Free Essay

Education

In:

Submitted By datm711
Words 6717
Pages 27
Lời nói đầu
Nền kinh tế phổ biến hiện nay là nền kinh tế nâu, là nền kinh tế gắn liền với khai thác và sử dụng tài nguyên hóa thạch. Tuy cũng tạo được phát triển tăng trưởng nhất định nhưng nền kinh tế nâu lại là một nền kinh tế không bền vững. Đó là do hai yếu tố môi trường và xã hội không được quan tâm. Với nền kinh tế nâu chúng ta phải đối mặt với những hiểm họa về môi trường do ô nhiễm gây ra như biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, … Để khắc phục biện pháp này, Chương trình môi trường liên hợp quốc đưa ra mô hình kinh tế xanh. Là mô hình kinh tế bền vững. Bài viết này nói về tăng trưởng xanh là con đường để tiến tới kinh tế xanh.
I/ Tăng trưởng xanh là gì?
Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ để mô tả con đường tăng trưởng kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Nó được sử dụng trên toàn cầu để cung cấp khái niệm thay thế cho tiêu chuẩn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng xanh đơn giản là tăng trưởng kinh tế có tính đến thiệt hại về môi trường. Tăng trưởng xanh là công cụ cần thiết để hướng tới kinh tế xanh.
II/ Nội dung của tăng trưởng xanh 1. Sản xuất và tiêu dùng bền vững. 2. Xanh hoá kinh doanh và thị trường
Sự cần thiết cho kinh doanh xanh
Giá thị trường hiện nay không phản ánh được đầy đủ các chi phí chế biến của đầu vào ( ví dụ như tài nguyên thiên nhiên ) và kết quả đầu ra ( ví dụ như chất thải, nước và khí thải). Như vậy cần phải có một khoản chi phí sinh thái cho việc sử dụng tài nguyên trước và sau vào giá của hàng hoá. Điều này nghĩa là các hoạt động giao dịch thị trường sẽ không có chi phí môi trường, xã hội. Hê quả của nó là sẽ phải mất một mức thâm hụt- thâm hụt sinh thái. Khi thâm hụt sinh thái sâu sắc thì sẽ dẫn đến nguy cơ về thảm hoạ môi trường.
Chính phủ phải đi đầu và khuyến khích xanh hóa kinh doanh trong tất cả các cấp độ của nền kinh tế, để:
1) tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc làm xanh;
2) thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu;
3) hỗ trợ các thị trường mới cho các sản phẩm bền vững;
4) cải thiện việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
5) giảm suy thoái môi trường gây ra bởi các hoạt động kinh doanh.
Các phương pháp tiếp cận toàn bộ hệ thống theo hướng xanh hóa kinh doanh Phát triển công nghiệp sinh thái và các hệ thống nền kinh tế tròn
Sinh thái công nghiệp (STCN – Industrial Ecology) được biết đến vài năm trước đây, đặc biệt từ khi xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos phát hành theo số báo đặc biệt của tờ Scientific American (Frosch và Gallpoulos, 1989). Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn – hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác.Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: Cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu, Nhà máy chế biến nguyên liệu, Nhà máy xử lý/tái chế chất thải và Tiêu thụ thành phẩm. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là cơ sở sản xuất. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết.

