Free Essay

My Work

In:

Submitted By beastmaster150
Words 12059
Pages 49
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------
BÀI TIỂU LUẬN
-------------------------------------------------
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO TỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

-------------------------------------------------

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục đề tài 5 Chương II: tư tưởng của triết học nho giáo ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống việt nam 5 Chương III: một số vấn đề về nho giáo trong giai đoạn hiện nay 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1 6 BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO 6 1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế- xã hội sự ra đời của tư tưởng triết học Nho giáo 6 1.2 Nguồn gốc sự hình thành và phát triển của Nho giáo 7 1.2.1 Nho giáo nguyên thủy 7 1.2.2 Hán nho 7 1.2.3 Tống nho 8 1.3 Đặc điểm của Nho giáo 8 1.3.1 Tính du mục phương Bắc 8 1.3.2 Tính nông nghiệp phương Nam 8 1.3.3 Thay đổi các đặc điểm theo thời gian 9 1.4 Nội dung cơ bản của triết học Nho giáo 9 1.5 Tư tưởng của triết học Nho gia 11 Chương 2 12 TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 12 2.1 Sự du nhập và phát triển nho giáo ở Việt Nam 12 2.1.1 Nguyên nhân của sự du nhập Nho giáo ở Việt Nam 12 2.1.2 Sự du nhập của nho giáo vào Việt Nam 13 2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam 14 a. Về mặt tư tưởng xã hội 17 b. Về mặt tổ chức và vận hành nhà nước 18 c. Về giáo dục và đạo tạo 18 d. Về văn học- nghệ thuật 19 2.2.4 Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo 20 Chương 3 21 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHO GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 21 3.1 Tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay 22 3.2 Một số vấn đề về Nho giáo trong giai đoạn hiện nay 23 KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Ngọc Thêm 2004: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh 2. Trần Quốc Vượng 2000: “Nho giáo và văn hóa Việt Nam”, Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, tr 501 – 515. 3. vi.wikipedia.org/wiki/Nho_giáo. 4. Reds.vn “Nhận định về sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc”. 5. http://www.vanhoahoc.vn/ “ Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam”

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Triết học là một hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những tư tưởng triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII-VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Trong đó, với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, nền văn minh Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 trước công nguyên), mặc dù có một vài văn bản khẳng định sự tồn tại của những triều đại cổ xưa hơn. Các văn bản đó cũng đưa ra những bằng chứng xác định sự tồn tại của nền văn học và tư tưởng triết học đi cùng với những văn hóa phong tục, đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn minh nhân loại cho tới ngày nay.
Tư tưởng triết học Trung Quốc đã khẳng định được ví trí của mình trong hệ thống tư tưởng nhân loại với những học thuyết triết học đi cùng với tên tuổi những nhà triết học nổi tiếng. Trong đó, Nho giáo có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc và các nước lân cận.
Nước Việt Nam ta nếu không có một ngàn năm Bắc thuộc thì bây giờ chúng ta sẽ như thế nào? Chúng ta không có từ Hán Việt, không bị ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, không bị chi phối bởi các tư tưởng triết học Trung Quốc như Lão giáo, Đạo giáo và đặc biệt là Nho giáo mà sự ảnh hưởng của nó đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống người Việt.
Cho tới nay, không nhiều người Việt có thể nhận thức được sức chi phối mãnh liệt của tư tưởng Nho giáo trong đời sống văn hóa truyền thống người Việt Nam. Đây cũng chính là lý do chính của đề tài nghiên cứu này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nền văn minh Trung Quốc vốn đã có sẵn những sự huyền bí mê hoặc các nhà nghiên cứu trên thế giới không chỉ bởi những di tích cổ xưa mà còn những tri thức vượt bậc mà con người ngày nay khó có thể lý giải nguồn gốc. Nhưng đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu vào sức ảnh hưởng của nền văn hóa Trung hoa tới văn hóa người Việt. Đề tài nghiên cứu này được hỗ trợ từ rất nhiều nguồn tư liệu phong phú về Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Quốc, tư tưởng triết học Phương Đông, tài liệu về học thuyết triết học Trung Quốc ….. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận là trình bày sự hình thành và phát triển của học thuyết Nho giáo và phân tích sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học Nho giáo tới nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam sau một ngàn năm Bắc thuộc. Đồng thời, nghiên cứu này muốn đưa ra những đề xuất những định hướng phát huy tư tưởng Nho giáo cho phù hợp với điều kiện xã hội nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nghiên cứu này là hệ thống tư tưởng triết học Nho giáo, và những đối tượng bị ảnh hưởng bởi học thuyết này.
Nội dung của tư tưởng triết học Nho giáo và những nhà triết học tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử.
Tiểu luận trình bày ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới nền văn hóa truyền thống Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận dựa trên những hệ thống lý luận triết học của Chủ Nghĩa Mác- Lên nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng triết học Nho giáo.
Phương pháp nghiên cứu dựa trên những cơ sở lý luận được phân tích, tổng hợp… từ những tư liệu nghiên cứu về tư tưởng triết học từ nhiều nguồn khác nhau. 6. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận chia làm ba phần chính:
Phần mở đầu: bao gồm lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu đề tài, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung: bao gồm 3 chương
Chương I: bối cảnh kinh tế-xã hội sự ra đời của tư tưởng triết học Nho giáo
Chương II: tư tưởng của triết học nho giáo ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống việt nam
Chương III: một số vấn đề về nho giáo trong giai đoạn hiện nay
Phần kết luận

