Free Essay

Chuyên San 7 Đại Học Kinh Tế Luật

In:

Submitted By linhnam070590
Words 54431
Pages 218
CHUYÊN SAN C A SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TRƯ NG Đ I H C KINH T - LU T

Sô 07 Tháng 9-2013

NGÂN HÀNG

HỆ THỐNG

www.uel.edu.vn/url/chuyensan

.

chuyensantcnh@uel.edu.vn

.

facebook/chuyensantcnh.uel

o7
Ban c v n TS. NGUY N NG C HUY ThS. HOÀNG TH PHÚ ThS. TR N HÙNG SƠN ThS. NGUY N TH DI M HI N ThS. TÔ TH THANH TRÚC ThS. NGUY N ANH PHONG Cùng các Th y Cô Khoa Tài chính - Ngân hàng Ban biên t p PHAN TH THANH THU N (K10404B) - Trư ng ban PH M MINH NH T (K10403) - Phó ban LÊ TH DI M MÂN (K10404A) - Phó ban VŨ KHÁNH LINH (K11404T) - Phó ban PHAN VINH LINH GIANG (K11405T) - Phó ban NGUY N TH PHƯƠNG DUNG (K11404T) NGUY N NG C TH O HI N (K11404A) NGUY N TH DOAN (K11404T) - Trư ng b phân truy n thông Ban n i dung Trư ng Nhóm Ch ng khoán TR N TH THANH NHUNG (K10404B) Trư ng Nhóm Tài chính NGUY N TH QUỲNH LIÊN (K10404B) Trư ng Nhóm Ngân hàng NGUY N TH ÁI NHI (K10404T) Trư ng Nhóm Vĩ mô ĐÀO TH VĨNH NGUYÊN (K10405T) Cùng các thành viên khác Thi t k , trình bày Đ AN KHƯƠNG (K12404A) TRƯƠNG THUY T B O (K12404A) VŨ KHÁNH LINH (K11404T)
02 • 05 • 07 • 10 •

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

phát triển bền vững

02 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Phải chăng “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”? Sản phẩm tiền gửi – Vai trò trong giai đoạn hiện nay Đánh giá mức độ lành mạnh các Tổ chức tín dụng Việt Nam – Khung phân tích Camels có phải là sự lựa chọn hoàn hảo? Tỉ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề

14
14 • 16 • 18 • 20 •

bàn tròn sự kiện
Phân tích kỹ thuật hai sàn chứng khoán Chuyện Lã Bất Vi ngày xưa và chuyện bán khống ngày nay Hiện tượng xuất siêu Đấu thầu vàng – Với nhiều điều thú vị

23
23 • 28 • 31 • 34 • 38 • 41 •

lăng kính sinh viên
Mô hình ước lượng rủi ro thị trường theo giá trị gặp rủi ro (E-VaR) theo Basel 2 tại Ngân hàng Vietinbank Hiệu quả mô hình quản lý vốn Nhà nước SCIC Cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Bàn tay ma thuật trong thế giới tài chính “Zombie bank” – Ngân hàng thây ma Chiến tranh tiền tệ – Ai là người chiến thắng?

44 47
47 • 49 •

tin nhanh góc sẻ chia
Cảm xúc Nha Trang Học kỹ năng mềm ở đâu

Đón đ c các s báo trên website www.uel.edu.vn/url/chuyensan Bài c ng tác và ý ki n đóng góp g i v chuyensantcnh@uel.edu.vn Thông tin chi ti t vui lòng xem t i www.facebook.com/chuyensantcnh.uel

1

V

LỜI NGỎ

ới sự chuyển mình qua nhiều thế kỷ, hệ thống các ngân hàng hiện đại ngày nay đóng vai trò là mạch máu của nền kinh tế. Một nền kinh tế mạnh cần phải có một hệ thống ngân hàng bền vững để làm bệ phóng. Quá trình mở cửa và hội nhập đã tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội phát triển mới, thế nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng ấy. Chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có rất nhiều biến đổi, song song đó tồn tại nhiều bất ổn - hậu quả tất yếu của giai đoạn phát triển nóng. Hơn bao giờ hết, định hướng phát triển bền vững cần được xác lập và thực hiện quyết liệt trong hệ thống ngân hàng. Đó phải là công cuộc cải cách căn bản và triệt để hệ thống ngân hàng với việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại, nâng hiệu quả hoạt động của cả hệ thống, kiếm soát chặt chẽ các hoạt động, từ mô hình dịch vụ - sản phẩm cho đến cơ cấu tổ chức, đảm bảo an toàn cho hệ thống phát triển,... tất cả dường như vẫn còn là thách thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với chủ đề “Phát triển bền vững Hệ thống Ngân hàng” lần này, Chuyên san Kinh tế Tài chính - Ngân hàng sẽ phác họa bức tranh hệ thống ngân hàng Việt Nam sau giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa qua. Từ góc nhìn của những sinh viên kinh tế, Chuyên san mong muốn được chia sẻ những đề xuất mang hướng phát triển bền vững và lâu dài, góp phần hoàn thiện hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai. Mong rằng Chuyên san số 7 sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích và trải nghiệm thú vị cho bạn đọc. Trong kỳ này, Chuyên san tiếp tục nhận được sự đóng góp của các cộng tác viên. Đây là niềm vinh hạnh và là nguồn động lực mạnh mẽ giúp Chuyên san ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Hy vọng Chuyên san sẽ là người bạn đồng hành thân thiết của tất cả độc giả quan tâm và yêu thích lĩnh vực Kinh tế Tài chính - Ngân hàng. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp từ các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng, Ban Biên tập

