Free Essay

Business in Singapore

In:

Submitted By bebot
Words 16688
Pages 67
History of Singapore

How Singapore Came to Develop Its High Tech Industry

Other than location the only resource that could be a basis for the economic development and prosperity of Singapore is its labor force, more specifically the training of its labor force. Singapore could not hope to compete upon the basis of the cheapness of its labor; it had to create technical skills that are unavailable elsewhere in the Third World.
The local industry was limited to trade and did not have the capability of creating export industry. Singapore, under the leadership of Lee Kuan Yew, sought to bring in foreign industry. But, with much of the Third World trying to do the same thing it was not an easy task. One of the first goals was to make potential employers aware of the relative incorruptibility of the Singaporean bureaucracy. In much of the world laws are arbitrary and subject to change by the government. Corporations do not want to risk investing millions of dollars in facilities in an area where various elements of the government can take part or all of it at any time. The laws in Singapore might not be exactly to the liking of foreign companies but they would be fairly enforced. This proved to be a highly attractive feature of Singapore. The tax system was also attractive to foreign companies, often giving lower tax rates for foreign investment than for local residents.
One of the keys to Singaporean development was the upgrading of infrastructure, streets, roads, an airport, port facilities. The upgrading was financed not primarily by borrowing but by a special infrastructure tax.
Lee Kuan Yew was not infallible. His ideological background was the social democratic Labour Party. His intention was to raise income levels of Singaporean labor and when his program for attracting foreign employers was proving successful he announced an increase in the minimum wage levels. This produced a serious recession. The higher wages were a discouragement to foreign companies considering Singapore relative to other locations, but probably the most serious effect was the signal that Singapore might be like other Third World governments that would encourage investment and then change the rules when companies were vulnerable. Lee Kuan Yew learned his lesson and took a different strategy for raising Singaporean incomes.
The strategy was to improve the training of Singaporean workers through government training institutes. A typical training program would meet twice a week for three-hour sessions over a two year period. The training was voluntary and free and it was geared to the needs of the companies operating in Singapore at that time.
Apple Computers was one company that located facilities in Singapore. Initially Apple just produced electronic boards in Singapore for assembly into their computers in the U.S. As a result of the production of more skilled personnel in Singapore through the training institutes Apple decided to produce its entire computer in Singapore. Apple made this decision on the basis of Singaporean workers being able to duplicate the operations of its American plant. But the newly trained, highly motivated Singaporean workers not only replicated the old production process but began to make improvements that further lowered costs. There developed in Singapore a culture of innovation. The government training program proved to be so beneficial to employers that they acquiesed to a special tax to help pay for it.
As a result of the success of its technical training programs the government of Singapore branched out into the creation of: • a Science Park to share research between government and industry • a national computer board to encourage the computerization of Singapores schools, offices and homes • a tripling of the size of the two engineering universities • the creation of a $50 million venture capital fund to encourage Singaporean startup companies but which would also fund startups outside of Singapore. national computer board
Sources:
• Ira Magaziner and Mark Patinkin, The Silent War

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
|Kinh tế Singapore |
|Tiền tệ |Đô la Singapore (SGD) |
|Năm tài chính |1 tháng 4 - 31 tháng 3 |
|Tổ chức kinh tế |WTO, APEC |
|Số liệu thống kê |
|GDP (PPP) |138,6 tỉ USD (2006) | |
|Tăng trưởng GDP |7.9% (2006) | |
|GDP đầu người |31.400 USD (2006) | |
|GDP theo lĩnh |Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 34.8%, dịch vụ: 65.2% (2006) | |
|vực | | |
|Lạm phát (CPI) |1% (2006) | |
|Tỷ lệ |N/A | |
|nghèo | | |
|Lực lượng lao |2,47 triệu (2006) | |
|động | | |
|Cơ cấu lao động |chế tạo 18%, xây dựng 6%, vận tải và viễn thông 11%, các dịch vụ tài | |
|theo nghề |chính, kinh doanh, và các dịch vụ khác 39%, loại khác 26% (2003) | |
|Thất nghiệp |3.1% (2006.) | |
|Các ngành chính |điện tử, hóa chất, dịch vụ tài chính, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, sản| |
| |xuất và chế tạo cao su, chế biến thức ăn, sửa chữa tầu, khoa học | |
|Thương mại |
|Xuất khẩu |289,4 tỉ USD (2006) | |
|Mặt hàng XK |máy móc và thiết bị (gồm cả đồ diện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, dầu| |
| |mỏ | |
|Đối tác XK |Malaysia 13.1%, Hoa Kỳ 10.2%, Hong Kong 10.1%, Trung Quốc 9.7%, | |
| |Indonesia 9.2%, Nhật Bản 5.5%, Thái Lan 4.2% (2006) | |
|Nhập khẩu |244,6 tỉ USD (2006) | |
|Mặt hàng NK |máy móc và thiết bị, dầu mỏ, hóa chất, thực phẩm | |
|Đối tác NK |Malaysia 13%, Hoa Kỳ 12.7%, Trung Quốc 11.4%, Nhật Bản 8.3%, Đài Loan | |
| |6.4%, Indonesia 6.2%, Hàn Quốc 4.4% (2006) | |
|Tài chính công |
|Nợ công |24,3 tỉ USD (2006) | |
|Thu |19,71 tỉ USD (2006) | |
|Chi |19,85 tỉ USD (2006 est.) | |
|Viện trợ |không có | |
|Nguồn chính | |
|Tất cả giá trị, ngoại trừ nêu khác đi, đều tính bằng đô la Mỹ | |

Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hong Kong và Thượng Hải. [1] Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
Ngày 14 tháng 2 năm 2007, chính phủ Singapore tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 là 7,9%, cao hơn ước ban đầu 7,7%.[2]

[sửa] Xu hướng kinh tế vĩ mô

Đây là biểu đồ xu hướng tăng GDP qua các năm của Singapore theo giá cả trên thị trường ước tính bởi Quỹ tiền tệ thế giới.
|Năm |Tổng sản phẩm quốc nội (triệu USD) |US Dollar Exchange |
|1980 |25.117 |2.14 Singapore Dollars |
|1985 |39.036 |2.20 Singapore Dollars |
|1990 |66.778 |1.81 Singapore Dollars |
|1995 |119.470 |1.41 Singapore Dollars |
|2000 |159.840 |1.72 Singapore Dollars |
|2005 |194.360 |1.64 Singapore Dollars |
|2007 |224.412 |1.51 Singapore Dollars |

Để tính toán và so sánh theo sức mua tương đương, có thể lấy số liệu 1 Đô la Mỹ = 1,56 ĐÔ la Singapore.

[sửa] Tham khảo

1. ^ http://www.iht.com/articles/1997/06/25/port.t.php 2. ^ “Singapore's economy grows by 7.7% in 2006”, Channel NewsAsia, 31 December 2006. By Dominique Loh.

[sửa] Xem thêm

• Bốn con hổ châu Á
|Kinh tế châu Á |[pic] |
|Afghanistan | Armenia1 | Azerbaijan1 | Ả Rập Saudi | Ấn Độ | Bahrain | Bangladesh | 2 | Brunei | Các Tiểu vương quốc | |
|Ả rập Thống nhất | Campuchia |2 | Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)4 | Đông Timor | Gruzia1 | Hàn Quốc |3 | Indonesia | | |
|Iran | Iraq | Israel | Jordan | Kazakhstan1 | Kuwait | Kyrgyzstan | Lào | Liban |3 | Malaysia | Maldives | Mông Cổ | | |
|Myanma | Nepal | Nhật Bản | Oman | Pakistan | Palestin | Philippin | Qatar | Singapore | Síp1 | Sri Lanka | Syria | | |
|Tajikistan | Thái Lan | Triều Tiên | Trung Quốc | Turkmenistan | Uzbekistan | Việt Nam | Yemen | |

|x • t • s |
|Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) |
| |

The Notable Singapore Economic Development History

78 rate or flag this page[pic]
[pic]By raymondphilippe

Modern Singapore

[pic]
Singapore, Singapore Economic Development, Singapore History, Singapore Political History

[pic][pic]The Notable Singapore Economic Development

The Notable Singapore Economic Development

Singapore economic development did not come easy. The progressive economy that Singapore is enjoying now is the fruit of continuous struggles against adversities. Even though a number of setbacks occurred, Singapore emerged victorious in the end.

The island nation is home to around 4 million residents. Being the littlest nation in Southeast Asia, Singaporeans live in small, high-rise apartments and take the public transport to get around.

In 1819, Europeans came to Singapore. The British East India Company owned by Sir Stamford Executive used the country as the center for spice trading. Singapore served as a commercial and military point of the British Empire in Asia.

When World War II, the island city adapted the technological and political changes. Singapore take part of the industrialization movement in 1950s. They want to create an image separate from the entrepot image associated to them.

The government wanted to turn Singapore into an industrialized economy. Their first priority to attain economic development was to help people find employment.

Fortunately, the island state had a huge number of skilled workforce that made Singapore competitive. In the 1960s, the efforts of the government to erase unemployment paid off when the unemployment rate in this country dwindled significantly compared to other Asian countries.

The freedom that Singapore enjoyed from its European settlers in 1963 made it decide to become part of Malaysia. Singapore joined forces with Malaya, Sabah and Sarawak to be merged to Malaysia. But the merger ended two years later when Singapore chose to become a separate republic.

Skilled labor and technology were central to the government plans in the 1970s. They also shifted their focus to the rising industries at that time such as petrochemicals, electronics and precision machinery. As more foreign investments entered the country, industrialization became a distinct reality.

The government created additional changes in 1979. A new policy was instituted to replace focus on low wage earners and encourage huge, money-making industries. The 1980s provided for the entry of foreign investments to the country in the areas of computers, electronics and automotive, pharmaceuticals, optical and other growing industries.

When recession occurred in 1985 to 1986, Singapore concentrated on turning the country into an important manufacturing and communications center for investors.

The Economic Development Board (EDB) main goal in 1960s was to attain industrialization. The efforts followed the strategies delineated by Dutch economist Albert Winsemius. The Strategic Economic Plan (SEP) in 1991 geared its efforts in encouraging the education and human resources sector in this country to make export grow. EDB still focuses its efforts on business development in the island state.

Singapore cost of living had improved drastically in these last few years particularly after they gained independence from Britain. Foreign investments and the government efforts to push industrialization turned the island nation to a progressive country now.

Today, Singapore economy is considered one of the wealthiest all over the entire world on the basis of GDP (PPP) per capita. The Singapore official dollar reserves reached an all time high of US$170.3 billion in January 2009.

Contemporary Singapore has reached heights beyond expectations. The huge success it attained help people enjoy prosperity and financial security. Singapore economic development is the result of people persistence and unwillingness to let go when faced with adversity.

Chính sách kinh tế, chìa khoá vươn lên của Singapore

Tags: chính sách kinh tế, kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế, nền kinh tế, tại Hà Nội, thế giới, cũng như, khu vực, vươn lên, thị trường, quốc tế, Singapore, người, quan
- Hôm nay, 9/8/2005, Singapore kỷ niệm 40 năm thành lập. Một quốc gia rất trẻ và diện tích rất nhỏ, nhưng với chính sách độc đáo cho phát triển kinh tế đối ngoại, Singapore đã trở nên một cái tên quen thuộc với thế giới hơn rất nhiều nơi khác.
[pic][pic][pic][pic][pic][pic]
Tại cuộc hội thảo " Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế " diễn ra trong hai ngày 19-20/7 tại Hà Nội, đại diện của Singapore đã mô tả về chính sách ngoại giao kinh tế đặc thù của nước này như một biện pháp duy trì và phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập sâu rộng hiện nay.
|[pic] |
|Singapore đã trở nên một cái tên quen thuộc với thế giới hơn nhiều nơi khác. |

