Free Essay

Ngung Kho Khan Va Giai Phap Luyen Nghe Tieng Anh

In:

Submitted By nguyenbaolong
Words 2195
Pages 9
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC
HỌC KĨ NĂNG NGHE TIẾNG ANH Ở NHÀ CỦA SINH VIÊN NĂM 2, KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH, ĐHNN - ĐHQG HÀ NỘI

Vũ Tuyết Linh - 09 E5 Khoa Sư phạm tiếng Anh GV hướng dẫn: ThS. Vũ Thị Việt Hương

1. Đặt vấn đề Trong quá trình học tiếng Anh, người học luôn gặp phải những khó khăn liên quan đến cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kĩ năng đó, nhiều người học thường gặp nhiều khó khăn với kĩ năng nghe. Có nhiều nguyên nhân làm người học nhận thấy khó khăn, một trong những nguyên nhân đó là trong quá trình học kĩ năng nghe tiếng anh ở trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, kĩ năng nghe thường không được chú trọng.Các sinh viên năm hai khoa sư phạm tiếng anh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc học nghe. Do vậy, các bài kiểm tra kĩ năng nghe tiếng anh giữa kì và cuối kì, điểm kĩ năng nghe Tiếng Anh thường thấp hơn điểm của các kĩ năng nói, đọc và viết. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tìm hiểu những khó khăn trong quá trình học nghe ở nhà của sinh viên năm hai trường ĐH Ngoại ngữ và những giải pháp mà họ đã dùng để cải thiện kĩ năng nghe. Hơn thế nữa, nghiên cứu này được thực hiện sẽ rất hữu ích cho giáo viên, cũng như các bạn sinh viên trong việc tìm ra một phương pháp hiệu quả cho việc học nghe và tham khảo những phương pháp nghe hiệu quả mà sinh viên khác đã áp dụng thành công.

2. Cơ sở lí luận
2.1. Định nghĩa về kĩ năng nghe Lindsay và Knight (2006) cho rằng kĩ năng nghe là một kĩ năng tiếp nhận ngôn ngữ hơn là tạo ra ngôn ngữ. Tuy nhiên, nghe không hoàn toàn là một kĩ năng thụ động. Việc xem xét kĩ nghe nghe là chủ động hay bị động là phụ thuộc vào người nghe. Hai tác giả nói trên cũng đưa ra ví dụ để minh họa cho định nghĩa của mình. Khi người nghe tham gia vào một cuộc hội thoại thì kĩ năng nghe được cho là chủ động vì khi đó người nghe có quyền tạm dừng cuộc hội thoại đó để đặt câu hỏi cho người nói, nhưng khi nghe một bản tin trên đài hoặc phương tiện thông tin đại chúng thì việc nghe trở nên bị động hơn. Theo ý kiến của Helgesen (2003), nghe là một kĩ năng chủ động và có mục đích; khi nghe mọi người không chỉ nắm bắt những gì họ đang nghe mà còn kết nối chúng với những thông tin họ đã biết. Hơn thế nữa, tác giả này cũng chỉ ra rằng khi chúng ta nghe, chúng ta không đơn thuần là nghe từ ngữ mà chúng ta cần phải nghe những hàm ý ẩn chứa sau những từ ngữ ấy.
2.2. Các nguồn để nghe Lindsay và Knight đã liệt kê ra rất nhiều các nguồn chúng ta có thể nghe và nhấn manh rằng chúng rất đa dạng. Helgesen cũng đồng quan điểm với hai tác giả trên. Ông cũng đưa ra một số nguồn như việc giao tiếp với đồng nghiệp, bạn cùng lớp hoặc xem ti vi hay nghe đĩa ca nhạc…
2.3. Những khó khăn khi học nghe Trong khóa luận tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2008) đã đưa ra ý kiến của các tác giả Anderson and Lynch (1988, trích bởi Nunan, 1991) trong việc phân loại các khó khăn. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc học nghe được chia thành ba nhóm: loại ngôn ngữ, mục đích nghe và ngữ cảnh trong khi nghe. Cụ thể hơn, Yang (1993), Brown và Yule (1983, trích bởi Nunan 1991) đưa ra 4 yếu tố thường làm người học thấy khó khăn trong quá trình học nghe: người nói, người nghe, văn cảnh trong khi nghe và các thiết bị hỗ trợ như loa, đài.
2.4. Giải pháp để khắc phục khó khăn Lindsay và Knight (2006) đã cung cấp ba bước cơ bản để thực hiện hoạt động nghe: • Thứ nhất là hoạt động trước khi nghe nhằm chuẩn bị cho người học từ vựng và nội dung sẽ được nghe • Tiếp đến là hoạt động trong lúc nghe; phần này bao gồm các loại bài tập như trả lời câu hỏi, điền vào bảng, biểu đồ hoặc viết ghi chú. • Cuối cùng là hoạt động sau khi nghe nhằm kiểm tra sự hiểu biết của người nghe bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung bài nghe để người nghe trả lời. Bên cạnh đó, trong phần này, một số tác giả cũng đưa ra các chiến lược cũng như lời khuyên trong quá trình học nghe. Một số lời khuyên của Kenneth Beare được liệt kê trong trang http://esl.about.com/od/englishlistening/a/listen_tips.htm như: • Chấp nhận thực tế là bạn sẽ không hiểu tất cả mọi thứ • Luôn thoải mái và giữ bình tĩnh khi nghe nhưng vẫn không hiểu nội dung của bài nghe • Không dịch sang tiếng mẹ đẻ • Không tập trung vào chi tiết khi chưa hiểu ý chính