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững * QUY HOẠCH BỀN VỮNG Quy hoạch bền vững là một chiến lược được đề ra để xây dựng và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững. Quy hoạch bền vững tạo ra tiềm năng cao cho việc làm “xanh”, góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường và góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi để tăng trưởng xanh.Để có một đồ án quy hoạch tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hiện nay, không phải là đơn giản. Theo kinh nghiệm của một số nước đi trước, đặc biệt ở Úc thì quy hoạch bền vững phải đáp ứng 4 tiêu chí: xã hội, tự nhiên, kĩ thuật, tài chính. Bền vững về xã hội: Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Quy hoạch đô thị ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người từ nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau. Để đồ án sống được theo thời gian với đầy đủ ý nghĩa mong muốn, đồ án đó phải vì con người, nghĩa là phải mang tính nhân văn, phải cân bằng được mọi giá trị văn hóa, tôn giáo, phải bảo đảm đầy đủ các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các dịch vụ cần thiết khác, đó là những yếu tố tạo nên tính bền vững xã hội. Bền vững về tự nhiên: Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai. Tiêu chí này dựa trên nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi cấu phần của đồ án quy hoạch phải tồn tại thân thiện với môi trường sinh thái. Người ta thiết lập một thứ tự ưu tiên để phân tích tác động của đồ án đến môi trường. Ưu tiên thứ nhất là nguồn nước.Nếu một đồ án quy hoạch có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mà không thể khắc phụ được thì bị từ bỏ ngay. Ưu tiên thứ hai là những khoảng không gian xanh. Cây xanh ở Úc cũng có quyền pháp lý và được bảo vệ như những công dân. Mỗi cây đều có hồ sơ lý lịch và được quản lý bằng máy vi tính. Canberra của Úc được coi là một trong những thành phố xanh nhất thế giới với tỷ lệ ba cây xanh trên một đầu người. Nếu đồ án quy hoạch ảnh hưởng xấu cho khoảng không gian xanh cũng bị từ bỏ ngay. Ưu tiên thứ ba là tài nguyên và thổ nhưỡng. Tài nguyên khoáng sản của Úc khá phong phú được bảo vệ và gìn giữ như “của để dành” cho thế hệ mai sau. Nếu dưới vùng đất định quy hoạch có khoáng sản thì trước hết người ta sẽ sơ bộ lập phương án khai thác, xem xét tình hình biến động của loại khoáng sản trên thị trường thế giới để tiên đoán thời gian cạn kiệt mà Úc phải khai thác (có khi là cả trăm năm sau), và vào thời điểm đó thì khai thác như thế nào. Đồ án quy hoạch không được ảnh hưởng đến việc khai thác sau này. Bền vững về kỹ thuật: là tiêu chí quan trọng thứ ba. Đồ án quy hoạch được coi là bền vững kỹ thuật khi tích hợp được mọi yêu cầu hạ tầng kỹ thuật một cách đầy đủ và đồng bộ với các phương án hợp lý bảo đảm cho cuộc sống văn minh lâu dài.Ví dụ khi quy hoạch một tuyến đường, người ta đưa tất cả các công trình phụ trợ cần thiết như điện, nước, thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng v.v... vào chung một dự án. Tiến độ thi công cũng được lập rất cụ thể chi tiết và đồng bộ, xây trước, xây sau nhịp nhàng và hợp lý. Không đào đi đào lại gây lãng phí.Khi dự án hoàn thành, các công trình phụ trợ sẽ được bán lại cho nhà cung cấp dịch vụ tương ứng. Những công trình như cấp thoát nước, môi trường, cây xanh, chiếu sáng v.v... không thu được vốn từ nhà cung cấp dịch vụ thì chi phí được tính vào giá đất. Bền vững về tài chính: là tiêu chí quan trọng cuối cùng. Công tác phân tích kinh tế - xã hội và tài chính được thực hiện rất nghiêm ngặt ở giai đoạn ba - quy hoạch sơ bộ - và thẩm định lại ở giai đoạn cuối cùng, nhằm tính toán mọi chi phí cần thiết để đầu tư, vận hành, bảo dưỡng, và quản lý.Người ta lập mô hình tài chính đầy đủ cho toàn bộ vòng đời của công trình. Thậm chí là chi phí để phá dỡ sau khi công trình hoàn thành sứ mệnh tồn tại (có khi cả trăm năm sau) cũng được dự toán rất chi tiết. * TOÀ NHÀ XANH Các toà nhà hiện nay ở các nước phát triển, sử dụng rất nhiều nguồn nguyên liệu, và tiêu tốn rất nhiều các nguồn tài nguyên để xây dựng. Kéo theo nó là cả một quá trình xây dựng phát thải cao và ô nhiễm. Vì thế toà nhà xanh là đối tượng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững. Khái niệm ‘Tòa nhà xanh” được hiểu là những tòa nhà đạt chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sự tỏa hơi do hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí, đất và ánh sáng. Chủ đầu tư đã đưa thêm những giải pháp để giúp cho công trình của họ được an toàn hơn, sạch hơn, và được coi là nơi có môi trường làm việc, sinh sống và vui chơi thân thiện với môi trường. Hiệu quả của những tòa nhà xanh là giúp làm giảm mức tiêu thụ điện do sử dụng năng lượng tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, giảm rác thải do quá trình tái chế và tái sử dụng cũng như các chất gây ô nhiễm. Các toà nhà xanh đã được xây dựng: * Toà nhà xanh tại Mỹ (trụ sở hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Trung tâm Thương mại Xanh CII-Sohrabji Godrej ở Hyderabad tại Ấn Độ * … 4. Áp dụng thuế xanh Thuế xanh (còn gọi là "thuế môi trường" hoặc "thuế ô nhiễm") là loại thuế đặc biệt đánh trên việc tiêu thụ các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc hàng hoá có sử dụng sản xuất các chất ô nhiễm. Lý thuyết kinh tế cho rằng đánh thuế đối với lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường sẽ làm giảm tác hại môi trường theo cách thức ít tốn kém nhất, bằng cách khuyến khích thay đổi hành vi của những doanh nghiệp và hộ gia đình có thể làm giảm ô nhiễm của họ với chi phí thấp nhất. * Thuế môi trường thuần túy nhằm mục đích đảm bảo rằng gây ô nhiễm phải đối mặt với chi phí bằng cách thu phí đối với các thiệt hại gây ra cho người khác. * Thuế trực tiếp nhằm hạn chế ô nhiễm của người gây ô nhiễm. * Thuế gián tiếp, tức là đánh thuế vào các hàng hóa hay dịch vụ liên quan mà khi sử dụng ít sẽ ít gây ô nhiễm. 5. Đầu tư vào vốn tự nhiên Khái niệm vốn tự nhiên chỉ những nguồn tài nguyên hữu sinh, vô sinh cung cấp nguyên liệu phục vụ nền kinh tế nhân loại hoặc cung cấp những dịch vụ duy trì các chu trình địa-hóa-sinh và sự sống.Vốn tự nhiên là các nguồn cung tài nguyên hoặc các dịch vụ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Rừng, các mỏ khoáng sản, nguồn lợi thủy sản và đất đai màu mỡ là một số ví dụ về nguồn vốn thiên nhiên. Khả năng lọc không khí và làm sạch nước cũng là hai trong số nhiều dịch vụ sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên. Có bốn loại hình dịch vụ được cung cấp bởi vốn thiên nhiên, mỗi loại cần được xem xét về mức độ quan trọng: DV dự trữSản phẩm thu được từ hệ sinh thái * Thức ăn * Nước ngọt * Củi * Sợi tự nhiên * Các hợp chất sinh học * Nguồn gen | DV điều hòaLợi ích thu được từ việc điều hòa các quy trình của hệ sinh thái * Điều hòa khí hậu * Hạn chế dịch bệnh * Điều hòa nguồn nước * Lọc nước * Thụ phấn | DV văn hóaCác giá trị phi vật chất thu được từ hệ sinh thái * Tinh thần và tín ngưỡng * Giải trí và du lịch sinh thái * Thẩm mĩ * Cảm hứng * Giáo dục * Tình yêu đất nước * Di sản văn hóa | DV hỗ trợCác DV cần thiết để duy trì các chức năng khác của hệ sinh thái * Kiến tạo đất * Luân chuyển dinh dưỡng * Sản xuất sơ cấp |

