Free Essay

Duy Vat Bien Chung

In:

Submitted By triphan
Words 8067
Pages 33
Phép biện chứng duy vật
11:01 Dao No comments
Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook
HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
a. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Đối lập với quan điểm biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp. Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng, sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau.
Ví dụ: tự nhiên theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Xã hội chỉ là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xã hội một mặt, phụ thuộc vào các qui luật tự nhiên, nhưng mặt khác còn phụ thuộc vào những qui luật xã hội, trong đó con người là chủ thể của lịch sử xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc thù, được tách ra hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hoá liên tục, lâu dài của tự nhiên.
Tính chất của mối liên hệ: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
Tính khách quan của mối liên hệ là mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, dù thể hiện dưới hình thức nào cũng cũng là sự qui định, tác động và chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Ví dụ: con người không thể tùy tiện lựa chọn chủ quan một hình thức xã hội này hay một hình thức xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn của mình thì con người có thể nhận thức, vận dụng thành công các qui luật khách quan để khẳng định vai trò của con người trong quá trình biến đổi hiện thực khách quan.
Tính phổ biến của mối liên hệ là không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới tồn tại tuyệt đối biệt lập mà bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng như một cấu trúc mang tính hệ thống và sự tương tác và biến đổi lẫn nhau trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể, còn phép biện chứng duy vật thì nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến của tự nhiên xã hội và tư duy. Vì vậy, Ph.Ăngghen đã viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”[1].
Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ là các sự vật, hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của mối liên hệ có thể phân chia các mối liên hệ theo từng cặp như mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, mối liên hệ cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng… Sự phân chia các cặp của các mối liên hệ cũng mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến và giữa chúng đều có khả năng chuyển hoá cho nhau, tùy theo những điều kiện khách quan nhất định.
b. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên, khi nghiên cứu mối liên hệ phổ biến phải có quan điểm toàn điện, quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời, phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định được mối liên hệ bên trong, bản chất, qui luật của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là có sự thống nhất ở mức độ nhất định về mặt lợi ích, nhưng nó cũng tồn tại những mâu thuẫn nhất định…
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.
Ví dụ: Nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là xóa bỏ các quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà chỉ phát triển sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Hiện nay trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc duy trì và phát triển hình thức sở hũu tư nhân về tư liệu sản xuất là một yêu cầu khách quan mang tính qui luật.
Phê phán quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp.
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Nội dung nguyên lý về sự phát triển
Đối lập với quan điểm biện chứng, quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển. Bởi vì, họ tuyệt đối hóa sự ổn định tương đối của sự vật và hiện tượng, chứ không thấy được vận động, sự thay đổi chuyển hóa cũng như sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ không phải về mặt chất lượng hoặc không có sự ra đời của cái mới cao và hoàn thiện hơn cái cũ. Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn và phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng..
Cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển.
Khái niệm vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là sự biến đổi nói chung và là phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó, có nghĩa là có những hình thức vận động bao hàm sự phát triển và có hữnng hình thức vận động không bao hàm sự phát triển. Ngược lại, khái niệm phát triển thì không khái quát mọi sự vận động nói chung, nó chỉ khái quát những vận động đi lên, sự xuất hiện cái mới theo một chiều hướng chung là từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chưa hoàn thiện đến hoàn thiện so với cái cũ hoặc quá trình trước đó.
Như vậy, sự phát triển bao hàm sự vận động, sự xuất hiện cái mới theo chiều hướng đi lên. Nhưng không phải bất kỳ sự vận động nào cũng bao hàm sự phát triển. Không nên hiểu phát triển không phải bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp; mà là con đường quanh co, phức tạp. Xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên tuần tự và đồng thời có những vận động đi xuống, hoặc thụt lùi. Nhưng về quá trình và trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hướng tất yếu. Chính vì vậy, phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật và hiện tượng.
Tính chất của sự phát triển: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, dù thể hiện dưới hình thức nào cũng cũng là quá trình giải quyết mâu thuẫn vốn có của các sự vật, hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng khuynh hướng chung của sự phát triển trên cơ sở phân tích, giải quyết các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Tính phổ biến của sự phát triển là không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới là không vận động mà phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, phát triển là một quá trình vận động đi lên diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Trong đó, sự xuất hiện con người cũng chỉ là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Tính đa dạng phong phú của sự phát triển được thể hiện trong các sự vật, hiện tượng đều gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của sự phát triển có thể phân chia sự phát triển như một quá trình xuất hiện cái mới có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể của nó. Sự xuất hiện cái mới luôn gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Trong đó, cái mới phù hợp với qui luật vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy là tiêu chuẩn của sự phát triển. Bởi, có những cái mới là cái khác với cái cũ hoặc quá trình trước đó, nhưng không là tiêu chuẩn của sự phát triển vì nó không phù hợp với qui luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
b. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta nhận thức được rằng, muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động tất yếu của chúng, phải có quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm phát triển với yêu cầu khi phân tích một sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động để phát hiện được xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. Điều đó, có nghĩa là khi nghiên cứu sự tồn tại, vận động của sự vật, hiện tượng phải thấy được phát triển là khuynh hướng chung trong sự vận động của sự vật, hiện tượng; đồng thời cũng phải nhận thức đúng tính khách quan, phổ biến, tính đa dạng phong phú của sự phát triển vận dụng trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Quan điểm phát triển còn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới là tiêu chuẩn của sự phát triển. Sự xuất hiện cái mới là một quá trình, nhưng là cái tất yếu thay thế cái cũ, nhưng sự kế thừa những mặt tích cực của cái cũ là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của cái mới.
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Khi phân tích quá trình vận động của các sự vật, hiện tượng phải xem xét nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.