3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu: 1. Sinh viên năm hai khoa Sư phạm Tiếng Anh gặp phải những khó khăn nào trong việc học nghe ở nhà? 2. Họ đã áp dụng những phương pháp nào trong quá trình cải thiện kĩ năng nghe? Đây cũng là căn cứ cho việc tạo ra phiếu khảo sát cũng như tìm ra kết quả về những khó khăn và giải pháp của sinh viên trong khi học kĩ năng nghe ở nhà.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng tham gia • Đối tượng của nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về những khó khăn trong khi học kĩ năng Nghe ở nhà của sinh viên năm hai và những phương pháp sinh viên đã sử dụng để cải thiện việc học nghe. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến việc học nghe chưa hiệu quả của sinh viên cũng được đưa ra trong nghiên cứu này. • Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm 80 sinh viên hệ chính quy khoa Sư phạm Tiếng Anh được chọn ngẫu nhiên từ năm lớp bất kì trong khoa.
3.3. Công cụ nghiên cứu • Bài nghiên cứu này sử dụng phiếu khảo sát để thu tập thông tin từ 80 sinh viên. Phiếu khảo sát được chia thành hai phần. • Phần thứ nhất bao gồm những câu hỏi nhiều lựa chọn và một số câu hỏi điền vào chỗ trống nhằm khai thác sự đánh giá về độ khó của kĩ năng nghe tiếng anh, những khó khăn của sinh viên và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó. • Phần thứ hai bao gồm 3 câu hỏi liên quan đến các phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng trong việc học nghe và phân loại sự hiệu quả hay không hiệu quả của các phương pháp đó.

4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đánh giá về kĩ năng nghe của sinh viên
|Đánh giá |Rất khó |Khó |Bình thường |Dễ |Rất dễ |Ý kiến khác |

