Free Essay

Mr. Adfadfadfa Adsfadfa

In:

Submitted By overkill0309
Words 6945
Pages 28
Đặt tên cho con sinh năm Nhâm Thìn 2012
Con Rồng là đại diện cho quyền lực, sức mạnh thống trị và sự linh thiêng cao quý, là biểu tượng của vinh quang tột bậc nhưng cũng là một sản phẩm hư cấu mang tính chất thần bí. Chính vì vậy rất nhiều gia đình mong muốn sinh con vào năm Nhâm Thìn 2012, đặc biệt là con trai, để giúp bé có thể vững vàng, phát triển tột bậc trong cuộc sống. [pic] Đôi điều về tuổi Nhâm Thìn
Những người tuổi Nhâm Thìn thường thông minh, có tài và có nhiều tiềm năng lớn. Tuy nhiên với tính chất “bá vương” của tuổi Thìn, do vậy nếu không khéo léo linh hoạt thì cuộc đời và sự nghiệp dễ thăng giáng thất thường, hoặc lo nghĩ nhiều, hoặc vất vả bon chen, hoặc bị phản bội tráo trở… mà chỉ khi qua trung vận mới có thể yên ấm an nhàn.
Tuổi Nhâm Thìn 2012 mang mệnh Trường Lưu Thủy (nước sông dài). Rồng gặp nước có thể nói là biểu tượng tốt, chính vì vậy nếu được khai thác hết tiềm năng thì hoàn toàn có thể “vùng vẫy” và thành đạt trong xã hội.
Đặt tên cho con năm Nhâm Thìn
Rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn về việc đặt tên cho con năm Nhâm Thìn (2012) sao cho hợp với tuổi của bé và giúp bé có sự phát triển tốt đẹp trong tương lai. Để đặt tên cho con tuổi Nhâm Thìn, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, Tử Vi (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
Xét theo bản mệnh
Bản mệnh Trường Lưu Thủy là yếu tố quan trọng để xác định tên phù hợp cho con, vì vậy các chữ thuộc hành Kim, Thủy hay Mộc có thể chọn làm tên cho con. Ngược lại các bộ chữ gắn với Thổ, Hỏa thì ít nhiều khắc kỵ với tuổi Nhâm Thìn, hoặc bản ngã quá lớn khó dung hòa, hoặc tâm thần mệt mỏi bất định.
Xét theo Địa Chi
Tuổi Thìn thuộc Tam hợp Thân – Tí – Thìn và Lục hợp Thìn – Dậu, vì vậy những cái tên thuộc bộ chữ có liên quan đều có thể coi là tốt đẹp. Ngược lại nếu liên quan tới Mão (lục hại), Thìn (tự hình), Tuất (lục xung) thì đều không hợp và nên tránh.
Xét theo đặc tính
Theo quan niệm Á Đông, tuổi Thìn được coi là biểu tượng của vua, chính vì vậy những cái tên thể hiện sự dũng mãnh, can đảm, vị thế tột bậc… sẽ rất hợp với tuổi Thìn. Ngược lại những cái tên làm hạ thấp vị thế của con Rồng thì nên tránh.
Các nguyên tắc khác
Để đặt tên cho con hay và hợp lý, các yếu tố về ý nghĩa, thuận Ngũ Hành hay âm luật cũng nên được lưu ý, các yếu tố này không chỉ giúp cho cái tên hay hơn mà còn tạo nên những thuận lợi không ngờ cho tương lai sau này. Một cái tên có ấn tượng tốt sẽ giúp con được may mắn, thời vận dễ dàng và thành công vượt bậc. Kỹ lưỡng hơn, việc tham khảo Tứ Trụ và Tử Vi cũng ít nhiều giúp cho bố mẹ đặt cho con một cái tên hay và hợp lý.
Một số tên phù hợp với năm 2012
- Hành Kim: Bách, Bảo, Cẩm, Châm, Chinh, Cương, Chí, Hiền, Cường, Kim, Linh, Loan, Ngân, Hoàng, Giáp, Đồng, Liêm, Luyện, Phong, Quân v.v….
- Hành Thủy: Băng, Bích, Bình, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Lam, My, Nguyên, Thanh, Tuyết, Thắng, Triều, Vũ v.v…
- Hành Mộc: Đỗ, Đông, Bách, Dương, Hạnh, Mai, Lê, Liễu, Kiệt, Lâm, Phương, Lương, Thư, Xuân v.v…
Xem bài viết khác
Sinh con năm Nhâm Thìn, đặt tên thế nào? Cập nhật lúc 06h50" , ngày 23/01/2012 -
(VnMedia) - Rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn về việc đặt tên cho con năm Nhâm Thìn (2012) sao cho hợp với tuổi của bé và giúp bé có sự phát triển tốt đẹp trong tương lai. Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé. |[pic] |

Tuổi Nhâm Thìn (2012) mang mệnh Trường Lưu Thủy (nước sông dài). Rồng gặp nước có thể nói là biểu tượng tốt, chính vì vậy nếu được khai thác hết tiềm năng thì hoàn toàn có thể “vùng vẫy” và thành đạt trong xã hội. Để đặt tên cho con tuổi Nhâm Thìn, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bản mệnh, Tam hợp. Nếu bé đã ra đời mới đặt tên thì các bậc cha mẹcó thể xem Tứ Trụ, Tử Vi để có thể chọn một cái tên kỹ lưỡng hơn.