Phê phán quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển. Bởi vì, họ tuyệt đối hóa sự ổn định tương đối của sự vật và hiện tượng, chứ không thấy được vận động, sự thay đổi chuyển hóa cũng như sự phát triển của sự vật và hiện tượng. Nếu có thừa nhận sự phát triển thì theo họ chẳng qua chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần về mặt số lượng, chứ không phải về mặt chất lượng hoặc không có sự ra đời của cái mới là cái cao hơn và hoàn thiện hơn cái cũ.
II. QUI LUẬT NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN THAY ĐỔI CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Qui luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại nghiên cứu nghiên cứu phương thức (cách thức) chung, phổ biến của các quá trình vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. Khái niệm chất và lượng
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới cũng bao gồm sự thống nhất giữa chất và lượng.
Chất là tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể để khẳng định sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Con người khác với động vật là do tính qui định về chất của con người và là khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động và có ý thức.
Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính có thể là một chất. Do đó, mỗi sự vật có thể là một chất, có thể là nhiều chất tuỳ theo những mối liên hệ nhất định. Ví dụ: Con người là một thực thể tư nhiên có đặc tính xã hội là một để khẳng định con người là gì và phân biệt con người với các sự vật, hiện tượng khác trong tự nhiên. Nhưng theo một nghĩa khác, con người bao gồm hai thuộc tính chung nhất là thuộc tính sinh học và thuộc tính xã hội và tương ứng với hai thuộc tính đó cũng được coi là một chất cụ thể khác nhau của con người. Cho nên, phân biệt sự khác nhau giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ theo những mối liên hệ nhất định.
Chất có tính ổn định tương đối để khẳng định sự vật là gì và là tiêu chuẩn để phân biệt nó với sự vật khác.
Lượng cũng là tính qui định khách quan vốn có của sự vật biếu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của sự vật.
Mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới đều là những chất cụ thể được thể hiện thông qua lượng. Do đó, lượng của sự vật là sự biểu hiện chất của sự vật dưới các hình thức khác nhau như số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu (tốc độ) của sự vận động và phát triển của sự vật. Ví dụ, tính qui định về chất (bản chất) của con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Theo đó, lượng của (bản chất) con người là từng quan hệ xã hội cụ thể…
Như vậy, chất và lượng là phương diện (mặt) khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một quá trình nhất định của thế giới. Chất và lượng mang tính khách quan, chất của sự vật thể hiện thông qua lượng, lượng biểu thị dưới các hình thức khác nhau của chất; nhưng phân biệt sự khác nhau giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là một chất, đó là cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa, nhưng nó thông qua lượng là bao gồm các thành phần kinh tế, tức là các kiểu tổ chức kinh tế, các kiểu quan hệ sản xuất với các hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau, cũng tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là nếu xem xét mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, thì mỗi một thành phần kinh tế có thể được coi là một chất cụ thể nhất định…
2. Biện chứng giữa chất và lượng
Trong các sự vật, hiện tượng cũng là một thể thống nhất giữa chất và lượng ở giới hạn độ nhất định.
Độ là liên hệ qui định lẫn nhau giữa chất và lượng, nó là giới hạn mà trong đó sự vật vẫn là nó, nó chưa trở thành cái khác, nhưng đồng thời trong giới hạn độ hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động và biến đổi. Ví dụ: sinh viên là những người đang học ở các trường cao đẳng và đại học, nhưng họ chưa tốt nghiệp; mặc dù trong quá trình học tập, họ có sự tích lũy tín chỉ các môn học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó là giới hạn độ thể hiện sự qui định giữa chất là lượng của quá trình đào tạo, mà họ vẫn là sinh viên, họ chưa phải là kỹ sư, cử nhân…
Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ quá trình thay đổi về lượng, nhưng sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi đã kết thúc một quá trình thay đổi về lượng, sự thay đổi đó đạt giới hạn của điểm nút.
Điểm nút là giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, vượt qua giới hạn độ để dẫn đến bước nhảy (nhảy vọt về chất). Ví dụ: những sinh viên đã tích lũy đầy đủ các tín chỉ theo yêu cầu đào tạo, họ có thể bảo vệ luận văn, hoặc thi tốt nghiệp để trở thành kỹ sư, cử nhân… đó là giới hạn của điểm nút và khi họ bảo vệ thành công luận văn hoặc đạt kết quả thi tốt nghiệp trở thành kỹ sư, cử nhân… đó là bước nhảy về chất.
Bước nhảy (nhảy vọt về chất) kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng nhưng nó không chấm dứt sự vận động, nó chỉ chấm dứt một dạng tồn tại của vận động. Đó là quá trình sự vật cũ, chất cũ mất đi làm xuất hiện sự vật mới, chất mới. Xét về hình thức của bước nhảy diễn ra dưới hai hình thức: bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến.
Bước nhảy dần dần diễn ra trong một thời gian dài, sự tích lũy biến đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hoá dần dần từ chất này sang chất khác; đó cũng là sự biến đổi bộ phận của sự vật để dẫn đến sự biến đổi toàn bộ toàn bộ sự vật làm sự vật cũ, chất cũ mất đi, xuất hiện sự vật mới, chất mới. Ví dụ: sự xuất hiện con người là một quá trình thông qua nhiều giai đoạn và nhiều hình thức khác nhau trong sự tiến hoá lâu dài của lịch sử tự nhiên.
Bước nhảy đột biến diễn ra trong một thời gian rất ngắn, sự tích lũy, biến đổi về lượng và đồng thời với nó là quá trình bước nhảy về chất toàn bộ của sự vật. Ví dụ như một vụ nổ nguyên tử hoặc là những tia lửa điện của hiện tượng sấm chớp trong tự nhiên…
Sự thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất bao gìơ cũng được xem xét bởi những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khách quan này sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi vế chất, thì ngược lại trong điều kiện khách quan khác cũng vẫn sự biến đổi về lượng như vậy nhưng không có sự biến đổi về chất. Ví dụ: sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, một mặt phụ thuộc sự vận dụng các qui luật của kinh tế thị tường; nhưng mặt khác và chủ yếu là sự vận dụng các qui luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện lịch sử, cụ thể ở Việt Nam hiện nay.
Qui luật thay đổi lượng dẫn đến thay đổi chất không chỉ nói lên một chiều là sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất, mà còn có chiều ngược lại. Đó là quá trình hình thành sự vật mới, chất mới và chất mới qui định lượng mới của nó. Khi sự vật mới ra đời bao hàm chất mới, nó lại tạo ra một lượng mới phù hợp với nó và trong sự vật mới lại lặp lại quá trình thay đổi lượng dẫn đế thay đổi chất như là phương thức chung, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa
Cần phân biệt sự khác nhau giữa tính qui định về chất và lượng. Tính qui định về chất mang tính khẳng định sự vật là gì và phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật. Chất là cái tương đối ổn định, là cái quyết định đối với lượng và bản thân sự vật. Ngược lại, lượng không có ý nghĩa khẳng định sự vật là gì, không là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các sự vật, là cái thường xuyên thay đổi và phụ thuộc vào chất…
Xem xét quá trình thay đổi về chất phải nghiên cứu quá trình tích lũy về lượng, biến đổi về lượng gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Bởi vì, trong điều kiện khác quan này lượng thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi chất, nhưng trong điều kiện khách quan khác vẫn sự thay đổi về lượng như vậy có thể không dẫn sự thay đổi về chất.
Phê phán những khuynh hướng tuyệt đối việc thay đổi chất mà không chú ý đến quá trình thay đổi lượng và ngược lại.
III. QUI LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP
Qui luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập nghiên cứu nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi sự vận động và phát triển.
Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập còn gọi là qui luật mâu thuẫn, đó là “hạt nhân của phép biện chứng”. V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa văn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng có điều đòi hỏi phải có sự giải thích và một sự phát triển thêm”[2]
1. Mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và hiện tượng, mà chỉ thừa nhận sự khác biệt, đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng nhưng không phải là mâu thuẫn hoặc nếu có mâu thuẫn thì đó chỉ là những mâu thuẫn bên ngoài... Phép biện chứng duy vật khẳng định mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan.
- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
Trong các sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, những mặt đối lập này liên hệ tác động qua lại và ràng buộc lẫn tạo thành mâu thuẫn. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến; giữa tình cảm và lý trí trong hoạt động nhận thức; giữa lực hút và lực đẩy của nam châm... Sự khác nhau, đối lập và mâu thuẫn không phải là những khái niệm đồng nhất. Sự khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập, nhưng không phải sự khác nhau nào cũng dẫn đến sự đối lập (ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài v.v...).
Các sự vật, hiện tượng là những thể thống nhất có rất nhiều mặt đối lập, nên nó có nhiều loại mâu thuẫn, nhưng một mâu thuẫn được hình thành bởi hai mặt đối lập.Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp giữa tư sản – công nhân; giữa đồng hóa - dị hóa; biến dị - di truyền…
- Các tính chất chung của mâu thuẫn. Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của mâu thuẫn khẳng định mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều bao hàm mâu thuẫn, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Tính phổ biến của mâu thuẫn, một mặt, khẳng định mâu thuẫn không chỉ tồn tại trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy; mặt khác còn khẳng định quá trình giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn được thể hiện trong các sự vật, hiện tượng đều gắn liền với những điều kiện khách quan nhất định. Căn cứ tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực, phép biện chứng duy vật nêu lên các loại mâu thuẫn như: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản - không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu - mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng – mâu thuẫn không đối kháng v. v...
2. Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và đấu tranh với nhau, đó cũng là quá trình vận động của mâu thuẫn trong các sự vật, hiện tượng của thế giới. Ví dụ: sự hình thành, vận động và phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng là một quá trình tự thân của sự hình thành, vận động những mâu thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản. Đó cũng là sự thống nhất, đấu tranh trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Thống nhất các mặt đối lập hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những mặt đối lập tạo thành những mâu thuẫn và đồng thời cũng tạo thành bản thân các sự vật và hiện tượng. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ với nhau trong một thể thống nhất, - đó là thống nhất của những mặt đối lập. Đó cũng là sự ràng buộc và qui định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện tồn tại cho mình hoặc không có mặt đối lập này thì không có mặt đối lập kia. Ví dụ: không có đồng hoá sẽ không có dị hoá hoặc ngược lại trong quá trình trao đổi chất giữa các thực thể sinh học đối với môi trường hoặc không có giảng dạy sẽ không học tập trong giáo dục…
Khái niệm về sự “thống nhất” và sự “đồng nhất” của các mặt đối lập theo một nghĩa nào đó, đều là sự thừa nhận những khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau trong tất cả các sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên, khái niệm về sự đồng nhất còn bao hàm sự chuyển hoá các mặt đối lập. Điều đó, có nghĩa là không có sự đồng nhất thuần tuý trừu tượng hoặc mang tính tuyệt đối trong hiện thực khách quan.
Đấu tranh của các mặt đối lập là khuynh hướng phát triển đối lập nhau của các mặt đối lập dẫn đến sự bài trừ, phủ định và chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập còn là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng khách quan nói chung, nhưng không nên hiểu theo nghĩa đen của từ này như người ta thường hiểu chỉ là đấu tranh giai cấp, bạo lực...Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Cuộc “đấu tranh” giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền; giữa cái thiện và cái ác trong đạo đức của con người.
Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập về thực chất là thể hiện sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng.
Thống nhất của các mặt đối lập mang tính tương đối, tạm thời. Vì nó luôn là cái cụ thể có tính chất lịch sử giống như sự “đứng im” tương đối của sự vật và hiện tượng. Trong thể thống nhất đó, luôn diễn ra quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa các mặt đối lập dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: sự hình thành phát triển của chủ nghĩa tư bản là một chỉnh thể thống nhất các mặt đối lập và là một xã hội cụ thể. Nhưng trong quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển của nó luôn diễn ra quá trình đấu tranh các mặt đối lập, chuyển hoá các mặt đối lập làm xuất hiện những điều kiện chín muồi của cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối. Bởi vì, nó là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình lâu dài phức tạp, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những giai đoạn khác nhau. Khi mâu thuẫn phát triển đến mức độ gay gắt, đến điều kiện chín muồi thì xảy ra sự chuyển hóa của các mặt đối lập và khi đó thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là thể thống nhất cũ, sự vật cũ mất đi, thể thống nhất mới, sự vật mới xuất hiện và bao hàm những mâu thuẫn mới.
Chuyển hóa các mặt đối lập được thể hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũ làm xuất hiện sự vật mới, trong đó các mặt đối lập trước đây đã không còn đồng nhất với chính nó mà đã có sự thay đổi hoặc bị xóa bỏ thông qua sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Ví dụ: Sự chuyển hóa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ - nông dân trong chế độ phong kiến và giai cấp tư sản – công nhân trong chế độ tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là giai cấp địa chủ trở thành giai cấp nông dân và ngược lại hoặc giai cấp tư sản thành giai cấp công nhân và ngược lại; thực chất, trong sự chuyển hóa đó mỗi giai cấp có sự thay đổi và sự thay đổi đó dẫn đến giải quyết mâu thuẫn làm xuất hiện một xã hội mới cao hơn.
3. Phân loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra giữa các sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan. Mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng. Ngược lại, mâu thuẫn bên ngoài tác động gián tiếp đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất và sự phát triển của sự vật, hiện tượng ở tất cả các giai đoạn của sự vật, hiện tượng, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật, hiện tượng sẽ thay đổi căn bản về chất. Ví dụ: Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một một phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng, nó không qui định bản chất của sự vật, hiện tượng; mà chỉ qui định một mặt nào đó của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp công nhân, hoặc giữa giai cấp tư sản với giai cấp tiểu tư sản trong chủ nghĩa tư bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Ví dụ: mâu thuẫn chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam là mâu thuẫn giữa nền kinh tế tiểu nông và nền kinh tế công nghiệp, giải quyết mâu thuẫn này để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối và bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc giải quyết từng bước mâu thuẫn chủ yếu. Ví dụ: từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa nền kinh tế tiểu nông và kinh tế công nghiệp hiện nay ở nước ta.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích căn bản đối lập nhau. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản. Việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong xã hội thông thường bằng bạo lực.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích căn bản thống nhất với nhau. Ví dụ: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân hiện nay ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng về nguyên tắc, phải thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Đặc biệt, là tính riêng biệt của mâu thuẫn. Bởi vì, sự vật, hiện tượng khác nhau có mâu thuẫn khác nhau; trong một sự vật, hiện tượng có rất nhiều loại mâu thuẫn khác nhau; trong một mâu thuẫn là một quá trình mang tính giai đoạn, lịch sử cụ thể nên phải có phương pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn.