Bảng 1. Đánh giá kĩ năng nghe của sinh viên

Từ bảng đánh giá trên, có thể nhận thấy rằng sinh viên nhận thấy rằng kĩ năng nghe luôn là một kĩ năng khó và họ luôn gặp nhiều thách thức khi học kĩ năng này.
4.2. Những khó khăn của sinh viên khi học nghe ở nhà
4.2.1. Những khó khăn chung Trong các khó khăn được liệt kê ra bao gồm: • Không hiểu nội dung bài nghe • Chất lượng băng đĩa và thiết bị nghe không tốt • Không theo kịp tốc độ của người nói trong bài nghe • Có nhiều từ mới • Cảm thấy mất bình tĩnh vì không nghe được gì và không trả lời được các câu hỏi khi bài Nghe kết thúc • Khó khăn khác Khó khăn lớn nhất đối với sinh viên là không theo kịp tốc độ của bài nghe. Tiếp theo đó, 3 khó khăn bao gồm không hiểu nội dung bài nghe, có nhiều từ mới và cảm thấy mất bình tĩnh chiếm số phần trăm ngang bằng nhau. Ảnh hưởng của chất lượng băng đĩa chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
4.1.2. Những khó khăn khi học nghe ở nhà Có 5 khó khăn được đề cập đến trong bài nghiên cứu: • Không đầu tư nhiều thời gian khi học nghe ở nhà • Không có động lực khi học nghe • Không có phương pháp hiệu quả để học • Không tự mình đặt ra thời lượng để nghe cho mỗi bài • Khó khăn khác Trong đó, khó khăn lớn nhất khiến sinh viên học nghe không hiệu quả là không đầu tư hiệu quả cho việc học nghe ở nhà. Khó khăn thứ hai đó là việc không có phương pháp hiệu quả khi học. Điều này chỉ ra rằng sinh viên cần phải chủ động hơn trong việc học nghe và đầu tư nhiều thời gian hơn để thực hành.
4.3. Nguyên nhân khiến việc học nghe chưa hiệu quả Trong số các nguyên nhân được đề cập đến trong bài nghiên cứu, nguyên nhân lớn nhất khiến việc học nghe không hiệu quả là việc không đầu tư nhiều thời gian cho việc học nghe. Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Vì nếu không đầu tư nhiều thời gian thì người học sẽ không có phản xạ với việc nghe và sẽ không theo kịp tốc độ của người nói và khả năng nghe sẽ ngày càng sa sút. Một trong những nguyên nhân khác là việc không biết bắt đầu và sử dụng phương pháp nào để có hiệu quả. Như vậy, sinh viên cần tham khảo và áp dụng các phương pháp từ thầy cô, bạn bè để học nghe được tốt hơn.
4.4. Phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng khi học kĩ năng nghe tiếng Anh Có rất nhiều phương pháp sinh viên đã và đang áp dụng cho việc học nghe. Trong các phương pháp đó, ba phương pháp được nhiều sinh viên sử dụng nhất là tăng cường thời gian học nghe, sử dụng tài liệu bổ trợ và các sách do giáo viên gợi ý và học từ mới và cách phát âm chuẩn của mỗi từ. Bên cạnh đó, một số sinh viên cũng nghe các nguồn khác nhau để quen với các giọng như Anh Anh, Anh Mỹ, Anh Úc…hay tạo không gian thoải mái và yên tĩnh khi học nghe. Trong số các phương pháp đã được liệt kê ở trên, phương pháp các sinh viên năm hai nhận thấy rằng nó mang lại hiệu quả nhất là phương pháp dành nhiều thời gian học kĩ năng nghe và sử dụng thời gian đó đều đặn. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng cho rằng việc chọn sách những giáo trình phù hợp và thú vị cũng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp mà sinh viên chưa áp dụng hiệu quả là họ chưa dành nhiều thời gian cho việc học và sử dụng thời gian học tiếng anh chưa được thường xuyên. Do đó, nó không mang lại hiệu quả như mong muốn.

5. Kết luận Theo như bài nghiên cứu này, khó khăn lớn nhất đối với sinh viên khi học kĩ năng nghe ở nhà nhà là việc không theo kịp tốc độ của người nói và sinh viên cũng không đầu tư nhiều thời gian cho việc học nghe. Nghiên cứu này cũng cho thấy để học nghe hiệu quả thì phương pháp tối ưu đó là tăng cường thời gian học tập và duy trì thời gian học một cách đều đặn và có khoa học. Đây cũng là kinh nghiệm hiệu quả mà một số sinh viên đã chia sẻ.

Tài liệu tham khảo
▪ Đỗ, Thị Bích Đào. (2010). Second-year students’ self-study of Listening: attitudes and strategies
▪ Hadfield, J. & Hadfield. C. (2008). Introduction to Teaching English. Oxford University Press
▪ Harmer, J. (1998). How to teach English. Longman Publisher.
▪ Kenneth Beare. Improve Listening skill – Listening Tips. Retrieved on February 28th, 2011, from http://esl.about.com/od/englishlistening/a/listen_tips.htm
▪ Lindsay, C. and Knight, P. (2006). Learning and Teaching English, a course for teachers, Oxford University Press.
▪ Nguyễn, Thị Thùy Linh. (2008). A research on the difficulties in learning Listening skill and Speaking skill by the second year students of English Department, CFL, VNUH.
Nunan, D. (2003). Practical English language teaching. Oxford University Press.

Similar Documents

Free Essay

Chung Cake

...tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1[1] Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink 1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn) Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có...