Xét theo bản mệnh, Trường Lưu Thủy là yếu tố quan trọng để xác định tên phù hợp cho con, vì vậy các chữ thuộc hành Kim, Thủy có thể chọn làm tên cho con. Ngược lại các bộ chữ gắn với Thổ, Hỏa thì ít nhiều khắc kỵ với tuổi Nhâm Thìn, hoặc bản ngã quá lớn khó dung hòa, hoặc tâm thần mệt mỏi bất định.

Tuổi Thìn thuộc Tam hợp Thân – Tí – Thìn và Lục hợp Thìn – Dậu, vì thế, xét theo Địa Chi những cái tên thuộc bộ chữ có liên quan đều có thể coi là tốt đẹp. Ngược lại nếu liên quan tới Mão (lục hại), Thìn (tự hình), Tuất (lục xung) thì đều không hợp và nên tránh.

Nếu xét theo đặc tính thì quan niệm của người Á Đông con tuổi Thìn là biểu tượng của vua, chính vì vậy những cái tên thể hiện sự dũng mãnh, can đảm, vị thế tột bậc… sẽ rất hợp với tuổi Thìn. Ngược lại những cái tên làm hạ thấp vị thế của con Rồng thì nên tránh.

Bên cạnh đó, để chọn cho bé một cái tên hay và hợp lý, thì các yếu tố về ý nghĩa, thuận Ngũ Hành hay âm luật cũng nên được lưu ý. Các yếu tố này không chỉ giúp cho cái tên hay hơn mà còn tạo nên những thuận lợi không ngờ cho tương lai sau này.

Một cái tên có ấn tượng tốt sẽ giúp con được may mắn, thời vận dễ dàng và thành công vượt bậc. Kỹ lưỡng hơn, việc tham khảo Tứ Trụ và Tử Vi cũng ít nhiều giúp cho bố mẹ đặt cho con một cái tên hay và hợp lý.

Những tên nên đặt cho con tuổi Thìn:

- Những tên thuộc bộ Kim (vàng), Ngọc, Bạch (trắng), Xích (đỏ) biểu thị sự công bằng, giỏi giang, học thức uyên bác, phù thọ dồi dào đặc biệt hợp với tuổi Thìn, như: Giác, Cửu, Châu…

- Những chữ có bộ Nguyệt thì rất hợp để đặt cho con tuổi Thìn, đặc biệt là nữ thì sẽ vui vẻ, ôn hòa, hiền thục, lương thiện tích đức, con cháu hiển đạt. Các bộ Dậu, Ngư, Nhân (đứng) giúp cho quý nhân phù trợ, gia thanh vang dội, như: Nguyệt, Hữu, Vọng…

- Những tên thuộc bộ Nhật rất hợp với người tuổi Thìn, nhờ sự sáng tỏ, rõ ràng, thông minh, nhanh nhẹn, như: Nhật, Minh, Tinh, Tảo…

- Những cái tên thuộc bộ Tinh (sao), Vân (mây) đặc biệt hợp với tuổi Thìn, giúp cho rồng gặp mây, gặp gió, khiến công danh hiển đạt, sự nghiệp hạnh thông, như: Tinh, Vân, Đằng…

- Những tên thuộc hành Thủy rất hợp với tuổi Thìn bởi rồng gặp nước sẽ rất khí thế, thành công rực rỡ, phúc lộc, may mắn, như: Thủy, Băng, Vĩnh, Cầu…

- Những tên có bộ Vương, Đại, Lớn, Quân, Chủ, Đế, Lệnh, Trường nhằm để chỉ vai trò lãnh đạo, vị thế bá vương, sức mạnh và quyền lực rất hợp để đặt cho con tuổi Thìn, như: Thụy, Đại, Quân, Vương…

- Những tên có bộ Tí, Nhâm, Quý nên dùng cho tuổi Thìn vì Tí – Thìn hợp nhau và Nhâm, Quý hợp với Thìn, như: Tý, Hưởng, Phù…

- Những tên thuộc bộ Thân, Ái, Viên nên dùng cho tuổi Rồng vì Thân – Thìn trong Tam Hợp, như: Thân, San…

- Những chữ có bộ Mã, Ngọ nên dùng đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng hợp với Ngựa, như: Ly, Mã, Phùng…

- Nên chọn những chữ có bộ Tư, Băng vì rồng thích bay nhảy, như: Dục, Nhạn, Thăng…

Những tên nên tránh đặt cho con tuổi Thìn:

- Không nên chọn những tên thuộc bộ Tuất, Khuyển, Sài vì Thìn kỵ với Tuất, đặt tên này sẽ khiến cuộc đời bôn ba vất vả, như: Tuất, Thành, Mậu…

- Không nên dùng các chữ thuộc bộ Sơn (núi), Khâu (gò), Hô (hổ), Cấn, Dần đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng không hợp với Hổ, với Núi. Đặt tên này khiến tuổi và tên tương tranh, gây khó khăn vất vả, như: Sơn, Đồn, Ngật…