Khái quát tính đa dạng phong phú của mâu thuẫn trong hiện thực, phép biện chứng duy vật nêu lên các loại mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản…cho nên, phải có các phương pháp giải quyết khác nhau phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Trong đó, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu là các loại mâu thuẫn quan trọng.
Phê phán những quan niệm duy tâm siêu hình về mâu thuẫn.
IV. QUI LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
Qui luật phủ định của phủ định nghiên cứu về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động và phát triển.
1. Phủ định biện chứng
a. Phủ định là gì?
Phủ định hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, chuyển hóa giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung. Sự phủ định ở trong hiện thực khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phép biện chứng duy vật không có ý nói đến bất kỳ sự phủ định nào, mà chỉ chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển, cho sự xuất hiện cái mới, cái cao hơn và hoàn thiện hơn cái cũ hoặc quá trình trước đó.
Trong sự thay thế, chuyển hoá giữa các sự vật, hiện tượng có sự phủ định không làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển như nghiền nát một hạt thóc, xéo chết một con sâu, hoặc tác hại của thiên nhiên đối với con nguời và sinh vật nói chung. Đó là sự phủ định thông thường (do sự tác động bên ngoài hoặc do ngẫu nhiên) không do nguyên nhân bên trong các sự vật, hiện tượng và nó không bao hàm yếu tố kế thừa để khẳng định khuynh hướng tất yếu của sự phát triển.
b. Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng là sự phủ định tự thân. Đó là sự phủ định do việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng làm xuất hiện cái mới. Ví dụ: Sự thay đổi, chuyển hóa giữa các hình thức phản ánh của vật chất theo một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như: từ phản ánh vô cơ - hữu cơ - từ phản ánh tâm lý ở động vật đến sự xuất hiện ý thức con người.
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm:
Tính khách quan. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng đều là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng theo những qui luật khách quan vốn có của nó, độc lập với ý thức. Ví dụ: Sự xuất hiện các học thuyết khoa học ngày càng phát triển cao hơn, đều là kết quả của quá trình phủ định trong sự hoàn thiện khả năng nhận thức của con người về hiện thực khách quan.
Tính kế thừa. Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ, mà là cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm tính kế thừa với cái cũ. Yếu tố kế thừa của cái mới đối với cái cũ, không phải là sự kế thừa tất cả nguyên vẹn, mà chỉ kế thừa những mặt tích cực nhất của cái cũ và nó cũng đã thay đổi cho phù hợp với cái mới, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cái mới. Bởi vì, xét về thực chất phát triển là sự biến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.
Đối lập với phép biện chứng những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định chỉ là sự thay đổi đơn giản, hoặc phủ định hoàn toàn loại bỏ cái cũ, không có tác dụng gì trong quá trình hình thành cái mới (phủ định sạch trơn). Điều đó, dẫn đến tính chất máy móc, đơn giản, phiến diện khi phân tích bản chất về sự phủ định.
2. Bản chất phủ định của phủ định
Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, đều thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái cũ và cái mới này lại bị cái mới sau phủ định, tạo nên những chu kỳ vận động nhất định ở trong hiện thực khách quan. Có thể nói, chu kỳ vận động của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, kể cả ý thức của con người đều thông qua các hình thức vận động cơ bản của vật chất. Chính vì vậy, có những chu kỳ cơ học, hoá học, vật lý, sinh học, xã hội…dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong các sự vật, hiện tượng luôn bao gồm hai mặt, mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa thể hiện khẳng định sự tồn tại, nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng sự biến đổi và chuyển hóa. Từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái phủ định, đó là quá trình xuất hiện cái mới dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Thực chất của quá trình này là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong quá trình sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng.
Trong một chu kỳ vận đông của các sự vật, hiện tượng, phủ định của phủ định là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra mặt đối lập của cái ban đầu (trong một chu kỳ), sự phủ định lần thứ hai (hoặc nhiều hơn) lại tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao và hoàn thiện hơn cái ban đầu. Đó là quá trình phủ định của phủ định, cái mới xuất hiện với tính cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước thông qua những chu kỳ vận động nhất định của hiện thực khách quan nói chung.
Ví dụ: gieo trồng một hạt thóc (lúa) sự phủ định lần thứ nhất tạo thành cây lúa, phủ định lần thứ hai là sự xuất hiện những hạt lúa mới; những hạt lúa mới là kết quả của chu kỳ sinh học, nếu nó kế thừa những mặt tích cực đã được phát triển từ trước của hạt lúa cũ thì nó có khả năng thích ứng với môi trường đã biến đổi và cho năng suất cao hơn…
Nghiên cứu chu kỳ vận động và phát triển của xã hội, thì chúng ta cũng bắt đầu từ xã hội nguyên thủy. Đó là xã hội đầu tiên, tự thân nó bao gồm những đặc điểm cơ bản như: sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, là xã hội không có giai cấp, nhà nước… xã hội nguyên thủy bị phủ định bởi xã hội chiếm hữu nô lệ. Đây là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra những mặt đối lập so với xã hội nguyên thủy. Đó là sự xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sự xuất hiện giai cấp và nước… xã hội phong kiến phủ định xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội tư bản phủ định xã hội phong kiến… chủ nghĩa cộng sản phủ định xã hội tư bản với khả năng tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thủy. Đó là sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, xóa bỏ giai cấp và nhà nước…nhưng những đặc điểm chung đó không đồng nhất với xã hội nguyên thủy, mà nó cao và hoàn thiện hơn xã hội nguyên thủy.
Sự phát triển của sự vật, thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, tạo thành khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng từ thấp đến cao một cách vô tận theo đuờng xoáy ốc.
Đường xoáy ốc được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như: Tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.
3. Ý nghĩa
Khi phân tích nội dung qui luật phủ định của phủ định trước hết phải phân biệt sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định thông thường. Phải có quan điểm đúng về cái mới, cái mới với tính cách là tiêu chuẩn của sự phát triển.
Ví dụ: Cái mới của việc xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta là quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá, nhưng không phải tất cả yếu tố của cái mới trong quá trình trên đều là tiêu chuẩn của sự phát triển, mà chỉ có yếu tố của cái mới phù hợp với qui luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới là tiêu chuẩn của sự phát triển.
Quá trình phát triển là sự thống nhất giữa cái mới và cái cũ, sự chuyển hóa giữa cái mới và cái cũ. Cho nên, cần phân biệt giữa cái gọi là “mới” nhưng thực chất là sự biến dạng của cái cũ.
Phê phán quan điểm siêu hình về sự phủ định.