Đời sống thế giới không được phép thiếu Singapore
Theo ông Pang Te Cheng, Tham tán kinh tế Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội, triết lý cơ bản của người Singapore là "Không ai cho không ai thứ gì". Do đó, đặc trưng cơ bản trong chính sách kinh tế quốc tế của nước này là tính thực dụng cao và biết thích nghi với hoàn cảnh, dù nó không như mong đợi của mình. "Chúng tôi nhìn nhận thế giới một cách khách quan chứ không nhìn theo mong muốn của riêng mình và hiểu rằng thế giới không phải lúc nào cũng có sự công bằng", ông nói.
Thêm vào đó, cũng như người Nhật, người Singapore nhận thức được thực tế rằng nước mình hầu như không có tài nguyên. Mọi nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Trên thực tế, Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Ngoài nhận thức được điều đó, quan chức cũng như doanh nhân Singapore luôn lo ngại rằng, nếu không đủ khả năng thích nghi với thế giới bên ngoài cũng như chứng tỏ vai trò của mình thì thế giới sẽ lãng quên đảo quốc này. "Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như thể đất nước Singapore không hề tồn tại và đó sẽ là thảm hoạ thực sự đối với chúng tôi", ông Pang thổ lộ.
Chính vì vậy, trong khi những cường quốc như Mỹ và những nền kinh tế khổng lồ đang vươn lên mạnh mẽ như Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm, săn đón thì Singapore đã phải chủ động xây dựng quan hệ, mở cửa nền kinh tế, thiết lập thị trường và thu hút sự chú ý của quan chức cũng như doanh nhân các nước.
Tất cả đã chứng tỏ hiệu quả. Ngày nay, người ta luôn biết đến Singapore như một nước có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á cũng như thế giới gồm: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi, sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn... Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á, là nền kinh tế chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Và ai cũng biết rằng Singapore được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Luôn tự quảng bá hình ảnh của mình
Một trong những thể hiện rõ nét cho hướng đi này là việc quan chức và doanh nhân Singapore luôn năng động đi lại, thường xuyên tăng cường sự hiện diện ở nước ngoài để khẳng định sự tồn tại của đảo quốc sư tử trên bản đồ thế giới cũng như trong tâm trí các nhà hoạch định chính sách kinh tế và trong tính toán của các doanh nghiệp lớn.
Việc Singapore đăng cai cuộc họp của Uỷ ban Olympic quốc tế trong dịp bình chọn thành phố đăng cai Olympic 2012 vừa qua cũng là cơ hội để quốc đảo này quảng bá hình ảnh đất nước, đồng thời chứng tỏ cho thế giới thấy họ đã và đang tăng cường năng lực tổ chức và đăng cai các hội nghị quốc tế tốt đến đâu.
Nhưng thường xuyên hơn, chính bằng việc khuyến khích mọi khu vực và cộng đồng tham gia các sáng kiến hợp tác kinh tế, Singapore đã thiết lập được mối liên kết với tất cả các nước và khu vực quan trọng trên thế giới. Những thể thức hợp tác, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) cho tới quan hệ đặc biệt với Mỹ, đã giúp doanh nghiệp nước này rất nhiều và thường xuyên trong giao dịch kinh tế quốc tế.
|3 vấn đề cơ bản trong chính sách kinh tế đối ngoại |
|của Singapore: |
|An ninh và thịnh vượng của Singapore gắn liền với |
|khu vực Đông Nam Á. |
|Là quốc gia nhỏ (diện tích khoảng 660 km2 tính cả |
|đất khai hoang), Singapore phải tìm cách mở rộng |
|không gian kinh tế, không chỉ trong khu vực mà trên |
|phạm vi toàn thế giới. |
|Ủng hộ hệ thống quốc tế có trật tự để làm kinh tế. |
|Nguồn: Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội |

Những hoạt động nói trên rõ ràng đã giúp hình ảnh hòn đảo nhỏ này không bị lu mờ và lãng quên trong thế giới đang đầy biến động. Và giờ đây, rất nhiều nước có nhu cầu hợp tác với Singapore. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế cũng như các doanh nhân lớn trên thế giới đều đang hướng sự quan tâm tự nhiên của mình tới đảo quốc sư tử.
Chủ động vươn ra thị trường lớn
Singapore là nền kinh tế mở và phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Điều này thể hiện rất rõ qua việc kim ngạch thương mại hàng năm của nước này thường gấp khoảng 3 lần GDP. Là quốc gia thương mại quy mô nhỏ, Singapore luôn tích cực thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư ở tất cả các cấp độ, từ song phương, khu vực tới đa phương.
"Chúng tôi tin tưởng rằng các Hiệp định tự do thương mại (FTA) đã giúp tạo dựng mạng lưới liên kết kinh tế giữa Singapore với các cường quốc trên phạm vi toàn cầu, giúp duy trì vị thế trung tâm chiến lược của Singapore trong khu vực", ông Pang nhấn mạnh.
Thực tế đã chứng minh điều đó. Ngay từ khi mới giành được độc lập, Singapore đã chủ động vươn ra thị trường, vốn và công nghệ trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, rất nhiều công ty của nước này đã vươn khỏi thị trường nội địa, thậm chí khu vực và đang tiến xa hơn nữa.
Quy mô hoạt động tại nước ngoài của một số công ty Singapore như Singtel, Capitaland hay Keppel hiện đã lớn hơn quy mô tại thị trường nội địa. Giờ đây, người ta có thể tham quan thành phố Raffle tại Thượng Hải do Capitaland xây, dùng thiết bị viễn thông của Singtel tại Australia hay mục kích các dàn khoan của Keppel tại Brazil xa xôi.
|Cộng hoà Singapore |
|Thủ đô : Singapore. |
|Dân số: 4,4 triệu người tính đến tháng năm 2005, trong đó 76,7% là người Hoa, 14% người Mã Lai, 7,9 % người Ấn Độ, |
|Pakistan và Srilanca; 2% người gốc khác. |
|GDP đầu người: 21.230 USD |
|Diện tích: 660 km2, gồm 54 đảo, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được canh tác; 4,5% diện tích là |
|rừng. |
|Vị trí địa lý: nằm ở cực Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Malaysia, Đông - Nam giáp Indonesia, nằm giáp eo biển |
|Malacca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. |
|Khí hậu: nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đối thất thường. Nhiệt độ trung bình: 26,7oC, độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng |
|mưa trung bình trong năm: 2,359 mm. |
|Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khu bảo tồn thiên nhiên. |
|Tài nguyên thiên nhiên: cá, cảng nước sâu. |
|Nguồn: Bộ Ngoại giao |

• Nhật Vy
Việt Báo [pic](Theo_VietNamNet)

Kinh tế Singapore vươn lên từ góc tối của châu Á

17/11/2010 | 14:15:00
Từ khóa : Malaysia, Singapore, Giàu tài nguyên, Kinh tế
EMAIL PRINT CỠ CHỮ A A A
[pic]
Singapore vượt trước Malaysia một phần do Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu có chính sách ngược với chính sách của Kuala Lumpur. (Nguồn: Internet)
Sau 45 năm chia tách, cuối cùng kinh tế Singapore đã vượt Malaysia trong năm nay với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore năm 2010 sẽ đạt khoảng 210 tỷ USD, tăng 15% - mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất kể từ khi độc lập.

Trong khi đó, kinh tế Malaysia, một đất nước lớn gấp 478 lần Singapore, sẽ chỉ đạt khoảng 205 tỷ USD, với mức tăng 7%.

Theo Cựu cố vấn kinh tế Albert Winsemius, hòn đảo từng được coi là một thị trường nhỏ bé, nghèo nàn nằm trong góc tối của châu Á này, giờ đây đã được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm làm ăn kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng côngtenơ lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ phú cao nhất thế giới.

Từ một trung tâm sản xuất hàng giá rẻ cho các công ty trong những năm 60 của thế kỷ trước, nay Singapore đã trở thành trung tâm ngoại hối lớn thứ tư thế giới với ngành kinh doanh quản lý tài sản trị giá tới hơn 930 tỷ USD.

Nhỏ hơn thành phố New York và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không có nguồn tài nguyên, kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ ngày độc lập năm 1965, giúp thu nhập bình quân đầu người đạt 36.537 USD hồi năm ngoái, tăng so với 335 USD/người hồi năm 1965, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia trong năm 2009 chỉ đạt có 6.975 USD.

Tăng trưởng kinh tế của Malaysia đã giảm xuống chỉ còn trung bình 4,7% mỗi năm trong thập kỷ qua so với 7,2% trong những năm 90 khi Cựu Thủ tướng Mohamad Mahathir thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở hiện đại.

Nhiều người cho rằng dường như Singapore là nơi tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Chính phủ nước này đã hành động khôn ngoan khi đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng bến cảng côngtennơ mới, thu hút các công ty nước ngoài và phát triển các ngành công nghệ cao như điện tử và dược phẩm.

Sau khi mời gọi được các nhà sản xuất dược phẩm như Pfizer Inc. và Novartis AG, Singapore đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào trung tâm nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17% so với 25% mức thuế mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu.

Singapore vượt trước Malaysia một phần cũng là do Cựu thủ tướng Lý Quang Diệu có chính sách ngược với chính sách của Kuala Lumpur, theo đó ưu tiên quá nhiều cho người gốc Mãlai chiếm đa số.

Singapore theo đuổi mô hình công nghiệp hóa xuất khẩu làm chủ đạo để trở thành cơ sở cho các nhà sản xuất nước ngoài, trong khi mô hình chính mà Malaysia thực hiện trong nhiều năm qua lại là nhập khẩu nhiều hơn và bảo hộ một số ngành công nghiệp nhất định do vậy họ đã tạo ra sự trì trệ.

Singapore đã đánh bại hơn 180 nền kinh tế khác để chiếm giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện kinh doanh thuận lợi của WB, được đánh giá qua việc bảo vệ quyền tác giả, thuế, tiếp cận tín dụng, luật lao động, quy định về hải quan và cấp phép, trong khi Malaysia chỉ đứng ở hàng thứ 21.

Để biện minh cho sự tụt hậu so với nước láng giềng, Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir nói rằng Singapore vượt Malaysia vì họ chỉ tập trumg vào phát triển kinh tế chứ không chú trọng mục tiêu xây dựng cơ cấu xã hội như phân phối phúc lợi công bằng giữa các chủng tộc như Malaysia đang làm.

Tuy nhiên, để giữ được vị trí dẫn đầu, Singapore vẫn phải tiếp tục đổi mới đồng thời tìm kiếm thị trường mới vì các nước châu Á kém phát triển hiện đang tăng trưởng nhanh chóng và đang tìm cách đuổi kịp Singapore./.

Chính sách thương mại của Singapore

Chính sách thương mại của Singapore
Hoạt động thương mại của Singapore trên thế giới

Một số điểm cải tiến về chính sách xuất nhập khẩu hàng tại Singapore

Bộ máy quản lý thương mại Singapore
1. Hoạt động thương mại của Singapore trên thế giới

Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, vì thế chính sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố chính:

- Bảo toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản về thương mại.

- Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề ra.

Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả hiệp song phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước khác như chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước thương mại tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs)…

Đầu năm 1999, nền kinh tế châu Á có dấu hiệu hồi phục, các hoạt động xúc tiến thương mại của Singapore trong vùng được đẩy mạnh. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á làm nảy sinh nhu cầu đa dạng hoá thị trường và các công ty của Singapore mở rộng tầm hoạt động sang những thị trường từ trước đến nay còn chưa được khai phá. Riêng với những thị trường cốt yếu trong nền thương mại Singapore như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì nước này nỗ lực củng cố vị trí của một trung tâm cung cấp và phân phối quốc tế.

Trong những năm cuối thế kỷ 20, Singapore đã sử dụng hai phương tiện truyền thống trong thương mại là Hội chợ và các đoàn công tác để giúp các công ty ở địa phương tiếp cận được những cơ hội làm ăn thuận lợi. Chỉ trong năm 1999, đã có 116 hội chợ và đoàn công tác thương mại được tổ chức (năm 1998 là 105). Chương trình hỗ trợ toàn cầu của Hội đồng phát triển thương mại (TDB) cũng đã hỗ trợ cho hơn 1.500 trường hợp trong năm 1999. Singapore được xếp vào thành phần đối tác thương mại hàng đầu của Myanmar và Việt Nam, khách hàng quan trọng thứ nhì của Malaysia và thứ ba của Thái Lan và Philippines. Năm 1999, đã có hơn 300 công ty của Singapore tham gia vào 29 hội chợ và các đoàn công tác ở Đông Nam Á.

Trong thời gian gần đây, đường lối thương mại cố hữu của TDB, một trong những cơ quan có thẩm quyền cao nhất về mặt thương mại ở Singapore, là tiếp tục tham gia vào thị trường Đông Dương. Năm 1999, đã có hơn 90 công ty là thành viên của 5 phái đoàn thương mại đến công tác tại vùng đất còn giàu tiềm năng này. Doanh số thương mại giữa Singapore và Đông Dương (Việt Nam-Lào-Campuchia) vào năm này là 5,15 tỉ SD. Đối với thị trường Đông Á, thương mại song phương Singapore-Trung Quốc đạt 16,30 tỉ SD năm 1999. Trung Quốc là khách hàng lớn thứ 7 của Singapore trên thế giới. Tại đây, các công ty của Singapore đã vượt ra ngoài khuôn khổ của kinh doanh truyền thống mà tham gia vào những lãnh vực mới như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dịch vụ viễn thông, khoa học và công nghệ. Họ cũng tạo điều kiện cho các xí nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Singapore. Ngoài ra, một sáng kiến mới cũng được thực thi, đó là việc biến Singapore thành một trung tâm phân phối sản phẩm của Trung Quốc, chủ yếu là nông sản và sản phẩm công nghiệp như máy móc, dụng cụ gia đình.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Singapore đã có nhiều dự án đầu tư vào các lãnh vực viễn thông, hạ tầng cơ sở, hậu cần, bất động sản và hàng hải. Trong những năm 1999-2000, nhiều đoàn công tác của Singapore cũng đã đến Nhật Bản để xúc tiến các hoạt động triển lãm, thương mại quốc tế, hàng hải quốc tế và tiếp thị. Cả hai nước đã thành lập một nhóm nghiên cứu hỗn hợp để bàn đến khả năng ký kết một Thoả ước thương mại tự do khu vực giữa hai nước. TDB tiếp tục tạo điều kiện dễ dàng cho sự hợp tác giữa các công ty của Singapore với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc trong các lãnh vực thương mại điện tử, hậu cần, tiếp thị, bất động sản và triển lãm.