- Không nên dùng tên có bộ Khẩu vì để tránh cho rồng mở miệng, mở miệng sẽ thành khốn khó, như: Đài, Cổ, Khả…
- Không dùng các tên thuộc bộ Quai, Xước, Dẫn, Cung, Xuyên, Cơ, Ấp, Ty liên quan tới rắn hoặc gần giống hình con rắn vì Rồng mà biến thành Rắn thì mất hết uy phong, như: Nguyên, Doãn, Vưu…

- Không nên dùng tên có bộ Miên, bộ Nghiễm (mái nhà) vì Rồng cần phải bay cao hoặc vùng vẫy, không thể đứng dưới “mái nhà”, hang động nào, như: Tự, Thủ, Hồng…

- Không dùng các bộ Thảo (cỏ), Thạch (đá) đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng không ẩn mình trong cỏ hoặc trong đá mà phải vươn cao vươn xa, như: Ngải, Phương, Anh…

- Không dùng các tên thuộc bộ Trùng vì “trùng” chỉ rắn, “đại trùng” chỉ Hổ, cả 2 loài trên không hợp với tuổi Thìn, như: Mật, Điệp, Dung…

- Không dùng các tên thuộc bộ Điền (ruộng), Thổ (đất), Hòa (cây cối), Y (quần áo) vì rồng không hợp với các bộ trên. Nếu dùng thì gặp nghịch cảnh, bất lợi gia đình. Nhưng nếu lấy chồng lấy vợ muộn thì sinh con trai lại tốt đẹp, như: Giáp, Trù, Giới…

- Không dùng các chữ có bộ Dương (dê) vì rồng không hợp với dê, sẽ gây phạm “Thiên la Địa võng”, như: Dương, Thiện, Nghĩa…

- Không dùng chữ có bộ Mão hoặc liên quan tới mèo vì Mão – Thìn là cặp tương hại theo Địa Chi.

- Không dùng các tên thuộc bộ Tâm, Nhục đặt cho tuổi Thìn, như: Tâm, Trung, Hằng…

- Không dùng các chữ thuộc bộ Thần, Sĩ, Tướng, Nhân, Tiểu, Thiểu vì rồng không hợp làm quần thần, không chịu dưới trướng bất kỳ ai, như: Lâm, Hiền, Sĩ….

- Không dùng bộ Đao, bộ Lực đặt tên cho con tuổi Thìn sẽ dễ dẫn tới đau yếu, tai nạn, như: Đao, Lực, Nam…

