Free Essay

Chung Cake

In: Business and Management

Submitted By xanhmai95
Words 12654
Pages 51
PHẦN IX

MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1[1]

Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.

Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trìnhhoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.

Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.

Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa.

Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn[2]

Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó

10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 - 10 phút cuối.

15. Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

16.Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó

Theo GlobalEdu

6 kỹ năng học tốt ở bậc đại học[3]?

Đó là kỹ năng học trên lớp, ở nhà, đọc sách, để ghi nhớ tốt, giải tỏa stress và kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra. Những kinh nghiệm này tưởng là quá cũ nhưng lại không cũ và giúp ích rất nhiều cho các tân cử nhân.

Kỹ năng học tập trên lớp

Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.

Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.

Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

Kỹ năng học ở nhà

Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.

Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.

Để ghi nhớ tốt

Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì.

Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.

Kỹ năng đọc sách

Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu.

Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.

Kỹ năng giải tỏa stress

Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.

Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải “ghét” khi mà “một chút xíu không thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”…

Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra

Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.

Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày. Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.

Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại.

Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng.

13 nguyên tắc về các kỹ năng học tập[4]

Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân

Bộ não là yếu tố sinh kỹ thuật nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Tất cả các bộ não, trong đó có não của bạn, đều có khả năng thiên tài. Cần có thời gian, nỗ lực và nghiên cứu theo hướng dẫn để tiếp cận tiềm năng này và ai cũng có thể làm được nếu người đó mong muốn.

Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân và phát triển các kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Bạn nên xem chương 8 để biết thêm chi tiết về cách sử dụng bộ kĩ năng chưa được tận dụng tối đa này.

Để đạt được thành công trên con đường tiến tới các mục tiêu của bạn, bạn cần phải tin vào chính mình. Trong các bài viết trước, bạn đã học cách tạo ra những thông điệp tích cực và lời nhắc nhở về thành công trong quá khứ. Nên nhớ rằng, bạn là một người học tập tự tin và có tài. Bạn có thể học bất kì điều gì. Bạn có tiềm năng thiên tài và mọi kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó.

Nguyên tắc 2: Chuẩn bị

Điều khác biệt giữa học tập ở mừc trung bình với những điểm số tuyệt vời thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học tập, thái độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ngạc nhiên đến hiệu quả học tập của bạn.

Những nét cơ bản trong các bài viết trước là dành cho việc học ở nhà, trước khi đến lớp, chuẩn bị cho bài kiểm tra, trước một bài nói - ở mọi thời điểm! Đây không phải là công việc bận biệu một cách ngớ ngẩn. Đây là những bước học tập hiệu quả, quan trọng nhất mà mọi người thường bỏ qua. Nhưng những sinh viên thông minh không bỏ qua chúng.

Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc

Hãy tổ chức bản thân và công việc của bạn. Luôn có một kế hoạch cho việc học và viết nó ra. Hãy luôn xem lại và thường xuyên ôn lại kế hoạch của bạn.

Điều đó thật đơn giản. Cái kho là làm cho kế hoạch đó đạt hiệu quả vì hiếm khi một kế hoạch đạt hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.

Hầu hết mọi người đều thất bại ở công đoạn này vì họ bỏ cuộc khi thấy nỗ lực lên kế hoạch đầu tiên không đem lại hiệu quả. Việc làm thích hợp nhất là trông chờ những thay đổi và sẵn sàng tiến hành. Nhu cầu tạo ra những thay đổi trong kế hoạch không có nghĩa là thất bại - nó có nghĩa là chưa có kinh nghiệm trong trong việc lên kế hoạch và dự định trong cuộc sống của chúng ta chắc hẳn sẽ bị khinh xuất. Hủy bỏ tất cả các kế hoạch khi mọi thứ đều đi trật đường – ĐÓ mới thật là thất bại.

Lên kế hoạch là một loại cơ bắp tinh thần: bạn càng thường xuyên sử dụng nó, nó sẽ ngày càng hoàn thiện.

Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng

Đặt ra những ưu tiên và khẳng định bạn sẽ dành thời gian cho công việc nào sẽ giúp bạn hoàn thành các mục tiêu. Đó chính là sự ưu tiên. Để đạt được điều đó, bạn nhất thiết phải lập kế hoạch. Nếu mục tiêu là vượt qua bài kiểm tra quan trọng hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung hôc, hay đạt được một bằng cấp nào đó thì bạn phải làm rất nhiều việc.

Trong khi viết ra những kế hoạch của mình, bạn hãy thiết lập kỷ luật của bản thân, lập ra thời gian biểu. Nhiều sinh viên đang cảm thấy trường học đang làm lãng phí cuộc đời họ. Điều đó là sai.

Dù sao thì công việc vẫn còn ở đó. Bạn không thể trốn tránh nó. Học và làm bài về nhà là phần chính đối với một sinh viên và một người học tập. Bạn có thể học tậo hiệu quả hơn nhờ thông tin trong cuốn sách này, song vẫn có những công việc liên quan khác. Nhưng bạn có thể chọn nơi để kiểm soát trong tình huống này. Liệu bạn sẽ kiểm soát công việc hay để công việc chi phối cuộc sống của bạn?

Công việc có thể chi phối nếu bạn bỏ bê việc lập kế hoạch và những kỹ thuật học tập đúng đắn cho đến khi cơn khủng hoảng của một chuỗi khủng hoảng chôn vùi bạn. Nếu bạn để các công việc được giao và sự chuẩn bị cho bài kiểm tra chồng chất cho đến giữa năm, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cuộc sống của mình trong nữa năm còn lại. Còn quá ít thời gian trước hạn định hoặc trước kỳ kiểm tra trong thời gian biểu của bạn, nên bạn không thể dễ dàng nghĩ ngơi, dành thời gian cho bạn bè, hoặc chỉ để thư giãn. Bạn bận rộn với vì sự tổn hại khả năng kiểm soát – một tình huống rất căng thẳng và không bao giờ dẫn đến việc học tập thuận lợi nhất hoặc những điểm số cao.

Nguyên tắc 5: kỷ luật với bản thân

Không gì có thể thay thế sự tự chủ và tính kỷ luật. Những kỷ luật, thủ thuật và hướng dẫn học tập sẽ vô dụng nếu bạn không có ý chí để thực hành chúng. Nó giúp ích cho kỷ luật của bạn nếu bạn có mục đích, kế hoạch hành động và niềm tin mãnh liệt vào bản thân, nhưng bạn cũng phải có ước muốn duy trì nó khi mọi việc trở nên khó khăn. Đây chính là chức năng thức hai của các kỹ thuật học tập - giúp phát triển các khả năng của bạn.

Có kỷ luật với bản thân khi theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của bạn không có nghĩa là giới hạn tự do của bạn. Những thứ làm bạn phân tán tư tưởng mới là giới hạn thật sự. Nếu một trong những mục tiêu của bạn đạt được khả năng tiếp cận với tiềm năng thiên tài bên trong bạn, giúp bạn trở thành một người siêu đẳng và tự tin như mong ước, thì bất kỳ tính kỷ luật cần thiết nào để bạn trụ vững trên con đường đó đều là sự giải phóng, chứ không phải là sự bóp nghẹt.

Nguyên tắc 6: Bền bỉ

Hãy không ngừng tiến bước. Tính bền bĩ quan trọng hơn tài năng, thiên tài hay sự may mắn. Tất cả sẽ vô ích nếu thiếu tính bền bĩ, nhưng tính bền bĩ sẽ mang tới những thành công mà không cần tới những yếu tố trên.

