Free Essay

Business Development

In:

Submitted By freeaccount1111
Words 15501
Pages 63
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) September Intake, 2009

Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 09/2009

Subject code (Mã môn học) Subject name (Tên môn học)

: MGT 510 : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Student Name (Họ tên học viên) : NGUYỄN NGỌC QUYÊN

TP.HỒ CHÍ MINH - 2010

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Quản trị chiến lược có vai trò quan trọng trong sự phát triển tổ chức. Nền kinh tế cạnh tranh càng gay gắt thì quản trị chiến lược càng có giá trị. Hiện nay có nhiều mô hình quản trị chiến lược, trong đó có 3 mô hình được sử dụng phổ biến: Mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị M.porter. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, môi trường thường xuyên thay đổi, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành (Ben Thanh TSC) cần có chiến lược kinh doanh luôn phù hợp với môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và đề xuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015”. Để hoàn thành đồ án, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn như báo chí, internet, tài liệu nội bộ…Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi gửi đến đối tượng cần khảo sát để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của Ben Thanh TSC. Với phương pháp nghiên cứu đó tôi thu được các kết quả sau: (1) Khái quát các mô hình chiến lược: Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị của M.Porter để làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược tại Ben Thanh TSC. (2) Chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSC là phù hợp với môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, vì vậy Ben Thanh TSC luôn giữ vững thị phần của mình tại Tp.HCM. (3) Ben Thanh TSC đã định vị được sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh: Thương mại- Dịch vụ; Đầu tư xây dựng bất động sản; Đầu tư tài chính, Dịch vụ ăn uống. 4) Ben Thanh TSC đã xác định rõ năng lực cốt lõi sử dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, nhằm mang lại cho khách hàng sản phẩm tối ưu. Thời gian
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 1 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

bảo hành sản phẩm dài nhằm tạo sự khác biệt, sự an tâm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ben Thanh TSC. (5) Khách hàng mục tiêu của Ben Thanh TSC là tư nhân, các tập đoàn kinh doanh và khách hàng nước ngoài. (6) Mô hình Dleta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị có giá trị thực tế tại công ty. Vì vậy, tôi đề xuất Ben Thanh TSC cần quan tâm số 1 nguồn nhân lực, thị trường và tài chính, chỉ khi 3 yếu tố này mạnh thì chiến lược (2011 – 2015) thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao.

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 2 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài

Xu thế hội nhập đem lại doanh nghiệp những cơ hội to lớn, mở rộng thị trường hoạt động, tiếp thu những công nghệ - khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu và học hỏi những mô hình quản lý hiện đại nhất. Nhưng bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gay gắt. Một chiến lược tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Mục đích của xây dựng chiến lược là nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn trong một môi trường hoạt động không dự đoán trước được. Xây dựng chiến lược là một quá trình đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp, sau đó sẽ xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, cuối cùng là triển khai kế hoạch hành động để thực hiện những mục tiêu trên. Những công ty đa quốc gia thường rất chú trọng vào quá trình này vì sẽ cung cấp cho nó những định hướng tổng quát và là kim chỉ nam hướng dẫn những hoạt động của công ty. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bằng cách thực hiện và tiến hành xây dựng chiến lược, những công ty đa quốc gia đã cải thiện và gia tăng lợi nhuận của mình. Công ty Thương mại - Dịch vụ Bến Thành cũng đã thấy được tầm quan trọng của chiến lược, nên đã xây dựng chiến lược phát triển, song quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BEN THANH TSC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015” để viết đồ án MBA. 1.2. Mục đích nghiên cứu:

Sử dụng mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị để làm cơ sở khoa học phân tích đánh giá chiến lược hiện tại BEN THANH TSC và đề xuất chiến lược đến năm 2015, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Khái quát mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị của M. porter. Phân tích chiến lược hiện có dựa trên mô hình Delta. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của Ben Thanh TSC
- Trang 3 -

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

1.4. -

Đề xuất chiến lược kinh doanh và kế hoạch thực hiện các chiến lược đến năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu: Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp mô hình hóa Phương pháp thống kê, so sánh.

-

Thu thập tài liệu từ hai nguồn: Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn ban Giám đốc, trưởng các phòng ban…. Thông tin thứ cấp: Sách giáo khoa chuyên ngành, báo chí, internet …

1.5. 1.6.

Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Ben Thanh TSC Phạm vi nghiên cứu: Định hướng chiến lược kinh doanh tại Ben Thanh TSC Phạm vi nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Ben Thanh TSC các năm vừa qua 2007- 2008 - 2009 và năm 2010 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu :

Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay, để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển thì quản trị chiến lược đang là một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Đề tài này là một minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của Quản trị Chiến Lược 1.7. Bố cục của Luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 7 chương: Chương 1: Mục đích nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSC Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC Chương 6: Đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC đến năm 2015 Chương 7: Kết luận

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 4 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quát về chiến lược:

Từ thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô cũng như vi mô. Ở bình diện quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản, về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhắm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức) với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược : Theo Alfred Chandler, giáo sư đại học Harvard: “ Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo John Pearce II và Richard B.Robinson thì: “Quản trị chiến lược là một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”. (Phụ lục 1: Sơ đồ Quản trị chiến lược kinh doanh) Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh: Quản trị chiến lược là một tiến trình bao gồm bốn giai đoạn: a. Nghiên cứu toàn diện môi trường: Tại giai đoạn này cần phần tích các cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yếu. Giai đoạn này sử dụng phép phân tích SWOT để phân tích môi trường. b. Hình thành chiến lược: Giai đoạn này doanh nghiệp cần thiết lập sứ mệnh, các mục tiêu dài hạn, xây dựng chiến lược, chính sách theo đuổi. c. Thực thi chiến lược: Tại giai đoạn này cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, ngân sách thực hiện cũng như qui trình thực hiện. Đây là giai đoạn được xem là khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược.
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 5 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

d. Đánh giá và kiểm soát: Giám sát kết quả của các hoạt động thiết lập và thực thi chiến lược. Bước này, gồm việc đo lường xác định thành tích của các cá nhân và tổ chức, đồng thời có những hành động điều chỉnh cần thiết. Trong giai đoạn này nếu có thay đổi hoặc biến cố lớn tác động thì việc điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược phải được thực hiện nhằm phù hợp, thích nghi với điều kiện mới. (Phụ lục 2: Mô hình cơ bản của tiến trình quản trị chiến lược) Các hoạt động hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược nên được thực hiện trên cơ sở liên tục, không nên chỉ vào lúc cuối năm. Các hoạt động phản hồi là rất cần thiết để điều chỉnh chiến lược thích nghi hoàn cảnh mới. Quá trình quản trị chiến lược thực sự không bao giờ kết thúc. 2.2. Các mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh 2.2.1 Mô hình Delta (Phụ lục 3: Mô hình Delta) Mô hình Delta là một mô hình quản trị chiến lược của một tổ, nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý có được những giải pháp thích hợp, thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh của công ty. Mô hình Delta là một sự tích hợp những lý thuyết lợi thế cạnh tranh và chuỗi giá trị của Porter với nguồn lực doanh nghiệp và bổ sung những quan điểm về mở rộng doanh nghiệp và với sự cung cấp những giải pháp khách hàng toàn diện. 2.2.1.1 Sản phẩm tốt nhất Chiến lược chi phí thấp là thực hiện các hoạt động chuổi giá trị với hiệu suất cao và chi phí thấp hoặc sửa lại chuổi giá trị để giảm chi phí và bổ sung giá trị cho khách hàng.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Kết hợp các đặc tính khác biệt khiến người mua thích sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hơn các nhãn hàng của đối thủ; Không chi tiêu vào việc khác biệt hóa sản phẩm nhiều hơn mức giá có thể tính cho khách hàng. Qui mô: Tuỳ theo chiến lược để đưa ra các loại sản phẩm khác nhau theo từng chất lượng phù hợp với chiến lược áp dụng, bên cạnh đó nghiên cứu xác định thị phần . Liên kết: Với chiến lược khách hàng đã đưa ra, cần xác định sản phẩm nào và cung cấp sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường với những thiết kế vượt trội để thí điểm, thăm dò phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, để từ đó tiếp thu ý

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 6 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

kiến, rút kinh nghiệm để tìm giải pháp khắc phục sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng mục tiêu. 2.2.1.2 Giải pháp khách hàng Phạm vi: Tuỳ theo sản phẩm và được chia thành nhiều nhóm, phân loại ra khách hàng nào sử dụng loại sản phẩm nào và khả năng hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu hay không. Qui mô: Tiến hành phân tích khách hàng, đưa ra cơ cấu, tỷ lệ khách hàng sử dụng các loại sản phẩm để lên kế hoạch danh mục sản phẩm và chiến lược khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu. Liên kết: Trong chiến lược khách hàng cần tạo sự liên kết, liên tục để ngày càng phát triển. Trong quá trình thực hiện, chúng ta cần theo dõi, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó cung ứng, tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể liên kết qua các bước: Thường xuyên quan hệ với khách hàng; Tìm cách giữ chặt khách hàng; Cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng. 2.2.1.3 Hệ thống cấu trúc Để đáp ứng các chiến lược nêu trên đòi hỏi phải có chiến lược nội bộ của hệ thống đáp ứng yêu cầu đặt ra. Với thực trạng hiện nay có đáp ứng được hay không, hay phải đầu tư bổ sung công nghệ, máy móc, con người, các nguồn lực khác…để đưa ra sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. 2.2.2 Lý thuyết Bản đồ chiến lược: Trong cuốn sách xuất bản năm 2002 “The Strategy-Focused Organization”, Kaplan và Norton đã biến đổi khái niệm “Balanced Scorecard” - thẻ ghi điểm cân đối hay phương pháp đo hiệu suất công việc được giới thiệu trong chương trình Hội thảo Kinh doanh của Harvard năm 1992 thành khái niệm về phương thức quản lý chiến lược. Tất cả những sự biến đổi ấy được tổng hợp và được gọi là “Bản đồ chiến lược”. Bản đồ chiến lược mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng. Các mục tiêu được nói đến là tài chính, khách hàng, quá trình, kinh nghiệm và mở rộng. (Phụ lục 4: Mô hình Bản đồ chiến lược)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 7 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Bản đồ chiến lược nhấn mạnh đến Khách hàng - Đây là trọng tâm của chiến lược bao gồm cạnh tranh tìm khách hàng mới và tăng cường mối quan hệ với những khách hàng cũ. Đây chính là cách để tạo được sự khác biệt trên thị trường. Bản đồ chiến lược ba cách khác nhau để tạo ra sự khác biệt: Sản phẩm hàng đầu: Một công ty về các sản phẩm hàng đầu tìm cách phát triển sản phẩm thành những sản phẩm chưa từng được biết đến, chưa ai thử, và luôn được chào đón. Sự vận hành tối ưu: Các công ty vận hành tối ưu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tối ưu và chất lượng, giá cả và sự thuận tiện mà không một công ty nào khác có thể so sánh. Hướng nội bộ công ty, nhằm xác định quá trình kinh doanh và các hoạt động cụ thể phải thực hiện để hỗ trợ chương trình giá trị khách hàng. Michael Porter đã từng nói “Cái cốt lõi của một chiến lược là hành động - chọn cách thực hiện khác biệt so với đối thủ”. Quản lý điều hành là thiết kế một phương thức kinh doanh hiệu quả bao gồm quản lý nhân sự, kế hoạch Marketing, quản lý Tài chính; quản lý danh mục đầu tư… Chiến lược Sản phẩm hàng đầu sẽ đòi hỏi phương thức cải tiến tiên phong giúp tạo ra các sản phẩm mới, tận dụng tối đa công năng và được biết trên thị trường nhanh nhất; Phương thức quản lý khách hàng sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng mới để tận dụng lợi thế của các sản phẩm hàng đầu trên thị trường; Chiến lược sự thân thiện khách hàng đòi hỏi phương pháp quản lý mạng lưới khách hàng tối ưu ví dụ như củng cố quan hệ khách hàng thường xuyên và phát triển các giải pháp hỗ trợ quản lý; - Động lực của phương thức cải tiến là hướng vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu, tập trung phát triển các sản phẩm mới và tăng cường dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; Chiến lược sự vận hành tối ưu nhấn mạnh về chi phí, chất lượng, dịch vụ nhanh chóng quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cung ứng và phân phối nhanh, hiệu quả;

