Paul stole my watch! (No! I didn't act like that)

I didn‟t say Paul stole my watch! (I disclosed by another way, but I didn't SAY) v.v

Khi học tiếng Việt, chúng ta nghe toàn bộ giai điệu, nên hiểu (và nói đúng) cao độ của một từ (nói đúng các dấu); thế nhưng khi một người nước ngoài học tiếng Việt, chúng ta phải khổ công giải thích cho họ lên giọng, xuống giọng, uốn giọng như thế nào để nói các dấu sắc, huyền, nặng, hỏi - ngã (do học nghe bằng tai nên người Nam và người Trung đồng hóa ? và ~, trong khi người Bắc phân biệt chúng rõ ràng). Vì thế, ngược lại, khi nghe tiếng Anh, cần phải nghe toàn bộ âm điệu để nắm bắt những tình cảm bên dưới câu nói.

Nghe với cả giai điệu, mình sẽ hiểu (và sau này sẽ dùng) những câu hay thành ngữ một cách chính xác như người bản ngữ, mà không cần phải dịch ra. Ví dụ: các câu ngắn như: Oh my God! Look at this! Hoặc No way! Hoặc You're joking/kidding!

Với giọng điệu khác nhau, những câu nói hằng ngày đó có thể được hiểu là một tiếng khen hay chê, thán phục hay thất vọng, bằng lòng hay bất bình, chấp thuận hay từ chối!

Và từ đó, mình sẽ biết đối xử khi dùng tiếng Anh cho đúng nghĩa, chứ không chỉ đúng văn phạm. Ví dụ, khi tiếp một nhân vật quan trọng đến công ty bạn, bạn chuẩn bị nói một câu mời rất trân trọng và đúng nghi thức (formal): Would you please (to) take a seat? Thế nhưng bạn căng thẳng đến độ nói theo một âm điệu nào đó khiến người kia bực mình với bạn (mà bạn không hề biết), vì ngỡ rằng bạn diễu cợt người ta! Thế là hỏng cả một cuộc đàm phán. Thà rằng bạn nói đơn sơ: Sit down! Với một giọng hòa nhã, thái độ tôn trọng, cử chỉ lịch thiệp và nụ cười nồng hậu, thì không ai lầm bạn! Trái lại, nói câu rất formal trên kia, với thái độ căng thẳng và giọng nói cộc cằn (vì sợ nói sai!), thì tai hại hơn nhiều.
4. Nghe với những gì một từ bao hàm.

Ngôn ngữ dùng để truyền tin, nhưng đồng thời cũng truyền cảm. Vì thế, mỗi danh từ vừa chỉ định một cái gì cụ thể (denotation), vừa kèm theo một tình cảm (connotation). Các từ this gentleman, this man, this guy, this rascal đều có một denotation như nhau là một người nam nào đó, nhưng connotation thì hoàn toàn khác; cũng như đối với một người nữ nào đó ta có thể dùng: a lady, a woman, a girl, a whore. Cùng một từ như communism chẳng hạn. Đối với một đảng viên đảng Cộng Sản hay một cảm tình viên, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều dịu dàng cao đẹp, còn đối với người chống cộng, thì từ ấy gợi lên bao nhiêu điều xấu xa, độc ác! Trong khi denotation của nó chỉ là một triết thuyết như trăm ngàn thuyết thuyết khác, mà dù thích dù không, người ta cũng phải dùng để chỉ định triết thuyết do Karl Marx đề ra!

Khi học tiếng Anh, muốn nâng cao vốn từ vựng thì ta cố học nhiều từ đồng nghĩa

(synonyms). Thế nhưng, không bao giờ có synonyms đích thực cả: chỉ tương đương trong denotation chứ connotation hoàn toàn khác (và cũng vì thế mà không bao giờ có hai từ hoàn toàn có nghĩa giống nhau ở hai ngôn ngữ khác nhau: mother/father không hoàn toàn là cha/mẹ - và mummy/daddy không hoàn toàn là ba/má; vì tình cảm đính kèm với các từ ấy khác hẳn giữa người Việt và người Anh). "Nghe" tiếng Anh, chính là biết nghe những connotations trong các thuật ngữ mình nghe.