Lâu dài, kiên trì và bền bỉ dù cho có gặp phải mọi khó khăn, chán nản và những việc bất khả thi. Chính là tất cả những điều này giúp chúng ta phân biệt một tinh thần mạnh mẽ với một tinh thần yếu đuối.- Thomas Carlyle

Chuẩn bị cho việc học trên lớp[5] Nhiều bạn trẻ hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cho là nó không quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự lại không phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp bạn định hình được kiến thức, nhờ đó bạn dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn

Trước khi đến lớp:

Bạn nên hoàn thành hết tất cả các bài tập ở nhà mà thầy cô giao cho, chú ý xác định các dạng bài tập, cách giải của từng loại và tự ghi nhớ công thức theo cách riêng của mình. Bạn cũng nên dành thời gian xem lại bài hôm trước, hệ thống lại kiến thức, dùng bút hightlight hay giấy ghi chú để đánh đánh dấu các điểm cần lưu ý. Sau đó bạn đọc lướt qua bài ngày hôm sau, định hình kiến thức mới cho mình để dễ tiếp thu lời giảng của thầy cô. Bạn cũng nên ghi chú lại các chỗ bạn không hiểu và những chỗ bạn cho là quan trọng để hôm sau bạn chú ý đến đoạn đó hơn hoặc hỏi thầy cô.Bạn hãy chủ động hỏi thầy cô chỗ bạn còn thắc mắc và chưa hiều, không thầy cô nào từ chối lời thỉnh cầu của bạn cả

Trong lớp:

Phải chắc chắn rằng bạn đến lớp đúng giờ, để nghe được trọn bài giảng (phần đầu rất quan trọng, nó giúp bạn định hình kiến thức mà bạn sẽ tiếp thu trong suốt buổi học). Và hơn nữa là không làm phiền đến bạn cũng lớp vì khi bạn vào sẽ gây mất tập trung cho các bạn khác, đôi khi khiến thầy cô phải dừng bài giảng nữa chừng. Điều này không gây ấn tượng tốt cho thầy cô đâu. Bạn nên chọn chỗ ngồi gần bảng để thuận lợi cho việc nghe giảng, dễ dàng nhìn thấy bảng và các giáo cụ nếu có. Việc đó có ích cho bạn khi trao đổi với thầy cô, và dễ dàng tập trung hơn..Bạn nên tránh các việc làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn như lơ đãng, nhìn lung tung trong lớp, nói chuyện riêng, chuyền giấy viết thư, vẽ lăng nhăng……Bạn có thể sử dụng bút hightlight hoặc ghi chú vào đầu trang những gì mà bạn cho là cần ghi nhớ. Tô đậm một khái niệm nào đó trong bài, tóm tắt chủ đề nào Điều quan trọng nhất là bạn nên chủ động hỏi thầy cô nếu không hiểu (nhưng nên đợi vào lúc thầy cô "ngừng" chứ đừng ngắt mạch suy nghĩ của thầy cô, điều này gây sự khó chịu và ảnh hưởng đến các bạn cùng lớp).

Bạn hãy cố gắng và bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, chúc bạn luôn học tốt.

Nguồn: Hiếu Học tổng hợp

Các phương pháp ghi nhớ[6]

Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.

1. Ghi thành dàn bài

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc

Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn

- Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán, Thống kê, Kế toán, Kinh tế học… thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

3. Ghi ra giấy

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem.

Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.

Nguồn: Sưu tầm

4 Bí quyết thay đổi cuộc đời[7]

Để thay đổi được cuộc đời mình, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen và bắt đầu nhận thức suy nghĩ của chính mình, và mọi việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều…

Nhận diện bản thân để nhìn lại và điều chỉnh từ chính bản thân bạn. Càng sớm nhận ra, cuộc sống của chúng ta sẽ càng sớm thay đổi.

1. Bí quyết đầu tiên: “Đến sớm hơn mọi người, ra về sau cùng và cố gắng thêm một chút”

Bất cứ ai thành công trên một lãnh vực nào đó đều xuất phát từ sự ham hiểu biết vô bờ bến về những gì họ đang theo đuổi; những lời hứa, cam kết phải luôn được duy trì; khả năng chịu đựng bền bỉ cộng với sự tự phê bình, và đây là yếu tố quan trọng nhất!

2. Bí quyết thứ 2: “Đừng bao giờ biện minh cho việc chưa làm được”

Đây là bí quyết khó thực hiện, vì không phải ai cũng tập luyện được thói quen này. – Thói quen không bao giờ chấp nhận bất cứ lý do nào lý giải cho việc ta chưa làm được. Cho nên bạn hãy tập cho mình thói quen nói câu: “Không có lý do biện minh nào cả” vì trong tương lai nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy dễ dàng, thoải mái hơn và rồi những kết quả bạn đạt được sẽ có những tiến triển rỏ ràng. Ngược lại, những lời biện hộ chẳng khác gì ta tạo điều kiện cho sự thất bại của ta.

3. Bí quyết thứ 3: “Phán đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có khả năng xảy ra”

Đây là thói quen khó thực hiện hơn hai thói quen trước. Thói quen này không thể có được nếu trước tiên ta không học cách phán đoán và tìm giải pháp cho các vấn đề có thể phát sinh trong quyết định của mình.

Đó là phải luôn giải quyết trước những vấn đề có thể phát sinh, để sau này chúng ta không phải lo lắng về nó nữa. Thực tế, hơn 50% những thất bại xảy ra là vì người thực hiện đã không thấy trước được các vấn đề. Cho nên chúng ta phải tập cho mình khả năng phán đoán vấn đề và linh động thay đổi kế hoạch, nhằm tránh thêm nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.

Tóm lại là phải biết suy nghĩ trước, như những người thành công thường áp dụng phương pháp “hình dung” trước những trở ngại sẽ gặp phải và cách giải quyết nó.

4. Bí quyết thứ tư: “Làm cho những người xung quanh ta tốt hơn và có giá trị hơn”

Cho dù cơ hội luôn công bằng và mọi người đều có cơ hội nhưng chỉ có một số ít người thành công nhờ biết sử dụng các bí quyết này. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chẳng khác gì các thói quen khác phải không?

Bí quyết chính là ở chổ phải biết áp dụng chúng, sống với chúng, đưa chúng vào trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã từng nghe những bí quyết này trước đây, thậm chí họ còn có thể kể ra những ví dụ mà ở đó họ thấy những thói quen này được áp dụng rất thành công. Nhưng sau đó bản thân họ lại gạt bỏ chúng đi vì họ không muốn cuộc sống của mình phức tạp hơn. Tuy nhiên, hầu hết những bí quyết thành công của cuộc sống đều rất đơn giản. Vấn đề không phải ở chổ nghĩ ra và nắm được những nguyên tắc đó mà là cách ta áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của mình như thế nào!

Theo: “4 Secrets that will change the rest of your life” - DICK LYLES

Nghi Quân (Hieuhoc.com)

Giảng đường đại học: Học như thế nào[8]? Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng đường đại học thực sự hiệu quả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố gắng nỗ lực không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng sắp xếp thời gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi hiệu quả. Thực tế, để thành công trên giảng đại học bạn cần thực hiện những điều gì?

Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp thu những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học tập khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu bạn học đại học xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái thành công trên giảng đường đại học.

1. Có mục tiêu rõ ràng

Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học.

Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học

Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được trong thời gian học đại học

Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó

Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những mối quan tâm của bản thân

Linh hoạt - trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa trên kinh nghiệm của bản thân

2. Sử dụng tiền một cách hợp lý

Ngoài việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn học đại học. Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành riêng cho việc học đại học:

Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó

Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản

Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện có thể sẽ “ngốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn.

3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định

Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại học. Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc luôn minh mẫn và tỉnh táo.

Ngủ đủ giấc

Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì dự tỉnh táo.

Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường và hoa quả tươi sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn minh mẫn và tỉnh táo nữa.

Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như bánh mỳ và khoai tây chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt cho sức khoẻ.

Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường. Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc miễn phí.

Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng.

4. Tận dụng thư viện

Bạn sẽ dành không ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng nguồn thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành công trong học tập.

Tìm hiểu những nguồn thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay khi bước chân vào giảng đường đại học

Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện

Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy đọc phim .v.v…

Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay không. Nếu có hãy đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại đó.

5. Tham gia vào các hoạt động trong trường.

Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết.

Tham gia vao các câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân. Bạn sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn.

Tham gia một câu lạc bộ nào đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học. Điều này không chỉ giúp bạn học tốt hơn mà còn giúp bạn thiết lập những mối quan hệ rất hữu ích cho sự nghiệp trong tương lai.

Tham gia đội thể thao nào đó của trường. Đây là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khoẻ và làm quen với những người bạn mới.

Tham gia vào những sự kiện, hoạt động ngoại khoá dành cho sinh viên. Bạn sẽ học được những kinh nghiệm quý giá để hoà nhập với tập thể và môi trường mới.