Tại thị trường Nam Á, tuy còn tương đối khiêm tốn trong nền thương mại Singapore , với doanh số 8,50 tỉ SD vào năm 1999, Ấn Độ là khách hàng lớn nhất, kế đó là Bangladesh và Sri Lanka. Các công ty của Singapore đầu tư vào các lãnh vực viễn thông, hậu cần, sản xuất công nghiệp nhẹ. Tính đến hết năm 1999, tổng số vốn đầu tư của Singapore tại Bangladesh là 1,10 tỉ SD và tại Sri Lanka là 256 triệu SD.

Bước sang thị trường Trung Đông và châu Phi, tiềm năng thương mại của Singapore còn khá dồi dào. Ở Trung Đông, doanh số thương mại song phương năm 1999 là 17,20 tỉ SD, các đối tác chính là Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Kuwait. Riêng tại UAE, 17 công ty Singapore đã bỏ ra từ 200 đến 300 triệu SD để đầu tư chủ yếu vào các ngành dịch vụ, kho hàng, công nghiệp sửa chữa tàu biển. Các doanh nhân Singapore cũng tham gia 5 hội chợ thương mại ở Trung Đông.

Ở châu Phi, Nam Phi và Nigeria tiếp tục giữ vai trò đối tác quan trọng của Singapore với doanh số thương mại song phương lên đến 2,50 tỉ SD. Các đoàn thương mại Singapore đi tìm cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Ethiopia, Madagascar, Mozambique…

Tại thị trường Âu-Mỹ, đến cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore, với doanh số thương mại song phương là 69,30 tỉ SD. Đến nay, chính sách thương mại của Singapore vẫn tiếp tục theo chiều hướng trên. Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữ một vị trí quan trọng trong quan hệ giữa Singapore với khu vực Bắc Mỹ, kể cả Canada. Tháng 5.2000, TDB đã mở văn phòng đại diện thứ 3 tại Mỹ (San Francisco) nhằm tăng cường những nỗ lực xúc tiến thương mại ở Bắc Mỹ, đồng thời hỗ trợ một cách có hiệu quả cho các công ty Singapore đang làm ăn tại Mỹ.

Thị trường châu Mỹ la tinh, sau những biến động vào năm 1998, đã hồi phục, đạt doanh số 4,90 tỉ SD, với các khách hàng chính là Mexico, Panama, Brazil, Chi lê và Argentina. Kinh phí đầu tư tại các nước này lên đến 210 triệu USD, nhiều nhất là tại Brazil và Mexico.Về hướng đầu tư tại khu vực còn chậm phát triển này, các công ty Singapore chú trọng đến công nghiệp điện tử, sản xuất thép. TDB tiếp tục là cơ chế hoạt động năng nổ nhằm hỗ trợ cho các doanh nhân Singapore tại châu Mỹ la tinh.

Trở sang châu Âu,Liên minh châu Âu (EU) là đối tác lớn hàng thứ 3 của Singapore sau Mỹ và Malaysia. Trong năm 1999, TDB đã tham gia 7 cuộc triển lãm hàng đầu tổ chức tại châu Âu. 5 đoàn công tác cũng được thành lập để hoạt động xuyên suốt châu lục này hầu tìm kiếm những cơ hội mở rộng kinh doanh trong các lãnh vực mới mẻ như thương mại điện tử, cho thuê nhà đất…

Đối với khu vực Trung và Đông Âu, Singapore đang buôn bán với Hungary, doanh số từ 261 triệu SD năm 1997 tăng lên 555 triệu SD năm 1999. Đầu tư của các công ty Singapore trên thị trường quốc gia Đông Âu này nhắm vào việc xuất khẩu máy móc, trang thiết bị viễn thông, mạch tích hợp, chất bán dẫn, mạch điện in cùng nhiều linh kiện cho máy tính điện.

2. Một số điểm cải tiến về chính sách xuất nhập khẩu hàng tại Singapore

Danh mục những mặt hàng đặt dưới chế độ kiểm soát nhập khẩu vào Singapore

1- Máy móc giải trí, tiền đồng, máy chiếu phim
2- Thú vật, chim chóc và sản phẩm làm ra từ chúng.
3- Vũ khí và chất nổ.
4- Các mặt hàng có chứa a- miăng.
5- Các mặt hàng quần áo có tác dụng bảo vệ người sử dụng chống lại các cuộc tấn công, kể cả áo chống đạn.
6- Các loại pin.
7- Các loại cartridge, băng cassette, đĩa CD thu sẵn.
8- Các loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu
9- Kẹo chewing-gum.
10- Chất CFC (Chlorofluorocarbon)
11- Bật lửa có hình khẩu súng.
12- Mỹ phẩm, ngoại trừ kem và nước có tẩm thuốc sử dụng cho mặt và da do DAD kiểm soát.
13- Dầu diesel
14- Kim cương và sản phẩm làm từ kim cương nhập từ Angola.
15- Kim cương thô từ Liberia và Sierra Leone.
16- Phim ảnh, đĩa video, đĩa laser phim ảnh
17- Pháo hoa.
18- Cá và sản phẩm từ cá (kể cả tôm, mực)
19- Thực phẩm (ngoại trừ rau quả tươi hay trữ lạnh).
20- Trái cây (tươi và trữ lạnh).
21- Máy xay trái cây.
22- Nhân sâm.
23- Đĩa hát.
24- Còng tay.
25- Thuốc nhuộm tóc và chế phẩm dùng chăm sóc tóc, có hoặc không có độc chất.
26- Mũ bảo vệ (mũ sắt và mũ an toàn trong công nghiệp)
27- Những chất gây bệnh cho người
28- Sản phẩm an toàn trong công nghiệp: dây lưng, lưới, dây đai an toàn
29- Dụng cụ chiếu xạ.
30- Bản gốc và bản sao của những sản phẩm dưới đây:
- Đĩa compact
- Đĩa CD-ROM
- Đĩa VCD
- Đĩa DVD
- Đĩa DVD-ROM

31- Thịt và sản phẩm từ thịt thú vật và chim.
32- Dược phẩm
33- Thuốc thú y
34- Sữa bột, sữa tươi
35- Nitro-cellulose
36- Phân bón hữu cơ
37- Cây trồng có hay không có đất, hoa và hạt giống
38- Hạt giống anh túc.
39- Xuất bản phẩm
40- Sừng tê giác thô hay đã sơ chế, bột từ sừng tê giác
41- Gạo (không kể cám gạo)
42- Vật liệu có tính phóng xạ
43- Bộ đồ ăn, dụng cụ làm bếp bằng sứ, thuỷ tinh
44- Băng từ thu sẵn
45- Thiết bị viễn thông
46- Gỗ xẻ, gỗ tròn
47- Đồ chơi có hình tiền giấy, tiền đồng
48- Các loại súng đồ chơi
49- Máy walkie-talkie đồ chơi
50- Rau cải (tươi hoặc ướp lạnh)
51- Pin làm từ chì, cadmium hay thuỷ ngân
Danh mục những mặt hàng không phải xin phép nhập (hay xuất khẩu)

1. Tài sản cá nhân hoặc gia đình ngoại trừ xe mô tô
2. Hàng xuất nhập khẩu hoặc chuyển tàu bằng bưu kiện
3. Thư tín ngoại giao
4. Hàng xuất, nhập khẩu, chuyển tàu bởi các lực lượng quân sự, cảnh sát, dân chính quốc phòng.
5. Xe mô tô đã qua sử dụng được sự chấp thuận của Hiệp hội mô tô Singapore.
6. Hàng mẫu trong giao dịch thương mại, các mẫu vật để phân tích, xét nghiệm, quà biếu, giá trị không vượt quá 400 SD
7. Tài liệu về thương mại, vận chuyển hàng hải, hàng không, ảnh báo chí, phim tin tức thời sự.
8. Thi thể người, hài cốt người, xương người hoặc tro xương người
9. Bộ phận cơ thể người dùng để cấy ghép
3. Bộ máy quản lý thương mại Singapore

Bộ máy đầu não chịu trách nhiệm điều hành nền thương mại Singapore là Bộ Thương mại và Kỹ nghệ (Ministry of Trade and Industry – MTI). Hoạt động của cơ quan này nhằm tạo điều kiện mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia thông qua sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện tốt chức năng của mình, MTI tiến hành việc hoạch định và phân tích kinh tế, điều hợp các chính sách kinh tế của chính phủ. Về mặt tổ chức, ngoài bộ máy hành chánh trực thuộc, MTI còn có trách nhiệm giám sát và hỗ trợ hoạt động cho các đơn vị dưới đây:

- Cục thống kê
- Cục dịch vụ thông tin
- Sở cân đo
- Hội đồng phát triển kinh tế (EDB)
- Hội đồng cấp giấy phép hoạt động cho các khách sạn
- Hội đồng thành phố Jurong
- Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia
- Hội đồng tiện ích công cộng
- Tập đoàn phát triển Sentosa
- Hội đồng hiệu suất và định chuẩn Singapore
- Hội đồng du lịch Singapore
- Hội đồng phát triển thương mại Singapore (TDB)

Vai trò xúc tiến thương mại của MTI thuộc về TDB, một trong những tổ chức có thế lực nhất về mặt thương mại tại đảo quốc này. Được thành lập vào năm 1983, TDB chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của đảo quốc, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới. Bước vào thế kỷ 21, hội đồng này hướng tới 5 lãnh vực hoạt động sau đây:

- Cổ xuý cho một nền thương mại tự do và công bằng tại các diễn đàn quốc tế.
- Khai phá các thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu của Singapore và mở rộng các lĩnh vực cung ứng
- Biến Singapore thành một địa điểm hấp dẫn hơn nữa đối với thương nhân quốc tế
- Phát triển và tăng cường hạ tầng cơ sở thương mại và kinh doanh
- Giúp các xí nghiệp Singapore đầu tư ở ngoài nước

Những thay đổi mạnh mẽ trên đấu trường thương mại thế giới trong các năm qua đã buộc TDB, với tư cách một cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia, phải thay đổi chiến lược nhằm duy trì vị trí hàng đầu của Singapore trong nền kinh tế của khu vực. Như một thành phần của chiến lược cạnh tranh lâu dài, TDB đang nỗ lực biến Singapore thành một Trung tâm cung ứng dịch vụ hàng đầu tại châu Á.

Trong những năm qua, TDB đã nói lên tiếng nói của mình tại các tổ chức thương mại quốc tế nhằm bảo vệä và nâng cao quyền lợi thương mại của Singapore, đồng thời tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) . Các nỗ lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp tác đầu tư. Trong tương lai, TDB sẽ tiếp tục duy trì quan điểm tích cực trong việc cảnh báo cho các công ty của Singapore về những cơ hội làm ăn có thể tận dụng từ các thoả ước thương mại. Sự mở rộng hoạt động ngoài nước cũng được chú trọng triệt để. Các nỗ lực của tổ chức này nhằm tăng cường và đa dạng hoá hoạt động thương mại và đầu tư của Singapore tại hải ngoại nhắm chủ yếu vào các thị trường châu Á, Mỹ và Liên minh châu Aâu (EU). Hiện nay TDB có hơn 30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới, với chức năng quảng bá cho nền thương mại Singapore và quan trọng hơn cả là hỗ trợ các công ty Singapore trong giao thương quốc tế. Sự hỗ trợ này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn và đa dạng thông qua các đoàn công tác, các hội chợ thương mại để tìm cơ hội hợp tác và đầu tư.

Tính đến nay, đã có hơn 140 công ty trên thế giới đặt cơ quan đầu não của họ tại Singapore. Nhiều công ty khác đang toan tính làm việc này. Chính quyết định đặt trụ sở của họ tại Singapore đã góp phần biến đảo quốc này thành một trung tâm thương mại quốc tế. Về mặt hàng hải, Singapore là hải cảng bận rộn nhất thế giới, đồng thờiø là một trung tâm dịch vụ hậu cần và vận chuyển quốc tế.