Nguồn lợi thiên nhiên hoặc các dịch vụ đa dạng từ cùng một hệ sinh thái đều có những mức độ nhạy cảm khác nhau đối với sự can thiệp từ bên ngoài. Khi rừng bị mất đi một khối lượng gỗ nào đó thì các dịch vụ sinh thái như khả năng giữ nước và sự đa dạng sinh học của môi trường sống sẽ bị ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau. Có trường hợp sự xâm hại vượt qua ngưỡng giới hạn khiến một hay nhiều dịch vụ sinh thái của rừng không thể tự phục hồi thậm chí trong khi vẫn tiếp tục bị khai thác. Khi giới hạn bền vững bị vượt qua ở một mức độ nào đó, giá gỗ trên thị trường không biểu hiện hết được những tổn thất của các dịch vụ sinh thái. Cả nguồn vốn và nguồn lợi thiên nhiên mà các dịch vụ sinh thái mang lại có thể bị tàn phá khi các nguồn lực tài chính tiếp tục phát triển, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn. Phá hủy các dịch vụ sinh thái là phá hủy sự bền vững. Giới hạn bền vững của một dịch vụ sinh thái bị phá vỡ khi mức độ khai thác tài nguyên khiến nguồn vốn thiên nhiên giảm khả năng cung cấp một nguồn lợi thiên nhiên tương tự trong tương lai như đã từng mang lại trong quá khứ. Bất kể quá trình trao đổi diễn ra với tiền bạc hay nguồn vốn thiên nhiên, khi tỉ lệ khai thác vượt quá khả năng phục hồi, lượng tài nguyên sẵn có cũng sẽ giảm dần về số không khiến tính bền vững bị phá hủy.Tư duy về giới hạn bền vững buộc chúng ta tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ sinh thái và nguồn lợi thiên nhiên mà chúng đem lại, ít nhất là ngang bằng sự quan tâm dành cho bản thân các nguồn tài nguyên.Bởi nguồn vốn thiên nhiên bị loại ra khỏi các lý thuyết cũng như thực tiễn kinh tế, những nguồn hỗ trợ quan trọng của nguồn lợi thiên nhiên, vốn rất cần thiết cho sự phát triển bền vững, thường bị coi là không có giá trị trên thị trường và thường chịu lãng quên. Có ba đặc điểm chính làm cho các chức năng hoặc dịch vụ sinh thái có tầm quan trọng rất lớn:
- Tính không thể thay thế: Không dịch vụ hoặc chức năng khác, tự nhiên hay nhân tạo, có thể thay thế những dịch vụ và chức năng hiện tại (chẳng hạn như chức năng bảo vệ bức xạ mặt trời hay khả năng điều hòa khí hậu…)
- Tính không thể phục hồi: nghĩa là nếu bị phá hủy ở một mức độ nào đó, nó sẽ không thể phục hồi như nguyên trạng (mất cân bằng đa dạng sinh học, chất thải độc hại,…)
- Nguy cơ cao: những tổn thất của hệ sinh thái tiềm tàng một nguy cơ lớn đối với sự phồn vinh của loài người
Các hoạt động đầu tư vào vốn tự nhiên: * Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng sạch như gió, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng mặt trời,... * Trồng rừng, phục hồi các khu rừng nguyên sinh * Khai thác tài nguyên hiệu quả, tái chế và xử lý chất thải * Xây dựng và bảo vệ các khu sinh thái
III/ Tăng trưởng xanh là một xu thế Thế giới đang đối mặt với hai thách thức: mở rộng cơ hội kinh tế cho một dân số toàn cầu ngày càng tăng, và giải quyết các áp lực môi trường. Chiến lược tăng trưởng xanh là cần thiết bởi vì các tác động hoạt động kinh tế trên các hệ thống môi trường đang tạo ra sự mất cân bằng và đặt tăng trưởng kinh tế và phát triển có nguy cơ. Nỗ lực gia tăng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học là cần thiết để giải quyết những rủi ro. Trong thế kỉ 20, dân số thế giới tăng 4 lần, sản lượng kinh tế tăng 22 lần và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch 14 lần (UNEP, 2011). Khả năng phục hồi của một loạt các hệ thống môi trường đang được thách thức bởi yêu cầu của dân số thế giới ngày càng tăng nhanh và tăng mức độ hoạt động kinh tế. Ví dụ như đáp ứng các nhu cầu năng lượng và thực phẩm của 9 tỷ người năm 2050, nguồn nước dưới áp lực ngày càng tăng và không có hành động chính sách mới thêm 1 tỷ người sống trong các khu vực ô nhiễm nước nghiêm trọng vào năm 2030. ( xem biểu đồ bên dưới)