Words: 12654 - Pages: 51

Free Essay

Cyclermate

...Cúng dường tất cả Phật Tôn pháp, các Bồ Tát Vô biên chúng Thanh Văn Và cả thảy Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói Trùm đến vô biên cõi, Khắp xông các chúng sanh Đều phát lòng bồ đề, Hết một báo thân này Sanh về cõi Cực Lạc.   Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát (1 lạy)     TÁN THÁN PHẬT   (Đứng Lên Đánh Khánh Tụng)   Sắc Thân Như Lai đẹp, trong đời không ai bằng, không sánh, chẳng nghĩ bàn, nên nay con đảnh lễ. Sắc thân Phật vô tận, trí huệ Phật cũng thế, tất cả pháp thường trú, cho nên con về nương. Sức chí lớn nguyện lớn, khắp độ chúng quần sanh, khiến bỏ thân nóng khổ, sanh kia nước mát vui. Con nay sạch ba nghiệp, qui y và lễ tán, nguyện cùng các chúng sanh, đồng sanh nước Cực Lạc.   (Đại Chúng Đồng Tụng Nhất Tâm Đảnh Lễ)   NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ:   Nam Mô Thường Tịch Quang Tịnh Độ A Di Đà Như Lai Pháp Thân Mầu Thanh Tịnh Khắp Pháp Giới Chư Phật. o (1 lạy)   Nam Mô Thật Báo Trang Nghiêm Độ A Di Đà Như Lai Thân Tướng Hải Vi Trần Khắp Pháp Giới Chư Phật. o (1 lạy)   Nam Mô Phương Tiện Thánh Cư Độ A Di Đà Như Lai Thân Trang Nghiêm Giải Thóat Khắp Pháp Giới Chư Phật. o (1 lạy)   Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây A Di Đà Như Lai Thân Căn Giới Đại Thừa Khắp Pháp Giới Chư Phật. o (1 lạy)   Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây A Di Đà Như Lai Thân Hóa Đến Mười Phương Khắp Pháp Giới Chư Phật. o (1 lạy)                                 Nam Mô Cõi An Lạc Phương Tây Giáo Hạnh Lý Ba Kinh Tột Nói Bày Y Chánh Khắp Pháp Giới Tôn Pháp. o (1 lạy)   Nam Mô Cõi An...

Words: 19749 - Pages: 79

Free Essay

Air Canada

...MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 A. GIỚI THIỆU CÔNG TY AIR CANADA 6 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 6 II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 7 1. Từ khi thành lập đến năm 1988 7 2. Từ năm 1990 đến năm 1999 7 3. Từ năm 2000 đến 2003 8 4. Từ năm 2004 đến nay 8 B. PHÂN TÍCH SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH VÀ GIÁ TRỊ 10 I. SỨ MỆNH 10 1. Định nghĩa kinh doanh 10 2. Tham vọng 10 3. Các giá trị cam kết 10 3.1. Cam kết cho khách hàng: 11 3.2 Cam kết cho nhân viên: 12 3.3 Cam kết cho cộng đồng: 13 3.4 Đối với bên hữu quan khác: 14 II. VIỄN CẢNH 15 1. Giá trị cốt lõi 15 2. Mục đích cốt lõi 15 3. Hình dung tương lai: 15 C. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 17 I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU 17 1. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vận tải hàng không: 18 2. Giá dầu biến động 18 3. Tình hình bất ổn chính trị 20 4. Biến đổi khí hậu toàn cầu 20 II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 21 1. Tác động của đổi mới công nghệ ( thuộc môi trường công nghệ) 22 2. Nhân tố bảo vệ những tác động của sự biến động chính trị 23 III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 25 1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành 25 1.1 Khái niệm về ngành vận tải hàng không 25 1.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 26 1.3 Các nhóm chiến lược trong ngành 32 1.4 Chu kì ngành hàng không 33 2. Động thái của đối thủ cạnh tranh 35 3. Nhân tố then chốt thành công của ngành 35 4. Lực lượng dẫn dắt thay đổi trong ngành 37 D. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40 I. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY 40 ...

Words: 20427 - Pages: 82

Free Essay

Một Số Bài Của Bác Hồ Về Dân Chủ

...viện bảo tàng, đúc kết và tổng hợp lại thành Hồ Chí Minh toàn tập gồm 9 tập dày cộm được xuất bản và tái bản nhiều lần. Bộ tài liệu quý báu này được đưa lên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 2003. Thời gian qua Vichoco hay chơi trò cắt xén, giấu đầu cắt đuôi, trích dẫn và xuyên tạc các câu nói của Bác Hồ nhưng lại giấu nhẹm đi thời điểm, bối cảnh lịch sử, chính trị, nguyên văn bài viết, bài nói của Bác, lợi dụng một số câu nói của Bác để trang trí và hậu thuẫn cho những quan điểm phản động của họ và để mọi người hiểu sai về Bác. Cá nhân mình đã đọc hết Hồ Chí Minh toàn tập cách đây 3 năm, càng ngưỡng mộ và khâm phục tầm nhìn của Tư tưởng Hồ Chí Minh bao nhiêu thì càng khinh rẻ bọn phản động bấy nhiêu trước những trò bịp bợm gian xảo của chúng. Mình xin được copy & paste đóng góp vào box tài liệu này góp phần giúp nhiều người hiểu rõ hơn về tư tưởng của Bác Hồ, biết để mà cảnh giác với những trò lừa đảo của bọn phản động, Vichoco. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường VN hiện nay vì ko muốn sa đà vào chủ nghĩa sùng bái cá nhân nên ko cho học trò học thuộc nguyên văn các bài viết, bài nói của Bác Hồ, mà chỉ tổng kết lại những gì tinh hoa nhất, cô đọng nhất và tổng quát nhất để dạy. Việc này cũng vô hình trung làm cho những người, những bạn trẻ chưa đọc các tác phẩm của Bác vô tình sụp bẫy phản động khi chúng lợi dụng, xuyên tạc, cắt xén các câu nói của Bác để đả phá, chống đối và công kích chính thể Việt Nam hiện tại và để mọi người hiểu sai về...

