Free Essay

Finance

In:

Submitted By treammy007
Words 4541
Pages 19
Đô la hóa và điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

ThS. Nguyễn Thị Hồng[1]

Trong thập kỷ qua, mặc dù lạm phát đã được kiểm soát và có xu hướng ổn định ở mức thấp, đô la hoá vẫn còn là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam. Trong một môi trường kinh tế còn tình trạng đô la hóa thì việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng gặp nhiều khó khăn, cần phải đánh giá đúng thực trạng và những tác động của nó đến việc điều hành chính sách để đề xuất các giải pháp hiệu quả. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích xu hướng đô la hóa theo một số cách tiếp cận, đánh giá tác động của hiện tượng đô la hóa đối với việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách trong thời gian tới. 1. Đô la hóa tiền gửi có xu hướng giảm xuống trong khi mức độ đô la hóa tiền mặt biến động phụ thuộc vào rủi ro kinh tế vĩ mô Trước hết, cần phải thấy rằng đối với các nền kinh tế có mức độ tiền tệ hoá cao, các khu vực của nền kinh tế có xu hướng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng thì việc đánh giá mức độ đô la hoá của nền kinh tế nói chung cũng như từng khu vực nói riêng không mấy khó khăn (dựa vào tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hoặc tổng tiền gửi; tỷ lệ giữa tín dụng ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán hay tổng tín dụng). Theo tiêu chí đánh giá của IMF, một nước có tỷ lệ giữa tiền gửi ngoại tệ/M2 lớn hơn 30% là nước có mức độ đô la hóa cao. Ở các nền kinh tế có mức độ tiền tệ hoá thấp, việc đánh giá mức độ đô la hoá càng trở nên khó khăn, bởi nhiều nền kinh tế vẫn còn hiện tượng sử dụng ngoại tệ tiền mặt cho các thanh toán thường ngày. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá mức độ đô la hóa dưới dạng tiền gửi, tiền vay, cần đánh giá tình trạng đô la hóa tiền mặt để có những giải pháp phù hợp hơn. Nhìn nhận dưới góc độ đô la hóa tiền gửi, mức độ đô la hóa ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống, từ trên 30% vào cuối những năm 90 xuống dưới 20% hiện nay. Tuy nhiên, phân tích theo các giai đoạn, mức độ đô la hóa biến động: Giảm mạnh trong giai đoạn 1991-1993 là do lợi tức của VND cao hơn nhiều so với lợi tức của USD, nhu cầu ngoại tệ cho các giao dịch kinh tế đối ngoại chưa cao khi mở cửa nền kinh tế, lượng ngoại tệ của dân cư gửi tại ngân hàng không đáng kể; trong giai đoạn 1994 - 1996 khá ổn định; từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, lợi tức của VND thấp hơn so với lợi tức của USD, khu vực dân cư và các doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang nắm giữ bằng USD, do đó, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán tăng lên và ở mức khoảng 30% trong giai đoạn 2000 - 2001; từ năm 2002 đến 2007, đô la hóa có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tức của VND hấp dẫn hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉ tăng khoảng trên 6% trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007 nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nhất là cung ngoại tệ từ việc thu hút vốn nước ngoài); từ năm 2008 đến nay, mức độ đô la hóa khá ổn định (khoảng 20%). Đánh giá nguyên nhân tại sao mức độ đô la hóa không tiếp tục giảm như giai đoạn trước là do thời kỳ này lạm phát đã tăng cao trở lại, tỷ giá có sức ép tăng, lãi suất ngoại tệ tăng cao. (Xem biểu đồ 1) [pic]

Nhìn nhận dưới góc độ đô la hóa tiền vay (tín dụng ngoại tệ/M2), mức độ đô la hóa có sự biến động khá mạnh, giảm mạnh từ mức 31% trong năm 1995 xuống 13 - 16% trong giai đoạn 2000 - 2005, tăng lên khoảng 20% trong mấy năm trở lại đây. Tín dụng ngoại tệ có mối liên hệ chặt chẽ với tiền gửi ngoại tệ, nó phụ thuộc vào quyết định đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân và của chính quyết định huy động vốn và đầu tư của ngân hàng thương mại (NHTM). Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn cách thức mua hay vay ngoại tệ phụ thuộc vào so sánh lãi suất phải trả khi đi vay bằng VND và ngoại tệ. Còn đối với các ngân hàng, nguồn vốn ngoại tệ huy động được dùng để cấp tín dụng ngoại tệ, gửi tại các ngân hàng nước ngoài hoặc bán lấy VND cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro ngoại hối, lợi ích giữa cho vay bằng VND hay ngoại tệ có lợi ích hơn, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế, vấn đề thanh khoản, cân đối vốn ngoại tệ... Thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn 1995 - 1996, lãi suất vay ngoại tệ trong nước cao hơn lãi suất trung bình trên thế giới và khu vực đã tạo động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng trả chậm. Bởi vậy, mặc dù nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu lớn nhưng nhu cầu vay vốn ngoại tệ từ các NHTM trong nước không tăng mạnh. Còn đối với các NHTM, chúng ta không quên vào thời kỳ 1999 - 2000, lãi suất quốc tế tăng cao hơn lãi suất trong nước. Chịu ảnh hưởng của xu hướng này, các NHTM Việt Nam cũng từng bước nâng lãi suất huy động ngoại tệ. Tuy nhiên, khó có thể nâng lên tương đương vì đụng phải trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định. Chênh lệch giữa lãi suất quốc tế và lãi suất trong nước (vào khoảng 1,4 - 1,8% vào thời điểm đầu năm 2000) đã khiến việc huy động ngoại tệ trong nước, chuyển ra nước ngoài trở thành một hoạt động sinh lời hấp dẫn đối với các NHTM, đặc biệt, khi vào thời điểm đó thị trường tín dụng trong nước đang ở trạng thái đông cứng vì sức hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế kém. Hay trong năm 2009, khi Chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất VND, nhiều doanh nghiệp đã vay VND để mua ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu, gây áp lực đối với nhu cầu mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Sang năm 2010, khi chấm dứt hỗ trợ lãi suất, nhu cầu tín dụng ngoại tệ lại tăng mạnh. Để đo lường mức độ đô la hóa tiền mặt trong nền kinh tế là công việc rất khó khăn. Theo một nghiên cứu của IMF vào năm 1995, trên thị trường tự do, ước tính có khoảng 2,5 tỷ USD. Vào năm 2002, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản đã phối hợp với NHNN tiến hành nghiên cứu về thực trạng đô la hóa ở Việt Nam, trong đó, thực hiện điều tra hoạt động của khoảng 90 doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc tại địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy vào thời điểm đó, quy mô giao dịch bình quân ngày vào khoảng 10 triệu USD/ngày, tương đối lớn so với quy mô khoảng 19 triệu USD trên thị trường chính thức. Cũng trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu của JICA và NHNN dựa trên số liệu chuyển tiền kiều hối (hạng mục chuyển tiền tư nhân ròng trong bản cán cân thanh toán) và tính toán thay đổi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng để đánh giá mức độ gia tăng đô la hóa tiền mặt. Phương pháp này được dựa trên cơ sở thực tiễn là khi khu vực dân cư thu được một lượng ngoại tệ ròng, nếu họ bán hoặc gửi toàn bộ vào hệ thống ngân hàng, tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư sẽ tăng lên một cách tương ứng và do vậy, sẽ làm cho tài sản Có ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng tăng lên. Nếu họ giữ tiền mặt, thì lượng ngoại tệ tiền mặt trong lưu thông sẽ gia tăng. Sử dụng cách tính toán này, nhóm nghiên cứu ước tính rằng trong giai đoạn từ 1996 - 2001, tổng lượng kiều hối vào Việt Nam khoảng 6,4 tỷ USD nhưng huy động vào hệ thống ngân hàng chưa đầy 4 tỷ USD, như vậy, có khoảng 2,7 tỷ USD được đưa thêm vào lưu thông trên thị trường tự do. Và nếu theo cách tính này thì từ năm 2002 đến nay, có một lượng lớn ngoại tệ tiếp tục nằm trong lưu thông dưới dạng này hay dạng khác, hoặc là để thanh toán trong các giao dịch, kể cả thanh toán hàng hóa nhập lậu. Lượng ngoại tệ tiền mặt đưa vào lưu thông ngoài từ kênh chuyển tiền kiều hối ra, còn có thể tích lũy từ nhiều kênh khác nhau như lương của người Việt Nam làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán..., ngoại tệ chuyển qua biên giới của những người đi du lịch, các thuỷ thủ, phi công hay những thương gia nước ngoài, ngoại tệ tiền mặt từ việc xuất khẩu lậu, và thậm chí rút ngoại tệ ra khỏi ngân hàng để găm giữ trong dân cư... Do vậy, một số nước đã sử dụng cách tiếp cận theo cách nhìn từ chênh lệch số liệu thống kê (Statistical Discrepances), nghĩa là đánh giá hạng mục lỗi và sai sót trên bảng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng nếu nhìn vào lỗi và sai sót trong bảng cán cân thanh toán quốc tế để đánh giá mức gia tăng tiền mặt trong lưu thông thì chưa hợp lý lắm bởi lỗi và sai số còn do sự sai sót và nhầm lẫn trong thống kê của nhiều hạng mục trong cán cân thanh toán quốc tế. Bởi vậy, chúng ta có thể đánh giá xu hướng gia tăng của đô la hóa tiền mặt nếu phương pháp thống kê cán cân thanh toán không có gì thay đổi. Số liệu cán cân thanh toán cho thấy lỗi và sai sót trong hạng mục cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 2008 đến nay (2008: -1,16 tỷ USD; 2009: 12,18 tỷ USD; 6T/2010: -7,04 tỷ USD) còn nhiều năm trước biến động không lớn lắm. Sự đột biến trong hạng mục lỗi và sai số thống kê trong 2 năm trở lại đây một phần là do lỗi thống kê cán cân thanh toán của các Bộ, Ngành liên quan nhưng có thể nói có một phần không nhỏ là do các tổ chức và cá nhân có xu hướng găm giữ ngoại tệ tiền mặt khi kinh tế trong nước chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đây cũng là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế khi tình hình cung cầu ngoại tệ biến động căng thẳng trong một số thời điểm.

2. Đô la hóa và thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ Đô la hóa gia tăng đặt thách thức đối với việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, từ khâu thống kê các tổng lượng tiền, xác định các mục tiêu cũng như sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để truyền tải tác động nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng. Thứ nhất, khi còn tình trạng đô la hóa bằng tiền mặt, việc đo lường tổng phương tiện thanh toán (M2) nền kinh tế sẽ hạn chế bởi không thể tính toán lượng ngoại tệ tiền mặt tham gia vào lưu thông với chức năng phương tiện trung gian thanh toán như VND. Chúng ta có thể thấy M2 được thống kê trên bảng cân đối tiền tệ của toàn ngành, gồm tiền mặt trong lưu thông ký hiệu là C (tiền mặt VND ngoài hệ thống ngân hàng + tiền mặt tại quỹ của các NHTM) và tiền gửi. Tiền mặt VND mặc dù nằm trong lưu thông nhưng NHNN đo lường được bởi NHNN là người phát hành ra đồng tiền này cùng với những thống kê về lượng tiền mặt tồn quỹ, nhưng lượng tiền mặt ngoại tệ tham gia lưu thông thì không thể. Ngoại tệ tiền mặt được chu chuyển vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như chuyển tiền kiều hối, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt của khách du lịch... Do vậy, việc tính toán lượng tiền cung ứng tăng thêm hàng năm, để kiểm soát M2 tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng kinh tế và lạm phát gặp khó khăn. Thứ hai, việc kiểm soát M2 thông qua điều hành lượng tiền cơ sở (MB) khó khăn hơn vì: (i) Tổng phương tiện thanh toán bao gồm cả VND và ngoại tệ nên số nhân tiền tệ của hai đại lượng này biến động khác nhau tùy thuộc vào diễn biến lãi suất, tỷ giá, tâm lý găm giữ ngoại tệ...; (ii) Với tình trạng đô la hóa tồn tại, khối tiền MB sẽ kém quyền lực hơn là trong điều kiện nền kinh tế không có tình trạng đô la hóa, do vậy, khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN gặp khó khăn; (ii) Luồng vốn vào dưới dạng tiền gửi của người không cư trú về nguyên tắc sẽ không có số nhân tiền tệ, nhưng trường hợp các NHTM được phép sử dụng để cấp tín dụng thì xuất hiện số nhân tiền tệ. Bởi vậy, khi quá trình tự do hóa luồng vốn càng nhanh, thì áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán còn bị cộng hưởng bởi tình trạng đô la hóa, đặc biệt, khi mục tiêu chính sách tập trung nhiều vào tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, khi tồn tại tình trạng đô la hóa cả bên tài sản Nợ (tiền gửi ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng) và bên tài sản Có (tín dụng ngoại tệ) thì dễ dẫn đến những mất cân đối về loại tiền, luôn có sự dịch chuyển giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, đặc biệt, khi lãi suất và tỷ giá có nhiều thay đổi. Đối với những nước có thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai kéo dài thì mất cân đối ngoại tệ luôn bị đe dọa vì thường xuyên có sự dịch chuyển giữa tiền gửi USD và tiền gửi VND. Số liệu lịch sử cho thấy thời kỳ 1995 - 1997, hệ thống ngân hàng có tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tiền gửi ngoại tệ ở mức 103 - 147% nhưng giảm mạnh xuống còn khoảng 45 - 50% trong giai đoạn 1999 - 2002 và bắt đầu tăng mức trên 90% vào những năm gần đây. Thứ tư, trong điều kiện nền kinh tế còn bị đô la hóa, hiệu quả của các công cụ chính sách tiền tệ hạn chế và tác động rất phức tạp, làm cho việc thiết lập cơ chế chuyển tải chính sách tiền tệ khó khăn hơn. Ví dụ, đối với cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất, để đạt mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, lãi suất điều hành của Ngân hàng Trung ương giảm, tác động làm giảm lãi suất thị trường, theo đó, sẽ kích thích tiêu dùng, đầu tư, bởi vậy làm tăng tổng cầu, tăng lạm phát. Tuy nhiên, do có tình trạng đô la hóa, khi lãi suất thị trường giảm, thay vì vay vốn để đầu tư và tiêu dùng, người dân có vay nội tệ để mua ngoại tệ ngay tại trong nước nếu họ cho rằng tỷ giá có xu hướng tăng. Điều này khiến mục đích của việc giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế khó có thể đạt được. Hay một ví dụ khác, sử dụng công cụ chính sách tỷ giá để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu nhưng như thế sẽ có thể gây khó khăn cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các doanh nghiệp này có dư nợ tín dụng ngoại tệ lớn, tỷ giá tăng lên vừa có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng bất lợi cho doanh nghiệp, trường hợp này doanh nghiệp có thể có những phản ứng khác nhau. Bởi vậy, đôi khi tác động của chính sách không đạt được mục tiêu như mong muốn vì đô la hóa là môi trường dễ phát sinh những biến động và khó có thể đo lường tác động của chính sách. Thứ năm, gây áp lực tới NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối ngay cả khi tổng thể nền kinh tế không bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ vì các khu vực của nền kinh tế có xu hướng găm giữ ngoại tệ. Một nền kinh tế không có sự găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Trung ương chỉ bán ngoại tệ khi các khu vực trong nền kinh tế đã giao dịch với nhau nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khác, ngay cả khi tổng thể nền kinh tế có dư cung ngoại tệ, NHNN vẫn phải bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Số liệu trong báo cáo thường niên của NHNN cho thấy, trong năm 2009, luồng vốn nước ngoài vào ròng lớn hơn thâm hụt cán cân vãng lai, phản ánh nền kinh tế có thặng dư ngoại tệ. Tuy nhiên, trên thực tế, tài sản Có ngoại tệ ròng của NHNN giảm tới gần 8,2 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân là do các khu vực của nền kinh tế găm giữ ngoại tệ, không bán cho hệ thống ngân hàng nhưng mặt khác, lại có nhu cầu mua ngoại tệ, tạo căng thẳng trên thị trường ngoại hối, kết quả là NHNN phải can thiệp trên thị trường ngoại hối với mức độ lớn để đáp ứng cho nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Nếu ngoại tệ được thông suốt giữa các khu vực, cung cầu ngoại tệ cho các giao dịch tự định tự cân đối được, NHNN không cần phải bán ra. Thứ sáu, sự thay thế giữa tài sản bằng ngoại tệ và nội tệ ngay ở trong nước diễn ra dễ dàng hơn khi nền kinh tế còn tình trạng đô la hóa. Ở nền kinh tế không có đô la hóa, khi chu chuyển vốn vẫn chịu sự kiểm soát, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ sẽ kém nhạy cảm với chênh lệch giữa lãi suất quốc tế và trong nước. Nhưng trong điều kiện của Việt Nam còn đô la hóa, sự thay thế tài sản nội tệ và ngoại tệ có thể diễn ra nhanh chóng và khá nhạy cảm bởi chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế (sự thay thế diễn ra càng nhiều thì biến động về cân đối theo loại tiền của hệ thống ngân hàng càng lớn). Năm 2009, do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất khiến vay bằng VND hấp dẫn hơn vay ngoại tệ, bởi vậy, nhiều doanh nghiệp thay vì vay ngoại tệ có nhu cầu vay VND và mua USD, làm tăng cầu mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ gia tăng do được hậu thuẫn bởi một thị trường chợ đen vẫn tồn tại. Trái lại, sang năm 2010, khi dừng chính sách hỗ trợ lãi suất, trước nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường vay ngoại tệ thay vì vay VND để mua ngoại tệ khiến cho tín dụng ngoại tệ tăng cao.

3. Nguyên nhân hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam Đã có nhiều phân tích, đánh giá nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa, có thể tổng kết, đánh giá qua những nguyên nhân sau: Một là, đô la hóa do nhu cầu thanh toán quốc tế gia tăng và do ảnh hưởng của các dòng vốn quốc tế. Kể từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế, kim ngạch xuất, nhập khẩu và các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, bởi vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ nhu cầu mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế. Hai là, kiều hối gia tăng cùng với các quy định cho phép các cá nhân nắm giữ ngoại tệ dưới hình thức tiết kiệm và tài khoản ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, cất giữ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt. Ba là, đô la hóa do chưa cân bằng lợi ích nắm giữ giữa đồng VND và USD, chủ yếu do biến động về tỷ giá, lãi suất thực tế và kỳ vọng, nhất là khi đồng Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi, lạm phát của Việt Nam tương đối cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Bốn là, mặc dù Pháp lệnh Ngoại hối hiện hành quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối trừ một số trường hợp, nhưng trên thực tế, việc thực thi và xử lý các quy định pháp lý này chưa nghiêm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng quản lý thị trường... nên giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt vẫn tồn tại trên thị trường tự do. Với sự tồn tại của thị trường này, mỗi khi kinh tế có rủi ro bất ổn, thị trường ngoại hối sẽ bị xáo trộn, tồn tại hai tỷ giá chênh lệch nhau giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen, xuất hiện tâm lý đầu cơ ngoại tệ...

4. Một số gợi ý chính sách chống đô la hóa trong thời gian tới Để khắc phục tình trạng đô la hóa, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ các giải pháp từ hệ thống ngân hàng, mà cần có nhiều giải pháp được thực hiện bởi nhiều cơ quan chức năng của nhà nước, ý thức của từng doanh nghiệp và từng người dân. Cụ thể: - Về phía các cơ quan quản lý, cần có những đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có những chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với mục tiêu hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. - Phải có đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Khi đánh giá, cần phải chỉ rõ những giải pháp nào đã thực hiện, giải pháp nào chưa thực hiện, nguyên nhân tại sao để từ đó có những giải pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới. - Điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá cần theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Công cụ có thể sử dụng là tăng dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều so với dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi (có nước đã tăng dự trữ bắt buộc lên tới mức 30 - 50% áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ nhằm thu hẹp quy mô nắm giữ đồng ngoại tệ) hay trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ. - Về nguyên tắc, nên tập trung vào hạn chế tình trạng đô la hóa bên tài sản Có trước, nghĩa là thu hẹp quy mô tín dụng ngoại tệ, để hạn chế việc sử dụng lãi suất để cạnh tranh thu hút tiền gửi ngoại tệ. NHNN cần sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế chuyển dần từ cơ chế huy động và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ. - Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong việc giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối trên phạm vi cả nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, phải đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cần có chế tài xử phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. - Đi đôi với việc giám sát và xử lý nghiêm việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối, đảm bảo trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, các NHTM, tổ chức kinh tế cần tăng phí đổi tiền lên cao để người dân hạn chế nắm giữ ngoại tệ, chuyển sang nắm giữ VND. - Cuối cùng là ý thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật ngoại hối. Có như vậy, kinh tế vĩ mô mới ổn định, tác động tốt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

TÀI LIÊU THAM KHẢO: - Nghiên cứu của JICA và của Ngân hàng Nhà nước về “Điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế bị đô la hóa một phần” năm 2002, Hội thảo tại Hà Nội; - Báo cáo thường niên và một số thông tin, bình luận đăng tải trên Website: www.sbv.gov.vn của NHNN; - Luận văn tiến sỹ kinh tế “Các giải pháp thúc đẩy tiến trình phi đô la hóa ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Bình năm 2009; - Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF năm 2009 và 2010.

-----------------------
[1] Hà Nội

Similar Documents

Premium Essay

Finance

...CORPORATE FINANCE COURSE CORPORATE FINANCE 2.1 Working Capital Management Sept. 2014 Ir Frank W. van den Berg mba Vrije Universiteit, Amsterdam ALYX Financial Consultancy bv, Aerdenhout FWvdB/2014 1 OUTLINE CORPORATE FINANCE FWvdB/2014 •  Basics & Guiding principles •  Time value of money + Capital Budgeting •  Valuation of CF + Bonds •  Valuation of shares (+ co.’s) •  Financial Analysis (Ratios) •  Financial Planning (EFN) •  à Working Cap. Mgt. (A/R, Inv., A/P) •  Debt Financing •  •  2 FIN 1.5 FIN 2.1 Entrepreneurial Finance / Raising Equity Mergers & Acquisitions / Corp. Restructuring FINANCIAL RATIOS - Example 1 FWvdB/2014 Sample Balance sheet (000’s €) Cash + bank 500 Accounts Receivable 5.000 Inventory 3.000 ------CA 8.500 Machinery Buildings 6.000 4.000 Total assets -------18.500 STB (bank credit line) Accounts Payable CL LTD (Bonds) Nom. Cap. (500.000 x 2) Paid-in-capital (x 3) Retained Earnings Treasury Stock Shareholders’ Capital Total liabilities + OE 3 3.000 3.000 ------6.000 6.000 1.000 1.500 4.500 - 500 6.500 -------18.500 RATIOS: SAMPLE INCOME STATEMENT REVENUES (= Sales = Turnover) CGS = Costs of Goods Sold (materials, labor costs + energy costs incl. 1.000 depreciation) GROSS PROFIT SGA= Selling Administrative & General Expenses (incl. overhead, management, insurance, marketing) EBIT = Earnings Before Interest and Tax Interest Expense...

Words: 1063 - Pages: 5

Free Essay

Finance

...Personal FinanceIt is important to plan the finance for any regular expenditure suchas the basic needs of any person like food, clothes, accommodation,bills etc.To be able to for fill all your personal needs you must have some kindof personal income, which will cover these expenses.The sources of personal income might be:Salary or wages =============== A regular earned income from employment, for these earnings the employee and the employer both have to pay a deduction to the government such as income tax and N.I. contribution. Overtime An extra earned income for the additional hours of work Commissions ----------- An employee can get a percentage of the selling price of product from his/her employer. Bonus ----- Bonus is an earning for good performance at work place. Interest -------- Interest using your money to create more money, expressed as a rate per period of time, usually one year, in which case it is called an annual rate of interest. Winnings -------- You may win money from playing the lottery or gambling on sport events. Gifts ----- Money received from a friend or relative on a special occasion such as birthday. Sale of personal items ---------------------- Earned income from selling personal items Gross and net pay ----------------- Gross pay is the total amount of money earned by an employee before any deduction is made. Net pay is the amount of money an employee receives after deduction have been made for income tax, national insurance and any voluntary contribution...

Words: 3067 - Pages: 13

Premium Essay

Finance

...SUGGESTED PROGRAM PLAN FOR FINANCE MAJORS FIRST YEAR Fall Semester (14 or 15 credits) Spring Semester (15 or 16 credits) ENG106 Writing Intensive First Year Seminar* HCS100 Hum Comm Studies HIS101 World History I* HIS106 World History II* MAT108 Finite Math MAT181 Applied Calculus I ________ General Education elective ISM142 Business Computer Systems* BSN101 Foundations of Bus Admin (2 crs.)* ________ General Education elective or a General Education elective* or ECO113 Principles of Economics (4 crs.) SECOND YEAR Fall Semester (16 or 15 credits) Spring Semester (15 credits) ACC200 Fundamentals of Financial Accounting ACC201 Managerial Accounting SCM200 Statistical Applications in Business* BSL261 American Legal Environment* ECO113 Principles of Economics (4 crs) ECO280 Managerial Economics or a General Education elective ________ General Education elective ________ General Education elective ________ General Education elective ________ General Education elective THIRD YEAR Fall Semester (15 credits) Spring Semester (15 credits) FIN311 Financial Management FIN313 Advanced Financial Management (SP) MKT305 Principles of Marketing FIN333 Applied Comp. & Security Analysis (SP) MGT305 Organizational Behavior SCM330 Supply Chain & Operations Management ________ General Education elective ________ Free elective ________ General Education elective ________ General Education or Free elective FOURTH...

Words: 620 - Pages: 3

Premium Essay

Finance

...Ch.19 – short-term financing is concerned w/ the analysis of decisions that affect CA & CL (Networking capital=CA-CL) *Short term financial management is called working capital management * The most important difference btwn short-term and long-term is the timing of the cash flows (short term – cash inflows and outflows within a year or less) * Cash = LT – debt + Equity + CL - CA other than cash – Fixed Assets ⇒activities that increase cash: 1.  long term debt 2.  equity (selling some stock) 3.  CL 4.  CA other than cash (selling some inventory for cash) 5.  fixed assets (selling some property). * Activities that decrease cash (opposite of above) * Operating Cycle – the period between the acquisition of inventory and the collection of cash from receivables. 1. Inventory period – the time it takes to acquire and sell inventory. 2. Accounts receivable period – The time between sale of inventory and collection of receivables. (Operating cycle = Inventory Period + Accounts Receivable Period) * The operating cycle describes how a product moves through the CA accounts moving closer to cash. * Accounts Payable Period – The time btwn receipt of inventory & payment for it. *Cash Cycle – The time btwn cash disbursement and cash collection. The Cash Cycle is the number of days that pass before we collect the cash from a sale, measured from when we actually pay for the inventory. (Cash Cycle = Operating Cycle – Accounts Payable Period) * Cash Flow Timeline - A graphical representation...

Words: 890 - Pages: 4

Premium Essay

Finance

...Jella Mae Macalima November 24, 2014 BSTM-2B Ms.Ana Esquierdo “9 RULES OF FREEDOM OF THE AIR” The freedoms of the air are a set of commercial aviation rights granting a country's airlines the privilege to enter and land in another country's airspace, formulated as a result of disagreements over the extent of aviation liberalisation in the Convention on International Civil Aviation of 1944, known as the Chicago Convention. The United States had called for a standardized set of separate air rights to be negotiated between states, but most other countries were concerned that the size of the U.S. airlines would dominate air travel if there were not strict rules. The freedoms of the air are the fundamental building blocks of the international commercial aviation route network. The use of the terms "freedom" and "right" confer entitlement to operate international air services only within the scope of the multilateral and bilateral treaties (air services agreements) that allow them. The first two freedoms concern the passage of commercial aircraft through foreign airspace and airports, the other freedoms are about carrying people, mail and cargo internationally. The first through fifth freedoms are officially enumerated by international treaties, especially...

Words: 2391 - Pages: 10

Premium Essay

Finance

...Finance and Financial Management Finance and financial management encompass numerous business and governmental activities. In the most basic sense, the term finance can be used to describe the activities of a firm attempting to raise capital through the sale of stocks, bonds, or other promissory notes. Similarly, public finance is a term used to describe government capital-raising activities through the issuance of bonds or the imposition of taxes. Financial management can be defined as those business activities undertaken with the goal of maximizing shareholder wealth, utilizing the principles of the time value of money, leverage, diversification, and an investment's expected rate of return versus its risk. Within the discipline of finance, there are three basic components. First, there are financial instruments. These instruments—stocks and bonds—are recorded evidence of obligations on which exchanges of resources are founded. Effective investment management of these financial instruments is a vital part of any organization's financing activities. Second, there are financial markets, which are the mechanisms used to trade the financial instruments. Finally, there are banking and financial institutions, which facilitate the transfer of resources among those buying and selling the financial instruments. In today's business environment, corporate finance addresses issues relating to individual firms. Specifically, the field of corporate finance seeks to determine...

Words: 407 - Pages: 2

Premium Essay

Finance

...finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance finance ...

Words: 252 - Pages: 2

Premium Essay

Finance

...II. Statements: Shown below are an incomplete Balance Sheet and Income Statement. Please complete the statements. 10 items, 2 points each, 20 points total Ratio Computations. Using the data in the attached (last page) Balance Sheet and Income Statement (not the ones used in Section II above), compute the following ratios. For each ratio show the formula and the result. 5 Ratios, 2 responses for each, 3 points each, 30 points total. Ratio Formula Result Current ratio ____________________________________ ______________ Total Debt ratio ____________________________________ ______________ Inventory turnover ____________________________________ ______________ Profit margin ____________________________________ ______________ Return on Assets ____________________________________ ______________ *On this page it is suppose to look like this: Ratio Formula Result III. Time value of money. Following are five potential financial scenarios. Please select four of the scenarios to compute the results. It is assumed Excel will be for the computations. The computation will involve one of the time value functions – Present Value, Future Value, Rate, Number of Periods, or Payments. For each scenario attempted, show the function name and the input values used. (Note: Not all of the input values listed will be used for each computation). 4 scenarios...

Words: 666 - Pages: 3

Premium Essay

Finance

...production and marketing activities, in such a way that it can generate the sufficient returns on invested capital, with an intention to maximise the wealth of the owners. The financial manager plays the crucial role in the modern enterprise by supporting investment decision, financing decision, and also the profit distribution decision. He/she also helps the firm in balancing cash inflows and cash outflows, and in turn to maintain the liquidity position of the firm. How does the modern financial manager differ from the traditional financial manager? Does the modern financial manager's role differ for the large diversified firm and the small to medium size firm? The traditional financial manager was generally involved in the regular finance activities, e.g., banking operations, record keeping, management of the cash flow on a regular basis, and informing the funds requirements to the top management, etc. But, the role of financial manager has been enhanced in the today's environment; he/she takes an active role in financing, investment, distribution of profits, and liquidity decisions. In addition, he/she is also involved in the custody and safeguarding of financial and physical assets, efficient allocation of funds, etc. The role of financial manager in case of diversified firm is more complicated in comparison with a small and medium size firm. A diversified firm has several products and divisions and varied financial needs. The conflicting interests of divisional...

Words: 1368 - Pages: 6

Premium Essay

Finance

...INTRODUCTION OVERVIEW: Today India is on a threshold of massive development, thanks to the various initiatives taken by the Govt. of India over the last 10 years or as we call it the Dawn of the era of liberalization. The economics policies have been liberalized time and again to accelerate the process of industrial growth. The government is making constant efforts to encourage the entrepreneurs by providing the climate conducive for development and growth. as a result of which various projects are coming up and due to which various applications are being received by state and national financial institutions for financial assistance. Project finance is thus becoming a field of specialization in itself. There is an ever increasing thrust on the capital formation and this capital formation is done in any economy through massive infrastructure projects like setting up a new industry , launching of the green field projects to name a few. Apart form this the Govt. of India has identified certain core factors through which it can make a quantum leap in the area of foreign exports namely the IT sector and the Pharma sector. And due to the competitive advantage that India has because of its labour force, which ids highly skilled and at the same time available very cheap, the Pharma Industry in India is set for growth. But at the same time Pharma industry is a different type of industry altogether and it has own set technical requirement and also its own capital...

Words: 8925 - Pages: 36

Premium Essay

Finance

...Response to the Finance Questions Name University Response to the Finance Questions Response to Question 1 Liquidity premium theory states that the yield obtained from the bonds that are long term are greater than the return that is expected from short-term bonds that roll over so as to compensate long-term bonds investors for bearing the risks of interest rate. Bonds that have different maturity can, therefore, have different yields regardless of the possibility of future short rates being equivalent to the present short rate. This results in a yield curve that bends upwards even if the short rates are expected to fall if liquidity premiums are sufficiently high. However if the curve slopes downwards and an assumption is made that the liquidity premiums is positive, then we can presume that future short rates would be lower than the present short rate (Lim & Ogaki, 2013). Liquidity premium theory agrees with expectations theory since it gives the same significance to the expected future spot rates though it puts more weight on the impacts of the risk preferences that exist in the market. The main concept of this theory is to compensate an investor for the additional risk of having his capital tied up for a more extended period. It, therefore, aims at enticing investors to engage in long-term investments. Due to the uncertainty associated with long-term rates which have less marketability and greater price variability, investors, therefore, need to be given higher...

