Free Essay

Diễn Thuyết

In:

Submitted By vickietran
Words 3671
Pages 15
Diễn thuyết có nghĩa là bạn chấp nhận những câu hỏi, và cũng chấp nhận rằng không phải câu hỏi nào cũng dễ chịu và dễ trả lời. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị kỹ càng, thì hãy sẵn sàng đối mặt với những câu hỏi hóc búa nhất.

Ronald Reagan (1911-2004) - Tổng thống thứ 40 của nước Mỹ - là một trong những nhà diễn thuyết xuất sắc trong lịch sử.
Đừng ngại những câu hỏi

Hãy bình tĩnh khi người hỏi không đồng tình với quan điểm của bạn. Bạn là người chuyên nghiệp mà! Dù bạn có cố gắng đến mấy, thì cũng không bao giờ có chuyện cả thế giới này đều đồng ý với bạn!

Mặc dù có một số người lấy việc dồn người khác vào chân tường là thú vui, và một số khác cho việc đứng lên hỏi han là để gây ấn tượng với cấp trên, nhưng đa số người đã đặt câu hỏi có nghĩa là họ thực lòng quan tâm. Bị hỏi không có nghĩa là bạn chưa diễn giải tường tận chủ đề của mình, đó chỉ là vì một số người có mối quan tâm sâu sắc hơn những công chúng bình thường khác. Vì thế, đây chính là những người đáng được trân trọng và góp phần làm cho bài diễn thuyết của bạn thành công.

Luôn phải dành thời gian sau khi diễn thuyết cho việc hỏi đáp. Khi yêu cầu câu hỏi mà chưa thấy ai hỏi, cũng đừng vội vã đứng lên đi luôn. Hãy cho công chúng vài giây để họ sắp xếp các suy nghĩ. Khi nhận được câu hỏi, hãy nhắc lại một lần nữa để đảm bảo tất cả mọi người đều nghe được (và rằng chính bạn cũng nghe chính xác câu hỏi).
Khi trả lời, hãy hướng đến tất cả công chúng. Bằng cách đó, bạn sẽ duy trì được sự chú ý của tất cả mọi người, chứ không chỉ của người hỏi. Và để củng cố thêm cho bài diễn thuyết của mình, hãy cố gắng liên hệ câu hỏi và câu trả lời đến những luận điểm chính trong bài diễn thuyết.

Hãy chắc chắn là bạn lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận. Nếu chưa hiểu, hãy hỏi lại. Hãy dừng lại suy nghĩ khi mà câu trả lời bạn đưa ra có thể đúng, nhưng lại không trúng với ý của người hỏi. Và nếu bạn không biết câu trả lời, hãy trung thực thú nhận, đừng dông dài để đánh trống lảng. Hãy nói với người hỏi rằng bạn sẽ trả lời họ sau... và nhớ là phải thực hiện lời hứa đó!

Mỗi câu trả lời chỉ nên kéo dài từ 10 - 40 giây. Nếu ngắn quá, câu trả lời sẽ cộc lốc; nhưng dài quá thì lại thành rườm rà. Đồng thời phải cẩn thận để không đi chệch hướng trong khi trả lời. Đừng để những câu hỏi lòng vòng khiến bạn xa rời chủ đề chính của bài diễn thuyết.

Nếu có ai đó không đồng ý với những điều bạn nói, hãy cố gắng tìm ra một vài điểm có thể tán thành trong lý lẽ của họ. Ví dụ, "Vâng, tôi hiểu luận điểm của anh/chị..." hay "Tôi rất vui khi anh/chị nhắc đến điểm này, nhưng...". Điều nên làm là khen ngợi và đồng tình với quan điểm của họ. Công chúng đôi khi có xu hướng nghĩ rằng "chúng tôi phải tìm ra cái sai ở anh", nhưng bạn thì không cần mạo hiểm gây căng thẳng với họ.

Chuẩn bị diễn thuyết

Sau một buổi hòa nhạc, một người hâm mộ nói với nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Fritz Kreisler rằng "Tôi sẵn sàng đánh đổi cả cuộc đời để chơi hay như ông", và nghệ sĩ trả lời, "Tôi đã làm đúng như vậy đó". Điều đó có nghĩa sự chuẩn bị không bao giờ là thừa, và "Thất bại khi chuẩn bị chính là chuẩn bị để thất bại". Những nhà diễn thuyết lớn luôn là những người làm việc có kế hoạch.

Trước hết, bạn cần biết tổng quát về công tác chuẩn bị cho cuộc họp, hội nghị hay buổi nói chuyện mà bạn là diễn giả, như thông tin về căn phòng, khách mời, các thành phần tham gia... Bài diễn thuyết cũng phải được chuẩn bị theo trình tự chuẩn bị của buổi họp.