Đương nhiên muốn thành công trên giảng đường đại học đòi hỏi rất nhiều cố gắng và nỗ lực. Nhưng sự cố gắng và nỗ lực của bạn khi học tập tại đây sẽ vô cùng hữu ích cho cuộc sống của bạn sau này.

(Sưu tầm)

Cách học cho từng loại tính cách[9] Tính cách tự ý thức

- Phương pháp giao tiếp gợi mở: Bạn nên tận dụng phương pháp “Hỏi - Đáp”, tránh sử dụng phương pháp “Đúng - Sai”, Ví dụ: “Bạn cho rằng đây là đáp án hay nhất phải không?”, không nên nói: “Đáp án của bạn sai rồi”...Làm theo phương pháp này sẽ thấy việc dẫn dụ người khác làm theo ý mình không quá khó.

- Phương pháp làm việc có mục tiêu - động cơ: Cần xác định rõ lí do xây dựng mục tiêu phấn đấu của mình để trên cơ sở đó có động cơ, có sức mạnh kiên trì thực hiện đến cùng những mục tiêu đã đề ra bằng các phương pháp linh hoạt theo hoàn cảnh. Bên cạnh việc xây dựng mục tiêu gần, bạn cũng cần rèn luyện khả năng xây dựng mục tiêu xa để tránh tham bát bỏ mâm.

- Phương pháp làm việc có tình có lý: Tình =>Lý =>Pháp, nên thực hiện theo từng bước, nếu không theo tuần tự thì có thể càng làm càng gặp nhiều khó khăn. Nên luôn đặt mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ, tính toán và cảm nhận. Mọi người xung quanh mình được may mắn thì mình cũng có thể may mắn. Chăm lo cho mọi người tức là chăm lo cho chính mình. Ví dụ: Trong gia đình có một người nằm viện thì mọi người đều vất vả.

- Phương pháp khích lệ: Cần có tinh thần đứng lên sau khi ngã, thất bại là mẹ thành công, càng khó khăn tinh thần càng phải mạnh mẽ. Nên luôn tự động viên: ‘’Mình không thể thua, mình nhất định sẽ làm được’’

Tính cách mô phỏng

- Học mô phỏng: Bạn nên sử dụng băng hình, phương pháp đóng vai... Bạn nên quan sát hành vi, động tác của người khác để nắm được cung cách làm rồi tiến hành bắt chước cho tới khi đạt được thành quả. Về sau hành vi đó sẽ trở thành hành vi tiêu chuẩn của bản thân bạn.

- Học bằng phương pháp noi gương: Bạn nên lựa chọn đọc các câu chuyện về những người thành danh, có công đức hoặc các vĩ nhân, người tài giỏi để làm gương giúp mình học cách nghĩ, cách làm của họ. Bạn nên lấy việc làm mẫu và lặp đi lặp lại để tạo thành kỹ năng. Sự giáo dục trong quá trình trưởng thành là mấu chốt của thành công, nếu không có những tấm gương để bạn noi theo thì học tập và làm việc khó có chiều sâu.

- Học theo hoàn cảnh: Bạn nên tận dụng phương pháp học tập bằng các giác quan: thị giác- thính giác và xúc giác. Bạn hãy luôn đặt mình vào thực tế hoặc tưởng tượng, tự mình đang có mặt trong hoàn cảnh đó để học tập, tăng cường cơ sở của nhận thức. Ngoài ra, bạn cũng nên năng tham gia các chương trình thực nghiệm, hoạt động đoàn thể...

- Phương pháp học tập theo trình tự: Trước khi làm một việc gì bạn nên xây dựng kế hoạch. Bạn cần không ngừng tự kiểm tra và đánh giá, rút kinh nghiệm từng giai đoạn theo kế hoạch đã đề ra. Bạn nên tự khích lệ đồng thời tạo áp lực thích hợp cho bản thân khi thực hiện một công việc nào đó.

- Phương pháp tự học: Dựa vào hoàn cảnh thực tế của mình, bạn nên có kế hoạch học tập chủ động từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm và năng lực hơn mình, đồng thời cố gắng đọc thêm các tài liệu từ các nguồn khác nhau như: Sách vở, mạng…hoặc theo học các lớp bổ túc chuyên môn ngắn hạn do đơn vị hay các hiệp hội tổ chức.

Tính cách tư duy ngược

- Phương pháp hành động ngược: Khích lệ mình năng dùng tư duy ngược để từ kết quả lật ngược lại vấn đề xem xét, vì như vậy thì sẽ biết được một cách rõ ràng cả quá trình và trình tự học tập, giúp bạn có thể tìm hiểu được toàn diện và tìm ra đáp án mình muốn.

- Khen thưởng kịp thời: Bạn sẽ vui mừng và càng cố gắng hơn vì được khẳng định. Ngược lại cũng có thể dùng phương pháp thưởng phạt để qui định các hành vi, phương pháp học tập của chính mình.

- Tự mình quản lý: Bạn nên làm đi làm lại nhiều lần những việc quan trọng, dần dần thành tiêu chuẩn hành động và có thể đạt tới sự tự ràng buộc và quản lý bản thân. Bạn nên lập ra bảng quản lý. Ví dụ: những việc gì có thể quản lý, khi hoàn thành tốt có thể được điểm. Qui định đổi điểm thành phần thưởng. Nên tăng cường bồi dưỡng EQ, hiệu quả học tập của bạn sẽ càng tốt.

Tính cách cở mở

- Kiềm chế phản ứng: Bạn nên dùng nhiều yếu tố khác nhau tác động đến mình để xem cách phản ứng của mình như thế nào, trên cơ sở đó lựa chọn phản ứng tích cực phân tích và xây dựng mẫu phản ứng hoặc mẫu hành vi phù hợp nhất để sử dụng nếu có tình huống tương tự xẩy ra.

- Khống chế hình tượng: Bạn nên tập tưởng tượng, thông qua các cảnh đó để học tập, thể nghiệm, sáng tạo nhằm tăng cường sự vận động toàn não của thị giác và khống chế kiểu ghi nhớ của người học. Ví dụ: Khi học văn thì dùng hình vẽ để diễn đạt thay chữ viết, trong não sẽ hiện ra một bức tranh toàn cảnh. Khi học lịch sử, tưởng tượng ra các nhân vật, sự vật và sự kiện lịch sử thời đó để trong não hình thành ra bức tranh lịch sử trong bài.

- Khống chế ngữ âm: Trong quá trình học, bạn cần chú ý các ngữ điệu vui, buồn, giận...trong bài. Tận dụng nét âm nhạc, ngôn ngữ cố định đó để hình thành hiệu quả khống chế trí nhớ. Sau này chỉ cần nghe thấy nét âm nhạc đó, ngôn ngữ đó thì sẽ đánh thức trí nhớ.

- Khống chế động tác: Bạn nên xây dựng phương pháp học tập ở trạng thái động. Bằng các động tác tay chân mô tả bài học sẽ làm tăng thêm hứng thú, tăng cường trí nhớ cho mình. Đây là một biện pháp tốt để nâng cao kết quả học tập cũng như làm việc.

- Khống chế tình cảm: Bạn cần tạo ra niềm vui, hứng thú để tăng cường ý nguyện và hiệu quả học tập, làm việc. Tránh để mình có tâm lý căng thẳng hay không vui khi bắt tay vào làm việc mà làm cho kết quả kém đi. Nên tự mình qui định hoặc đề ra các nguyên tắc làm việc hàng ngày và cố gắng thực hiện bằng được thì sẽ đảm bảo sự thuận lợi trong công việc. - Học tập và làm việc theo truyền thống: Cần làm việc theo nhóm hoặc có quân sư bên cạnh thì làm việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Sưu tầm

Bí kíp ôn thi

1. Xác định thứ tự ưu tiên các môn học

Bạn đừng quan tâm môn nào thi trước, môn nào thi sau. Điều đó chỉ làm bạn lo lắng hơn và lúng túng không biết nên phải bắt đầu học môn nào. Kết quả là chẳng môn nào học đến nơi đến chốn cả. Hơn nữa, học trước đôi khi sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và bớt lo âu hơn. Tốt nhất bạn nên phân loại các môn học theo thứ tự ưu tiên như sau: các môn không cần học thuộc bài, chỉ cần hiểu bài (Toán, Lý, Hoá, Anh Văn, Tin...); các môn phải học thuộc lòng để thi (Sinh, Sử, Địa, Văn...). Sau đó, tiếp tục xếp theo thứ tự ưu tiên từng môn. Nào, bạn muốn bắt đầu với "cụm" nào trước? Hãy quyết định dứt khoát và làm những công việc tiếp theo sau.