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO 1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế- xã hội sự ra đời của tư tưởng triết học Nho giáo
Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III TCN kéo dài tới tận thế kỷ III TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ từ thế kỷ IX TCN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ VIII tr. CN đến cuối thế kỷ III TCN.
Bối cảnh lịch sử: Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 - 479 tr. CN). Đây là thời kỳ thứ hai còn gọi là thời kỳ Đông Chu, hay thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc.
Đặc điểm kinh tế- xã hội: là thời kỳ chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự phát triển của sức sản xuất đã tác động mạnh mẽ đế hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng xã hội. Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Từ đó, sự phân hóa giàu nghèo dựa trên tài sản. Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế chộ nô lệ thị tộc, hình thành chế độ phong kiến, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đưởng cho xã hội phát triển.
Tóm lại, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời Xuân Thu- Chiến Quốc là thời biến chuyển lớn, tất phải đi tới sự thống nhất. Từ chính nguyên nhân này dẫn đến sự phát triển của những phong trào lập thuyết.
Sự phát triển sôi động của xã hội đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của những "kẻ sĩ" luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trong tương lai. Lịch sử gọi đây là thời kỳ "Bách gia chư tử" (trăm nhà trăm thầy), "Bách gia tranh minh" (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Đặc điểm của các trường phái này là lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội. Theo Lưu Hâm (đời Tây Hán), Trung Hoa thời kỳ này có chín trường phái triết học chính (gọi là Cửu lưu hay Cửu gia) là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Âm dương gia, Danh gia, Pháp gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia. Trừ Phật giáo được du nhập từ ấn Độ sau này, các trường phái triết học được hình thành vào thời kỳ này được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử và tồn tại cho tới thời kỳ cận đại. 1.2 Nguồn gốc sự hình thành và phát triển của Nho giáo 1.3.1 Nho giáo nguyên thủy
Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử. Trước ông, có nhiều nhà lý luận như Liễu Hạ Huệ người nước Lỗ, Thúc Hường người nước Tấn, Tử Sản người nước Trịnh…. nhưng lý luận của họ chưa thực sự hoàn chỉnh như một hệ thống.
Thời xuân thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau kinh nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ được gọi là Ngũ Kinh. Sau khi ông mất, các học trò của ông đã tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận Ngữ. Học trò xuất sắc nhất của ông là Tăng Sâm còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại Học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tưviết ra cuốn Trung Dung. Đến thời chiến quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau này được gọi là Tứ thư cùng Ngũ kinh là chín bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay “ tư tưởng Khổng Mạnh”. Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành. 1.3.2 Hán nho
Đến thời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký. Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị. Thiên tử là con trời, dùng “lễ trị” để che đậy “pháp trị”. 1.3.3 Tống nho
Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận Ngữ và Mạnh tử tạo nên bộ Tứ Thư. Lúc đó Tư thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tống nho, với các tên tuổi như Chu Hy, thường gọi là Chu Tử…Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung yếu tố tâm linh và các yếu tố siêu hình phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. 1.3 Đặc điểm của Nho giáo
Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Chính vì thế no mang đặc điểm của hai loại hình văn hóa này 1.4.4 Tính du mục phương Bắc
Tính “quốc tế” là một trong những đặc tính khác biệt của văn hóa du mục so với văn hóa nông nghiệp. Tính quốc tế trong Nho giáo thể hiện ở mục tiêu cao nhất của người quân tử là “ bình thiên hạ”. Bản thân Khổng Tử đã nhiều lần rời bỏ nước Lỗ , quê hương ông để đi tìm minh chủ. Trong truyền thuyết và văn học Trung Hoa, việc các nhân tài thay đổi minh chủ là điều thường thấy. Đó cũng là một trong những ảnh hưởng của Nho giáo.
Tính phi dân chủ về hệ quả của nó là tư tưởng bá quyền, coi khinh các dân tộc khác, coi mình là trung tâm còn “tứ di” xung quanh đều là “bỉ lậu” cả. Tính phi dân chủ còn được thể hiện ở chỗ coi thường dân, đặc biệt là phụ nữ. Khổng Tử nói:” Chỉ hạng đàn bà và tiểu nhân là khó dạy. Gần thị họ nhờn, xa thì họ oán”.
Tính trọng sức mạnh được thể hiện ở chữ “dũng”, một trong ba đức mà người quân tư phải có là “ nhân, trí, dũng”
Tính nguyên tắc được thể hiện ở học thuyết “ chính danh”. Tất cả phải có tôn ti, trật tự, đúng bổn phận. 1.4.5 Tính nông nghiệp phương Nam
Tính hài hòa là một đặc tính của văn hóa nông nghiệp. Biểu hiện là việc đề cao chữ “Nhân” và nguyên lý “Nhân trị”. Khổng Tử nói: “Khoan hòa mềm mại để dạy người, không báo thù kẻ vô đạo- ấy là cái mạnh của phương Nam…”
Tính “dân chủ” là đặc tính khác biệt với văn hóa du mục. Khổng Tử nói: “ Dân là chủ của thần, vì thế thánh nhân xưa lo cho việc của dân rồi mới lo việc thần”. Trong các mối quan hệ đều thể hiện tính hai chiều, bình đẳng: Vua sáng, tôi trung; cha hiền, con hiếu; anh tốt, em nhường; bạn bè tin cậy.
Tính coi trọng văn hóa tinh thần (thi, thư, lễ, nhạc) thể hiện nhiều trong Kinh Thi, ngược lại với văn hóa du mục “ trọng võ” 1.4.6 Thay đổi các đặc điểm theo thời gian
Việc khác biệt hoàn toàn dẫn tới sự đối lập giữa hai nền văn hóa đã khiến cho tư tưởng của Nho giáo mà nền tảng dựa vào hai nền văn hóa này không tránh khỏi sinh ra những mâu thuẫn.
Mâu thuẫn về thái độ đối với người dân. Văn hóa du mục coi trọng người quân tử mà gọi người dân là kẻ tiểu nhân thì văn hóa nông nghiệp lại lấy dân làm gốc, “ dân là chủ của thần”.Tiếp theo là mâu thuẫn giữa “lễ trị” của văn hóa du mục với “ nhân trị” của văn hóa nông nghiệp.
Chính sự những sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy là nguyên nhân gây ra biến đổi về tư tưởng của triết học Nho giáo. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nội dung của Nho dần thay đổi, đặc điểm của văn hóa du mục thay thế văn hóa nông nghiệp. Nho giáo mà Khổng Tử tạo ra đã hoàn toàn thất bại, thay vào đó, nội dung của Nho giáo được thay đổi theo nhu cầu, mục đích của con người. 1.4 Nội dung cơ bản của triết học Nho giáo
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Quân là người làm vua, “ Quân tử” là những người cao thượng có phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với kẻ “ Tiểu nhân” là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Có thể thấy đối tượng mà Nho giáo muốn hướng đến trước hết là người cầm quyền. Để trở thành người quân tử, con người trước hết phải “ Tu thân” nghĩa là phải “ Tự đào tạo”. Sau khi Tu thân xong, người quân tử có bổn phận phải “ Hành đạo”. Đạo trong Nho giáo không đơn giản chỉ là đạo lý. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ những nhân tố đạp đức và “ Đạo” ở đây là chứa cả những nguyên lý vận hành chung của vũ trụ cần phải tuân theo. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là “Mệnh”. * Tu thân
Khổng tử đặt ra Tam cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức…để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà Nam giới phải theo . Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà Nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội sẽ được an bình.
Tam Cương: Nói về ba mối quan hệ Quân Thần (vua tôi), Phụ Tử (cha con), Phu Phụ (chồng vợ). * Quân Thần ( Vua Tôi) : Trong quan hệ vua tôi. Vua thì thưởng phạt công minh, Tôi tớ phải trung thành một dạ. * Phụ Tử ( Cha Con ) : Cha hiền Con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, Con phải hiếu thảo và phụng dưỡng khi cha về già. * Phu Phụ (Chồng vợ ) : Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ. Vợ phải chung thủy tuyệt đối với chồng .
Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. * Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. * Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. * Lễ : Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. * Trí : Sự thông biết lý lẽ, phân biệt rõ thiện ác, đúng sai. * Tín : Giữ đúng lời hứa, đáng tin cậy. Tam Tòng: Tam là ba, Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, bao gồm: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" * Tại gia tòng phụ : tức người phụ nữ khi còn ở nhà thì phải theo cha. * Xuất giá tòng phu : lúc lấy chồng phải theo chồng. * Phu tử tòng tử : nếu chồng qua đời phải theo con . Tứ Đức: bốn tính nết tốt của người phụ nữ phải có là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh. * Công : khéo léo trong công việc. * Dung : hòa nhã trong sắc diện. * Ngôn : mềm mại trong lời nói. * Hạnh : nhu mì trong tính nết.

* Hành đạo
Sau khi Tu Thân, người quân tử phải Hành Đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ là gia đình, cho đến lớn là Trị Quốc, và đạt đến mức cuối cùng là Bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị có hai phương châm: * Nhân Trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. * Chính Danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình.
Những quan niệm Đạo Đức mà Khổng Tử đề ra không phải là vĩnh cửu, nhưng có nhiều phương châm xử thế, đã giúp ông sống giữa bầy lang sói mà vẫn giữ được tâm hồn cao thượng, nhân cách trong sáng, suy đến cùng thì đạo làm người ấy bao gồm hai chữ “Nhân Nghĩa”.
Đến đời Hán nho, Đổng Trọng Thư đưa nhân nghĩa vào Ngũ Thường. “Tam Cương Ngũ Thường“ trở thành trụ cột của lễ giáo phong kiến. Sang đời Tống nho, hai chữ nhân nghĩa càng bị trừu tượng hóa. Các nhà Tống nho căn cứ vào thuyết “Thiện Nhân hợp nhất” khoác cho hai chữ nhân nghĩa sắc thần siêu hình. Trời có ‘lý” người có “Tính” bẩm thụ ở trời. Đức của trời có 4 điều: “Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh“; Đức của người có “Nhân, Nghĩa, Lễ và Trí“. Bốn đức của người tương cảm với đức của trời. 1.5 Tư tưởng của triết học Nho gia
Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị - đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:
Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua - cha - chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia.
Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một "xã hội đại đồng". Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới, có vua sáng - tôi hiền, cha từ - con thảo, trong ấm - ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên.
Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng "đại đồng". Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là "Nhân". Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v .v. đều là những biểu hiện cụ thể của Nhân.
Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông, "bản tính con người vốn là thiện" (Nhân chi sơ, tính bản thiện). Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ .v.v.
Tóm lại: So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến.