Words: 18699 - Pages: 75

Free Essay

Tieu Tuy Dong Phong

...Chương 1 Cây già bám những dây khô, Quạ bay về đậu nhấp nhô bóng chiều. Nhà ai nước chảy ven cầu, Gió thu, ngựa ốm về đâu đêm rừng. Phương tây chiều xuống bâng khuâng, Thân du tử mãi lưng chừng chân mây. (1) Nơi đây không có cây già bám những dây khô, cũng không có nước chảy ven cầu mà chỉ thấy thấp thoáng núi đồi xa xăm, giữa rừng cây trùng điệp là một con đường thênh thang xuyên suốt từ nam chí bắc. Khi chiều tà đã buông xuống phương tây, con đường lại thêm phần vắng lặng, duy chỉ một người một ngựa thong thả mà đi. Con ngựa vốn là một con tuấn mã, toàn thân trắng tuyết. Người trên lưng ngựa toàn thân vận y sam nguyệt sắc, niên kỷ không quá độ đôi mươi. Y trông như không vội lên đường gì, đầu hơi cúi thoáng mang tâm sự. Bốn bề một vùng tĩnh lặng, chỉ có tiếng vó ngựa đơn điệu khua từng nhịp đều, càng làm dậy thêm không khí u trầm tịch mịch. Vừa hay sự yên ả đã nhanh chóng bị phá vỡ: một hồi vó câu cấp bách vọng lại từ xa, cuối đường có hai thân ảnh dần dần hiện lên. Trên con ngựa chạy trước là một trung niên tướng mạo đẫy đà vận y sam đỏ thẫm, khuôn mặt hồng hào tựa như một vị đại tài chủ. Giống như muốn cùng người đẫy đà kia hợp thành một cặp thú vị, trên con ngựa theo sau là một người gầy gò, thân hình lêu khêu, đằng xa nhìn lại trông giống hệt thân tre. Hắn mặc một bộ y phục màu xanh nhạt, dù không chói mắt như người mập mạp kia nhưng được cắt may rất vừa vặn tinh xảo, hiển nhiên chủ nhân cũng là người có thân thế. Lúc hai con ngựa đuổi kịp người thanh niên thì...

Words: 90621 - Pages: 363

Free Essay

Phat Giao

...khoảng 25 thế kỷ trước tại vùng Bắc Ấn độ. Ngài sinh ra là một vị hoàng tử của vương quốc Thích-ca (Sakya) tại vùng chân núi Hy mã lạp sơn, ngày nay thuộc nước Nepal. Ngài sống trong nhung lụa, có một thời niên thiếu cao sang, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một người con trai tên là La-hầu-la (Rahula). Nhưng, bản thân Thích Ca không muốn kế vị lãnh đạo quốc gia, ngược lại, ngài rời bỏ hoàng cung theo các nhà tư tưởng học tập, cuối cùng Thích Ca tự mình sáng lập học thuyết, truyền bá khắp nơi, phát triển thành một tôn giáo. Một lần nọ, khi Ngài đánh xe ngựa dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làm thay đổi các tư duy của Ngài. Ngài thấy một cụ già run rẩy, một người bệnh rên siết, và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho Ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân Lý, thoát khỏi hoạn khổ. Vào lúc 29 tuổi, thái tử Sĩ-đạt-đa rời hoàng cung, rời gia đình vợ con, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khất thực trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ. Vào đêm trăng...