2. Bạn chọn cụm "học bài" trước

Quyết định của bạn khá đúng đắn, bởi học trước sẽ giúp bạn nhớ dai hơn và không sợ "gãy gánh" giữa đường trong phòng thi do học quá vội vàng. Đối với các môn học bài này, bạn không cần phải tự hành xác mình bằng cách học tất tần tật các kiến thức trong sách giáo khoa, để rồi chỗ nhớ chỗ quên. Còn nếu bạn có đề cương? Hãy học một cách thông minh và tài tình hơn nữa bằng cách tóm gọn, giản lược kiến thức trong đề cương, bỏ những liên từ dài dòng, chỉnh sửa các câu khó hiểu không có chủ ngữ, vị ngữ. Sau đó gạch ý cơ bản và mường tượng ra nội dung liên quan. Bạn có thể diễn đạt bằng cách của chính mình một khi đã hiểu rõ. Riêng về phần học trắc nghiệm, bạn cố "để cái đầu mình vào những nội dung trong sách giáo khoa", vì nội dung trắc nghiệm đều nằm tất cả trong ấy. Khi học bài, đừng nhớ rằng bạn còn vài chục trang chưa học mà hãy nghĩ đến việc bạn đã học xong gần chục trang rồi. Nếu bạn tập trung cao độ thì bạn học bài khá nhanh, lại không cảm thấy chán nữa.

3. Bạn quyết định "chiến" với cụm "không cần học bài"

Đây là một quyết định khá thông minh, vì các môn học này mang tính quyết định đối với bạn. Trước tiên, hãy đọc kĩ các nội dung trong sách giáo khoa và nắm vững đã. Nếu không hiểu phần nào, bạn phải cố gắng mày mò tìm hiểu ngay lập tức, nếu không nó sẽ trở thành một lỗ hổng khổng lồ. Khi nắm vững các kiến thức rồi thì bạn sẽ thấy hứng thú khi bắt tay vào làm bài tập. Hãy bắt đầu với những bài tập dễ trước, sau đó dần dần "nâng" lên. Bạn cần ôn tập trọng tâm thi, chứ không nhất thiết phải làm hết tất cả các dạng bài tập. Khi đã làm bài tập một cách thuần thục và nhuần nhuyễn, đầu óc bạn sẽ minh mẫn hơn vì nó được hoạt động hết công suất. Đừng vò đầu bứt tóc trước một bài tập hóc búa, vì nó chẳng mang lại kết quả tốt đẹp gì. Bạn có thể gọi điện hỏi bạn bè, hoặc nhờ sự trợ giúp của các thành viên trong một diễn đàn học tập nào đó...Đừng đi theo lối mòn. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải làm lại cả chục lần một dạng bài toán cơ bản. Chỉ cần biết cách làm là được. Bạn cũng đừng học nâng cao quá mà làm những bài toán dễ không xong. hãy học một-cách-bình-thường, giống như bạn tự học ở nhà hằng ngày vậy.

4. Xoáy sâu vào các môn thi trước

Sau khi đã ôn một cách tổng quát và toàn diện, bạn mới bắt đầu học các môn thi trước. Lúc này bạn sẽ thấy sự ôn tập của mình nhẹ nhõm vô cùng. Vì vậy đừng tự ép mình học liên tục mà hãy tự thưởng cho mình khoảng 30-45 phút thư giãn khi hoàn thành xong một bài học nào đó. Đừng tự tạo áp lực cho mình bằng cách tưởng tượng ra khung cảnh trong phòng thi, hay ngồi đếm ngược thời gian để đối diện với "tử thần". Thi chẳng qua là để "check" lại kiến thức của bạn, không phải là một "cực hình". Vì vậy, hãy thoải mái bạn nhé!

5. Trước khi thi

Vào giai đoạn này, bạn sẽ có cảm giác đầu óc mình "rỗng tuếch" do nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Chỉ là do vấn đề tinh thần của bạn lấn át lý trí mà thôi. Thật sự bạn đang có đầy đủ kiến thức để bước vào kì thi một cách tự tin đấy. Đầu óc bạn sẽ thật sự "trống rỗng" khi bạn tiếp tục ép não của mình thu thêm kiến thức vào những phút cuối cùng trước khi thi. Hãy để cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi, bạn học khá kĩ mà! Nếu thấy những người bạn xung quanh cứ "luống cuống" giở hết trang này đến trang khác mà không học được trang nào ra hồn mà bạn cũng đâm hoảng mà bắt chước theo thì coi chừng dẫn đến tiêu cực đấy nhé! Họ làm vậy để muốn tự chứng tỏ rằng họ sẽ làm bài tốt hơn khi họ "chắt mót" thêm một ít thông tin, còn kiến thức của bạn đã được "thu thập" khá nhiều. Vì vậy, chẳng lý gì bạn phải "chắt mót" một cách tội nghiệp như họ cả.

Chúc bạn thi học kì đạt được kết quả cao nhất nhé!

(Sưu tầm)

Bí quyết để có một trí nhớ tốt[10]

Trong số muôn vàn câu hỏi mà chúng ta vẫn thường đặt ra cho bản thân, dường như " Sao tôi lại không nhớ được nhỉ? " là câu xuất hiện nhiều nhất. Tại sao vậy? Chắc hẳn vì trí nhớ là một trong những vấn đề bí ẩn đối với con người.

Bảy bí quyết để có một trí nhớ tốt

1- Hãy nhìn cho kỹ:

Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.

2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:

Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.

3- Tập trung vào tiếng động:

Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.

4- Gắn liền con người với hoàn cảnh

Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?

5- Tách tên người ra thành những từ độc lập

Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.

6- Tăng tốc độ.

Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.

7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh"

Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.

6 bài tập đơn giản giúp bạn luyện trí nhớ

1. Chơi ô chữ và giới hạn thời gian để hoàn thành.

2. Khởi động một ngày mới như sau: tắm mà nhắm mắt, chải răng bằng tay không thuận.

3. Trong lúc đọc sách, thỉnh thoảng hãy đọc lớn lên.

4. Thỉnh thoảng thay đổi lộ trình đến văn phòng làm việc, đừng đi hoài những con đường đã quá quen.

5. Tại văn phòng, sử dụng tay không thuận để làm một số việc linh tinh như bấm kim, bật máy, hoặc dùng điện thoại.

6. Vào bữa cơm tối, trước khi ăn, hãy nhắm mắt và xác định món ăn bằng cách ngửi, nếm, và... sờ.

(Sưu tầm)

7 kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm hiệu quả[11]

Những năm gần đây trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, các giáo viên đã không ngừng giảm thiểu các giờ thuyết giảng để tăng giờ cho học sinh, sinh viên làm việc nhóm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải giờ làm việc nhóm nào của lớp cũng thành công. Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người học chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

7 kỹ năng được trình bày sau đây sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả hơn:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.

Giáo viên cần giải thích với học sinh, sinh viên của mình rằng lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.

2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.

Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm.

Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một điều không kém quan trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu rằng: "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê bai con người của mình".

Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.

6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.

Hãy hỏi học sinh, sinh viên của bạn sẽ nhận được gì khi họ không chịu chia sẻ những gì mình có.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. "Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!".

Theo Trung Nguyên (Giaovien.net)

Mẹo học để hiểu và nhớ bài[12]

Chúng ta thường thấy rất nhiều bạn bị mệt mõi trong việc học: Do cố nhồi nhét nội dung những bài học đã trở nên “quá tải” vì chưa hiểu bài, vì muốn gom toàn bộ các bài học, dồn lại để ôn một lượt khi gần đến ngày thi. Để rồi cảm thấy chán nản vì có quá nhiều bài để học, không biết được bài nào, phần nào là mình chưa nắm kỹ cần phải học nhiều hơn.

Sau đây là chia sẽ kinh nghiệm học tập của một bạn đọc, hiện là sinh viên trường FPT.Aptech. Tp.HCM .

Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài hơn, làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được những thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết.

Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy áp dụng thử nhé!

Nguyên tắc chung: Hiểu bài để ghi nhớ.