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Chính sách thu hút nhân tài của Singapore - Bài bản và kinh nghiệm

Gửi vào: 04:35 pm, 23/04/2009 - Lượt xem: 8159
|Singapore là nước có diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không có. Nhưng quốc đảo này cũng là một con mãnh sư không|
|chỉ của Đông Nam Á. Vì sao đất nước nhỏ bé này lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Sự thần kì trong quản lý và phát triển kinh |
|tế của nước này phải chăng xuất phát từ chính sách thu hút nhân tài rõ ràng và đúng đắn? |
| |
| |
|Chính sách rõ ràng và bài bản |
| |
|Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi |
|ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh |
|tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài |
|đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. |
| |
|Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc|
|phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với dân số quá ít (4,5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào |
|cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng như nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân |
|quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài. |
| |
|Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người |
|nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng |
|lao động bản địa. |
| |
|Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, |
|tại một diễn đàn đại học, ông Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo |
|dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển|
|được đội ngũ này". |
| |
|Hơn thế, lãnh đạo nước này còn xác định rõ rằng nhân tài "ngoại" không chỉ là "nguồn vốn đặc biệt" về kinh tế, mà họ còn là |
|"động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn" (Văn kiện chính sách của Singapore năm 2000). Thêm |
|nữa, những người nhập cư cũng góp phần đem lại "sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống |
|văn hoá của Singapore". |
| |
|Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài |
|nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám |
|đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. |
| |
|Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước |
| |
|Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Trong số |
|4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản |
|địa. Thậm chí, ông Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore toàn là người có xuất xứ nước|
|ngoài cũng không có gì quá ngạc nhiên. |
| |
|Chính sách là vậy, còn thực hiện thì cần những quy định cụ thể hơn. Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình |
|thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc|
|được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và |
|nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng |
|thèm muốn. |
| |
|Đi liền với đó, Singapore cũng hạn chế lao động nước ngoài không có tay nghề bằng việc chi trả thu nhập thấp, không được phép |
|đưa người thân sang sống cùng. Những chi phí khác cho dịch xụ xã hội của họ cũng cao hơn người bình thường. |
| |
|Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của |
|đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. |
| |
| |
|Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám |
| |
|Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn|
|một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. |
| |
|Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Ấy vậy nhưng năm |
|ngoái, Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn quyết định tăng lương cho các Bộ trưởng, sao cho mức lương đó phải bằng mức lương của 6 người |
|đứng đầu các ngành nghề trong khối tư nhân. Tạo ra sự yên tâm cho lãnh đạo, một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham nhũng,|
|minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức cho công việc quản lý hoạch định chính sách. |
| |
|Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng |
|196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm. Hiện tại, mức lương của Thủ tướng và |
|các Bộ trưởng vẫn có khả năng tăng cao hơn con số 1,26 triệu USD. |
| |
| |
|Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu |
| |
|Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, |
|thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư|
|vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục. |
| |
|Singapore cũng xác định giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải tiến hệ thống giáo|
|dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các Giáo sư, Tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước|
|này cũng là một trong những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ |
|Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)... |
| |
|Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau|
|khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít |
|nhất là 3 năm để trả nợ. |
| |
|Tạo niềm tin người tài luôn đứng ở vị trí cao |
| |
|Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn|
|trọng và được vinh danh là rất lớn. |
| |
|Thực tế quản lý bộ máy đất nước Singapore cho thấy, những người đứng đầu đất nước Singapore hiện nay đều là những người rất |
|giỏi. Bản thân ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của quốc đảo tốt nghiệp ngành luật tại trường đại học danh tiếng |
|Cambridge. Cựu Thủ tướng Goh Chok Tong cũng tốt nghiệp trường Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Đương |
|kim Thủ tướng Lý Hiển Long cũng tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành toán và vi tính. Sau đó ông Lý Hiển Long |
|còn tham gia học về ngành Hành chính công tại Đại học Harvard - Mỹ. |
| |
|Các Bộ trưởng Singapore cũng đều tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới. Ông Lý Quang Diệu có quan điểm rất rõ |
|ràng: Lãnh đạo giỏi là đầu tầu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa |
|sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào |
|những vị trí quan trọng". Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia. |
| |
|Yeo Cheow Tong - Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin của nước này từng nhận xét Singapore đang tham gia vào "cuộc chiến toàn cầu|
|để giành giật nhân tài". Báo chí liên tục ca ngợi nhân tài là "người tham gia quan trọng đối với nền kinh tế, quyết định sự ổn |
|định của nền kinh tế trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu". Đặc biệt, cách đây gần 9 năm, ngày 21/8/1999, cựu Thủ tướng Lý Quang |
|Diệu còn khẳng định trên tờ Straits Times Weekly rằng: "Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bước tới tương lai", chính vì thế, "các|
|công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trên toàn cầu". |
| |
|Không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài |
|bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới. |

Singapore được biết đến là quốc gia có diện tích nhỏ nhất trong khu vực Đông Nam Á, lịch sử phát triển kinh tế không dài và hầu như không có tài nguyên thiên nhiên. Sau hơn 40 năm kể từ khi chính thức tách khỏi liên bang Malaixia vào năm 1965, Singapore đã trở thàng một trong bốn “con rồng” châu Á, trở thành quốc gia giàu có – tương đương với mức trung bình của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tể OECD và cao hơn cả Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Italy. Đặc biệt, Singapore còn được biết đến là một trong số ít quốc gia trên thế giới có dấu hiệu của kinh tế tri thức. Vậy điều gì đã khiến Singapore đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng như vậy? Câu trả lời nằm ở chính các chính sách mà nhà nước Singapore thực hiện trong suốt tiến trình phát triển kinh tế của mình như chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính và đặc biệt là chính sách phát triển khoa học công nghệ.
Một vài nét cơ bản về chính sách phát triển khoa học – công nghệ của Singapore Nhà nước Singapore đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển khoa học công nghệ. Nội dung quan trọng của chính sách này là xây dựng năng lực công nghệ dựa trên nội lực và khai thác hiệu quả yếu tố ngoại lực. Là quốc gia có lịch sử phát triển không dài, không có nhiều ưu thế trong phát triển khoa học – công nghệ nên nhà nước Singapore xác định rõ: muốn phát triển khoa học – công nghệ thì cần phải thu hút nguồn lực công nghệ từ bên ngoài để từng bước xây dựng năng lực công nghệ trong nước thông qua quá trình học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài. Từ đó, Singapore chủ trương lợi dụng sức mạng của các công ty đa quốc gia (đối tác có ưu thế trội trong việc thu hút các chuyên gia giỏi từ các nước khác nhau) để làm đòn bẩy phát triển khoa học công nghệ. Để triển khai quan điểm trên, họ đã đề ra và áp dụng một loạt chính sách như: miễn, giảm các loại thuế đối với các công ty đa quốc gia đầu tư vào các ngành công nghệ cao; cung cấp các khoản tài trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác nghiên cứu, phát triển phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng cường sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế; hỗ trợ cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ (trang thiết bị nghiên cứu, máy tính, dịch vụ thông tin và hỗ trợ học bổng…); khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao các công nghệ tiên tiến cho các công ty con đặt tại Singapore và các công ty trong nước; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và phát triển công nghệ theo các mục tiêu ưu tiên của quốc gia.
Cùng với việc xác định phát triển công nghệ như công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công nghệ sinh học… là xương sống cho phát triển kinh tế, Singapore đã không do dự đề xuất một loạt những chương trình phát triển lĩnh vực này. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, Nhà nước Singapore chủ yếu thực hiện các dự án phát triển công nghệ theo cách tiếp cận từ trên xuống, tức là nhà nước là chủ thể duy nhất có thẩm quyền trong việc định hướng các chương trình nghiên cứu quan trọng và hướng dẫn thực hiện trong suốt quá trình triển khai. Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo các chương trình nghiên cứu theo đúng định hướng, các viện nghiên cứu sẽ liên tục được kiểm toán, phải thực hiện các báo cáo tháng , quý và đặt ra yêu cầu về kết quả. Điều này đã làm hạn chế năng lực sáng tạo của các cơ quan nghiên cứu cũng như các tổ chức và cá nhân, vì nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động nghiên cứu và có thể ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Dần dần, nhà nước Singapore nhận thấy cách tiếp cận theo kiểu từ trên xuống như trên là kém hiệu quả và họ bắt đầu chuyển hướng sang điều tiết các hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ theo hướng chỉ đóng vai trò là “chất xúc tác” và nhấn mạnh đến quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Năm 1998, khu vực tư nhân chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển chiếm 62% tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển tại Singapore với khoảng 1,6 tỉ đô la Singapore. Để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhà nước Singapore đã cung cấp các ưu đãi thuế đặc biệt với các dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ hướng tới dự đổi mới. Tất cả các nghiên cứu và phát triển thực hiện trong nước sẽ được nhà nước cung cấp một khoản khấu trừ gấp đôi chi phí. Đặc biệt, trong kế hoạch phát triển công nghệ đến năm 2015, nhà nước Singapore đã khuyến khích công dân đề nghị về loại ICT tương lai mà họ muốn để tập trung thực hiện. Đồng thời, họ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của sự đổi mới và sáng tạo không chỉ phụ thuộc vào sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển mà còn phụ thuộc vào chuyển giao công nghệ và sự hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cơ sở cho khả năng cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ, xử lí và áp dụng tri thức. Do đó, nhà nước Singapore đã xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ chủ yếu phụ thuộc vào thành tựu mà thế giới đã đạt được. Để có thể tiếp cận với những công nghệ mới nhất, nhà nước Singapore thành lập một số cơ quan chuyên theo dõi những hoạt động khoa học công nghệ trên thế giới, qua đó nhanh chóng nắm bắt kịp các xu hướng mới của thời đại; thường xuyên tổ chức tập hợp ý kiến của các chuyên gia trong nước, mạnh dạn sử dụng mạng lưới chuyên gia tư vấn nước ngoài; coi trọng việc theo dõi, phân tích các thông tin quốc tế và khu vực để có được tầm nhìn dài hạn và từ đó định ra kế hoạch hành động cho quốc gia. Nhà nước Singapore đã thành lập Công viên khoa học Singapore để tạo ra một không gian hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa nhà nước với khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài. Nhà nước Singapore cũng xác định, các doanh nghiệp tư nhân sẽ không làm nghiên cứu và sáng tạo trong khu vực pháp lí nơi mà quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ, vì vậy, họ đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ tài sản trí tuệ.
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Hiện nay, giống như hầu hết các nước Đông Á trong 30 năm về trước, sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn phụ thuộc nặng nề vào các sản phẩm thâm dụng lao động như giày dép, dệt may, đồ gỗ… Việc dựa vào các sản phẩm thâm dụng lao động trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa là cần thiết vì nó giúp tạo công ăn việc làm để giải quyết vấn đề thất nghiệp, thu về ngoại tệ, và tích lũy kinh nghiệm để dần tiến vào ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nếu như Nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh trên cơ sở lao động rẻ thì sẽ rất khó đưa nền kinh tế vượt qua mức thu nhập trung bình thấp so với trình độ phát triển chung của thế giới. Tiếp thu những bài học của Singapore, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển khoa học, công nghệ phù hợp để từng bước hiện đại hóa nền kinh tế, từng bước chuyển từ sản xuất các mặt hàng dựa trên thâm dụng lao động sang sản xuất các mặt hàng phức tạp và tinh vi hơn, dựa thâm dụng vốn và công nghệ. Việt Nam nên phát triển khoa học công nghệ dựa trên tiếp thu các thành tựu của thế giới là chủ yếu, đồng thời từng bước cải thiện năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo của mình. Nhà nước cần có những chính sách hợp lý để các doanh nghiệp tiếp cận được các kỹ năng, công nghệ, và tri thức tiên tiến trên thế giới như tích cực thu hút các công ty đa quốc gia nước ngoài, thực hiện các hình thức liên kết với nước ngoài để thực hiện chuyển giao công nghệ. Việt Nam cần xây dựng “hệ thống sáng tạo” cấp quốc gia để một mặt tiếp thu và nâng cao năng lực công nghệ nội lực, một mặt, tạo ra khả năng tiếp cận, điều chỉnh, và hoàn thiện các công nghệ nhập khẩu để nâng cao nội lực trong phát triển khoa học công nghệ, Việt Nam cần tích cực đổi mới hệ thống giáo dục để có thể cung cấp cho nền kinh tế những kỹ sư, nhà khoa học được đào tạo bài bản; xây dựng các viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới để phát triển các công nghệ tiên phong. Trên thực tế, để thực hiện được các mục tiêu trên là điều không hề dễ dàng, vì năng lực công nghệ nội sinh của Việt Nam trong thời gian qua còn rất yếu kém: trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký được 2 bản quyền với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) chỉ đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế trong khi cũng trong năm 2006 chỉ riêng các nhà nghiên cứu của trường Đại học Phúc Đán (Thượng Hải – Trung Quốc) đã đăng được 2286 bài trên các tạp chí quốc tế.
Muốn phát triển khoa học – công nghệ nhà nước cần nới lỏng kiểm soát đối với các viện nghiên cứu và các trường đại học, cho phép các tổ chức này cạnh tranh với nhau để thu hút được những giảng viên, sinh viên xuất sắc cũng như các nguồn tài trợ để thực hiện được các dự án nghiên cứu khoa học. Để nâng cao tính thực tiễn của các công trình nghiên cứu, nhà nước cần khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh; gắn khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tích cực xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, tích cực mời các nhà khoa học xuất sắc trên thế giới “hiến kế” cho công cuộc phát triển khoa học – công nghệ trong nước với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu thỏa đáng. Mặt khác, Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao, điều đó sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển khoa học – công nghệ của thế giới. Bên cạnh đó,Việt Nam cần thúc đẩy hình thành thị trường công nghệ, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển thị trường này; tích cực hoàn thiện luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một mặt, nhà nước tập trung chăm lo cho sự phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, mặt khác, nhà nước cần tạo khung pháp lý minh bạch và môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở đó phát triển thị trường khoa học công nghệ, thúc đẩy sự ứng dụng khoa học và công nghệ, giải phóng mọi năng lực sáng tạo.