Trên thực tế, cái tên không phải là yếu tố quyết định cả cuộc đời sau này của mỗi người và hơn nữa, với mỗi gia đình, cái tên còn phụ thuộc vào các yếu tố truyền thống và dòng tộc. Trên đây là những thông tin giúp các bậc phụ huynh tham khảo khi chọn tên đặt cho con sinh năm Nhâm Thìn.
Hoa Nhi
Một số tên phù hợp với năm 2012
- Hành Kim: Bách, Bảo, Cẩm, Châm, Chinh, Cương, Chí, Hiền, Cường, Kim, Linh, Loan, Ngân, Hoàng, Giáp, Đồng, Liêm, Luyện, Phong, Quân v.v….
- Hành Thủy: Băng, Bích, Bình, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Lam, My, Nguyên, Thanh, Tuyết, Thắng, Triều, Vũ v.v…
- Hành Mộc: Đỗ, Đông, Bách, Dương, Hạnh, Mai, Lê, Liễu, Kiệt, Lâm, Phương, Lương, Thư, Xuân v.v…
Nguyễn Văn Doanh → 28/08/2012
Năm sinh của con bạn là 2012: Nhâm Thìn – Mệnh Trường Lưu Thủy
Năm sinh của bạn là 1986: Bính Dần – Mệnh Lư Trung Hỏa
Năm sinh của vợ/chồng bạn là 1987: Đinh Mão – Mệnh Lư Trung Hỏa
Các tên phù hợp với bé trai sinh năm 2012
Đỗ, Đông, Bách, Dương, Kỷ, Kiệt, Lịch, Lâm, Phương, Quyền, Sang, Tùng, Thụ, Thuật, Trụ, Hiệu, Lê, Lương, Sâm, Chương, Duẩn, Giáp, Khuông, Phạm, Doanh, Vinh…
Đặt tên cho con sinh năm Thìn, vài điều cơ bản cần nắm
Đặt tên cho “rồng”
Đối với anh Tiến ở Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ, việc chọn tên cho con là tối quan trọng nên anh lên mạng tham khảo, rồi đến nhà sách mua quyển Bách khoa thư cách đặt tên. Khi xem đến mục đặt tên cho con theo 12 con giáp, anh thấy rồng thuộc loài giỡn mây, đạp nước, thích ánh sáng ngọc minh châu, mặt trăng, mặt trời… nên những tên thích hợp với tuổi rồng là Trân, Châu, Nhật, Nguyệt, Minh, Kỳ, Xuân, Thái, Huy, Vân, Thủy, Giang, Tuyền, Triều (nước dâng)… Lựa chọn, cân nhắc, cuối cùng anh quyết định đặt tên cho con trai là Nguyễn Huy Nhật. Nhật là mặt trời. Huy là sáng. Huy sẽ làm nền sáng cho mặt trời chiếu sáng rực khiến nội tâm đứa trẻ phong phú, thông minh, thành đạt.
[pic]
Anh phấn chấn đem khoe với người thân, nhưng không ngờ cha anh không đồng ý bởi theo ông, gia đình có truyền thống đặt tên theo dây. Ông tên Quyết. Con trai là Nguyễn Quyết Tiến thì cháu phải là Nguyễn Tiến Sĩ. Vả lại ông ước mơ cháu phải học hành đỗ đạt cao, mà cao thì có ai bằng tiến sĩ. Chứ đặt tên con với chữ đệm như vậy, khi phát âm nghe nặng trình trịch, làm sao đường công danh đỗ đạt được. Anh Tiến không chịu, bởi rồng là vua muôn loài, nay đặt tên Tiến Sĩ chẳng khác nào bị giáng xuống thấp, địa vị, đường công danh thế nào cũng bị giáng xuống theo. Và vì vậy khoảng một tháng nữa là sinh mà tên bé vẫn chưa được chọn bởi ai cũng cho mình đúng.
Chị Liên sắp sinh con vào tháng 3 âm lịch, nghe đồn có thầy bói đặt tên cho trẻ mỗi quẻ 50.000 đồng nên đến xin một tên đẹp mang đầy vận may cho con. Thầy bảo rằng tên trẻ phụ thuộc tháng sinh và ngũ hành tương sanh với cha mẹ. Rồi xủ quẻ bấm tay, thầy phán nếu “khai hoa nở nhụy” vào tháng 3 âm lịch là tháng Thìn. Sinh tháng này rồng đích thực là vua, vì vậy con trai nên đặt tên là Vương. Con gái nên mang tên Hoàng, đồng nghĩa với nữ hoàng hoặc hoàng hậu. Chị nghe thầy bói nói rất chí lý nên quyết định đặt tên con gái mình là Hoàng.
Sau đó, chị đem khoe với đồng nghiệp và hàng xóm thì bất ngờ với ai ông thầy cũng cho hai cái tên như vậy. Nếu sinh tháng 1, 2 âm lịch thì thầy cho rằng sinh đầu năm, rồng này đứng đầu sẽ cai quản tất cả. Còn sinh tháng 4, 5, 6 âm lịch chắc cú là chân mạng đế vương bởi ở trung tâm. Tháng 7, 8 âm lịch là mưa gió, rồng thả sức quấn mây vờn thủy, rồng như vậy mới đáng mặt là vua rồng. Và theo kiểu phân tích như vậy, tất tần tật trai đều mang tên Vương, gái mang tên Hoàng…
Theo GS Trần Văn Khê: “Nhiều người khi đặt tên chẳng những gửi gắm ước mơ mà còn muốn con cái gắn bó, thương yêu nhau. Song thân cô Năm Phỉ đặt tên các con rất hay: Công, Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi. Tuy nhiên có không ít bậc cha mẹ yêu ghét cái gì thì lấy đó đặt tên cho con một cách tùy tiện. Chẳng hạn có người thích bóng đá, tennis thì đặt tên con là Bóng, Tennis. Có người ghét uống trà, vậy là đặt tên các con tuần tự là Đừng, Uống, Trà. Đặt như vậy không hay cho đứa trẻ. Tên sẽ theo con mình suốt đời. Vì vậy khi đặt tên phải chú ý về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa”.
PGS.TS Lê Trung Hoa, cán bộ giảng dạy Trường đại học Khoa học xã hội – nhân văn TP.HCM, người đã có hơn mấy chục năm nghiên cứu, sưu tầm, đã xuất bản quyển sách “Họ và tên người Việt Nam”, cho biết tương lai một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không phải vào tên. Thực tế có hàng triệu người tên giống nhau nhưng cuộc sống khác nhau hoàn toàn. Có người sôi động, người trầm tính, người là quan chức, người là thường dân, có người giàu, có người nghèo khó…
Tuy nhiên tên rất quan trọng bởi dùng để giao tiếp, thể hiện sự tồn tại của một sinh mệnh, mang ý nghĩa tâm linh rất sâu rộng. Đặt sao cho dễ nhớ, dễ đọc, và một cái tên hay dễ gây ấn tượng tốt người nghe cũng như tạo tâm lý tích cực cho con mình. Đồng thời nên dùng thêm chữ đệm để tránh trùng họ tên. Thường lập ý trước chọn từ sau. Ngoài ra cần có sự bàn bạc, thống nhất nhau chọn một cái tên mà tất cả cùng hài lòng…
PGS.TS Hoa khuyên đặt tên nên tránh đa nghĩa, khó đọc, thô tục, cũng như tránh việc thù oán ai thì đặt tên con là tên người đó gọi cho bõ ghét. Làm như vậy người thiệt thòi đầu tiên chính là con bạn. Bởi tên là món quà thể hiện sự yêu thương, niềm hi vọng của cha mẹ đối với con chứ không phải để gánh trên mình sự thù ghét. Ngoài ra cũng lưu ý tới chuyện nói lái. Chẳng hạn có một bạn trẻ tên Bá Nhàn, bạn học cứ gọi là Bán Nhà. Nhiều khi khiến em bực. Vì vậy tốt nhất nên tránh những từ nói lái có nghĩa không hay, dễ bị chế giễu.
Đặt tên cho con sinh năm Thìn
31-05-2012
Năm Thìn được coi là một năm có tuổi đẹp bởi con Rồng vốn là một linh vật thiêng liêng, biểu tượng của sự cao quý tột bậc hay sức mạnh và quyền lực tuyệt đối. Chính vì vậy rất nhiều bậc cha mẹ muốn đặt tên con sao cho phù hợp và hỗ trợ cho sức mạnh “tiềm ẩn” của tuổi Thìn, giúp tạo nên vận mệnh tốt đẹp và may mắn trong suốt đường đời.