Cách ghi nhớ tùy thuộc vào thói quen hoặc cá tính của mỗi người, có bạn nhớ tốt nhờ dựa vào: hình ảnh, sơ đồ hoặc nghe đọc, ghi chép v.v… Nhưng dù ghi nhớ theo phương pháp nào, vai trò quan trọng nhất vẫn là sự “hiểu”. Không hiểu và hiểu không rõ là hai điều cản trở trí nhớ hoạt động hiệu quả. Bạn cố gắng “nhồi” thật nhiều, nhưng nếu chỉ ở mức độ “gần như hiểu”, “có vẻ hiểu” thì bạn có thể tạm nhớ nhưng chỉ được một thời gian rồi bạn sẽ quên mất. Ngược lại, nếu bạn hiểu sâu một điều gì, thì bạn không còn bận tâm về việc ghi nhớ điều đó, trí nhớ tự nó vận hành. Bạn chỉ cần nhận biết những ý chính của bài và thật sự hiểu, hiểu càng nhiều, hiểu càng kỹ thì độ ghi nhớ sẽ càng sâu.

Vấn đề là làm sao biết được mức độ hiểu của mình, liệu mình có thấu triệt được vấn đề mới học chưa? Cần bổ sung và chỉnh sửa thêm điều gì để sự tiếp thu đó tương ứng với sự mong muốn của bạn? Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy thử áp dụng nha!

Bí quyết để học tốt hơn: Dạy người khác.

Các bạn đừng giật mình, bạn không bắt buộc phải trở thành nhà sư phạm thật sự đâu. Chỉ là vì, khi bạn học một cái gì đó mà bạn muốn: bạn có thể dạy nó lại cho một ai khác thì bạn sẽ học nó một cách hoàn hảo hơn và tập trung hơn mà thôi.

Thông thường theo thói quen, chúng ta có khuynh hướng lược bỏ đi những gì chúng ta cho rằng mình đã hiểu khi chúng ta tự vấn chính mình. Cảm thấy mình đã hiểu rồi hoặc dường như đã hiểu, bạn cho rằng thế là đủ!

Nhưng nếu bạn định dạy điều này cho người khác, bạn phải chú ý hơn, đào sâu hơn, có nghĩa là bạn phải diễn giải vấn đề này một cách đầy đủ và rõ ràng. Lúc này, lổ hổng kiến thức hoặc thiếu sót (nếu có) sẽ được phát hiện.

Một khi bài học được hiểu sâu, hiểu kỹ càng thì việc ghi nhớ và ứng dụng nó không còn là chuyện quá khó.

Để có thể dạy người khác, có thể giảng lại bài mà bạn vừa học cho một ai đó, không nhất thiết là phải có người học thật sự. Bạn có thể sử dụng mẹo này bằng 3 cách như sau:

- Giảng lại bài bằng cách nhẩm trong đầu: Trí nhớ của bạn hoạt động theo cách trở đi trở lại, tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình hoặc lập lại những lập luận để loại bỏ dần những mối nghi ngờ cho đến khi thông suốt. Bạn có thể tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi cơ hội rảnh rổi để “ghi nhớ” theo cách này. Ngoài ra, nó còn giúp bạn học thêm và nâng cao “kỹ năng vận dụng vào thực tế” nữa.

- Dạy người khác, giảng bài như một thầy/cô giáo: Nếu như bạn có thể làm cho vấn đề trở nên rõ ràng với người khác có nghĩa là vấn đề đó đã rõ ràng đối với bạn. Bạn đã hiểu, bạn có thể ghi nhớ và bạn sẽ dễ dàng sử dụng kiến thức này khi cần thiết.

Trường hợp bạn không có người cần bạn giúp đỡ để giải thích hoặc bạn không có nhóm học tập, bạn vẫn có thể học theo cách đứng để ôn bài, “giảng bài” như một giáo viên vậy. Bạn phải lập luận và giải thích cho người khác hiểu (dù người khác chỉ là tưởng tượng). Học theo lối chủ động này, bài học chắc chắn sẽ được bạn ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, việc nói to và cố gắng truyền đi một thông điệp như vậy sẽ giúp bạn phát triển thêm “kỹ năng thuyết trình”, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn.

- Giảng dạy để học với cây bút: Bạn hãy ghi lại chính xác những ý mà bạn vừa mới học đươc, tiếp tục điền vào cho đầy đủ như là một dạng tóm tắt, một dàn bài chi tiết càng tốt. Sau đó, tiếp tục với một tờ giấy khác cho đến khi điều đó đúng với diễn tiến của buổi hoc, như là một giáo án. Đây là cách ghi nhớ bằng tay, rút ra tất cả những ý chính của bài học. Ngoài ra, học theo cách này, bạn có cơ hội rèn luyện “kỹ năng viết báo cáo và tham luận” của mình.

Các bạn có thể vận dụng mẹo này để áp dụng chung với các phương pháp giúp trí nhớ và những phương pháp khác đã giúp bạn học từ trước đến nay. Bạn có thể dùng mẹo "Học để dạy người khác" này đối với tất cả các môn bạn đang học.

Chúc bạn thành công.

Trương Chí Thông. (Sinh viên FPT.Aptech. Tp.HCM.).

Phương pháp học tốt trên giảng đường Đại học ....!

Kinh nghiệm học hành dành cho các bạn sinh viên mới chân ướt, chân ráo bước vào giảng đường Đại học nè...

Muốn học tốt hơn và đạt kết quả cao hơn nhất thiết bạn cần phải có một phương pháp ôn tập hợp lý ở giảng đường Đại học. Quá trình quan trọng hơn mục đích, chính vì vậy, để áp dụng phương pháp học ít - có hiệu quả bạn cần có một quá trình học chứ không chỉ học một cách chụp dựt vì mục đích nhất thời. Để giúp cho quá trình ôn tập của bạn có hiệu quả, dưới đây là những điều bạn cần ghi nhớ:

1. Những điều cần lưu ý khi nghe giảng

- Ghi chú những phần quan trọng và chép nhanh nội dung kiến thức mà giáo viên đề cập lúc giảng bài để sử dụng trong việc ôn tập và nhận định đề. Nếu có thể, bạn hãy mang một cái máy ghi âm để thu lại những lời thầy giảng một cách rõ ràng nhất, điều đó sẽ giúp bạn có thể nghe lại những điều mình chưa hiểu lắm hoặc những kiến thức mà mình vô tình bỏ qua do lỡ...ngủ gật chẳng hạn.

- Cố gắng có mặt, dỏng tai, giương mắt nghe giáo viên "bật mí" hoặc nhấn mạnh những vấn đề gì trong giờ ôn tập của buổi học cuối cùng (trước khi thi).

2. Về tài liệu học tập

- Bạn phải có tài liệu về môn học đó do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc giáo trình được sử dụng làm tài liệu giảng dạy. Phải chắc chắn rằng bạn có đầy đủ tài liệu của môn học đó. Để làm điều này, tốt nhất là bạn nên mua, photo hay mượn tài liệu của những sinh viên khoá trước vào thời điểm kết thúc của học kỳ hoặc đầu mỗi học kỳ. Tiện thể thăm dò đề thi năm trước và cách giảng dạy, chấm điểm của giáo viên môn học.

- Bạn phải có một tập vở được chép bài đầy đủ (ai chép cũng được, có thể mượn để photocopy nhưng tốt nhất là hãy mượn vở của những bạn có vở sạch, chữ đẹp và được ghi chép để bạn có thể dễ dàng nắm ý chính và dễ soạn bài hơn).

- Sử dụng “sức lực của người khác” bằng cách:

+ Mượn vở và photo của những sinh viên ghi chép đầy đủ và rõ ràng.

+ Mượn bài soạn và photo của những sinh viên đã soạn các câu hỏi đề cương ôn tập.

+ Tham khảo đề thi từ bạn bè bằng cách hỏi han khi bạn trực tiếp đến phòng trọ của các bạn í để "giao lưu"

+ Tham khảo đề thi của các lớp thi trước để tham khảo cách làm và nhận định đề.