Bước thứ hai là chuẩn bị cho bài diễn thuyết. Một bài diễn thuyết hay thường bắt đầu bằng lời giới thiệu và một yếu tố khuấy động, như một câu chuyện, một lời phát biểu hay một thông tin thú vị, một trò đùa, một câu trích dẫn, hay thậm chí một hành động có thể "làm nóng" đám đông.

Lời giới thiệu cũng cần có mục đích, và đó chính là mục đích hay mục tiêu của bài diễn thuyết. Nó không chỉ giới thiệu cho công chúng điều bạn sẽ nói, mà còn cho họ biết về mục đích của bài diễn thuyết.

Sau đó, hãy đi thẳng vào nội dung chính. ĐỪNG viết ra giấy từng từ một, chỉ cần dàn ý thôi. Với việc gạch đầu dòng một vài ý chính trên mẩu giấy nhỏ, bạn không những có một dàn ý, mà còn có cả một "người dẫn đường" để luôn đi đúng hướng khi diễn thuyết.

Để chuẩn bị một cách hiệu quả, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

- Mục đích của bài diễn thuyết là gì?

- Công chúng là những ai?

- Công chúng đã biết gì về chủ đề mà bạn định nói?

- Thái độ của công chúng khi đến với bạn như thế nào (thù địch hay thân thiện)?

Với một bài diễn thuyết khoảng 45 phút, không nên đưa vào quá 7 luận điểm chính. Nghe thì có vẻ không nhiều, nhưng nếu bạn muốn công chúng có thể mường tượng rõ ràng về những gì bạn nói, thì đừng bắt họ phải nhớ nhiều hơn thế.

Sau đây là một số yêu cầu cần lưu ý khi lên cấu trúc cho một bài diễn thuyết:

- Thời gian: sắp xếp thời gian hợp lý cho mỗi ý cần trình bày và tránh sự ngắt quãng.

- Cao trào: nhấn mạnh vào luận điểm quan trọng nhất.

- Trục trặc: lường trước những vấn đề có thể phát sinh, tính trước cách khắc phục, thậm chí tìm cách tận dụng những rắc rối đó.

- Phân loại: xác định mức độ quan trọng của từng luận điểm.

- Từ đơn giản đến phức tạp: sắp xếp các ý theo trình tự từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. Trong một số trường hợp, có thể sắp xếp theo trình tự ngược lại.

- Yếu tố phi ngôn ngữ: tận dụng những yếu tố như biểu đồ, hình vẽ, ảnh, thông cáo... để bài diễn thuyết sinh động và dễ hiểu hơn.

Sau nội dung chính là phần kết luận. Đây cũng là lúc bạn trả lời các câu hỏi, tổng kết và cảm ơn công chúng. Hãy lưu ý, bạn phải nói cho công chúng biết họ sẽ nghe gì (lời giới thiệu), đang nghe gì (nội dung chính), và đã nghe gì (lời tổng kết).

Tóm lại, điều quan trọng nhất trong việc chuẩn bị diễn thuyết không gì khác hơn là luyện tập, luyện tập và luyện tập. Mục đích chính của việc lập dàn ý là đưa ra một trình tự mạch lạc, chặt chẽ cho những điều bạn muốn nói. Bạn phải hiểu rõ những gì mình cần nói để khi thực sự diễn thuyết, bạn chỉ cần thỉnh thoảng nhìn qua dàn ý để đảm bảo mình vẫn đang đi đúng đường. Nó cũng giúp bạn giữ bình tĩnh bằng cách củng cố sự tự tin cho bạn.