[pic]
Tuổi Thìn là biểu thị của sức mạnh và quyền lực
Một số đặc trưng của tuổi Thìn
Ngoài yếu tố Tử Vi rất quan trọng để chiêm nghiệm vận mệnh con người thì Địa Chi cũng rất thường xuyên được sử dụng khi đánh giá tiềm năng của con người ở mỗi tuổi nhất định. Người tuổi Thìn thường có những năng lực “tiềm ẩn” xuất sắc cùng với những đặc trưng thông minh lanh lợi, khả năng quan sát tinh tường, vì vậy nếu được đặt vào vai trò quản lý lãnh đạo có thể phát huy được những sở trường vốn có cùng với năng lực phản ứng nhanh nhạy và một phần tính độc đoán quyền lực. Cũng giống như con Rồng, tuổi Thìn mang những tham vọng lớn, chí cao và những hoài bão ấp ủ, chính vì vậy nếu tài năng không có đất dụng võ sẽ khiến cho cuộc đời vất vả quanh co dẫn tới phiền muộn. Một cái tên phù hợp với tuổi Thìn sẽ phần nào đem lại những may mắn và “tạo thế” tốt đẹp để có những thành công trong tương lai.
Các tên phù hợp với tuổi Thìn
Con Rồng là hình tượng cao quý, mạnh mẽ và ban phát, vì vậy các bộ chữ mang hành Thủy đều phù hợp với tuổi Thìn, bạn có thể đặt tên con theo các tên như: Thủy (nước), Hải (biển), Hà (sông), Giang (sông lớn), Dũng (sóng lớn), Băng, Tuyết, Vân, Triều, Tuyền… đều tạo nên hình ảnh Rồng gặp nước, một hình ảnh được cho là có thể phát huy tối đa sức mạnh của tuổi Thìn.
Bên cạnh đó, Rồng vốn là hình ảnh gắn với sự cao quý, vinh quang, quyền lực tột đỉnh, gắn với trời đất, vì vậy các chữ mang ý nghĩa to lớn, vững vàng, mạnh mẽ, đại phát như: Châu, Chương, Đại, Lâm, Ngọc, Nhật, Nguyệt, Minh, Quân, Trân, Thái, Thiên, Vương, Vượng… ít nhiều tạo vận hạn tốt đẹp cho người tuổi Thìn.
Một yếu tố khác là Tam Hợp Thân Tí Thìn cũng được coi là tốt đẹp may mắn, do vậy các cái tên như: Ái, Hưởng, Học, Lý, Mạnh, Nhâm, Quý, Thân, Viên… đều phù hợp với tuổi Thìn. Tuy nhiên các tên này không đa dạng và cũng hơi khó đặt, do vậy cũng ít khi được các bậc cha mẹ chọn làm tên hay để đặt cho con.
Yếu tố bản mệnh
Bản mệnh là yếu tố rất quan trọng của con người bởi nó là nền tảng vững vàng cho sự phát triển, chính vì vậy cần phải lưu ý tới bản mệnh khi đặt một cái tên cho con. Thật thú vị là các tuổi đều có đủ Ngũ Hành cho bản mệnh, vì vậy khi đặt tên không thể bỏ qua yếu tố này. Tuổi Thìn sinh vào năm khác nhau có Ngũ Hành của bản mệnh khác nhau và vì vậy đây là yếu tố rất quan trọng: • Nhâm Thìn: Trường Lưu Thủy (nước sông dài) • Giáp Thìn: Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn thờ) • Bính Thìn: Sa Trung Thổ (đất pha cát) • Mậu Thìn: Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn) • Canh Thìn: Bạch Lạp Kim (vàng chân đèn)
Tuổi Nhâm Thìn có may mắn là mang hành Thủy trong bản mệnh, bởi vậy các tên mang hành Kim, Mộc, Thủy đều phù hợp. Người sinh năm Nhâm Thìn vì thế cũng tương đối dễ chọn tên bởi các tên phù hợp với Địa Chi tuổi Thìn cũng có rất nhiều tên mang hành Thủy và Kim.
Một yếu tố quan trọng khác là bản mệnh của cha mẹ, bởi con người sinh ra nhờ gốc của cha mẹ. Một cái tên phù hợp với bản mệnh cha mẹ sẽ tạo may mắn thuận lợi cho con ngay từ khi chào đời và ảnh hưởng tới suốt cuộc đời sau này. Hội đủ yếu tố đó sẽ là một cái tên tốt và nhiều may mắn.
Đặt tên hay và có ý nghĩa
Không phải ai cũng tin theo việc đặt tên theo tuổi, Ngũ Hành bản mệnh và Địa Chi, vì vậy cái tên hay và có ý nghĩa là tiền đề đủ để mang lại những điều tốt đẹp trên đường đời. Người ta vẫn thường nói “Tên hay thời vận tốt” và cái tên thực sự có tác động tới xã hội xung quanh một con người, ngược lại nó cũng phản ánh phần nào những gì mà xã hội tác động trở lại con người. Một cái tên hay ấn tượng tốt cùng với năng lực phù hợp sẽ càng tạo những thành công và điều tốt đẹp hơn trong cuộc đời. Vậy để đặt tên hay và ý nghĩa thì cần phải chú ý những điều gì?
Ý nghĩa
Tên có ý nghĩa càng hay thì sự ấn tượng sẽ càng tốt đẹp hơn, yếu tố này từ Đông Tây kim cổ đều đã ít nhiều chứng minh tính đúng đắn. Vậy trước hết cái tên sẽ phản ánh sự kỳ vọng và mong muốn của gia đình vào một đứa con mới chào đời, kỳ vọng đó cũng sẽ là động lực cho con trong tương lai. Có những người muốn tên con mình phải thông minh, vậy thì những cái tên như Minh, Khoa, Trí, Anh, Tuệ… là các tên hàng đầu được lựa chọn. Còn nếu muốn đẹp đẽ thì Tuấn, Tú, Kiều, Diễm… sẽ được chỉ ra. Mỗi cái tên đều có ý nghĩa rất riêng và không ít cái tên ẩn chứa niềm tin và kỳ vọng.
Âm luật
Cân đối giữa âm bằng và âm trắc trong một cái tên sẽ giúp cái tên nghe “kêu hơn” và ấn tượng tốt luôn đi đôi với ít nhiều sự may mắn. Nếu muốn một cái tên nghe hay, hãy kết hợp ý nghĩa và âm luật một cách hợp lý.
Tính kế thừa
Truyền thống gia đình là không thể bỏ qua, nó gắn với cái gốc dòng tộc đúng như truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân đất Việt. Vì vậy kết hợp một cái tên với dòng họ là điều nên làm để giữ vững truyền thống của tổ tông. Một cái tên mang theo dòng họ hoặc gắn với tên bố mẹ cũng góp phần làm đẹp thêm tình cảm gia đình.
Những tên nào dành cho năm Nhâm Thìn?
- Hành Kim: Bách, Bảo, Cẩm, Châm, Chinh, Cương, Chí, Hiền, Cường, Kim, Linh, Loan, Ngân, Hoàng, Giáp, Đồng, Liêm, Luyện, Phong, Quân v.v….
- Hành Thủy: Băng, Bích, Bình, Giang, Hà, Hải, Hiệp, Lam, My, Nguyên, Thanh, Tuyết, Thắng, Triều, Vũ v.v…
- Hành Mộc: Đỗ, Đông, Bách, Dương, Hạnh, Mai, Lê, Liễu, Kiệt, Lâm, Phương, Lương, Thư, Xuân v.v…
Các bạn có thể tham khảo phần mềm đặt tên cho con tại » http://net.meyeucon.org/phan-mem-dat-ten-cho-con/
Cách đặt tên cho con trai hay nhất
Trong quan niệm truyền thống của người phương Đông, con trai được xem là người nối dõi tông đường, kế tục những ước mơ chưa tròn của cha mẹ. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con trai yêu của mình là điều rất được coi trọng.
Khi đặt tên cho con trai, bạn cần chú ý đến những phẩm chất thiên phú về mặt giới tính để chọn tên cho phù hợp.
Nếu bạn mong ước con trai mình có thể phách cường tráng, khỏe mạnh thì nên dùng các từ như: Cường, Lực, Cao, Vỹ… để đặt tên.
|[pic] |
|Con cái là nơi cha mẹ gửi gắm khát vọng |