chuyensantcnh@uel.edu.vn

2

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng

Phải chẳng “chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI”?
NguyễN Thị QuỳNh LiêN TrầN Thị ThaNh NhuNg NguyễN Thị Bảo TrâN K10404B
Có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, ngày xửa ngày xưa có lão thợ khóa già ở Tương Dương cả đời sửa khóa, tay nghề cao siêu, vì không muốn nghề của lão thất truyền nên nhiều người đã giúp lão tìm đồ đệ. Cuối cùng, lão thợ khóa chọn được hai chàng thanh niên trẻ, chuẩn bị truyền lại tay nghề cả đời mình cho họ. Một hôm, Lão chuẩn bị hai chiếc rương, sau đó bảo hai đồ đệ đến mở ra, ai mở nhanh hơn sẽ là người chiến thắng. Kết quả, chưa đến 10 phút, đại đồ đệ đã mở được chiếc rương, còn nhị đồ đệ phải mất đến nửa giờ mới mở ra được. Lão thợ khóa hỏi đại đồ đệ: “Trong rương có những gì nào?” Mắt đồ đệ lóe sáng lên: “Thưa sư phụ, trong đó có toàn là vàng bạc châu báu.” Cũng câu đó, lão lại hỏi nhị đồ đệ. Nhị đồ đệ ấp úng một hồi, đáp: “Thưa sư phụ, con chẳng thấy gì trong đó cả, thầy bảo con mở khóa, nên con chỉ mở khóa thôi.” Lão thợ khóa vui mừng, trịnh trọng tuyên bố nhị đồ đệ sẽ là người kế thừa chính thức của lão. Đại đồ đệ không phục, mọi người cũng lấy làm khó hiểu.Lão thợ khóa mỉm cười, nói: Dù làm ngành nghề nào cũng phải chú trọng chữ “tín”, đặc biệt là nghề của ta, phải có đạo đức nghề nghiệp cao hơn nữa. Ta nhận đồ đệ là muốn dạy cho nó thành thợ khóa cao siêu. Trong lòng nó, ngoài cái khóa ra, thì chẳng thấy gì khác. Bằng không, hễ nảy lòng tham, vào nhà người ta có thể mở rương lấy tiền dễ như trở bàn tay, cuối cùng hại người, hại mình mà thôi. Thợ khóa chúng ta, trong lòng mỗi người đều phải có một ổ khóa không mở ra được. Ngẫm thấy, câu chuyện ngụ ngôn nhỏ này, lại truyền tải cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc về giá trị của đạo đức trong bất cứ nghề nghiệp nào. Như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đúng như vậy, dù tài giỏi đến đâu, mà không có đạo đức thì cũng không làm được việc gì có ích cho xã hội mà ngược lại còn gây ra những tai họa nghiêm trọng. Những người như thế, vốn không xứng đáng nhận được bất kì công việc nào. Thế nhưng, đáng buồn thay, thời gian qua thực trạng vi phạm đạo đức ngành ngân hàng vẫn đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Quên đi những nhân cách tốt đẹp, những bài học về đạo lý năm nào, rất nhiều nhân viên hoạt động trong lĩnh vực được cho là xương sống của nền kinh tế đang rơi vào vòng xoáy của tội phạm, dần đánh mất bản ngã của chính mình. Chúng ta hãy cũng nhìn lại tình hình này trong thời gian qua và rút ra một bài học cho chính bản thân mình để chuẩn bị hành trang trở thành chủ nhân của đất nước trong thời gian không xa. 1. Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp Rủi ro đạo đức trong ngân hàng cùng với những hệ lụy do nó gây ra đang trở thành vấn đề nhức nhối được toàn xã hội quan tâm. Số vụ vi phạm đạo đức bị truy tố và đưa ra xét xử ngày một tăng và vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Những thiệt hại mà nhà nước và nhân dân phải gánh chịu đã phần nào nói lên tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng. Hãy cùng suy và xét thật kĩ một lần nữa những phạm trù lí luận đáng được tôn trọng và bảo vệ nhưng đang dần bị xem nhẹ, bị vi phạm từng ngày. Đạo đức là gì? Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng-ngân hàng ra sao, cũng như làm sáng tỏ một phần nguyên nhân sự gia tăng của số vụ việc vi phạm đạo đức trong thời gian gần đây. Đạo đức là một từ Hán Việt, chiết tự ra “đạo” có nghĩa là lẽ làm người, “đức” trong đức hạnh, sống có đức là sống theo lẽ phải, sống hài hòa với mọi người. Dịch ra đạo đức có nghĩa là đạo lí làm người chân chính. Đối với mỗi ngành, mỗi nghề, khái niệm đạo đức lại mang một nét nghĩa riêng, đặc thù nhưng vẫn không xa rời nền tảng nghĩa gốc ban đầu. Nếu như đạo đức nghề giáo là toàn tâm toàn ý vì học trò, “lương y như từ mẫu” là kim chỉ nam về chữ đức của nghề y, thì trong kinh tế, đạo đức nghề nghiệp mang nhiều nét nghĩa đa chiều hơn. Kinh doanh lấy chữ tín đặt đầu là đạo đức, làm đúng chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ của mình là đạo đức, tôn trọng quyền lợi của khách hàng cũng là đạo đức. Đạo đức nghề nghiệp trong ngành ngân hàng có thể được hiểu thông qua các khía cạnh xét về chuyên môn của từng bộ phận hoạt động, đặc biệt là liên quan đến tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi và ngân quỹ. Đạo đức ngân hàng là sử dụng đúng chức vụ quyền hạn của mình, không lợi dụng nó hoặc làm lơ đi những quy định, thủ tục nhằm làm lợi cho cá nhân mình. Nhân viên tín dụng có đạo đức luôn nói không với sự thiếu trách nhiệm trong thẩm định, cấu kết với khách hàng, ăn chia hoa hồng trên số tiền vay được, liên kết với nhau để vay mượn lòng vòng. Đạo đức ngân hàng không có chỗ cho những hành động dễ dàng cho vay dù biết khách hàng không có năng lực tài chính, không có tài sản đảm bảo nếu áp dụng đúng các quy