Bạn có thể luyện tập bằng cách "nói thử" trước đồng nghiệp, gia đình hay bạn bè. Họ có thể đưa ra phản hồi và cho bạn cơ hội luyện tập việc giữ bình tĩnh, điều đó rất cần thiết. Và đây là một số quy tắc đơn giản giúp bạn nâng cao khả năng diễn thuyết. Từ đó, có được những bài thuyết trình hiệu quả hơn và gặt hái nhiều thành tựu hơn trong công việc: 1. Hãy đơn giản
Nói năng tự nhiên. Giao tiếp bằng mắt với người nghe. Đừng để hai tay có những hành vi thừa thãi. 2. Hãy trình bày có cảm xúc
Bất kể bạn nói về vấn đề gì, mọi người đều muốn thấy bạn hào hứng với nó. Tất nhiên, đừng giả vờ tỏ ra như vậy. Hãy để cảm xúc và niềm đam mê thể hiện trong bài diễn thuyết của bạn về công việc cũng như sản phẩm. 3. Cân bằng dạng thức thông tin
Đừng quá tham lam trong việc đưa thông tin ở phần trình bày. Khi nói, bạn chỉ nên đưa ra những điều cơ bản và để riêng các thông tin cụ thể ở phần tài liệu phát kèm. Bạn có thể sử dụng trình chiếu PowerPoint nhưng đừng lạm dụng quá. 4. Nắm rõ trước các mối liên hệ
Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu về những người sẽ nghe bạn thuyết trình trước đó. Điều đó sẽ tạo cho họ một niềm tin vào bạn và những gì bạn nói. 5. Hãy minh họa, đừng kể lể
Bạn hãy minh họa điều cần nói bằng những câu chuyện, ví dụ và những kinh nghiệm cá nhân.
Đừng chỉ liệt kê ra những luận điểm. 6. Loại bỏ những cử chỉ gây khó chịu
Những tiếng “ừm” hay “à” cần phải được loại bỏ. Cũng tương tự vậy là tiếng lóc xóc của tiền xu trong túi. 7. Nắm rõ tài liệu thuyết trình
Không gì có thể gây khó khăn khi bạn đã hiểu thấu đáo nội dung cần diễn thuyết. Cách này sẽ giúp bạn giải quyết được vô số những vấn đề khúc mắc khác có thể nảy sinh. 8. Lôi kéo khán giả tham gia ở nhiều cấp độ khác nếu điều đó hiệu quả
Bạn có thể sử dụng những phương pháp khác nhau như dành thời gian để làm việc một mình hoặc với đối tác, hoặc có thể phản hồi về vài điểm cụ thể, câu hỏi hay câu trả lời nào đó. 9. Đừng bị phân tán bởi phản ứng của mọi người và mất tinh thần
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết tại sao ai đó lại không thể tiếp tục nghe bạn nói hay đứng dậy, đi ra ngoài. Có vô vàn những lý do có thể chẳng liên quan gì tới bạn hoặc phần trình bày của bạn. Hãy coi đó là việc khác và tiếp tục công việc diễn thuyết của mình.
10. Và có lẽ, điều quan trọng nhất – ĐỪNG BAO GIỜ nói quá lâu so với thời gian dành cho bạn!
Đây là cách nhanh nhất khiến mọi người trong phòng quên sạch tất cả những điều tốt đẹp bạn vừa nói. Hãy biết rút lui đúng thời điểm nhé.

Phần kết thúc của một bài nói rất quan trọng. Bạn luôn mong muốn thính giả đứng dậy cùng sự đồng tình và ghi nhớ những điều bạn đã nói. Đừng chỉ nói : “Xem nào, tôi, ừm...đã xong”. Nói cách khác, hãy đừng kết thúc quá đơn điệu.

Giải pháp: nếu nội dung bài trình bày của bạn dài dòng và phức tạp, hãy tóm tắt trước khi kết thúc bài diễn văn.

Thông thường, sau khi nghe bạn thuyết trình, thính giả sẽ đặt câu hỏi: "Thế thì sao nhỉ?", nghĩa là họ vẫn chưa hiểu được mục đích cưối cùng bài diễn văn của bạn mưốn nói gì.
Một vị giáo sư mà tôi quen biết kể rẳng, ông ta thường thấy sinh viên của mình rời giảng đường và nói với nhau: “Thế thì sao nhỉ?”, đặc biệt ở những bài giảng mang tính lí thuyết. Nhưng sự thật là, ngay cả khi bạn đã đưa thính giả đến câu hỏi “Thế thì sao?”, họ thường vẫn không quan tâm. Do vậy, bạn cần tạo sự hứng thú cho khán giả.

Bạn muốn thính giả cảm nhận gì khi kết thúc bài nói?

Bạn nên báo hiệu sự kết thúc bài nói như thế nào? Nói “Tóm lại...” hay hơn là chỉ nói “CuốI cùng…”. Bằng cách nào đó, hãy cho mọi người biết chắc chắn bạn sắp kết thúc, và rồi bạn hãy nói lời kết. Tôi từng nghe một vị hiệu trưởng đạI học nói, ông ta đưa mọI ngườI lên cao trào, hạ xuống, rồI lạI lên, lên nữa, và lạI lên nữa. Điều này thường diễn ra trước bữa trưa và lấn vào giờ ăn. Bạn có thể tưởng tượng được thính giả đã hứng thú lắng nghe như thế nào.

Các cách kết luận

Đưa ra thách đố hay lờI kêu gọi cho thính giả.
Tóm tắt những ý chính.
Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ.

Thách thức hay kêu gọi

Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe. Dưới đây là một bước trong quá trình Thuyết phục.