Economy of Singapore

From Wikipedia, the free encyclopedia
Jump to: navigation, search
|Economy of Singapore |
|[pic] |
|Currency |Singapore dollar (SGD) |
|Fiscal year |1 April - 31 March |
|Trade organisations |WTO, APEC, IOR-ARC, ASEAN |
|Statistics |
|GDP |$251.5 billion (2010 est.) |
|GDP growth |17.9% (first half of 2010 est.)[1] |
|GDP per capita |$62,100 (PPP, 2010 est.)[2], $43,117 (nominal, 2010 est.)[3] |
|GDP by sector |agriculture: 0%; industry: 26.8%; services: 73.2% (2009 est.) |
|Inflation (CPI) |2.8% (2010 est.) |
|Population |N/A |
|below poverty line | |
|Gini index |48.1 (2008) |
|Labour force |3.1 million (2010 est.) |
|Labour force |manufacturing 18%, construction 6%, transportation and |
|by occupation |communication 11%, financial, business, and other services 39%, |
| |other 26% (2003) |
|Unemployment |2.2% (2010 est.) |
|Main industries |electronics, chemicals, financial services, oil drilling |
| |equipment, petroleum refining, rubber processing and rubber |
| |products, processed food and beverages, ship repair, offshore |
| |platform construction, life sciences, entrepot trade |
|Ease of Doing Business Rank|1st[4] |
|External |
|Exports |$396 billion (2010 est.) |
|Export goods |machinery and equipment (including electronics), consumer goods,|
| |pharmaceuticals and other chemicals, mineral fuels |
|Main export partners |Hong Kong 11.6%, Malaysia 11.5%, United States 11.2%, Indonesia |
| |9.7%, China 9.7%, Japan 4.6% (2009 est.) |
|Imports |$351 billion (2010 est.) |
|Import goods |machinery and equipment, mineral fuels, chemicals, foodstuffs, |
| |consumer goods |
|Main import partners |United States 14.7%, Malaysia 11.6%, China 10.5%, Japan 7.6%, |
| |Indonesia 5.8%, South Korea 5.7% (2009 est.) |
|FDI stock |$264.1 billion (31 December 2009 est.) |
|Gross external debt |$19.2 billion (31 December 2009 est.) |
|Public finances |
|Public debt |117.6% of GDP (2009 est.) |
|Revenues |S$21.29 billion (2009 est.) |
|Expenses |S$24.14 billion (2009 est.) |
|Economic aid |none |
|Credit rating |Standard & Poor's:[5] |
| |AAA (Domestic) |
| |AAA (Foreign) |
| |AAA (T&C Assessment) |
| |Outlook: Stable[6] |
| |Moody's:[6] |
| |Aaa |
| |Outlook: Stable |
| |Fitch:[6] |
| |AAA |
| |Outlook: Stable |
|Foreign reserves |US$233.368 billion (March 2011)[7] |
|Main data source: CIA World Fact Book |
|All values, unless otherwise stated, are in US dollars |

|[pic] |
|Life in Singapore |
|Culture |
|Dance |
|Demographics |
|Driving |
|Economy |
|Education |
|Film |
|Holidays |
|Languages |
|Literature |
|Music |
|Politics |
|Religion |
|Singapore English |
|Sports |
|Transport |
|edit box |

Singapore has a highly developed state capitalist mixed economy; the state owns stakes in firms that comprise perhaps 60% of the GDP through entities such as the sovereign wealth fund Temasek.[8] It has an open business environment, relatively corruption-free and transparent, stable prices, low tax rates (14.2% of GDP) compared to other developed economies,[9] and one of the highest per-capita gross domestic products (GDP) in the world. Its innovative yet steadfast form of economics that combines economic planning with free-market[10] has given it the nickname the Singapore Model. Exports, particularly in electronics and chemicals, and services provide the main source of revenue for the economy, which allows it to purchase natural resources and raw goods which it does not have.
Most companies in Singapore are registered as private limited-liability companies (commonly known as "private limited companies"). A private limited company in Singapore is a separate legal entity, and shareholders are not liable for the company's debts beyond the amount of share capital they have contributed.
Singapore could thus be said to rely on an extended concept of Entrepôt trade, by purchasing raw goods and refining them for re-export, such as in the wafer fabrication industry and oil refining. Singapore also has a strategic port which makes it more competitive than many of its neighbours in carrying out such entrepot activities. The Port of Singapore is the busiest in the world, surpassing Rotterdam and Hong Kong.[11] In addition, Singapore's port infrastructure and skilled workforce, which is due to the success of the country's education policy in producing skilled workers, is also fundamental in this aspect as they provide easier access to markets for both importing and exporting, and also provide the skill(s) needed to refine imports into exports.
On 14 February 2007, the Singapore government announced that economic growth for the whole year of 2006 was 7.9%, higher than the originally expected 7.7%. Singapore's unemployment rate is around 2.2% as of 20 February 2009.[12] As of 8 August 2010, Singapore is the fastest growing economy in the world, with a growth rate of 17.9% for the first half of 2010.[1]

|Contents |
|[hide] |
|1 Macro-economic trend |
|1.1 Banking |
|1.2 Taxation |
|2 Biotechnology |
|3 Energy and infrastructure |
|4 High tech |
|5 Trade, investment and aid |
|5.1 International trade agreements |
|6 Singapore workforce and dependence on foreign workers |
|7 Facts & figures |
|8 International rankings |
|9 References |
|10 See also |

[edit] Macro-economic trend

This is a chart of trend of gross domestic product of Singapore at market prices estimated by the International Monetary Fund.
|Year |Gross Domestic Product |US Dollar Exchange |Nominal Per Capita GDP |PPP Per Capita GDP |
| |($ millions) | |(as % of USA) |(as % of USA) |
|1980 |25,117 |2.14 Singapore Dollars |39.65 |55.00 |
|1985 |39,036 |2.20 Singapore Dollars |36.63 |63.41 |
|1990 |66,778 |1.81 Singapore Dollars |52.09 |74.76 |
|1995 |119,470 |1.41 Singapore Dollars |86.14 |90.60 |
|2000 |159,840 |1.72 Singapore Dollars |66.19 |91.48 |
|2005 |194,360 |1.64 Singapore Dollars |67.54 |103.03 |
|2007 |224,412 |1.42 Singapore Dollars |74.61 |107.92 |
|2008 |235,632 |1.37 Singapore Dollars |73.71 |107.27 |
|2009 |268,900 |1.50 Singapore Dollars |78.53 |108.33 |
|2010 |309,400 |1.32 Singapore Dollars |82.13 |119.54 |

The government promotes high levels of savings and investment through a mandatory retirement savings scheme known as the Central Provident Fund, and large portions of its budget are expended in education and technology, with the former having a current rate as of 21% in 2001 compared to spending in the United States of 4%. However, the figures may be misleading as the majority of US education funding comes from the state level, not federal. It also owns Temasek-linked companies (TLCs, companies that are linked to the government's investment arm) - particularly in manufacturing - that operate as commercial entities and account for 60% of GDP. As Singapore looks to a future increasingly marked by globalization, the country is positioning itself as the region's financial and high-tech centre in competition with other East Asian cities.
Singapore's strategic location on major sea lanes and industrious population have given the country an economic importance in South-east Asia disproportionate to its small size. Upon separation from Malaysia in 1965, Singapore was faced with a lack of physical resources and a small domestic market. In response, the Singapore Government adopted a pro-business, pro-foreign investment, export-oriented economic policy combined with state-directed investments in strategic government-owned corporations. Whilst nominally socialist in the 1960s,[citation needed] the ruling party increasingly became openly capitalist but self-described itself as 'pragmatic', described by some[who?] as a euphemism for capitalism with authoritarian social controls.[citation needed] Singapore's government moved towards guiding the economy and investing in medicine and infrastructure. Living standards steadily rose, with more families moved from lower-income status to middle-income security with increased household incomes. During a National Day Rally speech in 1987, Lee Kuan-Yew claimed that (based on the homeownership criterion) 80% of Singaporeans could now be considered members of the middle-class.[13]
Singapore's economic strategy produced real growth averaging 8.0% from 1960 to 1999. The economy picked up in 1999 after the regional financial crisis, with a growth rate of 5.4%, followed by 9.9% for 2000. However, the economic slowdown in the United States, Japan and the European Union, as well as the worldwide electronics slump, had reduced the estimated economic growth in 2001 to a negative 2.0%. The economy expanded by 2.2% the following year, and by 1.1% in 2003 when Singapore was affected by the SARS outbreak. Subsequently, a major turnaround occurred in 2004 allowed it to make a significant recovery of 8.3% growth in Singapore, although the actual growth fell short of the target growth for the year more than half with only 2.5%. In 2005, economic growth was 6.4%; and in 2006, 7.9%.
Singapore's largely corruption-free government, skilled workforce, and advanced and efficient infrastructure have attracted investments from more than 3,000 multinational corporations (MNCs) from the United States, Japan, and Europe. Foreign firms are found in almost all sectors of the economy. MNCs account for more than two thirds of manufacturing output and direct export sales, although certain services sectors remain dominated by government-linked corporations.
Manufacturing and financial business services accounted for 26% and 22%, respectively, of Singapore's gross domestic product in 2000. The electronics industry leads Singapore's manufacturing sector, accounting for 48% of total industrial output, but the government also is prioritising development of the chemicals and biotechnology industries.
To maintain its competitive position despite rising wages, the government seeks to promote higher value-added activities in the manufacturing and services sectors. It also has opened, or is in the process of opening, the financial services, telecommunications, and power generation and retailing sectors up to foreign service providers and greater competition. The government has also attempted some measures including wage restraint measures and release of unused buildings in an effort to control rising commercial rents with the view to lowering the cost of doing business in Singapore when central business district office rents tripled in 2006.

[edit] Banking

See also: Banking in Singapore
Singapore is a financial centre in Southeast Asia. According to the Human Rights Watch, due to its role as a financial hub for the region, Singapore has continually been criticized for reportedly hosting bank accounts containing ill-gotten gains of corrupt leaders and their associates, including billions of dollars of Burma’s state gas revenues hidden from national accounts.[14]

[edit] Taxation

See also: Income tax in Singapore
Singapore introduced a Goods and Services Tax (GST) with an initial rate of 3% on 1 April 1994, increasing government revenue by S$1.6 billion (US$1b, €800m) and stabilising government finances.[15] The taxable GST was increased to 4% in 2003, to 5% in 2004, and to 7% in 2007.[16]

[edit] Biotechnology

Singapore is aggressively promoting and developing its biotechnology industry. Hundred of millions of dollars were invested into the sector to build up infrastructure, fund research and development and to recruit top international scientists to Singapore. Leading drug makers, such as GlaxoSmithKline (GSK), Pfizer and Merck & Co., have set up plants in Singapore. On 8 June 2006, GSK announced that it is investing another S$300 million to build another plant to produce pediatric vaccines, its first such facility in Asia.[17] Pharmaceuticals now account for more than 16% of the country's manufacturing production.

[edit] Energy and infrastructure

Singapore is the pricing centre and leading oil trading hub in Asia. The oil industry makes up 5 per cent of Singapore's GDP, with Singapore being one of the top three export refining centres in the world. In 2007 it exported 68.1 million tonnes of oil. The oil industry has led to the promotion of the chemical industry as well as oil and gas equipment manufacturing.[18] Singapore has 70 per cent of the world market for both jack-up rigs and for the conversion of Floating Production Storage Offloading units. It has 20 per cent of the world market for ship repair, and in 2008 the marine and offshore industry employed almost 70,000 workers.[19]

[edit] High tech

|[pic] |This section does not cite any references or sources. Please help improve this section by adding citations to |
| |reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed. (December 2008) |

Whilst praise has been given to efforts to promote the Singaporean biotechnology sector, the traditional tech sector remains larger and could benefit from similar public-private sector efforts to promote Singaporean high-tech companies. Whilst the government will not consider a "Buy Singaporean Tech" campaign, the spending power of the government and government-linked companies alone could impact sales and company value of Singaporean high-tech companies. Some believe more tax holidays for high-tech hardware companies and government loans for the more innovative ones will lead Singapore to surpass other tech centres in East Asia, although competing with inventors and product designers in Japan and South Korea may prove difficult due to Singapore's small base. This line of thinking suggests that the nation needs skilled foreign tech talent and should make it easier for those with the latest tech skills to come to Singapore from China and South Asia as well as from Japan, South Korea and Western countries.