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng trình nghiệp vụ. Đạo đức ngân hàng không cho phép các hành vi lập khống, tất toán khống sổ tích kiệm của khách, cạo sửa sổ tiết kiệm, cầm cố khống các giấy tờ giả… Đã bao giờ bạn tự hỏi, nếu một ngày tất cả các nhân viên ngân hàng đều làm việc theo cảm tính riêng mà bỏ quên đạo đức nghề nghiệp ở một góc khuất nào đó, hậu quả sẽ ra sao? Một nhân viên tín dụng cho vay dựa trên quen biết, cửa sau, dòng tiền chạy vào những dự án như thế, những doanh nghiệp, công ty như vậy, còn những doanh nhân làm đúng theo thủ tục hồ sơ cấp vốn của ngân hàng thì ngày nhận được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng hãy còn xa lắm. Với vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền kinh tế, ngân hàng luôn là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao nhất, và đạo đức là điều kiện tiên quyết và chính yếu cho sự công khai, minh bạch đó. Tín dụng là bộ phận quan trọng, tiếp xúc trực tiếp với ma lực đồng tiền. Nếu nhân viên tín dụng dễ dàng đánh mất đạo đức nghề nghiệp thì hệ lụy xảy ra là khôn lường. Chức năng trung gian tài chính, lưu chuyển vốn trong nền kinh tế sẽ không được đảm bảo. Số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng, đồng thời nợ xấu toàn hệ thống cũng theo những hồ sơ vay vốn không minh bạch đó mà tăng lên. 2. Thực trạng vi phạm đạo đức tại ngân hàng thời gian qua Không thể phủ nhận, trong những năm gần đây, vi phạm đạo đức ngành ngân hàng tăng lên rất cao. Xuất hiện nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng lợi dụng chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và những sơ hở trong quá trình tác nghiệp thâm nhập vào hệ thống, làm giả chứng từ để rút tiền ngân hàng. Sự kiện chấn động nhất xảy ra vào năm 2012, bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè lấy danh nghĩa huy động vốn cho ngân hàng này, đã làm giả các giấy tờ, con dấu của Vietinbank lừa đảo chiếm đoạn hơn 4.911 tỷ đồng của nhiều cá nhân và đơn vị khác. Qua quá trình điều tra, phát hiện liên quan tới vụ án, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB đã ủy thác cho nhân viên của mình gửi tiền vào ngân hàng Vietinbank để hưởng phần chênh lệch lãi suất 3.7% - 13%/năm vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của ngân hàng nhà nước về lãi suất trần huy động [1]. Và còn rất nhiều những vụ vi phạm không tên khác như: tháng 4/2012, Trưởng Bộ phận Quan hệ khách hàng thuộc ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Cần Thơ bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền là 8 tỷ đồng [7],… Không những lợi dụng chức quyền, cố tình vi phạm pháp luật, một số cán bộ, nhân viên ngân hàng còn thể hiện sự suy thoái về đạo đức và nhân cách. Mới đây, vào tháng 7/ 2013, ông Ngô Anh Tuấn, giám đốc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank bị bắt khi đang tham gia đánh bạc với 3 thuộc cấp tại chính chi nhánh Agribank thành phố Vinh khi ông chỉ vừa mới được bổ nhiệm chức vụ mới này chưa đầy 3 tháng [10]. Hay ông Vũ Việt Hùng nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông cũng 12 bị can khác hiện đang bị truy tố vì tội nhận hối lộ gần 100 tỷ đồng cùng với các tội trạng khác: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,…[4]. Vẫn không dừng lại ở đó, số vi phạm ngày càng tăng lên cả về quy mô và số lượng, cách thức vi phạm cũng ngày càng tinh vi hơn. Sự cố rủi ro trong lĩnh vực tín dụng: làm hồ sơ giả vay vốn để rút tiền ngân hàng; thu tiền của khách hàng không nộp vào ngân hàng; Cán bộ trong quá trình thực hiện cho vay đã nhiễu sách đòi tiền của khách hàng, Định giá tài sản thế chấp tùy tiện; Nhân nhượng, làm ngơ trước những sai sót của khách hàng; Lợi dụng sự thay đổi của chính sách để tư lợi; Cho vay tín chấp không đủ điều kiện; Vay lại để sử dụng vào mục đích tư lợi rồi mất khả năng thanh toán; Nhận hồ sơ thế chấp không phải bản chính để cho vay; Thẩm định hồ sơ hời hợt, qua loa… vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước Việt Nam này. Theo báo cáo năm 2011, theo báo cáo cho thấy có tới 48/63 tỉnh, thành đã xảy ra các vụ án liên quan đến tín dụng, hoạt động ngân hàng là thất thoát hàng chục tỷ đồng. Bước qua năm 2013, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển hơn, khi theo thống kê 5 tháng đầu năm 2013, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, phát hiện 21 vụ việc tiêu cực, tham nhũng, số tiền vi phạm: 682.510 triệu đồng, chiếm 5.6% sai phạm trên toàn nước [2]. Đây chỉ là phần băng nổi trong tảng băng vi phạm đạo đức ngân hàng hiện nay. Còn rất nhiều hành vi sai trái khác hiện chưa được đưa ra ánh sáng, cần được báo động hiện nay. 3. Nguyên nhân vi phạm đạo đức ngân hàng Ngân hàng là ngành nghề kinh doanh dựa trên nền tảng niềm tin, người dân tin tưởng ngân hàng mà gửi tiền, tạo nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Ngân hàng phát triển dựa trên uy tín của mình, một khi niềm tin đã mất thì khó lòng có thể khôi phục và tiếp tục tồn tại trong thương trường. Do đó, đạo đức, uy tín nghề nghiệp đối với đội ngũ nhân viên-bộ mặt của ngân hàng lại càng trở nên quan trọng. Theo sự phát triển của nền kinh tế, của công nghệ thông tin hiện đại, những giá trị vật chất ngày càng được coi trọng và đề cao, càng đẩy những chuẩn mực đạo đức trở nên thứ yếu, chìm dần sau ánh hào quang của sự giàu sang, địa vị và quyền lực. Sức hút của đồng tiền ngày càng trở nên mạnh mẽ, cuốn theo đó, chữ tâm trong kinh doanh cũng đang dần bị xem nhẹ. Chính vì thế, nguyên nhân mấu chốt của sự gia tăng những vi phạm đạo đức là vấn đề con người. Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Thêm vào đó, vấn đề tuyển dụng nhân sự của các ngân hàng cũng rất được quan tâm, nhất là bộ phận tín dụng và tái thẩm định. Đa phần nhân sự ở bộ phận này là các sinh viên mới ra trường, còn thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh, cũng như tính độc lập và quyết đoán nhất định. Họ rất khó đưa ra ý kiến hoặc từ chối sự chỉ định “theo khuôn mẫu” của các lãnh đạo phòng ban. Ý kiến của một bộ phận đơn lẻ không thể ảnh hưởng nhiều đến quyết định tín dụng, nhưng rủi ro đạo đức vẫn tồn tại, vẫn có thể đe dọa đến đạo đức kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai, xét về khách quan rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu công cuộc tái cơ cấu, nhưng vấn đề các ngân hàng quan tâm là tập trung đi tìm mô hình tổ chức hợp lý cho mình, trong khi đó quy định nội bộ thì rất chung chung. Ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh. Sự thiếu minh bạch, dễ gây hiểu nhầm là cơ hội cho nhiều cá nhân thực hiện những hành vi không đúng. Quy định nội bộ chung chung rất dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật để trục lợi. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát tín dụng của nhiều ngân hàng tồn tại nhiều nhược điểm. Với sự mở rộng mạng lưới hoạt động (chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm) trên cả nước dẫn đến sự phân tán nhất định của các nguồn lực. Sự quản lí từ xa, thiếu tính giám sát trực tiếp và chặt chẽ của Hội sở chính đối với các chi nhánh rất dễ dẫn đến các vấn đề rủi ro đạo đức, đặc biệt trong công tác thẩm định tín dụng. Hiện nay, mới chỉ vài ngân hàng đã áp dụng được công tác quản lý tín dụng tập trung. Trong đó, hội sở kiểm soát chặt chẽ được các hồ sơ tín dụng, lực lượng kiểm soát tín dụng được trao thực quyền, tổ chức tốt và đặc biệt là được nắm quyền hạch toán giải ngân nên đã hạn chế được nhiều rủi ro đạo đức. Và một điều cũng khá nhạy cảm, là có dư luận cho rằng, một số ngân hàng lớn, chuyensantcnh@uel.edu.vn