( Tỉ lệ chết sớm do ô nhiễm không khí, Hàng triệu người sống trong khu vực ô nhiễm nguồn nước, phần trăm mối đe dọa về đa dạng sinh học, khí thải gây hiệu ứng nhà kính).
Như vậy thế giới phải đối mặt với hai thách thức: mở rộng cơ hội kinh tế cho dân số toàn cầu ngày càng tăng và giải quyết các áp lực môi trường. Lúc này giải pháp “phát triển trước, xử lý hậu quả sau” không còn hữu hiệu nữa trên cơ sở nguồn lực tự nhiên hạn chế và dân số tăng nhanh. Vấn đề là phải tìm ra con đường phát triển khác.Tăng trưởng xanh đáp ứng được hai thách thức đó: Đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi đảm bảo các vấn đề về môi trường để tiếp tục cung cấp các nguồn lực cần thiết. 1. KT xanh giúp phát triển bền vững Như đã trình bày ở trên kết quả cuối cùng của Tăng trưởng xanh chính là Kinh tế xanh. Hãy cùng xem nền KT xanh làm được những gì??? Trong nền kinh tế xanh , thay vì bị coi như là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng và đổi mới trong nền kinh tế xanh. Trong nền kinh tế xanh, nhân tố môi trường có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, khi mà sinh kế của một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phần cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. * Kinh tế xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học như thế nào? Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hoà khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lường trước và có thể không đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. KT xanh nhằm giảm những hệ quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đầu tư vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành và sinh kế của con người mà còn bảo tồn 80% các loài trên cạn. Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp xanh, Kinh tế Xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn một tỷ người hiện đang sinh sống bằng các sản phẩm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu. * Kinh tế xanh có thể giúp xóa đói giảm nghèo như thế nào? Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những người hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lượng. Chẳng hạn như cung cấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ người hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác hiện đang không được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại. * Kinh tế xanh có thể tạo ra việc làm như thế nào? Nền kinh tế xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế... Một công việc tốt được hiểu như là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp, sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và giúp bảo vệ môi trường - khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh như vậy được tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lượng tái tạo như Kỹ thuật điện, hiệu quả năng lượng, CN môi trường, năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Hay như trong lĩnh vực xây dựng với việc thiết kế và xây dựng những công trình tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường,… Người ta thống kê rằng đã có 2,3 triệu người đã tìm được việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái sinh những năm gần đây. Và sẽ có thêm 20 triệu việc làm từ nay đến năm 2030, chủ yếu là trong ngành năng lượng từ vật liệu hữu cơ và năng lượng mặt trời. Khoảng 2-3,5 triệu người sẽ tìm được việc làm ở Mỹ và châu Âu khi các công trường xây dựng lớn ở đây sử dụng năng lượng sạch.
2. Thực trạng tăng trưởng xanh trên TG Từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong gói kích cầu kinh tế khoảng 38,1 tỷ USD để dùng cho sự chuyển dịch từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh. Mới đây, tại hội chợ Barcelona, Hãng Samsung trình làng mẫu điện thoại di động đầu tiên trên thế giới sử dụng năng lượng mặt trời, báo hiệu công nghệ xanh được ứng dụng sang các sản phẩm đời sống số. Hàn Quốc còn đầu tư gần 40 tỉ USD trong 4 năm tới nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật xanh cùng công nghiệp mũi nhọn tổng hợp. Chính phủ cũng đã cho xây dựng hệ thống “vận tải xanh”, bao gồm đường sắt thải ít khí cacbon và 3.000km đường xe đạp quanh bốn con sông xanh. Khoảng 2 triệu ngôi nhà xanh và văn phòng làm việc sử dụng ít năng lượng và điện sẽ được xây dựng. Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Để tăng trưởng xanh, Trung Quốc cũng tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao... Chỉ riêng trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo, mỗi năm, Trung Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 10 triệu người. Mỹ cũng tung ra các chính sách phát triển thể chế “kinh tế xanh” với 80 tỉ USD được dùng để thực hiện các dự án xanh, trong đó có 20 tỉ USD chi cho năng lượng tái sinh, 22 tỉ USD cho việc sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Chính quyền Washington còn dành 15 tỉ USD mỗi năm, từ năm 2012, phát triển công nghệ năng lượng sạch như gió và mặt trời, tăng gấp đôi nguồn cung năng lượng tái sinh. Người Mỹ sẽ nhận khoảng 63 tỉ USD tiền cắt giảm thuế và sự hỗ trợ khác để chuyển sang sử dụng công nghệ năng lượng sạch. Ở Đức, lĩnh vực công nghệ môi trường có thể sẽ phát triển gấp 4 lần và chiếm 16% ngành sản xuất công nghiệp từ nay đến năm 2030. Đáng chú ý là nó sẽ mang lại nhiều việc làm hơn cả lĩnh vực sản xuất xe hơi và máy móc - hai ngành công nghiệp mũi nhọn của Đức - cộng lại. Tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11/2011 tại đảo Hawaii, các nhà lãnh đạo APEC đã quyết định hướng đến nền kinh tế xanh, carbon thấp, nâng cao an ninh năng lượng và tạo nguồn mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Năm 2012, APEC sẽ phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường. Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh, APEC sẽ thực hiện các biện pháp như giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về thải carbon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế thông qua dự án Thành phố mẫu carbon thấp... Ngân hàng Thế giới đã tính toán: 148 tỉ USD đã được đầu tư vào các ngành công nghệ sạch vào năm 2007, tức tăng 60% so với năm 2006. Ở Mỹ, những ngành công nghệ tốt cho môi trường đứng hàng thứ ba trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, sau viễn thông và công nghệ sinh học. Thị trường sản xuất và dịch vụ môi trường ước tính mỗi năm mang lại 1.370 tỉ USD. Con số này sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải ở các nước đang phát triển có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu. Những dữ liệu thực tế này cho thấy, gieo mầm Kinh tế Xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai. Tăng trưởng xanh là tăng trưởng cần thiết trong thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái trên toàn TG, như một phương thức tối ưu mà các nhà kinh tế, môi trường... nghĩ đến để ngăn chặn những thách thức của biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người, được nhiều quốc gia lựa chọn là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng thời những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp: tài nguyên trên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.

