Free Essay

News

In: Business and Management

Submitted By ntt91
Words 14242
Pages 57
LỜI NÓI ĐẦU

Được biết đến như một quốc gia có sự phát triển nhảy vọt những năm gần đây, song Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong phát triển chăn nuôi, do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho các giải pháp tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường.... Đối với các nước châu Á, chăn nuôi luôn được đánh giá là một ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng. Bên cạnh những hộ làm nghề chăn nuôi, hàng triệu công việc liên quan đã xuất hiện song song với chuỗi giá trị của nó, từ dịch vụ và cung cấp các vật tư, thức ăn chăn nuôi đến tiêu thụ, chế biến và bán lẻ.
Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng của ngành hiện đạt từ 5 - 6%/năm. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên thời gian gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã “treo chuồng” khiến lượng thịt cung cấp ra thị trường giảm sút, giá cả tăng cao. Ngành chăn nuôi cần có định hướng như thế nào để phát triển bền vững trong thời gian tới?
Thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, ngày 16-1-2008, "Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, để phát huy được cơ hội mới, ngành chăn nuôi rất cần những giải pháp mang tính đột phá nhằm hạn chế rủi ro và phát triển bền vững.

MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TIỂU LUẬN……………………….. 1
LỜI NÓI ĐẦU…………………………….2
PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG…………..3
1.1.THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI……….4
1.2.NHỮNG MẶT ĐƯỢC………………..6

1.3.NHỮNG TỒN TẠI…………………6
1.4.THÁCH THỨC CHO NGÀNH CHĂN NUÔI…7
PHẦN 2. HƯỚNG ĐI NÀO CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỊNH
HƯỚNG CÙNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI……………………………………………10
1.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN……………12
1.2.MỘT SỐ MỤ TIÊU………………………..13
1.3.GIẢI PHÁP………………………………...13
1.4.VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI……………………………………………19
1.5.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG……………………………………….21
PHẦN 3.KẾT LUẬN…………………………23

PHẦN 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.1.Đánh giá chung
Cơ hội đi liền với khó khăn
Theo nhận định của TS Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, mặc dù kinh tế toàn cầu đang suy giảm, nhưng ngành chăn nuôi nước ta lại có cơ hội để phát triển, vì những lý do sau: Thứ nhất, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN), giá giống giảm, tạo cơ hội lớn để giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước; thứ hai, sản phẩm của ngành chăn nuôi nước ta không phụ thuộc vào xuất khẩu mà chủ yếu tiêu thụ trong nước, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn tăng tương ứng với sự tăng trưởng của nền kinh tế; thứ ba, nhiều địa phương đang thực thi các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp. So với cùng kỳ năm ngoái, giá nguyên liệu TĂCN thế giới giảm khoảng 30 đến 40% và trong nước cũng giảm từ 15 đến 25%. Ngược lại giá một số sản phẩm chăn nuôi đứng ở mức cao: Giá thịt lợn hơi dao động từ 32 đến 33 nghìn đồng/kg ở các tỉnh phía bắc và 38 đến 39.000đ/kg ở các tỉnh phía nam; giá lợn giống nuôi thịt từ 75 đến 80.000đ/kg. Giá gà thịt lông màu từ 26 đến 28 nghìn đồng/kg, vịt thịt từ 26 đến 27.000đ/kg; bò thịt 30.000đ/kg thịt hơi, sữa bò tươi bình quân 7.400đ/kg. Trong khi đó, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm từng bước được kiểm soát. Chính vì vậy, những tháng đầu năm nay chăn nuôi tăng trưởng khá. Tuy nhiên, những người chăn nuôi không khỏi lo lắng vì những bấp bênh của thị trường, thiên tai cũng như dịch bệnh rình rập, là những nguy cơ đe dọa sản xuất; chu kỳ lỗ lãi ngắn. Nếu giá thức ăn tăng thêm từ 10 đến 15% mà giá sản phẩm không tăng thì có thể chăn nuôi gà, lợn sẽ lỗ và nguy cơ người chăn nuôi giảm đàn hoặc để "trống chuồng" là hiển nhiên. Anh Nguyễn Huy Lộc (xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), chủ một trang trại lớn nhận xét: "Giá thịt hơi như hiện nay (32 nghìn đồng/kg) vẫn chưa đạt đến mặt bằng để chăn nuôi có lãi. Chỉ những trang trại chăn nuôi công nghiệp hiện đại, an toàn dịch bệnh và biết hạch toán kinh tế kỹ lưỡng thì mới có lãi". Còn chị Nguyễn Thị Von (xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam), cho biết: "Thịt lợn hơi ở quê tôi hiện chỉ bán được 28 nghìn đến 29 nghìn đồng/kg; giá thức ăn đang có xu hướng tăng trở lại. Như thế, nếu không nhiễm dịch bệnh, một con lợn thịt xuất chuồng (nuôi từ 25 kg, trong ba tháng) sẽ cho lãi khoảng từ 200 đến 300 nghìn đồng; còn nếu giá cám tăng lên nữa, là hòa vốn". Những năm qua, ngành chăn nuôi đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần, chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển. Song vẫn còn bộc lộ những tồn tại, như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá TĂCN cao hơn từ 10 đến 15% so với các nước trong khu vực, hệ số sử dụng TĂCN thấp, còn chi phí thú y cao); dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được xuất khẩu... TS Nguyễn Thanh Sơn nhận xét: Ngành chăn nuôi nước ta đang đối mặt với bốn mâu thuẫn cơ bản là giá TĂCN và nguyên liệu đầu vào cao, trong khi giá đầu ra sản phẩm thấp; giá mua sản phẩm tại chuồng thấp, nhưng giá bán cho người tiêu dùng cao; giá sản phẩm trong nước cao, giá sản phẩm cùng loại ở ngoài nước thấp; phát triển chăn nuôi nhanh, nhưng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát và ô nhiễm môi trường gia tăng.

1.1.Thực trạng chăn nuôi
Theo đánh giá kết quả chăn nuôi 9 tháng qua của Bộ NN và PTNT, tính tại thời điểm tháng 4.2011, đàn lợn cả nước có 26,3 triệu con, giảm 3,71% so với cùng kỳ năm 2010; đàn trâu, bò có hơn 8,5 triệu con, giảm 4,6%; đàn gia cầm có 293,7 triệu con, tăng 5,87% so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượng đầu con giảm nhưng số lượng thịt sản xuất lại tăng. Cụ thể, tổng sản lượng thịt hơi sản xuất tăng 6,66% trong đó sản lượng thịt bò tăng 4,8%, thịt trâu tăng 9,3%, sản lượng thịt lợn tăng 2,6%, sản lượng thịt gia cầm tăng 16,8%; sản lượng trứng tăng 18,97%; sản lượng sữa tăng 5,44%.
Một điều đặc biệt là hiện nay đang có xu hướng phát triển hình thức chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp, công nghệ cao đang được quan tâm và thúc đẩy phát triển. Đây cũng là hướng đi tiếp theo của ngành chăn nuôi trong thời gian tới, trong khi đó, chăn nuôi nông hộ có xu hướng giảm dần. Cả nước hiện có trên 23.558 trang trại với tốc độ tăng trưởng trang trại là 13,2% năm 2010 so với 2009. Và có sự phân khúc phát triển theo đặc trưng vùng miền. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là 43,62%; Đông Nam bộ 17,35%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 13,46%; ĐBSCL 13,92%, Trung du và miền núi phía Bắc 8,17%; Tây Nguyên 3,44%.
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam là hệ thống sản xuất kết hợp, mà rõ ràng nhất là sự kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau.
Ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua chủ yếu phát triển với quy mô nhỏ. Lợi thế rõ ràng của quy mô nhỏ là đòi hỏi vốn đầu tư thấp, sản xuất đa dạng, có thể hạn chế tối đa rủi ro, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đối với một nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng bền vững, thì việc phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ, manh mún không còn phù hợp nữa.
TS. Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, không được đầu tư chuồng trại đồng bộ, không đảm bảo an toàn sinh học, nên dịch bệnh thường xảy ra, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đặc biệt, thói quen buôn bán, giết mổ không tập trung… cũng là nguyên nhân làm phát tán nhanh bệnh dịch. Ngành chăn nuôi cũng phải đối mặt với giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, bị lệ thuộc vào nhập khẩu, nên sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhiều địa phương và các cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn đã đầu tư các dây chuyền, nhà xưởng giết mổ. Nhưng theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngoài những doanh nghiệp lớn, đầu tư đồng bộ, thì phần lớn dây chuyền giết mổ tại địa phương hiện vẫn là thủ công, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống làm lạnh, bảo quản, xử lý môi trường chưa được đầu tư đúng mức.
Ngoài ra, do thói quen tiêu dùng, 95% sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, không qua chế biến công nghiệp, không bao gói. Điều này không những làm giảm giá trị trong chăn nuôi, mà còn giảm lòng tin của người tiêu dùng, khiến thị trường phát triển không bền vững. Chăn nuôi nước ta không những cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt trong nước mà còn góp phần giải quyết sinh kế cho hàng triệu lao động, tạo nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình ở nông thôn. Việt Nam là nước sản xuất thịt lớn đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, đạt khoảng 3,7 triệu tấn/năm. Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 đạt khoảng 110 nghìn tỷ đồng, năm 2011 ước đạt 117 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của nhiều địa phương đạt 40-50%. Năng suất chăn nuôi từng bước được cải thiện, chăn nuôi trang trại có xu hướng tăng.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi nước ta vẫn tồn tại nhiều yếu kém với 3 đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, đây là ngành sản xuất mang tính tận dụng: tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, vốn, đất đai. Thứ hai là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, thiếu quy hoạch. Ba là, hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính cắt khúc, thiếu liên kết chặt chẽ.