Cho đến nay, tôi chỉ đề nghị các bạn nghe tin tức. Nhưng đó là giai đoạn nghe để quen với các âm. Trong giai đoạn „nghe‟ tiếng Anh này, phải bớt giờ nghe tin tức mà xem phóng sự hoặc các phim truyện. Trên thế giới, các speakers của các chương trình tin tức buộc phải nói với thái độ neutral, nghĩa là không được dùng

từ kèm theo tình cảm, và không được xử lý âm điệu để nói lên tình cảm của mình, vì thế họ nói rất dễ nghe, nhưng chỉ nghe tin tức thôi thì ta bỏ sót một phần khá chủ yếu trong tiếng Anh.

(Trái lại thông tín viên Việt Nam nhiều khi chưa làm chủ được tình cảm mình trong quá trình đọc một bản tin, và người ta thấy ngay là thông tín viên vui mừng hay bực tức, tán đồng hay bất đồng, với nội dung bản tin mình đọc. Còn người viết bản tin thì dùng những từ có connotation: ví dụ trước kia, khi nói đến một tổng thống Mỹ thì bao giờ cũng là “tên Kennedy” hoặc “tên tổng thống Kennedy”. Còn hiện nay thì “Ngài tổng thống Bush”, mà ít khi nói một cách trung lập: Tổng Thống G. Bush. Trong khi đó, hầu như không bao giờ nghe trong một bản tin: “Cố chủ tịch Hồ Chí Minh”, mà lúc nào cũng là “Bác Hồ”. Thuật ngữ “Bác Hồ” mặc nhiện tiềm ẩn một tình yêu thương và kính trọng đến độ cụm từ “cố chủ tịch Hồ Chí Minh”, vốn là một cụm từ neutral, lại trở thành một cụm từ “thất kính, xem thường” đối với “Chủ tịch Hồ Chí Minh”!)

5. Nghe bằng trái tim để cảm điều họ cảm.

Và cuối cùng, đối với các bạn muốn đi thật sâu vào tiếng Anh, thì có thể phối hợp tất cả các kỹ năng để hiểu những điều tiềm tàng bên dưới ngôn ngữ giao tiếp; và điều này hướng đến cách nghe văn học. Mọi ngôn ngữ đều gợi lên một cái gì đó vượt lên trên từ ngữ. Vì thế, thi ca là một ngôn ngữ đặc biệt. Người Việt nào, dù thích hay không thích, vẫn cảm được ngôn ngữ của thi ca. Do đó, muốn nâng cao kỹ năng “nghe” tiếng Anh của mình thì cần tập nghe những bài thơ. Cho đến nay, khó tìm những bài thơ audio, nhưng không phải là không có. Tập nghe đọc thơ, dần dần, chúng ta sẽ cảm được cái tinh túy của tiếng Anh, từ đó ta cảm được vì sao cùng một tư tưởng mà diễn đạt cách này thì 'hay' hơn cách kia. Bấy giờ ta mới có quyền nói: tôi đã “nghe” được tiếng Anh.
Ví dụ, khi muốn người ta cảm nhận tiếng gió mùa thu, thì Xuân Diệu đã sử dụng âm „r‟ trong bài “Đây Mùa Thu Tới”:

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Tương tự như vậy Robert L. Stevenson viết trong The Wind

I saw you toss the kites on high And blow the birds about the sky; And all around I heard you pass,

Like ladies skirts across the grass..

Tác giả đã làm cho ta cảm được làn gió hiu hiu với các âm „r‟ và „s‟ nối tiếp và quyện vào nhau trong câu cuối, kèm với hình ảnh độc đáo của váy các mệnh phụ lướt qua trên cỏ (điều mà người Việt Nam hoàn toàn không có kinh nghiệm, vì mọi nét yêu kiều đều gắn liền với tà áo dài).

Kết luận:

Tôi đã bắt đầu gợi ý nghe tiếng Anh để rồi đi đến vấn đề “nghe” tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi lặp lại, những gì tôi nói chỉ là lý thuyết, và không có lý thuyết nào có thế làm cho bạn nghe được tiếng Anh. Cách duy nhất ấy là bạn phải tự mình nghe và rút ra những phương pháp thích hợp với xu hướng, kinh nghiệm và sở thích của mình.