Words: 1288 - Pages: 6

Premium Essay

The Finance

...able to see the visible fruits that are the yield of good stewardship and decisions. The book of Proverbs was a series of exhortations and encouragements written by King Solomon to his son.  In chapter 23 verse 23, Solomon states, “Buy truth, and do not sell it; buy wisdom, instruction, and understanding.” For thousands of years, mankind has been given stewardship of resources; natural, human, intellectual and financial. The process of managing these resources, specifically financial resources, requires intentional short-term and long-term planning. More importantly, in order for capital management to be deemed successful, it is required that all members of an organization are on board. “Capital budgeting is not only important to people in finance or accounting, it is essential to people throughout the business organization”< /span> (Block, Hirt, & Danielsen, 2011). As the duration of the investment period increases, and the size of investment increases, the residual risk also increases. For a firm to effectively manage its resources it begins with the administrative considerations, ranges to the ranking of the capital investments, the strategy of selection processes and various other financial planning details and concerns. Once again, we find in Proverbs 24:3-4, “By wisdom a house is built, and by understanding it is established; by knowledge the rooms are filled with all...

Words: 1039 - Pages: 5

Free Essay

Finance

...8. Moral hazard occurs when individuals tend to be very risky when there are protections if a loss occurs. This is more likely in indirect finance. For example, when an individual purchase a new car, they insure it and their policy dictates that if an individual accidentally hits their vehicle, they are obligated to a new vehicle. So after a few years and that individual gets tired of their vehicle and is desperately in need of a new one, they would intentionally drive a bit reckless to allow someone to hit their vehicle.  Lemons problem can be both indirect and direct finance. It occurs when one party to a transaction do not have the same degree of information. The party with less information take a risk hoping that the “lemon” is a good buy. For example, in the used car industry, the seller has all the information about the car and may limit the actual reason as to why they are selling the car, the problems the car has etc. intermediaries in the financial market can reduce lemon problems by reducing the attractiveness of direct finance by offering more incencitives to individuals when acquiring finances, offer provision for information, enforce laws on information given ensuring individuals receives sufficient information. Financial intermediaries have expertise in assessing the risk of the applicant for funds that reduces adverse selection and moral hazard. They have easy access to various databases that provide information on both individuals and businesses, and they...

Words: 256 - Pages: 2

Premium Essay

Finance

...INTRODUCTION TO CORPORATE FINANCE AGENDA • Definition • Types of corporate firm • The importance of cash flows • Agency problem WHAT IS CORPORATE FINANCE? WHAT IS CORPORATE FINANCE? How the company raise funds? (financing decision  capital structure) Sources of fund: 1. Debt 2. Equity What long-lived assets to invest? Assets: 1. Current assets 2. Non-current assets/fixed assets How the company manage shortterm operating cash flows? BALANCE SHEET MODEL OF THE FIRM Total Value of Assets: Total Firm Value to Investors: Current Liabilities Net Working Capital Current Assets Long-Term Debt Fixed Assets 1 Tangible Shareholders’ Equity 2 Intangible What is the most important job of a financial manager? To create value for the firm How? In summary, corporate finance addresses the following three questions: 1. What long-term investments should the firm choose (capital budgeting)? 2. How should the firm raise funds for the selected investments (financing)? 3. How should short-term assets be managed and financed (net working capital activities)? LEGAL FORM OF ORGANIZING FORM SOLE PROPRIETORSHIP Owned by one person PARTNERSHIP Owned by two or more individuals Types of partnership: a. General partnership b. Limited partnership Advantages 1. Easy to form 2. No corporate income taxes 3. Management control resides with the owner of general partners Disadvantages 1. 2. 3. 4. Unlimited liability Life of the business is limited...

Words: 517 - Pages: 3

Premium Essay

Finance

...See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/231589896 The Relationship between Capital Structure & Profitability ARTICLE · JUNE 2012 CITATIONS READS 8 3,800 2 AUTHORS, INCLUDING: Thirunavukkarasu Velnampy University of Jaffna 57 PUBLICATIONS 131 CITATIONS SEE PROFILE Available from: Thirunavukkarasu Velnampy Retrieved on: 26 January 2016 Global Journal of Management and Business Research Volume 12 Issue 13 Version 1.0 Year 2012 Type: Double Blind Peer Reviewed International Research Journal Publisher: Global Journals Inc. (USA) Online ISSN: 2249-4588 & Print ISSN: 0975-5853 The Relationship between Capital Structure & Profitability By Prof. (Dr). T. Velnampy & J. Aloy Niresh University of Jaffna, Sri Lanka. Abstract - Capital structure decision is the vital one since the profitability of an enterprise is directly affected by such decision. The successful selection and use of capital is one of the key elements of the firms’ financial strategy. Hence, proper care and attention need to be given while determining capital structure decision. The purpose of this study is to investigate the relationship between capital structure and profitability of ten listed Srilankan banks over the past 8 year period from 2002 to 2009.The data has been analyzed by using descriptive statistics and correlation analysis to find out the association between the variables. Results of...

Words: 4978 - Pages: 20