Similar Documents

Free Essay

Thế NàO Là NgôN Ngữ Và Tư Duy?

...và tư duy? Tư duy và ngôn ngữ là hai phạm trù thuộc hai lĩnh vực khác nhau: tư duy là phạm trù thuộc về logic học còn ngôn ngữ là phạm trù thuộc ngôn ngữ học. Tư duy là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát những đặc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và bộ não của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu toàn diện để thể hiện các tư tưởng – đầu tiên dưới dạng tổ hợp các âm thanh, sau đó dưới dạng các ký hiệu. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong xã hội loài người. Ngôn ngữ và tư duy là mối quan hệ quan trọng nhất, có tính bản chất và là cốt lõi của mọi lí luận ngôn ngữ từ xưa đến nay. Nói như vậy là vì mối quan hệ này bao trùm lên hết thảy yếu tố của hệ thống ngôn ngữ và mọi sự kiện của các hoạt động ngôn ngữ. Hơn nữa, nó là cốt lõi bởi vì có giải quyết được các mối quan hệ này thì mới có cơ sở để nhìn ra được hàng loạt những vấn đề khác trên các bình diện khác nhau của ngôn ngữ học từ cấu trúc đến ngữ nghĩa và dụng ngôn. Trong mối quan hệ này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu hiện. Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần. Ngôn ngữ là vật chất bởi vì tất cả các đơn vị của nó như từ, hình vị, câu,... đều là âm thanh, có những thuộc tính vật chất nhất định (độ cao, độ dài,...). Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một vật chất được tổ chức đặc biệt là não, nhưng bản thân nó lại có tính chất tinh thần. Tư duy không có...

Words: 1787 - Pages: 8

Free Essay

Docdocdoc

...from FU-EOS Subject: MLN Generated Time: 2/27/2013 4:18:17 PM MULTIPLE CHOICES QUESTIONS: QN=1 | Thực tiễn là | a. | Hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử-xã hội của con người | b. | Hoạt động tinh thần nhằm tạo ra các giá trị thẩm mỹ | c. | Một số hoạt động vật chất và một số hoạt động tinh thần | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=2 | Các mối liên hệ mang tính khách quan, bản chất, tất nhiên và được lặp đi lặp lại được khái quát bằng phạm trù gì | a. | Thuộc tính | b. | Yếu tố | c. | Quy luật | ANSWER: | C | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=3 | Xét đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là | a. | Năng suất lao động | b. | Luật pháp | c. | Chính trị | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=4 | Phạm trù triết học nào sau đây dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật | a. | Nội dung | b. | Bản chất | c. | Hiện thực | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=5 | Yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của ý thức là | a. | Tri thức | b. | Tình cảm | c. | Ý chí | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=6 | Có phải vật chất quyết định ý thức một cách tuyệt đối hay không | a. | Không | b. | Tùy hoàn cảnh cụ thể | c. | Đúng như vậy | ANSWER: |...