[edit] Trade, investment and aid

[pic]
[pic]
Singaporean exports in 2006
Singapore's total trade in 2000 amounted to S$373 billion, an increase of 21% from 1999. Despite its small size, Singapore is currently the fifteenth-largest trading partner of the United States.[20] In 2000, Singapore's imports totaled $135 billion, and exports totaled $138 billion. Malaysia was Singapore's main import source, as well as its largest export market, absorbing 18% of Singapore's exports, with the United States close behind. Re-exports accounted for 43% of Singapore's total sales to other countries in 2000. Singapore's principal exports are petroleum products, food/beverages, chemicals, textile/garments, electronic components, telecommunication apparatus, and transport equipment. Singapore's main imports are aircraft, crude oil and petroleum products, electronic components, radio and television receivers/parts, motor vehicles, chemicals, food/beverages, iron/steel, and textile yarns/fabrics.
The Singapore Economic Development Board (EDB) continues to attract investment funds on a large-scale for the country despite the city's relatively high-cost operating environment. The U.S. leads in foreign investment, accounting for 40% of new commitments to the manufacturing sector in 2000. As of 1999, cumulative investment for manufacturing and services by American companies in Singapore reached approximately $20 billion (total assets). The bulk of U.S. investment is in electronics manufacturing, oil refining and storage, and the chemical industry. More than 1,500 U.S. firms operate in Singapore.
The government also has encouraged firms to invest outside Singapore, with the country's total direct investments abroad reaching $39 billion by the end of 1998. The People's Republic of China was the top destination, accounting for 14% of total overseas investments, followed by Malaysia (10%), Hong Kong (8.9%), Indonesia (8.0%) and U.S. (4.0%). The rapidly growing economy of India, especially the high technology sector, is becoming an expanding source of foreign investment for Singapore. The United States provides no bilateral aid to Singapore, but the U.S. appears keen to improve bilateral trade and signed the U.S.-Singapore Free Trade Agreement. Singapore corporate tax is 17%[3].
|Year |Total trade |Imports |Exports |% Change |
|2000 |$273 |$135 |$138 |21% |
|2001 | | | |-9.4% |
|2002 |$432 | | |1.5% |
|2003 |$516 |$237 |$279 |9.6% |
|2004 |$629 |$293 |$336 |21.9% |
|2005 |$716 |$333 |$383 |14% |
|2006 |$810 |$379 |$431 |13.2% |

All figures in billions of Singapore dollars.

[edit] International trade agreements

|Economy[pic] |Agreement[pic] |Abbreviation[pic] |Concluded[pic] |Signed[pic] |Effective[pic] |Legal |
| | | | | | |text[pic]|
|New Zealand |Agreement between New |ANZSCEP |18 August 2000 |14 November |1 January 2001 |[4] |
| |Zealand and Singapore | | |2000 | | |
| |on a Closer Economic | | | | | |
| |Partnership | | | | | |
|European Free |Agreement between the |EFTA-Singapore FTA |11 April 2002 |26 June 2002 |1 January 2003 |[5] |
|Trade Association|EFTA States and | | | | | |
| |Singapore | | | | | |
|Japan |Agreement between Japan|JSEPA |October 2001 |13 Ja[6] | | |
| |and the Republic of | | | | | |
| |Singapore for a New-Age| | | | | |
| |Economic Partnership | | | | | |
|United States |United States-Singapore|USSFTA |19 November 2002 |6 May 2003 |1 January 2004 |[7] |
| |Free Trade Agreement | | | | | |
|Jordan |Singapore Jordan Free |SJFTA |29 April 2004 |16 May 2004 | |[8] |
| |Trade Agreement | | | | | |
|Brunei |Trans-Pacific Strategic|Trans-Pacific SEP | |August 2005 |1 January 2006 |[9] |
| |Economic Partnership | | | | | |
| |Agreement | | | | | |
|Chile | | | |18 July 2005 | | |
|New Zealand | | | |18 July 2005 | | |
|India |India - Singapore |India-Singapore CECA |November 2004 |29 June 2005 |1 August 2005 |[10] |
| |Comprehensive Economic | | | | | |
| |Cooperation Agreement | | | | | |
|Korea |Korea-Singapore Free |KSFTA |28 November 2004 |4 August 2005 |End 2005 |[11] |
| |Trade Agreement | | | | | |
|Peru |Peru-Singapore Free |PesFTA |September 2007 |29 May 2008 |Early 2009 | |
| |Trade Agreement | | | | | |

[edit] Singapore workforce and dependence on foreign workers

In 2000, Singapore had a workforce of about 2.2 million. The National Trades Union Congress (NTUC), the sole trade union federation which has a symbiotic relationship with the ruling party, comprises almost 99% of total organized labour. Government policy and pro-activity rather than labour legislation controls general labour and trade union matters. The Employment Act offers little protection to white collar workers due to an income threshold. The Industrial Arbitration Court handles labour-management disputes that cannot be resolved informally through the Ministry of Labour. The Singapore Government has stressed the importance of cooperation between unions, management and government (tripartism), as well as the early resolution of disputes. There has been only one strike in the past 15 years.
Singapore has enjoyed virtually full employment for long periods of time. Amid an economic slump, the unemployment rate rose to 4.0% by the end of 2001, from 2.4% early in the year. Unemployment has since declined and in 2005, the unemployment rate is 2.7% in 2006, the lowest in the last four years, with 2.3 million people being employed.[21][22]
The Singapore Government and the NTUC have tried a range of programs to increase lagging productivity and boost the labour force participation rates of women and older workers. But labour shortages persist in the service sector and in many low-skilled positions in the construction and electronics industries. Foreign workers help make up this shortfall. In 2000, there were about 600,000 foreign workers in Singapore, constituting 27% of the total work force. As a result, wages are relatively suppressed or do not rise for all workers. In order to have some controls, the government imposes a foreign worker levy payable by employers for low end workers like domestic help and construction workers.

[edit] Facts & figures

Percentage of economic growth in Year 2007: 7.4%
Industrial production growth rate: 6.8% (2007 est.)
Electricity - production: 41.137.7 billion kWh (2007)
Electricity - production by source: fossil fuel: 100% hydro: 0% nuclear: 0% other: 0% (1998)
Electricity - consumption: 37.420.3 billion kWh (2007)
Electricity - exports: 0 kWh (2007)
Electricity - imports: 0 kWh (2007)
Agriculture - products: rubber, copra, fruit, vegetables; poultry, eggs, fish, orchids, ornamental fish
Currency: 1 Singapore dollar (S$ or SGD) = 100 cents
Exchange rates:
|Year |Singapore Dollars per US$1 |
|1981 |2.0530 |
|1985 |2.1213 |
|1990 |1.7275 |
|1995 |1.4148 |
|2000 |1.7361 |
|2005 |1.6738 |
|2008 (April) |1.3643 |
|2009 (March) |1.5123 |
|2010 |1.2844 |
|2011 (May) |1.2336 |

[edit] International rankings

Regional policy

[pic]
[pic]
Diagram of key components of a strong regional cluster, U.S. Economic Development Administration [3]
In its broadest sense, policies of economic development encompass three major areas: • Governments undertaking to meet broad economic objectives such as price stability, high employment, and sustainable growth. Such efforts include monetary and fiscal policies, regulation of financial institutions, trade, and tax policies. • Programs that provide infrastructure and services such as highways, parks, affordable housing, crime prevention, and K–12 education. • Job creation and retention through specific efforts in business finance, marketing, neighborhood development, workforce development, small business development, business retention and expansion, technology transfer, and real estate development. This third category is a primary focus of economic development professionals.
One growing understanding in economic development is the promotion of regional clusters and a thriving metropolitan economy. In today’s global landscape, location is vitally important and becomes a key in competitive advantage. The cluster of similar industries, specialties, skilled laborforce, and technologies help lower transaction costs and foster a growing environment of commerce, entrepreneurship, exports, and other market productive activities. Additionally, local services such as restaurants, stores, and trades experience growth as well, helping to develop a vibrant region for the wider community.[14] Even the U.S.’s Economic Development Administration recognizes the importance of clusters with their continued Regional Innovation Clusters initiative which aims to “create jobs and grow the economy” through the geographic concentrations of industries and firms in their need for talent, technology, and infrastructure. [15]

hiến lược công nghiệp của Singapore đã được xây dựng dưới sự lãnh đạo đầy năng lực và quyền lực của Thủ tướng Lý Quang Diệu (từ 1959 đến 1990) cũng như Bộ trưởng Kinh tế Goh Keng Swee và một phần dựa vào công trình nghiên cứu của UNDP năm 1960 về tương lai của Singapore, do Albert Winsemius (cố vấn kinh tế cho đến năm 1984) xây dựng. Winsemius đã khuyến nghị thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB) chịu trách nhiệm về quá trình công nghiệp hoá của Singapore với hình thức là cơ quan một cửa, lựa chọn tất cả các yêu cầu của nhà đầu tư và định hướng vào sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh kiện.

EDB là một cơ quan chính phủ độc lập đã được thành lập năm 1960 với ngân sách khoảng 25 triệu USD (hơn 4% GDP), cao gấp hàng trăm lần ngân sách của cơ quan tiền nhiệm là Hội đồng Xúc tiến Công nghiệp. Trong thời gian đầu, hình thức cơ quan một cửa đã có tác dụng rất tốt trong việc thu hút FDI và EDB được tổ chức thành 4 Ban: Xúc tiến đầu tư; Tài chính; Dịch vụ tư vấn dự án và tư vấn kỹ thuật; Tạo thuận lợi cho công nghiệp. EDB có một hội đồng gồm các Công ty và một số cơ quan khác cũng như có hội đồng tư vấn quốc tế bao gồm các nhà quản lý của những Công ty nước ngoài lớn đóng tại Singapore và qua đó giữ mối liên hệ với giới kinh doanh.

Do các hoạt động càng ngày càng trở nên phức tạp hơn nên từ năm 1968 EDB chỉ chuyên môn hoá xúc tiến FDI và chuyển công tác tài chính cho Ngân hàng Phát triển Singapore, dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dự án cho Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn và tạo thuận lợi cho công nghiệp cho Công ty Furong Town (JTC). EDB đã duy trì các mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các cơ quan này và vẫn hoạt động như cơ quan một cửa.

Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, EDB đã tích cực phát triển mặt bằng, thúc đẩy hoạt động xúc tiến, đáp ứng các yêu cầu của thị trường... Mục tiêu của EDB là thúc đẩy các ngành công nghiệp ở Singapore (từ sau năm 1965 chủ yếu là đối với các Công ty nước ngoài) và bắt đầu mở các văn phòng ở nước ngoài.

EDB đã chi một phần quan trọng các quỹ cho việc phát triển Khu Công nghiệp Jurong. Một vùng đất hoang đã nhanh chóng được xây dựng thành một khu công nghiệp với các nhà máy, đầy đủ kết cấu hạ tầng và một bến cảng mới. Tuy nhiên, khu công nghiệp này đã không thành công ngay từ đầu do khởi động chậm: vào năm 1961 mới chỉ có 12 Công ty tham gia và các hoạt động bị đình trệ cho đến năm 1965.

Xem tiếp trang 14
EDB đã đầu tư những khoản tiền lớn vào các liên doanh, trong đó một số đã thất bại. Việc tiến hành công nghiệp hoá dưới sự chi phối của FDI (do Singapore buộc phải dựa vào các TNC, thậm chí dựa vào cả đội ngũ lao động người nước ngoài) là một chính sách không bình thường vì quan điểm chung của các nước đang phát triển là TNC chỉ khai thác, bóc lột các nước đang phát triển mà thôi. Ngoài ra, do Thủ tướng Lý Quang Diệu không tin tưởng các nhà kinh doanh người Hoa vì lý do chính trị nên chính phủ đã định hướng hoàn toàn vào các Doanh nghiệp nhà nước.

Bước đột phá thực sự chỉ được thực hiện khi Công ty Công cụ Texas xây dựng nhà máy lắp ráp các sản phẩm bán dẫn trị giá 6 triệu USD. EDB đã giành được hợp đồng này trong vòng bốn tháng và do việc cung cấp các phương tiện hết sức khẩn trương nên nhà máy đã bắt đầu sản xuất chỉ 50 ngày sau khi có quyết định đầu tư.