Words: 6953 - Pages: 28

Free Essay

Hgjhgjhghj

...Beta: Zi (Na) + Bê ta xì táp bí ẩn xến xúa và ưa dỗi dẽo - Văn án - *V* Ai đó nói cho ta biết rốt cuộc chuyện gì xảy ra thế này? Tình nhân trước đây của ta rõ ràng là đàn ông, sao lại mang thai được? Chẳng hiểu gì mà trở thành bố, còn chưa kịp cảm nhận hạnh phúc được làm bố đã bị “cha” của con mình tuyên bố, cha con ta phải cắt đứt quan hệ phụ tử. Gì ~ ta hình như có điểm thích cậu ta thì phải~ Trốn tránh không phải phong cách của người nhà họ Đường. Ta nên chuẩn bị kế hoạch tốt một chút, làm thế nào để cậu ấy cùng con trai quay trở về bên mình… Nhân vật chính: Đường Thiên, Thẩm An Hoa. Nhân vật phụ: Lam Quy Dương, Doãn Tích Nhiên. Thể loại: đam mỹ, sinh tử, sản nhũ. *** - Tiết tử - Bệnh viện phụ sản. Lam Quy Dương ngồi bên cạnh giường bệnh, vừa gọt vỏ táo vừa nói hỏi người bạn thân đang nằm trên giường: “An Hoa, cậu thực sự không nói chuyện này cho anh ta sao?” Thẩm An Hoa lúc này đang dịu dàng xoa xoa cái bụng đã đủ tháng đủ ngày của mình, khóe miệng mang nụ cười nhè nhẹ, nghe được lời ấy, trong mắt không khỏi lộ ra một tia trào phúng: “Nói cái gì đây, cũng chẳng có cái gì hay mà nói đâu. Mình trước đây nói với anh ta nhiều như vậy, anh ta cũng không thèm nghe. Hiện tại nói thêm, cũng có ích gì. Mình không muốn khiến con trai mình trở thành vật hy sinh vô tội giữa hai người.” Thấy vẻ mặt của Thẩm An Hoa, Lam Quy Dương thở dài một tiếng trong lòng, xem ra Thẩm An Hoa thực sự không...

Words: 60471 - Pages: 242

Free Essay

Nhung Nguoi Lam Thue so 1 Vietnam (the Most Excellent Employees in Vietnam)

...“Người buôn tiền” của HSBC 23 Câu chuyện anh thợ giặt trở thành giám đốc 26 Những người “làm thuê số 1”: Từ 50.000đ/tuần đến 6.000USD/tháng | Marketing giỏi nhất VN | TT - Đã có một thời những mối quan hệ lao động được xác lập bởi giá trị cơ bắp. Đã có một thời người ta bình đẳng trong cơ chế “trung bình chủ nghĩa”. Và có một thời vị trí lãnh đạo được xem là vật mua bán, biếu xén hoặc “để dành” cho con em các sếp bất chấp năng lực... Còn bây giờ, khi cuộc đua thương trường đã thật sự khốc liệt, có những người trẻ ở độ tuổi 20-30, họ không có vốn tiền tỉ, không vai vế thân quen, nhưng họ được một đơn vị, một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia mời về, “đặt” vào những vị trí quan trọng và tất nhiên đồng lương trả cho họ cũng phải thật xứng đáng bởi họ là những “người làm thuê số 1”! Đây là câu chuyện về Lê Trung Thành - hiện là phó tổng giám đốc Pepsi VN với mức lương hơn 6.000 USD/tháng, đồng thời là thành viên sáng lập Trường dạy nghề marketing IAM. Nhưng ít ai biết để trở thành một marketing giỏi nhất VN và được Tập đoàn Pepsi tuyển dụng, chàng trai 34 tuổi đã “khởi nghiệp” bằng những bảng điều tra thị trường với tiền công 50.000 đồng/tuần!... Những bài học đầu tiên Năm 1992, lần đầu tiên ở VN xuất hiện hoạt động khảo sát thị trường. Một công ty nghiên cứu thị trường từ Thái Lan cử chuyên gia bay sang đặt vấn đề liên kết với ĐH Kinh tế TP.HCM thực hiện cuộc điều tra diện rộng trên người tiêu dùng TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Thành là một trong năm sinh viên tình...