Words: 26532 - Pages: 107

Free Essay

Triết 1

...Trường Đại học Ngoại Thương TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 10/2011 MỤC LỤC Mở đầu ................................................................................................................1 I. Phép biện chứng và mối liên hệ phổ biến…………………………………………………...2 II. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .....................................4 1. Độc lập – Tự chủ ……………………………………………………………………………………4 2. Hội nhập quốc tế ……………………………………………………………………………………5 3. Mối liên hệ giữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………………..6 4. Vận dụng có hiệu quả mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………..8 Kết luận ………………………………………………………………………………………………………..12 Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………….12 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các quốc gia. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, đường lối đúng đắn và được thực hiện một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển kinh tế, còn ngược lại sẽ dẫn đến những...

Words: 6094 - Pages: 25

Free Essay

Nang Luong Tam Linh Can Sach

...trong dải Ngân Hà có hành tinh chúng ta đang sống, để đi tới vùng biên của dải Ngân hà, phải đi một chặng đường dài 90.000 năm tốc độ ánh sáng, bằng 10 triệu đời người liên tiếp. Khoa học chưa thể thực hiện được chuyến du hành đến ba ngôi sao gần nhất, để máy móc nghiên cứu đo đạc. Còn hàng tỷ ngôi sao khác trong dải Ngân hà. Mà vũ trụ có tới 3.000 dải Ngân Hà tương đương. Sự rộng lớn của vũ trụ đến mức trí tuệ không hình dung nổi phải bao nhiêu triệu triệu đoàn phi hành gia liên tiếp mới đi hết chiều dài vũ trụ.             Máy móc là con mắt của tư duy khoa học, nơi nào máy móc không thể thực hiện cuộc khảo sát, thì tư duy khoa học không phát triển, không hiểu hết hoạt động vi tế của Thiên nhiên. Điều này rất rõ ràng với các số liệu thu thập của WMAP với độ chính xác cao đã cho thấy :  Những kiến thức khoa học đã biết chiếm 4% vũ trụ, còn lại là bí ẩn chưa biết (22% vật chất tối và 74% năng lượng tối-dak energy). Dù biết rằng năng lượng vi tế tràn ngập khắp vũ trụ, chiếm gần ba phần tư thành phần vũ trụ, nhưng các nhà khoa học chưa chắc chắn nó là cái gì, nó hoạt động ra sao? Họ tạm gọi là vật chất tối và năng lượng tối. Cả thế giới hiện đại đang sống tù mù trong khoảng tối 96 % mù ý thức, nhưng vẫn tưởng rằng máy móc điều khiển mọi thứ, và xem nhẹ vai trò của Tâm, xem nhẹ môi trường sống, ngày càng xa rời Thiên nhiên. Đây là sự cố chấp nguy hiểm. Chỉ trong vòng 200 năm đã phá hủy đáng kể môi trường sống, biến đổi khí hậu khiến nhiều loài tuyệt chủng, rồi đến loài người. Cần...

Words: 2984 - Pages: 12

Free Essay

Nang Luong Tam Linh Can Sach

...trong dải Ngân Hà có hành tinh chúng ta đang sống, để đi tới vùng biên của dải Ngân hà, phải đi một chặng đường dài 90.000 năm tốc độ ánh sáng, bằng 10 triệu đời người liên tiếp. Khoa học chưa thể thực hiện được chuyến du hành đến ba ngôi sao gần nhất, để máy móc nghiên cứu đo đạc. Còn hàng tỷ ngôi sao khác trong dải Ngân hà. Mà vũ trụ có tới 3.000 dải Ngân Hà tương đương. Sự rộng lớn của vũ trụ đến mức trí tuệ không hình dung nổi phải bao nhiêu triệu triệu đoàn phi hành gia liên tiếp mới đi hết chiều dài vũ trụ.             Máy móc là con mắt của tư duy khoa học, nơi nào máy móc không thể thực hiện cuộc khảo sát, thì tư duy khoa học không phát triển, không hiểu hết hoạt động vi tế của Thiên nhiên. Điều này rất rõ ràng với các số liệu thu thập của WMAP với độ chính xác cao đã cho thấy :  Những kiến thức khoa học đã biết chiếm 4% vũ trụ, còn lại là bí ẩn chưa biết (22% vật chất tối và 74% năng lượng tối-dak energy). Dù biết rằng năng lượng vi tế tràn ngập khắp vũ trụ, chiếm gần ba phần tư thành phần vũ trụ, nhưng các nhà khoa học chưa chắc chắn nó là cái gì, nó hoạt động ra sao? Họ tạm gọi là vật chất tối và năng lượng tối. Cả thế giới hiện đại đang sống tù mù trong khoảng tối 96 % mù ý thức, nhưng vẫn tưởng rằng máy móc điều khiển mọi thứ, và xem nhẹ vai trò của Tâm, xem nhẹ môi trường sống, ngày càng xa rời Thiên nhiên. Đây là sự cố chấp nguy hiểm. Chỉ trong vòng 200 năm đã phá hủy đáng kể môi trường sống, biến đổi khí hậu khiến nhiều loài tuyệt chủng, rồi đến loài người. Cần...

Words: 2984 - Pages: 12

Free Essay

Enviroment

...đời của Charles Darwin………………Trang 4 III. Hành trình tìm ra cơ sở học thuyết của Darwin……Trang 7 IV. CáChọc thuyết cơ bản của Darwin về loài……………..Trang 10 V. Tài liệu tham khảo………………………………………………Trang 15 DANH MỤC VIẾT TẮT -CLTN: chọn lọc tự nhiên LỜI NÓI ĐẦU Trái Đất của chúng ta được biết đến như một hành tinh duy nhất tồn tại sự sống và vô cùng phong phú. Số động thực vật và sự đa dạng chủng loài là rất đáng kinh ngạc. Số lượng ước đoán về các chủng loài khác nhau dao động từ 6 triệu đến 100 triệu loài. Không ai biết được có bao nhiêu loài động vật trên Trái Đất này. Dù nhìn ở đâu bạn cũng sẽ thấy sự sống. Thường có những bầy đàn khác nhau của cùng một chủng loài, ví dụ như: 200 loài khỉ khác nhau, 315 loài chim ruồi, gần 100 loài dơi, 35 nghìn loài bọ cánh cứng hay 250 nghìn loài hoa... Sự đa dạng sinh học quả thật đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao lại có sự đa dạng sinh học này và làm sao để chúng ta cảm nhận được một vùng rộng lớn mà sinh vật đang sinh sống. 200 năm trước, đã có một người được sinh ra để giải thích về sự đa dạng sinh học của sự sống. Ông đã có bước cách mạng hóa giúp chúng ta nhìn ra nhìn ra thế giới cũng như vị thế con người trong thế giới. Tên ông là Charles Darwin I.Cuộcđời , sự nghiệp,và tác phẩm ”nguồn gốc các loài” của nhà vô thần Darwin 1.Cuộc đời , sự nghiệp Charles Robert Darwin sinh ngày 12-2-1809 tại Shrewsbury- một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Anh. Darwin là con kế út...

Words: 4895 - Pages: 20

Free Essay

Phat Giao

...(Buddha) không phải là tên riêng. Đó là một quả vị, có nghĩa là người Giác ngộ (Giác giả), người Tỉnh thức, hoặc là người Biết như thật. Tên riêng của Đức Phật là Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha Gotama). Tuy nhiên, ngày nay có rất ít người dùng tên gọi nầy. Chúng ta thường gọi Ngài là Đức Phật, hoặc Đức Phật Cồ-đàm. Đức Phật sống vào khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấn độ. Ngài sinh ra là một vị hoàng tử của vương quốc Thích-ca (Sakya) tại vùng chân núi Hy mã lạp sơn, ngày nay thuộc nước Nepal. Ngài sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một người con trai tên là La-hầu-la (Rahula). Nhưng, bản thân Thích Ca không muốn kế vị lãnh đạo quốc gia, ngược lại, ngài rời bỏ hoàng cung theo các nhà tư tưởng học tập, cuối cùng Thích Ca tự mình sáng lập học thuyết, truyền bá khắp nơi, phát triển thành một tôn giáo. Một lần nọ, khi Ngài đánh xe ngựa dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làm thay đổi các tư duy của Ngài. Ngài thấy một cụ già run rẩy, một người bệnh rên siết, và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân Lý, thoát khỏi hoạn khổ. Vào lúc 29 tuổi, thái tử Sĩ-đạt-đa rời hoàng cung, rời gia đình vợ con, gia nhập đời...

Words: 6953 - Pages: 28

Free Essay

Working Capital Management at Vietnamese Listed Firms in Food and Drink Industry

...MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY THỰC PHẨM- ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM (RELATIONSHIP BETWEEN WORKING CAPITAL AND PROFITABILITY OF THE COMPANIES IN FOOD AND DRINK SECTOR LISTED ON THE VIETNAM STOCK MARKET) Ths Bùi Thu Hiền Nguyễn Hoài Nam Tóm tắt Bài viết nhằm mục đích đi sâu phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhằm định lượng mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bài viết đã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan (OLS) với dữ liệu thu thập từ 27 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm- đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, tác giả đã tìm ra mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê giữa hoạt động quản trị vốn lưu động, được đo lường thông qua các biến số kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất những giải pháp vĩ mô cũng như vi mô nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của các công ty sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên TTCK Việt Nam. (This paper is intended to analyze in depth the status of working capital management of the firms in the food and drink sector listed on the Vietnam stock market. In order to quantify the relationship between working capital management and profitability of those...

Words: 9134 - Pages: 37

Free Essay

Myself

...Lãn ông khẳng định: Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều không tách rời khỏi hai mặt âm dương. Từ các bộ phận trong cơ thể con người đến chức năng sinh lý là một khối thống nhất của các yếu tố âm dương - ngũ hành. Theo ông, cơ thể bình thường là cơ thể có sự hài hoà giữa hai mặt âm dương, đồng thời tuân theo quy luật "sinh khắc, chế hoá của ngũ hành". Một khi thế quân bình của âm dương bị phá vỡ, sự sinh khắc, chế hoá của Ngũ hành bất bình thường thì cơ thể sẽ nảy sinh các hiện tượng mà ông gọi là “cang hại thừa chế” (do Ngũ hành "thái quá” hay "bất cập"). Trong sự đa dạng của các mối liên hệ trong cơ thể, Lãn ông đặc biệt nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa yếu tố thể xác và yếu tố tinh thần. Ông dứt khoát đứng trên lập trường duy vật khi khẳng định: Cái thể xác là cơ sở để sinh ra cái tinh thần, "cái thất tình (tức cái tinh thần) tuy là loại vô hình nhưng cũng do cái hữu hình (thể xác) sinh ra". Song, tinh thần có ảnh hưởng ngược trở lại đối với thể xác - "mừng quá thì tổn thương tâm, giận quá thì thổn thương can". Vì vậy, cần phải đùng phương pháp "bổ thần" nhằm giữ cho tư tưởng được ổn định, yên...