3

4

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng có uy tín trong xã hội đã lạm dụng cụm từ “đổi mới, trẻ hóa nguồn nhân lực” để thay thế những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, có đạo đức nghề nghiệp. Liệu đây có là một trong những nguyên nhân khiến lòng người xao động dẫn đến hành vi tiêu cực?! 4. Giải pháp giải quyết tình trạng vi phạm đạo đức ngành ngân hàng Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao, do đó, các ngân hàng cần có những chính sách thiết thực để giải quyết vấn đề nhân sự cấp bách này. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho cán bộ ngân hàng - Lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức cho cán bộ Ngân hàng - Lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn. “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, với một lý lẽ tương tự, nguồn nhân lực “yếu kém” về đạo đức, thì dù có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đến mấy, cũng tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh,… Đó chính là những quả bom nổ chậm mà các nhà tuyển dụng phải sàn lọc lại dưới lăng kính đạo đức để có những mầm ươm đạo đức trong mỗi cán bộ nhân viên. Trước hết là, cần phải có những nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể để các nhân viên ngân hàng tuân thủ trong công việc và đâu là giới hạn của các hành vi có thể được chấp nhận. Những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức cần được tuyên bố một cách chính xác, công khai để những ai có mong muốn hoặc đang là những người làm việc trong ngân hàng tự rèn luyện và tu dưỡng, từ đó tạo nên những ứng viên tiềm năng cho nhu cầu “tái cơ cấu” nguồn nhân sự của ngân hàng. Xây dựng văn hóa ngân hàng. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, góp phần phát huy mọi nguồn lực con người, là gạch nối, có khả năng tạo ra lực điều tiết, tác động đối với tất cả các yếu tố chủ quan, cũng như khách quan, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với đặc điểm quan hệ khách hàng thường xuyên, do vậy vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Văn hóa ngân hàng cần được nhấn mạnh đặc biệt vào văn hóa quan hệ khách hàng, phải tạo dựng được môi trường ngân hàng mà trong đó thể hiện rõ ràng là các cán bộ nhân viên được tin tưởng theo dõi chất lượng tín dụng. Đầu tiên, ngân hàng phải có các chính sách và thông lệ quản lý thể hiện cam kết của ngân hàng đối với các tiêu chuẩn đạo đức. Bởi nếu chỉ dựa trên luật hay chỉ dựa trên sự phục tùng thôi là chưa đủ. Cơ cấu phục tùng đơn thuần có thể vô tình khuyến khích một số công chức hành động sát biên với sự vi phạm đạo đức, lập luận rằng nếu họ không vi phạm pháp luật, tức là họ đang tuân thủ đạo đức. Chính sách quản lý của ngân hàng cần phải đưa ra những mức lương, thưởng - phạt, đề bạt bổ nhiệm hợp lý để khuyến khích các cán bộ ngân hàng giữ lại cho mình cái tâm giữa môi trường đầy những xô bồ của sự tham lam và ích kỷ. Thiết lập một hệ thống kiểm soát, đặc biệt là về những hành vi trong công tác cấp tín dụng. Các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập các hành vi sai trái như tham nhũng là một phần thiết yếu trong nền tảng đạo đức. Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của ngành ngân hàng; đồng thời phải có các biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính để ngăn chặn vi phạm đạo đức của công chức. Trong một tổ chức, sự thống nhất và xung đột giữa quyền lợi chung của tập thể với quyền lợi riêng của cá nhân luôn luôn tồn tại. Do vậy, phải có những cơ chế, quy trình, thủ tục kiểm soát từ khâu lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khâu phân tích tín dụng, rồi quyết định cho vay, giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng. Một hệ thống kiểm soát tín dụng chất lượng cao sẽ giúp ngân hàng nhận biết được rủi ro sớm nhất có thể, cũng như đo lường mức độ rủi ro cả từng khoản vay và của cả danh mục tín dụng, từ đó giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp, hành động ứng xử kịp thời, thích hợp. Tuy còn đó những góc tối trong bức tranh “đạo đức nghề nghiệp” như chúng ta đã thấy, nhưng vẫn không thiếu những hình ảnh và tấm gương để các nhân viên ngân hàng noi theo. Một trong những biểu hiện của việc làm đó là trả lại tiền thừa cho khách hàng. Theo thống kế chưa đầy đủ, từ năm 2008 đến nay, các ngân hàng thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương đã có 4.103 cán bộ trả lại 45.144 món với tổng số tiền gần 50 tỷ đồng. Cụ thể, Ngân hàng Công thương có 235 đồng chí trả lại trên 3200 món tiền thừa với số tiền gần 5 tỷ đồng cho khách; Ngân hàng Ngoại thương có 78 đồng chí trả 220 lần tiền thừa với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trên 3.600 đồng chí trả lại trên 41.000 món tiền thừa với tổng số tiền lên tới gần 37 tỷ đồng… Trong số đó, có những đồng chí trả lại cho khách món tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. Hành động trả lại tiền thừa cho khách hàng đã thể hiện đức tính trung thực, liêm khiết, không tham lam vật chất của cán bộ, đảng viên các ngân hàng trong Khối. Những con số biết nói trên đã cho thấy không thiếu những điểm tựa cho hành động tốt đẹp vươn lên, cũng như củng cố niềm tin của chúng ta vào điều tốt đẹp trong cuộc sống. Khép lại những luận bàn, những nhận định, đánh giá tại đây. Mục đích ẩn sau mỗi bài bình luận đôi khi không phải là phán xét đúng sai, mà là gợi cho người đọc một hướng đi, cách nhìn, lối suy nghĩ mới hơn, đa chiều hơn và đến gần hơn với chânthiện-mỹ. Một xã hội văn minh, phát triển bền vững được tạo nên bởi những cá nhân toàn diện cả về tài năng và đạo đức, đạt được sự chuẩn mực về trí tuệ lẫn tâm hồn. Mỗi người là một mảnh ghép riêng đầy cá tính nhưng hài hòa trong bức tranh muôn màu về cuộc sống. Hy vọng rằng, chiếc bàn cân trong tâm hồn mỗi người luôn tồn tại sự hiện diện của tâm và tài để chúng ta không còn phải do dự, băn khoăn mà có thể khẳng định rằng, “Trong chữ tài luôn có một chữ tâm”.
TÀi LiỆu ThaM Khảo [1]. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nguyen-duc-kienbo-gia-lung-doan-ngan-hang-201308101657054701ca34. chn [2]. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tieu-cuc-thamnhung-hon-682-ty-dong-5612-chi-vang-va-50000-usdtrong-linh-vuc-ngan-hang-201307121635405805ca34. chn?utm_source=newsletter&utm_medium=email&utm_ campaign=tong-hop-su-kien-tuan [3]. http://doan.edu.vn/do-an/khoa-luan-tim-hieu-congtac-kiem-soat-noi-bo-quy-trinh-cho-vay-khach-hangdoanh-nghiep-tai-chi-nhanh-ngan-hang-dau-tu-va-12689/ [4]. http://htu.edu.vn/khoa-kinh-te-qtkd/419r%E1%BB%A7i-ro-%C4%91%E1%BA%A1o%C4%91%E1%BB%A9c-trong-ng%C3%A0nhng%C3%A2n-h%C3%A0ng [5]. http://www.rating.com.vn/News/518-rui-ro-dao-ducbenh-ung-thu-cua-ngan-hang.aspx [6]. http://songmoi.vn/xa-hoi-phap-luat/truy-giam-docchi-nhanh-ngan-hang-nhan-hoi-lo-hang-tram-ti [7]. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130425/khoito-4-cuu-can-bo-ngan-hang-o-can-tho.aspx [8]. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/88336/rui-ro-dao-duc--benh-ung-thu--cua-ngan-hang.html [9]. http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/124300/nganhang-xem-thuong-dao-duc.html [10]. http://vietstock.vn/2013/07/giam-doc-chi-nhanhngan-hang-agribank-bi-bat-vi-danh-bac-757-306929.htm [11]. http://vneconomy.vn/20130607121745946P0C6/daoduc-ngan-hang-dang-bi-xem-nhe.htm

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng

5

SẢN PHẨM TIỀN GỬI
VAI TRÒ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
NguyễN Thị Ái Nhi - PhẠM Thị TuyẾT TriNh - TrầN Thị Mai Thảo K10404T K11402T K11402B Cùng với sự đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi vượt bậc. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát triển trong thị trường này, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, các NHTM đã đưa ra nhiều gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Trong đó, các sản phẩm liên quan đến tiền gửi - tài khoản đóng vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn, đang ngày càng được các NHTM quan tâm và phát triển. Bài viết này sẽ tập trung phân tích những đặc điểm, vai trò và đánh giá các gói sản phẩm tiền gửi của NHTM hiện nay.

Huy động vốn có thể xem là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các NHTM. Cho đến thời điểm này, hoạt động huy động vốn ngày càng chiếm vai trò quan trọng hơn và liên quan đến sự sống còn của các ngân hàng. NHTM có thể thực hiện nghiệp vụ huy động vốn thông qua hai nguồn chính, đó là nguồn vốn huy động tiền gửi và nguồn vốn vay. Nguồn vốn huy động tiền gửi: đây là phương thức huy động vốn cổ xưa nhất và cho đến nay vẫn là phương thức huy động vốn quan trọng nhất về mặt kinh tế và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động ở mỗi tổ chức tín dụng. Nguồn vốn vay: bên cạnh hình thức huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi, các NHTM có thể vay vốn từ ngân hàng trung ương, các NHTM hoặc các trung gian tài chính khác và từ công chúng dưới các hình thức: phát hành giấy tờ có giá, vay của các ngân hàng và trung gian tài chính. Tuy nhiên, bài viết này chỉ chú trọng đến sản phẩm tiền gửi, bởi đây được xem là hình thức phổ biến và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động huy động vốn của NHTM. Thông thường, trong kết cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ, chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng dùng để đáp ứng mục tiêu thanh khoản tạm thời. Quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động tiền gửi được dùng để cấp tín dụng. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất trong tất cả các nguồn vốn và hơn thế, khả năng huy động vốn trong dân cư là rất lớn khi tâm lí của người dân Việt Nam vẫn đề cao tính an toàn và việc gửi tiền vào ngân hàng, do đó, đây được xem là kênh đầu tư an toàn hơn cả. Thông qua hoạt động huy động tiền gửi sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, mở rộng mạng lưới