Nhằm hình thành các khu công nghiệp được chuẩn bị đầy đủ để giảm chi phí tìm kiếm và giao dịch của nhà đầu tư, từ năm 1968 JTC đã được tách khỏi EDB và chịu trách nhiệm chuẩn bị mặt bằng các khu công nghiệp. Bằng cách giải phóng và cho thuê mặt bằng công nghiệp, JTC đã có khả năng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và mở rộng hoạt động trên toàn quốc. Những hoạt động sử dụng nhiều lao động được tập trung ở những nơi đông dân còn những ngành gây ô nhiễm được tập trung ở phía Tây xa nơi người dân sinh sống.

Đến cuối những năm 60, chiến lược công nghiệp này đã thể hiện sự thành công và góp phần làm giảm thất nghiệp một cách tương đối nhanh. Trọng tâm chính sách nhằm tạo việc làm trong những năm 60 đã chuyển sang các dự án có hàm lượng vốn cao trong những năm 80 và hướng vào các ngành có hàm lượng tri thức cao từ những năm 90.

Một khuyến khích quan trọng là Pháp lệnh về các Ngành công nghiệp ưu tiên năm 1959. Theo Pháp lệnh này, các Công ty được miễn (hoặc được giảm đáng kể) thuế Công ty (40%) trong một thời kỳ cố định nếu phát triển các sản phẩm mới. Nhờ đó, tỷ trọng sản phẩm của các Công ty được hưởng ưu tiên đã tăng từ 7% năm 1961 lên 69% năm 1996.

Ngoài ra, còn có nhiều hình thức khuyến khích thuế khác, trong số đó có: khuyến khích mở rộng kinh tế, cắt giảm thuế công ty cho những công ty được chấp thuận xuống còn 4%. Mức vốn tối thiểu hoặc mức doanh thu tối thiểu để được chấp thuận đã được tăng lên nhanh chóng vào năm 1970, khi Singapore xác định là cần khuyến khích nhiều hơn các công ty có hàm lượng sử dụng vốn cao so với những công ty có hàm lượng sử dụng lao động cao.

Theo thời gian, đặc biệt là trong thời kỳ 1985-1986, tiền lương tăng lên và Singapore nhận thấy chỉ có thể giữ vững nền kinh tế bằng cách nâng cấp FDI và nâng cao khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động so với những nước láng giềng có chi phí thấp. EDB đã tập trung vào những ngành có hàm lượng tri thức cao để có thể trả tiền lương cao hơn. Để giải quyết việc thiếu lao động có kỹ thuật, các công ty được khuyến khích tuyển dụng lao động nước ngoài. Gần đây, EDB đã bắt đầu thu hút các trường đại học nước ngoài. Chương trình khu vực hoá của EDB khuyến khích các công ty xây dựng các cơ sở có hàm lượng kỹ năng cao tại Singapore và chuyển sản xuất sử dụng nhiều lao động và đất đai ra nước ngoài.

Thời kỳ 1985-1986, là thời kỳ suy thoái đầu tiên của Singapore kể từ sau chiến tranh, đã làm thay đổi các quan hệ lao động và thúc đẩy việc hình thành các kế hoạch liên kết các công ty Singapore với các TNC. Singapore chỉ có thể giải quyết được tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển được năng lực (các nguồn lực kỹ thuật và con người) và các TNC được nâng cấp (chính phủ khuyến khích bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết lập các cơ sở có kỹ năng cao và các viện nghiên cứu chung).

EDB đã nỗ lực nâng cấp sản xuất trong nước bằng Chương trình Nâng cấp Công nghiệp Bản địa (LIUP) năm 1986. Theo Chương trình này, các TNC được khuyến khích ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với các công ty bản địa. Các công ty bản địa đã được hưởng lợi nhiều nhất trong ngành điện tử qua việc cung ứng các dịch vụ bảo hành, các linh kiện và thiết bị cho các TNC sản xuất sản phẩm bán dẫn. Những sáng kiến như LIUP cũng có tác dụng gắn kết FDI nhiều hơn với nền kinh tế Singapore bằng các lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau.

Những sáng kiến khác của EDB áp dụng với các công ty bản địa bao gồm Kế hoạch Tài chính Doanh nghiệp Bản địa đã được chuyển cho Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn (PSB) vào năm 1996. PSB chịu trách nhiệm về Quỹ Phát triển Kỹ năng (SDF) được thiết lập năm 1979. Việc SDF đánh 4% thuế đối với chủ sử dụng lao động trả lương cho công nhân thấp hơn mức quy định là một cách có hiệu quả để buộc các công ty tăng cường nâng cao kỹ năng cho công nhân. Sau các cuộc khủng hoảng năm 1985, tuy mức thuế này được giảm xuống 1%, nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng.

Gần đây hơn, EDB đã áp dụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện tử-bán dẫn, hoá dầu và công nghiệp chế biến. Cách tiếp cận theo cụm là một công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thu hút FDI đồng thời tăng cường các mối liên kết và các tác động lan toả. Cách tiếp cận theo cụm nhằm xác định những hệ thống giá trị chiếm ưu thế cũng như phát hiện các khoảng cách và tiềm năng. Từ đó giúp chính phủ có chính sách tránh được những nguyên nhân cơ bản gây ra sự thất bại của thị trường và có thể hỗ trợ các dịch vụ hoặc chuẩn bị kết cấu hạ tầng cho mục đích sử dụng chung. Năm 1994, EDB đã bắt đầu một Chương trình Phát triển Cụm trị giá 1 tỷ đôla Singapore và gần đây đã tăng quy mô lên gấp 3 lần. JTC đã chuẩn bị các công viên sản xuất đặc biệt và xây dựng dự án trị giá 6 tỷ đôla Singapore để khai hoang Quần đảo Jurong cho cụm công nghiệp hoá dầu.

Bằng cách đầu tư vào các trung tâm R&D, chính phủ đã tăng cường mạnh hơn giá trị của cụm và phát huy tốt hơn những lợi thế bản địa.

Bên cạnh vai trò to lớn của chính sách công nghiệp, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng đã đóng một vai trò quan trọng, nhất là trong việc hỗ trợ cho các TNC. Kết cấu hạ tầng đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các TNC. Chính sách thương mại của Singapore đã luôn luôn tự do hơn so với các nước khác thể hiện qua các các rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan) rất thấp và sự áp dụng rộng rãi các giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

Ngoài ra, Singapore có những nhân tố đặc thù tác động tới việc định hình các chính sách về FDI hoặc có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút FDI, là:

Singapore là một nước thành phố với nhà nước có quyền lực tương đối mạnh để có thể xây dựng các chính sách mà không gặp sự phản đối mạnh từ các cấp chính quyền khác hoặc từ các tầng lớp xã hội.

Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ năm 1959 và quyền lực cũng như tính chính thống của chính phủ PAP trở nên không thể phủ nhận. Điều này đã cho phép chính phủ trở nên kỹ trị trong việc thực thi một chiến lược FDI.

Singapore chưa bao giờ gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ nên có thể dễ dàng huy động vốn cho các khoản đầu tư.

Một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút FDI là tuy có nhiều chủng tộc nhưng ngôn ngữ làm việc ở Singapore là tiếng Anh.

Vị trí địa lý nằm ở khu vực có chung một giờ chuẩn đã cho phép các dịch vụ tài chính lấp đầy khoảng Trống giữa Mỹ và châu Âu trong vòng một ngày 24 giờ.

Similar Documents

Premium Essay

Business Environment in Singapore

... Bangkok Thailand. Master Degree Program in Business Administration Minor: General Management I.I.S. Business Environment in Singapore MASTER DEGREE TERM PAPER 2015 BY, MARK ETHELBERT CHIJIOKE 2/10/2015 Abstract Mark Ethelbert Chijioke Business Environment in Singapore, 51 pages, 1 appendix Ramkhamheang University Institute of international studies Master of Business Administration Instructors: Dr. Bahaudin G. Mujtaba. Ramkhamheang University (IIS) Topic: Term paper Subject: Managing in Global Business Organization. Topic: Term paper Research focus Business Environment in Singapore The main reasons for this term paper research alone, Is because this is my final semester in master of business administration and I belief by doing it all alone the knowledge and the research I gather will help me so much in my final year project and might be useful for academic researcher and journal for organization and individual wanting to make Singapore a second home of base and work. 1. My research was to find out which kinds of experience European companies are having in Singapore. In addition, the task was to determine the main advantages and disadvantages of doing business in Singapore and which kinds of cultural difficulties European companies encounter in Singapore and how they can eliminate them. 1. In the theoretical part of study the first issue will be to find out the advantages and disadvantages of Singaporean business environment. 2. Second part will be the study...

Words: 13554 - Pages: 55

Premium Essay

Singapore Airlines Business Operations Management

...Introduction and Company Profile Singapore airline (SIA) was incorporated as a wholly owned subsidiary of the Singapore government on 28 January 1972 as a public company with limited liability. It is one of the most successful airlines today having the most recent and youngest fleets in the world. It has evolved from being a regional airline to one of the top ranked airlines in the world at present. As on March 1999, it carried 525 passenger flights a week out of Singapore. It operates in four segments namely airlines operations (which includes passenger and cargo air transportation), engineering services (airframe maintenance, line maintenance, fleet management programs etc.), training of pilots and tour wholesaling, Cargo operations (includes cargo transportation and related activities). It has a worldwide coverage including 110 cities in over 42 countries. It is dedicated to providing air travel services of the highest quality to its customers and also providing maximum benefits to its employees and shareholders. It has a first mover advantage in providing various additional services which are as follows: - Free headsets, choice of meals and drinks during 1970’s. - Introduction of satellite-based telephones - Involving one of the best panel of chefs for in-flight meals - First to operate world longest flight (Singapore to Los Angeles) - On demand inflight audio and video services In this report, four significant operations aspects of Singapore Airlines will be discussed...

Words: 6562 - Pages: 27

Premium Essay

Management of International Business - Expanding Debenhams Into Singapore

...made available upon request, which I will retain until after the Board of Examiners has published results. Laura Powell-Odabashy Management of International Business Laura Powell-Odabashy C3245807 Mary Leung Contents Page 1. Executive Summary 4 2. Introduction 5 3. Singapore Analysis 6 4.1. Singapore Country Overview 6 4.2. Singapore PESTLE Analysis 7 4. APEC Analysis 13 5.3. APEC Regional Overview 13 5. Debenhams Analysis 16 6.4. Debenhams Company Overview 16 6.5. Debenhams SWOT Analysis 17 6. Industry Analysis 20 7.6. Industry Overview 20 7.7. Industry Analysis 22 7. FMSS/Mode of Entry Analysis and Recommendation 27 8. Conclusion 30 9. Appendices 31 10. Bibliography 36 1. Executive Summary This report aims to firstly identify a suitable company that can expand overseas into a specific country within the APEC region and then distinguish the most appropriate foreign market servicing strategy to use in order to achieve a successful international position. The country selected within the APEC region is Singapore because it can offer an established business environment with various expansion opportunities for the company of Debenhams Plc to explore. The mode of entry which is most...

Words: 5282 - Pages: 22

Premium Essay

Steel Industry Bdangladesh

...Doing business in Singapore Table 1. Profile of Singapore Name Singapore Geographic location East Asia Current form of state City state with parliamentary democracy Previous form of state British colony (1819±1959) Member of Malaysia (1959±1965) Land area 647.5 sq. km Population 3.04 million (mid-1996 estimate) Population growth (1993±1997) 2% per year Population make-up Chinese (77.3%) (Singapore, as of June 1996) Malay (14.1%) Languages English, Chinese, Malay and Tamil GDP (US$) $94.1 billion (1996) GDP per head (US$) $30 900 (1996) GDP growth (1988±1997) 2.67 times Economic status Newly industrialized economy Type of industrialization Export-oriented Major industries by % of GDP Finance...

Words: 7473 - Pages: 30

Premium Essay

Singapore

...1. About the country Singapore is a member of Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and Asian Pacific Economic Cooperation (APEC) and it is an island country of the southern tip of the Malay Peninsula in Southeast Asia. Singapore has a strategic location for Southeast Asian shipping routes and also it is separated by the Straits of Johor from Singapore and Indonesia’s Riau Islands by the water side a decade ago. This country has highly development free market economy in which the economy is open and corruption-free. And the chief of state is the President and the head of government is the Prime Minister. 2. Political Characteristics In Singapore politics have been dominated by the People's Action Party (PAP) since the general elections of 1959, when Lee Kuan Yew became the first prime minister of Singapore. Foreign policy analysts and several opposition parties, including Workers' Party of Singapore and the Singapore Democratic Party (SDP) have argued that Singapore is one of state. This facto single party has led Freedom House to consider Singapore as not an appropriate electoral democracy. Singapore left the Common wealth in 1963 to join the Federation of Malaysia but was expelled from the federation in 1965 after Lee Kuan Yew disagreed with the federal government in Kuala Lumpur. Former Supreme Court of Singapore’s legal system is based on English common law, but with substantial local differences. Despite this , in the most recent parliamentary elections in...