Words: 17245 - Pages: 69

Free Essay

Tantue Company

...MỤC LỤC PHẦN I 4 TỔNG QUAN CÔNG TY- PHÂN TÍCH VIỄN CẢNH 4 SỨ MỆNH 4 1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Costco: 4 1.1.1. Khái quát về Tập đoàn Costco 4 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 5 1.1.3 Thị trường và sản phẩm 9 1.1.3.1 Thị trường 9 1.1.3.2 Sản phẩm 10 1.2. Viễn cảnh và sứ mệnh 12 1.2.1 Viễn cảnh 12 1.2.1.1 Tư tưởng cốt lõi 12 1.2.1.2 Hình dung tương lai 13 1.2.2 Sứ mệnh: 13 PHẦN II 18 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 18 2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 18 2.1.1 Môi trường kinh tế 18 2.1.2 Môi trường văn hóa- xã hội 26 2.1.3 Môi trường nhân khẩu học 28 2.1.4 Môi trường chính trị - luật pháp. 32 2.1.5 Môi trường công nghệ 34 2.1.6 Môi trường toàn cầu. 35 2.2 Phân tích ngành và cạnh tranh 36 2.2.1 Thị trường bán lẻ toàn cầu 36 2.2.2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter 36 2.2.2.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 36 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành 38 2.2.2.3 Năng lực thương lượng của người mua 40 2.2.2.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 41 2.2.2.5 Sản phẩm thay thế 41 2.3 Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành 41 2.3.1 Sự thay đổi về mức tăng trưởng dài hạn của ngành 41 2.3.2 Thay đổi về nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm 41 2.3.3 Các thay đổi về chi phí và hiệu quả 42 2.3.4 Toàn cầu hóa 42 2.4 Động thái cạnh tranh 43 2.4.1 Đối thủ chính là ai? 43 2.4.2 Cung ứng sản phẩm, dịch vụ như thế nào ? 43 2.5 Nhóm chiến lược trong ngành 44 2.6 Chu kỳ ngành: 45 2.7 Những nhân tố then chốt cho...

Words: 38081 - Pages: 153

Free Essay

Circle Swot and Strategies

... Sứ mạng: luôn không ngừng tìm kiếm những giải pháp tối ưu để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm thú vị, an toàn, tiện lợi với nhiều lựa chọn về sản phẩm và thức ăn nhanh chất lượng, cùng phong cách phục vụ nhanh và thân thiện để có thể đem đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng và phục vụ họ ngày càng tốt hơn. Khách hàng mục tiêu: Giới trẻ Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam. B. Phân tích môi trường vĩ mô I. Yếu tố kinh tế a) Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) Năm 2012 đạt mức 5.03% thấp hơn so với 2011 0.86%. Mức lạm phát trong năm 2012 đã được kiềm chế cũng đạt mức khoảng 6.81%. Trong năm 2013, dự báo lạm phát sẽ phải tăng lên, mức tăng trưởng kinh tế dự báo cũng sẽ tăng nhưng không nhiều, khoảng 5.5%. Trước tình trạng lạm phát cao và mức tăng trưởng kinh tế thấp như vậy của nền kinh tế Việt Nam do bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, sức cầu trong nước sẽ giảm, ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp. Tình hình kinh tế đang trên đà phục hồi nhưng cũng phải mất 2 đến 3 năm nữa, do đó Circle K còn phải gặp nhiều thách thức trong giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng trên là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Xét trên bình diện chung, tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn khả quan, đặc biệt là đối với ngành tiêu dùng được đánh giá là hấp dẫn nhất trong giai đoạn 2010 – 2016. Biểu đồ GDP Việt Nam Biểu đồ lạm phát Việt Nam Bảng GDP và lạm phát của Việt Nam ...

Words: 17218 - Pages: 69

Free Essay

Coca-Cola Danang Vietnam

.........................4 2/ Mức lãi suất: ...........................................................................................4 3/ Lạm phát: ................................................................................................4 II/ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ..............................................................4 III/ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA_XÃ HỘI..................................................5 IV/ MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU HỌC...................................................6 V/ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU :...............................................................6 VI/ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ_PHÁP LUẬT.........................................7 C/ MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH.........................................7 I/ CÁC ĐỐI THỦ NHẬP CUỘC TIỀM TÀNG..............................................7 II/ CẠNH TRANH GIỮA CÁC ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH......................7 III/ NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG CỦA NGƯỜI MUA:.......................8 IV/ NĂNG LỰC THƯƠNG LƯỢNG NHÀ CUNG CẤP:............................8 V/ CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ:..................................................................8 D/ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING.................................................9 I/ PHÂN ĐOẠN VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU....................9 1/ PHÂN ĐOẠN THỊ...