“Cha mẹ dành dụm tiền để bạn có được học vấn. Còn các bạn là người kiểm soát số tiền đó một cách hiệu quả. Nếu các bạn muốn có chỗ đỗ xe tốt hơn ở trường đại học, các bạn phải cùng lên tiếng. Các bạn phải cho ban điều hành biết nếu họ không làm gì cho bãi đỗ xe thì các bạn sẽ làm. Đó là quyền lợi của tất cảc các bạn. Vì vậy, trước khi rời khỏi đây, hãy cùng kí vào đơn thỉnh cầu.”

Tóm tắt các ý chính

Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể. “Tóm lại, hãy nhớ rằng có năm cách chính để cải thiện điểm số của bạn. Đầu tiên, hãy đến lớp. Thứ nhì, ghi chép có hiệu quả. Thứ ba, hãy xem lại mỗi ngày. Thứ tư, lên kế hoạch cho thời gian cuả bạn. Và cuốI cùng, hãy ngủ thật đầy đủ trước một kì thi.” Cũng như phần mở đầu, những kết luận trích dẫn giúp mọi ngườI tiếp thu nhanh hơn.

Sử dụng các minh hoạ tiêu biểu

Hãy tham khảo phần nói về minh hoạ ở trên. Phần minh hoạ kết thúc phảI tổng quát và có tính kết thúc. Bạn có thể đưa vào một câu chuyện tiếu lâm.

Bổ sung sự thuyết phục

Hãy đưa thêm vài lí do để mọI ngườI chấp nhận hoặc thực hiện điều bạn đề nghị.
Đưa ra những ý định hoặc chủ kiến của bản thân.
Trong một bài nói thuyết phục mọI ngườI sử dụng vaccine ngừa viêm gan. Bạn có thể đưa ra đề nghị vớI thính giả rằng bạn sẽ đến trạm y tế học đường ngay sau buổI học, và mờI mọI ngườI cùng đến. Cách này sẽ chưa hiệu quả, một khi bạn chưa thật sự đưa ra một ý định, một sự hi sinh,v.v...

tĩnh, điều đó rất cần thiết.
Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi mới lọt”, “Mở bài thành công là thắng lợi một nửa”… là kinh nghiệm của những người thuyết trình chuyên nghiệp. Theo các kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng, để thu hút và gây ấn tượng với người nghe, bạn chỉ có 4 phút để có một phần mở đầu cho một bài thuyết trình hoàn hảo. Người nghe có tiếp tục ủng hộ bạn hay không chính là phụ thuộc vào 4 phút đầu tiên đó của bạn.

Vậy làm thế nào để có một mở đầu bài thuyết trình đi vào tâm trí người nghe? Làm thế nào để có thể lôi cuối thính giả tham gia vào bài thuyết trình của bạn? Sau đây là 6 bí quyết sẽ giúp bạn một phần thực hiện mong muốn đó.

1. Mở bài bằng một tình huống gây sốc.
Tôi đã từng tham dự một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty điện thoại. Khi khách hàng vừa ổn định chỗ ngồi, bất ngờ một nhân viên của công ty chạy ra và đập mạnh chiếc điện thoại trên tay xuống sàn nhà. Các thiết bị của máy văng ra mỗi nơi một bộ phận. Người nhân viên đó từ từ nhặt nhạnh và ghép các bộ phận lại với nhau. Thật tuyệt vời, chiếc điện thoại vẫn chạy tốt. Vâng, đó là một trong những tính năng độc đáo của chiếc điện thoại của hang chúng tôi, người thuyết trình từ trong cánh gà từ từ bước ra tuyên bố. Thật sự khách hàng khi đó rất sốc trước tình huống đó, tất cả bị cuốn vào bài thuyết trình của công ty.

Mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc cũng là một cách thức bạn có thể sử dụng trong những bài nói của mình. Những tình huống gây sốc sẽ khiến người nghe bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của bạn, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không nên gây ra những tình huống quá sốc và phản cảm cho người nghe.

2. Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.

Ví dụ để thuyết phục người nghe lựa chọn hình thức học tập E-Learning, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu: giảm 70% chi phí đào tạo, tiết kiệm 60% thời gian học tập, tăng năng xuất làm việc cho bạn 25%.

3. Một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào.

Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Một lời khuyên cho bạn, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.

4. Chiếm lấy trái tim người nghe
Larry King, một trong những chuyên gia thuyết trình nổi tiếng của đài CNN thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều cuộc thuyết trình, thay vì một tắc phong trang trọng ông lại bắt đầu bằng cách nói nên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của ông thường kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.

Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.

5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp của bạn
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giầu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đâu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.

6. Những câu hỏi bất ngờ
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của họ.

Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ như chỉ là những câu hỏi đơn giản: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?...
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình. Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình của mình.

