Free Essay

Nghson

In:

Submitted By haianhdoan
Words 3059
Pages 13
CÔNG TY XI MĂNG NGHI SƠN NHÓM 1-QL1308 Thành viên: • Chu Thị Lan Anh • Văn Đức Anh • Tô Mạnh Cường • Lưu Văn Công • Nguyễn Thị Kim Anh • Doãn Thị Hải Anh Công ty Xi măng Nghi Sơn (NSCC) là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) với hai tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản là Taiheiyo Xi măng (TCC) và Mitsubishi Vật liệu (MMC), Công ty được thành lập ngày 11/04/1995. Vào tháng 7/2000, các cán bộ, nhân viên Việt Nam và Nhật Bản đã đưa dự án đầu tư lớn nhất của Nhật Bản tại Việt Nam, gồm Nhà máy chính tại tỉnh Thanh Hoá và Trạm Phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh cùng với hệ thống bán hàng chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

1.Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
(Chu Thị Lan Anh+Văn Đức Anh) Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty xi măng Nghi Sơn là các cửa hàng,các nhà thầu xây dựng và các nhà phân phối vật liệu xây dựng. Song song với việc tiêu thụ vào các dự án lớn, Công ty đã và đang chú trọng phát triển mạng lưới cửa hàng, đẩy mạnh tiêu thụ vào khối dân sinh.Chính vì vậy Công ty xi măng nghi sơn luôn cố gắng thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng về chủng loại,chất lượng,giá cả. Sản phẩm xi măng Nghi Sơn đã được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao, nhiều năm liên tục nhận các giải thưởng như giải Rồng Vàng, hàng Việt Nam chất lượng cao, giải vàng Chất lượng Quốc gia...và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng. Trong bối cảnh xi-măng đã có dấu hiệu dư thừa, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất xi-măng cần có những bước đi thận trọng nhằm thích ứng và vượt qua những thách thức quan trọng này.Theo thống kê của Bộ Xây dựng, sản xuất xi-măng toàn ngành năm 2010 đạt 50,85 triệu tấn, thực tế dư thừa khoảng 2 triệu tấn so với nhu cầu, trong đó cả nước có thêm 12 dây chuyền xi-măng lò quay mới được hoàn thành và đi vào sản xuất với tổng công suất thiết kế 12 triệu tấn/năm. Cho đến lúc này, theo thống kê năng lực sản xuất XM toàn ngành đạt khoảng 65 triệu tấn/50 - 55 triệu tấn nhu cầu .Dự báo sắp tới lượng xi-măng còn tăng cao, phân bố không đồng đều, đặc biệt mức độ cạnh tranh tập trung tại miền bắc (cung vượt cầu khoảng 10 triệu tấn/năm) nên 'cuộc chiến' xi-măng sẽ còn diễn biến phức tạp.

Do đó để giảm áp lực cạnh tranh tại khu vực phía bắc,công ty xi măng Nghi Sơn đã có những bước đi thông minh khi đầu tư vào thị trường phía Nam.Điều này góp phần bình ổn thị trường xi măng trong nước, tránh tình trạng “Bắc thừa Nam thiếu”

Tại Miền Nam, Công ty có Trạm phân phối Hiệp Phước đặt tại khu Công nghiệp Hiệp Phước, T.P Hồ Chí Minh. Trạm cũng có cầu cảng riêng có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn từ nhà máy chính ở Thanh hóa. Từ đây xi măng được xuất dưới cả dạng rời và dạng bao đi thẳng đến khách hàng hoặc đi tới các kho khác nhau ở Vũng tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ. Các kho được lập nên với mục tiêu để đáp ứng nhanh và ổn định nhu cầu của khách hàng tại từng địa phương.