Qua quyển ebook nhỏ này, tôi luôn đả phá cách nghe dựa trên viết và dịch. Thế nhưng, những điều tôi cho là trở ngại, nhiều khi lại có ích cho bạn, vì những thứ ấy không cản trở mà còn giúp bạn những cột móc để bám vào. Vâng. Nếu các bạn thấy việc đọc text, hoặc học từ vựng, hoặc viết thành câu và tra từ điển - như vẫn làm từ trước đến nay - giúp cho bạn nghe và hiểu nhanh hơn thì cứ sử dụng phương pháp của mình. Tôi chỉ nhắc lại một điều này:

Tất cả những trợ giúp đó cũng giống như chiếc phao cho người tập bơi. Khi tập bơi, nhiều người cần có một cái phao để bám vào cho dễ nổi, từ đó bạo dạn xuống nước mà tập bơi. Và không ít người bơi giỏi đã khởi sự như thế. Bạn cũng vậy, có thể những cách nghe từ trước đến giờ (nhìn text - học từ - kiểm tra văn phạm) giúp bạn những cột chắc chắn để bám vào mà nghe. Vậy thì xin nhớ rằng: Chiếc phao giúp cho bạn nổi, nhưng không giúp cho bạn biết bơi. Đến một giai đoạn nào đó, chính chiếc phao lại cản trở bạn và không cho bạn bơi thoải mái.

Hãy vứt cái phao sớm chừng nào hay chừng nấy, nếu không nó trở thành một trở ngại cho bạn khi bạn muốn bơi nhanh và xa.

Hãy vứt những chữ viết khi nghe nói, nhanh chừng nào hay chừng ấy, nếu không chúng sẽ cản trở bạn và bạn không bao giờ thực sự 'nghe' được tiếng Anh!

PS: Để phát huy tốt hiệu quả của Phương Pháp Nghe này, bạn nên sử dụng chương trương trình Effortless English, rất nổi tiếng hiện nay của giáo sư AJ Hoge, click vào đây để tham khảo thêm thông tin về chương trình này bạn nhé: tienganhdinhcao.com

Similar Documents

Free Essay

English

...Cách học Tiếng Anh đầy sáng tạo và thú vị, giúp bạn nhớ từ vựng Tiếng Anh lâu thật là lâu luôn á. Để giỏi tiếng Anh, bạn phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một công việc chả vui vẻ gì. Cứ nghĩ đến việc cầm một danh sách mấy chục từ mới rồi đọc lẩm bẩm cả ngày là người học đã buồn ngủ. Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí…ngồi mà ngâm đến thuộc thì thôi. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng chả rẻ gì. Vậy liệu thực sự không có cách nào học từ vựng tiếng Anh tốt hơn? Liệu có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp học từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “Kỹ thuật tách ghép từ” Hãy đến với ví dụ bên dưới đây VD: Brusque (adj): lỗ mãn, cộc cằn Ví dụ bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm. Nếu bạn không phải là một kẻ ngày đêm cày tiếng Anh để đi du học hoặc ít ra có vài ngàn đô để đi nước ngoài chơi hè mà chỉ ngồi đọc sách GK thì yên tâm cả đời bạn sẽ chả phải gặp...

Words: 1188 - Pages: 5

Free Essay

Nhung Nguoi Lam Thue so 1 Vietnam (the Most Excellent Employees in Vietnam)

...8 Người “bắt mạch” những giếng dầu 11 “Sếp IT” của Tập đoàn Unilever VN 14 Ra đi để trở về 17 Người của những sự kiện! 20 “Người buôn tiền” của HSBC 23 Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc 26 Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng | Marketing giỏi nhất VN | TT - Đã có một thời những mối quan hệ lao động được xác lập bởi giá trị cơ bắp. Đã có một thời người ta bình đẳng trong cơ chế “trung bình chủ nghĩa”. Và có một thời vị trí lãnh đạo được xem là vật mua bán, biếu xén hoặc “để dành” cho con em các sếp bất chấp năng lực... Còn bây giờ, khi cuộc đua thương trường đã thật sự khốc liệt, có những người trẻ ở độ tuổi 20-30, họ không có vốn tiền tỉ, không vai vế thân quen, nhưng họ được một đơn vị, một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia mời về, “đặt” vào những vị trí quan trọng và tất nhiên đồng lương trả cho họ cũng phải thật xứng đáng bởi họ là những “người làm thuê số 1”! Đây là câu chuyện về Lê Trung Thành - hiện là phó tổng giám đốc Pepsi VN với mức lương hơn 6.000 USD/tháng, đồng thời là thành viên sáng lập Trường dạy nghề marketing IAM. Nhưng ít ai biết để trở thành một marketing giỏi nhất VN và được Tập đoàn Pepsi tuyển dụng, chàng trai 34 tuổi đã “khởi nghiệp” bằng những bảng điều tra thị trường với tiền công 50.000 đồng/tuần!... Những bài học đầu tiên Năm 1992, lần đầu tiên ở VN xuất hiện hoạt động khảo sát thị trường. Một công ty nghiên cứu thị trường từ Thái Lan cử chuyên gia bay sang đặt vấn đề liên kết với ĐH...