1.2.Những mặt được
- Trong 5 năm vừa qua, chăn nuôi trang trại đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô chăn nuôi. Số lượng TT tăng từ 1.761 năm 2001 lên 17.721 năm 2006, bình quân tăng trong giai đoạn 2001-2006 đạt 58,7%/năm. Trong số trang trại (TT) chăn nuôi nêu trên, quy mô chăn nuôi trang trại lợn nái phổ biến từ 20-50 con/TT, lợn thịt: từ 100-200 con/TT, gà thịt từ 2.000-5.000 con/TT, bò sinh sản: 10-20 con/TT, bò sữa 20-50 con/trang trại. Sản phẩm chăn nuôi TT ngày càng tăng, ước tính sản phẩm sữa từ TT chiếm trên 40% tổng sản lượng sữa, tương tự như vậy sản phẩm chăn nuôi lợn TT trên 20% và gà trên 35%.
- Các tiến bộ về giống vật nuôi, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng ngày càng được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi trang trại, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, vì vậy năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện đáng kể. Phần lớn các giống gia súc, gia cầm cao sản trên thế giới được nhập vào nước ta và nuôi ở các trang trại; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt xấp xỉ so với các nước trong khu vực và bằng 85-90% so với các nước tiên tiến.
- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần kiểm soát dịch bệnh. Do phần lớn các TT đầu tư công nghệ chăn nuôi tiên tiến và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cho nên mặc dù dịch cúm gia cầm và dịch LMLM xảy ra trên diện rộng, nhưng hầu hết các trang trại chăn nuôi vẫn chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này.
- Chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất đồi gò, đất hoang hoá, đất ven sông ven biển và diện tích mặt nước... Tạo ra những vùng sản xuất tập trung với khối lượng hàng hóa lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, giết mổ phát triển.
- Đồng thời với việc mở rộng về số lượng và quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi trang trại, tập trung đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất. Chăn nuôi TT đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư như nông dân, cán bộ, công chức, người đã nghỉ hưu, các doanh nhân trong và ngoài nước.
- Cùng với sự phát triển chăn nuôi trang trại đã hình thành các phương thức tổ chức sản xuất mới trong ngành chăn nuôi như HTX sản xuất dịch vụ, Liên minh HTX, Câu lạc bộ trang trại. Các loại hình sản xuất này đã góp phần củng cố và thúc đẩy chăn nuôi trang trại phát triển có hiệu quả, bền vững.

1.3.Những tồn tại.
- Chăn nuôi trang trại hình thành và phát triển thiếu sự quy hoạch tổng thể và lâu dài của các địa phương.Hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch trung hạn và dài hạn để phát triển TT dẫn đến tình trạng các trang trại được xây dựng manh mún, thiếu sự đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, chưa hình thành liên vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số tỉnh bước đầu thực hiện quy hoạch nhưng còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong quá trình dồn điền đổi thửa và giải phóng mặt bằng. Thời gian giao đất, cho thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất còn nhiều khó khăn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm làm ảnh hưởng tới quá trình đầu tư. Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận trang trại theo Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn; việc cấp giấy chứng nhận trang trại cũng chỉ mang tính hình thức vì không có giá trị thế chấp.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển TT rất lớn, trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn của TT gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do tài sản thế chấp của các TT là đất đai. Giá trị đất đai ở những nơi đầu tư chăn nuôi thường có giá trị thấp, những tài sản khác như thiết bị, con giống thường không được ngân hàng chấp nhận nên khả năng vay bằng tài sản thế chấp bị hạn chế rất nhiều. Thời gian vay vốn ngắn chưa phù hợp với chu kỳ chăn nuôi, gây khó khăn cho chủ TT khi định hướng phát triển lâu dài.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hầu hết các chủ TT còn nhiều mặt bị hạn chế. Các chủ TT phần lớn xuất thân từ nông dân, hoặc thành phần khác có vốn nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý kinh tế TT nên điều hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Không những hạn chế về mặt chuyên môn mà kể cả những thông tin thị trường ít được cập nhật.
- Hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi TT mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún, chưa phát triển bền vững. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi TT được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép cấp, ép giá, gây thua thiệt cho người chăn nuôi. Giá cả sản phẩm chăn nuôi còn biến động lớn, bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố về tâm lý; giá thu mua tại trại còn có sự chênh lệch lớn so với giá bán cho người tiêu dùng.
- Do sự hình thành và phát triển TT chăn nuôi thiếu quy hoạch khiến một số vùng đặc biệt ở đồng bằng bị ô nhiễm môi trường. Một số chủ trang trại chưa đầu tư thoả đáng cho hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng mà thải trực tiếp ra ao, hồ, đồng ruộng, gây ô nhiễm nặng môi trường xung quanh. Một số trang trại mặc dù có đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nhưng do chưa bảo đảm đúng quy trình nên hiệu quả xử lý chất thải chưa triệt để.

1.4.Thách thức cho ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi nước ta đang đứng trước những tồn tại và thách thức lớn trong thời điểm hiện nay. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng ngành chăn nuôi 6 tháng đầu năm chỉ đạt 0,03%, nghĩa là gần như không có tăng trưởng.
Từ tháng 8/2009 đến nay, giá con giống và sản phẩm liên tục giảm mạnh, nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ, giảm hiệu quả. Tại thời điểm tuần đầu tháng 9/2008, giá gà lông trắng 1 ngày tuổi chỉ đạt 5.000-5.500 đ/con; gà lông màu 3.000-3.500 đ/con, thấp hơn cả giá thành sản xuất. Giá các sản phẩm đã giảm từ 5-11% từ đầu năm đến nay: giá gà thịt công nghiệp từ 23.000-25.000/kg, giá lợn hơi từ 30.000-35.000 đ/kg. Những tồn tại và thách thức đối với ngành chăn nuôi nước ta hiện nay theo chúng tôi có 5 vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất là dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong 8 tháng đầu năm 2008, dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 74 xã thuộc 51 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Số gia cầm chết và tiêu hủy là 75.170 con. Dịch tai xanh đã bùng phát trên 953 xã thuộc 59 huyện của 25 tỉnh. Số lợn mắc bệnh là 308.901 con, chết và tiêu hủy 299.988 con. Dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, làm tăng chi phí sản xuất (phòng chống dịch) và nguy cơ tái phát các bệnh dịch này còn rất cao.
Thứ hai là lạm phát. Từ cuối 2007, Việt Nam đã rơi vào cuộc lạm phát phi mã và kéo dài từ đó đến nay. Lạm phát trước hết làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hệ quả là trong khi mọi mặt hàng đều tăng giá thì trong những tháng gần đây, giá thực phẩm lại đi xuống và giảm từ đầu năm đến nay từ 5-11% tùy theo mặt hàng làm cho người chăn nuôi càng thêm thiệt thòi. Lạm phát còn làm tăng giá đầu vào, trước hết là tăng giá thức ăn chăn nuôi. Từ giữa năm 2007 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt. Giá ngô 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng 18,7% so với 6 tháng đầu năm 2007, khô dầu đậu tương tăng 80%, lysine tăng 27,7%, metionine từ 125,9%, v.v… Thức ăn hỗn hợp cho gà broiler hiện lên đến 9.000 đ/kg, tăng 48,8%, hỗn hợp thức ăn lợn thịt tăng 33,1%... Nguyên nhân do giá nguyên liệu thế giới tăng và một phần ngũ cốc đang được chuyển sang sản xuất ethanol. Chúng ta phải nhập phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài do năng suất một số cây trồng của chúng ta còn quá thấp như ngô, đậu tương và nhiều nguyên liệu chưa sản xuất được như các premix khoáng, vitamin… sẽ còn là hạn chế và thách thức lâu dài đối với ngành chăn nuôi nước ta. Giá đầu vào còn tăng ở các chi phí khác như giá nhân công thuê, giá điện, dầu, thuốc thú y, chất đệm lót… càng làm tăng giá thành chăn nuôi.
Thứ ba là thắt chặt tín dụng. Với tín dụng thương mại, do lạm phát, Chính phủ đã chủ trương thắt chặt tín dụng và đầu tư. Từ tháng 3/2008 đến nay, gần như các ngân hàng thương mại không cho vay vốn mà chỉ thu hồi vốn. Nếu có vay được thì chỉ là số rất ít và lãi suất quá cao: 20-21%/năm. Trong những ngày gần đây, các ngân hàng thương mại luôn nói giảm lãi suất (nhưng vẫn cao là 20%/năm) và đủ vốn cho vay nhưng trên thực tế vay vốn vẫn rất khó khăn. Nhiều trang trại chăn nuôi phải bỏ trống chuồng do thiếu vốn chăn nuôi và lãi suất cao làm chăn nuôi không còn lãi nữa.
Về tín dụng đầu tư: Theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ thì ngành chăn nuôi trang trại và chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm được vay tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhưng trên thực tế thì các trang trại gần như không tiếp cận được nguồn vốn này. Chúng tôi đã có buổi làm việc (tháng 5/2008) với Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Tây (cũ) thì được biết, từ ngày ban hành Nghị định đến nay (hơn một năm) không có một trang trại chăn nuôi nào ở Hà Tây được vay vốn cả!
Thứ tư là thiếu điện. Các trang trại nuôi quy mô lớn, công nghiệp phải thiết kế chuồng trại theo hệ thống chuồng kín, chăn nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn điện cung cấp. Thiếu điện trong những tháng gần đây đã làm nhiều trang trại bị cắt luân phiên, có khi tới 3-4 ngày/tuần. Các trang trại nuôi chuồng kín bị cắt điện đã phải mua thêm máy phát, nhưng giá dầu liên tục tăng và cũng không thể chạy hoàn toàn bằng máy phát do công suất chăn nuôi lớn và thiết kế ban đầu theo hệ điện công nghiệp. Tại Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông (Hà Tâycũ), trong 3 tháng 5-7/2008, do mất điện đã làm chết nóng hơn 3.000 lợn thịt và 15.000 gà. Thiếu điện sẽ còn là nguy cơ lâu dài đối với chăn nuôi trang trại, tập trung.
Thứ năm là cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Kể từ khi gia nhập WTO, các sản phẩm chăn nuôi đã phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã nhập vào nước ta (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh) trên 3.000 tấn, chủ yếu là đùi, cánh gà từ Braxin, Achentina, Hoa Kỳ…, với giá nhập về chỉ từ 1,1-1,3 USD/kg. Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài (hiện đang chịu thuế nhập khẩu 12%) đã và đang tạo áp lực rất lớn đối với ngành chăn nuôi hàng hóa nếu sau này theo lộ trình, hàng rào thuế quan từng bước bị dỡ bỏ.
Ngành chăn nuôi nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất? Với 5 thách thức trên, trong đó nổi bật là lạm phát, thắt chặt tín dụng và thiếu năng lượng là những nguyên nhân tác động mạnh nhất thì ảnh hưởng trước hết và nhiều nhất là đến chăn nuôi trang trại, chăn nuôi hàng hóa đối với lợn, gà broiler, gà đẻ, vịt đẻ công nghiệp là những nhóm ngành chăn nuôi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, nuôi công nghiệp chuồng kín và cần nhiều vốn đầu tư mà các nhóm ngành này đang là những hình thức mà chúng ta đang khuyến khích đầu tư, mở rộng. Những khó khăn này có thể còn kéo dài, theo nhận định của nhiều chuyên gia, sẽ còn kéo dài ít nhất đến 2010.
Ngược lại, các giống gia súc ăn cỏ, hình thức chăn nuôi nông hộ, nuôi thả vườn, chăn nuôi vịt, trong đó có nuôi vịt chạy đồng ít bị ảnh hưởng hơn trong tình hình hiện nay. Đây có thể coi là lợi thế so sánh và thể hiện tính bền vững của nhóm ngành chăn nuôi này trong những thời điểm khác nhau.
Những vấn đề trên đòi hỏi những nhà quản lý, người chăn nuôi cần nhìn nhận rõ bản chất vấn đề, thấy hết những khó khăn, tồn tại để có những giải pháp cấp bách, thiết thực trong việc hoạch định chính sách và lựa chọn hình thức đầu tư chăn nuôi hiệu quả, khắc phục những bất lợi của những khó khăn, thách thức có thể nói còn kéo dài đối với ngành chăn nuôi nước ta.
Ngoài ra khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều chuyên gia nhận định thách thức ngành nông nghiệp là quá lớn so với cơ hội mang lại. Nếu đi sâu vào từng lĩnh vực nông nghiệp thì chăn nuôi chính là điểm yếu nhất.
Nguy cơ mất dần thị trường trong nước
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, dù tốc độ chăn nuôi bình quân trong giai đoạn 2000-2005 cả nước đạt cao hơn trồng trọt, lên đến 9,8%/năm, nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu chung của ngành nông nghiệp vẫn thấp hơn so với trồng trọt.Nhìn vào 2 mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi là thịt bò và thịt heo, có thể thấy rõ những điểm yếu này. Chăn nuôi heo dù có những bước cải thiện, tiếp cận với công nghệ của thế giới, năng suất có tăng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp hơn so với khu vực.Năng suất nái ngoại nuôi trong nước đạt chỉ 80% - 85% so với con giống nuôi tại chính quốc. Lượng xuất chuồng bình quân của heo chỉ hơn 63 kg/con (Trung Quốc đạt 80-90 kg/con).
Chăn nuôi bò thịt trong nước chủ yếu là tận dụng thức ăn, đồng cỏ ven bờ với 90% bò thịt nuôi ở từng hộ nhỏ lẻ. Ở đây chưa nói đến điểm yếu của chăn nuôi trong vài năm nay là dịch bệnh bùng phát rất mạnh, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chăn nuôi như dịch cúm gia cầm H5N1 và dịch bệnh lở mồm long móng.Nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường.Việt Nam có thế mạnh về trồng trọt, là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… nhưng cây trồng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành… lại rất thiếu, phải nhập khẩu. Hầu hết giá những nguyên liệu này đều cao, giá bắp trồng trong nước lên đến 160 USD/tấn, nếu nhập khẩu bắp từ Mỹ chỉ 135-145 USD/tấn, nên chi phí đầu vào của chăn nuôi cao hơn so với khu vực từ 10%-20%, nếu so với thế giới con số này lên đến 20%-25%.
Với những bất lợi này và sắp tới, khi mức thuế nhập khẩu thịt gia súc và gia cầm phải giảm theo cam kết gia nhập WTO thì ngay cả thị trường trong nước cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt trước những sản phẩm ngoại nhập, dẫn đến hệ quả mất dần thị phần. Đây là nguy cơ thấy trước.
Thua về an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong quá khứ Việt Nam từng xuất khẩu thịt heo sang Nga, Trung Quốc (Hongkong). Tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn thịt heo (mảnh và nạc) sang Nga, nhưng do Việt Nam bị dịch bệnh lở mồm long móng nên phải dừng hợp đồng. Một khi dịch bệnh được giải quyết căn cơ thì Nga vẫn là thị trường tiềm năng.Ngay cả thị trường Trung Quốc (Hongkong) cũng có thể xuất khẩu heo sữa và heo choai đông lạnh. Nhưng, Tổng Công ty Chăn nuôi VN nhận định, khó khăn của việc xuất khẩu thịt gia súc không chỉ vì giá thành cao mà còn do chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện cơ bản về cơ sở chăn nuôi tập trung, trong lúc đa số cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.Ông Nguyễn Thiện, nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi - Thú y, chỉ ra rằng: để tránh những thua thiệt do những cái yếu này, chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng những vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận.Ai cũng biết Thái Lan là một trong những quốc gia bị cúm gia cầm, nhưng Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm hàng đầu nhờ có vùng an toàn dịch bệnh đã được OIE công nhận. Và điều cần tiến hành nhanh là việc đàm phán với các nước để ký kết các hiệp định về vệ sinh thú y. Đây chính là những điều kiện quan trọng để tính tới chiến lược xuất khẩu, không chỉ cho giai đoạn trước mắt 2006-2010 mà còn lâu dài về sau.

PHẦN 2. HƯỚNG ĐI NÀO CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÙNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 thì cần phải xác định rõ đối tượng vật nuôi chủ yếu lợi thế; quy hoạch vùng chăn nuôi cho từng loại vật nuôi; quy mô đầu con hợp lý của từng vùng; phương thức chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ. Chuyển hướng chăn nuôi từ chiều rộng sang chiều sâu; không khuyến khích phát triển ồ ạt về số lượng đầu con mà tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân về phát triển chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh, bền vững, gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới. Trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên phát triển lợn, gia cầm, riêng đối với ĐBSCL chú trọng phát triển chăn nuôi vịt, bò thịt. Đối với các loại vật nuôi khác chỉ phát triển theo điều kiện của từng vùng sinh thái, từng địa phương và khả năng tiêu thụ của thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới phương thức chăn nuôi, khuyến khích và hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp với quy mô hợp lý; có chính sách phù hợp để hỗ trợ chăn nuôi hộ gia đình có kiểm soát, an toàn dịch bệnh, tăng thu nhập cho nông dân nghèo. Cần có chính sách hỗ trợ giảm thiểu chăn nuôi thả rông, quy định điều kiện thả rông vịt, trâu bò, hướng dẫn chăn nuôi có kiểm soát; hướng dẫn chăn nuôi có chuồng nuôi đối với các tỉnh miền núi, ĐBSCL; hướng dẫn chăn nuôi khoa học, tiếp cận chăn nuôi công nghiệp bằng giống tốt, thức ăn chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cho chăn nuôi đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu thì cần có chính sách tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về quản lý chất lượng. Tăng cường công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu này, trước mắt, cần tập trung hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các quy định về quản lý môi trường, rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động chăn nuôi; khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải vật nuôi, trong đó tiếp tục hỗ trợ phát triển chương trình Biogas. Đây là một hướng đi tạo nên sự phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi.

Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng bền vững ngành chăn nuôi các tháng cuối năm năm 2011, bảo đảm đủ nguồn cung thực phẩm từ nay đến cuối năm đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, vừa có lợi cho người chăn nuôi, vừa góp phần bình ổn giá thị trường; phấn đấu đạt sự tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi cả năm 6,5%; khống chế được dịch bệnh, đặc biệt dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng và các loại dịch bệnh khác thì các địa phương cần phải chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm có chính sách hỗ trợ vật tư cho hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường công tác quản lý thị trường các sản phẩm chăn nuôi, từng bước thiết lập thị trường sản xuất kinh doanh thực phẩm cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết, quản lý của nhà nước bảo đảm quyền lợi các bên tham gia, trong đó giết mổ và chế biến thực phẩm là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện, nhà nước không chỉ quản lý về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm mà cần thu thuế VAT thay cho thuế VAT của thức ăn chăn nuôi hiện đang đánh vào người chăn nuôi (5%). Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch, dành quỹ đất cho phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Đây vừa là mục tiêu vừa là hướng đi mang tính dài hạn cho ngành chăn nuôi trong thời gian tới, bảo đảm phù hợp với chính sách xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
Trong ngắn hạn, các địa phương cần đẩy mạnh chăn nuôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hộ gia đình, trang trại tái đàn, mở rộng chăn nuôi. Tuy nhiên, người chăn nuôi không nên tái đàn một cách ồ ạt, mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc. Tái đàn phải đi đôi với việc áp dụng triệt để các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bộ NN&PTNT đang soạn thảo trình Thủ tướng chính phủ các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn. Cụ thể, hỗ trợ người nuôi mua con giống với mức 500.000 đồng một con nái cho những hộ nuôi từ 5 con nái trở lên và mức hỗ trợ tối đa là 30 con. Hỗ trợ tiền mua vaccine tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng từ nay đến tháng 6/2012.
Về lâu dài, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất vật nuôi. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng tăng trang trại công nghiệp, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ. Theo đó, các địa phương cần sớm quy hoạch lại vùng chăn nuôi hàng hóa. Chúng ta cũng cần tổ chức lại hệ thống chăn nuôi theo chuỗi, từ cung cấp con giống đến thức ăn, phòng chống dịch và tiêu thụ sản phẩm.

1.1.Định hướng
1. Xu thế phát triển chăn nuôi trang trại
- Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay không đáp ứng được những yêu cầu trên.
- Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, LMLM đang diễn biến phức tạp ở nước ta.
- Chăn nuôi trang trại có quy hoạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn ở đồng bằng.
2. Định hướng phát triển
a) Vùng phát triển
Hiện nay, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá ngày càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu. Trước mắt tại các vùng đồng bằng cần sớm đưa chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư, đồng thời phát triển chăn nuôi TT tập trung phải đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
- Chăn nuôi lợn, gia cầm
Phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cần được ưu tiên đầu tư tại các vùng trung du, gò đồi, vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu dân cư nhằm giải quyết được vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. Đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng cần sớm rà soát, điều chỉnh, quy hoạch lại các trang trại chăn nuôi hiện có, một số cơ sở chăn nuôi gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường cần thiết phải di dời.
- Chăn nuôi gia súc lớn
Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ hướng phát triển chính vẫn là vùng trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là những khu vực có tiềm năng về quỹ đất để phát triển đồng cỏ và trồng thức ăn thô xanh.
b) Các hình thức chăn nuôi trang trại
Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn nuôi trang trại khác nhau. Theo đó, có các loại hình sau:
- Trang trại chăn nuôi hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu tư. Khuyến khích phát triển loại hình này.
- Trang trại gắn với khu chăn nuôi tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư);
- Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp nuôi trồng thuỷ sản).
Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn nuôi trang trại đều phải nằm trong vùng quy hoạch lâu dài của các địa phương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2. Một số mục tiêu chủ yếu
1. Đến năm 2008, các tỉnh lập xong quy hoạch tổng thể về phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung.
2. Mức tăng trưởng số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đạt 30%/năm; phấn đấu đạt tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trang trại, tập trung trong cả nước đạt 45-50% vào năm 2010 và 60-65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
3. Năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt xấp xỉ với các nước tiên tiến; giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm chăn nuôi có tính cạnh tranh cao; kiểm soát được chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái khi Việt Nam mở cửa thị trường theo quy định của WTO.
4. Chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và dịch LMLM; phát triển chăn nuôi bền vững.

1.3.Các giải pháp A.Thứ nhất là giải pháp quy hoạch, đây là giải pháp tổng thể cho phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có quy hoạch lại ngành chăn nuôi. Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết, khí hậu và kinh nghiệm thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi. Đối với ngành chăn nuôi lợn, đặc điểm chính của loại vật nuôi này là không cạnh tranh với đất canh tác màu mỡ, nhưng phải tránh được ô nhiễm nguồn nước và môi trường và chúng ta cần phải có bản đồ, cũng như giải pháp quy hoạch tổng thể để tập trung các trang trại chăn nuôi lợn tại một số vùng, địa điểm cách xa khu dân cư
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, các địa phương cần triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi gò... sang phát triển chăn nuôi trang trại. Cần thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể:
+ ở vùng đất ít người có khả năng khai phá có thể giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi;
+ Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quĩ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể;
+ Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quĩ đất hạn chế thì cần tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.
+ áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
B. Giải pháp về thú y, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp tổng thể đồng bộ và đầy đủ về thú y, nó sẽ phủ định tất cả các kết quả về giống và sản xuất như chúng ta đã và đang chứng kiến trong thời gian qua. Nhà nước cần đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực thú y mang tính lâu dài cả về đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao với các phòng thí nghiệm trọng điểm, đồng bộ kết hợp với các chương trình hợp tác quốc tế về các bệnh liên quan vi-rút gây bệnh, nhằm giải mã được chúng trên cơ sở đó nghiên cứu sản xuất được các loại vaccine để chủ động trong phòng, chống có hiệu quả các bệnh đã có và sẽ có trong tương lai ở nước ta.
C. Chăn nuôi hướng đến quy mô công nghiệp
Những năm qua, ngành chăn nuôi đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần, chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển. Song vẫn còn bộc lộ những tồn tại, như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá thức ăn chăn nuôi cao hơn một số nước trong khu vực, hệ số sử dụng thứ ăn chăn nuôi thấp, còn chi phí thú y cao); dịch bệnh, ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập...
Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi vẫn đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn hy vọng chế biến, xuất khẩu sản phẩm.
Với thị trường trong nước, sản phẩm chăn nuôi còn rất nhiều tiềm năng. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng lên cùng với tập quán tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Phát triển chăn nuôi là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu tư; chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và công nghiệp có xu thế phát triển.
Năm 2011, ngành chăn nuôi tập trung phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại theo quy mô công nghiệp, phấn đấu đạt giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân tăng từ 7,5-8% so với năm 2010, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30-32%. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,2 triệu tấn, tăng 6,5%. Sản lượng sữa 330.000 tấn tăng 10%; sản lượng thức ăn chăn nuôi quy đổi đạt 12 triệu tấn, tăng 11,11% so với năm 2010.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên khoảng 32% vào năm 2010 (hiện đang chiếm 28%), đến năm 2015 là 38% và đạt hơn 42% vào năm 2020. Lúc đó, ngành chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức công nghiệp, trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm

D. Chính sách ưu đãi đầu tư
Căn cứ Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 04/01/2005 của Chính phủ và Thông tư 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ Tài Chính các địa phương cần cụ thể hóa các chính sách này và huy động ngân sách địa phương khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hợp lý, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung; miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao từ các sản phẩm chăn nuôi trang trại trong những năm đầu kinh doanh nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa.
E. Giải pháp huấn luyện kỹ thuật cho người nông dân, cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn trang trại do các hộ chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ và vừa đã đạt kết quả cao và những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm thực tế về: kỹ thuật ghép phối giống trong sản xuất lợn thương phẩm qua gieo tinh nhân tạo, đạt năng suất và tỷ lệ nạc cao; an toàn dịch bệnh; kỹ thuật nuôi dưỡng các loại lợn; kỹ thuật chuồng trại; vệ sinh môi trường và giết mổ sạch, giúp người nông dân vươn lên trong sản xuất trang trại theo từng giai đoạn. Thành lập nhóm, tổ kỹ thuật nòng cốt (nông dân chăn nuôi giỏi) ở từng HTX chăn nuôi lợn trang trại kiểu mới để hỗ trợ các hộ mới bắt đầu phát triển chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa. Ðẩy mạnh tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các HTX mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa hình thành bằng chính nội lực của bản thân và gia đình họ. Qua hệ thống thông tin Nhà nước và các địa phương tuyên truyền phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ thành một chương trình thường xuyên và sâu rộng để thúc đẩy mọi người dân tham gia chương trình một trăm nghìn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa khi chính thức được khả thi.
F. Tín dụng cho chăn nuôi trang trại
- Đổi mới về hình thức vay tín dụng như tăng hình thức cho vay trung hạn, dài hạn (hiện nay, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong nông nghiệp của các ngân hàng thương mại là rất thấp, khoảng 7,5%); chủ trang trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt QĐ số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22/9/2000 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.
- Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 20/4/2004 về tín dụng đầu tư Nhà nước, trong đó cho ngành chăn nuôi quy mô trang trại, ngành chế biến, giết mổ công nghiệp được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để tạo nguồn lực đầu tư.Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng một phần do ngân hàng rất ngại cho các cơ sở,trang trại chăn nuôi vay vì họ cho rằng đây là ngành sản xuất nhiều rủi ro.
-Bên cạnh đó, các cơ sở, trang trại chăn nuôi không được dùng chính tài sản là đất đai, chuồng trại, con giống để làm tài sản thế chấp nên việc tiếp cận nguồn tín dụng rất khó khăn. Thực tế cho thấy, các cơ sở, trang trại chăn nuôi rất ít vay được vốn và nếu vay được thì phải dùng tài sản thế chấp khác và vay với lãi suất cao. Đáng nói là các cơ sở, trang trại chăn nuôi khó có thể tiếp cận được nguồn tín dụng khoảng 3 tỷ đồng, trong khi thực tế nhu cầu đầu tư không chỉ là 3 tỷ mà có thể lên tới 5, 7 tỷ thậm chí 10 tỷ đồng. Chính khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng đã làm cản trở sự phát triển của ngành chăn nuôi.
Để gỡ khó cho ngành chăn nuôi, ngày 8/8, Chính phủ đã có văn bản giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện việc giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay cho các trang trại, hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn, gia cầm. Đồng thời, tiếp tục cho vay mới với lãi suất thị trường thấp nhất (11%) cho các đối tượng này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chủ trang trại không nắm được và đến nay hầu như các ngân hàng cũng chưa triển khai thực hiện chính sách trên.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương cùng các địa phương tiếp tục có các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất chăn nuôi bền vững, bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho thị trường và nguyên liệu cho xuất khẩu. Trong đó, UBND các tỉnh, TP có chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo này, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã đề xuất UBND TP gói hỗ trợ 54 tỷ đồng cho ngành chăn nuôi. Trước đó, trong tháng 7, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cũng đã có đề xuất gói hỗ trợ 6.000 tỷ đồng để "cứu" ngành chăn nuôi.

G. Phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến
- Chăn nuôi trang trại, tập trung sẽ tạo nguồn hàng hóa lớn. Vì vậy, song song với đẩy mạnh chăn nuôi, phải có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ.
- Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung và phát triển cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp để có chính sách cụ thể tại địa phương nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi và là hướng chuyển đổi kinh tế cơ bản trong nông nghiệp hiện nay.
- Hỗ trợ các cơ sở giết mổ, chế biến xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (HACCP, ISO, GMP...) để từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn thịt, trứng, sữa...
- Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến.
H. Về thị trường
- Việc qui hoạch phát triển các khu chăn nuôi tập trung cần gắn với định hướng thị trưường để sản phẩm chăn nuôi đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Các cơ sở chăn nuôi cần phải xây dựng thương hiệu, trong đó coi trọng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho người chăn nuôi về tình hình giá cả, dự báo ngắn và dài hạn về xu hướng thị trường trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Với việc giá các mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm khiến nhiều trang trại chăn nuôi phải giảm quy mô sản xuất.Cùng với việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao từ đầu năm đến nay thức ăn thủy sản đã tăng 2 lần, mỗi lần 250-300 đồng/kg đối với thức ăn cá tra và 800 -1.000 đồng/kg đối với thức ăn tôm. Hiện giá thức ăn cá tra phổ biến ở mức 12.000 -14.500 đồng/kg; giá thức ăn tôm sú 35.500-37.000 đồng/kg; giá thức ăn tôm thẻ 27.500-28.500 đồng/kg (tùy loại, phương thức thanh toán), tăng gần 40% trong vòng 3 tháng qua.Nếu không có những giải pháp kịp thời thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ dễ bị thao túng và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi . Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam sẽ khiến thị phần của DN trong nước (vốn chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 30%) bị thu hẹp. “Với tình hình này, DN nhỏ trong ngành đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường”, ông Lịch nhận định và cho rằng, chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam về lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi “quá thoáng”, trong khi ở một số nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan... lại quản rất chặt.
Nhờ tiềm lực tài chính mạnh, thương hiệu, chất lượng, giá cả cạnh tranh, nên các DN nước ngoài đã thống lĩnh thị phần, đẩy nhiều DN nhỏ của Việt Nam rơi tình trạng phá sản. Thống kê của VFA cho thấy, trong 3 năm qua, số lượng DN sản xuất thức ăn chăn nuôi đã giảm 50%. Trong đó, khoảng 30% DN phá sản, còn lại phải chuyển sang nhập khẩu nguyên liệu. Trong khi đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), chỉ tính riêng quý I/2011, đã có hơn 30% DN Việt Nam chuyên chế biến thức ăn cho cá, tôm phải đóng cửa. Theo cảnh báo của các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, việc DN nước ngoài đổ xô đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp èo uột là đáng lo hơn đáng mừng, bởi nguy cơ thị trường bị thao túng là hiển hiện. Thực tế là, từ đầu năm tới nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng hơn 10 lần, cao hơn khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục bị đẩy lên cao là một trong những nguyên nhân đẩy giá thực phẩm tăng mạnh thời gian qua, khiến lạm phát thêm trầm trọng, mà người được lợi không phải là nông dân.
J. Giải pháp kỹ thuật
Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi cần tập trung giải quyết một số vấn đề về kỹ thuật sau:
- Về giống vật nuôi: Tiếp tục sử dụng con giống có năng suất và chất lượng tốt hiện có ở trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại nhập khẩu nguồn gen, giống có năng suất và chất lượng cao hơn.
- Về thức ăn chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi trang trại cần hợp đồng chặt chẽ với các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp để bảo đảm cung cấp ổn định về số lượng và chất lợng thức ăn có giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất thức ăn cần cải tiến phương thức cung cấp, giảm các chi phí trung gian không cần thiết, giảm chí phí bao bì; tìm mọi biện pháp cả về kỹ thuật và chính sách để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi. Các cơ quan quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Đối với các trang trại nuôi gia súc ăn cỏ cần có quỹ đất để trồng cỏ thâm canh cung cấp đủ thức ăn thô xanh.
- Về công nghệ chuồng trại: Chăn nuôi trang trại tập trung đòi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp về chuồng trại và thiết bị chăn nuôi, nhất là đối với lợn và gia cầm. Để khai thác tiềm năng con giống, người chăn nuôi cần xem xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các mẫu chuồng trại, thiết bị chăn nuôi đã và đang sử dụng để có hướng cải tiến và khắc phục, áp dụng những tiến bộ mới về chuồng trại, máng ăn, máng uống phù hợp với yêu cầu của từng loại vật nuôi, độ tuổi, giới tính và phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng vùng.
- Về đào tạo tập huấn: Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, các khoá tập huấn chuyên đề cho các chủ trang trại về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại; đồng thời các chủ trang trại cần có biện pháp thu hút cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn giỏi về làm việc lâu dài và ổn định cho các trang trại của mình
K. Quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại
Chăn nuôi trang trại là mô hình sản xuất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Để loại hình này phát triển và phát huy được lợi thế cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành. Trước mắt các địa phương cần:
- Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển. Huy động cao tiềm năng về đất đai, nguồn vốn trong đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các chủ trang trại có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, VSATTP và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Coi trọng và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.
- Các bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện một số văn bản quản lý nhà nước về kinh tế trang trại.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nướceo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất,quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộkhông có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.

* Xuất khẩu – Hướng mở đầy tiềm năng
Hướng chăn nuôi theo quy mô công nghiệp tập trung để xuất khẩu cũng đã được nhiều chủ trang trại, doanh nghiệp chú trọng nhưng vấn đề đất đai quy hoạch cho chăn nuôi, vùng làm chuồng trại còn rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó là vấn đề về vốn để phát triển chăn nuôi cũng đang là bài toán khó. Vì vậy, cần tạo mọi điều kiện cho các chủ trang trại cũng như doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn, bởi vì hiện nay, hầu hết các chủ trang trại, doanh nghiệp đều kinh doanh với vốn theo kiểu “giật gấu, vá vai” bằng các nguồn khác nhau, thậm chí vay lãi suất rất cao, trong khi tỷ lệ lãi suất trong chăn nuôi lại thấp nên hiệu quả không lớn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ: Là một nước có thế mạnh về chăn nuôi, thế nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng chăn nuôi còn rất hạn chế do ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó do giá thành của chúng ta còn quá cao, bên cạnh đó thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có lúc chưa được đảm bảo. Trước mắt, để giải quyết vấn đề này cần phải hạ chi phí đầu vào mà trong đó có thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y do chiếm hơn 70% chi phí. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã thực hiện chủ trương dài hơi, tức là quy hoạch những vùng sản xuất nguyên liệu, giảm các loại thuế, đồng thời tạo ra các vùng liên kết giữa nhà sản xuất thức ăn với chủ các trang trại, doanh nghiệp bỏ qua các khâu trung gian để giảm chi phí, cũng như hạ được giá thành.
Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ NN&PTNT sẽ hướng dẫn cũng như khuyến khích xây dựng cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ưu tiên tập trung cho chăn nuôi lợn vì lợn là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi. Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn thì trong 5 -10 năm tới thì việc xuất khẩu sản phẩm chủ lực chắc còn những khó khăn nhưng ngành chăn nuôi sẽ cố gắng xuất khẩu một số mặt hàng có tiểu ngạch như là thịt lợn sữa, trứng muối, lông vũ, còn để xuất khẩu thịt lợn mạnh chắc còn cần một thời gian nữa, hướng tới đạt mục tiêu xuất khẩu chúng ta giải quyết được vấn đề giá thành, vệ sinh an toàn thực phẩm, thâm nhập các thị trường truyền thốn

1.4.Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nước ta phát triển với tốc độ nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2006 đạt 8,9%. Tổng đàn trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng 7,4%/năm), trong đó đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng 9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,1%/năm; Đàn lợn tăng từ từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,6 triệu con năm 2007 (tăng 3,3%/năm); Đàn gia cầm trước khi có dịch cúm tăng mạnh, từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003 (tăng 8,4%/năm); hiện nay tổng đàn gia cầm là 266 triệu con.
Sản phẩm chăn nuôi cũng tăng nhanh tương ứng trong thời gian qua và đáp ứng cơ bản cho nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước. Năm 2007, tổng khối lượng thịt hơi các loại sản xuất trong nước là 3,2 triệu tấn (tương đương 2,4 triệu tấn thịt xẻ) và bình quân 41,7 kg (28 kg thịt xẻ)/đầu người; trứng đạt 4,60 tỷ quả, bình quân 53 quả/người; sữa bò tươi 234 ngàn tấn, bình quân 2,7 lít người.
Chăn nuôi nước ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập trung chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 – 30 con gia cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng trang trại, tập trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nước có 17.720 trang trại và chủ yếu phat triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Các khu chăn nuôi phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất vườn nhà, đất mua hoặc thuê tại địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO): ngành chăn nuôi đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước Châu Á Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa cho xã hội tăng nhanh ở các nước đang phát triển, ước tính tăng khoảng 7 - 8%/năm.
Cũng như các nước trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trước yêu cầu vừa phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bền vững gắn với nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khả năng cạnh tranh và bảo vệ môi trường là xu hướng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 - 2010 đạt 8 - 9% năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm.
Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi cũng chiểm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn. Phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải được coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu được vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lượng được xử lý rất ít. Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng phương pháp sinh học (Biogas, ủ v.v...), số còn lại 36% xử lý bằng phương pháp khác.
Hiện nay, còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong mười năm qua, từ 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã diễn ra thường xuyên và đến nay chưa được khống chế triệt để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát. Từ năm 2003 đến nay, dịch đã tái phát 5 đợt, đã phải tiêu huỷ trên 51 triệu gia cầm các loại, thiệt hại ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng.
Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh chóng. Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.
1.5. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của nhóm làm việc ( Working group), giúp lãnh đạo Cục Thú y xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động của ngành;
- Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngành Thú y quản lý : phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, sản xuất thuốc và chẩn đoán điều trị bệnh động vật ;
- Nâng cao nhận thức của cán bộ và người sản xuất về tác hại của ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, áp dụng các biện pháp giảm thải, xử lý chất thải, tái sử dụng chất thải nhằm bảo vệ môi trường, sản xuất bền vững, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường trong quá trình sản xuất ;
- Điều tra, đánh giá thực trạng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sản xuất kinh doanh thuốc thú y làm cơ sở cho các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường ; Đến năm 2015, có 100 % cơ sở giết mổ tập trung có đánh giá ĐTM và có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường ; 100% cơ sở chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật ; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn; có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn
- Từng bước đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế (năng lực quản lý, kỹ thuật xử lý môi trường...)
-Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT trong hoạt động của ngành Thú y
- Hoạt động bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ không thể tách rời trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, sản xuất, kinh doanh thuốc …của ngành Thú y do đó lồng ghép chương trình tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển cộng đồng, các hoạt động xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin cho người dân, giải đáp các vấn đề môi trường, phản ánh kịp thời các vấn đề môi trường đang tồn tại hoặc mới phát sinh. Công khai các cá nhân, tổ chức, các vụ việc vi phạm qui định bảo vệ môi trường tại địa phương;
- Thông qua tuyên truyền, kềt hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia tập huấn nông dân áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi, giết mổ bằng các công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường

Phần 3. Kết luận

Cơ hội luôn đi cùng với thách thức luôn luôn là như vậy.. ngành nghề kinh té nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng,những khó khăn là điều không tránh khỏi tìm hướng đi định hướng cho ngành chăn nuôi là trách nhiệm của nhà nước đồng thời áp dụng những chính sách biện pháp phù hợp để phát triển ngành này một cách tốt nhất.Những năm qua ngành chăn nuôi lien tiếp gặp phải nhiều khó khăn và thách thức không hề nhỏ có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuât nông nghiệp trong nước như giá cả,dịch bệnh ,thiên tai…Có lẽ, chưa năm nào ngành chăn nuôi nước ta lại phải đối mặt với khó khăn chồng chất và kéo dài như năm nay. Giá thịt lợn, gia cầm sụt giảm, cộng với dịch bệnh dai dẳng, khiến các trang trại, hộ chăn nuôi khó lòng trụ vững. Nguy cơ thiếu nguồn cung thực phẩm vào dịp cuối năm là hiện hữu, nếu không có các giải pháp hiệu quả để vực dậy ngành chăn nuôi. Trong những tháng đầu năm, ngành chăn nuôi phải đương đầu với bộn bề khó khăn, gay gắt nhất là từ tháng 3 đến nay. Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, giá thực phẩm (nhất là thịt lợn, và thịt gia cầm) liên tục giảm và giảm thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với thời điểm tháng 1 vừa qua, hiện trung bình giá mỗi kg thịt gia cầm giảm từ 20 đến 25%, trứng gia cầm giảm mạnh khoảng 40%, thịt lợn giảm khoảng 20%... Tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất kéo dài liên tục khiến nhiều hộ gia đình chăn nuôi không còn khả năng đầu tư lại, buộc phải "treo chuồng" từ hai đến ba tháng nay. Trong lúc mặt hàng trứng cung đang vượt cầu, giá bán thấp, người chăn nuôi bị thua lỗ thì lại có thông tin mới: Bộ Công thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm, từ nay đến cuối năm sẽ nhập khoảng 40 nghìn tá (gần 500 nghìn quả). Thông tin này đã thật sự gây áp lực lớn đối với sản xuất trong nước. Theo PGS, TS Nguyễn Ðăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, thời điểm này, mặc dù giá thịt lợn, thịt gà tại các tỉnh phía bắc đã bắt đầu nhích lên, song mỗi tháng, ngành chăn nuôi cũng vẫn thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Nặng nhất là những địa phương chăn nuôi trọng điểm, sản xuất quy mô lớn như Ðồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền Giang, Long An... Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Ðăng Vang nhận định, nhiều khả năng tình trạng này còn kéo dài tới hết tháng 9 tới (với các tỉnh phía nam) và đến cuối tháng 8 (đối với khu vực phía bắc). Ðó là chưa kể đến việc người chăn nuôi bỏ chuồng hàng loạt sẽ gây ra những thiếu hụt thực phẩm trong những tháng cuối năm. Còn theo Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn Lê Văn Mẽ, hiện chỉ có những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với vốn đầu tư thấp mới có thể thoát khỏi thua lỗ bằng cách bán tháo toàn bộ đàn, còn những trang trại được đầu tư lớn, bài bản thì buộc phải đeo đuổi bằng cách tiếp tục vay tiền mua thức ăn để duy trì đàn. Trong đó, trang trại chăn nuôi có quy mô 3.000 con của chị Ðặng Thu Thủy tại khu Ðồng Chan (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), bình quân từ tháng 5 đến nay, mỗi tháng trang trại của chị lỗ hàng trăm triệu đồng. Dù rất muốn vay thêm vốn, nhưng đến nay chị vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, do không còn tài sản thế chấp theo đúng quy định. Ðể "né" nguy cơ phá sản, nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tìm mọi cách bảo đảm giữ nguyên giá thức ăn hỗn hợp, đồng thời liên tục triển khai nhiều chương trình khuyến mại như tặng con giống, trang thiết bị chăn nuôi... góp phần giảm chi phí đầu vào.
Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi vẫn đang "nắm giữ" những cơ hội lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn hy vọng chế biến, xuất khẩu sản phẩm. Với thị trường trong nước, sản phẩm chăn nuôi còn rất nhiều tiềm năng: Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng lên cùng với tập quán tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Phát triển chăn nuôi là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu tư; chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và công nghiệp có xu thế phát triển. Mới đây nhất là việc vùng Brê-tăng-nhơ (Pháp) và UBND tỉnh Ðồng Nai đã chính thức ký kết hợp tác phát triển ngành chăn nuôi khép kín từ con giống, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Với thị trường xuất khẩu, sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước châu Á - Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất toàn cầu. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên khoảng 32% vào năm 2010 (hiện đang chiếm 28%), đến năm 2015 là 38% và đạt hơn 42% vào năm 2020. Lúc đó, ngành chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức công nghiệp, trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Similar Documents

Free Essay

News

...News Nowadays, news plays a vital role in human affairs. News is the communication of selected information on current events by reporters. It is presented by print, broadcast, internet or word of mouth to a third-party or mass audience. The most important function of news is to bring us the latest information on local, national and international events. Specifically, it mentions to any fields of our lives such as political, religion, economic, job, health, disaster, crime status, entertainment as well as celebrities. There is a quote about news that states "For most people, no news is good news; for the press, good news is not news." by Gloria Berger. In my opinion, this quote has two parts. The first part means: if you have not heard anything, then the chances are nothing bad has happened, the situation isn't worse, there's nothing to worry about. So the lack of any problems is good. The second part means: for viewers, bad stories catch their attention easily. It is more interesting than good news. So the media always gives priority bad news to viewers rather than good news. For them, bad news is newsworthy. I completely agree with the above quote. On one hand, if you are working and no one complains, that is good news. You can rest assured that everything is progressing well. In this case, no news is good news. In addition, the news media is a business. So the bottom line is that news-media needs viewers to keep their existence. They must look for...

Words: 480 - Pages: 2

Free Essay

News

...News The News is a wonderful and scary thing at the same time. I personally steer clear of the news as it tends to blow matters way out of proportions and with being in the military I rather be briefed on things of national security by my superiors vice the local news that only gets pebbles from the locals. I think that the news can be good at times, but in my experiences it tends to stress society out way more than it needs to be. An example of this is I have been to Bahrain numerous times, and all my mother would see on the television is riots and unruly behavior there. I on the other hand did not watch the news, got the security brief from my superiors and carried on my mission. While I was there it was nothing as what my mother and the news had depicted. Every time I have been there it has been peaceful and the locals have always been so very nice. Audience The intended audience was originally for locals, as it was broadcasted on the local news channels. The written news article I chose was from New York Times. Since the incident occurred in Phoenix, AZ, I purposefully chose the New York Times as it is located across the country. This choice makes for a better comparison of data from across state lines. Credible MSNBC and the New York Times are both credible sources that individuals rely on everyday to hear anything from the weather to local in international news. Both of these reports were similar in nature. The New York Times tends to go more in depth, so their...

Words: 1037 - Pages: 5

Free Essay

Avoid News

...Avoid News Towards a Healthy News Diet By Rolf Dobelli Prologue This article is the antidote to news. It is long, and you probably won’t be able to skim it. Thanks to heavy news consumption, many people have lost the reading habit and struggle to absorb more than four pages straight. This article will show you how to get out of this trap – if you are not already too deeply in it. of what we are designed to handle. This leads to great risk and to inappropriate, outright dangerous behavior. In the past few decades, the fortunate among us have recognized the hazards of living with an overabundance of food (obesity, diabetes) and have started to shift our diets. But most of us do not yet understand that news is to the mind what sugar is to the body. News is easy to digest. The media feeds us small bites of trivial matter, tidbits that don’t really concern our lives and don’t require thinking. That’s why we experience almost no saturation. Unlike reading books and long, deep magazine articles (which requires thinking), we can swallow limitless quantities of news flashes, like bright-colored candies for the mind. Today, we have reached the same point in relation to information overload that we faced 20 years ago in regard to food intake. We are beginning to recognize how toxic news can be and we are learning to take the first steps toward an information diet. This is my attempt to clarify the toxic dangers of news – and to recommend some ways to deal with it. I have now gone without...

Words: 5674 - Pages: 23

Free Essay

Entertainment Values in the News

...values in the news News media can be sent through various forms of channels. From television, to radio, and the Internet; news media is seen as a form of entertainment to the general public. When watching the news, most people look to hear about the new local and national stories that affect them personally. Recently in the Greater Toronto Area, news about Mayor Rob Ford’s scandal on consuming narcotics approximately a year ago has gotten a lot of attention. When this story is portrayed on local news stations, for an example on City Pulse 24, Rob Ford is “celebritized”—made into a popular figure in society—, on the other hand, on national and global news stations, he is made to look like a criminal. Upon analyzing both local and global news, the ratio of serious news to entertainment news of popular news stories, will be exposed; ultimately, looking at news in a more systematic way displays that news media is presented to entertain and inform the public. “Serious” local news media is often portrayed to the public as entertainment news. When watching most local and national new broadcasts, you will see a series of news stories varying from current political events, to coverage of a celebrity who just had a baby. The media is able to frame stories in a way where shock value and the ability to entertain becomes the forefront of the news. In this booming technological era, people have the ability to stay connected to current news via the Internet and several news broadcasting...

Words: 824 - Pages: 4

Free Essay

In the News

...In the News Apple has revealed a new promotional material that lets its users have the ability to switch between major mobile carriers for their data plans. Apple will now ship out in their new iPad Air 2 and iPad Mini 3 a built-in sim card that allows users to purchase wireless service on the spot. Previous ipads have always had the ability to let you hop between carriers just by swapping out the sim card; however, Apple has simplified this process further with one sim card that lets you hop onto whichever carriers is listed on their iOS. These carriers include AT&T, Sprint, and T-Mobile in the U.S., and EE in the U.K. Apple does plan to expand the list of global carriers in the future. Why does this matter? Well I think this really takes the carriers out of the retail loop and makes it easier for Apple users to be able to switch seamlessly between the three major U.S. carriers for on the go data plans. It makes the carriers a lot closer to the interchangeable pipes that they’re afraid of seeing because it effectively lessens the powers of the mobile carriers since they rely on their control of the retail sales and service channels to prevent customers from switchovers and to be able to upsell additional products. Interestingly enough, Verizon has opted out of this new Apple sim so far, which shows the disproportionate strength of Verizon in our market as compared to the other three carriers. Verizon thinks that they have enough market power to tell Apple what to do...

Words: 386 - Pages: 2

Free Essay

News Channel Argument Essay

...News Channel - Argument Essay The business manager mentions about devoting the station's coverage time to weather and local news as before which will eventually help for generating revenues but does not provide valid evidences to refute his statement. The manager also makes some assumptions which are not supported with reasons. This is explained further with the help of the following points. The manager mentions that after the change of coverage by devoting more time to the national news and less time to the weather and local news, most of the complaints were regarding the weather and local news. The manager made an assumption that the complaints were due to less time devoted to the weather and local news. That might not be the case, may be the complaints were regarding poor reception of the news station. Its not clear up to what were the complaints were actually about. Secondly, the memorandum also claims that the local businesses have stopped advertising with the station and canceled their contracts. There is an unsaid assumption made here by the author that the contracts were canceled due to lack of time devoted to the weather and local news. There might be several other reasons for which the advertisers have stopped working with the station. May be the advertisers think there is not sufficient viewership for this particular station or may be their business analyst came up with some new strategy better than this one. Thirdly, the manager states that restoring...

Words: 335 - Pages: 2

Free Essay

Global Village Theory and the News

...Global Village Theory and the News McLuhan (in E. Griffin, 2012) coined the term ‘global village’ to describe how cultures are brought together through technology. He states that electronic media enables us to communicate with everyone, everywhere, whenever we want to and states that closed human systems do not exist in a world where electronic media is the front and centre. McLuhan’s view of electronic technology essentially states that technology has become somewhat of an extension of senses; sight, sound and hearing with the invention of television, radio and computer, phone, cellphones etc. Through this media we are increasingly linked to others across the world, we are now able to see and hear of events that occur within our local area as well as the ability to react to global issues. McLuhan’s theory is directed at nearly all sources of electronic media; TV’s, Facebook, Twitter, the Internet etc. but for the context of this course, I will focus only on the theory as it relates to international television news programs such as CNN and CBC etc. Communication can change a society; when one is given the opportunity to exchange information and ideas, they have power over influencing not only others, but also their decisions. I would argue, though, that communication is powerful now, and it always has been, what has changed is the way we communicate on a large scale. Thanks to international news programs we have a wealth of information about things happening all over the...

Words: 821 - Pages: 4

Premium Essay

The New Covenant

...Running Head: THE NEW COVENANT FOR ALL MANKIND The New Covenant: New Testament Canionization? Abstract The canonization of the New Testament evolved over 400 years following the death of Jesus, influenced by social upheaval, different cultures, and political pressures of the era. This paper examines how the 27 books of the New Testament were formulated, recognized as Holy Scriptures, and eventually declared for inclusion in the new canon. It will examine how the new scriptures were evaluated using a new four-step criterion, determining which books were divinely inspired. It will also examine a new classification system, created to help determine which writings were acceptable, disputed, or rejected from consideration. Finally, the decision of which books to include in the New Testament is addressed during four major councils held by the church during the fourth century. The New Covenant: New Testament Canonization. After the death of Jesus, the apostles, and other followers, spread the word of Jesus’ life, death, and resurrection. The primary method of teaching was by way of oral communication, spreading the message by word of mouth. As time went by, and the Apostles started to die, the first efforts were made to capture their life with Jesus into written word. The dissemination of these works was a slow process due to the hindrance in transportation and the inability to mass produce the writings. The ability to capture and fully understand these divine works...

Words: 2706 - Pages: 11

Premium Essay

The New Deal

...President Franklin Delano Roosevelt’s New Deal was an intensely politically active time, and in addition, American society was tremendously impacted by New Deal legislation.   It can be justified to call the New Deal a revolutionary break with the past, rather than to say the New Deal was primarily conservative, pursuing to make only those new additions to legislation in order to prevent revolutionary changes. The New Deal increased the power of the Federal Government and brought about change to the citizens of the United States.   Furthermore, the main goals of the relief programs created during the New Deal were to increase employment, and to stabilize the economy.   Nevertheless, there were other important factors concerning relief policies such as voting, and the influence it had on retail sales.   Although President Roosevelt thought that the New Deal would benefit Americans by increasing employment nationwide, the fact is the plan actually slowed the United States’ recovery from the Great Depression. On July 24, 1933, President Roosevelt stated to the public on the radio: To the men and women whose lives have been darkened by the fact of the fear of unemployment, I am justified in saying a word of encouragement because the codes and the agreements already approved, or about to be passed upon, prove that the plan does raise wages, and that it does put people back to work.1 President Roosevelt wanted to use government power in order to return the people and their economy to...

Words: 337 - Pages: 2

Free Essay

News Writing

...33 CHAPTER Newswriting basics Ready to write a simple news story? This chapter introduces you to the concepts and formulas all reporters have learned to rely upon. IN THIS CHAPTER: 34 Just the facts Be aware of what’s factual — and what’s opinion. 36 The five W’s The essentials: who, what, when, where, why. 38 The inverted pyramid How to write stories so the key facts come first. 40 Writing basic news leads Putting your opening paragraphs to work in the most informative, appealing way. 42 Beyond the basic news lead Not every story needs to start with a summary of basic facts; you have other options. 44 Leads that succeed A roundup of the most popular and dependable categories of leads. 46 After the lead . . . what next? A look at nut grafs, briefs, brites — and ways to outline and organize stories efficiently. 48 Story structure How to give an overall shape to your story, from beginning to middle to end. 50 Rewriting First you write. Then you rethink, revise, revamp and refine until you run out of time. 52 Editing Reporters have a love-hate relationship with editors. But here’s why you need them. 54 Newswriting style Every newsroom adapts its own rules when it comes to punctuation, capitalization, etc. 56 Making deadline When you’re a reporter, you live by the clock. How well will you handle the pressure? 58 66 newswriting tips A collection of rules, guidelines and helpful advice to make your stories more professional. ...

Words: 13302 - Pages: 54

Free Essay

News Corp

...News Corporation is the world’s second largest media conglomerate founded by Chairman and CEO Rupert Murdoch. The company conducts business worldwide with operations primarily in the United States, the United Kingdom, Continental Europe, Australia, Asia and Latin America. News Corp has operations in eight industry segments which are filmed entertainment, television, cable network programming, direct broadcast satellite television, integrated marketing services, newspapers and information services, book publishing, and other assets (News Corporation 2009). News Corp’s competitive strategy in creating economic value lies in its ability to acquire new media assets through the steady revenue generated by its already well-established newspaper, television, and movie industries. Murdoch created News Corp in 1979 as a holding company for News Limited, which was Murdoch’s original business interest in Australia before becoming part of News Corp during the growth of his media empire. News Corp’s growth and success can be analyzed using the Balanced Scorecard’s four perspectives; financial, customer, internal processes, and learning and growth. Because News Corp is a publically traded company, its main goal is to increase the company’s profitability to provide shareholders with greater returns. According to News Corp’s 2009 annual report, revenues were down for the year. Murdoch addresses these losses in a letter at the beginning of the report reassuring shareholders that the recession...

Words: 1848 - Pages: 8

Free Essay

News Writing

...MASS COMMUNICATION: NEWS WRITING The development and evolution of our society demands the need for immediate and updated information to spread quickly within the community. For centuries, the news played a very important role in our daily lives. Whether it is a report on the latest matches score between our favorite football teams, weather forecast, information on election campaigns, or news on the recent death of a well-known celebrity, we always come back for more. Nevertheless, from the traditional role of messengers to recent digital age, the principle of news still remains the same;- providing the masses with the latest and current events of today’s world, be it through printed newspaper, broadcast, internet or oral messaging (word-of-mouth). Spreading news is without doubt one of the oldest human activities ever exist. Before the invention of newspaper in the early age, authorities appointed third-party messengers to bring word, spreading news and updated information. Some of these messengers traveled nearly thousand miles to deliver the news to the receivers. Most of the times, there were related to diplomatic, economic and political issues. After a well-formed country was established, only then the people started to exchange updated news among them in a larger scale than before. Before writing became a common skill to master, human beings spread news by word of mouth on crossroads, at alleys or markets. The messengers came back from battlefields to their homeland only...

Words: 1899 - Pages: 8

Premium Essay

New Balance

...SNHU New Balance Case Study Ed Williams Introduction New Balance Athletic Shoe, Inc. (New Balance) is an organization that offers and makes athletic shoes, attire and extras for men, ladies and youngsters. It is the fourth biggest shoe maker on the planet. The organization was established by William Riley and was formerly known as New Balance Arch Company. In 1972, James S. Davis acquired the organization and renamed it The New Balance Athletic Shoe Company. The New Balance Company is a secretly held organization central command is situated in Brighton, Massachusetts and the organization utilizes 4,100 individuals all through the world. New Balance items are sold universally through their working divisions in the United Kingdom, Europe, Asia and Canada. James S. Davis is current executive and Robot DeMartini is the present President and Chief Executive Officer (CEO) of New Balance. (Business Line. 2014) In this New Balance Case study, I will examine the organization's CSR system by utilizing the Corporate Citizenship administration structure (CCMF), examination of the qualities and shortcomings of some procedures and how the New Balance Company is executing their Corporate Social Responsibility (CSR) method. Qualities and Weaknesses So, as to comprehend the organization's corporate citizenship, New Balance Company uses corporate citizenship administration structure (CCMF) to comprehend the organization's qualities and shortcomings. It incorporates four interrelated...

Words: 1324 - Pages: 6

Free Essay

New Jersey

...smells, there are beaches… North Jersey is dirty and South Jersey is for rich people” another common reaction was “New York wannabe” and “Pennsylvanians garbage goes there”. I don’t quite understand why people have this opinion, but I certainly do not agree with it on any level. A major consensus remains that Jersey should be taken off the map! But why? To me all this prejudice toward Jersey never seemed to make any sense. Just as Jon Bon Jovi, Whitney Huston, Frank Sinatra, and Bruce Springsteen do, I call the beautiful state of New Jersey home. I’m sure Frank, Bruce, Jon and Whitney don’t appreciate the bad reputation that Jersey gets for what ever the reason may be either. Some interesting trivia information: The Statue of Liberty actually is placed on New Jersey territory. So take that New Yorkers! All those pins and “I love NY” shirts with Lady Liberty on them are all wrong. “I love NJ” that’s right I said it, I DO LOVE NJ. Some people believe that New Jersey has a lot of malls, if this is true they are no where near my town, to get to the nearest mall you must drive at least 45 minutes. New Jersey has a reputation for its beaches, and I'm not going to argue that, who doesn't like beaches and board walks? Atlantic City has the longest board walk in the world. The first baseball game was played in Hoboken NJ, and the first Indian Reservation was in New Jersey. So again why the...

Words: 924 - Pages: 4

Premium Essay

New Zealand

...New Zealand New Zealand is a beautiful Country, it has a beautiful scenery, beautiful range like Mount Alps, native forest, and scenic landscape that is not every country has it. The three topics of my essay, there are Beautiful Scenery, New Zealand Nature, and New Zealand Enviroment. In addition the beautiful scenery of New Zealand is being popular from long-long time ago, it absolutely becomes from the scenic landscape. Many people come to New Zealand just to see the scenic landscape, that is why we should to keep New Zealand environment. And New Zealand has something that each country has not, and the most popular from New Zealand is the scenic landscape. Beautiful range, native forest, etc. Native forest is a local forest from New Zealand, native forest mean there is a forest with native vegetation, and the special one from New Zealand is Kauri trees. But now kauri is protected, we can not cut down the kauri like before. It is not a secret that many movie makers choose New Zealand to be the one of their spot place to shoot. The most reason why they choose New Zealand cause New Zealand has beautiful scenery and that is we call Scenic Landscape, the most popular film that had shoot in New Zealand are The Lord of the Ring, Narnia, Casino Royale, Die Another Day, and Love Actually. There are just some most popular film that had shoot in New Zealand. And the main point why the movie makers choose New Zealand is, because New Zealand has a scenic landscape that each country...

Words: 538 - Pages: 3