hoạt động và phát triển các dịch vụ khác phục vụ khách hàng. Vai trò quan trọng của tài khoản tiền gửi đối với hoạt động huy động vốn được thể hiện rõ ràng thông qua tỷ lệ tiền gửi so với tổng nguồn vốn của các NHTM. Theo các báo cáo tài chính gần đây nhất của các ngân hàng, tỷ trọng tài khoản tiền gửi từ khách hàng vẫn chiếm một con số khá lớn trong tổng nguồn vốn. Tại Agribank, đến hết quý III/2012, tài khoản tiền gửi chiếm tới 78.8% trong cấu trúc vốn. Bên cạnh đó, đến hết quý I/2013, tỷ trọng tài khoản tiền gửi ở một số ngân hàng lần lượt là: BIDV 65.9%, Vietcombank 70.8% và ACB 77.5%. Đây đều là những ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Đối với các ngân hàng nhỏ hơn thì tỷ trọng này cũng không quá thấp, điển hình như Techcombank 64.9%, VPBank 62%, Eximbank 46.2%. Tất cả những con số trên đây đều cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng, và dù là ngân hàng lớn hay nhỏ thì tỷ trọng này vẫn cho thấy vai trò không thể phủ nhận của các sản phẩm tiền gửi đối với hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt về mức tỷ trọng của tài khoản tiền gửi trong cấu trúc nguồn vốn giữa hai nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà

nước (TMCPNN) và thương mại cổ phần (TMCP). Cụ thể, các ngân hàng TMCPNN thường có tỷ trọng tiền gửi khách hàng cao hơn hẳn so với các ngân hàng TMCP. Điều này có thể được lý giải bởi có sự khác nhau về khả năng huy động vốn bằng tiền gửi: các ngân hàng TMCPNN có khả năng huy động vốn từ khách hàng tốt hơn các ngân hàng TMCP. Vậy tại sao lại có sự khác nhau như thế? Khi đưa ra quyết định gửi tiền, uy tín ngân hàng là một trong những yếu tố hàng đầu mà khách hàng quan tâm đến. Về điểm này, rõ ràng các ngân hàng TMCPNN sẽ có ưu thế hơn hẳn các ngân hàng TMCP khi tạo dựng được uy tín và lòng tin nơi khách hàng. Hiện nay, khi đề cập đến hệ thống ngân hàng nước ta thì người dân thường hay nghĩ đến những cái tên nổi bật như Agribank, BIDV, Vietinbank hay Vietcombank. Đây là những ngân hàng TMCPNN được đánh giá có uy tín nhờ vào năng lực tài chính ổn định, bề dày hoạt động lâu năm và uy tín trên thị trường quốc tế hay dựa vào số lượng khách hàng phục vụ. Ngoài ra, sự tiện dụng của những ngân hàng này cũng được lưu ý khi mà những chi nhánh và phòng giao dịch được trải rộng ở nhiều nơi đã tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách hàng tiến hành giao dịch. Nói như thế không có nghĩa là các ngân hàng nhỏ không nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Chẳng hạn như Techcombank, Saigonbank hay Ngân

Bảng 1. Huy động vốn quý I/2013 của một số ngân hàng. (đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: cafef.vn chuyensantcnh@uel.edu.vn

6

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Tiết kiệm – Tiền gửi trực Tài khoản tiền gửi đặc biệt tuyến Tiết kiệm – Lĩnh lãi định kì Quản lý vốn tập trung Tích lũy kiều hối Đầu tư tự động Tiết kiệm tự động Tiết kiệm trả lãi trước Tiết kiệm thường BiDV Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán thông thường Tiền gửi tài lộc Tiền gửi thặng dư Tiền gửi kinh doanh chứng Đầu tư tiền gửi tự động khoán Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Tiền gửi có kì hạn thông thường Tiền gửi có kì hạn Online Tiền gửi quyền chọn Tiết kiệm năng động Tiền gửi như ý Tiền gửi tích lũy kiều hối Tiền gửi tích lũy Tiết kiệm dành cho trẻ em Tiền gửi kết hợp Tiết kiệm tích lũy bảo an Tiền gửi kí quỹ Tiền gửi vốn chuyên dùng Tiền gửi kinh doanh chứng khoán aCB Tiền gửi thanh toán bằng Tiền gửi thanh toán VND Tiền gửi dynamic online Tiền gửi thanh toán có thưởng Tiền gửi đầu tư trực tuyến Tiền gửi UPSTAIR Tiền gửi thanh toán USD Tiền gửi đầu tư trực tuyến Tiền gửi USD linh hoạt Tiền gửi có kỳ hạn online Tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh hoạt Tiền gửi có kỳ hạn nhận lãi hàng tháng/quý Tiền gửi linh hoạt SCB Tiền gửi tiết kiệm không kỳ Tài khoản SCB + 100 hạn thông thường Tiền gửi tiết kiệm có kỳ Đầu tư linh hoạt hạn thông thường Tiền gửi Online Quản lý dự án chuyên dùng Góp vốn cổ phần chuyên Góp vốn cổ phần chuyên dùng dung Đầu tư trực tiếp chuyên Đầu tư trực tiếp chuyên dùng dung Tiền gửi thanh toán không Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn kỳ hạn thông thường thông thường Tiền gửi thanh toán có kỳ Tiền gửi có kỳ hạn thông thường hạn thông thường Đầu tư trực tuyến Đầu tư kỳ hạn ngày Tiền gửi online STB Tiền gửi, tiết kiệm không Tiền gửi không kì hạn kỳ hạn +Tiền gửi thanh toán +Tiền gửi thanh toán gửi +Tiết kiệm không kỳ hạn +Tiềnhoá thanh toán giao dịch hàng +Gói tài khoản tiền gửi +Tiền gửi thanh toán Hoa Việt thanh toán iMax +Tiết kiệm Nhà ở Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi, tiết kiệm có +Tiền gửi đa năng doanh nghiệp kỳ hạn +Tiết Kiệm Trung Hạn +Tiền gửi có kỳ hạn ngày Đắc Lợi +Tiết kiệm có kỳ hạn ngày +Tiền gửi có kỳ hạn thông thường +Tiền gửi Tương Lai +Tiền gửi mfree +Tiết kiệm Phù Đổng +Tiền gửi mSmart +Tiền gửi góp ngày +Tiền Gửi Đa Năng +Tiết kiệm Có kỳ hạn truyền thống Sản phẩm dành riêng cho chi nhánh đặc thù +Tài khoản Hoa Lợi +Tài khoản Âu Cơ EiB Tiền gửi không kì hạn Tiền gửi không kì hạn Tiền gửi thanh toán thường, tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang, tiền gửi thanh toán lãi tính hằng ngày. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Tiền gửi có kì hạn. Tiết kiệm online. Tiền gửi qua đêm. Tiền gửi năng động, lãi suất Tiết kiệm Phúc Bảo An linh hoạt. Tiền gửi tiết kiệm lãi suất Tiền gửi tích lũy. tự động điều chỉnh. Tiền tiết kiệm tích lũy tiền Tiền gửi kì hạn lựa chọn. lương Tiết kiệm gửi góp. Tiết kiệm cho con yêu. Tiền gửi tiết kiệm qua đêm Tiền gửi “Call” 48 giờ.