Words: 17245 - Pages: 69

Free Essay

Hag Report

...BỘ TÀI CHÍNH Số: 129/2012/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57 Luật kế toán. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi). 3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. 4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến...

Words: 10250 - Pages: 41

Free Essay

Nuna

...VOL 18 SCRIPT Tháng 9 đang tỉnh dậy, ngóc đầu lên ngó xung quanh. Nó muốn chắc rằng tháng 8 đã đi khỏi và tháng 10 vẫn chưa đến hất cẳng nó ra khỏi trang lịch. Yên tâm rồi. Như vậy là tháng 9 đã ngồi chễm chệ trên cái vị trí của nó. Và nó bắt đầu với những cơn mưa bất chợt, bắt đầu với những cái hối hả, xối xả của dòng người đông đúc, chen chúc, len lỏi vào nhau trên những chuyến xe đến trường, đến lớp. Rốt cuộc thì cuộc hành trình của tháng 9 đã thực sự bắt đầu. Bài hát 1 Tjn: Cô gái Jeni đi đâu mới về mà váy áo còn vương mùi gió còn mặt thì trầm tư thế kia??? Chắc là lại bị ai cho leo cây rồi lang thang một mình khắp đường phố Sài Gòn nữa đây nè. Jeni: Tjn cứ làm như thể ai cũng cho Jeni leo cây như tjn không bằng í... xí…Để kể cho mà nghe, nay thấy trời đẹp, lại mát, Jeni làm luôn một tour Sài Gòn mini đó mà. Tjn biết hong, lúc dạo quanh hồ Con Rùa đó, đi ngang một cửa hàng thời trang lớn, bên ngoài cửa kính trưng mấy bộ sưu tập mới nhất & kế bên là cái bảng to thiệt to đập ngay vô mắt Jeni với dòng chữ “Fall is coming”… Tjn:À có nghĩa là Mùa thu đến đúng hong? Jeni: Hoàn toàn chính xác! Lúc đó tự nhiên gió thổi mát rượi, mang theo cả vị nước hồ trong trẻo lướt qua làm Jeni bất giác nhớ ra tháng 9 rồi, mùa tựu trường cũng tới rồi. Thiệt là mau lẹ quá Tjn nhỉ! Tjn:Trải qua cũng hơn 10 mùa tựu trường rồi mà sao cảm giác của Tjn lần nào cũng y đúc như vậy hết trơn đó Jeni. Tjn còn nhớ như in trước cái lần đầu tiên lên Sài Gòn ôn thi, có nhỏ bạn gửi tặng Tjn một bài...

Words: 5674 - Pages: 23

Free Essay

Study Skill

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG HỌC THÊM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN IBD KHÓA 9 MÙA THU (GIAI ĐOẠN TIẾNG ANH) NHÓM : 4 HỌ TÊN : ĐỖ PHƯƠNG THẢO NGUYỄN ANH THƯ LƯU UYÊN NGỌC NGÔ MAI HƯƠNG HOÀNG ĐỨC THÀNH GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI THỊ QUỲNH TRANG Hà Nội, 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu : 5 3. Câu hỏi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Cách thức xử lý số liệu : 6 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6 I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 1. Các khái niệm về học thêm: 7 2. Các ảnh hưởng chung của việc học thêm: 7 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC HỌC THÊM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN IBD TRONG GIAI ĐOẠN TIẾNG ANH NĂM NHẤT. 8 1. Thực trạng việc học thêm Tiếng Anh của sinh viên IBD trong giai đoạn Tiếng Anh năm nhất: 8 1.1. Tình trạng tham gia các lớp học thêm Tiếng Anh của sinh viên IBD : 8 1.2....