Chương 2
TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ẢNH HƯỞNG TỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Nho giáo Việt Nam được xem là một trong những tín ngưỡng quan trọng của Việt Nam, đóng góp trong việc xây dựng chỗ dựa vững chắc trong việc phát triển kinh tế, lịch sử, kiến trúc và tồn tại các triều đại phong kiến như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà Nguyễn,... Hiện nay có khoảng 3,5% đến khoảng 4% dân số theoNho giáo, nhưng hầu hết là ở Bắc Bộ. 2.1 Sự du nhập và phát triển nho giáo ở Việt Nam 2.2.1 Nguyên nhân của sự du nhập Nho giáo ở Việt Nam
Thứ nhất: Nho giáo là một tư tưởng chính trị xã hội có quá trình phát triển sớm và có một vị trí vững chắc trong xã hội Trung Quốc từ thời cổ đại. Chính sự phát triển mạnh mẽ đó mà nhu cầu mở rộng truyền bá học thuyết của nó là điều tất yếu. Hơn nữa, Nho giáo được các chính quyền phong kiến Trung Quốc sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm bảo về tôn ti trật tự phong kiến và quyền lợi của giai cấp thống trị trong quá trình xâm lược nước ta.
Thứ hai là nhu cầu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ * Nhu cầu thống nhất tư tưởng
Ở thời kỳ hình thành văn hóa bản địa, xã hội Việt Nam chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các hương ước phát sinh từ các điều kiện cụ thể của đời sống nông nghiệp địa phương.Do cùng cư trú trên cùng một khu vực địa lý, đời sống vật chất và văn hóa tương đồng nên các hương ước có những khía cạnh chung.
Từ thế kỷ VII-III trước công nguyên, các nhà nước Văn Lang- Âu Lạc hình thành và phát triển. Song nhìn chung nền tảng vật chất và tư tưởng xã hội thống nhất vẫn ở trạng thái thô sơ, chưa hề có hệ tư tưởng xã hội chính thống và hoàn hảo. Đến năm 111 trước công nguyên, nhà Tây Hán biến Bắc Bộ Việt Nam thành quận Giao Chỉ. Năm 938, Việt Nam tái độc lập. Các tập đoàn phong kiến Việt Nam là Lý, Trần, Lê thay nhau xây dựng văn hóa Đại Việt. Người Việt Nam tự nguyện du nhập Nho giáo vì Việt Nam nhận thức được sự quan trọng của một hệ tư tưởng chính trị- xã hội thống nhất và hiệu quả. Chính vì thế, Nho giáo phần nào đáp ứng được điều đó khi du nhập vào Việt Nam. * Nhu cầu tổ chức và vận hành nhà nước
Nhờ vào Nho giáo, Trung Quốc đã tổ chức và vận hành nhà nước khá hiệu quả. Đây là điểm cơ bản để giới thống trị Việt Nam tự nguyện tiếp nhận Tống Nho làm công cụ thống nhất quốc gia, xây dựng và vận hành Nhà nước. * Nhu cầu đào tạo nhân tài và chấn hưng giáo dục
Nho giáo đã chứng minh là một học thuyết xã hội chuyên đào tạo người tài, hướng tới nền giáo dục chính thống, đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân sĩ, thân sĩ góp phần tham gia quản lý nhà nước và chấn hưng giáo dục nước nhà. * Nhu cầu bổ sung dòng văn hóa cổ điển
Văn hóa Việt Nam là văn hóa dân gian đã trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, đi sâu vào cội rễ tâm thức từng người dân Việt Nam. Song xét ở khía cạnh tri thức xã hội phát triển, văn hóa dân gian chưa đủ vững vàng làm nền tảng tư tưởng văn hóa, xã hội để đất nước đi lên. Vì thế, Nho giáo đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển của dòng Văn hóa cổ điển Việt Nam. 2.2.2 Sự du nhập của nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo là hệ thống tư tưởng chi phối văn hóa Trung Quốc và làm nền tảng cho việc xây dựng và bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt 2000 năm lịch sử. Với chính sách bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc, ảnh hưởng của Nho giáo lan tràn sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
Suốt thời Hạ Thương và lâu hơn nữa, nước Văn Lang của tộc người Lạc Việt ở miền sông Hồng đã hình thành, bắt đầu lịch sử của nhà nước sơ khai đầu tiên ở Việt Nam. Nhà Tần khi thôn tính lục quốc có ý định xâm chiếm Âu Lạc nhưng bị đánh bật ngay. Vào giai đoạn này, Nho giáo được hình thành và phát triển ở Trung Quốc nhưng chưa bước chân vào nước ta.
Đến khi nhà Hán được dựng lên ở Trung Nguyên, rồi Nam tiến, bắt đầu thời kì Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Nước ta trở thành một phần của Trung Quốc cũng từ đó, là Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ của Hán, Đường, Ngô….suốt ngàn năm. Đến thế kỷ thứ X sau công nguyên mới dứt Nam Hán.
Các triều đại đầu tiên của Việt Nam độc lập đều xa lạ với Nho giáo. Ở các triều đại này, nhà sư đóng vai trò chính. Phật giáo là quốc giáo. Nhà Lý xuất phát từ cửa Phật. Các vua Trần là người sáng lập Thiền Tông Việt Nam. Nho giáo chưa có vị thế ở nước ta. Nhưng sự phát triển lớn mạnh của Nho giáo ở Trung Quốc đã phát huy những ảnh hưởng to lớn khi đóng vai trò là một hệ thống tư tưởng chính trị hữu hiệu trong việc tổ chức xã hội. Ở Việt Nam, xu hướng Nho giáo dần thay thế Phật giáo. Việc Lý Thánh Tông lập văn miếu thờ Chu Công, Khổng Tử vào năm 1070 như là mốc ghi nhận sự tiếp nhận chính thức Nho giáo vào Việt Nam.
Sau thời Lê Thánh Tông (1460-1497) Nho giáo được phát triển và cũng từ đó về sau, Nho giáo thâm nhập vào xã hội Việt Nam ngày càng sâu đậm trên nhiều lãnh vực tư tưởng thơ văn, phong tục, tập quán….qua hệ thống giáo dục, pháp luật, chính quyền. Cho đến đầu thế kỷ 20, năm 1919 khoa cử Nho học bị bãi bỏ, nhưng giáo dục Nho học ở làng quê xứ Bắc và Trung con kéo dài đến đầu thế kỷ 40. Như vậy gần 600 năm trong thời Lê- Nguyễn, Nho học-Nho giáo đã thấm vào các tầng lớp xã hội. Nó thường xuyên tái lập và trở thành một trong những yếu tố văn hóa truyền thống
Với cái nhìn của văn hóa tư tưởng, sự du nhập truyền bá Nho giáo vào Việt Nam là một hiện tượng tự nhiên trong suốt thời ki đô hộ. Trên vũ đài chính trị, Nho giáo đã khẳng định vị thế của mình, với tư cách là một hệ tư tưởng có vị thế bình đẳng như hệ tư tưởng tín ngưỡng, tôn giáo. 2.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam
Việt Nam là một nước lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo. Nho giáo từ trên một ngàn năm được giới thống trị ở Việt Nam sử dụng như tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc thượng tầng xã hội. Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, Nho giáo trở thành tiêu chuẩn đạo đức, là phương châm suy nghĩ và hành động.
Nho giáo thống lĩnh tư tưởng văn hóa Việt Nam độc lập từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Cũng như các nước Đông Á khác, Nho giáo Việt Nam là một nhánh của Nho giáo Trung Quốc. Có thể nhận thấy rằng, Nho giáo du nhập vào Việt Nam đã có những biến đổi cho phù hợp với văn hóa người Việt. Việt Nam không chỉ tiếp thu Nho giáo mà còn sáng tạo ra Nho giáo Việt Nam cho phù hợp với đời sống xã hội người Việt. Sáng tạo không nhiều nhưng không phải không đặc sắc. 2.3.3 Đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam
Có khá nhiều yếu tố Nho giáo vào Việt Nam đã bị truyền thống văn hoá dân tộc đồng hoá, đưa vào đó những nét đặc thù của mình, làm cho yếu tố Nho giáo bịbiến đổi cho phù hợp, cụ thể: 1. Yếu tố đáng chú ý nhất của Nho giáo bị biến đổi là xu hướng ưa ổn định. Xã hội quốc gia cổ đại vùng Trung Hoa với cái gốc du mục luôn đầy biến động. Bởi vậy, mục đích của Nho giáo là tạo ra một xã hội ổn định. Ở Trung Hoa, các triều đại phong kiến chỉ dùng Nho giáo để giữ yên ngai vàng, còn với bên ngoài thì luôn chủ trương bành trướng, xâm lăng (phát triển trong đối ngoại). Đối với văn hoá Việt Namnông nghiệp, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là một truyền thống lâu dời. Nhu cầu duy trì sự ổn định không chỉ có ở dân mà ở cả triều đình, không chỉ trong đối nội mà cả trong đối ngoại. Các cuộc chiến tranh mà người ViệtNam từng phải thực hiện đều mang tính tự vệ, với Trung Hoa cũng thế và với người Chiêm Thành cũng thế.
Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam tạo nên sự phân biệt dân chính cư-dân ngụ cư, cộng đồng hoá lĩnh vực hôn nhân, sử dụng hữu hiệu bộ máy dư luận - tất nhằm sự lệ thuộc cá nhân vào cộng đồng. Tương tự, muốn duy trì sự ổn định quốc, cần tạo ra sự phụ thuộc bộ máy quan lại vào triều đình, Nho giáo đã dùng 2 biện pháp:
- Biện pháp kinh tế là nhẹ lương nặng bổng, quan lại không phải sống bằng lương mà bằng bổng lộc.
- Biện pháp tinh thần là trọng đức khinh tài. 2. Yếu tố quan trọng thứ là trọng tình người. Vì trọng tình vốn là truyền thống văn hoá lâu đời của Việt Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, dù là Nho giáo đã đựơc cải biến nhiều lần, người Việt Nam đã tâm đắc với chữ Nhân hơn cả. Nhân - đó là lòng thương người.
Việc trọng tình người trong Nho giáo Việt Nam được bổ sung bằng truyền thống dân chủ của văn hoá nông nghiệp mà Nho giáo nguyên thuỷ có tiếp thu. Nhờ đó mà khi các yếu tố mang tính du mục của Nho giáo Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam đã được làm mềm đi, không đến mức quá hà khắc (chẳng hạn như trong lĩnh vực pháp luật, truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ đã làm cho luật Hồng Đức, luật Gia Long trở nên mềm dẻo hơn). Như truyền thống dân chủ ấy mà ở Việt Nam, dù Nho giáo sau này có giữ địa vị độc tôn và trở thành công cụ thống trị xã hội nhưng cũng không dám loại trừ Phật giáo và huỷ bỏ cái gốc văn hoá Việt Nam là đạo Mẫu. Tiếp thu chữ hiếu của Nho giáo, người Việt Nam không gắn nó với tư tưởng “nam tôn nữ ti” nặng nề của Trung Hoa mà đặt chữ hiếu trong mối quan hệ bình đẳng với cả cha và mẹ. 3. Yếu tố thứ ba là xu hướng trọng văn. Trọng văn là truyền thống của văn hoá nông nghiệp. Chính vì chịu ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp phương Nam nên Nho giáo nguyên thuỷ rất coi trọng văn, trọng văn hoá, trọng kẻ sĩ, trong khi đó thì “võ”, “dũng” lại ít được nhắc đến. Chữ, người Việt so sánh với vàng: Một kho vàng không bằng một nan chữ; việc học chữ người Việt so sánh với việc nhà nông: Chẳng cấy lấy đâu có chữ, chẳng học lấy đâu biết chữ. Việt Nam trọng văn hơn trọng võ. Tuy luôn phải đối mặt với chiến tranh liên miên, nhưng người Việt Nam ít quan tâm đến các kỳ thi võ mà chỉ ham học chữ, thi văn. Người cầm quyền nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ cai trị, còn người bình dân nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hoá, một con đường làm nên sự nghiệp.