3. Về kế hoạch ôn tập

Kế hoạch về điểm số: Như đã nói ở các phần trước, một kế hoạch điểm số phải được bạn lập ra dựa trên những nhận định của bạn về môn học trước khi bạn thực sự bắt tay vào quá trình ôn tập của mình. Hãy lập kế hoạch về điểm số này vào đầu mỗi học kỳ, khi đó bạn sẽ có quyết tâm và ý chí để đạt được nó thông qua quá trình học của mình.

Kế hoạch về thời điểm ôn thi: Kế hoạch ôn thi cần được bạn xây dựng vào đầu học kỳ. Để học và soạn bài một môn học bạn thường mất khoảng 2 - 3 ngày, đây là lần học ôn đầu tiên giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về môn học của mình. Ở lần học lần đầu tiên này hầu như là bạn sẽ chưa học xong chương trình và bạn cũng sẽ không có đề cương ôn tập. Chính vì vậy, trong lần học này bạn có thể thực hiện dựa trên đề cương tham khảo của các lớp học trước hoặc những phần mà bạn cho là quan trọng và được bạn ghi chú quan trọng trong vở học của mình. Hãy chắc chắn rằng trước khi bước vào thời điểm ôn thi thật sự bạn đã lướt mắt qua hầu như chương trình được học.

Vậy nếu bạn học hết môn nào thì thi ngay môn đó thì mình sẽ ôn như thế nào đây? Hãy nhớ rằng bạn sẽ luôn được bố trí một khoảng thời gian để ôn tập trước khi bước vào phòng thi. Đó là khoảng thời gian ôn thi thật sự của bạn. Tốt nhất hãy bố trí thời gian ôn tập cho môn học đó trước thời điểm bạn ôn thi thật sự khoảng một tuần.

4. Yếu tố cần có trong khi học bài

- Đừng để bất kỳ một yếu tố nào ảnh hưởng trong quá trình bạn ôn thi. Hãy cố bám chặt kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch mà bạn đã định. Hãy tạo cho bạn một thái độ tập trung toàn ý cho việc học. Bất cứ giá nào, bất cứ một trở lực gì cũng không thể ngăn cản được việc học của bạn. Hãy nhanh chóng giải quyết những rắc rối mà bạn gặp phải và nhanh chóng trở lại kế hoạch của bạn.

- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

- Những lúc căng thẳng, giải pháp hay nhất là bạn nên đứng lên, rời bàn học 10 phút, 20 phút. Bạn tản bộ hoặc dạo chơi và cố gắng tìm hiểu những “tài liệu ôn tập” của bạn bè mình, nhưng phải đặt thời gian chỉ từ 10 - 30 phút thôi. Điều này sẽ giúp cho đầu óc bạn bớt căng thẳng và bạn có thể sử dụng thêm “sức lực của người khác” cho môn học của mình. Sau đó, bạn trở về bàn học ngay với tư thế quân bình trở lại và bắt tay ngay vào việc học.

-----------------------
[1] http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-tu-hoc-hieu-qua/47-phuong-phap-power-cho-sinh-vien-nam-1.html
[2] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/loi-khuyen-de-ghi-bai-hieu-qua-hon-2008-08-27
[3] http://dantri.com.vn/c25/s25-198435/6-ky-nang-hoc-tot-o-bac-dai-hoc.htm
[4] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/13-nguyen-tac-ve-cac-ky-nang-hoc-tap-2009-07-05
[5] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/chuan-bi-cho-viec-hoc-tren-lop-2012-04-18
[6] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/cac-phuong-phap-ghi-nho-2012-03-19
[7] http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/4-bi-quyet-thay-doi-cuoc-doi-2011-09-09
[8] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/giang-duong-dai-hoc-hoc-nhu-the-nao-2009-06-01
[9] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/cach-hoc-cho-tung-loai-tinh-cach-2009-05-12
[10] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/bi-quyet-de-co-mot-tri-nho-tot-2009-05-28
[11] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/7-ky-nang-co-ban-de-lam-viec-nhom-hieu-qua-2009-05-28
[12] http://www.hieuhoc.com/camnanghoctap/chitiet/meo-hoc-de-hieu-va-nho-bai-2009-08-16

Similar Documents

Free Essay

Blah

...|Got a Bake Sale?  Tropical Crunch Bars are Perfect  | |2 yellow or butter cake mixes | |4 eggs | |1 C vegetable oil | |2 8 oz pkgs cream cheese, softened | |1/2 C sugar | |4 T crushed pineapple | |5 T shredded coconut | |  | |Heat oven to 350 degrees F. | |In a bowl, mix the cake mixes, 2 eggs, and oil.  The dough will be slightly crumbly. | |Press half of the dough into a 13×9 baking pan. ...

Words: 272 - Pages: 2

Premium Essay

Efef

...Christmas Cooking Ideas Contents - Chocolate Snowballs Chocolate Snowballs -200g dark chocolate, chopped -100g unsalted butter, chopped -3/4 cup (165g) caster sugar -3 eggs, lightly beaten -1 tsp vanilla extract -1 1/2 cups (225g) plain flour -2 tbs cocoa powder -1/2 tsp baking powder -1 cup (150g) icing sugar Step1 Preheat the oven to 175°C. Line 2 baking trays with baking paper. Step 2 Place the dark chocolate and chopped butter in a heatproof bowl over a pan of simmering water over low heat (make sure the bowl doesn't touch the water). Stir mixture until melted and smooth, then remove the bowl from the heat and stand for 5 minutes to cool. Step 3 Using a wooden spoon, stir caster sugar into chocolate until dissolved. Gradually add eggs, stirring until well combined. Add vanilla, flour, cocoa and baking powder and mix until a smooth dough. Cover and chill for no more than 30 minutes to firm. Step 4 Use hands to roll 2 level tablespoons of the dough into a ball. Repeat until you have 14 balls. Sift the icing sugar into a dish, then dip each ball into the dish and dust heavily in icing sugar and place on the prepared trays about 2cm apart. Bake the snowballs for 10-12 minutes until firm to the touch. Cool on the trays. Christmas Brownies • • • • • • • • • 250g butter, chopped 250g good-quality dark chocolate, chopped 3 eggs 1 cup firmly-packed brown sugar 3/4 cup plain flour, sifted...

Words: 706 - Pages: 3

Free Essay

Vvvrfc

...Honey-Butter Cookies Ingredients [pic] • 1 1/4 cups whole-wheat pastry flour, (see Note) • 1 cup all-purpose flour • 1 teaspoon baking powder • 1/2 teaspoon salt • 2/3 cup plus 1/4 cup honey, divided • 1/3 cup canola oil • 4 tablespoons unsalted butter, at room temperature, divided • 1 large egg • 1 teaspoon vanilla extract • 3 tablespoons toasted sliced almonds, (see Tip) for garnish Preparation 1. Add whole-wheat flour, all-purpose flour, baking powder and salt; stir until just combined. Beat 2/3 cup honey, oil and 3 tablespoons butter in a mixing bowl with an electric mixer on medium speed until well combined. Add egg and vanilla and beat until blended. Add the wet ingredients to the dry ingredients; stir to combine. Refrigerate the dough for 1 hour. 2. Preheat oven to 350°F. Coat 2 baking sheets with cooking spray or line with parchment paper or nonstick baking mats. 3. Roll tablespoons of dough into 1-inch balls and place on the prepared baking sheets about 2 inches apart. Press the tip of your index finger in the center of each cookie to make an indentation. Bake the cookies, in batches, until set and barely golden on the bottom, 13 to 15 minutes. Transfer to a wire rack; let cool for 30 minutes. 4. Combine the remaining 1/4 cup honey and 1 tablespoon butter in a small bowl until creamy. Use about 1/4 teaspoon to fill each cookie and top with 2 sliced almonds, if desired. Tips & Notes ...

Words: 756 - Pages: 4

Premium Essay

Assignment 1:Company Introduction, Market Segmentation, and Product Positioning

...Assignment 1: Company Introduction, Market Segmentation, and Product Positioning Put My Foot In It Cakes Lynda R. Gaston Dr. David A. Holness Strayer University MKT 500 – Marketing Management April 25, 2012 Write a detailed company background. Family functions are always a great way to introduce my creativity by designing new homemade cakes. Made and created by Lynda Gaston in 1992, my company, Put My Foot In It Cakes was born. Featuring homemade cakes, cupcakes and other delectable only the finest ingredients are used. Bringing my cakes to family functions and getting rave revues, thumbs up and the famous quote “Lynda, you put your foot in this cake”, a vision was born….Put My Foot In It Cakes. Create a strategic mission statement. Put My Foot In It Cakes strives to be the “I remember my grandmother’s cakes tasted exactly like this” in the Southern and Northern regions. Committed to bringing a personal touch to the palate, Put My Foot In It Cakes will bring joy and comfort in every bite. Everything we do reflects this mission and brings the values that make it possible. Determine and decide upon at least one foreign market for the product and service. Provide your rationale for this market. One foreign market that I have decided upon would be Canada. The reason I chose Canada is because they speak dual languages. There would be no large shipping costs and freight charges. Ground transportation can be used because Canada is a country in close proximity to America...