Bảng 2. Sản phẩm tiền gửi của một số NH năm 2013 Nh Sản phẩm cá nhân Sản phẩm doanh nghiệp Nh Sản phẩm cá nhân Sản phẩm doanh nghiệp NVB Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Tiền gửi có kỳ hạn VCB Tiền gửi thanh toán Tài khoản đặc biệt
Tiền gửi bậc thang Tiền gửi hoạt kỳ Tiết kiệm tích lũy giá trị Tiền gửi tiết kiệm aNZ Tài khoản Thông minh Tài khoản Đắc lợi trực tuyến của ANZ Tài khoản Đa lộc ANZ Tài khoản Đa năng Tài khoản tiết kiệm có kì hạn

Tiền gửi hoạt kỳ Tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản quản lí tiền mặt Tài khoản tiết kiệm có kì hạn

Nguồn: Tổng hợp từ website của các Ngân hàng liên quan hàng Quân đội vẫn tạo dựng được uy tín và lòng tin nơi khách hàng. Vì thế, nguồn vốn huy động từ dân chúng trong cấu trúc nguồn vốn của những ngân hàng này không phải nhỏ, nhưng xem ra vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng lớn. Một cách tổng quan, các ngân hàng lớn ở nước ta vẫn đang chiếm ưu thế nhiều hơn trong việc huy động vốn từ người dân và điều này đã làm cho tỷ trọng tài khoản tiền gửi trong nguồn vốn của các ngân hàng lớn cao hơn trong các ngân hàng nhỏ. Để có thể huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng, các ngân hàng cần phải đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với mong muốn gia tăng tỷ trọng tài khoản tiền gửi trong cấu trúc vốn, các ngân hàng, không kể lớn hay nhỏ, luôn cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm tiền gửi của mình. (Bảng 2) Mặc dù cung cấp nhiều gói sản phẩm tiền gửi với nhiều những tên gọi và chức năng, nhưng khi tìm hiểu kĩ, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những đặc trưng riêng của mỗi nhóm ngân hàng. Đối với nhóm ngân hàng TMCPNN, các sản phẩm tiền gửi có phần đa dạng hơn, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng cũng như đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mới phát sinh của khách hàng. Điều này có thể lý giải bởi việc những ngân hàng này nhận được sự tin cậy cao từ khách hàng hơn so với những ngân hàng TMCP. Mặt khác, họ cũng có nguồn lực vốn dồi dào và hệ thống công nghệ hiện đại hơn. Chẳng hạn, Vietinbank có các sản phẩm tiền gửi như “Tài khoản không kỳ hạn lãi suất bậc thang”, “Tài khoản có kỳ hạn lãi suất bậc thang”, “Tài khoản tích lũy đa năng”, “Tiền gửi ưu đãi tỷ giá” hay “Tài khoản du học Đức”,… còn BIDV đã đưa ra danh mục cho nhiều loại đối tượng khách hàng khác nhau: “Tiền gửi kinh doanh chứng khoán” phục vụ cho các nhà đầu tư chứng khoán, “Tiền gửi tích lũy kiều hối” dành cho những khách hàng chuẩn bị xuất khẩu lao động hoặc đang lao động tại nước ngoài, “Tiền gửi tiết kiệm dành cho trẻ em”,… Ngược lại,ở các ngân hàng TMCP, các sản phẩm tiền gửi thường kém đa dạng hơn, chủ yếu là các sản phẩm thông

dụng, hướng vào các nhóm khách hàng lớn như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm có kỳ hạn,… Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc một số ngân hàng TMCP đang càng tìm cách đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tiền gửi của mình nhằm lôi kéo một lượng lớn khách hàng hiện nay. Một ví dụ là sản phẩm “Tiền gửi E-Favor” được giới thiệu bởi Eximbank hướng tới đối tượng khách hàng kinh doanh, thường xuyên thực hiện thanh toán, chuyển khoản. Nhìn chung, mục đích của các ngân hàng đều là thu hút càng nhiều vốn từ khách hàng càng tốt, vì thế càng phải đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để thu hút tối đa nguồn vốn huy động từ người dân. Như đã đề cập, các ngân hàng đưa ra nhiều gói sản phẩm tiền gửi với rất nhiều những tên gọi khác nhau, nhưng trong số đó, một số sản phẩm vẫn có những nét tương đồng. Sự đa dạng về tên gọi có thể hiểu được khi mà hầu hết các ngân hàng đều muốn tạo ra sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh đặc trưng thông qua các sản phẩm với những tên gọi khác nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình. Còn sự tương đồng có thể được tìm thấy khi so sánh đối tượng mà sản phẩm hướng tới và những tiện ích mà sản phẩm dành cho khách hàng. Ví dụ, tiền gửi “Tiết kiệm bảo hiểm Lộc Bảo Toàn” của ACB với “Tiết kiệm tích lũy Bảo An”của BIDV đều là một hình thức huy động tiền gửi có kì hạn; “Tiền gửi linh hoạt”của ACB và “Tiền gửi quyền chọn”của BIDV cùng là tiền gửi có kì hạn linh hoạt, đều hướng đến đối tượng là các tổ chức kinh tế và có lãi suất thỏa thuận. Mặc dù các sản phẩm có những nét tương đồng nhưng vẫn luôn tồn tại sự khác biệt, chính điều này tạo nên nét nổi bật mang tính đặc trưng riêng của mỗi ngân hàng. Và việc đa dạng hóa và phát triển không ngừng các gói sản phẩm tiền gửi càng chứng tỏ tài khoản tiền gửi là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động, thậm chí là sự tồn vong của các ngân hàng. Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay nhằm nâng cao chất lượng hệ thống NHTM Việt Nam là đặt chúng trong mối tương quan với các NHTM nước ngoài. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm rằng, liệu có sự khác biệt giữa hai nhóm ngân hàng này trong việc phát triển sản phẩm huy động tiền gửi hay không? Và nếu có thì vì sao lại như vậy? Dễ dàng nhận thấy, các ngân hàng Việt Nam hướng tới nhiều nhóm khách hàng mục tiêu với mạng lưới văn phòng, chi nhánh phân bổ rộng khắp cả nước; còn các ngân hàng nước ngoài thì chỉ tập trung vào những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ,… Ngoài ra, lãi suất của ngân hàng nước ngoài cũng có phần kém cạnh tranh hơn các ngân hàng trong nước, điều này được thể hiện thông qua biểu lãi suất dưới đây.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Bảng 3. Biểu lãi suất của một số NH ngày 26/03/2013 Kì hạn STB NVB EiB aNZ
Không KH 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 2% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 2.00% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% Trên 50000 triệu Từ 500 đến 50000 triệu Từ 2000 đến 5000 triệu Từ 500 đến 2000 triệu Dưới 500 9% 9% 9% 9% 1% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 7.50% 4.90% 5.40% 6% 6.40% 6.60% 7.20% 7.20%

7

12 tháng 9.50%

13 tháng 15 tháng 18 tháng 24 tháng 60 tháng

10.0% 9.50% 9.50% 9.50%

11% 10.50% 10.50% 9.80% 7.40% 10.50% 9.50% 9.80% 9.80% 9.80% 7.20% 9.80% 9.80% 9.80%

CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS CÓ PHẢI
LÀ SỰ LỰA CHỌN HOÀN HẢO?
Lê DiễM MâN K10404a NguyễN Thị CẩM giaNg K10404T NguyễN ThÙy yẾN TriNh K11404T

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀNH MẠNH

36 tháng 9.50%

Nguồn: Tổng hợp từ website của các ngân hàng liên quan Như vậy, mỗi ngân hàng, dù là TMCPNN hay TMCP đều đưa ra rất nhiều các loại hình sản phẩm tiền gửi để phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân. Và, một cách tổng quát, mỗi sản phẩm lại hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng khác nhau và đồng thời có những chức năng, tiện ích riêng. Vì thế, trước khi ra quyết định chọn một loại sản phẩm tiền gửi, khách hàng cần chú ý đến đặc điểm của ngân hàng, của sản phẩm cụ thể và hơn hết, cân nhắc mục đích của bản thân để có được lựa chọn đúng đắn nhất.