Similar Documents

Free Essay

The Vietnam War and the United States

...In the year 1950, Vietnam no longer represented the common analogy of a “fat kid in a candy shop”: the ending to their situation was unpredictable. The result of the war taking place in this country, would more or less lead to the beginning of the world wide domination of Communism or it would just be another trophy in the French‘s display of achievements. So which aim wins wars, patriotism or materialism? America stepped into the lime-light of the Vietnam War with neither of these as their motives. Thus the lingering question, why did we even get involved? And better yet, why did we support a country [France] whom we have never allied ourselves with before? In the beginning, we, as a nation, only wanted what was best for the Vietnamese, as in a functioning government, and the programs we supported and helped establish were created to do just this. Yes, if France won the war they would again resume power, but in a sense, would this not lead them back into a state of normalcy? All in all, America learned not to try and predict outcomes, because in the end, we would probably be wrong. Upon achieving favorable circumstances following World War II, Ho Chi Minh revolutionized and secured his own authority in North Vietnam. Minh noted that complete independence throughout the whole country of Vietnam would not be attained easily. The French marched right back into the Vietnamese lives to reclaim the land they had ruled over, for nearly half a century (Herring 6). The French took...

Words: 479 - Pages: 2

Free Essay

Marketing Insight

...Marketing insight of Macdonal in VietNam. While in viet nam mardonal stores provide marketing strategies based on customer psychology. stores are equipped with Mp3 to customers can listen to music according to their individual preferences. Besides providing high-speed wireless systems to customers dowload music and watch movies in tablet or phone. Mardonal products are manufactured according to international standards should create the trust of customers viet nam. 24 HOUR Vietnam will be the McDonald's restaurant serves fast food first open 24/7 in Vietnam, to give you and your family delicious meals in a comfortable space and safety at any time in day. DRIVE-THRU In 1975 in the US, McDonald's was the first restaurant to serve in the model drive-thru, buy food without parking, the guests busy just pulled into a windows box sales, order food and are receiving right there. Today, 65% of McDonald's restaurants worldwide are windows delivery characteristics. Vietnam will be the McDonald's fast food restaurant first to bring this model to Vietnam. Consistent with the lifestyle of the local people, facilities as well as the effectiveness of the model will bring you hot dishes, fresh and qiuckly. Mc CAFE In addition to fast food coffee mardonal also provide our customers needs. Mr Cafe meets the elements of space, quality and professionally prepared - McCafe is the place to satisfy all. McAfee makes you feel very comfortable and interesting and offering a friendly and professional...

Words: 515 - Pages: 3

Premium Essay

International Treaty

...leadership of the French, who’s intent was to continue control over Vietnam, the bloody and long battle between the Vietnamese nationalist forces. “Since 1946 the two sides had been hammering away at each other. By 1954, however, the French were tiring of the long and inclusive war that was draining both the national treasury and public patience.” (www.history.com) “The United States had been supporting the French out of concern that a victory for Ho’s forces would be first step in communist expansion throughout Southeast Asia. When America refused France’s requests for more direct intervention in the war, the French announced that they were including the Vietnam question in the agenda for the Geneva Conference.” (www.history.com) Dien Bien Phu is where and when the Vietnamese forces captured the French base and discussions on the Vietnam issue started at the conference just as the worst military defeat of war suffered was France. The Geneva Agreements were signed in July 1954 and the French agreed to withdraw their troops from northern Vietnam as part of the agreement. Pending elections within two years to choose a president, Vietnam would be temporarily divided at the 17th parallel and reunite the country. No foreign troops could enter Vietnam during that two-year period. Ho Chi Minh believed that signing off on the agreement cheated him out...

Words: 1159 - Pages: 5

Free Essay

Economics

...VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Student

...VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Miiu Ngố

...Bài tập Kinh tế lượng cho hệ phi chính quy với phần mềm EVIEWS ---o0o--- Bài 1: Cho bộ số liệu: LB – lượng bán smartphone/tháng, KD – số năm kinh doanh điện thoại, QC – chi phí quảng cáo/tháng của 25 doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động trên địa bàn Hà Nội. Kết quả ước lượng với phần mềm EVIEWS: Dependent Variable: LB | | Included observations: 25 | | | | | Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob.   | C | -24.50130 | 28.44835 | -0.861255 | 0.3984 | KD | 74.24850 | 17.82411 | 4.165622 | 0.0004 | QC | 63.02896 | 26.09803 | 2.415085 | 0.0245 | R-squared | 0.882360 |     Mean dependent var | 186.1600 | Adjusted R-squared | 0.871666 |     S.D. dependent var | 148.2978 | S.E. of regression | 53.12588 |     Akaike info criterion | 10.89537 | Sum squared resid | 62091.91 |     Schwarz criterion | 11.04164 | Log likelihood | -133.1922 |     F-statistic | 82.50569 | Durbin-Watson stat | 1.719869 |     Prob(F-statistic) | 0.000000 | | Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: | | F-statistic | 0.277740 |     Prob. F(1,21) | 0.603710 | Obs*R-squared | 0.326327 |     Prob. Chi-Square(1) | 0.567830 | White Heteroskedasticity Test: no cross terms | | F-statistic | 2.099157 |     Prob. F(4,20) | 0.118847 | Obs*R-squared | 7.392276 |     Prob. Chi-Square(4) | 0.116554 | White Heteroskedasticity Test: cross terms | | F-statistic | 10.27810 |     Prob. F(5,19) | 0.000069 | Obs*R-squared | 18.25193 |     Prob. Chi-Square(5)...