Words: 7513 - Pages: 31

Free Essay

Google Inc

...TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ( ( ( [pic] TIỂU LUẬN THÀNH TỰU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC GOOGLE GVHD:TS.ĐẶNG NGỌC ĐẠI SVTH:LỚP TCDN-ĐÊM 2-CAO HỌC 23 1. TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 MỤC LỤC I.Lý luận chung về quản trị nguồn nhân lực 1 1. Khái niệm và vai trò của quản trị nguồn nhân lực: 1 1.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực 1 1.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực 2 1.3. Các nội dung chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực 3 2.Một vài học thuyết về quản trị nguồn nhân lực 4 2.1. Thuyết X: 4 2.2. Thuyết Y: 4 2.3. Thuyết Z: 5 II.Giới thiệu về Google. 5 1.Lịch sử hình thành và phát triển: 5 2.Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh,ứng dụng: 7 Ứng dụng 7 Sản phẩm phục vụ kinh doanh 9 3.Cấu trúc công ty 9 II.Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Google. 10 1.Tuyển dụng nhân sự 10 1.1. PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG 10 1.2.CÔNG CỤ TUYỂN DỤNG 11 1.1.3.QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 13 2.Đào tạo và phát triển văn hóa công ty 17 2.1.Chính sách đào tạo cho cấp quản lý 17 3.Bố trí sử dụng nhân sự 24 4.Chính sách đãi ngộ 25 4.1Đãi ngộ tài chính: 25 4.2.Đãi ngộ phi tài chính: 26 III.Làm thế nào Google trở thành một trong những nhãn hiệu giá trị nhất thông qua sử dụng phân tích con người để tái phát minh HR 33 1.Google là công ty duy nhất mà chức năng HR được thực hiện...

Words: 15492 - Pages: 62

Free Essay

Efa Total

...Lesson 13: A presentation Bài 13: Thuyết trình Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc. Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh. Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đoạn hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau. Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế. Lesson 13: A presentation Bài 13: Thuyết trình Trong Bài 13 này, bạn sẽ tìm hiểu xem mình phải giới thiệu thuyết trình viên sao cho trang trọng. Bạn cũng sẽ học cách chuẩn bị bài thuyết trình và phải nói làm sao để người nghe biết bố cục của nó. Nào chúng ta bắt đầu nhé. Câu chuyện diễn ra vào sáng thứ Ba - Douglas, Caroline, Harvey và Victoria đang hội họp với Lian và Lok để cho họ biết quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty Foods sẽ bao gồm những vấn đề gì. Douglas: Lian and Lok, I’d like to formally welcome you to this meeting and thank you for giving us your time today. Thưa ông Lok và bà Lian, thật hân hạnh được đón tiếp ông...

Words: 2549 - Pages: 11

Free Essay

Tran Hung Dao

...* ------------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP CLC – 12DQT1 MÔN HỌC: Nghệ thuật lãnh đạo ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh Nhóm thực hiện: Nhóm 1 TP.HCM, tháng 10 năm 2014 * ------------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP CLC – 12DQT1 MÔN HỌC: Nghệ thuật lãnh đạo ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN GVHD: Lê Cao Thanh Danh sách thành viên nhóm STT | Họ và tên | MSSV | 1 | Hồ Như Minh Dung (nhóm trưởng) | 1212010040 | 2 | Hồ Lữ Phương Vy | 1212010361 | 3 | Vũ Minh Khoa | 1212010111 | 4 | Trần Thúy Nga | 1212010161 | 5 | Huỳnh Văn Diệu Hằng | 1212010101 | 6 | Phạm Thị Thu Hương | 1212010092 | TP.HCM, tháng 10 năm 2014 MỤC LỤC 1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 3. Phân tích, đánh giá nghệ thuật lãnh đạo của Trần Hưng Đạo 2 4. Bài học rút ra cho các bạn sinh viên 2 1. Sơ lược tiểu sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn, sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228). Ông là con thứ 2 của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, mẹ là Đoan Túc. Quê Ông ở làng Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định. Viết về sự khai nguyên của dòng dõi nhà Trần, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép rằng :"Có...

Words: 5855 - Pages: 24

Free Essay

Sự Ra đờI Của TrườNg Stanford

..."Câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai. Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công. Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biểu diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất.. Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski. Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn. Tại sao ông ta phải...