4. Tư tưởng trung quân ở Nho giáo Trung Hoa đóng vai trò quan trọng, còn tư tưởng yêu nước thì không được đề cập đến. Trong khi đó, thì ở Việt Nam tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc lại là một truyền thống rất mạnh.

5. Tâm lý khinh rẻ nghề buôn. Tư tưởng xem nhẹ nghề buôn ở Nho giáo là sản phẩm của quan điểm coi trọng “đạo” và “đạo đức”. Người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Hoa đã sản sinh ra một tầng lớp thương nhân giỏi buôn bán tới mức cả thế giới đều biết tiếng. Trong khi đó, tâm lý khinh rẻ nghề buôn ở Việt Nam là sản phẩm của truyền thống văn hoá nông nghiệp, của tính cộng đồng và tính tự trị. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không phát triển được, nó còn khái quát hoá thành quan điểm: Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt và đường lối trọng nông ức thương.
Tóm lại, sở dĩ Nho giáo Trung Hoa đã được người Việt Nam tiếp thu, cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mình, rồi cấu trúc lại một cách tài tình như thế là vì giữa Nho giáo Trung Hoa và văn hoá Việt Nam có những nét tương đồng. Đó không phải là những cái gì khác mà là tinh hoa của văn hoá nông nghiệp phương Nam mà Nho giáo nguyên thuỷ đã tiếp thu, nên khi vào ViệtNam, Nho giáo luôn phảng phất cái vừa lạ vừa quen rất đặc biệt. Như vậy, với tất cả những đặc điểm trên, Nho giáo Việt Nam là một thứ Nho giáo mang bản sắc riêng khá độc đáo. 2.3.4 Sự khác biệt Nho giáo Việt Nam và Nho giáo chính thống Trung Quốc
Trong lịch sử, có rất nhiều người ngộ nhận rằng Việt Nam là một quốc gia Nho giáo, cho nên văn hóa Việt Nam tương đồng với các nền văn hóa Nho giáo khác là Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Để hiểu rõ hơn Nho giáo Việt Nam và tác động qua lại giữa Nho giáo và tính cách văn hóa Việt Nam, ta hãy so sánh với Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản để làm nổi rõ sự khác biệt, từ đó góp vào khoa học một góc nhìn minh bạch, xác thực hơn về Nho giáo Việt Nam.
Thường của Nho giáo Việt Nam khác so với dòng chính thống, người Việt Nam đưa chữ nghĩa lên hàng đầu và đặt thêm chữ đại ở trước, thành đại nghĩa, đại nghĩa cứu nước. Chưa nói đến nhân dân Việt Nam còn đề cao chữ dũng. Nhân nghĩa trí dũng là ở trong tâm của người Việt.
Nho giáo Trung Hoa chính thống đặt trọng tâm cao nhất mối quan hệ quân-thần trong Tam cương, đồng nghĩa với việc đề cao chữ trung trong xã hội, trong khi đó người Việt Nam xem xét mọi mối quan hệ trong cái khung bất định của lợi ích quốc gia, dân tộc, tức đặt trung quân gắn với ái quốc .
Trong Ngũ thường, người Trung Hoa đề cao năm đức lần lượt là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trong khi người Việt Nam coi trọng hơn ở cái nghĩa, còn gắn thành “Đại nghĩa”. Trong văn hóa Việt Nam, đại nghĩa cao nhất là giữ nước. Người Việt Nam cả trí thức lẫn dân thường dù cũng coi trọng chữ trung, chữ lễ song cũng rất đề cao chủ nghĩa anh hùng, tức chữ dũng.
Trong số các nhiệm vụ chính của người quân tử, người Việt Nam đã lược mất yếu tố “bình thiên hạ”, do vậy chỉ còn “tu thân, tề gia, hóa hương, trị quốc”.
Nho giáo Trung Hoa chính thống đề cao Thiên mệnh, còn giới nho sĩ Việt Nam đặt trọng tâm ở “tự lực cánh sinh”. 2.3.5 Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam a. Về mặt tư tưởng xã hội
Trong số các đặc trưng tính cách văn hóa truyền thống ở Việt Nam thì tính dân chủ trong đời sống cộng đồng đã được bổ sung thêm đặc trưng tính tôn ti do Nho giáo mạng lại. Với chủ trương Tam cương, Ngũ thường đã bổ sung vào truyền thống quân bình của văn hóa nông thông Việt Nam vốn tồn tại và vận hành bằng các hương ước cũ với tầm bao phủ hẹp bằng tầm nhìn tư tưởng của Nho giáo.
Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự vượt ra khỏi phạm vi làng xã, thôn, ấp hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra còn góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt hơn,
Nho giáo đã bổ sung tư tưởng thế trị để giữ thế cân bằng xã hội, trong khi Phật giáo và Đạo giáo gắn nhiều hơn với thế giới tâm linh, thế giới tinh thần. Tư duy tổng hợp của dân gian được bổ khuyết bằng kiểu tư duy phân tích khoa học do tầng lớp trí thức Nho học đóng góp. Nho giáo đã góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những tiêu cực xã hội như thiếu tinh thần tôn trọng pháp luật trong dân gian.
Nho giáo hướng quản đạo quần chúng nhân dân vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức theo Ngũ Thường “ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn.
Nho giáo góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự b. Về mặt tổ chức và vận hành nhà nước
Nho giáo cùng với hệ thống tổ chức nhà nước kiểu Trung Quốc đã bổ sung để hoàn thiện mô hình nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ hình thức liên minh bộ lạc cổ xưa cho tới nhà nước Đại Việt thết kỷ X, càng về sau mô hình tổ chức nhà nước hoàn toàn mô phỏng kiểu nhà nước Trung Hoa, trong đó có thay đổi cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Trải qua nhiều lần bổ sung để hoàn thiện, nước Đại Việt thời Lên thế ky XV- XVI được cho là một trong những nhà nước hoàn chỉnh, có hệ thống nhất ở Đông Nam Á.
Nho giáo với hệ thống tư tưởng chính trị của mình đã góp phần xây dựng nhà nước phong kiến trung ương, tập quyền vững mạnh, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý xã hội chặt chẽ, nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế quốc gia. c. Về giáo dục và đạo tạo
Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi trọng việc học hành. Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho giáo làm nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục. Nho giáo coi trọng đức là coi trọng cách làm người, con người là yếu tố quyết định. Giáo dục Nho giáo góp phần nâng cao văn hóa con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học. Hiếu học là đặc điểm của Nho giáo và đã trở thành truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
Từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam đầu Công nguyên thì nền học vấn Nho học cũng bắt đâu đặt nền móng. Văn hóa truyền thống ở Việt Nam được bổ sung các tri thức cổ điển do Nho học mà rộng hơn là Hán học, góp phần thúc đẩy dòng văn hóa cổ điển hệ thống hóa hoàn chỉnh và phát triển.
Thời kỳ tái độc lập thế kỷ X, Nho học tiếp tục phát triển trong văn hóa Đại Việt, đồng thời chuyển từ giai đoạn thụ động sang chủ động. Nền học vấn lúc bấy giờ hoàn toàn do người Việt làm chủ. Kể từ năm 1075, nhà nước mở khoa thi và từ thời Trần, các khoa thi trở nên đều đặn. Nho sĩ Việt Nam học Tứ thư- Ngũ kinh chủ yếu vẫn là làm quan, chỉ một vài danh nho mới thực sự nghiên cứu và bổ khuyết cho học thuyết Nho học hoặc biến tấu và vận dụng nó cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, không ít các công trình thành tựu nghiên cứu Nho học của những nhà nho nổi tiếng đã đánh dấu những bước phát triển trong sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du… d. Về văn học- nghệ thuật
Từ khi du nhập vào Việt Nam, tư tưởng Nho giáo đã dần đóng một vai trò quan trọng như một ý thức hệ chính thống. Vì vậy, Nho giáo chi phối cả văn học nghệ thuật. Quan niệm cái đẹp, cái hay của Nho giáo cũng chi phối ngòi bút. Văn chương phải để giáo hóa, có quan hệ đến thế đạo, nhân tâm, có tác dụng tu dưỡng tính tình nên phải có nội dung đạo lý. Nghệ thuật Việt Nam cả hình khối lẫn diễn xướng đều bị chi phối mạnh mẽ. Hình khối trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam không phát triển phong phú chỉ xoay quanh các mô típ tứ linh, bát vật…mang ý nghĩa may mắn đậm dấu ấn Nho giáo. Trong lĩnh vực diễn xướng, “ xướng ca vô loại” là chủ trương chung của các tập đoàn phong kiến.
Nhìn chung, Nho giáo đã kềm hãm sự phát triển của văn hóa nghệ thuật Việt Nam cổ trung đại.
Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc – và nói chung là ở cả vùng văn hóa chữ Hán – trong một thời gian dài Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống. Ở vị trí ý thức hệ chính thống, Nho giáo chi phối văn học nghệ thuật.
Tác dụng chi phối của Nho giáo sâu sắc, nhiều mặt và qua nhiều yếu tố khác nhau. hình thành trong lịch sử cả vùng một loại hình văn sĩ, nghệ sĩ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng một thể loại, theo cùng một quan niệm văn học, cùng những tiêu chuẩn về cái đẹp nghệ thuật (Trần Đình Hựu 1995).
Cả khối đồng văn, chỉ ở Nhật Bản là tương đối tự do (ví dụ thơ Haiku), còn lại Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam đều chỉ coi văn, thơ, phú, lục mới là văn chương. Tương tự như vậy, nghệ thuật Việt Nam cả hình khối lẫn diễn xướng đều chịu chi phối mạnh mẽ. Lấy điêu khắc làm thí dụ, so với các nền văn hóa lân cận như Chăm-pa, Angkor hay Indonesia, điêu khắc Việt Nam không phát triển, kể cả về nội dung lẫn hình thức. Quanh đi quẩn lại vẫn là các mô típ tứ linh, bát vật, tùng-trúc-cúc-mai (tứ quân tử), các phức hợp mang ý nghĩa may mắn mang đậm dấu ấn Nho giáo. Trong khi đó thì dòng điêu khắc dân gian thì mang hình thức mộc mạc, thô ráp, chỉ chủ yếu chuyển tải giá trị nội dung chứ không cầu kỳ ở tính thẩm mỹ. Bức tượng trai gái đùa vui (Trần Ngọc Thêm 2004) là một thí dụ điển hình. Trong lĩnh vực diễn xướng cũng không mấy khả quan. “Xướng ca vô loại” là chủ trương chung của các tập đoàn phong kiến. Chính vì thế, nền nghệ thuật diễn xướng dân gian dù rất phát triển trước đó đã phải chịu sức ép nặng nề của xã hội, qua hàng ngàn năm tồn tại ẩn dật ở nông thôn đã thực sự hồi sinh trở lại một khi Nho giáo đã mất dần sức ảnh hưởng xã hội của nó, đồng thời nội dung và hình thức dù mang bản chất thuần Việt nhưng đã bị thu hẹp rất nhiều.
Trong suốt thời kì phong kiến Việt Nam, dòng văn học cổ điển theo Nho giáo tồn tại song song với dòng văn học dân gian (tư tưởng phi Nho giáo), song khi nhắc tới văn học truyền thống, người ta nhắc đến văn học cổ điển. 2.3.6 Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng Nho giáo
Tuy nhiên Nho giáo còn có những mặt hạn chế mà mỗi thời đại trong lịch sử Việt Nam đều có sự nhìn nhận và kế thừa. Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến “trí dục” và “đức dục” mà không xét đến mặt “thể dục” là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện của con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông cổ văn, nhưng những kiến thức về khoa học tự nhiên, các hoạt động sản xuất thực tiễn thì lại không phát triển.
Nho giáo còn mang nặng tư tưởng duy tâm, thần bí, quá chú trọng hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà không hướng con người ra bên ngoài thực hành những điều tìm được, chinh phục thiên nhiên. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển của nền văn minh, khoa học tự nhiên, kỹ thuật so với nền văn minh phương Tây vốn xuất hiện sau.
Nho giáo đã góp phần duy trì quá lâu chế độ phong kiến, cho dù chế độ này đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa. Tư tưởng Nho giáo ăn sâu vào tư tưởng của nhiều tầng lớp nhân dân nên đã phần nào gây khó khăn trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng cũng như tri thức khoa học kỹ thuật.
Nho giáo Việt Nam do ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp bao gọn trong các đơn vị hành chính cục bộ nên rất xem trọng nông nghiệp và bài xích thương nghiệp và cho rằng thương nghiệp không hề tạo ra giá trị cho xã hội mà chỉ trục lợi từ các thành quả nông nghiệp. Tư tưởng trọng nông khinh thương kết hợp với truyền thống nông nghiệp làm cho nền kinh tế xã hội ngày càng bị trì trệ, cho tới những những năm gần đây tư tưởng này vẫn còn ăn rất sâu vào tư tưởng người Việt Nam hiện đại.
Tóm lại, cả hai mặt tiến bộ và hạn chế của Nho giáo đều để lại dấu ấn trên những con người Nho sĩ. Có người thì mặt tốt nhiều hơn mặt hạn chế, có người thì ngược lại, đó là kết quả của hoàn cảnh khách quan cũng như yếu tố chủ quan của mỗi người quyết định. Nếu người Nho sĩ biết tiếp thu những kiến thức về khoa học tự nhiên và sản xuất thì sẽ khắc phục được mặt hạn chế, ngược lại nếu tiếp thu không có chọn lọc thì không những không khắc phục được hạn chế mà những ưu điểm của nền Nho học cũng bị đánh mất.

Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHO GIÁO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong thời kỳ hiện đại, nhiều nhà Cách mạng Việt Nam nổi bật như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... đều xuất thân từ những gia đình nhà Nho có truyền thống khoa bảng hoặc dạy học.
Thời gian gần đây ở Việt Nam, trong xu hướng chung của việc thực hiện tư tưởng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, nhiều yếu tố văn hoá Nho giáo đã được khôi phục và đề cao. Trong các trường học, khẩu hiệu "Tiên học lễ, Hậu học văn" đã được coi như một phương châm ứng xử nền tảng của giáo dục. Mặc dù thực hiện thì chưa được bao nhiêu, nhưng trong tư tưởng, cả xã hội đều thấy các giá trị văn hoá truyền thống mà trong đó những nét tích cực của văn hoá Nho giáo là một bộ phận, đang cần phải được tôn vinh và khôi phục như là một trong các phương thức để ứng xử với các dạng văn hoá ngoại lai,chủ nghĩa thực dụng và tư tưởng sính ngoại đang xâm nhập từ làn sóng toàn cầu hoá.
Trên con đường hiện đại hoá, phương Đông theo Nho giáo khó chấp nhận con đường TBCN hơn con đường XHCN vì khó chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh, làm giầu, sự cách biệt giàu nghèo, chủ trương tự do, bình đẳng, dân chủ... hơn là công hữu , vô sản chuyên chính, đấu tranh giai cấp xoá bỏ bóc lột... Con đường đi từ chủ nghĩa dân tộc, từ yêu nước mà đến chủ nghĩa cộng sản vốn là một con đường tự nhiên mà có thể nói Nho giáo đã tạo ra nhiều thuận lợi. Cho nên không chỉ Hồ Chí Minh đã đi con đường đó mà Phan Bội Châu cũng đã đi con đường đó. Chỗ khác nhau là cả về con đường cứu nước, cả về chủ nghĩa xã hội, Phan Bội Châu còn vướng víu rất nhiều vỡi những quan niệm Nho giáo. 3.1 Tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam ngày nay
Ở thế kỷ XIX, Nho giáo đã cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam không những trên phương diện chính trị - văn hoá, mà cả trên phương diện kinh tế - xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, những kỷ cương của xã hội theo chuẩn mực của Nho giáo đã không còn sức hấp dẫn và không có sức thuyết phục nhân dân trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược.
Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với đó, văn hoá phương Tây và hệ tư tưởng tư sản tràn vào Việt Nam. Đồng thời, nền giáo dục Nho học bị bãi bỏ. Nho giáo ở Việt Nam tiếp tục suy tàn và đổ vỡ. Tuy nhiên, bọn thực dân Pháp thống trị vẫn muốn duy trì ở nước ta những quan hệ phong kiến và những yếu tố của hệ tư tưởng phong kiến để củng cố chế độ thuộc địa. Vì thế, thực dân Pháp đã sử dụng Nho giáo vào việc cai trị dân bản xứ.
Nhìn chung, dưới thời Pháp thuộc, Nho giáo vẫn để lại những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong sinh hoạt văn hoá và trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Đạo trị nước và đạo làm người của Nho giáo không giúp được gì cho sự chuẩn bị của Cách mạng Tháng Tám. Chính vì thế, bản Đề cương văn hoá của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trường Chinh khởi thảo năm 1943 đã nhấn mạnh việc cần phải đấu tranh về học thuyết tư tưởng nhằm đánh tan những quan điểm sai lầm của triết học Khổng - Mạnh.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã làm cho Nho giáo ở Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến nửa thuộc địa. Từ đây, có thể nói, trên bình diện là một vũ khí tư tưởng của giai cấp thống trị và trên bình diện là một tôn giáo với những nghi lễ cung đình phức tạp, Nho giáo không còn tồn tại nữa. Nhưng, trong xã hội Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám, tàn dư và “âm hồn” của Nho giáo vẫn còn sống một cách dai dẳng trong các quan hệ xã hội, trong sự ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc.
Ngày nay, nhân dân Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khuôn khổ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song, những tàn dư và “âm hồn” của Nho giáo vẫn tiếp tục tồn tại ở Việt Nam và tác động vào đời sống xã hội theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Sở dĩ những tàn dư của Nho giáo vẫn có mặt tích cực trong xã hội Việt Nam ngày nay là vì, nó đã Việt Nam hoá và hoà đồng với nền văn hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo, là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh. Tuy nhiên, những tàn dư của Nho giáo ở Việt Nam hiện nay cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ trong đời sống xã hội. Nó đã để lại dấu ấn rõ rệt ở tác phong gia trưởng, ở quan niệm tôn ti đẳng cấp trong các cơ quan xí nghiệp, ở sự thiếu bình đẳng trong quan hệ nam nữ và quan hệ gia đình, ở sự rập khuôn, giáo điều trong công tác nghiên cứu và công tác tổ chức, ở sự coi thường công tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức. 3.2 Một số vấn đề về Nho giáo trong giai đoạn hiện nay
Nho giáo với con đường hiện đại hoá còn có một quãng thời gian cực quan trọng từ sau Đại chiến hai, khi hình thành các nước tham gia vào hệ thống XHCN và TBCN, làm nổi bật lên hai thực tế lớm mà tôi đã đề cập ở trên: chủ nghĩa Mac và cách quản lý kinh tế của Nhật Bản, những thực tế mà chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc.
Nho giáo ích gì cho cuộc sống đất nước hôm nay và mai sau? Hãy nhìn sang nước Nhật xem sao! Từ cái phức tạp đến cái giản đơn tạm thời.
Các bậc thức giả cho rằng không thể xem thường Nho giáo, thậm chí phải tìm lại những mặt tích cực của Nho giáo cho cuộc sống hôm nay. Tại Văn Miếu Hà Nội, tượng Khổng Tử được đưa từ kho ra đặt lại. Đúng là thời gian đang có chiều ủng hộ Nho giáo. Nhất là với ai đọc sách viết về nước Nhật siêu cường hiện nay, đều thấy một chân lý là: đạo đức không chỉ là sự phản ánh điều kiện kinh tế xã hội, mà một xã hội muốn phát trển kinh tế xã hội phải có một nền đạo đức kèm theo, làm nền. Tác giả cuốn sách “Vì sao Nhật Bản thành công” (Michio Mouichima) cho người đọc thấy khá rõ thế nào là bản lĩnh tinh thần, đạo lý của nước Nhật qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó có sự tiếp thu Nho giào từ Trung Hoa tới và được Nhật hóa cùng với Thần giáo và Võ sĩ đạo vốn là đặc sản tinh thần của chính mình, tất cả được hỗn hợp làm nên một bản lĩnh tinh thần mang bản sắc Nhật Bản từ lâu đời và do đó tạo được một tư thế vững chãi trong việc tiếp nhận văn minh phương Tây. Tác giả cuốn sách đã hé cho người đọc thấy phần nào sự khác biệt giữa Nho giáo Trung Hoa và Nho giáo Nhật Bản. Ví dụ: ở Trung Hoa, chữ “thứ” được đặt trên cả chữ “trung”. Ở Nhật, chữ “thứ” bị quên lãng, mà nổi lên lại là chữ “trung”mà chữ trung ở đây cùng có phần khác ở Trung Hoa.