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 8 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

-

Thông thường các công ty tuyên bố đi theo hướng chiến lược thúc đẩy quan hệ khách hàng thông qua giảm chi phí. Việc giảm chi phí nhấn mạnh đến hiệu quả, năng suất lao động cao và đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, theo định nghĩa của Kaplan tài sản vô hình của doanh nghiệp gồm nguồn

vốn về con người, vốn tổ chức, và vốn thông tin trong chi tiêu học hỏi và phát triển chiếm đến 75% tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, khi ứng dụng bản đồ chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực trên các mục tiêu cụ thể nhằm liên kết các chi tiêu ngân sách và đáp ứng năng lực thực hiện chiến lược của công ty. 2.2.3. Áp dụng chuỗi giá trị của Michael Porter: (Phụ lục 5: Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter) Chuỗi giá trị (value chain), cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. Chuỗi giá trị là khung mẫu cơ sở để tư duy một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; Đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hoá. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. (Phụ lục 6 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh) Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: Sức mạnh nhà cung cấp: Là mức độ tập trung của các nhà cung cấp; tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp và sự khác biệt của các nhà
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 9 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

cung cấp. Đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm; Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm. Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng và sự tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế; Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối. Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, cũng như khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào; Sức mạnh khách hàng thể hiện ở: Vị thế có thể mặc cả. Số lượng người mua và cuối cùng là thông tin mà người mua có được; Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Mức độ tập trung của ngành. Chi phí cố định/giá trị gia tăng. Tình trạng tăng trưởng của ngành. * Kết luận chương 2: Ba Mô hình trên là một bước phát triển về mặt lý thuyết trong quản trị chiến lược, bởi vì 3 lý thuyết trên không mâu thuẩn với nhau, chúng chỉ bổ sung cho nhau, làm khung lý thuyết để thực hiện đồ án, giúp cho người xây dựng chiến lược có khung lý thuyết hoàn chỉnh. Trong hệ thống cấu trúc muốn đạt được tối ưu phải thực hiện nguồn lực, cơ cấu bộ máy, văn hóa công sở, thái độ giao tiếp, phục vụ khách hàng và giá trị chia sẻ đối với doanh nghiệp.

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 10 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện việc phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty một cách thiết thực và hiệu quả, từ đó xác định đúng những hạn chế và điểm mạnh của công ty nhằm đưa ra được giải pháp tốt nhất để hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC. Do đó, để đạt được mục đích, mục tiêu của đề tài đã đề ra có hiệu quả tốt nhất, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp sau đây: 3.1. Thu thập tài liệu sơ cấp Số liệu và thông tin thu thập là nhắm tới các mục tiêu đã xác định trong chương 1. Đồ án nghiên cứu này sẽ phải thu thập số liệu sơ cấp sau: Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi để nghiên cứu. Trong quá trình chọn mẫu xác suất, tôi đã tuân thủ các bước: Xác định một khung chọn mẫu bao gồm cho quản trị viên, cho chuyên gia và cho khách hàng Ben Thanh TSC. Với mẫu được chọn đảm bảo đại diện cho Ben Thanh TSC. 3.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin trong đồ án. Đối tượng mời phỏng vấn phục vụ cho lấy thông tin: 4 cán bộ lãnh đạo công ty, 5 lãnh đạo sở ban ngành. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong đồ án này là phỏng vấn có cấu trúc. 3.3. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát rất hiệu quả trong thu thập tài liệu nếu nghiên cứu liên quan đến hành vi của con người, liên quan đến việc quan sát có hệ thống, ghi nhận, mô tả, phân tích và giải thích; Những số liệu mới có thể thu thập bằng cách quan sát các nhân vật và khung cảnh tương ứng bao gồm các khách hàng xem họ đánh giá về sản phẩm, dịch vụ của Ben Thanh TSC đã làm hài lòng họ tới mức độ nào;

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 11 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Quan sát thái độ hành vi làm việc của nhân viên, nhất là các nhân viên quan hệ khách hàng xem họ đối xử, giao tiếp với khách hàng có tốt không, có làm khách hàng vừa lòng không? Kết quả này rất có giá trị đề xuất cải tiến marketing khách hàng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Tất cả các thông tin, thu thập số liệu để phục vụ cho nghiên cứu của đồ án là các thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo, các dự án, chuyên đề chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty, Luật thương mại, các Thông tư hướng dẫn về quản lý thương mại của Bộ công thương Việt Nam có liên quan đến chiến lược Ben Thanh TSC. Từ đó dùng phương pháp so sánh, phân tích các mô hình để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tăng lợi nhuận cho Ben Thanh TSC . 3.5. Các tài liệu về hoạt động kinh doanh của công ty Ben Thanh TSC Các công trình nghiên cứu về chiến lược ở các công ty cùng ngành Kinh nghiệm từ sự thành công của các công ty cùng ngành Phương pháp đối chiếu so sánh Dùng phương pháp đối chiếu so sánh để phân tích đối thủ cạnh tranh. Lấy tiêu chí Delta so sánh chiến lược đến năm 2015, từ đó đánh giá chiến lược và đề xuất các giải pháp để việc thực thi chiến lược được tốt hơn. Kết luận chương 3: Trình bày các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Trên cơ sở các mô hình lý thuyết đề cập ở chương 2 kết hợp với các phương pháp nghiên cứu ở chương 3, tôi sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược của Ben Thanh TSC cũng như vị thế cạnh tranh hiện thời của Ben Thanh TSC trong ngành Thương mại - Dịch vụ.

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 12 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA BEN THANH TSC

Tên Công ty Tên tiếng Anh Tên viết tắt

: : :

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI– DỊCH VỤ BẾN THÀNH BEN THANH TRADING& SERVICE JOINT STOCK COMPANY BEN THANH TSC

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 13 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Logo

:

Địa chỉ Điện thoại Email Website Vốn điều lệ

: : : : :

186 – 188 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM (84-8) 38 223 390 Fax: (84-8) 38 291 389 benthanh@benthanhtsc.com.vn www.benthanhtsc.com.vn 88.000.000.000 VNĐ (Tám mươi tám tỷ đồng).

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BEN THANH TSC 4.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển công ty Ben Thanh TSC được thành lập ngày 21 tháng 04 năm 2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002274, tiền thân là Công ty Thương mại tổng hợp Bến Thành, một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bến Thành. Ben Thanh TSC kinh doanh các ngành sau : Vải sợi, hàng may mặc, đồ da và giả da, hàng kim khí điện máy, hàng lưu niệm, mỹ phẩm, tranh sơn mài, hàng mây tre lá; Nguyên vật liệu, kim loại thành phẩm và bán thành phẩm sử dụng trong xây dựng và sản xuất, sắt, thép, nhôm, bột giấy, giấy; Hàng điện lạnh - điện gia dụng, dụng cụ điện cầm tay, thiết bị phụ tùng máy phục vụ công - nông - ngư nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy, cơ khí phục vụ sản xuất các loại; Kinh doanh Nhà hàng, khách sạn; Thuê và cho thuê văn phòng, căn hộ, Trung tâm kinh doanh vàng bạc đá quý; Kinh doanh bất động sản, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ môi giới; Đầu tư tài chính vào các ngành có liên quan đến hoạt động của công ty; Hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng cho thuê, giáo dục, y tế, sản xuất...

-

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 14 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

4.2.

Cơ cấu tổ chức: 4.2.1 Mô hình tổ chức quản lý của Công ty

4.2.2 4.3.

Mạng lưới hoạt động của Công ty (Đính kèm Phụ lục 7)

Hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005-2010 (Đính kèm phụ lục Số 10) 4.3.1. Tổng doanh thu

Hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục không ngừng phát triển trong giai đoạn 2005-2007 với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 11%. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên quy mô về doanh thu của Công ty trong 2 năm 2008-2009 đã giảm đáng kể. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 15 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

đoạn này được tái cơ cấu theo hướng tập trung tăng nguồn thu ở những lĩnh vực hoạt động có tỷ suất lợi nhuận cao, rủi ro thấp như hoạt động kinh doanh thương mại bán lẻ, hoạt động kinh doanh dịch vụ và đầu tư tài chính. 4.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu bình quân qua các năm là 42%; riêng năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ là 82%