Words: 998 - Pages: 4

Free Essay

Tại Sao Một Số Người Luôn Thành Công Trong Cuộc Sống

...được giáo dục tốt, hoặc họ có suy nghĩ tích cực, tuy duy mở, đầy nghị lực mạnh mẽ một cách tự nhiên ??? Các nhân tố quan trọng để thành công trong cuộc sống: 1. Những Người Thành Công Luôn RA QUYẾT ĐỊNH Và HÀNH ĐỘNG Nhiều khi chưa biết hành động của mình là đúng hay sai nhưng họ vẫn quyết định thực hiện nó. Dù đúng hay sai thì nó vẫn luôn luôn tốt hơn là đứng nhìn và không hành động gì cả. Như tổng thống Roosevelt đã nói: “Bình thường người ta đưa ra một phương pháp và áp dụng nó. Nếu thất bại hãy thẳng thắn chấp nhận và thử lại một lần nữa. Điều quan trọng hơn cả là bạn phải thử một cái gì đó.” 2. Những Người Thành Công Làm Những Công Việc Mà Thậm Chí Họ Không Cảm Thấy Thích. Tôi nghĩ đây có lẽ là một trong các nhân tố quan trọng hàng đầu, rất nhiều người trong chúng ta rút lui hoặc từ bỏ những việc mà ta không cảm thấy thích làm, mặc dù nó có thể đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm, bài học quý báu hoặc một sự thay đổi lớn về chất lượng cuộc sống (sức khỏe, tài chính…).(VD: bạn biết chắc chắn nếu bạn giỏi Tiếng Anh thì bạn có thể dễ dàng xin được việc tại các công ty nước ngoài với mức thu nhập cao nhưng vì bạn không thấy thích việc học Tiếng Anh nên bạn đành chấp nhận từ bỏ). Những người thành công có thể không luôn luôn làm những việc mình yêu thích, nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành những công việc đó và trong một thời gian dài nó sẽ tạo lên một sự khác biệt rất lớn. 3. Những Người Thành Công Dành Thời Gian Làm Những Công Việc Quan Trọng Mang Lại...

Words: 1630 - Pages: 7

Free Essay

Chung Cake

...SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1[1] Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink 1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn) Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là quá trình...

Words: 12654 - Pages: 51

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...4: Chiến tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ - một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này. “Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt...

Words: 161412 - Pages: 646

Free Essay

Hgjhgjhghj

...Vân Beta: Zi (Na) + Bê ta xì táp bí ẩn xến xúa và ưa dỗi dẽo - Văn án - *V* Ai đó nói cho ta biết rốt cuộc chuyện gì xảy ra thế này? Tình nhân trước đây của ta rõ ràng là đàn ông, sao lại mang thai được? Chẳng hiểu gì mà trở thành bố, còn chưa kịp cảm nhận hạnh phúc được làm bố đã bị “cha” của con mình tuyên bố, cha con ta phải cắt đứt quan hệ phụ tử. Gì ~ ta hình như có điểm thích cậu ta thì phải~ Trốn tránh không phải phong cách của người nhà họ Đường. Ta nên chuẩn bị kế hoạch tốt một chút, làm thế nào để cậu ấy cùng con trai quay trở về bên mình… Nhân vật chính: Đường Thiên, Thẩm An Hoa. Nhân vật phụ: Lam Quy Dương, Doãn Tích Nhiên. Thể loại: đam mỹ, sinh tử, sản nhũ. *** - Tiết tử - Bệnh viện phụ sản. Lam Quy Dương ngồi bên cạnh giường bệnh, vừa gọt vỏ táo vừa nói hỏi người bạn thân đang nằm trên giường: “An Hoa, cậu thực sự không nói chuyện này cho anh ta sao?” Thẩm An Hoa lúc này đang dịu dàng xoa xoa cái bụng đã đủ tháng đủ ngày của mình, khóe miệng mang nụ cười nhè nhẹ, nghe được lời ấy, trong mắt không khỏi lộ ra một tia trào phúng: “Nói cái gì đây, cũng chẳng có cái gì hay mà nói đâu. Mình trước đây nói với anh ta nhiều như vậy, anh ta cũng không thèm nghe. Hiện tại nói thêm, cũng có ích gì. Mình không muốn khiến con trai mình trở thành vật hy sinh vô tội giữa hai người.” Thấy vẻ mặt của Thẩm An Hoa, Lam Quy Dương thở dài một tiếng trong lòng, xem ra Thẩm An Hoa thực...

Words: 60471 - Pages: 242

Free Essay

Van Hoc

...qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói ” Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng. “Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng,Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim.” Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu” bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí. “Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng” Và đó mới là bản...

Words: 1171 - Pages: 5

Free Essay

Hi Everyone

...được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013)? 2- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào thời gian nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” như Bác Hồ từng căn dặn? (Bài viết tay, ngắn gọn không quá 4 trang A4.). Đảng bộ……………………… Chi bộ ………………….………. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 | BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ...

Words: 8732 - Pages: 35