Words: 1043 - Pages: 5

Free Essay

Business

...IN THE MIDDLE: CUPCAKES Cupcakes are a world-wide phenomenon, almost everyone loves a cupcake. Cupcakes are even a household name, which is why I have begun to start this business. Each of the 4 ps are important because they put together the whole business. You first need a product so you have something to sell; otherwise it’s not a business. Then you need a price to make a profit, a place to sell your product, and finally a promotion. The promotion helps to get your business going. Without all of these, even just missing one, you have no business. The idea for “IN THE MIDDLE” was actually a pregnancy craving I was having. One night I wanted a cupcake but I also wanted a cookie. So I got to thinking what if you could do both? So I went out and bought some stuff and it took off from there. Everyone loved the idea and not many had heard of such a thing. So I took it farther, brownie in the middle, cheesecake and every day I try to take it one step further. Maybe one day I can finally open my own shop. I love to bake always have, I find it relaxing and soothing. So I thought why not make this project on something I know, my own business. The product is cupcakes, with a cookie, brownie, or cheesecake in the middle. Which is where the name came from thought it would be something fun and cute. These cupcakes are made from scratch, from the dough in the middle, to the cupcake batter, to the icing. All done by my hand from my own recipe, nothing is used in someone else’s recipe. It...

Words: 1229 - Pages: 5

Free Essay

Love

...---- ---- ---- ---- ---(image 3)aramel Apple Bites Like this page, click share and you'll have this recipe for later. Ingredients 10 small granny smith apples 1 envelope knox gelatin ½ cup water ½ cup coconut milk 2 drops yellow food coloring 1 envelope Land o Lakes caramel hot chocolate (Regular would do just fine if you can’t find caramel) ¼ cup sugar ½ cup butterscotch schnapps (omit for non-alcohol version) lemon juice Instructions Half and hollow out apples cutting them from the stem down. I used a melon baller to hollow the apples and it worked well. After hollowing them squeeze some lemon juice on top to reduce browning. Mix your ½ cup water with your envelope of hot chocolate in a medium sized sauce pan. Whisk it to make sure all the chocolate is combined. Add the ½ cup of coconut milk, whisk again. Sprinkle your gelatin on top and let it sit a few minutes. Turn on low/medium heat and mix the gelatin until all is combined. Add ¼ cup sugar and simmer slightly until sugar is combined. Add your food coloring until you get the caramel color desired. I used two drops. Let mixture cool to warm. Pour in your ½ cup of butterscotch schnapps. (Omit for non-alcohol version) With your apples arranged so they fit tightly and secure on a cookie sheet, pour your caramel jello mixture into your apples. Refrigerate for a few hours or overnight. Cut halves in quarters and those quarters in half again. Serve immediately. (The lemon...

Words: 5288 - Pages: 22

Free Essay

Case Study

...Chicken Empanada WHAT YOU WILL NEED: 3 cloves garlic, crushed 1 pc medium onion, chopped 1/4 kg chicken breast, deboned and diced 1 pc large potato, cut into small cubes 2 tbsp raisins 1 pc medium red bell pepper, diced 1 pouch (115 g) DEL MONTE Quick 'n Easy Italian Pizza Sauce CRUST 3/4 cup evaporated milk 1 tsp calamansi juice 1/2 cup margarine, softened 1 pc  eggyolk 2-1/2 cups all-purpose flour 1 tsp sugar (optional) HERE'S HOW: 1. CRUST: Combine milk, 1 tsp iodized fine salt or 1 tbsp rock salt and calamansi juice. Let stand for 5 minutes or until milk is curdled. Cream margarine and egg yolk until light and fluffy (5 minutes). Add milk mixture gradually while beating continuously until well-blended. Add 2 cups flour and mix well until mixture holds together. Shape into a ball. Wrap in wax paper and refrigerate for 1 hour. 2. KNEAD dough for 10 minutes using remaining flour. Cut into 24 pieces. Flatten each into round pieces 3” in diameter. Put 2 tsp of filling. Fold and seal edges. Refrigerate for 10 minutes. Deep-fry until golden brown. Drain on paper towels. 3. FILLING: SAUTÉ garlic, onion and chicken. Add potatoes, 1/2 tsp iodized fine salt (or ½ tbsp iodized rock salt) and 1/8 tsp pepper. Simmer for 5 minutes or until dry. Add raisins, bell peppers and DEL MONTE Pizza Sauce. Simmer for 2 minutes. Set aside. Chocolate Nutella Cookies INGREDIENTS * 1 1/2 sticks of unsalted butter, room temperature * 3/4 cup of brown sugar ...

Words: 482 - Pages: 2

Free Essay

My Favorite Dessert: Phatty Cakes

...In February of 2008, I visited a tiny restaurant by the name of Cakes&Ale. Accompanied by local Chefs and Mixologists, I had no idea what I was in store for. We ordered several small plates to share, beers, and a few desserts. Amongst the desserts was a small plate with 3 cream-filled cookies called “Phatty Cakes”, that to me, resembled little debbie's oatmeal pies. Skeptical, I picked one up and took a bite. Contrary to my preconceived notions, this little delicious treat turned out to be a marscarpone filled gingerbread whoopie pie. Soft gingerbread cookies with a sweet yet savory marscarpone filling, that almost melts in your mouth. After my initial visit, I would visit Cakes&Ale solely for the infamous “Phatty Cakes”. At 3 cakes for $6, I would stock up buying over a dozen little treats. And no, I never bothered to share, nor did I bother to tell anyone where I got them; they were truly my little secret. After years of consuming Phatty Cakes, I had to know who was behind the tiny delicious treat. Pastry Chef, Cynthia Wong was the mastermind behind this decadent little treat. “The 36-year-old Southerner has held a lot of jobs in the Atlanta food industry. She was the production manager for Via Elisa Fresh Pasta, a food stylist for the TBS program “Dinner & a Movie” and even a food reviewer for Creative Loafing. But she has found her metier at Billy Allin’s Cakes & Ale restaurant.”( Kessler 2010) In 2011, the Pastry Chef behind my favorite dessert, took her recipe...

Words: 610 - Pages: 3

Free Essay

Principles of Management

...Paulo Campos Principles of Management September 10, 2013 Section A Jiffy Mix, made by the Chelsea Milling Company (CMC), is the fourth largest pre-packaged baking mix manufacturer in the United States. Currently, Jack Kennedy is Vice President and General Manager at CMC. It is a private company that has been family-owned and operated for 110 years. CMC employs about 350 employees. Its current customers include a broad number of super markets and middle-class families. CMC has made the Jiffy line of baking mixes since 1930. They have been very successful with their philosophy: use high quality ingredients, maintain low prices, and don’t pay for advertising. Jiffy has also succeeded in holding its position as a sales leader using their philosophy against their competition. CMC competitors include large, established companies like General Mills and Pillsbury. Its early beginnings can be traced back to a time where almost every town had a mill which was used to ground wheat from local farms. The Chelsea Milling Company was founded in 1887 when a fellow by the name of E. K. White purchased the mill in the small town of Chelsea, Michigan. By the year 1901, it was incorporated and became known as the Chelsea Milling Company. In 1908, it was sold to Harmon S. Holmes and Howard Holmes was assigned to manage the mill. Up until 1930, the company was in business for local consumption just like all the other Michigan mills until Mrs. Mabel Holmes (Howard’s wife) had the...