Người Nhật đã tìm sức mạnh cho sự phát triển đất nước bằng tinh thần phục tùng này, do đó ở Nhật, dĩ nhiên là trước đây, hầu như không đặt vấn đề cá thể. Điều này, đối với phương Tây, là bạn chế lớn. Nhưng với Nhật Bản thì lại là một nguồn động lực để phát triển đất nước. Đối với người Nhật thì hình như đến ngày nay, vẫn thừa nhận vai trò tích cực của Nho giáo. Nhiều người nước ngoài đến Nhật Bản hôm nay, ít nhiều cũng thừa nhận sự thật đó trong nếp sống người Nhật mặc dù vẫn thấy sự “đổi đời”, nhất là trong đám thanh niên.
Từ kinh nghiệm Nhật Bản tạm cho nói như trên đã chính xác thì liệu đối với nước ta là thế nào với Nho giáo.
Tuy nhiên, chúng ta không thể bắt trước những nước ấy mà phải học hỏi kinh nghiệm đồng thời phải độc lập suy nghĩ trên những vấn đề của nước ta, tiếp thu những bài học quý báu, gạt bỏ những kinh nghiệm không thể chấp nhận được ở Việt Nam, khai thác Nho giáo với tinh thần chủ động sáng tạo, thích hợp với điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.
Đối với Nho giáo hôm nay trên đất nước ta, có một điều cần làm sống dậy càng nhiều càng tốt và có hai điều cần khắc phục. Điều cần làm sống dậy không là gì khác, chính là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói và quan trọng hơn là đã tự mình phấn đấu thực hiện suốt một đời để từ đó mà dân tộc được nhờ: đó là tinh thần tu thân theo lôgíc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Xây dựng đất nước hôm nay, không chỉ một lôgíc này,nhưng thực hiện được logic này càng nhiều bao nhiêu thì chắc chắn nhân dân, đất nước được nhờ bấy nhiêu, chắc chắn nạn tham nhũng đang phát triển như bệnh hạch sẽ được chặn lại dù là không thể nào chặn hết.
Còn điều cần khắc phục trước hết là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò đạo đức đi đến coi nhẹ vai trò pháp luật (vốn là nhược điểm của Nho giáo).Trong lịch sử Trung Hoa, sự ra đời của Pháp gia để chống lại Nho gia là bởi lẽ đó. Hôm nay, ta đề cao tinh thần tu thân, nhưng lại phải rất coi trọng tinh thần pháp lý, nếu không thì chẳng đi đến đâu. Đạo lý cộng với pháp lý, với khoa học mới đẩy được xã hội tiến lên. Thứ đến là vấn đề giải phóng cá nhân. Một trong những hạn chế lớn nhất nữa của Nho giáo là không đặt ra được vấn đề cái tôi cá nhân để giải quyết hợp lý. Nho giáo chỉ đề cao cái Tôi đạo đức, cái Tôi nghĩa vụ mà không thấy được cái Tôi triết học, cái Tôi với tư cách động lực phát triển của xã hội. Chúng ta cần rút kinh nghiệm thế giới trong vấn đề xử lý với cái Tôi này sao cho thỏa đáng. Nhưng trước hết cần tìm cách khắc phục hạn chế của Nho giáo trong việc đối xử với cái Tôi này.
Trước đây Nho giáo đã tồn tại lâu, có ảnh hưởng sâu sắc nên khó khăn do nó gây ra có thể là rất lớn nhưng không phải là vô phương khắc phục.
Tóm lại, Nho giáo đã tồn tại và phát triển ở Việt Nam suốt hai mươi thế kỷ. Sự có mặt tất yếu và vai trò lịch sử của Nho giáo ở Việt Nam không tách rời sự hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam. Nho giáo đã đáp ứng được những yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Khi chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn thì Nho giáo Việt Nam cũng trở nên lỗi thời, lạc hậu và có những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Ngày nay, ở Việt Nam, Nho giáo không còn tồn tại với đầy đủ những cơ sở xã hội, cơ chế vận hành và cơ sở vật chất của nó nữa, nhưng những tàn dư của Nho giáo vẫn còn sống dai dẳng ở hành vi và nếp nghĩ của mọi người. Trong những tàn dư đó có chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng mang theo những “bệnh hoạn” của chế độ phong kiến. Vì thế, đối với những tàn dư đó của Nho giáo, chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc, để có thể gạt bỏ những yếu tố tiêu cực và sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Nho giáo như là một hệ tư tưởng chính trị xã hội quan phương phương Bắc được du nhập vào Việt Nam đã bổ khuyết cho văn hóa Việt Nam vốn mang các đặc trưng điển hình của văn hóa nông nghiệp lúa nước điển hình Đông Nam Á (tính cộng đồng, tính ưa hài hòa, thiên về âm tính, tính linh hoạt và tính linh hoạt). Do hai truyền thống bắt nguồn từ hai kiểu văn hóa khác nhau nên giữa chúng tồn tại những khoảng cách nhất định, theo thời gian khoảng cách ấy được thu hẹp do cả hai đã tự điều chỉnh để bổ sung cho nhau.
Nho giáo đã góp phần hình thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến Việt Nam, trực tiếp chi phối cung cách tổ chức, quản lý và vận hành nhà nước, pháp luật, giáo dục – đào tạo và cả lối sống, tâm tư, tình cảm người Việt Nam. Cũng từ đó, Nho giáo đã trực tiếp ảnh hưởng đến tính cách văn hóa con người Việt Nam.
Ngược lại, Nho giáo vào Việt Nam đã phải chịu sự khúc xạ mạnh mẽ theo hướng âm tính hóa và thu hẹp chất triết học cho phù hợp với thực tiễn đời sống Việt Nam và kiểu tư duy tổng hợp trọng thực tế của người Việt. Người Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo qua bốn lăng kính đặc thù gồm lăng kính tổ quốc, lăng kính làng xã nông thôn, lăng kính văn hóa nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á và lăng kính thân phận lịch sử.
Xã hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như càng ít quan tâm đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều tri thức không có nghĩa là có đạo đức. Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì xã hội sẽ rối loạn, nhân loại sẽ suy đồi. Khoa học kỹ thuật tiến bộ rất nhanh trong thế kỷ 20, nên đời sống vật chất cải thiện rất nhiều. Nhưng đời sống vật chất càng tiến bộ, thì nền đạo đức và quan hệ giữa người với người càng xấu đi, nhất là làm cho mọi người mất niềm tin với nhau. Nho giáo từ hơn 2.500 năm trước đã thấy rõ được điều này. Cổ nhân từ xưa đã có câu "Ôn có tri tân" (Nhắc lại việc cũ để ngẫm về chuyện thời nay), việc ôn lại các giá trị, lời dạy của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.

Similar Documents

Premium Essay

Personal Narrative: My Strengths Of Social Work

...Speaking from a students’ perspective, I believe one of the hardest things to do for a potential employer or professor it to speak about one’s own strengths. Although we all exemplify different strengths, as well as weaknesses, it is not always the easiest to convey those to someone who could be meeting you for the first time. I would never want someone to question qualities about myself, so I hope that this paper will only be the start of my impression to this program about who I am, what I stand for, and what I have come here to accomplish. Thinking about the strengths I embody that would make myself a respectable social worker and looking inwardly at the qualities I hold, I am able to speak about a few that I believe would help me achieve...

Words: 1201 - Pages: 5

Premium Essay

Examining Social Work Values and My Personal Values and Development

...EXAMINING SOCIAL WORK VALUES AND MY PERSONAL VALUES AND DEVELOPMENT In my essay I will be looking at what social work and values are. Due to the essay 1500 words constraint I look at the arguments for and against 1 of (Biestek 1961) 7 traditional values and then look at 1 of the new values before looking at a radical social work value. Secondly, I will re-evaluate my personal values and experiences to see how they relate to past and current social work values. Thirdly, I will identify the origin and development of my personal values, and look at the main influences and contributing factors. I will then look at the key areas of my personal values and attitudes that need further development as I progress and acquire new skills and knowledge in my course. I will conclude by highlighting and stressing the importance of values and self-awareness in working towards 'knowing and owning my fears, aspirations and values' (Antony, 1996). Social work is a human profession that promotes social changes, problem solving in human relationships and the empowerment and liberation of people to enhance well-being. Utilising theories of human behaviour and social systems, social work intervenes at the points where people interact with their environments. Principles of human rights and social justice are fundamental to social work (BASW 2001) and values in social work are the principles, beliefs, missions or philosophies of an individual, society or an institution that have been elaborated to...

Words: 1920 - Pages: 8

Free Essay

My Works

...My Story Hi! My name is LOIS S. BALIONG. Today, I’m going to tell you my vacation in the month March to April. I think everything changes. I thought that, when school is over (or its vacation) things will be fun. All we’re going to do is to follow schedules and chores, what our mother tell us to do. Here what happened the past few days? CHORES: What a boring thing to do. This is the part were I don’t like especially mother’s around. I know we must clean, because living in a messy place in uncomfortable! But in our house, chores never stop!!! I mean, my mother always work! You know no break! Sometimes I don’t like when my mother’s around, while we are working. If we make mistakes, she will shout at us. Sometimes she shouts at me in front of the carpenters who work in our little house. “Lois! Use your common sense! You must know how to work, for there will be the day that your father and I, will be gone in this world, and you don’t know how to work, what will become of you!” Uh!!! How many times did I hear that word, ‘work’, that is so embarrassing! I always murmur in working. I know its bad, but I can’t take it anymore. Can she please take a break? I hope that my mother will stop murmuring in one day! Just one day? You know what; I really feel it, truly, inside my heart that they don’t love me. Just like on April 13, 2009, my bigger sister told my mother to buy a NARNIA book, my mom nod. Then when I say to buy a Nancy Drew Book, she just ignores it. Well I...

Words: 428 - Pages: 2

Premium Essay

My Work

... (This application is for positions recruited by the U.S. Mission under the Office of Overseas Employment’s Interagency Local Employment Recruitment Policy) |POSITION | |1. Position Title |2. Grade | |      |      | |3. Vacancy Announcement Number (If known) |4. Date Available for Work (mm-dd-yyyy) | |      |07/28/2014 | |PERSONAL INFORMATION | |5. Last Name (s) / Surnames | First Name |Middle Name | |YURT |BUSRA |ECE | |6. Other Names Used...

Words: 1572 - Pages: 7

Premium Essay

My Work

...MARGARET NJERI A RESEARCH PROJECT SUBMITTED TO THE DEPARTMENT OF LOGISTICS AND SUPLLIES MANAGEMENT DEDAN KIMATHI UNIVERSITY OF TECHNOLOGY IN PARTIAL FULFILLMENT OF THE REQUIREMENTS FOR THE AWARD OF DEGREE IN BACHELOR OF PURCHASING AND SUPPLIES MANAGEMENT. MARCH 2015 DECLARATION I Ndung’u Margaret Njeri, declare that the material in this research project has not been submitted to any university or institution of higher learning for any academic qualifications. This research project is a result of my own independent research effort and investigation Signature …………………………… Date………………………… Ndung’u Margaret Njeri ADM No.: B011-0678/2011 This research Project has been submitted for examination with my approval as The University Supervisor: Signature…………………………... Date……………………… Mr. ZakaryNjoroge DEDICATION This project is dedicated to my mum Ms. NjokiNdung’u for her financial and moral support geared toward my academic success; also to my friends Benson Kiarie, Ivy Patrick and Lucy Githinji for their support and motivation. Table of Contents DECLARATION ii DEDICATION iii List of figures vi List of tables vi ACKNOWLEDGEMENT vii ABSTRACT viii LIST OF ACRONYMS/ABBREVIATIONS ix OPERATIONAL DEFINITION OF TERMS x CHAPTER ONE 1 1.0 INTRODUCTION 1 1.1 Background of the Study 1 1.2 Problem Statement 3 1.3 General Objective 4 1.4.2 Specific Objectives 4 1.5 Research Questions 4 1.6 Significance of the Study...

Words: 10641 - Pages: 43

Premium Essay

My Work

...I: Introduction I. A: Rationale/Motivation​​ Over the past two decades, cross-border or international mergers and acquisitions (IM&As) have become the favored method of foreign direct investment (FDI). The form shows that IM&As go both ways: toward developing countries and from them, reshaping the world’s economic boundaries. Trends notwithstanding, researchers suggest that, overall, the expected financial benefits of M&As are often not recognized. The highest rate of failures has been linked mainly to the fact that “M&As are still designed with business organization and financial fit as primary conditions, leaving psychological and cultural issues as secondary concerns”. While as new countries start out into the free-market economic system, paying attention to cultural factors in IM&As is becoming essential. The wider cultural gap and the current trend of IM&Asbetween developed and developing countries increases the urgency of understanding the effects of civilization on the dynamics of IM&As and on issues such as corporate organization and local adaptation strategy. The present research is designed in response to this shortcoming. It examines the effects of culture on the outcome of IM&As and the variability of these effects during the different phases of an IM&A. The research focuses on the international aspect of cultural conflicts—the differentiating factor between domestic mergers and acquisitions (M&As) and IM&As. It measures success from an organization’s internal...

Words: 3556 - Pages: 15

Premium Essay

My Work

...Business Environment Y/601/0546 Mohamed Al Qasemi Level 4: Extended Diploma in Management Table of Contents Particulars | Page No | 1.1 Identify the purposes of different types of organisation | | 1.2 Describe the extent to which an organisation meets the objectives of different stakeholders | | 1.3 Explain the responsibilities of an organisation and strategies employed to meet them | | 2.1 Explain how economic systems attempt to allocate resources effectively | | 2.2 Assess the impact of fiscal and monetary policy on business organisations and their activities | | 2.3 Evaluate the impact of competition policy and other regulatory mechanisms on the activities of a selected organisation | | 3.1 Explain how market structures determine the pricing and output decisions of businesses | | 3.2 Illustrate the way in which market forces shape organisational responses using a range of examples | | 3.3 Judge how the business and cultural environments shape the behaviour of a selected organisation | | 4.1 Discuss the significance of international trade to UK business organisations | | 4.2 Analyse the impact of global factors on UK business organisations | | 4.3 Evaluate the impact of policies of the European Union on UK business organisations | | Introduction Understanding the Business Environments hep us understand how an organisation or business runs and what manager roles are and what a stockholder is and how...

Words: 3632 - Pages: 15

Free Essay

My Work

...The Ballad of Greene Henry Graham Greene was born on October 2, 1904 in Berkhamsted, Hertfordshire. The fourth of six children, Greene was a shy and sensitive youth. He disliked sports and was often truant from school in order to read adventure stories by authors such as Rider Haggard and R. M. Ballantyne. These novels had a deep influence on him and helped shape his writing style. The recurring themes of treachery and betrayal in Greene's writing stem from his troubled school years where he was often tormented for being the headmaster's son. After several suicide attempts, Greene left school one day and wrote to his parents that he did not wish to return. This culminated in his being sent to a therapist in London at age fifteen (Greene). His analyst, Kenneth Richmond, encouraged him to write and introduced him to his circle of literary friends which included the poet Walter de la Mare. In 1978 Greene gave Professor Norman Sherry a map that marked the spots he traveled to (Greene). Sherry spent 20 years retracing Greene's journeys, not without suffering. He contracted diseases from diabetes in Liberia, gangrene of the intestine, to temporary blindness. He won the Edgar Allan Poe award for Best Critical/Biographical Study in for Volume I of The World of Graham Greene.(Graham Greene) After graduating with a B.A. in 1925, Greene was employed as a subeditor at the Nottingham Journal after two abortive positions at other companies. His dislike of Nottingham's...