Con trai bạn sẽ có những phẩm đức quý báu đặc thù của nam giới nếu có tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú…
Bạn có ước mơ chưa trọn hay khát vọng dở dang và mong ước con trai mình sẽ có đủ chí hướng, hoài bão nam nhi để kế tục thì những tên như: Đăng, Đại, Kiệt, Quốc, Quảng… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.
Để sự may mắn, phú quý, an khang luôn đến với con trai của mình, những chữ như: Phúc, Lộc, Quý, Thọ, Khang, Tường, Bình… sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.
Ngoài ra, việc dùng các danh từ địa lý như: Trường Giang, Thành Nam, Thái Bình… để đặt tên cho con trai cũng là cách hữu hiệu, độc đáo.
Không những thế, bạn có thể dùng các biểu tượng tạo cảm giác vững chãi, mạnh mẽ: Sơn (núi), Hải (biển), Phong (ngọn, đỉnh)… để đặt cho con trai đáng yêu của mình với niềm mong ước khi lớn lên con sẽ trở thành người mạnh mẽ, vững vàng trong cuộc đời.
Chọn tên cho con như thế nào?
Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.
Đặt tên theo tuổi
Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau: • Thân – Tí – Thìn • Tỵ – Dậu – Sửu • Hợi – Mão – Mùi • Dần – Ngọ – Tuất
Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung: • Tí – Dậu – Mão – Ngọ • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi • Dần – Thân – Tỵ – Hợi
Đặt tên theo bản mệnh
Bản mệnh được xem xét dựa theo lá số tử vi và theo năm sinh, tùy theo bản mệnh của con bạn có thể đặt tên phù hợp theo nguyên tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc: [pic] Dựa theo Tử Vi, các tuổi tương ứng sẽ như sau: • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi cung Thổ • Dần, Mão cung Mộc • Tỵ, Ngọ cung Hỏa • Thân, Dậu cung Kim • Tí, Hợi cung Thủy
Bạn có thể kết hợp theo từng năm sinh để lựa chọn tên theo bản mệnh phù hợp nhất, ví dụ: • Canh Dần (2010), Tân Mão (2011): Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá) • Nhâm Thìn (2012), Quý Tỵ (2013): Trường Lưu Thủy (nước chảy dài) • Giáp Ngọ (2014), Ất Mùi (2015): Sa Trung Kim (vàng trong cát) • Bính Thân (2016), Đinh Dậu (2017): Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi) • Mậu Tuất (2018), Kỷ Hợi (2019): Bình Địa Mộc (cây mọc đất bằng)
Như vậy, nếu con bạn mệnh Mộc thì bạn có thể chọn tên liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý. Khoa học đặt tên và cách đặt tên cho con tuổi Nhâm Thìn 2012
1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC ĐẶT TÊN