Hệ thống ngân hàng thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển, song vẫn đang trong quá trình còn nhiều biến động nên tiềm ẩn không ít những khó khăn và thách thức. Hơn bao giờ hết, các nhà quản lý ngân hàng càng thận trọng hơn trong những quyết định. Đây là giai đoạn họ quan tâm nhiều hơn đến mô hình đánh giá chất lượng các Tổ chức tín dụng ( TCTD). Từ lâu, các mô hình này đã xuất hiện và thể hiện vai trò trong ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống kinh tế nói chung. Bài viết sẽ đề cập đến các mô hình đánh giá chất lượng hệ thống ngân hàng như CAMELS, BASEL, PEARLS, FIRST... Đặc biệt, tìm hiểu sâu hơn về mô hình CAMELS, vận dụng xếp hạng 8 ngân hàng lớn nhất VN hiện nay. Qua đó, nêu lên những khó khăn mà hệ thống ngân hàng đã và đang gặp phải khi ứng dụng trong thực tế.

TÀi LiỆu ThaM Khảo [1]. Bài tiểu luận NHTM của nhóm sinh viên lớp K10404T, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM. [2]. Website Ngân hàng ANZ Việt Nam [3]. Website Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam [4]. Website Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [5]. Website Ngân hàng TMCP Nam Việt [6]. Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [7]. Website Ngân hàng Sacombank [8]. Website Ngân hàng TMCP Sài Gòn [9]. Website Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam *Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (NHTMCPNN): là nhóm ngân hàng thương mại có vốn góp của nhà nước chiếm đa số. *Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP): nhóm các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động.

1. Tiếp cận các mô hình đánh giá chất lượng hệ thống ngân hàng
BASEL là mô hình đánh giá chất lượng tiêu chuẩn an toàn vốn, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, mô hình này lại thiếu yêu cầu về vốn phí thanh khoản, quá tin cậy vào cơ quan xếp hạng tín dụng. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới phát triển như Việt Nam hiện nay, việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi kĩ thuật phức tạp và chi phí cao.

PEARLS là hệ thống được thiết kế để giám sát hoạt động tài chính của các tổ chức tiền gửi với quy mô nhỏ, dựa trên các số liệu từ bảng cân đối kế toán. PEARLS thuận lợi cho việc khai thác số liệu đầu vào và phù hợp với tình hình khai thác thông tin từ các báo cáo tài chính. FIRST thiên về các yếu tố quản lý (phi tài chính) như quản lý kinh doanh, tuân thủ pháp luật, quản lý bảo vệ khách hàng, quản lý rủi ro toàn diện, quản lý vốn... Mô hình này mang tính khích lệ ngân hàng nâng cao hiệu quả quản lý nhưng chưa có tác dụng cảnh báo, ngăn ngừa. chuyensantcnh@uel.edu.vn

8

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
CAMELS - Hệ thống do Cục Quản lý các TCTD Hoa Kỳ NCUA (National Credit Union Aministration) xây dựng, đánh giá toàn diện Ngân hàng thông qua độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. Hệ thống CAMELS được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX, bắt nguồn từ Mỹ. Trước đây, Việt Nam không áp dụng trực tiếp CAMELS, cho đến khi thành lập Quy chế xếp loại các Tổ chức tín dụng Việt Nam (1998) thì CAMELS đã được công nhận. Cho đến nay, được áp dụng như một công cụ hiệu quả tìm hiểu cơ hội hoặc rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng. Phân tích mô hình CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), trình độ quản lý (Management competence), lợi nhuận (Earnings strength), rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) và mức độ nhạy cảm thị trường (Sensitivity to market risk). Kết quả cuộc nghiên cứu dùng chia ngân hàng thành 5 nhóm chính: thừa vốn, đủ vốn, thiếu vốn, thiếu vốn đáng kể và thiếu vốn trầm trọng. Từ đó, các nhà quản lý ngân hàng cũng như các đối tác bên ngoài biết được thực trạng “sức khỏe” của từng ngân hàng và có các quyết định phù hợp. 2. Xếp hạng các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam theo mô hình CAMELS Xếp hạng 8 ngân hàng top đầu về tổng tài sản thông qua việc đánh giá mức độ quan trọng của một số tiêu chí trong mô hình CAMELS với dữ liệu năm báo cáo tài chính 2011 khẩu Việt Nam (Exim Bank). Cùng ở vị trí thứ 3 là NHTMCP Công thương (Viettin Bank) và NHTM Sài Gòn thương tín (Sacombank), thứ 4 là NHTM Á Châu (ACB), thứ 5 là NHTM Ngoại thương Việt Nam (Vietcom Bank), thứ 6 là NHTMCP đầu tư và phát triển (BIDV) và cuối cùng là NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Đầu năm 2013, các chuyên gia nhận định hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn chưa có nhiều khởi sắc, lợi nhuận vẫn giảm, khoản nợ xấu tồn đọng còn lớn. Đây vẫn còn là giai đoạn thanh lọc các ngân hàng, vì thế sự xếp hạng của những ngân hàng trên cũng có nhiều thay đổi. Bank). Techcombank rơi vào khủng hoảng nợ xấu nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 3.5% trên tổng dư nợ (hơn 1.400 tỷ đồng). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3 tháng đầu quý 1/2013 đạt 714 tỷ đồng, giảm đến 43.6% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng của Techcombank quý 1 cũng chỉ đạt 0.3%. Những con số trên phần nào cho thấy Techcombank đang gặp khó khăn nghiêm trọng, tình trạng nợ xấu tồn đọng, lợi nhuận giảm, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ không giữ vững được vị trí số 1 của năm 2011.

EIB (Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Bản báo Bảng tính nợ xấu các ngân hàng cuối quý 1/2013 và cuối năm 2012 Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Vietstock Finance cáo tài chính quý 1/2013 cho thấy, EIB có lợi nhuận giảm 62% so với năm 2012 (xuống còn 292 tỷ) - một mức giảm đáng kể so với các ngân hàng khác. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu) của EIB giảm mạnh, còn 9% vào cuối quý 1/2013. Những con số trên cho thấy EIB vẫn trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính những năm gần đây. Vào cuối những năm 2012 đầu năm 2013, thông tin Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Exim bank) hợp nhất cùng Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) nhận được nhiều phản ứng tích cực từ phía các chuyên gia. Exim Bank và Sacombank đều là những ngân hàng lớn, nếu sáp nhập thành công, quy mô tài sản của 2 ngân hàng này sẽ lên tới 30.000 tỷ đồng, năng lực cạnh tranh vượt trội. Bên cạnh đó, nhờ tận dụng lợi thế mỗi bên, hứa hẹn sẽ trở thành một định chế tài chính lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, có khả năng cạnh tranh với các định chế khác trong khu vực.