Words: 650 - Pages: 3

Free Essay

My Work

...Development and organisation of sport Introduction In this assignment I have to produce a timeline for many periods of times and write what has changed in each period for a certain sport. The sport I will be writing about is boxing and how it has developed like it has through the ages. Pre 1200 medieval times Boxing in the medieval times was called fist fighting or another name for it was called pugilism. Fist fighting was basically just two people using their fists to hit the other person. In this time there were no rules for this sport and the matches were very violent and cruel to watch. Many people had many injuries during this time. The matches for fist fighting were based in and around the countryside’s. Tudor and Stuarts 1485-1714 Hanoverian 1714-1790 Changing times 1790-1830 Victorian period 1830-1901 In 1838 London prize ring rules were confined. They were later revised in 1853, the twelve rules were; To be a fair stand up boxing match fight in a twenty four foot ring, or as near that size as possible. No wrestling or hugging was allowed or it was also called clinching. The rounds for the match must be three minutes long and one minute rest between each round. If either of the boxers falls through weakness then they must get up unassisted and have only ten seconds to be allowed for him to do so. The other fighter must then return to his corner and wait to see if the fallen fighter gets back up to his feet and is able to resume and...

Words: 589 - Pages: 3

Premium Essay

My Work

...West Iowa Vulcan Riders Association By-Laws WEST IOWA VULCAN RIDERS ASSOCIATION CHAPTER 1-37 BY LAWS As a member of the West Iowa Vulcan Riders Association Chapter 1-37 you accept the following rules and agree to obey them…. I. Name A. The West Iowa Vulcan Rider Association will further more be referred to as the VRA or WIVRA. II. By Laws A. First and Foremost the WIVRA is a non-discriminatory club meaning we do not discriminate against: race, gender, age, make of machine, and otherwise. B. As a member of the WIVRA you promise to present yourself in a manner that is not considered destructive to the club’s reputation. C. All members will obey the by-laws set forth by the National Vulcan Riders Association Chapter as well as all laws both state and federal. III. Membership Requirements A. You must have a passion for motorcycles and motorcycle riding. B. You will not be required to attend any specific rides or meetings unless notified by one or more of the officers (although it is encouraged) C. You do not have to ride a motorcycle yourself (i.e. a wife or girlfriend who may not choose to ride can be a member as well) D. Each member will be required to look after the welfare of there fellow riders. IV. Officer/Elections A. Elections will be held at the clubs discretion (i.e. annually or bi-annually) B. The Officers will consist of President, Vice President, Secretary, and Treasurer. A road captain may be instated...

Words: 578 - Pages: 3

Premium Essay

My Work

...Introduction In this task I have been asked to write a report on my understanding of one level of government. I will be discussing central government including the democratic election process and other important facts. The central government is the government at the level of the nation state and also they maintain national security and international diplomacy, they can also make laws over the whole country. The roles that the central government focus on are making laws, defending the nation and signing treaties or agreements with other nations.The democratic election processes is where all peoples of this country over the age of 18 are allowed to vote. It is written within our constitution that all people have an entitlement to vote. You would also have to be 21 and over to enter the election. An election is a formal decision-making process by which a public chooses an individual out of the constituency To be a candidate there is no selection process if you are an individual representative and are eligible you may stand for office. To be eligible you need to be at least 18 years old, you must be a British citizen or a citizen of the Irish Republic or even another member state of the European Union. A selection procedure only becomes needed when you have to insure that the best candidate or the candidate most likely to win the seat is selected. If you are standing as a independent representative there are no candidate selection procedures as long as you are eligible you...

Words: 716 - Pages: 3

Free Essay

My Work

...AST 201 – Term Project Plan Due: On Portal on February 8, 2016 Final Due Date: March 25, 2016 Late submissions will be penalized 20% per calendar day. Learning Goals 1. To explore an issue in astronomy which is of interest to you personally. 2. To explore a significant discovery or controversy in the history of astronomy. 3. To develop your confidence in your ability to communicate scientific concepts clearly, in non-technical language. Project Description There are two possible project topics and three possible formats. The possible topics are: 1. Important Observation: Identify and explain a candidate for the most important astronomical observation made prior to the year 2000. 2. Controversy: Identify a significant scientific controversy from either the past or the present of astronomy, explain why it was a controversy, and how it was resolved (if it has been). The possible formats for the project are: 1. Podcast-style audio clip 2. Poster 3. Video You will need to choose one topic to research and one format in which to present your results. Project Topics Your project topic must be directly related to AST 201. There are many topics in astronomy that are not directly related to this course. AST 201 focuses on stars, galaxies, black holes, and the universe as a whole. Thus, topics related mainly to planets, exoplanets, and solar system objects (such as moons, asteroids, and comets) would...

Words: 2839 - Pages: 12

Premium Essay

My Work

...only when it is needed, and only in the amount that it is needed.”) concept created and developed by Kiichiro Toyoda, the founder and second president of Toyota Motor Corporation. Waste was seen as excess inventory in some cases, irrelevant processing steps in other cases, as well as defective products too. All these “waste” elements interlinked with each other to create more waste, which eventually impacted on the corporation itself. The automatic loom invented by Sakichi Toyoda didn’t just only automated work which used to be performed manually but also built the capability to make judgements into the machine itself. In turn this eliminated both defective products and the associated wasteful practices. Sakichi successfully succeeded in tremendously improving both productivity and work efficiency. Kiichiro Toyoda inherited this philosophy and set out to realise his belief that “the ideal conditions for making things are created when machines, facilities, and people work together to add value without generating any waste.” He developed methodologies and techniques for eliminating waste between operations between both lines and processes. The result was the Just-in-Time method which was helped by Taiichi Ohno, who created the basic framework for the Just-in-Time method. By ensuring thorough implementation of jidoka...

Words: 543 - Pages: 3

Free Essay

My Work

...Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Nam ullamcorper, libero vitae viverra luctus, felis neque tincidunt nisl, nec rutrum orci nunc eget nulla. Sed scelerisque ultricies fermentum. Cras tempor leo sit amet sem placerat eu dictum nibh porttitor. Aenean quis tellus neque. Pellentesque gravida mattis arcu ut ornare. Morbi sit amet nunc nec sapien sodales bibendum. Donec vestibulum ipsum nec turpis aliquet et ornare nunc mattis. Mauris ullamcorper mauris sit amet nulla gravida eu venenatis dui consectetur. Sed at nunc massa. Nunc ligula lacus, ornare et blandit non, tincidunt ac leo. Nulla porta tellus a magna porttitor eget gravida enim auctor. Sed molestie bibendum semper. Mauris suscipit arcu sit amet justo lobortis ut adipiscing sem bibendum. Integer imperdiet, diam ut faucibus ultrices, massa mi pulvinar ipsum, a hendrerit lorem erat vitae ligula. Vestibulum laoreet leo vel magna congue sit amet sollicitudin nulla lobortis. Duis rhoncus dapibus nulla, non varius risus rutrum a. Nullam et mi mi. Sed cursus nisl non tellus sodales fringilla. Aliquam a justo non arcu ornare gravida eu eu risus. Suspendisse potenti. Proin et magna ipsum, ut porttitor diam. Nunc id venenatis ligula. Phasellus consequat nulla ut mi sagittis pharetra. Mauris gravida eleifend consequat. Proin laoreet lacus eu sem gravida euismod. Suspendisse potenti. Fusce sagittis porttitor sapien, vitae porta quam adipiscing nec. Etiam eget sagittis orci. Maecenas mollis, est vel rhoncus sagittis...

Words: 398 - Pages: 2

Free Essay

My Work

...4750 Pleasant Hills Rd Rocky Mount, NC 27801 Judges, Capstone Boards Northern Nash High School 4230 Green Hills Rd Rocky Mount, NC 27804 Dear Judges: My name is Windell Lee Withers. I am 17 years old and born in Maryland on December 22, 1995. I have attended Northern Nash High School for the past four years. My goal in life is to go into the Air Force or the Army. I would like to go in as a Military Police (MP). At a young age, I was inspired to working with law enforcement. What inspired me was my mother working with the Federal Bureau of Investigations (FBI), aunt working in the Central Intelligence Agency (CIA), uncle working with the Department of Defense, and my grandfather being a Military Police. The topic I decided to do was “The History of the Air Force.” This was an important topic to me because I have always wanted to go into the Air Force. The Air Force has always been very interesting to me. I am just so excited in the way the Air Force protects our country. When I started doing my investing on the Air Force, is when I began learning how the Air Force really operated. When doing my research paper on the air force, I used the websites of www.airforcee.com ,www.airforcehistory.com and www.military.com. My paper will be a connection to enrich young minds on the things they would like to know about the Air Force. Someone who wants to enlist in the Air Force could learn the ins and outs of the Air Force. The Capstone Project experience...

Words: 367 - Pages: 2