4.3.3. Thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách - Thu nhập người lao động Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà Nước, tổng mức đóng góp cho ngân sách trong 6 năm là 147 tỷ đồng, bình quân hàng năm đóng góp cho ngân sách hơn 24 tỷ đồng. Công tác chăm lo đời sống, đảm bảo duy trì việc làm cho hơn 350 lao động luôn được quan tâm. Thu nhập bình quân người lao động đạt 4,4 triệu đồng/tháng, tăng trưởng bình quân trên 5%. 4.3.4. Tình hình tài chánh - tăng trưởng vốn Tình hình tài chính được đánh giá chung là lành mạnh, chưa có những rủi ro lớn ảnh hưởng đến cán cân tài chính và tình hình thanh toán của Công ty. 4.3.5. Hoạt động đầu tư
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 16 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Để phát triển ngành dịch vụ phù hợp với chiến lược của Công ty đến 2015, trong giai đoạn 2005-2010 Công Ty đã triển khai 9 dự án với tổng mức đầu tư 126 tỷ đồng; Các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hoạt động đem lại hiệu quả ổn định cho Công ty. 4.4. Phân tích chiến lược hiện tại của công ty 4.4.1. Phân tích chiến lược của công ty theo mô hình Delta (DPM) 4.4.1.1 Sản phẩm: Ben Thanh TSC hoạt động với 3 lĩnh vực kinh doanh chính đó là: Dịch vụ Thương mại, Dịch vụ Bất động sản và Dịch vụ Đầu tư, do đó các sản phẩm kinh doanh chính của Công ty bao gồm: Dịch vụ Thương mại: Sản phẩm chủ yếu được nhập từ các nhà cung cấp trong nước và hàng nhập khẩu như nguyên vật liệu, sắt thép và hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Dịch vụ Bất động sản: các cao ốc văn phòng cho thuê và buôn bán căn hộ, bất động sản. 4.4.1.2 Khách hàng: Đối với Dịch vụ Thương mại: là người tiêu dùng cá nhân, khách du lịch trong và ngoài nước tại các chợ Trung tâm của thành phố và các điểm bán lẻ trên địa bàn Quận 1 do Ben Thanh TSC quản lý. Tuy nhiên, Công ty kém ưu thế hơn vì hiện nay sự ra đời ngày càng nhiều các trung tâm mua sắm, siêu thị với quy mô lớn, hàng hoá phong phú đa dạng. Đối với Dịch vụ Bất động sản: là các cá nhân và Tổ chức thuê nhà, văn phòng tại các cao ốc văn phòng của Ben Thanh TSC có vị trí kinh doanh thuận tiện, trung tâm của thành phố, nằm trên các trục đường chính của thành phố, bên cạnh đó giá cho thuê cạnh tranh. 4.4.1.3 Cố định hệ thống a. Chất lượng dịch vụ: Hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp hàng hoá phục vụ tiêu dùng và dịch vụ cho thuê văn phòng và địa điểm kinh doanh. Vì vậy để tồn tại và phát triển Công ty luôn xác định phải cung cấp hàng hoá và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm dịch vụ còn thể hiện ở các chính sách hậu mãi sau bán hàng, b. Kênh Phân Phối: Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, sản phẩm được cung cấp đến khách hàng qua hai kênh phân phối chính: môi giới và trực tiếp

-

-

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 17 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

-

Môi giới: đối với hoạt động kinh doanh và cho thuê bất động sản liên kết với các cá nhân, công ty môi giới có kinh nghiệm về lĩnh vực này để phối hợp khai thác toà nhà đạt công suất khai thác tối đa với thời gian ngắn nhất để sớm thu hồi vốn đầu tư; Kênh phân phối trực tiếp: là các khách hàng có được do công ty trực tiếp liên hệ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, với đối tượng chính là người tiêu dùng cá nhân. c. Công tác xây dựng thương hiệu:

-

Để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Ben Thanh TSC, Công ty thường xuyên tham dự các hội chợ thương mại, tổ chức các đợt bán hàng khuyến mại nhằm giới thiệu về Công ty với công chúng trong cả nước và bạn bè quốc tế. Một hoạt động quan trọng khác mà Ben Thanh TSC rất chú trọng, đó là tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chăm sóc người nghèo, người có công, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những hoạt động này vừa mang tính nhân văn cao đẹp, vừa góp phần xây dựng hình ảnh Công ty vững mạnh và luôn hướng về xã hội, hướng về cộng đồng. d. Thị trường mục tiêu: Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân và khách du lịch trong và ngoài nước tại các chợ trung tâm nơi có các điểm kinh doanh trực thuộc của Công ty. Trong thị trường mục tiêu này, công ty có kiến thức sâu về khách hàng tiềm năng của mình, đây là một lợi thế rất mạnh của Công ty. 4.4.2. Phân tích chiến lược của công ty theo bản đồ chiến lược (SM) 4.4.2.1 Phạm vi tài chính: Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý đảm bảo tốt khả năng thanh toán, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát các rủi ro thông qua việc trích lập các quỹ dự phòng, mua bảo hiểm nhằm bảo toàn vốn 4.4.2.2 Phạm vi khách hàng Công ty xác định các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải có chất lượng cao với phong cách phục vụ chuyên nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tư vấn thêm cho khách hàng về cách thức sử dụng, bảo quản hàng hóa sản phẩm; 4.4.2.3 Phạm vi quy trình Công tác ra quyết định: Do là công ty cổ phần nên các quyết định liên quan đến các chính sách, chiến lược đều phải được thông qua tại các cuộc họp Hội đồng Quản trị, vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra các quyết định nhanh, đáp ứng được nhu cầu thị trường và các đối tác
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 18 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Công ty chưa thật đồng bộ so với sự phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới. 4.4.2.4 Phạm vi học hỏi và phát triển a. Tình hình nhân sự: Tổng số lao động trong Công ty tính đến thời điểm ngày 30/09/2009 là 348 người. Cơ cấu lao động được thể hiện trong Phụ lục 11 b. Công tác huấn luyện, đào tạo: Về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015, Công ty sẽ đào tạo dài hạn trình độ trên đại học, đại học, trung cấp về quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng cho 50 cán bộ và tiếp tục đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn cho toàn thể cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty luôn coi trọng việc thu hút nhân tài nhằm bổ sung thêm người giỏi, trẻ, phát triển năng lực – kiến thức – kỹ năng của đội ngũ sẵn có theo hướng chuyên nghiệp hoá, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ mới trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hiện nay. c. Chính sách lương, thưởng: Định hướng tiền lương, tiền thưởng phân phối cho người lao động luôn tương xứng với chức danh và kết quả làm việc của người lao động trong từng bộ phận công tác. d. Hệ thống thông tin Công tác thông tin trong công ty chưa được chú trọng đúng mức, chưa phân công cho cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Mọi thông tin được cập nhật thường xuyên trên website của công ty mẹ là Ben Thanh TSC (www.benthanhtsc.com.vn). 4.4.3. Tổng hợp các yếu tố trong mô hình SWOT Sơ đồ: Ma trận SWOT của Ben Thanh TSC (Đính kèm phụ lục 12)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 19 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEN THANH TSC
1. Qua đánh giá phân tích tình hình hoạt động chiến lược của Ben Thanh TSC, ta nhận thấy Ben Thanh TSC có điểm mạnh là sự hiểu biết khách hàng tiềm năng; kênh phân phối qua các điểm bán lẻ có vị trí kinh doanh thuận lợi; chất lượng dịch vụ tốt, về thương hiệu mạnh của công ty. Ngoài ra, từ việc phân tích chiến lược của công ty theo mô hình Delta, bản đồ chiến lược, ma trận SWOT chúng ta nhận thấy cơ hội của công ty rất lớn như đầu tư của nước ngoài và trong nước tăng mạnh; tài chính của công ty lành mạnh. Bên cạnh đó, điểm yếu của công ty chính là tập trung mở rộng mạng lưới kinh doanh, hoạt động marketing chưa tốt, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý; hệ thống thông tin chưa hiệu quả. 2. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên trong: (Phụ lục 9), Qua ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ trên, ta nhận thấy tổng số điểm đạt được là 2.86 trên mức trung bình là 2.50, năng lực lõi của Ben Thanh TSC chính là sự hiểu biết về khách hàng tiềm năng và tay nghề chuyên môn chính là hệ thống phân phối mạnh. Do đó, các chiến lược xây dựng cần phát huy năng lực lõi và tay nghề chuyên môn cùng các mặt mạnh của Công ty. Bên cạnh đó, cần có các hướng khắc phục điểm yếu như cải thiện chính sách lương thưởng, thay đổi cơ cấu tổ chức, cải tiến hệ thống thông tin … 3. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài: (Phụ lục 8), Qua phân tích ở ma trận EFE, ta thấy công ty đã tận dụng được các cơ hội từ môi trường bên ngoài như đầu tư nước ngoài tăng cao, thị trường cạnh tranh hơn, công ty phản ứng chưa tốt với các cơ hội như thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ… Tính tổng số điểm quan trọng của Ben Thanh TSC là 2.56 điểm, trên mức trung bình, điều này cho thấy Ben Thanh TSC đã ứng phó khá hiệu quả đối với những nhân tố bên ngoài. 4. Việc gắn kết chiến lược của công ty với môi trường cạnh tranh chưa tốt, khi triển khai chiến lược công ty còn phải đối diện với những khó khăn, rủi ro như sau: đe dọa từ môi trường chính là thị trường lao động thiếu hụt; sự ra đời ngày càng nhiều các trung tâm mua sắm, các siêu thị, cung về văn phòng cho thuê tăng làm cho hoạt động của Ben Thanh TSC ngày càng cạnh tranh gay gắt. 5. Những vấn đề khó khăn của Ben Thanh TSC khi triển khai thực hiện chiến lược

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 20 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

5.1.

Rủi ro về kinh tế

Là một Công ty hoạt động trong ngành thương mại – dịch vụ nên hoạt động kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng từ sự tăng trưởng hoặc trì trệ của cả nền kinh tế nói chung. 5.2. Rủi ro về luật pháp Ben Thanh TSC là Công ty Cổ phần và Công ty đại chúng nên chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan. 5.3. Rủi ro đặc thù Hoạt động Thương mại – Dịch vụ: Giá cả hàng hóa trong nước biến động liên tục, trong khi hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ của Công ty. Cùng với tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Ben Thanh TSC nói riêng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn bán lẻ từ các quốc gia mạnh trên thế giới vào Việt Nam. Hoạt động đầu tư tài chính: Sự biến động giá thị trường của các loại cổ phiếu đã đầu tư, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia góp vốn thành lập, góp vốn liên doanh – liên kết, góp vốn đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của Ben Thanh TSC.

-

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 21 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEN THANH TSC ĐẾN NĂM 2015
Dựa vào những kết quả đã phân tích ở chương IV, chương V. Đề tài sẽ đề xuất thêm sứ mạng và tầm nhìn của Ben Thanh TSC cũng như phân tích các chiến lược mà công ty có thể áp dụng. Qua đó, lựa chọn các chiến lược khả thi nhất và đề ra các giải pháp để thực hiện được các chiến lược đó. 6.1. Đề xuất Sứ mạng và tầm nhìn của Ben Thanh TSC Sứ mạng: Tối đa hóa lợi nhuận tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư; Không ngừng bảo toàn và phát triển vốn; Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Tầm nhìn: Xây dựng Công ty trở thành một đơn vị có tốc độ phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong các linh vực dịch vụ thương mại, dịch vụ bất động sản, dịch vụ phục vụ khác và đầu tư tài chính Các mục tiêu ngắn hạn: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm như sau : Doanh thu tăng Lợi nhuận tăng : 8% : Tối thiểu 10%

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn điều lệ : Tối thiểu 25% Tỷ lệ cổ tức hàng năm: Đảm bảo tối thiểu là 15% 6.2. Chiến lược sản phẩm, dịch vụ của Ben Thanh TSC đến năm 2015 Chiến lược phát triển sản phẩm: Với thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty cần dựa vào đội ngũ cán bộ cùng sự hiểu biết thị trường để đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới mang tính chất khác biệt hóa, sản phẩm đặc thù dựa trên các sản phẩm tiêu chuẩn nhưng được điều chỉnh phù hợp với khách hàng ở thị trường mục tiêu của mình nhằm có thể tránh được sự cạnh tranh của các đối thủ. Các sản phẩm,
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 22 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

dịch vụ công ty cần phát triển đền năm 2015 : 6.2.1. Dịch vụ bất động sản Tăng cường các công tác dự báo xu hướng và nhu cầu của thị trường để có kế hoạch, phương án kinh doanh phù hợp nhất là các dự án xây dựng cao ốc mới, nhằm hạn chế phát sinh các khoản chi phí sửa chữa nâng cấp, thay đổi công năng sử dụng của toà nhà; Tập trung, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 9 dự án đầu tư, mục tiêu đến 2015 doanh nghiệp sẽ có ít nhất 10 cao ốc văn phòng; 6.2.2. Dịch vụ thương mại: Đối với hoat động kinh doanh bán lẻ: Tiếp tục xây dựng và phát triển các cửa hàng bán lẻ trên cơ sở phát huy tối đa hiệu quả các mặt bằng hiện có kết hợp với sự phát triển các dự án đầu tư của doanh nghiệp theo mô hình văn minh, hiện đại; Đối với hoạt động kinh doanh bán buôn: Đối với hàng nhập khẩu, cần tăng cường công tác thống kê, cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình biến động tỉ giá, chính sách thuế, giá cả của hàng hoá, Nghiên cứu kinh doanh bán buôn theo hướng làm đại lý phân phối cho các nhà sản xuất, các hãng sản xuất của nước ngoài muốn đưa sản phẩm mới vào Việt Nam. 6.2.3. Dịch vụ du lịch: Xem xét các hình thức liên doanh, liên kết, nhượng quyền trong các lĩnh vực công ty chưa có kinh nghiệm, chưa có thương hiệu để giảm thiểu chi phí quảng cáo, tiếp thị, để được hỗ trợ về công tác quản lý, điều hành, chuyên môn, nghiệp vụ… từng bước xây dựng hướng đi riêng cho mình. 6.2.4. Dịch vụ khác: Mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác hoặc đa sở hữu vốn dựa trên nguyên tắc lợi ích và khai thác thế mạnh của các bên hợp tác; Đối với hoạt động đầu tư tài chính cần phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động này, làm cơ sở thực hiện tái cơ cấu các danh mục đầu tư phù hợp với định hướng phát triển và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chiến lược thị trường , khách hàng Chiến lược thâm nhập thị trường: để tăng sức cạnh tranh và gia tăng thị phần so với các đối thủ cạnh tranh như các các siêu thị, trung tâm mua sắm… công ty cần
- Trang 23 -

-

-

6.3. -

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

dựa vào các điểm mạnh của mình đó là sự hiểu biết khách hàng tiềm năng, hệ thống phân phối mạnh, chất lượng dịch vụ cao, lợi thế vị trí kinh doanh, từ thương hiệu đã và đang xây dựng thành thương hiệu mạnh để tăng cường khai thác thị trường mục tiêu nhằm tận dụng được các cơ hội từ môi trường bên ngoài như đầu tư nước ngoài tăng cao, nền kinh tế hồi phục sau các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chiến lược phát triển thị trường: Trong khi tiềm năng thị trường còn bỏ ngỏ và việc bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước kết thúc khi Việt Nam gia nhập WTO, dựa vào điểm mạnh của công ty là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, bên cạnh phân khúc thị trường hiện tại, Công ty có thể phát triển thị trường sang phân khúc thị trường cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nhất là các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thuộc đối tượng công ty vừa và nhỏ. Chiến lược kết hợp về phía trước: Với sự hiểu biết khách hàng và sự năng động của đội ngũ cán bộ, công ty có thể triển khai chiến lược kết hợp về phía trước để có thể tiếp cận tốt hơn các khách hàng tiềm năng. Đó là mở các chi nhánh, văn phòng tại các thành phố công nghiệp lớn để dễ dàng liên hệ khách hàng và nắm bắt tốt hơn nhu cầu khách hàng. Chiến lược quản trị thương hiệu: Phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm và dịch vụ. Đề ra các định hướng phát triển lâu dài cho các loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển, phương thức hoạt động kinh doanh, phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Tham gia vào các hội chợ triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng để quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Hệ thống - cấu trúc 6.5.1. Tiếp tục Tái cấu trúc doanh nghiệp Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược kinh doanh đề ra, Ben Thanh TSC cần thực hiện công tác tổ chức và tái cấu trúc doanh nghiệp, từng bước tiến hành hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm tạo ra động lực mới với cơ cấu tổ chức phù hợp, cơ chế năng động hiệu quả, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững. 6.5.2. Cải tiến hệ thông thông tin, cải tiến cơ cấu tổ chức, mở rộng mạng lưới, phát triển các hình thức hợp tác với nhau để cùng nhau khai thác, phục vụ khách hàng, đặc biệt là trong các dự án có vốn đầu tư lớn thì công ty có thể tăng cường hợp tác, sự thông hiểu về thị trường, về ưu thế riêng của các đối tác để liên kết nhằm khắc phục điểm yếu của công ty, vừa có thể tận dụng được các cơ hội từ môi trường bên ngoài, từ đó
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 24 -

-

6.4. -

-

6.5.

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

củng cố xây dựng thương hiệu cho công ty. Hợp tác trong cạnh tranh để có thể vừa tránh được việc cạnh tranh không lành mạnh giảm phí trên thị trường, vừa có thể nâng cao được thị phần. 6.5.3. Về nguồn nhân lực Nguyên tắc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp luôn đảm bảo kết hợp hài hòa giữa nguồn nhân lực hiện có và nguồn nhân lực mới tuyển dụng từ bên ngoài doanh nghiệp. a. Công tác đào tạo Công tác đào tạo luôn hướng tới mục tiêu giúp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ năng lực khác nhau đều có thể tiếp cận được những công cụ quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến. Tập trung đào tạo những lĩnh vực mới, chức danh công việc mới theo yêu cầu phát triển của Công ty và tình hình phát triển kinh tế cả nước. Những lãnh vực chú trọng đào tạo là : Giám đốc điều hành, thương mại điện tử, kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn - nhà hàng, dịch vụ địa ốc văn phòng... b. Tuyển dụng Mục tiêu công tác tuyển dụng : Bổ sung lực lượng trẻ giỏi vào nguồn nhân lực của Công ty, dần thay thế các lao động nghỉ việc do nghỉ hưu, sức khỏe. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ trung thực, có năng lực chuyên môn, năng động, luôn sáng tạo Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Quan tâm những lĩnh vực mới phát sinh hoặc những lãnh vực mà nguồn nhân lực hiện có chưa đáp ứng được để tuyển dụng nhân tài Thông qua tuyển dụng kết hợp với đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp để xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi 6.5.4. Cải tiến hệ thống chính sách - chế độ Thực hiện các chính sách động viên, khuyến khích hiệu quả; điều chỉnh chế độ tiền lương, thưởng nhằm phát huy cao nhất nhiệt tình và khả năng đóng góp của mỗi cá nhân cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp. Triển khai các hình thức thi đua thiết thực, khen thưởng đúng mức các cá nhân, tập thể có thành tích thu hút thêm nhiều khách hàng, làm gia tăng doanh số và lợi nhuận.

-

-

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 25 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

-

Từng bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thuận tiện, duy trì liên tục cuộc vận động cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến trong việc quản lý và tổ chức kinh doanh, đóng góp vào quá trình xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh. 6.5.5. Giải pháp về hệ thống thông tin

Công ty cần quan tâm tổ chức một bộ phận thông tin mạnh và một cơ chế thích hợp để tạo điều kiện cho các dòng chảy thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với thị trường được tối ưu. Nếu xây dựng được một hệ thống thông tin mạnh, công ty có thể tạo được lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững. 6.5.6. Hoàn thiện quản trị tài chính a. Huy động nguồn vốn kinh doanh Tiếp tục thiết lập, mở rộng mối quan hệ với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng để có nhiều nguồn huy động và khả năng lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp với chi phí sử dụng vốn thấp, tạo ra sức cạnh tranh cho DN. b. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ngân quỹ và kiểm soát chi phí Quản lý và thường xuyên kiểm soát các khoản chi phí, xây dựng và ban hành các định mức về chi phí trên cơ sở hiệu quả đồng vốn. c. Chính sách đòn bẩy tài chính và cơ cấu nguồn vốn Tỷ lệ nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2010-2015 sẽ được duy trì không vượt quá 60% tùy vào hoạt động kinh doanh của từng năm và mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh. d. Chính sách phân phối lợi nhuận Chính sách phân phối lợi nhuận sẽ được xem xét từng năm phù hợp với xu thế phát triển của Công ty nhằm đạt các mục tiêu sau : Khen thưởng khuyến khích động viên người lao động. Lợi tức cổ phần hàng năm được duy trì ổn định hoặc tăng trưởng một cách hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Lưu giữ một phần lợi nhuận để tái đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu.

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 26 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN
KẾT LUẬN: Nước ta đã là thành viên thứ 150 của WTO. Sự hội nhập kinh tế thế giới làm thay đổi nhanh chóng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam. Gia nhập WTO mọi sự bảo hộ của chính phủ dành cho doanh nghiệp thuộc ngành bị dỡ bỏ. Do vậy, nếu doanh nghiệp không xây dựng được chiến lược phát triển của mình thì không thể đứng vững trên thị trường khi mà tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Đứng trước nhiều cơ hội để phát triển hơn nhưng cũng đối đầu với không ít thách thức từ bên ngoài, nên Ben Thanh TSC phải luôn luôn rà soát lại các nội dung chiến lược hiện có để điều chỉnh lại cho phù hợp với môi trường diễn biến của xã hội và tình hình thực tế tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Chiến lược hiện có của Ben Thanh TSC đến năm 2010, đang bộc lộ nhiều mặt không còn phù hợp với môi trường bên ngoài và bên trong, chưa tạo ra chuối giá trị lợi nhậun bên tế cao vì vậy cần phải hoàn thiện cải tiến cho phù hợp với giai đoạn 20112015. Những đề xuất cải tiến chiến lược mà Ben Thanh TSC đến năm 2015 sẽ Ben Thanh TSC có cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của mình, thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân công ty cũng như những thuận lợi và khó khăn của yếu tố môi trường bên ngoài tác động. Từ đó có thể phát huy ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm tồn tại để tận dụng tối đa nguồn lực, khai thác hết tiềm năng tạo được một vị thế trên thương trường trong tương lai với những sản phẩm độc đáo và khác biệt. KIẾN NGHỊ 1. Với nhà nước Chính phủ cần tiếp tục chủ trương mở cửa nền kinh tế, đặc biệt thị trường bán lẻ tạo điều kiện để các công ty nước ngoài được tham gia hoạt động bình đẳng trên thị trường, qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện để học hỏi về công tác quản trị, tổ chức mua bán sản phẩm hàng hoá, nâng dần tính chuyên nghiệp Cần sớm đưa ra và hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của thị trường được minh bạch; Cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm những công ty vi phạm pháp luật để đảm bảo tính công bằng đối với các công ty hoạt động nghiêm túc, mặt khác đảm bảo tính nghiêm túc của pháp luật.

-

2. Với ngành
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 27 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

-

Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cần nâng cao vai trò của mình trong hoạt động của thị trường; Xây dựng một trung tâm đào tạo phục vụ công tác đào tạo cho toàn bộ ngành nhằm cung cấp nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp; Hiệp hội cần kịp thời đưa ra những khuyến cáo đối với doanh nghiệp những trường hợp vi phạm, những trường hợp tổn thất điển hình để các doanh nghiệp kịp thời học hỏi và có những biện pháp kiểm soát rủi ro tốt hơn; Doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò của nguồn nhân lực trong việc thực thi chiến lược; Cần đưa ra những mục tiêu ngắn hạn phù hợp với thực tế cũng như mục tiêu dài hạn doanh nghiệp đã xác định, tránh trường hợp đưa ra mục tiêu quá cao không sát với tình hình thực tế và giao chỉ tiêu quá cao cho nhân viên, khiến nhân viên không có cố gắng hoàn thành để được khen thưởng vì tính khả thi không cao; Thường xuyên theo dõi chiến lược, các diễn biến bất thường của thực tế để điều chỉnh cho phù hợp. Với những chiến lược và giải pháp đã đề cập ở trên, Tôi mong muốn góp phần

3. Với Ben Thanh TSC -

-

hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, xây dựng Ben Thanh TSC trở thành một công ty mạnh, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong quá trình thực hiện đề tài, dù có nhiều cố gắng nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân vẫn còn hạn chế, các thông tin tài liệu còn giới hạn nên những vấn đề mà đồ án đưa ra sẽ có nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm.

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 28 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Sơ đồ Quản trị chiến lược kinh doanh

Phụ lục 2:

Mô hình cơ bản của tiến trình quản trị chiến lược
Mô hình căn bản của quản trị chiến lược

1

Nghiên cứu toàn diện môi trường

Xem xét tình hình ngoại cảnh & nội bộ sử dụng phép phân tích SWOT Sứ mệnh, Mục tiêu, Chiến lược, Chính sách

2 Phản hồi 3

Hình thành chiến lược

Thực thi chiến lược

Chương trình, Ngân sách, Quy trình

4

Đánh giá & kiểm soát

Hiệu quả

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 31 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 3:

Mô hình Delta
Cơ cấu nội bộ hệ thống

Giải pháp khách hàng

Sản phẩm tốt nhất

Sứ mệnh kinh doanh • Phạm vi kinh doanh • Các năng lực chính

Định vị cạnh tranh • Các hoạt động tác động khả năng sinh lãi

Cơ cấu ngành • Các yếu tố ngoại cảnh quyết định tính hấp dẫn của

Lịch hoạt động chiến lược Cải tổ, đổi mới Hiệu quả hoạt động

Chọn khách hàng mục tiêu Quá trình thích ứng

(Nguồn: ĐH HELP, Malaysia, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - tài liệu dùng cho MBA, tại Việt Nam, 2010)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 32 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 4:

Mô hình Bản đồ chiến lược

BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC
Chiến lược năng suất Chiến lược tăng trưởng

Giá trị cổ đông dài hạn

Viễn cảnh Tài chính
Cải thiện cấu trúc C art Tăng cường sử dụng tài sản Mở rộng các cơ hội thu nhập Nâng cao giá trị người tiêu dùng

Giá trị khách hàng đề xuất Viễn cảnh người tiêu dùng
Giá cả Chất lượng Tính sẵn sàng Lựa chọn Khả năng chức năng Dịch vụ Cộng tác Thương hiệu

Thuộc tính sản phẩm/dịch vụ

Quan hệ

Hình ảnh

Quy trình quản lý hoạt động

Quy trình quản lý khách hàng - Lựa chọn - Thu nhận - Sở hữu, sử dụng - Tăng trưởng

Quá trình cải tiến - Cơ hội JD - Danh mục R&D - Thiết kế/Phát triển - Đưa ra, giới thiệu

Quy trình điều tiết và xã hội - Môi trường - An toàn và sức khoẻ - Việc làm - Cộng đồng

Viễn cảnh bên trong

- Cung - Sản phẩm - Phân phát - Quản lý rủi ro

Vốn con người

Viễn cảnh học hỏi và tăng trưởng
Văn hoá Lãnh đạo

Vốn thông tin

Vốn tổ chức
Sắp hàng Làm việc nhóm

(Nguồn: ĐH HELP, Malaysia, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - tài liệu dùng cho MBA, tại Việt Nam, 2010)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 33 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 5:

Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter

Hoạt động bổ trợ

www.valuebasedmanagement.net

Chuỗi giá trị Michael Porter
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Sự phát triển của khoa học kỹ thuật Tìm kiếm

Vận chuyển về

Hoạt động

Vận chuyển đi

Marketing và bán hàng

Hoạt động

Hoạt động chính

(Nguồn: ĐH HELP, Malaysia, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - tài liệu dùng cho MBA, tại Việt Nam, 2010)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 34 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 6:

MÔ HÌNH NĂM THẾ LỰC CẠNH TRANH

Các đối thủ tiềm ẩn Nguy cơ từ đối thủ cạnh Khả năng thương lượng của người cung cấp Người cung cấp Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sự tranh đua giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành Nguy cơ từ sản phẩm dịch vụ thay thế Các đối thủ tiềm ẩn Khả năng thương lượng của người mua Người mua

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 35 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 7:

Mạng lưới hoạt động của Công ty
Dịch vụ Thương mại STT 1 ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI

Trung tâm Bến Thành Cửa Đông Nam và Đông Bắc - (848) 38 244 311 – 38 Đông Chợ Bến Thành 294 573 Trung tâm Bến Thành Tây Cửa Tây Nam và Tây Bắc - Chợ (848) 38 298 150 – 38 Bến Thành 294 339 Trung tâm Dân Sinh 104 Yersin, Quận 1 - Chợ Dân (848) 38 290 162 Sinh

2

3

4

Trung tâm Vàng bạc đá 186 – 188 Lê Thánh Tôn, Quận (848) 38 297 969 quý Bến Thành 1 Cửa hàng Cơ Thành Cửa hàng Minh Thành 13 – 15 Calmette, Quận 1 13 Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1 (848) 38 216 266 (848) 38 299 273

5 6 7

Cửa hàng Tân Định và Chợ Tân Định và Chợ Thái (848) 38 202 843 – 38 Thái Bình Bình, Quận 1 369 274 Cửa hàng Phúc Thành Cửa hàng Phát Thành Cửa hàng Nhật Thành Cửa hàng Toàn Thành 36 Nguyễn An Ninh, Quận 1 104 Lê Lợi, Quận 1 40 Lưu Văn Lang, Quận 1 08 Phan Bội Châu, Quận 1 (848) 38 290 840 (848) 38 247 855 (848) 38 224 516 (848) 38 224 948

8 9 10 11

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 36 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Dịch vụ Ăn uống STT 1 ĐƠN VỊ Cửa hàng Lộc Thành ĐỊA CHỈ Chợ đêm Bến Thành ĐIỆN THOẠI (848) 38 293 806

Dịch vụ Địa ốc STT 1 2 DỰ ÁN Cao ốc 28A Lê Lợi, Quận 1 TÌNH TRẠNG Đã hoàn thành và đang khai thác

Cao ốc 208 – 210 Lê Thánh Tôn, Quận Đã hoàn thành và đang khai thác 1 Cao ốc 36 – 38 Nguyễn Cư Trinh, Đã hoàn thành và đang khai thác Quận 1 Nhà Văn phòng 215 – 217 Lý Tự Đã hoàn thành và đang khai thác Trọng, Quận 1 Nhà Văn phòng 181 Đinh Tiên Hoàng, Đã hoàn thành và đang khai thác Quận 1 Cao ốc 289 Đinh Bộ Lĩnh, Quận Bình Đã hoàn thành và đang khai thác Thạnh Cao ốc 186 – 188 Lê Thánh Tôn, Quận Đã hoàn thành và đang khai thác 1 Cao ốc 90 – 92 Đinh Tiên Hoàng, Đã hoàn tất thủ tục pháp lý và đang triển Quận 1 khai thực hiện Cao ốc 2 – 4 Lưu Văn Lang, Quận 1 Đã hoàn tất thủ tục pháp lý và đang triển khai thực hiện Đã hoàn tất thủ tục pháp lý và đang triển khai thực hiện
- Trang 37 -

3

4

5

6

7

8

9

10

Khách sạn 25 Trương Định, Quận 1

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

STT 11

DỰ ÁN

TÌNH TRẠNG

Cao ốc 129 – 131 Tôn Thất Đạm, Đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện các Quận 1 thủ tục pháp lý xây dựng Cao ốc 119 – 120 – 121 Bến Đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện các Chương Dương, Quận 1 thủ tục pháp lý xây dựng Khách sạn 220 Lê Thánh Tôn, Quận Đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện các 1 thủ tục pháp lý xây dựng Cao ốc 222 - 226 Lê Thánh Tôn, Đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện các Quận 1 thủ tục pháp lý xây dựng Cao ốc 122 – 124 Hồ Tùng Mậu, Đã có chủ trương đầu tư, đang thực hiện các Quận 1 thủ tục pháp lý xây dựng

12

13

14

15

Dịch vụ Tài chính STT 1 Lĩnh vực tài chính ĐƠN VỊ ĐỊA CHỈ

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông 45 Lê Duẫn, Quận 1 (OCB) Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS) 194 Nguyễn Công Trứ, Quận 1

2

3

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận (Eximbank) 1 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 99 Trần Hưng Đạo, Quận 1

4

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 38 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

STT 1 2 3 4

Lĩnh vực sản xuất - Dịch vụ ĐƠN VỊ Công ty TNHH Bến Thành Sun Ny Công ty Cổ phần Xây dựng COTECIN Công ty Cổ phần Bến Thành – Long Hải ĐỊA CHỈ 208 – 210 Lê Thánh Tôn, Quận 1 Lầu 6 – 9 – 19 Hồ Tùng Mậu, Quận 1 Long Hải – Bà Rịa – Vũng Tàu

Công ty Cổ phần Đầu tư & Kỹ thuật Xây Lầu 1, 25 Trương Đ nh, Quận 1 dựng Bến Thành Cao ốc 99 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 Công ty TNHH Chợ cửa khẩu Mộc Bài Đường 75A Khu KT Cửa khẩu Mộc Bài, Bến Cầu – Tây Ninh 17 – 19 Trần Hưng Đạo, Quận 1

5 6

7 8

Công ty TNHH Bến Thành – Savico

Công ty Cổ phần Đầu tư & Dịch vụ Dân 104 Yersin, Phường Nguyễn Thái Bình, Sinh Quận 1 Công ty TNHH Phở 2000 Công ty TNHH Thương mại Thanh Thế 1 – 3 Phan Chu Trinh, Quận 1 2 – 4 -6 Lưu Văn Lang, Quận 1

9 10

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự - Hành chính Ben Thanh TSC)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 39 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 8:

Ma trận các yếu tố bên ngoài ( EFE)
Mức độ TT Các yếu tố bên ngoài Ñaàu tö nöôùc ngoaøi taêng cao Toång ñaàu tö trong nöôùc taêng maïnh, caùc khu cheá xuaát, khu coâng nghieäp ngaøy caøng ñöôïc môû roäng Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao Lạm phát, CPI, lãi suất tiền vay và chênh lệch tỉ giá USD/VND Chính sách thuế chưa đồng bộ Thò tröôøng lao ñoäng thieáu huït Khung phaùp lyù ñang ñöôïc hoaøn thieän daàn Sự ra đời ngày càng nhiều các siêu thị, trung tâm mua sắm Các chính sách ưu đãi về thanh toán với nhà cung cấp bị hạn chế do biến động lãi suất Cung về cho thuê cao ốc văn phòng ngày càng tăng Tổng Cộng : quan trọng 1 0.09 Phân loại 4 Số điểm quan trọng

0.36

2

0.10

2

0.20

3 4 5 6 7 8

0.11 0.11 0.10 0.08 0.10 0.09

2 4 4 1 2 2

0.22 0.44 0.40 0.08 0.20 0.18

9

0.07

3

0.21

10

0.09 1.00

3

0.27 2.56

(Nguồn: tác giả tự tính dựa trên tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành)
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 25 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 9:

Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE)

Mức độ TT Các yếu tố bên trong quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, được đào tạo tốt Ban điều hành ra quyết định chậm Sự hiểu biết khách hàng tiềm năng Kênh phân phối hàng hoá mạnh Chính sách lương thưởng chưa khuyến khích nhân viên Hoạt động marketing chưa tốt Hệ thống thông tin chưa hiệu quả Lợi thế từ thương hiệu mạnh Chất lượng dịch vụ tốt Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý Tổng Cộng : 0,12 0,10 0,12 0,13 0,09 0,10 0,06 0,11 0,10 0,07 1,00

Phân loại 4 2 4 4 1 2 2 3 3 2

Số điểm quan trọng

0,48 0,2 0,48 0,52 0,09 0,2 0,12 0,33 0,3 0,14 2,86

(Nguồn: tác giả tự tính dựa trên tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành)

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 26 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 10:

TÌNH HÌNH THÖÏC HIE ÄN C AÙC C HÆ TIE ÂU TAØI CHÍNH (2005-2010)
STT 1 1.1 1.2 CHÆ TIEÂ U Toå n g doanh thu Toá c ñoä taê ng tröôû n g Doanh thu thöông maï i Doanh thu dòch vuï - Aê n uoá n g - BÑS Lôï i nhuaän tröôù c thueá NAÊ M 2005 264.502 11,51% 252.757 11.745 2.074 9.671 9.104 NAÊM 2006 304.960 15,30% 292.942 12.018 2.465 9.553 24.574 NAÊ M 2007 NAÊ M 2008 329.694 310.974 8,11% -5,68% 317.931 282.202 11.763 28.772 2.513 2.784 9.250 25.988 21.247 21.314 Ñôn vò tính: Trieä u ñoàn g NAÊ M 2009 ÖÔÙ C 2010 208.305 272.000 -33,02% 30,58% 169.000 222.000 39.305 50.000 2.748 2.941 36.557 47.059 36.153 42.000

2

Toá c ñoä taên g tröôû n g
- Lôï i nhuaä n KD chính - Lôï i nhuaä n taøi chính - Lôï i nhuaä n khaù c Lôï i nhuaän sau t hueá

31,37%
10.438 (1.443) 109 9.104

169,93%
7.976 16.219 379 21.418

-13,54%
10.819 9.925 503 18.691

0,32%
18.383 (3.188) 6.119 18.532

69,62%
25.545 10.604 4 28.264

16,17%
33.980 8.000 20 32.000

3

Toá c ñoä taên g tröôû n g
LNST t huoä c CÑ Cty meï

31,37%
9.104

135,26%
21.418

-12,73%
18.859

-0,85%
18.212

52,51%
27.821

13,22%
31.500

Toá c ñoä taên g tröôû n g
4 5 6 7 8 9 10 Noä p ngaâ n saù c h Voá n ñieà u leä Voá n chuû sôû höõ u Tyû suaá t LNTT/Voán ÑL Tyû suaá t LNTT/Voán CSH bq Tyû suaá t LNST/Voá n ÑL Tyû suaá t LNST/Voá n CSH bq

31,37%
19.251 25.000 38.920 36,42 26,16 36,42 26,16

135,26%
22.104 30.000 63.890 81,91 47,80 71,39 41,67

-11,95%
21.492 88.000 239.788 24,14 13,99 21,24 12,31

-3,43%
24.797 88.000 234.095 24,22 9,00 21,06 7,82

52,76%
26.985 88.000 252.503 41,08 14,69 32,12 11,48

13,22%
32.700 88.000 261.000 47,73 16,97 36,36 12,93

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 27 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 11:

Cơ cấu lao động của Công ty tính đến ngày 30/9/2009
Số người Nam 11 0 3 12 0 5 3 2 67 0 103 Nữ 16 1 2 0 1 14 5 23 183 1 245 Cộng 27 1 5 12 1 19 8 25 250 1 348

Bộ phận

Trình độ Đại học, trên Đại học Cao đẳng

Tỷ trọng 7,76% 0,29% 1,44% 3,45% 0,28% 5,46% 2,30% 7,18% 71,84% 0,29% 100 %

Khối văn phòng

Trung cấp Thừa hành, nghiệp vụ Lao động phổ thông Đại học, trên Đại học Cao đẳng

Khối kinh doanh

Trung cấp Thừa hành, nghiệp vụ Lao động phổ thông Tổng cộng

Nguồn: Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành cung cấp

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 28 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 12

Ma trận SWOT của Ben Thanh TSC
Ma Trận SWOT Các Cơ Hội ( O) O1: Đầu tư nước ngoài tăng cao Các đe dọa (T)

T1: Thị trường lao động O2: Tổng đầu tư trong nước tăng thiếu hụt cao T2: Thị trường cạnh O3: Tiềm năng thị trường chưa tranh gay gắt T3: Thiên tai, dịch bệnh O4: Khung pháp lý đang hoàn thường xuyên thiện dần O5: Kết thúc bảo hộ với doanh nghiệp trong nước Các điểm mạnh (S) Các chiến lược S-O Các chiến lược S-T S1, S2, S3+T2: Tăng cường công tác marketing để thâm nhập thị trừơng => Chiến lược thâm nhập thị trường S1, S2, S5 + T3: Phát triển các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu, và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ được khai thác hết

S1: Đội ngũ cán bộ có S1, S2, S3, S5, S6 + O1, O2, năng lực O3: Tìm kiếm thị phần tăng lên S2: Sự hiểu biết khách bằng cách tăng cường khai thác hàng tiềm năng thị trường mục tiêu S3: Kênh phân phối => Chiến lược thâm nhập thị mạnh trường S5: Thương hiệu mạnh S1, S3, S4, S6 + O1, O2, O4, từ công ty mẹ O5, O6: Mở rộng khai thác sang S6: Chất lượng dịch vụ đối tượng khách hàng khác ngoài cao thị trường mục tiêu hiện tại

=> Chiến lược phát triển thị => Phát triển sản phẩm trường S1, S2, S5 +O1, O2,O4, O7: Công ty có thể thành lập các chi nhánh, văn phòng ở các thành phố công nghiệp để có thể tiếp cận và khai thác được tốt hơn thị trường => Chiến lược kết hợp về phía trước
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 29 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Các điểm yếu (W) W1: Ra chậm

Các chiến lược W-O

Các chiến lược W-T W2+T1: cải thiện chính sách lương thưởng để thu hút lao động => Chiến lược chỉnh đốn để phát triển W3 + T3: Tăng cường liên kết với các công ty khác để đồng bảo hiểm, nhận được các rủi ro lớn => Chiến lược kết hợp hàng ngang

quyết định W4 + O1, O2, O3: Tăng cường công tác marketing để thâm nhập W2: Chính sách lương và khai thác hết thị trường mục thưởng chưa khuyến tiêu => Chiến lược thâm nhập thị trường khích W3: Khả năng nhận bảo W4, W5 + O1, O2, O3, O4, O5: cải tiến hệ thống thong tin, hiểm chưa cao thay đổi cơ cấu để phát triển W4:Hoạt động => Chiến lược chỉnh đốn để marketing phát triển W5: Hệ thống thông tin W3 + O1, O2, O3, O4, O5: yếu Tăng cường liên kết với các công W6: Cơ cấu tổ chức ty khác để đồng bảo hiểm, nhận chưa hợp lý được các rủi ro lớn => Chiến lược kết hợp hàng ngang

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 30 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Phụ lục 13:

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC CHUYÊN GIA TRONG NGÀNH

Xin chào các chuyên gia, tôi là Nguyễn Ngọc Quyên, học viên lớp MBA khoá 3, Khoa Quốc tế Đại Học Quốc Gia Hà Nội liên kết với trường Đại học Help (Malaysia). Tôi đang làm làm đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ BẾN THÀNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015”; để có tư liệu hoàn thành bài viết, xin quí chuyên gia bớt chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây. Rất biết ơn sự giúp đỡ của của quý chuyên gia. Câu 1: Chuyên gia đánh giá như thế nào về chiến lược hiện tại của công ty? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 2: Trình độ của các nhân viên trong cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại như thế nào? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 31 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Câu 3: Theo các chuyên gia thì hoạt động marketing hiện nay của công ty đã đạt hiệu quả chưa? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 4: Các chuyên gia đánh giá như thế nào về chất lượng dịch vụ hiện tại của công ty ? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hiện nay đã hợp lý chưa? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 6: Chính sách tiền lương hiện nay của công ty có hợp lý không? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 32 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Câu 7: Có ý kiến cho rằng hiện tại công ty đang có lợi thế rất lớn từ thương hiệu Ben Thanh TSC ngày càng được nhiều người biết đến, sự hiểu biết khách hàng tiềm năng tốt, kênh phân phối qua ngân hàng mạnh. Chuyên gia có nhận xét gì về vấn đề này? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 8: Chiến lược của công ty là muốn phát triển thị trường, tuy nhiên hiện tại công ty chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng ở các quận lân cận Quận 1, công ty chưa có phát triển đối tượng khách hàng khác ngoài thị trường mục tiêu, vậy điều này có mâu thuẫn với chiến lược của công ty không? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 9: Chuyên gia đánh giá như thế nào về hệ thống thông tin của công ty hiện nay? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 33 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Câu 10: Chuyên gia có nhận xét như thế nào về tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam? Công ty đã khai thác tốt tiềm năng này chưa? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 11: Trong giai đoạn hiện nay, tại Việt Nam đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tăng cao, điều này có tác động ra sao đối với chiến lược kinh doanh của công ty? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 12: Hiện nay với vị trí doanh doanh thuận lợi tại các chợ trung tâm của thành phố, có phải chăng đây sẽ là một lợi thế rất lớn đối với công ty không? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Câu 13: Với xu hướng mua sắm hàng hoá, dịch vụ chuyển dần sang các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn của người dân Việt Nam, như vậy công ty có gặp khó khăn gì trong quá trình thực thi chiến lược hay không? ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 34 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

Câu 14: Ngày nay, có rất nhiều các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn với quy mô lớn; hàng hoá phong phú, đa dạng, chất lượng; phong cách phục vụ chuyên nghiệp; triển khai nhiều chương trình khuyến mại... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường, công ty sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 15: Thị trường lao động hiện nay đang bị thiếu hụt, vấn đề này có ảnh hưởng đến quá trình thực thi chiến lược của công ty hay không? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 16: Chuyên gia có đánh giá như thế nào về các yếu tố của môi trường bên ngoài sẽ tác động mạnh mẽ đến chiến lược của công ty như: a- Các chính sách vĩ mô của nhà nước, lãi suất tiền vay, chênh lệch tỷ giá hối đoái … ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 35 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

b- Khung pháp lý đang được hoàn thiện dần: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... c- Kết thúc việc bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý chuyên gia./

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 36 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐH HELP, Malaysia, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - tài liệu dùng cho MBA, tại Việt Nam, 2010. 2. PGS.TS Đào Duy Huân, QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, nhà xuất bản thống kê, 2007. 3. PGS.TS Đào Duy Huân, CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, nhà xuất bản giáo dục, 1997. 4. PGS.TS Đào Duy Huân, QUẢN TRỊ HỌC TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ, nhà xuất bản thống kê, 2002. 5. Garryd.Smit, Dannyr.Arnold, Bobyr.Bizzell, CHIẾN LƯỢC VÀ SÁCH LƯỢC KINH DOANH, nhà xuất bản thống kê, 2000. 6. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinr Weihrich, NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT YẾU CỦA QUẢN LÝ, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội, 1992. 7. James W.Halloran, CẨM NANG ĐỂ TRỞ THÀNH CHỦ DOANH NGHIỆP, nhà xuất bản thống kê, 1996. 8. Konosuke Matsushita, BẢN LĨNH TRONG KINH DOANH VÀ CUỘC SỐNG, nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1994. 9. TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Hồ Đức Hùng, Phạm Văn Nam, QUẢN TRỊ MARKETING, nhà xuất bản thống kê, 1994. 10. Masaaki Imai-Kaizen, CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHẬT BẢN, nhà xuất bản TPHCM, 1994. 11. PHILIP KOTLER, MARKETING CĂN BẢN, nhà xuất bản thống kê, 1995.
12. T.Peter – R.Waterman, KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CỦA CÁC CÔNG TY TỐT

NHẤT NƯỚC MỸ, Viện kinh tế - Hà Nội, 1994
13. Các thông tin đăng trên Website: www.benthanhtsc.com.vn

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

- Trang 37 -

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

LỜI CẢM ƠN
Kiến thức là vô hạn đối với con người, kinh nghiệm là cả quá trình nghiên cứu, trãi nghiệm và tích lũy. Nếu như không có Thầy, Cô, những người đi trước đã dầy công nghiên cứu, đào sâu để truyền đạt lại cho học viên hôm nay thì chúng tôi sẽ không có được những kinh nghiệm trong kinh doanh nhằm phục vụ cho công tác quản lý của mình Qua thời gian học tập tại Viện nghiên cứu kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với Trường Đại học quốc gia Hà nội và – Trường Đại học Help Malysia, tôi đã được các Thầy, Cô giáo tận tình truyền đạt những kiến thức về quản trị kinh doanh. Qua cơ sở lý thuyết được học và thực tế công tác tôi đã chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho đồ án tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Công ty.. Xin chân thành cảm ơn Ban Điều hành Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành đã cung cấp các tài liệu quý báu làm cơ sở cho luận văn đồng thời đã động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các Thầy Cô trường đại học HELP Malaysia, Khoa Quốc Tế trường đại học Quốc Gia và các Thầy Cô Viện Nghiên cứu Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn cho tôi những kiến thức cần thiết cho thực tế công việc. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư Tiến sỹ khoa học Đào Duy Huân - người Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đồ án này. HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Ngọc Quyên
Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

PHẦN MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. 2.2. 1.3. 1.4. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................3 Nội dung nghiên cứu của đề tài:..........................................................................3 Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................4

1.5. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................4 1.6. 1.7. 2.1. 2.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu : .......................................4 Bố cục của Luận văn ..........................................................................................4 Tổng quát về chiến lược: .....................................................................................5 Các mô hình xây dựng Chiến lược kinh doanh:..................................................6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2.1 Mô hình Delta .................................................................................................... 6 2.2.2 Mô hình bản đồ chiến lược: ................................................................................7 2.2.3 Mô hình chuỗi giá trị của Michael E.Porter: ...................................................... 9 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Thu thập số liệu .................................................................................................12 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 12 Phương pháp quan sát........................................................................................12 Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp ..........................................................13 Phương pháp đối chiếu so sánh .........................................................................13

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA BEN THANH TSC 4.1. 4.2 4.3. Tổng quan về sự hình thành và phát triển công ty ............................................15 Cơ cấu tổ chức:..................................................................................................16 Hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005-2010 ....................................16

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân

4.4.

Phân tích chiến lược hiện tại của công ty .........................................................18

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEN THANH TSC Đánh giá: ......................................................................................................................21 Những vấn đề khó khăn của Ben Thanh TSC khi triển khai thực hiện chiến lược......22 CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEN THANH TSC ĐẾN NĂM 2015 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 Đề xuất Sứ mạng và tầm nhìn của Ben Thanh TSC..........................................23 Chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2015 ................23 Chiến lược khách hang ......................................................................................25 Chiến lược quản trị thương hiệu........................................................................25 Hế thống cấu trúc...............................................................................................25

CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN ..............................................................................................29 PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................................31

Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên

Similar Documents

Free Essay

Business Development

...Business System ( Small and Big Business ) A. Small Business Klinik “DK” Klinik “DK” adalah klinik tingkat pratama yang memberikan jasa pelayanan kesehatan meliputi pelayanan promotif, preventif & kuratif kepada pasien ( umum & gigi ) berbasis asuransi ( BPJS, In-Health, Jamkesda & perusahaan ) dan pasien pribadi/swasta untuk tingkat layanan dasar. Pada awalnya, Klinik “DK” adalah sebuah praktek dokter umum mandiri, dari dua orang dokter suami dan istri, mereka adalah dr I. Eko Setiawan dan dr. Wisnu Murti Yani. Terletak Jl. Ring Road Utara 17A, Karangnangka RT 7 RW 13, Maguwoharjo, Depok, Sleman no telp (0274) 4333679, berada di pinggir jalan arteri, dan mudah diakses masyarakat sehingga cepat di kenal dan dalam waktu singkat tumbuh dengan pesat, sehingga pada 28 Maret 2010, akhirnya praktek umum mandiri tersebut berubah menjadi Klinik Pratama Rawat Jalan dengan nama : KLINIK “DK”, nama “DK” merupakan singkatan dari “Dokter Keluarga”. Untuk menganalisa sistem bisnis yang berjalan di Klinik “DK” kami menggunakan pendekatan “6M” ( Method, Man, Money, Machine, Material & Market ). METHODE Pengertian ‘methode’ dalam hal ini adalah meliputi cara kerja & ruang lingkup yang menyertai dalam berjalannya sistem bisnis di Klinik “DK”, meliputi : Visi, misi, bisnis utamanya ( main business ), ruang lingkup serta bentuk & standar pelayanannya. Bisnis Utama Visi : “ Menjadi klinik dokter keluarga terbaik se Sleman dan menjadi pelopor ...

Words: 2334 - Pages: 10

Premium Essay

Business Development

...venture! With the recent passage of small business friendly legislation, the stage has been set for small business to prosper and fuel the American economy. Each and every one of our nearly 4,400 The UPS Store® locations is run by individuals just like you—men and women who made the decision to leave behind the daily grind to make their mark with a business of their own. They understand the day-in and day-out challenges and opportunities of running your own business. Because they stand beside you, The UPS Store franchisees use their experience as small business owners to ease the struggles and stresses of their small business customers—and celebrate their successes. Thousands of small business rely on their neighborhood The UPS Store to help them with the logistics of running their business. You will find a list of our products and services, as well as a store locator, on our website at www.theupsstore.com. We are excited to partner with SCORE in presenting the information, examples and resources that follow. We hope they will assist you as you start down your new path as a small business owner. On behalf of The UPS Store network, let me be one of the first to wish you the best of luck as you begin your exciting journey! Stuart Mathis, President Dear Entrepreneur, SCORE—www.score.org—as mentors to America’s small business is proud to bring you a practical workbook to help you pursue your business ideas. Small businesses in...

Words: 8297 - Pages: 34

Premium Essay

Business Development Definition

...Business development is the formation of long-term value for an organisation from clients, markets, and connections. There is elegance, effortlessness; however, maybe this definition dumps you of needing more. A business development is tied in with making sense of how the connections of those powers join together to make open doors for development. It can also be interpreted that business development is a consistently evolving idea that can be drawn nearer from different perspective or points of view. At its fundamental level business development is characterized as growing a business by making it more aggressive, expanding products or services, as well as concentrating on particular markets. At the end of the day, business development is the...

Words: 1465 - Pages: 6

Premium Essay

Business Development Planning

...Providing resources for staff and students in higher and further education in the UK and beyond Business Development Plan 2009–2012 EDINA is a JISC National Datacentre Table of Contents 1. INTRODUCTION . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 2. MISSION . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 3. VALUES . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 4. CONTEXT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 5. BUSINESS PLAN FOR 2009–2012 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Strategic goal 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 To provide added value, high quality services, leveraged by research, enhancement activity and engagement with others Strategic theme 1a: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3-7 Providing a managed portfolio...

Words: 9567 - Pages: 39

Premium Essay

Business Development

...Business Development Tips 1. Identify the appropriate market and target the appropriate segments within the market -- Deep pockets; ability to leverage core product from one segment to another without major design/development changes. 2. Make sure there exists a market problem/pain that currently demands a solution. Is the problem large enough to justify the price of your solution? Is someone with P/L responsibility willing to pay for the solution? Test: Are you able to clearly delineate a value proposition that gets a customer’s attention? 3. Solve the customers problem, don’t just build cool technology. Value is always in the application of the technology, not technology per se 4. Have a clear understanding of your value chain. Know who are your partners, competitors, and customers – it isn't always obvious 5. Understand where you are in the market cycle, from a timing perspective: new technology, competitors entering, segmentation, consolidation, solutions offering, commoditized, etc. 6. Don’t fight the market and where it is in its life cycle – you will lose 7. Price based on value of solution, not to undercut competitors. Compete first on functionality, not price. If you truly are the only one solving the customer’s problem, you should be able to price your offering based on value of your product/solution to the customer You compete on price only after the product/solution has become a commodity – end of the life cycle 8. Techies should never...