Words: 2467 - Pages: 10

Free Essay

Efa Total

...Lesson 13: A presentation Bài 13: Thuyết trình Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc. Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh. Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đoạn hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau. Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế. Lesson 13: A presentation Bài 13: Thuyết trình Trong Bài 13 này, bạn sẽ tìm hiểu xem mình phải giới thiệu thuyết trình viên sao cho trang trọng. Bạn cũng sẽ học cách chuẩn bị bài thuyết trình và phải nói làm sao để người nghe biết bố cục của nó. Nào chúng ta bắt đầu nhé. Câu chuyện diễn ra vào sáng thứ Ba - Douglas, Caroline, Harvey và Victoria đang hội họp với Lian và Lok để cho họ biết quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty Foods sẽ bao gồm những vấn đề gì. Douglas: Lian and Lok, I’d like to formally welcome you to this meeting and thank you for giving us your time today. Thưa ông Lok và bà Lian, thật hân hạnh được đón tiếp ông...

Words: 2549 - Pages: 11

Free Essay

NghiêN CứU ThựC NghiệM Và NghiêN CứU DâN TộC HọC: Hai PhươNg PháP Cơ BảN Trong NgôN Ngữ HọC ứNg DụNg

...Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 24 (2008) 12-21 Nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dân tộc học: hai phương pháp cơ bản trong ngôn ngữ học ứng dụng Lê Hùng Tiến* Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 23 tháng 03 năm 2008 Tóm tắt. Bài viết là một trong những nỗ lực bàn về các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng (NNHƯD), chủ yếu tập trung vào hai phương pháp chính là phương pháp thực nghiệm và phương pháp dân tộc học và những vấn đề liên quan tới nghiên cứu NNHƯD tại Việt Nam. Nội dung bài tập trung vào một số vấn đề: - Một số vấn đề về lý luận cơ bản trong nghiên cứu NNHƯD. - Hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu NNHƯD: nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu dân tộc học. - Các khái niệm, kỹ thuật cơ bản và sự khác nhau giữa hai phương pháp nghiên cứu NNHƯD - Một số vấn đề về thực tiễn nghiên cứu NNHƯD ở Việt Nam. nghĩa hẹp hơn chỉ phân ngành nghiên cứu việc dạy và học ngoại ngữ. Hiện tại ở trong nước việc nghiên cứu NNHƯD cũng đang phát triển phục vụ trực tiếp cho việc ứng dụng ngôn ngữ vào các mục đích thực tiễn như dạy và học ngoại ngữ, dịch thuật, pháp y, điều trị học, v.v... Tuy nhiên trong các nghiên cứu nói trên phần nhiều vẫn còn ở tình trạng manh mún và thiếu phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu phù hợp, dẫn tới tình trạng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng thấp chưa đóng góp nhiều cho lý luận hoặc phục vụ hiệu quả cho thực tiễn ở Việt...

Words: 5266 - Pages: 22

Free Essay

Freemium

...Kế hoạch I love English Chủ đề: BẢO VỆ Môi trường – CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG I. Vòng 1: Sơ loại - Viết 1. Số lượng đăng kí: * Mỗi khoa nhiều nhất 3 đội, ít nhất là 1 đội => Tối đa: 18 đội. * Mỗi đội gồm 3 thành viên. 2. Thời gian: 6/11/11 (dự kiến) 3. Địa điểm: hội trường E. 4. Cách thức: * Tất cả các đội sẽ có 30p để viết về 1 topic đc cho sẵn. * 3 thành viên trong 1 đội sẽ cùng nhau hợp tác. * Không được sử dụng từ điển. * Ban tổ chức sau đó sẽ gởi các bài làm cho ban giám khảo (thầy Bá, chị tram anh, anh Minh, cô Maria để chấm chọn) 5. Số lượng lựa chọn: * 8 đội có bài viết tốt nhất. II. Vòng 2: Bán kết 6. Số lượng: 8 đội 7. Thời gian: 13/11/11 (dự kiến) 8. Địa điểm: hội trường A. 9. Cách thức: * Chia làm 2 đợt, mỗi đợt gồm 4 đội, bóc thăm. * Mỗi đợt gồm 2 phần thi. * Phần 1: 4 đội sẽ cùng nhau trả lời các câu hỏi bằng cách đưa đáp án (A,B,C,D). Tổng số câu hỏi: 10 câu/đợt. * Mỗi câu 10 điểm. * Phần 2: Tìm từ khóa cho các ô trống. * Có tổng cộng 8 dãy ô trống. * Mỗi đội lần lượt chọn 1 dãy ô. * 1 dãy ô là đáp án của 1 câu hỏi. Các đội cùng nhau ghi câu trả lời vào bảng * Ở phần lựa chọn của đội nào, nếu trả lời đúng, đội đó được cộng 15 điểm. * Các đội khác trả lời đúng được 10 điểm. ...