Words: 8098 - Pages: 33

Free Essay

Vinamilk

...hiệu của sản phẩm: 1.4 Đóng gói và gián nhãn: 1.5 Hoạch định và phát triển sản phẩm mới II. CƠ SỞ THỰC TIỄN – CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 2.2 Lịch sử hình thành công ty: 2.3 Môi trường kinh doanh của công ty sữa Vinamilk a. Môi trường vĩ mô: b. Môi trường vi mô: III. ĐI SÂU VÀO CÔNG TY VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VỀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK 1. Chính sách sản phẩm 1. Mẫu Bao bì: 2. Danh mục sản phẩm của sữa Vinamilk 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm 4. Nghiên cứu sản phẩm mới 3.2. Các mặt tích cực và tiêu cực của công ty : 3.2.1. Mặt tích cực (điểm mạnh) 3.2.2. Mặt tiêu cực (điểm yếu): 3.2.3 Giải pháp và kiến nghị KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Lời mở đầu Lĩnh vực Công nghệ cao, Việt Nam vẫn còn quá nhỏ bé. Nếu muốn xây dựng được những thương hiệu về lĩnh vực này Việt Nam phải cần một thời gian rất dài. Tuy nhiên, việc xây dựng Thương hiệu mang tầm Quốc tế các doanh nghiệp không phải cứ tạo ra những sản phẩm cỡ như Sony, Samsung, Nokia, Google…thì mới chứng tỏ được thương hiệu Việt. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tập trung khai thác những ngành hàng mình có thế mạnh. Chẳng hạn như nông sản, thực phẩm, đồ uống…cũng có thể tạo ra những thương hiệu toàn cầu. Và hành trình xây dựng thương hiệu toàn...

Words: 7929 - Pages: 32

Free Essay

Mnvbnbvn

...ngoại bảo thủ, phản động … không cho VN cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của TG. Không phát huy đc những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của CNTD phương Tây. * Khi TD Pháp xâm lược VN (1858), XHVN trở thành XH thuộc địa nửa phong kiến, xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: + Toàn thể dân tộc VN >< TD Pháp và tay sai PK ( >< dân tộc ). + Toàn dân VN >< địa chủ PK ( >< giai cấp ). * Nhiều phong trào yêu nước của NDVN đã nổi dậy nhưng đều bị thất bại … như sự thất bại của phong trào Cần Vương theo hệ TTPK, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục theo hệ TTTS đã giúp NAQ nhận rõ chỗ hạn chế của phong trào đó chưa biết tổ chức, chưa có tổ chức. Thúc đẩy NAQ ra đi tìm đường cứu nước mới của NDVN. * Bối cảnh quốc tế: * CNTB trở thành CNĐQ, CNTB xác lập sự thống trị trên phạm vi TG. Lúc này không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong chính quốc mà đã mở rộng ra sự áp bức đối với các dân tộc khác. Vì thế, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ còn là hành động riêng lẻ nữa mà trở thành cuộc đấu tranh chung của dân tộc thuộc địa chống ĐQ. * Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp. * Sự thắng lợi của CMT10 Nga, CNXH trở thành hiện thực trên TG, đánh dấu bước chuyển biến lớn của thời đại. Thời đại quá độ lên CNXH và giúp HCM nhận ra 1 chân lý của thời đại “Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các DT bị áp bức và những người LĐ trên TG khỏi ách nô lệ.” b. Những tiền...

Words: 6423 - Pages: 26

Free Essay

Everything

...tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường .  Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng , ở một số khu phố , con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan , rác rưởi ngập đầy khắp lối đi , mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước...

Words: 4030 - Pages: 17

Free Essay

Chien Tranh Tien Te

...TIỀN TỆ SONG HONGBIN Vũ Hồng Kỳ Vuhongky.273@gmail.com MỤC LỤC Lời giới thiệu Phần 1: Gia tộc Rothschild – Cường quyền duy nhất ở châu Âu 1 3 Phần 2: Cuộc chiến trăm năm giữa ngân hàng Quốc tế và Tổng thống Hoa Kỳ 27 Phần 3: Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ: Ngân hàng Trung ương tư hữu Phần 4: Chiến tranh và suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng Quốc tế Phần 5: Chính sách mới của tiền tệ giá rẻ Phần 6: Câu lạc bộ Tinh anh thống trị Thế giới Phần 7: Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực Phần 8: Chiến tranh tiền tệ - Không tuyên mà chiến Phần 9: Hiểm họa của đồng Đô-la Mỹ và tầm quan trọng của vàng Phần 10: Mưu chuyện lâu dài Phụ lục: Nói về Trung Quốc 59 89 117 143 173 199 237 271 293 LỜI GIỚI THIỆU gay từ nhỏ, chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết Tết đến. Lớn lên, bước vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền vì khái niệm tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in hình những con số lại có giá trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên như không khí hay nước vậy. Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền...

Words: 161412 - Pages: 646