Words: 3977 - Pages: 16

Free Essay

Kinh Te Hoc Hai Huoc - Bizsum

...VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ Góc nhìn khám phá Steven D. Levitt là một nhà kinh tế học người Mỹ xuất chúng, nổi tiếng với các nghiên cứu về tội phạm, đặc biệt là về mối liên kết giữa việc phá thai được hợp pháp hóa và tỷ lệ tội phạm. Được nhận huy hiệu John Bates Clark vào năm 2003, Levitt hiện là giáo KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC  Khám phá những khía cạnh ẩn khuất của mọi hiện tượng xã hội từ quan điểm kinh tế học (Freakonomics) Tác giả: Steven D. Levitt & Stephen J. Dubner Nhà xuất bản: Harper Perennial Năm xuất bản: 2009 Số trang: 352 Dịch giả: Huyền Trang NXB Việt Nam: Alpha Books & Tri thức Năm xuất bản: 2007 Số trang: 304 sư kinh tế học tại Đại học Chicago và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Becker về lý thuyết giá Chicago tại Trường kinh doanh sau đại học Chicago. Năm 2006, Levitt được tạp chí Time bầu chọn là một trong “100 người kiến tạo thế giới”. Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO Vào những năm 1990, tình trạng tội phạm tại Mỹ tăng mạnh và các chuyên gia dự đoán chúng sẽ còn tăng đột biến. Nhưng sau đó, tỷ lệ tội phạm lại đột nhiên giảm xuống. Các chuyên gia cho rằng điều đó có được là nhờ bùng nổ kinh tế và các quy định về kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Nhưng các giả định này không hề đúng. Lý do thật sự lại bắt nguồn từ sự hợp pháp hóa việc phá thai 20 năm trước. Vì thế những đứa trẻ đáng lẽ được sinh ra trong các môi trường xấu có nhiều khả năng trở thành tội phạm khi lớn lên, đã không được chào đời. Đây chính là vấn đề mà nhà kinh tế học Steven D. Levitt...

Words: 5683 - Pages: 23

Free Essay

Lol Lol Lol Lol Lol

...hai tà áo xẻ. Sử giả Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải"[1]. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu...

Words: 8397 - Pages: 34

Free Essay

Doanh Nghiệp Xã Hội

... 1. Đối tượng trẻ em lang thang Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể về nhiều mặt kinh tế, xã hội, văn hóa ... góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân. Nhưng bên cạnh, một vấn đề hiện nay đang nhận được sự quan tâm lớn từ Nhà nước và các tổ chức, đó là: Trẻ em lang thang. Chúng ta đều biết rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, là đối tượng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt từ gia đình – xã hội, và là thế hệ tương lai của đất nước, nhưng hiện tượng trẻ em lang thang đang có xu hướng gia tăng trong xã hội. Tính đến năm 2013, nước ta có khoảng 24.000 trẻ em lang thang – một con số đáng báo động. Không chỉ dừng lại ở đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn 1,53 triệu, số trẻ em nghèo khoảng 4,28 triệu – những đối tượng này có nguy cơ cao trở thành trẻ em lang thang trong tương lai. ← Đây là một vấn đề không phải của riêng chính phủ mà cần phải có sự chung tay của toàn cộng đồng trong việc giúp các em có một cuộc sống tốt hơn. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách thể hiện sự quan tâm của mình với đối tượng là trẻ em, nhưng chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: điều gì khiến các em trở thành trẻ lang thang ( kinh tế ??? Các em phải chật vật với cuộc sống hàng ngày tất cả cũng vì miếng cơm sống qua ngày, nếu chúng ta chỉ hỗ trợ cho các em về mặt tài chính thì chỉ được một thời gian, điều chúng ta cần làm là cho các em một : cái nghề, để các em có thể tự nuôi sống bản thân của...

Words: 1678 - Pages: 7

Free Essay

Student

...CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ĐỆ NHẤT (FSC) Địa Chỉ: Số 9,Hoàng Văn Thụ,Khu Đô Thị Chánh Nghĩa,TX Thủ Dầu Một,Tỉnh Bình Dương Tel : 0650-832614 Fax: 0650-832616 Website: www.fsc.com.vn BÁO CÁO PHÂN TÍCH Ngày 26 tháng 02 năm 2010 CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM Mã Chứng Khoán : VNM Ngành Nghề : Thực phẩm 1. THÔNG TIN CỔ PHIẾU Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu, Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan;...

Words: 2106 - Pages: 9

Free Essay

Religion

...hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về sở hữu trí tuệ. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Điều...

Words: 45180 - Pages: 181

Free Essay

Use This Method If You'D Like to Upload a Document from Your Computer. We Support the Following File Types: Doc, Docx, Pdf, Wps, Rtf, Odt

...liệu tham khảo: 1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2007. 2. Nguyễn Văn Tuấn. Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Tổng hợp TPHCM. 2011. 3. Nhật Từ, Cẩm nang viết khảo luận, luận văn, luận án. NXB tp.HCM, 2003. 4. Vũ Gia Hiền, Để viết bài luận văn tốt, NXB Lao Động, 2006. 3 Mở đầu: Đối tượng và ý nghĩa của phương pháp luận NCKH I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH II. Ý nghĩa của nghiên cứu và nắm vững phương pháp luận NCKH Bốn lời khuyên vàng của Steven Weinberg 4 I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH • Đối tượng nghiên cứu: + Tổng kết, phân loại, hệ thống hóa hoạt động NCKH + Khái quát cơ chế, phương pháp sáng tạo khoa học. + Tìm tòi biện pháp tổ chức, quản lý quá trình nghiên cứu khoa học.  Chính khoa học là đối tượng nghiên cứu. 5 • Nội dụng nghiên cứu của phương pháp luận NCKH: Là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học: + Các lý thuyết về cơ chế sáng tạo + Những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học. +Phương pháp kỹ thuật và logic để tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học. +Phương pháp tổ chức và quản lý quá trình NCKH. 6 II. Ý nghĩa của...

Words: 1434 - Pages: 6