Tại miền trung việc đưa vào vận hành trạm tiếp nhận và phân phối xi măng tại xã Ninh Thủy, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Cùng với việc hoàn thành dây chuyền sản xuất thứ hai hồi tháng 4-2010, nâng tổng công suất lên 4,3 triệu tấn xi măng/năm, trạm phân phối Ninh Thủy là hạng mục tiếp theo của dự án mở rộng sản xuất được hoàn thành trong năm nay. Sau khi hoạt động, trạm sẽ cung ứng cho thị trường miền Trung thêm 50.000 tấn xi măng mỗi tháng. Nguồn:-báo nhân dân điện tử(09/02/2011) -báo người lao động(21/09/2010)
2.Đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh: (Tô Mạnh Cường+Lưu Văn Công) 2.1Như đã giới thiệu từ đầu Công ty Xi măng Nghi Sơn (NSCC) là Công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) với hai tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản do đó Nghi Sơn cũng nằm trong nhóm các công ty của Vicem.Tình trạng cung vượt quá cầu trong ngành xi măng cũng khiến cho tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc Vicem gặp rất nhiều khó khăn, thị phần giảm sút 0,6% so với cùng kỳ.Nguồn cung xi măng tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nên thị trường đã xuất hiện tình trạng một số nhà máy xi măng ngoài Vicem bán với giá thấp hơn giá thị trường vì các nhà máy này sắp đến thời kỳ trả nợ ngân hàng.Cũng bởi giá xi măng bán ra của một số đơn vị thấp hơn mặt bằng giá trên thị trường, nên tiêu thụ xi măng của các doanh nghiệp Vicem bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến lượng xi măng tồn kho của Vicem cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Các đối thủ cạnh tranh:
- Xi măng Thăng Long được sáng lập bởi các cổ đông lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam trong đó có cổ đông chính là Công ty Xuất nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Cty CP Xi măng Thăng Long xuất khẩu lô hàng 25.000 tấn xi măng đầu tiên trong hợp đồng xuất khẩu 50.000 tấn sang thị trường châu Phi. Đây là lô hàng xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay của một nhà máy xi măng Việt Nam sang thị trường nước ngoài. Trong năm 2011, Cty CP Xi măng Thăng Long dự kiến sẽ xuất khẩu 300.000 tấn xi măng bao và 200.000 tấn xi măng sang thị trường các nước: Singapore, Brunei, thị trường châu Phi, châu Mỹ và Trung Đông... Nguồn –Pháp luật và xã hội(16/02/2011)
- Công ty cổ phần Xi-măng Cẩm Phả thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã xuất được lô hàng thứ hai sang thị trường Trung Ðông, trước đó, lô xi-măng đầu tiên đã lên đường sang châu Phi vào tháng 3-2009.
- Không chỉ cạnh tranh giữa các DN trong nước, ngành xi măng VN còn phải cạnh tranh quyết liệt với xi măng nhập khẩu.Do tác động của nhiều yếu tố như điện, nước, than đều tăng, nên giá bán xi măng trong nước cũng bị đẩy cao, tăng trung bình từ 50.000 - 70.000 đồng/tấn. So với mức tăng giá của thép xây dựng thì đây vẫn là mức giá có thể "chấp nhận được". Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng giá xi măng trong nước lại là cơ hội cho xi măng nhập khẩu. Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xuất hiện xi măng nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc với giá bán thấp hơn xi măng trong nước từ 10 - 15%. Nguồn –Nhân dân điện tử(09/02/2011)