Words: 730 - Pages: 3

Premium Essay

Business Development in Emerging Economies

...Ibrahim Masmoum Business Development in Emerging Economies 11 April 2014 A) In your opinion – What is the future of Emerging Economies? It seems almost impossible to deny that the emerging economies have a big future. In the last two decades, many developing countries have experienced economic growth and have come over many challenges such as social, political and technological. The economic growth is changing the outlook of those emerging markets. The future of developing countries is very promising and likely to bring large-scale developments and improvements for those emerging economies. Emerging economies are growing at a high rate, which is giving them an economic importance as their share of the world total GDP is still growing (IMF, 2014). However, many factors are challenging the rapid growth of emerging markets. In fact, in some countries such as Turkey and Brazil, it’s proving difficult to achieve a sustainable growth due to political risks. In terms of opportunities, emerging markets are the most promising because they are very rich in human resources (China and India) and natural resources (oil in Middle east and energy in Russia). The financial crisis in 2008-2009 has given the emerging markets more confidence to take the lead on the international level. In my opinion, the opportunities for emerging economies are big because they are experiencing a lot of social and political developments and on the long-term nations like China, India, Russia and Brazil...

Words: 2685 - Pages: 11

Premium Essay

The Development of Business Ethics

...The Benefits of Business Ethics.” Please respond to the following: * Analyze the benefits of business ethics and determine which is the most beneficial benefit to business overall. Explain your reasoning. Business ethics focuses on examining conduct and policies and promoting appropriate conduct and policies within the context of commercial enterprise, both at the individual and the organizational level. Business ethics is a form of applied ethics where researchers and professionals use theories and principles to solve ethical problems related to business. Business ethics covers all levels of business activity, including the obligations and responsibilities of businesses to customers, employees, other businesses, national and multinational governments, and the environment. As in the broad field of ethics, many theories and approaches to business ethics exist. Business professionals and ethicists explore the field of business ethics in three common ways: (1) by studying the (often conflicting) views of famous philosophers, (2) by identifying major ethical concerns of businesses and proposing solutions to them through legislation or ethical theory, and (3) by examining case studies that shed light on ethical dilemmas. Postulate at least one (1) additional benefit of running an ethical business besides those discussed in the text. Social responsibility is an additional benefit for an ethical business to succeed. The benefits for socially responsible organizations...

Words: 407 - Pages: 2

Premium Essay

The Role of Business Economics in National Development

...INTRODUCTION Following this introduction on Nigeria’s economic development challenge, this paper reviews business economics, outlining the relationship with innovation and social entrepreneurship. It also presents a holistic framework for economic development covering the individual, firm and macro levels, and outlines the roles of stakeholders at each level, in fostering national development. It concludes by calling on all stakeholders to play their part in leveraging entrepreneurship and all aspects of business economics to unleash the wealth of human capital that Nigeria is endowed with so that more people can participate in the transformation of Nigeria. Nigeria as the most populous country in Africa is naturally endowed with millions and millions of acres of arable land, 38.5 billion barrels of stated oil reserves, vast gas reserves, a variety of unexploited minerals, and a wealth of human capital by virtue of its estimated population of 150 million. It is the world’s eighth largest exporter of oil, and Africa’s second largest economy, after South Africa. Nigeria accounts for 15 per cent of Africa’s population, contributes 11 per cent of Africa’s total output and 16 per cent of its foreign reserves while it accounts for half of the population and more than two-thirds of the output of the West Africa sub-region. It has been at the forefront of the resolution of many political challenges in Africa. Over the last decade, Nigeria has implemented far reaching economic reforms...

Words: 2924 - Pages: 12

Free Essay

Business Systems Still Need More Development

...Computer business systems have been around for 40 years. Desktop computers have been around for 20 years. Why do business systems, in general, still need more development? For starters, there is no business system that is perfect, plain and simple and technology is changing every day. The technology used by companies today will be outdated and considered obsolete in less than ten years. On top of that, technology is becoming smaller (physically) and more cost effective with each iteration of new technology being developed. Just a quick look at the Core i7 processor line from Intel, which was originally introduced on November 17, 2008, and the newer version, the Core i7 Sandy Bridge which was introduced in January of 2011. This shows you just how quickly newer technology is being developed and how quickly previous technology will be outdated. Newer technology isn't just faster and smaller, it is also more secure by allowing for easier encryption of sensitive information, and it also has more functionality which is necessary for any business to have a competitive advantage over their competitors. Functionality is also a key component in future IT technologies that businesses will need to understand and utilize in order to keep their competitive edge. Virtualization, cloud computing and storage, and VPN (virtual private network) technologies are going to become a major part of business standards but they are not without their inherent flaws and risks which suggests more...

Words: 328 - Pages: 2

Premium Essay

Problems and Prospects of Small Business Development in Bangladesh

...Problems and Prospects of Small Business Development in Bangladesh Section One: Definition & Characteristics of Small Business  Our essay is divided into five sections. Section one will discuss about the definition, nature and scope of Small Business. In section two we will get the opinion of some entrepreneurs according to our questionnaire. Section three will deal about some common problems that our Small Business firms face, according to the answers of previous section, which will be followed by some suggestions from our group in section four.  And our discussion will come to an end with some concluding remarks in the last section. Section One: Small Business DEFINATION: * According to Small Business act 1934,” A business which is independently owned and operated and not dominant in its field” is a Small Business. * Bolton Report on the commission of the inquiry on Small Business firms, 1977,”Small firm is one that has a relatively small share profits market.” * Stoner, Freeman, & Gilbert, 1995, “Small Business refers to business locally owned and managed, often with very few employees working at a single location”. * US Government, “A Small Business is one with fewer than 500 employees.” According to executive committee for national economic development,”A Small Business one of which process at least two of the following characteristics: * -Managers are the owners, * -Capital supplier and the owner is individual or a small group, ...

Words: 1773 - Pages: 8

Premium Essay

Operational Gap with in Organization and Business Development

...Operations Site Manager CC: James Castro Regional Operations Manager Date: [ 7/9/2012 ] Re: Operational gap with in organization and Business development Purpose This memo is being forwarded to you in regards to addressing a potential operational gap and limitation of growth with in our organization that needs to be addressed. There is a need to add an outside sales representative to develop and improve existing account possibilities. Summary In an attempt to analyze current market trends and possible business growth with in the solid waste industry, I have found that our current business model has been out grown by our current business needs. Currently, the Assistant Operations Manager develops and establishes new accounts, services existing customer’s accounts, provides the safety training and regulation implementation, and manages the work force outside of the office. The in-house sales representative position has not been able to meet all of our customers needs completely with all of the office duties associated with the position, in addition to developing new cliental. This indicates that there are a number of possible business opportunities with in our region that are not being addressed and possibly lost by our organization. When the business was acquired 15 years ago, by our conglomerate the current business model satisfied the business’ needs. Since then or organization has grown to three times the size. By developing and providing new products and services to a wider...

Words: 1006 - Pages: 5

Premium Essay

International Business, Corporate Social Responsibility and Sustainable Development

...International business, corporate social responsibility and sustainable development This article discusses the issue of corporate social responsibility (CSR) and the sustainable development which associate with international business (IB) and the multinational enterprises (MNEs) role in these matters. The social and environmental problems caused by international business have emerged for a period, however, they only being seen as an important issue under the pressure of global problems such as climate change, poverty, human rights violation and HIV. In this situation, MNEs have to play an appropriate role using their global activities and influences as these issues exist as both a problem and an opportunity for MNEs. In the modern globalization era, the landscape of international business is no longer like a decade ago or past few decades. Therefore, MNEs will need to adjust their internationalization strategy to better suit with today’s globalization challenges. CSR is now considered something to be taken into account in MNEs in order to compete better in market. CSR activities are gradually become important as they influence the core business of the firm and determine firm’s ability to grow, earn profit and sustain in the tough environment. Some firms are actually work hard with CSR in order to get the competitive advantages in managing international operation or earning a ‘pass’ to operate business in countries with different cultures and values or different institutional...

Words: 1000 - Pages: 4

Premium Essay

Business Development

...BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL FOR NH HOTEL START-UP IN BELGRADE by STEFAN MATKOVIC LSC STUDENT ID: 0010GZGZ0913 Presented as part of the requirement for the award of MBA at Cardiff Metropolitan University (CMU) May 2015 1 BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL Supervisor Declaration Form Student Name: Stefan Matkovic Supervisors Name: Vlada Botoric I acknowledge that the above named student has regularly attended the planned meetings and actively engaged in the supervision process. They have provided regular timely draft chapters of the BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL and followed given guidance. I confirm that I have approved the BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL title specified below. Title of BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL: BUSINESS DEVELOPMENT PROPOSAL FOR NH HOTEL START-UP IN BELGRADE Signed by Supervisor ……………………………………. Date ……………………………………… 2 Layout of Declaration/Statements page DECLARATION This work being submitted in partial fulfilment of the requirements for the degree of .................................MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION....................................... And has not previously been accepted in substance for any degree and is not being concurrently submitted in candidature for any degree. Signed........................................................................................ (Candidate) Date........................................................................................... STATEMENT...

Words: 11069 - Pages: 45

Free Essay

Business Development

...“EVOLVING A BUSINESS DEVELOPMENT STRATEGY FOR PURPLE HR CONSULTING PVT.LTD” Understanding how HR is approached in the context of the organization in which it operates is crucial to understanding how HR contributes to business strategies and the value that it is poised to bring to the organization. STEP BY STEP TO BUSINESS GROWTH: STEP 1: Diagnosing the heath of the business. STEP 2: Focussing on key divisions and setting goals. STEP3: Developing business strategies. STEP 4:Implementing growth plan. DEVELOPING A BUSINESS DEVELOPMENT STRATEGY: Growth strategies resemble a kind of ladder, where lower step presents less risk but maybe less quick-growth impact.So for intensive growth one should start from the lower step of the ladder which we call as intensive growth strategies.Growth strategies are never pursued in a vacuum, and being willing to change course in response to feedback from the market is as important as implementing a strategy in a single-minded way. Too often, companies take a year to develop a strategy and, by the time they're ready to implement it, the market has changed on them. So when putting together a growth strategy companies should think rapidly. Best approach could be take one step at a time. ➢ One of the ways for developing a business growth strategy for Purple HR could be buying a competing business or businesses.Employing such a strategy will add to the company’s growth and it will also eliminate another barrier standing in front...

Words: 419 - Pages: 2

Free Essay

Future Personal Plan

...Business Development Manager Job Description This site was created to help you: o Put together a great job description for a Business Development Manager position o Understand what a Business Development Manager is and what you should expect from one o Learn more about being a Business Development Manager Our homepage simply gives you the Business Development Manager job description. The rest of the site provides supplementary material related to business development and what you should expect from your Business Development Manager. You may use this Business Development Manager Job Description as a starting point for your company’s ad. Please spend the time to customize it to your company’s needs. This description contains just about everything you would ask a Business Development Manager to do. Therefore, it would be a lot to ask of one person. The Role of the Business Development Manager A Business Development Manager works to improve an organization’s market position and achieve financial growth. This person defines long-term organizational strategic goals, builds key customer relationships, identifies business opportunities, negotiates and closes business deals and maintains extensive knowledge of current market conditions. Business Development Managers work in a senior sales position within the company. It is their job to work with the internal team, marketing staff, and other managers to increase sales opportunities and thereby maximize revenue for their organization...

Words: 935 - Pages: 4