Việc đặt tên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cái tên có vai trò ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của cả một đời người. Cái tên của mỗi người chính là biểu tượng phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên cũng dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong học tập, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Vì lẽ đó, cái tên tạo thành một trường năng lượng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến vận mệnh mỗi con người.

Từ xa xưa cha ông ta đã lưu ý rất nhiều khi đặt tên cho con cháu mình, thời Phong Kiến, người xưa có quan niệm rằng kỵ đặt tên phạm huý, tức là tên trùng với tên họ của vua quan quý tộc, như thế sẽ bất lợi cho con cháu. Ngoài ra, cũng kỵ đặt những tên quá mỹ miều, sợ quỷ thần ghen ghét làm hại nên lúc nhỏ sẽ khó nuôi. Những người có học hành, chữ nghĩa thì đặt tên con cháu theo những ý nghĩa đặc trưng của Nho Giáo như Trung, Nghĩa, Hiếu, Thiện,…

Ngày nay việc đặt tên có xu hướng phóng khoáng hơn xưa nhưng cái tên vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những chỉ mang yếu tố mỹ cảm mà về yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành cái tên còn có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo vận mệnh của mỗi người.

Tổng quan những lý thuyết quan trọng cho việc đặt tên bao hàm những yếu tố sau:

- Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Từ xưa đến nay trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá Á Đông nói chung đề cao vai trò của gia đình, dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…

- Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống ước nhớ nguồn của Việt Nam ta.

- Tên phải có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.

- Bản thân tên phải có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu như Lệ, Tài,…vì những tên này có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.

- Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Tam Tài Thiên - Địa – Nhân tương hợp. Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ. Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh. Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó. Thiên - Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.

- Tên phải cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng thuộc Âm, vần trắc thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.

- Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…

- Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.

Ví dụ về đặt tên : nữ sinh năm Giáp Thân, trong Tứ Trụ mệnh thiếu Kim, nên dùng tên bổ trợ hành Kim cho bản mệnh. Tên đặt Nguyễn Thái Ngọc Nhi. Sau đây phân tích những yếu tố tốt của tên này:

1. Ngũ Hành tương sinh : Họ Nguyễn = Mộc sinh Thái = Hoả sinh Ngọc = Thổ sinh Nhi = Kim. Ngũ Hành tạo thành vòng tương sinh hỗ trợ cho bản mệnh thiếu Kim
2. Tên này Âm Dương cân bằng vì hai vần bằng trắc cân đối ngụ ý một đời sống an lành, tốt đẹp
3. Ý nghĩa của tên trong Hán văn có nghĩa là viên ngọc quý, hàm ý một đời sống sang trọng, đầy đủ
4. Phối quẻ được quẻ Dự là một quẻ tốt cho nữ số.

Những người có tên không tốt hoặc vận mệnh đang gặp khó khăn trở ngại thì đổi tên là một trong những phương pháp hiệu quả để cải tạo vận mệnh của chính mình.

Tóm lại, đặt tên tốt là một việc rất khó khăn, bao hàm rất nhiều yếu tố phối kết hợp để tạo thành một tên đẹp theo nghĩa mỹ cảm lẫn Âm Dương, Ngũ Hành, hầu đem lại cho người mang tên đó một sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống tốt lành trong tương lai, để rạng danh được dòng họ của mình, mang lại sự nghiệp tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

2. Đặt tên cho con sinh năm 2012, tuổi Nhâm Thìn

Đặt tên cho con sinh năm 2012, tuổi Thìn - sinh năm Nhâm Thìn ẩn chứa những đặc trưng thông minh lanh lợi, phản ứng nhanh nhạy, quan sát tinh tường. Bởi vậy khi phát huy tài năng quản lý thì có ưu thế rõ rệt. Người tuổi Thìn thường có chí lớn, ôm ấp nhiều tham vọng và tiềm lực của con người rất lớn. Tuy nhiên chính những yếu tố đó khiến họ thường gặp nhiều khúc khuỷu quanh co trong đời, đối mặt với nhiều thử thách và dễ dẫn tới nhiều phiền phức sầu muộn.