Words: 561 - Pages: 3

Premium Essay

Research

...Ltd and Singapore is the selected country. The purpose of this report is to conduct environmental analyze followed by the PESTEL analysis and Poster’s 5 forces on both company and country. In this report includes the strategic and recommendation. Cotton On Pte Ltd is an Australia retail chain and the largest value of fashion brand in Asia as it has started twenty years ago. Cotton on have been maintaining and improving the service and the standards of the merchandise. (Cotton On company profile, Rebecca, 6th June 2005). Cotton On Pte Ltd first retail store was opened in 1991 at Geelong and Nigel Austin, who grew up in Geelong, founded it and at the age of 18, he decided to design a denim acid jacket and sell it at Beckley Market. (Cotton On Pte Ltd, (N.D).) Cotton On have other few retail stores with other brand names such as “Typo, Cotton On Kids, Rubi”. As for this report the country that has been chosen is Singapore. Although Singapore is a small country/island, it is an economic giant. (About Singapore (N.d).) For a long time ago, Singapore are known as "Pu-luo-chung" . Afterwards, it was named “ Temasek “ when the first settlement established in the 1298 – 1299. Singapore gained its independence on 1965. Singapore is a multi racial country and it consists of different races that is Chinese, Malay and Indian. In terms of education, Asian country took the top five rankings. (Singapore tops biggest global education rankings published by OECD, MAY 13, 2015) Singapore is the...

Words: 1937 - Pages: 8

Premium Essay

Singapore Pest Analysis

...Political: In Singapore, the state has taken on the role of promoter and practitioner of Corporate Social Responsibility, a logical development in view of the dominant role of the government in the local economy. The Economic Development Board Act exists to stimulate the growth, expansion and development of Singapore’s economy. A good example of the role the Singapore government has played in fostering economic growth is the Changi airport and the Singapore Airlines. The Singapore government investment and holding company, Temasek Holdings is the majority shareholder with 54% shareholding of the Singapore Airlines. However, the Singapore government has regularly stressed its non-involvement in the management of the company. The Singapore government also owns Changi Airport that was developed in 1975 to replace the Paya Lebar Airport. Both of these enterprises have become enormously successfully and are a good example of the thoughtful and forward-looking economic policies promoted by the Singapore government. Singapore is an enterprise friendly country. The government has set ups several organizations in helping the business in a very systematic way: 1. Regulation Structure (a)Ministry of Trade and Industry (MTI): It’s mission is to make Singapore a leading global city of talent, enterprise and innovation. Its mission is to promote economic growth and create jobs, so as to achieve higher standards of living for all. The vision of the Ministry of Trade and Industry...

Words: 1597 - Pages: 7

Premium Essay

International Timber Management

...which is becoming indispensable in life. Many people drink at least a cup of coffee each day. In Singapore, coffee can be easily bought in any coffee shops, cafes, restaurants and even sold by vending machines. Besides that, Singapore is one of the highest coffee-consuming countries in the world which is meant that 4.4kg of coffee per year (280 cups of coffee) (Channel NewsAsia, July 14, 2013). For coffee lovers, Starbucks is a famous name. It is because of the high quality of coffee bean used and the environment that lets customers enjoy the coffee. So, Starbucks is always the first choice of many people. The purpose of this report is to investigate about how Starbucks can expand their market in Singapore. This report will provide the background of the company and country. A SWOT analysis, PEST analysis and Porter’s 5 forces also will be provided in this report. Lastly, this report will give the recommendation and conclusion. 2. Company Background Starbucks is mainly famous for selling coffee, but it also sells other hot and cold beverages, pastries, sandwiches and other snacks. Today, Starbucks is the top largest coffee chain in the world which has more than 19000 branches in more than 60 countries (Hawthorn, October 30, 2013). Singapore is the third international country outside North American to introduce the Starbucks (Our heritage, 2011). 3. Country Background Singapore is a prosperous developing country. It is one of the commercial hubs in the world. Although it...

Words: 2911 - Pages: 12

Premium Essay

Casereports

...ESLITE  IN  SINGAPORE   1   Eslite Profile: One of the best bookstores in Asia Eslite was selected as one of the best bookstore in Asia by Times Magazine in 2004, and it was awarded "the most influential design award" by the Hong Kong Design Center. The founder was Mr. Wu Qing-You. He establishes this bookstore in 1989. His purpose of founding this organization is to see cultures and arts cultivated as the economy grows. As a result, this bookstore is operated based on arts and culture, hoping to enhance the diminishing humanities in Taiwan. Eslite now owns 48 branches, and is highly experienced in establishing them. The number of employees is about 1,200, and annual sales are about 1 billion dollars. It not only provides people with a comfortable atmosphere to read, but also blend in the element of fashion and trend into the bookstore. In spite of the bookstores, Eslite also owns 2 stationary stores, 5 concert halls, and 2 children bookstores. Eslite is well operated by compound management, including publishing, art exhibitions and even Tearoom. Because of its positioning and targeting customers, most of the branches are located in the urbanized areas. In 2012, Eslite established the first overseas branch in Causeway bay, Hong Kong. It is a spacious and quiet bookstore with more than 230 thousand books. It’s now the biggest bookstore and the one with most book collections in Hong Kong. Moreover, it will soon open in China at Soochow 2014. Assessment of Potential...

Words: 2915 - Pages: 12

Premium Essay

Pestle Singapore

...Laser Diagnostic Instruments (LDI) is an Estonian company, operating in the area of research, development, manufacturing and application of laser-based instrumentation. By the decision of a group of scientists in 1991 to apply their knowledge of lasers and electro-optics to practical commerce solutions, LDI offers analytical sensors to address environmental, industrial, and bio-medical issues, together with a range of software products that control measurements and handle data. LDI main products and services are based on novel laser, electro-optical and photonics technologies aimed at the real-time data assessment. Company developments and products quickly received worldwide recognition and the scientists' achievements have been acknowledged by prestigious international awards. The principal applications of LDI products and services are based on different technologies for each segments: o Laser induced fluorescence (LIF) is the technology that provides users with the tools to conduct broad and accurate environmental surveys of both water and ground in stressed environmental zones, which makes LID products specially suitable for oil spill response operations and others, like pipeline monitoring and leak detection. o Spectral Fluorescence Signature (SFS) is a very sensitive and selective tool to monitor many industrial processes on site and in real time, especially to ensure that products and processes start safe, meet standards, and remain safe at critical points throughout...

Words: 2897 - Pages: 12

Free Essay

Student

...Background of Transformation of Suntec Singapore by partnership  Suntec Singapore, Asia’s Convention City established in 2001. The purpose of the partnership is to set up efforts in promoting Suntec Singapore, and the surrounding hotels and adjacent infrastructure as a unique and fully integrated convention city (Suntec Singapore, Media Release, and 2 March 2004). The initiative partners are Suntec Singapore, hotels including Conrad Centennial Singapore, Pan Pacific Singapore, Ritz-Carlton Millenia Singapore, Mandarin Oriental Singapore, Marina Mandarin Singapore, Fairmont Singapore and Swissôtel The Stamford Singapore, also Singapore Airlines and Singapore Exhibition & Convention Bureau (SECB) currently in its three years. All of them are joint marketing alliance to market the self-contained meetings, convention and exhibition hub. Also, the Singapore Tourism Board actively supports the project, such as orgainsing network session (Asia’s Convention City, 2010). Besides, convenient location and strong ownership background of Suntec Singapore are helping Suntec Singapore to be transformed by partnership. Reasons for Transformation of Suntec Singapore by partnership      - Location factor Firstly, the district surrounding area forms a unique, self-contained and fully integrated convention city, so it is easily transforming to partnership as Suntec Singapore enjoying a prime central city location as Suntec Singapore offer direct access to 75,000 square meters of meeting place...

Words: 1036 - Pages: 5

Premium Essay

Singapore Airlines

...Singapore Airlines’ history can be traced back to 1 May 1947, when a Malayan Airways Limited (MAL) Airspeed Consul took off from Singapore Kallang Airport on the first of three scheduled flights a week to Kuala Lumpur, Ipoh and Penang. · Over the next five years, larger capacity DC-3 aircraft were introduced. This meant faster and more comfortable flights, and the extension of services to destinations in Indonesia, Vietnam, Burma (now Myanmar), North Borneo (Sabah) and Sarawak. · Inflight refreshments improved from the original thermos flask of iced water to sandwiches, biscuits and cold cuts plus a choice of hot and cold drinks, and alcoholic beverages served by a lone hostess. Known as “female pursers”, these hostesses are the forerunners of today’s Singapore Girl. In May 2008, Singapore Airlines created history again by being the first carrier to operate an all-Business Class service between Asia and the USA with its launch of all-Business Class non-stop flights from Singapore to New York (Newark). After operating as Malaysian Airways and then as Malaysia-Singapore Airlines, SIA was officially launched in 1972. Today SIA’s network reaches out to 93 destinations in 42 countries, serving Asia, Europe, North America, the Middle East, the South West Pacific and Africa. Its regional airline subsidiary SilkAir serves 21 destinations in 8 countries. SIA has also created a number of strategic alliances with other major world airlines to serve other markets jointly. Remarkably for...

Words: 2862 - Pages: 12

Premium Essay

Doingbusiness

...Doing Business in Singapore Updated as of 8 September 2006 Pioneer Management Services Pte Ltd 4 Shenton Way #04-01 SGX Centre 2, Singapore 068807 Telephone: +65 6327 6266 Facsimile: +65 6327 3855 Email: pioneer@singnet.com.sg Website: www.pioneerassociates.com.sg CONTENTS Page 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 Introduction Geography and History Population Political System Languages Currency Economy 1 1 1 1 2 2 2-3 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Business Entities and Accounting Companies Branches Representative Offices Sole Proprietorships Partnerships Limited Liability Partnerships Joint Venture Audit and Accounting Requirements Record and Filing Requirements 3 3 3-4 4 4 4-5 5 5 5 6 3 3.1 3.2 3.3 Finance and Investment Exchange Control Sources of Finance Investment Incentives 6 6 6-8 8 CONTENTS Cont’d 4 4.1 4.2 4.3 4.4 Employment Regulations and Social Security Contributions Employment Passes and Dependent’s Passes Engagement and Dismissal Trade Unions Social Security Contributions Page 8 8-9 9 9 10 5 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 Taxation in Singapore Companies Individuals Expatriates Indirect Taxes Other Taxes 10 10 - 14 15 - 18 18 - 19 19 - 20 21 Appendices 1 2 3 4 5 Tax incentives Withholding tax rates Corporate tax rates Personal income tax rates Personal tax reliefs 22 - 28 29 - 30 31 32 33 Doing Business in Singapore 1 1.1 INTRODUCTION Geography and History The Republic of Singapore is located at the southern tip of the West...

Words: 11578 - Pages: 47

Premium Essay

All in One Environments

...ESH S FR AY ALWTH MA A BY K IA IND AL GIN ORI Scoop it up Naturally. A projec t on Adv er tising Contemp in orar y So ciety to foreign m study arketing environm ents. NATURAL ICECREAM Coming to Singapore Natural Ice Cream Singapore Ltd. VI. MARKETING ENVIRONMENTS i. GEOGRAPHICAL ENVIRONMENT Location: South-eastern Asia, islands between Malaysia and Indonesia Area: total: 647.5 sq km Land: 637.5 sq km Water: 10 sq km Land boundaries: 0 km Coastline: 193 km Terrain: lowland Irrigated land: NA Natural hazards: NA Its major natural resources are its location and its deep-water harbour. Singapore, though small, has a varied topography. The centre of the island contains a number of rounded granitic hills that include the highest point. The island originally was covered with tropical rain forest and fringed with mangrove swamps. Since the founding of the city in 1819, the natural landscape has been altered by human hands, a process that was accelerated in the 1970s and 1980s. By 1988, Singapore's land area was 49 percent built up, and forest covered only 2.5 percent. • • • • • Singapore Weather ! Singapore is two degrees north of the equator and has a tropical climate, with high temperatures moderated by the influence of the sea. ! Average daily temperature and humidity are high, with a mean maximum of 31°C and a relative humidity of 70 to 80 percent in the afternoon. ! Rain falls throughout the year, but is heaviest during the early northeast monsoon from...

Words: 5856 - Pages: 24

Premium Essay

Singapore Country Analysis

...Singapore – Country Analysis Vineet Khattar; Group Work 9/29/2012 Contents Country Background: .......................................................................................................................... 3 Cultural Aspects of Singapore: ............................................................................................................ 3 Political context................................................................................................................................... 3 Economic policies of Singapore .......................................................................................................... 4 Institutional Framework ..................................................................................................................... 5 Labor Policies of Singapore ................................................................................................................. 7 Objectives of the country: .................................................................................................................. 8 Corresponding Policies Implemented by the Government ................................................................ 8 Performance ....................................................................................................................................... 9 Opportunities, Challenges and Risks......................................................................................................

Words: 3564 - Pages: 15