Words: 584 - Pages: 3

Free Essay

Operation Management

...Executive Summary Rainbow bakery will be specializing in visually attractive cakes, chocolates and juice. Rainbow bakery is different from other bakery because all of it’s products main ingredients are vegetables. Rainbow Bakery will target special events such as weddings, birthdays and christenings. It’s variety of product will applicable for all aged people. All products are healthy and delicious. Product: Rainbow bakery offers a wide range of cakes, chocolate and juice. Different flavor is available in each product category. Cakes: rainbow bakery’s cakes will be different because, these cakes are made by vegetable which is healthy as well as tasty. Rainbow bakery cakes is totally new to the market which has such has huge possibility to capture the market.  Carrot and raisin cake with chocolate Ingredients • 200g puff pastry • 100g fresh carrot • Apricot jam, for glazing • 70g toasted hazelnuts finely chopped • Edible spring flowers, for decorating For the carrot and raisin filling • 120g golden raisins • Rum, for soaking • 320g beaten egg or roughly 4 eggs • 100g ground almonds • 150g grated carrot • 40g plain flour For the iced carrot • 100g sugar • 400ml water • Sliced carrots For the chocolate rum sauce • 250ml water • 400g sugar • 130g cocoa powder • 250g whipping cream • 70ml glucose • 20ml rum  Spiced pumpkin muffins with cream cheese frosting Ingredients ...

Words: 416 - Pages: 2

Premium Essay

The White Powder Mystery

...The purpose of this experiment is to figure out who sabotaged Luigi’s cake with a mystery substance. The way we did this was by testing the multiple mystery powders to see there reactions to vinegar, iodine, and heat. The vinegar tests for the presence of acid, the iodine tests for the presence of starch, and heat to test for burning point. The items needed to complete this lab are a Bunsen burner, tin foil, plastic film, iodine, vinegar, baby powder, baking powder, baking soda, flour, corn starch, and powder sugar. I believe that toad sabotaged Luigi’s cake because no one suspects the toad. 1) You need to gather all the materials. Including mystery substances 1-6 2) Put mystery powder 1 on the plastic film in two piles, and test its reaction to vinegar then to iodine. Repeat this for mystery powders 2-6. 3) Record results 4) Make 6 small bowls out of the tin foil to hold the mystery powders. 5) Connect the Bunsen burner hose. 6) Turn on the gas and light with a striker. 7) Hold the tin foil bowls with the mystery powders in them with tongs, and then move the bowls over the flame for 20 to 30 seconds. 8) Record results Observations Vinegar Iodine Heat A White powder, Blue tint No Fizz No reaction Burned around edges B White powder, fine, clumps together Fizz Reaction Smokes, burns edges C fine powder, clumps Fizz No reaction No heating reaction D clumps, yellow tint, soft No Fizz Reaction Very quick reaction, Flames E very soft, very fine No Fizz Reaction Caught...

Words: 361 - Pages: 2

Free Essay

Asdfghjk

...l INVESTIGATORY PROJECT CHOCOLATE CENTRE RAINBOW CUPCAKES WATCH: http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen &v=qOUvq2tiJvU&NR=1 300-400 grams of Butter Cake Mix 60 Grams of butter melted 3/4 of a cup of milk 2 Eggs 200 Grams of Dark chocolate 100 Grams of White chocolate Rainbow choc chips LANZONES CENTRE RAINBOW CUPCAKES 300-400 grams of Butter Cake Mix 60 Grams of butter melted 3/4 of a cup of milk 2 Eggs 200 Grams of Lanzones Rainbow choc chips PROCEDURE: 1. Pour in the butter cake mix. 2. Pour in the 60 grams of melted butter. 3. Pour in the ¾ cup of milk. 4. Add two eggs. 5. Mix and stir well. 6. Sprinkle the rainbow choc chips and blend well. 7. In a cupcake container, fill the bottom with the butter cake mixture. 8. Add in the melted lanzones. 9. Cover it with another layer of butter cake mixture. 10. Put it in the oven for about 10-15 minutes. LANZONES: • local Paete Lanzones which costs only P60 to P100 per kilo. • in season from August to December NUTRITIONAL BENEFITS OF LANZONES: (in season from August to December) One serving of lanzones contains: 86.5 g of moisture 0.8 g of protein 9.5 g of carbohydrates 2.3 g of fiber 20 g of calcium 30 g of phosphorus 13 IU of vitamin A 89 mcg of thiamine 124 mcg of riboflavin 1 g of ascorbic acid 1.1 mg of phytin 1. Lanzones contain riboflavin and thiamine, vitamin B-2 and B-1 respectively. • Riboflavin supports...

Words: 372 - Pages: 2

Free Essay

Pumkin Pudding

...holiday dinner or just to hang out. There is plentiful food cooked for dinner, but what is dinner without dessert? The most traditional holiday dessert is pumpkin pie, so how about spicing dessert up a little this year. Well, here is one way to do it, a tasty holiday dessert that the whole family will love, and it is quick and easy too! The first step in baking, of course, is to gather all the ingredients needed for the task. Luckily, with this dessert, most of what you need, you will already have in your kitchen. Whatever you do not have, you can just get at the grocery store. The ingredients you will need are: 1 can pumpkin, 3 eggs, 1 cup milk, 1/2 tsp, salt, 1/2 tsp ginger, 1/2 tsp cloves, 1/2 tsp cinnamon, 3/4 cup sugar, 1 box spiced cake mix, 1 1/2 cubes margarine or butter, 3/4 cup favorite chopped nuts (if desired), and a 9 x 13 inch baking pan. You will also need a measuring cup and measuring spoons if you want to measure the ingredients evenly. In addition, you will need a small bowl to mix, and a large bowl to mix all the dry ingredients together. Now that, you have all your ingredients, you can start on the fun, but first; preheat the oven to 350 degrees. Before you begin to mix all the ingredients, first combine the wet ingredients eggs, butter, milk, and can of pumpkin in the small bowl until they are well mixed. Now combine the dry ingredients, salt, ginger, cloves, cinnamon, and sugar in the large bowl. You can use anything to mix it all with, a hand mixer,...

Words: 764 - Pages: 4

Free Essay

Recipe

...and add butter. Mix it with till the butter has melted to the mixture. Mix sugar and eggs together and whisk it well (you are looking for a whipped cream-ish texture). After this add vanilla sugar and sour cream. Mix baking soda with flour and add it to the (egg sugar) dough. Add the date butter mixture to the dough in two pieces and mix. Line a cake tin with butter and spread bread crumbs all over it. Pour the dough to the tin and put in the oven for about an hour (you can try to poke it cake with a toothpick to see if it’s ready.) Take the cake out of the oven and let it rest for half an hour. Turn the cake over and VOILA ! You can also add icing sugar on top. Now kids, I had to try this 3 times before I got it perfectly right! The first time was a major disaster, second time a bit better but the third time, oh my days, IT WAS THE BEST. A wonderful dessert for ramadan and for everyday all year around ! Let me know if any of you decide to try it :) Also I’m a bit bugged cause I couldn’t fit all the pics I wanted to the photoset. Anyway I hope this was helpful please don’t mind the typos. I promise this will be a last date cake post for a while...

Words: 313 - Pages: 2

Free Essay

Environmental Concerns of Goldilocks

...Part 1 A. Company History and Background Most Filipinos consider Goldilocks not only a brand, but also a Filipino Institution. In fact its popular tagline, "How thoughtful, how Goldilocks" has evolved over the years into "How thoughtful, how Pinoy (colloquial for 'Filipino')", and later to "Ang sarap magmahal ng Pinoy!” embracing a culture and tradition that goes beyond the name. Now, on its 47th year, Goldilocks further highlights its position as the leading bakeshop brand in the Philippines with its new tagline, "You're the 1, Goldilocks!” Goldilocks traces its roots to the collaboration and complementary talents of the women, whose collective love for good food fueled what has been transformed into the global enterprise today. Their love of food, two sisters, Milagros and Clarita and their sister-in-law Doris, gave birth to Goldilocks in the year 1996, when they decided to open a small bakeshop along Pasong Tamo Street in Makati. Maria Flor, a third sister, later suggested that they name the enterprise "Goldilocks", after the character in a fairy tale. The intention was to make it easier for children and their mothers to remember the bakeshop's name, and also because it suggested luck and prosperity.  Now on its 47th year, Goldilocks remains that company and more. At the forefront of its industry, the company enjoys a substantial lead over competitors in all aspects of performance. National consumer surveys have consistently identified Goldilocks as the...

Words: 1833 - Pages: 8