IV/ Tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Hoàn cảnh:Việt nam Là một quốc gia đang phát triển nhưng tài nguyên chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng, vai trò, giá trị của tài nguyên còn chưa được nhận thức đầy đủ, sử dụng tài nguyên bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng bên cạnh cạnh các vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu tăng nhanh và diễn biến hết sức phức tạp vì thế việc lựa chọn chiến lược phát triển xanh là rất thích hợp, đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu . Tuy nhiên sự lựa chọn này cần phải nhìn nhận rõ những cơ hội và thách thức để định hướng cho phát triển.
Về cơ hội.
- Hiện nay sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng thế giới là “Biến đổi khí hậu”. Nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, các quốc gia đang có nhiều nỗ lực, trong đó phát triển kinh tế cac bon thấp, tăng trưởng xanh đang là những xu hướng mới trong lộ trình tiến tới “Nền kinh tế xanh”. Việt nam sẽ đón nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới trong nỗ lực chung giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở hướng tới “Nền kinh tế xanh”.
- Việt nam đang có những thay đổi cơ bản sau 24 năm “Đổi mới và mở cửa”, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một sự phát triển vì con người, những yếu tố đó được thực hiện trong một môi trường chính trị ổn định là cơ hội tốt cho triển khai thực hiện “Nền kinh tế xanh”.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2015 . Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng Cộng Sản Việt nam đã khẳng định: đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Như vậy Việt nam sẽ đẩy mạnh “Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng” trong thời gian sắp tới. Đây là cơ hội để Việt Nam hướng tới “Nền Kinh tế xanh” và “Tăng trưởng xanh”.
- Kinh tế Việt nam liên tục tăng trưởng trong những năm vừa qua tạo ra nội lực bên trong cho một xu thế phát triển mới. Những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên trong thời gian phát triển vừa qua đối với đất nước. Hướng tới một nền kinh tế xanh sẽ được sự đồng thuận cao của xã hội. Sau một thời gian phát triển từ khi đổi mới và mở cửa, người dân đã nhận thức được sự trả giá của mô hình phát triển của nền “kinh tế nâu”.
- Với lợi thế nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa Đông Nam Á, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, năng lượng gió phong phú, sinh vật tăng trưởng nhanh là cơ hội cho Việt nam tham gia vào các chương trình mục tiêu thiên niên kỷ để hướng tới “Nền kinh tế xanh”.
Thách thức.
- Trước hết, về nhận thức, hiểu thế nào là một nền “kinh tế xanh” hiện nay ở Việt nam vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Nếu không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được, do vậy sẽ khó thực hiện.
- Thứ hai, về cách thức tiến hành, so với nền kinh tế truyền thống-“Nền kinh tế nâu”, xây dựng mô hình mới-“Nền kinh tế xanh”, thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế có sự khác biệt như thế nào và bắt đầu từ đâu trong bối cảnh phát triển kinh tế Việt nam hiện nay.
- Thứ ba, nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, cac bon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường…. Thực tế công nghệ sản xuất ở Việt nam hiện nay so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nước có công nghệ cao trên thế giới. Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Thứ tư, về huy động nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu “Xây dựng nền kinh xanh”, mặc dù Việt nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích luỹ quốc gia so với các nước đã phát triển còn quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tơi “Nền kinh tế xanh”.
- Thứ năm, Cơ chế chính sách hướng tới thực hiện “Nền kinh tế xanh” ở Việt nam hiện nay gần như chưa có, trong khi trên thế giới cũng mới đề xuất hướng tiếp cận. Việc rà soát lại cơ chế chính sách liên quan và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với mô hình phát triển mới theo hướng cơ cấu lại ngành kinh tế và hướng tới nền “kinh tế xanh” là thách thức không nhỏ.
Thành tựu * Tăng trưởng xanh thúc đẩy tạo việc làm và thu nhập cho người dân thông qua đầu tư của Nhà nước và tư nhân * Thúc đẩy phát triển các ngành nghề thân thiện với môi trường và * các dịch vụ sinh thái . * Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội, * Giảm đáng kể những rủi ro về môi trường và những tác động tiêu cực về sinh thái do hoạt động của con người. * Nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của nền kinh tế, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó có hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu.

Định hướng thực hiện nền kinh tế xanh ở Việt nam.
- Về cơ chế chính sách, trên cơ sở cương lĩnh định hướng Chiến lược phát triển kinh tế-xã Việt nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, Việt nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Cơ chế chính sách cần tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường; Sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; Không gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái.
- Về nhận thức, tập trung tuyên truyền, giáo dục định hướng thay đổi nhận thức trước đây của xã hội từ nền “Kinh tế nâu” sang nền “Kinh tế xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao trong xã hội từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từ đó thay đổi quan niệm và nhận thức về một “Nền kinh tế xanh”. Trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đổi mới giáo trình, bài giảng theo hướng tiếp cận phát triển “Nền kinh tế xanh”. Nâng cấp nội dung “Kinh tế môi trường” và “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên” truyền thống theo hướng giảng dạy “Kinh tế xanh” .
- Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “Nền kinh tế xanh” như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, công nghệ giảm thiểu phát thải khí nhà kính; hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường; Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
- Đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã hội theo hướng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường theo quy định tiêu chuẩn quốc tế.
- Cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển nền kinh tế xanh được điều chỉnh thông qua công cụ tài chính và thuế khóa nhằm khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên quý hiếm, bảo vệ môi trường.
- Rà soát, xem xét lại cơ chế chính sách đã có liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái và đầu tư cho phát triển rừng thời gian vừa qua, gắn phát triển rừng với xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát huy hiệu quả thể chế “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, những ưu thế của công cụ kinh tế liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng, bổ sung và hoàn thiện công cụ này triển khai trong cả nước.
- Dựa vào tiêu chí quốc tế như đã dự tính của UNEP, đầu tư công toàn cấu 2% GDP cho phát triển kinh tế xanh, tổng kết thời gian vừa qua mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt nam còn thiếu hụt bao nhiêu để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Tích cực hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng “Nền kinh tế xanh” ở Việt nam, huy động các nguồn lực hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn đầu tư 2% GDP toàn cầu

Similar Documents

Premium Essay

Education

...Gordon Reynolds \ Against Education; How Public Education Cripples our Kids, and Why “Against Education: How Public Education Cripples our Kids and Why” by John Gatto talks about the education system, how students need to get a different and better education. Gatto’s argument is ineffective due to the reference that is mentioned from people from a different time period and a lot of things change. Our education system is effective how it is right now. The author discusses in his text about how our educational system needs to change into a better “education” by changing how education is providing. The author compares our educational system to the Prussian education system to draw concern to people which a use of pathos due to the controversy involved with that system. Gatto uses ethos when using well-known people’s opinions about the education system to help their case with the disagreement about the educational systems. The article mentions people who are successful that did not go to school but the thing is that the people that are mentioned are people from a long time ago which doesn’t mean anything because everything has changed “social[ly], economy [ically], financial[ly]” since that time period. Gatto uses ethos quite often to draw the readers to controversial events to get his points across more directly to get the most reactions he wants but they’re nothing backing those statements up. Gatto talks how to school turns people into bad things like addicts, he uses children’s...

Words: 825 - Pages: 4

Premium Essay

Education

...EDUCATION REFORMS Socio-economic changes, rapid changes in the political areas and in Science and Technology impelled the government to recognize and strengthen further the national system of education to suit the education needs of the future along the line of education for all and to produce a work force that has the quality, capability and skill to handle more complex challenges. Cabinet committee of educational reforms was chaired by Dr. Mahathir Mohamad and was formed in 1974. The purpose of forming this committee was study the implementation of the National Education policy. Educational reforms released its findings in the Mahathir Report in 1979. The report suggested that education should meet the country’s manpower needs, especially in the development of science and technology and education should foster development of noble values. Objectives of Educational Reforms The government set the objectives as guideposts along the road that make the implement of Educational Reforms more smoothly. The main objective of Educational Reforms is to improve the conditions and quality of the educational system so that the development of country in science and technology can be improved. Furthermore, Ministry of Education wished to create an updated system of education that is of universal standard so that the student can always receive the latest information. Moreover, another objective is to fix a system of education that is “flexible” to current development to avoid being...

Words: 1276 - Pages: 6

Premium Essay

Education

...Education and Equity Student’s Name Institution Education and Equity In the case Education and Equity: Closing the Achievement Gap, the arguments presented include the need to offer equal chance for all students, despite of color and class, the apparent education achievement gap and possible solutions to closing the gap. Arguments A, B and C note that there is an apparent achievement gap in education. The gap is more noticeable in learners from multipart urban settings, where there are many minority inhabitants. The current education requirements, of ensuring students pass benchmark tests; fail to promote equity because they do not put into deliberation the desires of students that are not academically inclined. However, it appears that learners termed as not academically inclined are students of color; hence, the need to set a standard curriculum, which is both thorough and culturally relevant as suggested by speaker A (Case). Speaker A provides a better argument when compared to B and C. The speaker begins by noting that instructing students on how to excel in benchmark tests fails to prepare their participation in a global economy. The speaker also notes the lack of equity especially for students of color termed as not academically inclined. In conclusion, A provides a solution to closing the achievement gap by setting a rigorous and applicable curriculum. Though speaker B provides a solution, which involves setting the standard, the arguments do not seems to realize...

Words: 608 - Pages: 3

Premium Essay

Education

...CHAPTER 1 THE PROBLEM AND LITERATURE REVIEW 1.1 Background of the Study The current era places big emphasis on the role of instructional supervision in the development of the education and improvement of student learning outcomes. It’s not the sole responsibility of the teachers to bear the tasks of delivering basic education services to the clienteles but rather a two-way process between them and the instructional leaders. As Ekyaw (2004) states it, it’s an interactive process that depends on the source supervisor and the teacher. Instructional Supervision (IS) is the phase of school administration which focusesprimarily upon the achievement of the appropriate expectations of educational system (Peretomode, 2004). Zepeda (2012) added that supervision fosters the internal and external motivation that leads to teachers’ professional growth. One recent definition is given by Glickman, Gordon & Ross-Gordon (2013) where they reiterate that instructional supervision is an assistance for the improvement of instruction and should be viewed as a function of process. Further, Marzano, Frontier &Livingston (2011) noted that the purpose of IS should be the enhancement of teachers’ pedagogical skills, with the ultimate goal of enhancing student achievement. In the Philippines, various reforms and educational movements have decentralized the context of educational management. It gives much emphasis on school empowerment and instructional supervision. Likewise, RA 9155 stressed...

Words: 2518 - Pages: 11

Premium Essay

Education

...Brooke Boyle Professor Kilgore English 10803 22 September 2013 Education: Expectations through Technology Changes Have you ever stopped to think about how our environment shapes a certain expectation? The world is constantly changing around us with new technologies and ideas. The differences in education have dramatically changed from my generation to a generation 10-20 years ago regarding how teachers teach and in the ways we decide to learn. The biggest factor in this dramatic change in education is the new technology that we decide to incorporate in schools. After talking to Sarah Liles, a Writing Specialist from the Athletic Academic Services Office, the contrast on technology from her generation to mine is so much more evident. Figure 1: Sarah Liles, Writng Specialist Figure 1: Sarah Liles, Writng Specialist Sarah Liles says, “Education was more difficult in my generation because fewer resources were available,” while the computer was invented, the Internet wasn’t. This caused her to have to delve deeper into hardcover books and not be able to “Google” things with one click of a button. The extent of technology used in the classroom in her generation was the projector that they would take notes from. Sarah’s greatest resource as she put it was books. A point Sarah brings up is, “Because of the greater influence of books, then I was personally more self-driven where now people read a lot less and depend more on others to lecture them.” In contrast, though...

Words: 943 - Pages: 4

Premium Essay

Education

...0643873 A Rightful Owner of Our Education I Believe the overall argument the author is trying to get across is that many women just expect their teacher and faculty to take them seriously and treat them as they would anyone else, but that we must prove to them we are serious about our education and we are serious about ourselves as responsible, determined students. The three points the author was trying to guide us to is first, that we must take responsibility to ourselves as students, second we must engage and fully participate in the classroom and with our professors, and lastly that we as woman, must demand to be taken seriously so that we can go on taking ourselves seriously. I agree with most of the authors argument made, that we as students must take responsibility for ourselves. Taking responsibility for ourselves is essential for us to succeed. Adrienne Rich stated “Responsibility to yourself means that you don’t fall for shallow and easy solutions—predigested books and ideas, weekends encounters gaureneed to change your life, taking “gut” courses instead of the ones you know will challenge you.” I agree with his statement 100 percent, the courses that challenge you are the courses you will learn the most from. It’s okay if you fail, you just can’t give up and you have to push yourself to work harder. I also agree with the author that we must as students engage with her teachers in an active and ongoing struggle for a real education. I briefly stated that I agree...

Words: 413 - Pages: 2

Premium Essay

Education

...Education The purpose of this title is to ensure that all children have a fair, equal, and significant opportunity to obtain a high-quality education and reach, at a minimum, proficiency on challenging State academic achievement standards and state academic assessments. There is growing consensus that the educational system in America is falling short when it comes to preparing our children for the future. As to the method for improving our current system today, the general focus centers upon increased accountability and a need for higher academic standards. Closing and achievement gap between high- and low-performing children, especially the achievement gaps between minority and nonminority students, between disadvantaged children and their more advantaged peers. Improving and strengthening accountability, teaching, and learning by using State assessment systems designed to ensure that students are meeting challenging State academic achievement and content standards and increasing achievement overall, but especially for the disadvantaged Meeting the educational needs of low-achieving children in our Nation's highest-poverty schools, limited English proficient children, migratory children, children with disabilities, Indian children, neglected or delinquent children, and young children in need of reading assistance. Ensuring that high-quality academic assessments, accountability systems, teacher preparation and training, curriculum, and instructional materials are aligned...

Words: 637 - Pages: 3

Premium Essay

Education

...Achieving Our Potential The majority of individuals recognize that education allows us to analyze, understand and appreciate our environment while giving us the life skills to survive in this globalized world. According to Merriam’s Dictionary, the definition of education is “any act or experience that has a formative effect on the mind, character, or physical ability of an individual.” Although most people have similar ideas as to what education is to them, I learned that not everyone’s opinion is comparable. As a student changes over from middle school to high school, they are given more of a voice because they are able to choose classes, although it is only a select amount. Allowing high school students to select a class gives them the opportunity to explore and learn a different subject. Also, students begin to discover their hidden talents. Tied together, required core classes and the classes students may choose from, help expand their prospect. Also, classes join into each other and benefit one another, sparking student interests and understanding of the classes themselves. I wondered what a high school student’s outlook on education would be and senior, Esther Herrera, gave me her opinion. “I am 17 and I think education is extremely important. I will admit that I do not always find school the most fascinating way to spend my time, but it is necessary.” The students begin to define themselves by the subjects and areas they are most interested in and their desire to expand...

Words: 1809 - Pages: 8

Premium Essay

Education

...Education is culture, and different educations show different societies’ culture. Americans regard education as the means by which the inequalities among individuals are to be erased and by which every desirable end is to be achieved. While Chinese education is for foundation education, but students may be not learn much. But all in all, different education systems account for the different phenomenon, because different society backgrounds and different culture helps human create a different country in the world. The different society structure plays an important part in the education system. In China, all those who can enter the University have received an elite education and before enrollment they have devoted themselves to hard studying. Therefore, they are good at getting high marks on mathematics, psychics and so on. However, they are lack of chances to practice skills in real world thus having no social experiences. In that case, after graduation, most students find it difficult to find a satisfactory job though many of them get a job through the relationship net. While in America, the education system pays more attention to social skills than to marks .Students have developed the ability to be independence in life and work. After university, they show great capability of thinking, innovation and creation which make them keep pace with the modern world. They are competent for the challenging work and can gain a good job in America with ease. There is a huge gap...

Words: 973 - Pages: 4

Premium Essay

Education

...Technological Advancement In Education Education Essay Contents Introduction – Thesis statement: Advances in the technology are very helpful in transforming the way people are educated. From the abacus which made teaching math easy millennia back, to word processor which changed the way research paper are being written and presented. The technological progress of humans has a positive impact on education. Technological change has given shape to education from the very beginning, but with the addition of digital revolution it has popularly increased the speed at which education is transforming. From the past 20 years, there have been changes in technological education that few people ever dreamed. . Many colleges and universities have started offering distance learning programs before the discovery of internet where these programs were difficult to find at that time. Due to this reason, many people who lived in villages and towns lack access to these universities and colleges. There is no doubt that technology has greatly involved in our daily lives and mainly when we are talking about education field. There is almost no escaping from the fact which is produced by the researchers. Education has been widely affected by the integration of technologies as it is a fast way to reach mass number of students. Literature Review – There are basically three main theoretical frameworks presented in the educational technology literature which are Behaviorism, Constructivism and Cognitivism...

Words: 1990 - Pages: 8

Premium Essay

Education

...that the education you are receiving is positive or negative?” First of all, a school system education is easier to determine whether it is positive or negative. How good or bad a school is, is usually decided by two things; history and word of mouth. If the school has good records of alumni, then the next generations of the school are hoped to be as good and if the school has bad records of students, then the other generations of the school are believed to be as bad, even though not everyone is the same way as others. Word of mouth is quite similar. If more than one group of people talk about how good the school is or how bad the school is, a lot of other people will most likely trust the different sources of the same opinion. Another thing that would go into consideration are how the school represents itself and how the teachers teach. A good building of a school means that it consists of good materials to study with and professional teachers mean that the students are learning decently. Therefore, good schools mean good education. For example, I go to school in SPH. Learning materials are provided perfectly in SPH and all the teachers, students, and staffs are supportive in a way that I cannot explain in words. I am a better person every day since I came to the school. The teachers guide me and I don’t see any tension among the students. SPH also brings me to do good things, such as service outside of school to respect others. Apart from that, I think education is also...

Words: 549 - Pages: 3

Premium Essay

Education

...Introduction: Entering the education field has been a very motivated decision for me. This particular decision is completely based on the former experience I had had all the way to the moment I decided I will connect my future with it. Nowadays, when parents are very busy the workers of the educational field are the people, who teach the young generation what is beautiful and what is ugly, what is right and what is wrong and million other things. Every person some day used to be an ordinary pupil that had teachers. The schooling experience of every person may develop either positive or negative attitude towards education in general. It is a fact of common knowledge that one of the most important parts in the educational process is the teacher. Choosing the education field has to be connected with a “calling” of a person, because it requires a lot of professional and personal qualities and constant self-perfection. My personal experience in school taught me that a teacher could really make a difference in the process of education. A teacher may develop respect to the subject, to the teacher’s personality and to the education in general. A pupil may even see the difference in the manner of explaining and presenting the material teaching the same subject. I discovered this difference when I had a substitute teacher coming to class and making my most hated subject one of the most interesting in the whole school program. I decided that I do want to make children love teaching and...

Words: 517 - Pages: 3

Premium Essay

Education

...Education is as important as the air we breathe. It is the most important possession a person must have. Education is beneficial in many aspect of life especially, personal and social it is the only possession that cannot be taken away from you. Education is important because it will open up the windows of opportunities. In this competitive world having a good education is as important as the air we breathe because it is our weapon to conquer the world.  Education will help you grow as an individual because the more knowledge you have the better understanding you will have in any given problem that will come your way. It will give you self satisfaction and will boost your self confidence. As an individual I know it will help me in a lot of aspects in my life. It will give me a financial stability because I will be able to land a good job and a high paying salary. I will learn how to spend my money and will learn how to invest it wisely. The more education I have the more respect and acknowledgement I will get from people. Knowledge is really important that is why we need to take it seriously. It is the strong weapon you can have to conquer this complex world. If you have a good education nobody can fool you and you will not tolerate any mistreatment from people. It will give you a better views in life if you are well educated.  In the social aspect of my life education will give me a better understanding on how to communicate to people effectively. I will understand what is...

Words: 442 - Pages: 2

Free Essay

Education

..."Education makes people easy to lead but difficult to drive, easy to govern but impossible to enslave" Discuss This is a statement based on the values of education but it refers to one aspect of education, namely, the citizenship value. Education has of course many aims like earning bread and butter, shelter . clothing and a good life. The last concerns man as a member of a society. Except in a dictatorial society, the ordinary citizen is, theoretically at least, equal to every other citizen and enjoys equal rights. This equality enjoins equality of justice and equality of opportunity. No position in the public life can be said to be far from his reach because of his birth or creed provided of course he deserves it by education and qualification. In every enlightened modem government, emphasis is laid on the education of its citizens. Up to a certain age education is made compulsory so that boys and girls get the benefit of it. They get enlightened and they are willing to obey and, given the chance, are ready to rule. Since almost every government in the world is governed by the representatives of the people, these representatives must be educated enough to shoulder the responsibility that falls on them. That is why one British Minister said, `Let us educate our masters' meaning that the people who vote their representatives for the highest legislative body of the country must be educated. Education helps them realize their responsibilities while they appreciate their rights...

Words: 877 - Pages: 4

Free Essay

Education

...Education in South Carolina Education in South Carolina public schools has always been a proverbial thorn in the side of the pride of the state. Consistently, the state has ranked near the bottom of rankings in average Scholastic Aptitude Test (SAT) scores, low salaries for teachers, and curriculums that were at best below satisfactory. The primary reason for such dismal statistics is the lack of funding available to improve educational resources within the state. Furthermore, the inequities between public schools located in more affluent areas and those in poorer school districts created a statewide need for funding to give every child within South Carolina an equal opportunity to obtain a useful education. Several legislative initiatives spurred on by a report from Moody’s, securities from located in Manhattan, attempted these financial imbalances among the various school districts. The findings of the report led to the implementation of The Education Finance Act of 1977 (EFA) by Governor James B. Edwards. Basically, this law required state funds to be divvied out in larger portions to regions that suffered from low income resources. In addition to more funding for education, EFA created programs that improved the proficiency of teachers and required students to pass a basic skills exam before being able to progress and be promoted to the next grade level. Moreover, high school seniors were required to pass an exit exam to receive their high school diplomas. After...

Words: 337 - Pages: 2