Words: 719 - Pages: 3

Free Essay

BáO CáO

...HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP NHÓM A. Hướng dẫn chung Các bước cơ bản tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm: 1. Đưa ra một vấn đề hay một câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà Anh/Chị quan tâm. Dựa vào lý thuyết kinh tế, các công trình nghiên cứu thực nghiệm có trước đây, hay dựa vào kinh nghiệm và những mối quan tâm riêng của Anh/Chị, Anh/Chị nên chọn một vấn đề kinh tế mà theo Anh/Chị cho là quan trọng và nổi bật. 2. Dựa vào chủ đề đã chọn ở bước một, Anh/Chị cần phải xây dựng một mô hình mà Anh/Chị có thể ước lượng mô hình này bằng cách sử dụng các phương pháp mà chúng ta đã được tiếp cận. 3. Thu thập các dữ liệu cần thiết từ những nguồn tin cậy. Anh/Chị cần có số quan sát đủ lớn, sao cho Anh/Chị có thể có được các ước lượng tương đối chính xác và có khả năng thực hiện kiểm định giả thuyết. Qui tắc kinh nghiệm thông thường là làm sao dữ liệu của các Anh/Chị có bậc tự do (n-k) từ 30 trở lên. Mặc dù vậy có thể do hạn chế trong thu thập số liệu, đối với các dữ liệu chuỗi thời gian các Anh/Chị có thể sử dụng bậc tự do lớn hơn 10. 4. Ước lượng mô hình, và thảo luận về các vấn đề kinh tế lượng liên quan. Hãy tiến hành tất cả các kiểm định giả thuyết cần thiết. Hãy thực hiện những thay đổi cần thiết trong mô hình dựa vào kết quả từ các kiểm định của Anh/Chị. 5. Thảo luận về các kết quả của Anh/Chị bằng ngôn ngữ kinh tế trên cơ sở liên hệ cũng như đối chiếu với vấn đề kinh tế mà Anh/Chị đã đề ra ở bước đầu tiên trong bài tập...

Words: 1376 - Pages: 6

Free Essay

Project Mamagement

...tác động đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp VN. Kết quả cho thấy quyết định đầu tư có tác động tích cực lên giá trị doanh nghiệp nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội và nhóm công ty nắm giữ ít tiền mặt. Quyết định tài trợ cũng có cùng tác động như quyết định đầu tư; tuy nhiên, ở quyết định này những công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội có ảnh hưởng mạnh hơn và có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại. Cổ đông của những công ty nắm giữ tiền mặt vượt trội không đánh giá cao chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt, trong khi đó với nhóm còn lại kết quả chưa rõ ràng và không có ý nghĩa thống kê. Từ khoá: Dự trữ tiền mặt quá mức, các quyết định tài chính, giá trị công ty, vấn đề đại diện, VN. 1. Giới thiệu Trước bối cảnh nền kinh tế VN nhiều biến động và bất ổn từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khá nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng tích luỹ nhiều tiền mặt tại quỹ. Nắm giữ nhiều tiền sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được tính thanh khoản, có tính linh hoạt tài chính cao, dễ dàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng với các chủ nợ, thanh toán được tiền mua hàng cho nhà cung cấp, đáp ứng được các khoản chi phí để duy trì hoạt động, thực hiện được các dự án đầu...