Đặt tên con tuổi Thìn - Tuổi nhâm thìn 2012

Tuổi Thìn là một con rồng, một hình tượng truyền thuyết với sức mạnh to lớn. Đặt tên con tuổi Thìn do vậy cũng cần dựa vào những đặc trưng cơ bản của tuổi để có được một cái tên ý nghĩa
Những tên nên đặt cho con tuổi Thìn

- Những tên thuộc bộ Kim (vàng), Ngọc, Bạch (trắng), Xích (đỏ) biểu thị sự công bằng, giỏi giang, học thức uyên bác, phù thọ dồi dào đặc biệt hợp với tuổi Thìn.

- Những chữ có bộ Nguyệt thì rất hợp để đặt cho con tuổi Thìn, đặc biệt là nữ thì sẽ vui vẻ, ôn hòa, hiền thục, lương thiện tích đức, con cháu hiển đạt. Các bộ Dậu, Ngư, Nhân (đứng) giúp cho quý nhân phù trợ, gia thanh vang dội.

- Những tên thuộc bộ Nhật rất hợp với người tuổi Thìn, nhờ sự sáng tỏ, rõ ràng, thông minh, nhanh nhẹn.

- Những cái tên thuộc bộ Tinh (sao), Vân (mây), Thìn đặc biệt hợp với tuổi Thìn, giúp cho rồng gặp mây, gặp gió, khiến công danh hiển đạt, sự nghiệp hạnh thông.

- Những tên thuộc hành Thủy rất hợp với tuổi Thìn bởi rồng gặp nước sẽ rất khí thế, thành công rực rỡ, phúc lộc, may mắn.

- Những tên có bộ Vương, Đại, Lớn, Quân, Chủ, Đế, Lệnh, Trường nhằm để chỉ vai trò lãnh đạo, vị thế bá vương, sức mạnh và quyền lực rất hợp để đặt cho con tuổi Thìn.

- Những tên có bộ Tí, Nhâm, Quý nên dùng cho tuổi Thìn vì Tí – Thìn hợp nhau và Nhâm, Quý hợp với Thìn.

- Những tên thuộc bộ Thân, Ái, Viên nên dùng cho tuổi Rồng vì Thân – Thìn trong Tam Hợp.

- Những chữ có bộ Mã, Ngọ nên dùng đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng hợp với Ngựa.

- Nên chọn những chữ có bộ Tư, Băng vì rồng thích bay nhảy.
Những tên không nên đặt cho con tuổi Thìn

- Không nên chọn những tên thuộc bộ Tuất, Khuyển, Sài vì Thìn kỵ với Tuất, đặt tên này sẽ khiến cuộc đời bôn ba vất vả.

- Không nên dùng các chữ thuộc bộ Sơn (núi), Khâu (gò), Hô (hổ), Cấn, Dần đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng không hợp với Hổ, với Núi. Đặt tên này khiến tuổi và tên tương tranh, gây khó khăn vất vả.

- Không nên dùng tên có bộ Khẩu vì để tránh cho rồng mở miệng, mở miệng sẽ thành khốn khó.

- Không dùng các tên thuộc bộ Quai, Xước, Dẫn, Cung, Xuyên, Cơ, Ấp, Ty liên quan tới rắn hoặc gần giống hình con rắn vì Rồng mà biến thành Rắn thì mất hết uy phong.

- Không nên dùng tên có bộ Miên, bộ Nghiễm (mái nhà) vì Rồng cần phải bay cao hoặc vùng vẫy, không thể đứng dưới “mái nhà”, hang động nào.

- Không dùng các bộ Thảo (cỏ), Thạch (đá) đặt tên cho con tuổi Thìn vì Rồng không ẩn mình trong cỏ hoặc trong đá mà phải vươn cao vươn xa.

- Không dùng các tên thuộc bộ Trùng vì “trùng” chỉ rắn, “đại trùng” chỉ Hổ, cả 2 loài trên không hợp với tuổi Thìn.

- Không dùng các tên thuộc bộ Điền (ruộng), Thổ (đất), Hòa (cây cối), Y (quần áo) vì rồng không hợp với các bộ trên. Nếu dùng thì gặp nghịch cảnh, bất lợi gia đình. Nhưng nếu lấy vợ/chồng muộn thì sinh con trai lại tốt đẹp.

- Không dùng các chữ có bộ Dương (dê) vì rồng không hợp với dê, sẽ gây phạm “Thiên la Địa võng”

- Không dùng chữ có bộ Mão hoặc liên quan tới mèo vì Mão – Thìn là cặp tương hại theo Địa Chi

- Không dùng các tên thuộc bộ Tâm, Nhục đặt cho tuổi Thìn

- Không dùng các chữ thuộc bộ Thần, Sĩ, Tướng, Nhân, Tiểu, Thiểu vì rồng không hợp làm quần thần, không chịu dưới trướng bất kỳ ai.
- Không dùng bộ Đao, bộ Lực đặt tên cho con tuổi Thìn sẽ dễ dẫn tới đau yếu, tai nạn.

Ngoài ra các bạn đã dự định những tên gì cho con thì vào trang dưới kiểm tra xem có hợp phong thuỷ không nhé (free, trang này rất có uy tín):

http://phongthuy.vietaa.com/?q=hoten#title

Similar Documents