Nguồn: vfpress.vn Tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm 2011 có thể xếp hạng 8 ngân hàng Việt Nam dựa trên các tiêu chí đã nêu trên. Trong đó, Ngân hàng được đánh giá cao nhất là Ngân hàng kỹ thương (Techcombank), tiếp sau đó là NHTMCP xuất nhập Trong báo cáo tài chính quý 1.2013, có một điểm đáng lưu ý là Ngân hàng kỹ thương Việt Nam (Techcombank) lại có mặt trong danh sách nhóm 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% (5 đại diện còn lại là SHB, PVF, ,VCB, Saigon Bank và Ocean

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng

9

Nguồn: Vietstock 3. Ứng dụng mô hình CAMELS ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn Việc đưa ra các báo cáo kịp thời căn cứ trên báo cáo tài chính của các ngân hàng VN là việc không đơn giản. Các báo cáo tài chính thường cho kết quả chưa đầy đủ và kịp thời khi yêu cầu cao về sự chuẩn xác, tính kịp thời, đặc biệt trong giai đoạn ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức như hiện nay. Trong kinh doanh, các báo cáo tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng, thông tin sai lệch, bất cân xứng dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng cho đối tượng sử dụng. Không ít các ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung đã lợi dụng báo cáo tài chính để chuộc lợi cá nhân. Thời gian gần đây, các vụ bê bối xung quanh các gian lận tài chính được đem ra bàn luận, người ta không chỉ bất ngờ về tổn thất kinh tế mà còn bất ngờ về các thủ đoạn tinh vi của các thương vụ làm ăn này. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, lỗ nặng nhưng báo cáo vẫn lãi hết năm này đến năm khác. 2010, vụ bê bối Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bị phơi bày ra ánh sáng. Dù làm ăn thua lỗ (1.600 tỷ đồng) nhưng trên báo cáo vẫn báo cáo có lãi. Ngân hàng Việt - Hoa thực hiện hành vi gian lận bằng các thủ thuật điều chỉnh báo cáo tài chính, đánh lừa các nhà đầu tư. Việc không phát hiện các sai sót do nhiều nguyên nhân, trong đó, một phần trách nhiệm thuộc về những sai phạm trong đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Hơn nữa, khi thị trường ngân hàng Việt Nam đang trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn: tốc độ tăng trưởng tài sản và tín dụng chậm lại nhưng không đi kèm với chất lượng tín dụng (tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng), huy động vốn khó khăn, khả năng thanh khoản kém thì công tác thanh, kiểm tra càng gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giám sát an toàn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hoạt động của NHTM còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nhiều vụ sáp nhập ngân hàng diễn ra: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) sáp nhập cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank); Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB); các ngân hàng nước ngoài mua lại cổ phần của các ngân hàng trong nước. Việc hợp nhất các ngân hàng này sẽ gây ra nhiều sai sót trong các báo cáo tài chính vì cơ chế điều hành, quản lý việc làm mới còn chưa thống nhất. 4. Để CAMELS trở thành mô hình hiệu quả Về cơ bản, CAMELS vẫn thiên nhiều về các phép tính định lượng và hầu như không có định tính nên thường mắc những sai lầm của mẫu định lượng như sự máy móc, không lột tả được sự khác biệt trong đặc tính quản trị, đầu óc nhân sự của mỗi ngân hàng. Trong khi đó, FIRST là phương pháp vận dụng nhiều phép tính định tính, nếu kết hợp 2 phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau khi các vấn đề được xem xét toàn diện. Gian lận trên các báo cáo tài chính ngày càng tinh vi, rất khó triệt tiêu. Hậu quả của nó để lại nhiều tổn thất cho sự phát triển của xã hội. Để hạn chế và phát hiện gian lận cần xây dựng hệ thống kiểm toán hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của kiểm toán trong gian lận đối với công tác kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam cần nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm toán độc lập vững mạnh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra và chính Ngân hàng phải là người trung thực và khách quan đối với các báo cáo đó. Trách nhiệm và sự an toàn của khách hàng phụ thuộc mong manh vào sự quản trị cũng như lương tâm của người điều hành. Những mô hình đánh giá hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo, để mang lại một kết luận hiệu quả phụ thuộc nhiều vào tầm quản trị cũng như sự nhìn nhận toàn diện của các nhà quản lý.

TÀi LiỆu ThaM Khảo [1]. Nguyễn Tấn Thắng, Hiệu quả của các mô hình dự báo kinh tế: Vì sao cuộc khủng hoảng 2007 - 2008 đã không tránh được [2]. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thành Cường, Ngô Xuân Ban, Nhận diện gian lận báo cáo tài chính công ty cổ phần niêm yết trong các báo cáo kiểm toán [3]. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn [4]. Website Bộ Tài chính - www.mof.gov.vn [5]. Diễn đàn tài chính chứng khoán - vfpress.vn [6]. vneconomy.vn

chuyensantcnh@uel.edu.vn

10

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng

1 TỪ 3 CHỮ NHƯNG NHIỀU VẤN ĐỀ
Văn Chương K10404B Vụ phá sản đình đám của Lehman Brothers: Thứ hai ngày15/09/2008 sau những nỗ lực huy động vốn bị thất bại do Chính phủ Mỹ từ chối bảo lãnh, Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới với trên 26000 nhân viên, tuyên bố phá sản. Tổng số tiền nợ của Lehman Brothers lên tới 768 tỉ đô la. Giá trị tài sản xác định trên giấy tờ là 639 tỉ đô la, bao gồm nhiều tài sản mà giá trị thực tế có thể thấp hơn nhiều giá trị sổ sách. Cơn địa chấn mang tên Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ mới tuyên bố phá sản, đi vào lịch sử bởi đại gia này là nạn nhân của chính mình chứ không phải ai khác. Rủi ro cao đối với lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng tín dụng toàn diện và khốc liệt trong lịch sử là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của đế chế tài chính già cỗi 158 năm tuổi này. Lehman là một trong những ngân hàng đầu tư tham gia sâu vào hoạt động chứng khoán hóa tín dụng bất động sản. Điều đáng chú ý ở đây là 5 ngày trước bi kịch của Lehman Brothers, tỷ lệ vốn cấp 1 theo Basel của nó là 11%, gần gấp ba lần mức tối thiểu quy định. Và tỷ lệ an toàn vốn của họ lên đến trên 15% dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá của Basel II, trong khi tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn huy động chỉ là 1-30. Rõ ràng kết quả đã bị thổi phồng! Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà quản trị ngân hàng và cơ quan quản lý các quốc gia trong việc nâng cao và giám sát chặt chẽ các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, đặc biệt là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu ( - CAR) là một thước đo đo độ an toàn vốn của các ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của vốn tự có so với tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Trong đó: Vốn tự có của các ngân hàng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. - Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia. - Vốn cấp 2 bao gồm giá trị tăng thêm của TSCĐ và chứng khoán đầu tư, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, công cụ nợ và dự phòng chung. Tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RWA) = Tổng (Tài sản có nội bảng x Hệ số rủi ro) + Tổng (Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro) Tài sản “có” rủi ro được phân nhóm theo hệ số rủi ro: 0%, 20%, 50%, 100%... Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu -CAR thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng , rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Hiệp ước BASEL quy định 5 định mức về vốn đối với các ngân hàng gồm: ngân hàng có mức vốn tốt nhất khi CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Nhìn lại quá trình chỉnh sửa CAR qua 3 BASEL: Về cơ bản, qua 2 lần chỉnh sửa thì tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong BASEL II và III vẫn giữ điểm cốt lõi như BASEL I là yêu cầu Cẩm giang K10404T Thanh Thuận K10404B mức tối thiểu trên 8% và được tính bằng tỉ lệ phần trăm của vốn tự có so với tài sản đã điều chỉnh rủi ro. Tuy nhiên các thành phần trong công thức là vốn tự có và tài sản đã điều chỉnh rủi ro thì lại có khá nhiều thay đổi. Sự thay đổi là hoàn toàn hợp lý nhằm giúp CAR phù hợp đối với từng thời kì phát triển của kinh tế thế giới và dần dần được hoàn thiện hơn để xứng đáng là một thước đo hàng đầu đo độ an toàn vốn của các ngân hàng. Basel I quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) nên được thiết lập ở mức an toàn là 8% (trong đó vốn cấp 1 chiếm tối thiểu 4%). Vốn cấp 1 gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại. Vốn cấp 2 bao gồm: Dự trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/Dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai, nợ thứ cấp. Về tài sản có điều chỉnh rủi ro thì tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một trọng số rủi ro. Trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Basel II có những điểm mới như thêm vốn cấp 3 là các khoản vay ngắn hạn; bổ sung phương pháp đo lường rủi ro thị trường; thêm rủi ro hoạt động với 3 phương pháp đo lường: chỉ số cơ bản, chuