Free Essay

Effective

In:

Submitted By loanpham
Words 5230
Pages 21
Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Quốc Nghi1 và Mai Văn Nam1

ABSTRACT
This research aims at identifying factors affected the effectiveness of business performance of small and medium sized enterprises (SMEs) in Can Tho city. The sample size of 389 collected from SMEs in Can Tho city. Descriptive analysis and regression analysis used in this research. The results of the study showed that factors of access to governmental supporting policies, years in schooling of businessmen, scale of company, social relations, and revenue impacted the effectiveness of business activities of SMEs in Can Tho city. Keywords: factor, effectiveness of activity, small and medium sized enterprises, supporting policy Title: Factors affecting the effectiveness of business peformance in small and medium sized enterprises in Can Tho city

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp. Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ. Từ khóa: nhân tố, hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ

1 GIỚI THIỆU Nói đến DNNVV là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ năng quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo. Đặc biệt, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản trị doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới. Bên cạnh đó, DNNVV còn giúp xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp linh hoạt, với mối liên kết chặt chẽ, khai thác và huy động mọi tiềm năng của các địa phương, tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn và có những tác động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển DNNVV được xem là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Thành phố Cần Thơ được xác định là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được xây mới, nâng cấp mở rộng mang tính chất liên kết vùng, quốc gia, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi hơn. Tp. Cần Thơ hiện là nơi tập trung số
1

Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ

122

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

lượng các doanh nghiệp đông nhất ĐBSCL, với hơn 3.125 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm đến 97%. Trong thời gian qua, mặc dù DNNVV ở Cần Thơ đã có nhiều bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố, nhưng thực tế, các DNNVV hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những khó khăn mang tính đặc trưng và lâu dài cho các DNNVV như về trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất,... Vì thế, bài viết này trình bày thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV ở Tp. Cần Thơ. 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết hai mục tiêu: (1) Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ; và (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các DNNVV (phân loại theo nghị định 56/2009/NĐ-CP) trên địa bàn Tp. Cần Thơ đã được thành lập và đi vào hoạt động trên 1 năm tính đến thời điểm nghiên cứu. Vùng nghiên cứu: Theo Tổng cục Thống kê (2009), hiện có 3.125 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tp. Cần Thơ (DNNVV chiếm 97%). Trong đó, các doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm như Quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn các quận trên là điểm nghiên cứu trọng tâm. Bên cạnh đó, địa bàn nghiên cứu còn được mở rộng sang một số quận, huyện còn lại, chẳng hạn Quận Ô Môn, Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Cờ Đỏ. Thời gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 06/2010 đến 08/2010. Thu thập số liệu về tình hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của DNNVV trong hai năm 2008-2009 và dự báo đến hết năm 2010. 2.3 Phương pháp thu số liệu Phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp, với cỡ mẫu điều tra là 389 DNNVV (> 13% tổng thể) vì thế số liệu của nghiên cứu mang tính đại diện cao. Những thông tin điều tra bao gồm: thông tin cơ bản về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, số lao động, giá trị tài sản cố định, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, thời gian hoạt động, tiếp cận chính sách hỗ trợ,… Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng một số thông tin thứ cấp từ Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư của Tp. Cần Thơ. 2.4 Phương pháp phân tích Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu. Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tỷ lệ, tần suất, độ lệch chuẩn được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.
123

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV ở Tp. Cần Thơ. Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Henrik Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Henrik Hansen và ctv (2002), Phan Đình Khôi và ctv (2008) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Nghi (2010), một lần nữa đã chứng minh mức độ tiếp cận các chính sách hỗ trợ Chính phủ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tác giả còn cho thấy mối quan hệ xã hội, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì thế, trong nghiên cứu này, các nhân tố trên được tác giả đưa vào mô hình phân tích để xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Mô hình nghiên cứu như sau: Y = Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4D4 + B5D5 + B6X6 + ε Trong đó: Biến phụ thuộc Y là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS - return on sales) của doanh nghiệp. Các biến X1, X2, X3, D4, D5, X6 là các biến độc lập (biến giải thích).
Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính

Biến số TCCSHT TUOIDN HOCVAN X1 X2 X3

QUYMO

D4

VONXAHOI TANGDT

D5 X6

Diễn giải Số hình thức hỗ trợ của nhà nước mà doanh nghiệp đã từng được tiếp nhận. Số năm hoạt động của doanh nghiệp. Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp. Nhận giá trị 1 nếu chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông trở xuống; giá trị 2 nếu trình độ là trung học chuyên nghiệp; giá trị 3 nếu có trình độ đại học.cao đẳng; giá trị 4 nếu có trình độ trên đại học. Qui mô của doanh nghiệp (Biến giả), nhận giá trị bằng 1 nếu là doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa; bằng 0 nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ. Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp (Biến giả), nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với Hiệp hội hoặc tổ chức tín dụng và có giá trị 0 nếu không có Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp

Kỳ vọng + + +

+

+ +

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV Tình hình hoạt động và phát triển của các DNNVV (phân loại theo nghị định 56/2009/NĐ-CP) ở Tp. Cần Thơ là khá bao quát, do đó, để tìm hiểu rõ hơn về vấn
124

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

đề hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá về thực trạng phát triển doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về các DNNVV trên địa bàn Tp. Cần Thơ bằng phiếu điều tra gồm 24 tiêu chí. Tổng số DNNVV được điều tra là 389 doanh nghiệp trong tổng thể 3.125 doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Cần Thơ. Số liệu được thu thập một cách ngẫu nhiên thuận tiện nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan cho cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Cần Thơ chủ yếu hoạt động theo loại hình công ty TNHH với 199 doanh nghiệp, chiếm 51,5%; có 153 DNTN chiếm 39,7% và 33 công ty cổ phần chiếm 8,7% trong tổng số 385 doanh nghiệp được phỏng vấn. Về lĩnh vực kinh doanh thì hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu điều tra hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm đến 58,1%, có 36,1% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, số ít còn lại là nông – lâm – thủy sản. Kết quả điều tra còn cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Cần Thơ còn khá trẻ, với số năm hoạt động trung bình là 4,95 năm. Điều này cũng dễ hiểu vì trong vài năm trở lại đây, Cần Thơ được nâng cấp cả về cơ sở hạ tầng, vị thế và nhiều điều kiện khác, tạo nền tảng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, do đó nhiều doanh nghiệp ra đời. Tuy nhiên, đô lệch chuẩn khá lớn (4,56) chứng tỏ có sự chênh lệch cao trong số năm hoạt động của các doanh nghiệp ở Tp. Cần Thơ, cụ thể doanh nghiệp lâu năm nhất đã hoạt động được 34 năm, và doanh nghiệp trẻ nhất là 1 năm. Về quy mô doanh nghiệp, nếu chỉ căn cứ vào số lượng lao động được định nghĩa trong nghị định 56/2009/NĐ-CP thì các doanh nghiệp tập trung chủ yếu trên địa bàn Tp. Cần Thơ là loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, cụ thể có 207 doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người (chiếm 54%); 166 doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 đến 99 người (chiếm 43%). Các doanh nghiệp có số lượng lao động theo quy mô loại vừa không đáng kể, có 7 doanh nghiệp số lượng lao động từ 100 đến 199 người, có 5 doanh nghiệp số lượng lao động từ 200 đến 300 người. Bên cạnh đó, số lượng lao động trung bình của các doanh nghiệp khoảng 18 người, trong đó có cả những doanh nghiệp chỉ hoạt động với 2 lao động, các con số này là khá thấp so với tiêu chí lao động của DNNVV trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Theo kết quả điều tra về trình độ học vấn, có đến hơn 2/3 chủ doanh nghiệp đã được qua đào tạo, trong đó có 57,6% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học – cao đẳng và 16,2% đã qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là khá cao, điều này cho thấy một nền tảng thuận lợi giúp chủ doanh nghiệp đạt được hiệu quả quản lý cao hơn cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin một cách tốt hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ lao động nữ bình quân ở các DNNVV ở Tp. Cần Thơ là 31,2%, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động của doanh nghiệp. Việc sử dụng nhiều lao động nữ ở các doanh nghiệp được nhà nước khuyến khích bằng nhiều chính sách ưu đãi, chẳng hạn việc vay vốn của các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu từ 389 DNNVV ở Tp. Cần Thơ, trung bình có 58% lao động hành chính, quản lý có trình độ đại học – cao đẳng, 42% lao động sản xuất kinh doanh đã qua đào tạo nghề. Như vậy, có thể nói chất lượng lao động ở các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là khá cao so với mặt bằng chung của cả nước (khoảng 34%). Thêm
125

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

vào đó, chất lượng cuộc sống của người lao động ở Tp. Cần Thơ đã dần được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân năm 2009 của lao động ở các DNNVV trong mẫu khảo sát là 25.390.000 đồng/năm. Xét về quy mô vốn, kết quả điều tra còn cho thấy tổng nguồn vốn trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu chỉ nằm trong khoảng 4,2 tỷ đồng, trong đó, tài sản cố định là 1,3 tỷ đồng. Như vậy, xét về cả quy mô lao động lẫn quy mô về vốn thì các doanh nghiệp trên địa bàn của Tp. Cần Thơ đều có quy mô khá nhỏ so với mặt bằng chung của cả nước, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ tập trung vào loại hình siêu nhỏ và nhỏ. Ngoài ra, các DNNVV ở Tp. Cần Thơ chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có. Từ kết quả điều tra cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đều trả lời sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, cụ thể các DNNVV sử dụng trung bình 73,2% vốn tự có cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản còn lại huy động từ các nguồn khác bên ngoài. Các nguồn vay khác tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm vay ngân hàng, vay cá nhân, tín dụng thương mại,... Trong số các hình thức vay thì vay ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, có 48,33% doanh nghiệp trong tống số mẫu nghiên cứu đã thực hiện việc huy động vốn bằng cách vay ngân hàng, 24,42% có từ các khoản tín dụng thương mại của nhà cung cấp và 7,97% là vay cá nhân. Đặc biệt, các khoản vay ngân hàng trung bình chiếm đến 15,59% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV ở Tp. Cần Thơ. Phần lớn các doanh nghiệp đều có doanh thu trong năm 2009 tăng so với 2008, với tỷ lệ tăng chiếm 62%; doanh thu giảm chiếm 16%; doanh thu không thay đổi chiếm 22% trong tổng doanh nghiệp được điều tra. Ngoài ra, tốc độ tăng lợi nhuận của các DNNVV ở Tp. Cần Thơ cũng khá cân bằng với tốc độ tăng doanh thu. Có 57,1% doanh nghiệp có lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 và chỉ có 19% doanh nghiệp có lợi nhuận giảm. Qua đây ta thấy có một sự tăng trưởng nhất quán giữa doanh thu và lợi nhuận hoạt động năm 2009 của DNNVV ở Tp. Cần Thơ, đây là một yếu tố đặc biệt cần thiết cho các công ty cổ phần trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Bảng 2: Mô tả đặc trưng của các DNNVV trong mẫu khảo sát

Tiêu chí Tuổi của doanh nghiệp (năm) Tổng số lao động (người) Tổng tài sản (triệu đồng) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Vòng quay tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận (%)

Trung bình Lớn nhất 4,95 34,00 16,97 300,00 4.136,85 50.000,00 0,81 16,45 6.555,12 196.189,00 434,20 21.281,00 2,48 39,24 13,00 139,00

Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn 1,00 4,54 2,00 30,38 20,00 7.219,80 0,00 1,55 11,00 103.475,13 -500,00 1.369,73 0,02 4,57 -83,00 23,00

Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp của tác giả, năm 2010

Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận trung bình của các DNNVV trong mẫu nghiên cứu đạt mức 13%, độ lệch chuẩn 23% là khá cao chứng tỏ có sự chênh lệch đáng kể về tỷ suất lợi nhuận của các DNNVV, hay nói cách khác hiệu quả hoạt động của các
126

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

doanh nghiệp là không đồng đều. Ngoài ra, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) trung bình của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát là 0,81 < 1 có thể cho thấy rằng doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng cách vay nợ, tuy nhiên, điều này cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Một điều đáng lưu ý khác là vòng quay tổng tài sản bình quân của các DNNVV trong mẫu khảo sát là khá cao (2,48) cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng toàn bộ tổng tài sản của doanh nghiệp là tốt. Có thể nói, mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu và sự mất cân đối của môi trường vĩ mô, song vẫn thấy được những nỗ lực đáng kể của các DNNVV ở Tp. Cần Thơ trong công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như đóng góp vào sự khôi phục kinh tế cho thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, các DNNVV thực sự cũng gặp phải không ít khó khăn, chẳng hạn tình hình mở rộng đầu tư và xúc tiến thị trường của các DNNVV ở Tp. Cần Thơ vẫn còn gặp nhiều hạn chế, cụ thể chỉ có khoảng 1/3 doanh nghiệp có thực hiện hoạt động này trong năm 2009, ngoài ra còn là vấn đề thiếu thông tin, bao gồm thông tin về thị trường, về cạnh tranh, về các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho DNNVV,... 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNVV Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính như sau: (1) Mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,00) cho thấy mức độ an toàn bác bỏ giả thuyết Ho, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận) với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi qui tuyến tính được đưa ra phù hợp với dữ liệu; (2) Giá trị R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2, nên sử dụng nó để đánh giá mô hình là phù hợp hơn và nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình, như vậy R2 điều chỉnh = 0,60 có nghĩa là 60% ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể được giải thích từ mối tương quan tuyến tính giữa tỷ suất lợi nhuận của DNNVV ở Tp. Cần Thơ với các biến độc lập được đưa vào mô hình. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,916, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Mai Văn Nam, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).
Bảng 3: Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính

Tiêu chí Hằng số TCCSHT X1 TUOIDN X2 HOCVAN X3 QUYMO D4 VONXAHOI D5 TANGDT X6 Hệ số Sig.F Hệ số R2 hiệu chỉnh Hệ số Durbin-Watson

Hệ số (B) -0,198 0,040 0,004 0,060 0,030 0,049 0,042

Hệ số (Beta) 0,321 0,131 0,370 0,110 0,142 0,097

Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 0,000 0,005 0,000 0,018 0,002 0,034 0,000 46,10 1,916

VIF 1,145 1,056 1,240 1,058 1,059 1,025

Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, 2010

127

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

Trong số 6 biến được đưa vào mô hình thì cả 6 biến đều giải thích được cho sự thay đổi của hiệu quả kinh doanh của các DNNVV. Trong đó, biến TCCSHT (số hình thức hỗ trợ của nhà nước mà doanh nghiệp đã từng được tiếp nhận) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV, cho thấy mức độ quan trọng của yếu tố này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn, điều này hoàn toàn phù hợp với lập luận mà tác giả đã đưa ra ban đầu. Thực vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra được hiệu quả và thuận lợi thì doanh nghiệp ngoài việc phải tận dụng được những tài nguyên vốn có bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực thì điều quan trọng khác chính là phải biết khai thác những trợ giúp cần thiết mà nhà nước đã đề ra trong các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, việc doanh nghiệp càng khai thác được nhiều hình thức hỗ trợ của nhà nước có liên quan đến hoạt động của mình thì doanh nghiệp càng có thể dễ dàng nâng cao năng lực cũng như nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn. Bên cạnh sự tác động của việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì biến TUOI (số năm hoạt động của doanh nghiệp) cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNNVV đã hoạt động lâu năm có thể tích tụ được nhiều vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh cũng như các dự án đầu tư mới của mình. Đồng thời, do đã hoạt động được trong một thời gian dài nên những doanh nghiệp này thường có nhiều kinh nghiệm, đã tạo được uy tín và mối quan hệ sâu rộng ngoài xã hội với các doanh nghiệp khác hoặc với các ngân hàng thương mại, do đó dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn cũng như thông tin có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình, vì vậy hiệu quả hoạt động cũng cao. Biến HOCVAN (trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp) cũng có tương quan thuận đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận các phương thức khoa học quản lý hiện đại giúp công ty phát triển hơn và có nhiều cơ hội hơn, đồng thời có mối quan hệ rộng hơn, thông hiểu về các thể chế, quy định chính sách nhiều hơn. Hệ số của nhân tố QUYMO (qui mô doanh nghiệp) mang dấu dương (+) cho thấy doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn doanh nghiệp siêu nhỏ. Nguyên nhân là do doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa có điều kiện về vốn, lao động tốt hơn, quy mô thị trường cũng rộng hơn nên góp phần hỗ trợ khá tốt cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời khi có sự gia tăng về quy mô sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể gia tăng sản xuất đáp ứng kịp thời lượng cầu khi có sự thiếu hụt lượng cung trên thị trường và vì vậy sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tương tự, biến VONXAHOI (mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp) cũng có hệ số dương với hiệu quả hoạt động của DNNVV. Điều này chứng tỏ các mối quan hệ ngoài xã hội cũng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với Hiệp hội, tổ chức tín dụng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp mình, tăng khả năng tiếp cận các thông tin liên quan như về thị trường, công nghệ, lao động, chính sách,… Đồng thời, khi gặp khó khăn trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này có thể tương trợ lẫn nhau thông qua việc trợ giúp về vốn, cơ sở vật chất, chuyển giao công nghệ. Sự ảnh hưởng thuận chiều của biến TANG.DT (tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp) cho
128

Tạp chí Khoa học 2011:19b 122-129

Trường Đại học Cần Thơ

thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng doanh thu tốt hơn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng cao hơn. Vì tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thể hiện được tiềm lực kinh tế, sự ổn định của doanh nghiệp và mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Tóm lại, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh sự tác động từ môi trường bên trong doanh nghiệp thì mức độ được nhận hỗ trợ từ phía nhà nước cũng là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Cần Thơ. Do đó, vấn đề thiết yếu hiện nay chính là làm thế nào để tăng cường khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các DNNVV ở Cần Thơ, từ đó đẩy mạnh được hiệu quả trong công tác hỗ trợ DNNVV của nhà nước. 4 KẾT LUẬN Doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức độ đầu tư không lớn, linh hoạt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế dân doanh. DNNVV là phương thức phù hợp và hữu hiệu để huy động nguồn lực từ dân cho phát triển kinh tế. Riêng đối với Tp. Cần Thơ, sự phát triển của các DNNVV hiện tại chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, các DNNVV thường hoạt động với mục tiêu hướng nội, trong phạm vi không gian nhỏ bé, năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng các sở ban ngành hữu quan và doanh nghiệp sẽ sớm triển khai các chương trình hành động để phát triển DNNVV, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Panco, R., and Korn, H (1999), “Understanding Factors of Organizational Mortality: Considering Alternatives to Firm Failure”, có thể xem tại http://www.eaom.org. Henrik Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002) “SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?” có thể xem tại www.vnep.org.vn. Ari Kokko and Fredrik Sjöholm (2004), “The Internationalization of Vietnamese SMEs, Stockholm School of Economics”, Asian Economic Papers, Vol.4, No.1. Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), “Interactive Information Consulting System for South African Small Businesses”, South African Journal of Information Management, Vol.6, No.2. Mai Văn Nam (2008), Kinh tế lượng (Econometrics), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Phan Đình Khôi, Trương Đông Lộc, Võ Thành Danh (2008), “Tổng quan về kinh tế tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long”. NXB Giáo Dục. Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Một số khuyến nghị nâng cao khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các DNNVV ở Tp. Cần Thơ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Tạp chí Đảng Cộng Sản.

129

Similar Documents

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People

...Seven Habits of Effective People Seven Habits of Effective People Emotional Bank Account We deal with others in a way such as we have our bank account in somebody else heart. If we do something great to the person we add our account to them and if we do something bad to them we withdraw our money from 'our bank account'. The good relationship can be built if you have a sufficient emotional bank account to your friends and relatives. And please, be ensure if you withdraw your account don't forget to add additional 'fund' to replace it. Product and Product Capacity A good product can be deliver continuously if we have a good product capacity. Don't drain your resources by forcing them to deliver a good product without maintaining their capacity. So the idea of maintaining capability by relaxation, learning, and other renewal effort is a 'must do' jobs in order to maintain our product quality. PRIVATE VICTORY Habit 1 : Be Proactive A human was created which such great intention, so that he/she actually can determine 'everything' by their own. Proactively is described as an ability to be independent to any circumstances around you. The independency will create a freedom to choose anything in your life but you have to live with the consequences of your choices. An effective person is that a person which focus on their circle of influence using all of his efforts, and by focusing on it he/she will improve it and make it bigger, Those who are not focusing on their...

Words: 872 - Pages: 4

Premium Essay

The 7 Habits of Highly Effective People

...THE 7 HABITS OF HIGHLY EFFECTIVE PEOPLE ~ BY STEPHEN COVEY THE 7 HABITS OF HIGHLY EFFECTIVE PEOPLE HABIT 1 : BE PROACTIVE Your life doesn't just "happen." Whether you know it or not, it is carefully designed by you. The choices, after all, are yours. You choose happiness. you choose sadness. you choose decisiveness. You choose ambivalence. You choose success. You choose failure. You choose courage. You choose fear. Just remember that every moment, every situation, provides a new choice. And in doing so, it gives you a perfect opportunity to do things differently to produce more positive results. Habit 1: Be Proactive is about taking responsibility for your life. You can't keep blaming everything on your parents or grandparents. Proactive people recognize that they are "response-able." They don't blame genetics, circumstances, conditions, or conditioning for their behavior. They know they choose their behavior. Reactive people, on the other hand, are often affected by their physical environment. They find external sources to blame for their behavior. If the weather is good, they feel good. If it isn't, it affects their attitude and performance, and they blame the weather. All of these external forces act as stimuli that we respond to. Between the stimulus and the response is your greatest power--you have the freedom to choose your response. One of the most important things you choose is what you say. Your language is a good indicator of how you see yourself. A proactive person...

Words: 2208 - Pages: 9

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective Person

...Community Briefing on: Covey’s Habits of Highly Effective People . Stephen Covey's Seven Habits of Highly Effective People® ( Remember Covey’s habits are protected intellectual property) 0 Index Page 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 14 17 17 Habits defined Defining a habit Paradigms and Principals The Private Victory Habit 1- Be proactive Habit 2- Begin with the end in mind Habit 3- Put first things first Time quadrants The Public Victory Habit 5- Seek first to understand then to be understood Habit 6- Synergy Habit 7 - Sharpen the saw Habit 8 – Finding your voice Quotes that support the habits The ABC of using the habits Reading Recommendations Stephen Covey's Seven Habits of Highly Effective People® ( Remember Covey’s habits are protected intellectual property) 1 Seven Habits of Highly Effective People Habit 1: Be Proactive Take responsibility for your life. Habit 2: Begin with the End in Mind Define your mission and goals in life. Habit 3: Put First Things First Prioritise, and do the most important things first. Habit 4: Think Win-Win Have an everyone-can-win attitude. Habit 5: Seek First to Understand, Then to Be Understood Listen to people sincerely. Habit 6: Synergize Work together to achieve more. Habit 7: Sharpen the Saw Renew yourself regularly. Habit 8: Find your voice and inspire others to find theirs. To deal with people in a way that will communicate to them their worth ...

Words: 5037 - Pages: 21

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People

...7 Habits of Highly Effective People Reginald Allen Strayer University The Three Most Important Concepts Stephen R. Covey, author of The Seven Habits of Highly Effective People, describes the differences between personality ethic and character ethic. The character ethic is the idea that a person advances in basis of their character. This was culturally the main idea expressed in the United States up until about World War I, when poplar literature began to focus more on short-cuts and easy ways to manipulate situations or to get what you want. Character ethic depends on deep changes within each of us, while the personality ethic falls back on methods or techniques. The personality ethic does not challenge us and does not bring about deep changes in us. “The problem with relying on the Personality Ethic is that unless the basic underlying paradigms are right, simply changing outward behavior is not effective (Covey 2010).” Paradigms are the mental maps that we use to describe the world around us. The key of a paradigm isn’t much in the nature of a thing as much as our perception of the thing. Covey uses the example of a person in Chicago with a map of Detroit trying to find their way around the city. No matter how hard they try, they will not be successful. In order to maintain correct paradigms it is essential to keep an open mind and to realize that no matter how much we see, there is always more to the picture. “If our paradigm is not close to reality, our attitudes...

Words: 740 - Pages: 3

Premium Essay

The 7 Habits of Highly Effective People

...accomplish their portion of the organization's mission. This will unleash hidden talents, energy, and creativity. Covey trains leaders for companies in a variety of ways. These include books, on-site workshops, seminars, and training events at his institute for leadership in Utah. Covey also encourages follow-up training and assessment. Many companies have credited Covey and his training for helping them to develop leaders for the future. Goals and The 7 Habits As in any aspect in life, it is beneficial to have a goal in mind before undertaking it. From the simplest task of setting your feet on the ground in the morning to the monumental task of mapping out a strategy for corporate excellence, goals and effective methods are needed. "The 7 Habits of Highly Effective People" by Stephen R. Covey set the foundation for successful approaches to achieving personal change and applying these changes to all aspects of life. It is a basic human drive to improve our existence and Covey capitalizes on this fact with 7 simplistic, yet applicable points to personal upward...

Words: 537 - Pages: 3

Premium Essay

Seven Habbits of Highly Effective People

...| The 7 Habits of Highly Effective People | An Essay | | | 2/2/2014 | I was inspired by Stephen R. Covey’s, The 7 Habits of Highly Effective People. The 7 Habits have encouraged me to rethink how I was looking at the world and it has changed how I plan to move forward in my life. Covey defines a habit as the intersection of knowledge, skill, and desire. Knowledge is the what to do and why, skill is the how to do, and desire is the motivation or want to do, “In order to make something a habit in our lives, we have to have all three”, (Covey 55). Covey describes the Maturity Continuum which moves us progressively from dependence to independence to interdependence. The 7 Habits are tools which provide an approach to the development of personal and interpersonal effectiveness. Part 1 The first three habits focus on transitioning from dependence to independence, the mastery of self. Each of us begins life as an infant. We are completely dependent upon others to care for us. “They gradually, over the ensuing months and years, we become more independent- physically, mentally, emotionally, and financially-until eventually we can essentially take care of ourselves, becoming inner-directed and self-reliant”, (Covey 57), it is in our nature to transition to independence. Wikipedia.org summarizes The 7 Habits in correlation to each phase, beginning with self-mastery. Habit 1: Be Proactive describes how to take initiative in life by understanding how our decisions are...

Words: 2322 - Pages: 10

Premium Essay

Seven Habits of Highly Effective People

...Based on a book by the same name Author: Stephen Covey Published 1989 Many ideas taken from the web The success literature of the last half of the 20th century largely attributed success to personality traits, skills, techniques, maintaining a positive attitude, etc. This philosophy can be referred to as the Personality Ethic. However, during the 150 years or so that preceded that period, the literature on success was character oriented. It emphasized the deeper principles and foundations of success. This philosophy is known as the Character Ethic, under which success is attributed more to such characteristics as integrity, courage, justice, patience, etc Personality Ethic are secondary. • Secondary traits may help one to play the game to succeed in specific circumstances • Long term success requires both • Ralph Waldo Emerson: "What you are shouts so loudly in my ears I cannot hear what you say." • Absolute principles that exist in all human beings. Examples of such principles are fairness, honesty, integrity, human dignity, quality, potential, and growth. Principles contrast with practices that are for specific situations whereas principles have universal application. Dependence: the paradigm under which we are born, relying upon others to take care of us. • Independence: the paradigm under which we make our decisions and take care of ourselves. • Interdependence: the paradigm under which we cooperate to achieve something that cannot be achieved independently...

Words: 1024 - Pages: 5

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective Person

...The 7 Habits[edit] The book first introduces the concept of paradigm shift and helps the reader understand that different perspectives exist, i.e. that two people can see the same thing and yet differ with each other. On this premise, it introduces the seven habits in a proper order. Each chapter is dedicated to one of the habits, which are represented by the following imperatives: Independence[edit] The First Three Habits surround moving from dependence to independence (i.e., self-mastery): 1 - Be Proactive roles and relationships in life. 2 - Begin with the End in Mind envision what you want in the future so that you know concretely what to make a reality. 3 - Put First Things First A manager must manage his own person. Personally. And managers should implement activities that aim to reach the second habit. Covey says that rule two is the mental creation; rule three is the physical creation. Interdependence[edit] The next three habits talk about Interdependence (e.g. working with others): 4 - Think Win-Win Genuine feelings for mutually beneficial solutions or agreements in your relationships. Value and respect people by understanding a "win" for all is ultimately a better long-term resolution than if only one person in the situation had gotten his way. 5 - Seek First to Understand, Then to be Understood Use empathic listening to be genuinely influenced by a person, which compels them to reciprocate the listening and take an open mind to being influenced by you...

Words: 548 - Pages: 3

Free Essay

The 7 Habits of Highly Effective People

...solve problems, maximize opportunity, continually learn and integrate principles in an upward growth. The 7 Habits of Highly Effective People by Stephen Covey 1. Being Proactive Proactivity means taking initiative, as a human being, we are responsible for our own lives. Our behavior is a function of our decisions, not our conditions. Highly proactive people recognize responsibility. “Response-ability” means the ability to choose your response. In making such a choice, we become reactive. Reactive people are affected by their physical and social environment, the ‘social weather’. Proactive people are influenced by external stimuli, whether physical, social or psychological. 2. Begin with the End in Mind “Begin with the end in mind” is to begin today with the image, picture or paradigm of the end of your life as your frame of reference or the criterion by which everything else is examined. It means to start with clear understanding of your destination. It also means to know where you are going so that you better understand where you are now so you can go to a right direction. 3. Putting First Things First Effective management is putting first things first. While leadership decides what “first things’ are, it is management that puts them first. Management is discipline carrying it out. 4. Think Win/Win The habit of effective interpersonal leadership is Think Win/Win. Win/Win is not a technique it is a total philosophy of human interaction. In fact, it...

Words: 509 - Pages: 3

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People

...We have transitioned from the Industrial age world to an Information/Knowledge working age (with all of its profound consequences) How are the 7 habits of Highly Effective People still relevant in today’s complex, demanding, and stressful society? The greater the change and the more difficult our challenges the MORE relevant the habits become (Foreword p.1) If you want to achieve your highest aspirations and overcome your greatest challenges, identify and apply the principle or natural law that governs the results you seek Most of us want to live an INDEPENDENT lifestyle, but the problem is that we live in an INTERDEPENDENT reality. Independence is imperative and valuable for achievements, BUT our most important accomplishments require interdependency skills well beyond our present abilities ”Our current system has been built upon myths of autonomy and independence and thus fails to reflect the vulnerable as well as dependent nature of the human condition” –Martha Albertson Fineman (Laws & Ethics in the Business Environment) We must constantly re-educate and re-invent ourselves “SHOW ME SOMEONE WHO IS HUMBLE ENOUGH TO ACCEPT AND TAKE RESPONSIBILITY FOR HIS/HER CIRCUMSTANCES AND COURAGEOUS ENOUGH TO TAKE WHATEVER INITIATIVE IS NECESSARY TO CREATIVELY WORK HIS/HER WAY THROUGH OR AROUND THESE, AND I’LL SHOW YOU THE SUPREME POWER OF CHOICE. I am the creative force of my life! We find ourselves in the “thick of thin things” Live with focus and integrity...

Words: 483 - Pages: 2

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People

...Zach Bayreuther 3-5-13 Leadership Studies 251 “Two Habits I Need to Work on” When reading the book Seven Habits of Highly Effective People, written by Stephen R. Covey, I learned that I need to work on some things, if I want to be successful. I need to set specific goals because goals are what drive people to be successful. Covey talks about a “Paradigm Shift” and wants his readers to change their mindset. He proposes seven habits that effective people portray throughout their life and he wants everybody to pick these up in order to be more successful. The two habits that I am going to focus on are Habit 1: Be Proactive, and Habit 4: Think Win-Win. I want to focus on these two because when reading about these two, I feel that if I can improve these habits, I can bolster my mindset/life. I feel that everybody can be more proactive. This is Covey’s first habit. This habit discusses that your decisions are the primary factor for determining effectiveness in your life. You have to take responsibility for your choices and the consequences that follow your decisions. You choose if you are happy or sad. Every second that you live, you decide what you are doing with your life. Covey then says that if you’re not happy with your life, change it. It only takes one decision. However, it starts with one decision but that one may trigger a bunch of others. You cannot blame everything on your parents or grandparents. Covey talks about two different people in this chapter...

Words: 1278 - Pages: 6

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People Reaction

...The Seven Habits of Highly Effective People, Stephen Covey, Simon & Schuster, 1989, ISBN 0-67170863-5 1 The Seven Habits From “The Seven Habits of Highly Effective People: Restoring the Character Ethic” by Stephen R. Covey, Simon and Schuster, 1989 1. 2. BE PROACTIVE: Between stimulus and response in human beings lies the power to choose. Productivity, then, means that we are solely responsible for what happens in our lives. No fair blaming anyone or anything else. BEGIN WITH THE END IN MIND: Imagine your funeral and listen to what you would like the eulogist to say about you. This should reveal exactly what matters most to you in your life. Use this frame of reference to make all your day-to-day decisions so that you are working toward your most meaningful 2 life goals. The Seven Habits From “The Seven Habits of Highly Effective People: Restoring the Character Ethic” by Stephen R. Covey, Simon and Schuster, 1989 3. 4. PUT FIRST THINGS FIRST. To manage our lives effectively, we must keep our mission in mind, understand what’s important as well as urgent, and maintain a balance between what we produce each day and our ability to produce in the future. Think of the former as putting out fires and the latter as personal development. THINK WIN/WIN. Agreements or solutions among people can be mutually beneficial if all parties cooperate and begin with a belief in the “third alternative”: a better way that hasn’t been thought of 3 yet. The Seven Habits ...

Words: 496 - Pages: 2

Premium Essay

7 Habits of Highly Effective People Reaction

...The Seven Habits of Highly Effective People, Stephen Covey, Simon & Schuster, 1989, ISBN 0-67170863-5 1 The Seven Habits From “The Seven Habits of Highly Effective People: Restoring the Character Ethic” by Stephen R. Covey, Simon and Schuster, 1989 1. 2. BE PROACTIVE: Between stimulus and response in human beings lies the power to choose. Productivity, then, means that we are solely responsible for what happens in our lives. No fair blaming anyone or anything else. BEGIN WITH THE END IN MIND: Imagine your funeral and listen to what you would like the eulogist to say about you. This should reveal exactly what matters most to you in your life. Use this frame of reference to make all your day-to-day decisions so that you are working toward your most meaningful 2 life goals. The Seven Habits From “The Seven Habits of Highly Effective People: Restoring the Character Ethic” by Stephen R. Covey, Simon and Schuster, 1989 3. 4. PUT FIRST THINGS FIRST. To manage our lives effectively, we must keep our mission in mind, understand what’s important as well as urgent, and maintain a balance between what we produce each day and our ability to produce in the future. Think of the former as putting out fires and the latter as personal development. THINK WIN/WIN. Agreements or solutions among people can be mutually beneficial if all parties cooperate and begin with a belief in the “third alternative”: a better way that hasn’t been thought of 3 yet. The Seven Habits ...

Words: 496 - Pages: 2

Premium Essay

The Seven Habits of Highly Effective People Book Review

...The Seven Habits of Highly Effective People “We are what we repeatedly do. Excellence, then, is not an act, but a habit.” This quote belonging to none other than Aristotle, the ancient Greek philosopher really summarizes in a nutshell what the author of The Seven Habits of Highly Effective People wanted to convey to its readers. Dr, Stephen R. Covey, the author of this book tries to illustrate that our character is fundamentally a combination of our habits; either good ones or bad ones. Habits become consistent and because of such consistency, they often become an unconscious pattern, which causes our character to be manifested and creates our effectiveness or ineffectiveness. Since no one is born effective, it is great to know these habits can be learned. They obviously are not quick fixes, because anything that comes easy goes away just as easy. These habits take time and are a journey of constant self-analysis and tweaking those things that we know shouldn’t be a part of the process. The good thing is we don’t have to figure it out all alone. This book gives us awesome guidelines and steps to create an effective life that has been proven successful in a personal and professional sense. One thing we should keep in mind though is that integrity and fundamental goodness are key qualities behind anything we do. If these aren’t genuine in our lives, our true motives will creep out when life challenges come our way, and our short-term success will be substituted by human relationship...

Words: 1695 - Pages: 7

Free Essay

7 Habits of Highly Effective People Book Summary

...7 Habits of Highly Effective People Book Summary Before going into the actual 7 habits, the author Steve Covey goes into few important concepts. Character Ethic (good) There are basic principles of effective living and people can only experience true success and enduring happines as they learn and integrate these principles into their basic character. Personality Ethic (not so good) It is manipulative, deceptive, encouraging people to use techniques to get other people to like them. Personality ethic is illusory and deceptive and trying to get high quality results with its techniques and quick fixes – not effective at all. Paradigm The book talks a lot about paradigm shifts and I remember having to look it up in the dictionary to find the true meaning of it; paradigm meaning: model, theory, perception, assumption, the way we see world. Conditioning affects our perceptions/paradigms (old/young lady drawing example in the book worth checking out). We see the world not as it is but as ‘we are’ through our paradigms. Different people can have different views and still both be correct. The more aware we are of our basic paradigms the more we can examine/test them against reality, listen to others and be open to their perceptions getting a larger picture and far more objective view. Paradigm shifts move us from one way of seeing the world to another. They influence our relationship with others. Not all are good. If we want to make relatively minor changes in our lives we...

Words: 992 - Pages: 4