Words: 9301 - Pages: 38

Free Essay

Stock Market

...TÓM TẮT: Bài viết này nghiên cứu về chính sách chia cổ tức của các công ty Thái Lan, được liệt kê trong giai đoạn từ năm 2002-2008. Kết quả đã cho thấy rằng các công ty lớn có lợi nhuận cao hơn với dòng tiền lưu chuyển miễn phí và lợi nhuận giữ lại vào vốn chủ sỡ hữu có xu hướng trả cổ tức cao hơn.Ngoài ra, các bằng chứng hiển thị rằng các doanh nghiệp với các cơ hội có sự tăng trưởng cao hơn, được uỷ nhiệm bởi Giá trị thị trường trên giá tri sổ sách, có xu hướng thanh toán tỷ lệ trả cổ tức thấp hơn nhưng năng suất cổ tức cao hơn. Tóm lại, những phát hiện từ nghiên cứu này cung cấp và hỗ trợ rất nhiêu cho dòng tiền miễn phí lưu chuyển và giả thuyết vòng đời.Hơn thế nữa, nó cho thấy rằng đòn bẩy tài chính rõ ràng là có quan hệ thích cực đến mức thanh toán cổ tức, mà điều này làm dậy lên mối nghi ngờ rằng các công ty Thái Lan có dựa trên nợ để trả cổ tức hay không? Từ khóa: Chính sách cổ tức, Vòng đời, dòng tiền lưu chuyển miễn phí, Thái Lan 1. Lời mở đầu: Chính sách cổ tức là một trong những phần quan trọng nhất trong các tài liệu tài chính. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu lý do là tại sao các doanh nghiệp phải trả một phần đáng kể thu nhập của họ dưới dạng cổ tức. Nếu thế, theo những đề xuất về cổ tức bất hợp lý của Miller và Modigliani (1961), chính sách cổ tức không thay đổi tài sản của các cổ đông.Đây được gọi là 'câu đố cổ tức' trong các tài liệu tài chính (Black, năm 1976).Một trong những cách giải thích là cổ tức cho ta thấy được những vấn đề (agency) giữa nhà quản...

Words: 6430 - Pages: 26

Free Essay

Differences Between Quantitative and Qualitative

... |Phương pháp nghiên cứu định lượng | |1/ Đinh nghĩa : | | |- NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương |NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ| |pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của |trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. | |nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. | | |2/ Lý thuyết: | | |- NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp |NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự | |nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không |nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được | |chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong |trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan | |nghiên cứu. | | |3/ Phương hướng thực hiện: | | |a/ Phỏng vấn sâu : |a/ Nghiên cứu...

Words: 1374 - Pages: 6

Free Essay

Doc, Pdf,

...và lợi ích của nghiên cứu. | |Cơ sở lí luận (Tổng quan tài liệu) |Phần cơ sở lí luận trình bày các nghiên cứu có trước, các báo cáo trong ngành, dữ liệu bên | | |trong công ty liên quan đến vấn đề nghiên cứu. | | |Cơ sở lí luận là nền tảng để phát triển các câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu. | |Mục tiêu nghiên cứu |Gồm các nội dung theo tiến trình sau (chú trọng trình bày các kĩ thuật thu thập dữ liệu thăm | | |dò): | | |Xác định vấn đề quản trị (vấn đề/cơ hội kinh doanh, phương án ra quyết định quản trị) | | |Xác định vấn đề nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục| | |tiêu nghiên cứu) | |Danh mục tài liệu tham khảo...

Words: 2012 - Pages: 9

Free Essay

Bachelor

... Phơi Bày Bản Chất Nhà Nước Dẫn nhập Cuốn sách này đưa ra một trình thuật cô đọng từ góc nhìn của Rothbard về Nhà nước. Nối tiếp Franz Oppenheimer và Albert Jay Nock, Rothbard cũng nhìn nhận Nhà nước như một thực thể bóc lột. Nó không sản xuất ra bất kì thứ gì nhưng lại trộm cướp nguồn lực từ những người tham gia sản xuất. Khi áp dụng quan điểm này lên lịch sử nước Mỹ, Rothbard cũng mượn đến những trước tác của John C. Calhoun. Làm thế nào một tổ chức thuộc dạng này có thể duy trì chính bản thân nó? Nó phải vận dụng tuyên truyền để giành được sự ủng hộ của quần chúng đối với những chính sách của nó. Giới trí thức và tòa án đóng một vai trò then chốt ở đây, và Rothbard dẫn ra tác phẩm của nhà lý thuyết pháp luật có ảnh hưởng lớn Charles Black, Jr. như một điển hình của sự huyễn hoặc về tư tưởng trong quá trình Tòa án Tối cao trở thành một cơ quan được sùng kính. Mục lục Nhà Nước Không Đồng Nghĩa Với Điều Gì …................................................................................... 1 Nhà Nước Là Gì ….............................................................................................................................. 4 Nhà Nước Bảo Toàn Chính Nó Như Thế Nào …................................................................................. 7 Nhà Nước Vượt Qua Những Giới Hạn Của Nó Như Thế Nào …....................................................... 15 Nhà Nước Sợ Hãi Điều Gì …......................................................

Words: 16048 - Pages: 65