2.2 Lợi thế cạnh tranh của công ty Xi măng Nghi Sơn: Đẩy mạnh đầu tư các phương tiện vận tải Một trong những điều làm nên thương hiệu mạnh của Xi măng Nghi Sơn là cùng với việc đầu tư nâng cao quy mô sản xuất, nâng công suất phục vụ cho các khu vực thị trường trong nước và xuất khẩu; Xi măng Nghi Sơn luôn chú trọng việc đầu tư phương tiện vận tải, hệ thống hậu cần phân phối tạo ra kênh lưu thông xi măng từ nơi sản xuất đến các công trình đảm bảo chất lượng, nhanh chóng và thuận tiện, đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng để công ty bình ổn giá xi măng. Ngay từ khi đi vào sản xuất với đội tầu chuyên dùng có tổng tải trọng 60.000 MT có thể chở mỗi năm 2,6 triệu tấn xi măng vào tiêu thụ ở thị trường miền Nam và xuất khẩu, đây là một trong kết quả của phương pháp tư duy chiến lược lâu dài của những người lãnh đạo công ty. Giá cả cạnh tranh, chất lượng quốc tế và văn hoá thương mại của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã và đang duy trì chính sách “giảm giá thành và duy trì chất lượng cao và ổn định”.
Để tồn tại và phát triển bền vững với tiêu chí hướng tới một doanh nghiệp cạnh tranh toàn cầu, xi măng Nghi Sơn đã mạnh dạn đầu tư hệ thống phương tiện vận tải chuyên dụng tiên tiến, phù hợp với đặc điểm sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của phương thức làm hàng, phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, đảm bảo chất lượng của xi măng. Đón xuân mới 2011 Xi măng Nghi Sơn chính thức làm lễ đón nhận con tàu M.V Confidence trọng tải 15.000 tấn đóng mới từ Nhật bản về.
3.Nhà cung cấp:
(Nguyễn Thị Kim Anh+Doãn Thj Hải Anh) Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét, ngoài ra người ta còn dùng quặng sắt và Bôxít để làm nguyên liệu điều chỉnh. Công ty xi măng Nghi Sơn với mỏ đá vôi có trữ lượng lớn khai thác hơn 200 triệu tấn là nguồn nguyên liệu chính đảm bảo cho Nhà máy hoạt động liên tục hàng trăm năm. Hàng năm khoảng trên 4,9 triệu tấn đá vôi được khai thác theo phương pháp cắt tầng.Đá vôi chất lượng tốt từ mỏ Hoàng Mai (Nghệ An) sau khi đập sơ bộ được vận chuyển về Nhà máy bằng Hệ thống Băng tải Dài 12km chạy xuyên qua núi trong đường hầm dài 2,2km. Hệ thống Băng tải Dài được thiết kế có thiết bị chống ồn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Công ty xi măng Nghi Sơn luôn phấn đấu xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài với các nhà cung ứng. Mối quan hệ đó vừa đáp ứng những lợi ích chung của đơn vị sản xuất và các nhà cung ứng, vừa đem lại lợi ích cho khách hàng của Xi măng Nghi Sơn theo phương châm "Hợp tác để cùng Phát triển". Việc cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, và cả nhập khẩu được tổ chức thực hiện trên cơ sở cân nhắc tính cạnh tranh về chất lượng, giá cả, khả năng cung cấp và các yếu tố thương mại khác.
4.Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
(Nguyễn Thị Kim Anh+Doãn Thj Hải Anh)
4.1 Yếu tố chính trị: Nhằm ổn định thị trường xi măng trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt thời gian tới, Bộ Xây dựng đã và đang tập trung đẩy mạnh kích cầu xi măng bằng nhiều phương án như sử dụng xi măng làm các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, đồng thời rà soát tình hình cung cầu gạch ốp lát và xuất nhập khẩu. Trước tình hình cung xi măng vượt cầu, Bộ Xây dựng đã yêu cầu một số doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu từ 100.000-150.000 tấn trong 6 tháng cuối năm 2010.Bộ Xây dựng vừa yêu cầu Công ty xi măng Nghi Sơn, ChinFon Hải Phòng và Phúc Sơn Sớm cần duy trì hoạt động dây chuyền thiết bị để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Ba doanh nghiệp trên cần tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung và phía Nam để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng, nhằm bình ổn thị trường, giá cả. Theo VNExpress(15/07/2010) Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020.Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng là căn cứ pháp lý cho các ngành chức năng của Nhà nước quản lý nguồn khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích, phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất xi măng trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản làm xi măng trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020 và làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp xi măng sau năm 2020. Số: 105/2008/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ Đề xuất cơ chế chính sách xóa bỏ sản xuất xi măng lò đứng, dừng đầu tư các dây chuyền xi măng có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 1000T/ngày sẽ góp phần giảm sức gép cạnh tranh trong ngành. Số: 570 /QĐ-BXD
4.2 Yếu tố kinh tế: Xi măng là một ngành sản xuất kinh doanh mang tính chu kỳ cao. Chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của ngành này gắn chặt với chu kỳ tăng trưởng – suy giảm của nền kinh tế và với dòng vốn đầu tư của toàn xã hội.

[pic]
Mối tương quan giữa Tổng vốn đầu tư toàn xã hội & Sản lượng Xi măng
(Nguồn: GSO)

Ngành này cũng chịu sự chi phối lớn của Nhà nước về quy hoạch phát triển ngành cũng như những vùng nguyên liệu. Ngoài ra, lợi nhuận của các công ty Xi măng chịu ảnh hưởng lớn từ các chi phí như chi phí vận tải, chi phí sản xuất.Do đó để mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty,công ty xi măng Nghi Sơn đã đầu tư mạnh vào các phương tiện vận chuyển. Khâu vận tải là một trong những quy trình quan trọng góp phần giảm chi phí và nâng cao vị thế thương hiệu của công ty.Công ty xi măng Nghi Sơn hiện đang quản lý và vận hành đội tàu biển gồm ba chiếc tàu chuyên dùng chở xi măng rời và hai chiếc tàu lai dắt, đưa công ty trở thành chủ sở hữu nhiều tàu chuyên dùng chở xi măng nhất Việt Nam.

Bên cạnh Chi phí đầu tư /đơn vị công suất lớn, các công ty xi măng còn là những hộ tiêu thụ lớn về Điện năng, về Than (khoảng 121 kg/tấn Xi măng đối với lò quay công suất 1 – 2 triệu tấn XM/năm), về Dầu MFO (khoảng 9 kg/tấn XM) và lượng gạch chịu lửa (khoảng 0,4 – 0,5 kg/tấn XM) cho nhu cầu sửa chữa thường xuyên.

Trong khi đó, các nguyên vật liệu thiết yếu của nền kinh tế như xăng, điện, than, dầu đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu theo hướng chuẩn bị điều chỉnh về giá. TKV đã xây dựng phương án giá bán than ở thị trường trong nước gửi đăng ký Bộ Tài chính vào ngày 3/3/2011 và giá bán than cho sản xuất xi măng, giấy, phân bón vào ngày 04/3/2011. Theo đó, nếu tính theo nguyên tắc bằng 90% giá xuất khẩu thì giá than sẽ tăng khoảng 55%.Còn xăng dầu đã tăng giá từ 16% - 24% (tùy từng loại) từ ngày 24/2 và tiếp tục tăng 10,4% - 15,4% từ ngày 29/3. giá xi măng sẽ tăng từ 20% -23% để phù hợp với thị trường vì các chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, than, tỷ giá hối đoái liên ngân hàng…. đều tăng giá. Nguồn: -Stox.vn -Hiệp hội xi măng Việt Nam
4.3 Yếu tố tự nhiên Với nhà máy được đặt tại xã Hải thương, Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh hóa, Xi măng Nghi Sơn có thể tiếp cận cả với nguồn nguyên liệu tốt cũng như xây dựng được Cảng riêng thuận lợi cho việc xuất nhập. Cảng chuyên dụng Nghi sơn có thể tiếp nhận tàu 35.000 tấn ra vào và cũng từ đây, hàng năm Xi măng Nghi sơn đã xuất hàng triệu tấn hàng đi khắp cả nước đặc biệt tại hai khu vực Miền Trung và Miền Nam Công nghệ tiên tiến của Xi măng Nghi Sơn hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu cao nhất về bảo đảm an toàn cho môi trường. Hơn nữa,công ty vẫn liên tục theo dõi chặt chẽ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là khí thải.

Định kỳ hàng Quý Công ty vẫn thu thập, phân tích mẫu khí thải để lập Báo cáo. Kết quả phân tích luôn thỏa mãn cả những yêu cầu ở mức cao nhất mà Ngân hàng Thế giới/Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), cũng như những quy định của các cơ quan hữu quan Chính phủ Việt Nam đặt ra. Công ty đã có nhiều biện pháp để tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất, ủng hộ chính sách tiết kiệm và bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam. Hiện nay Công ty cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng nguyên liệu thay thế, giảm khí thải CO2...

co

Similar Documents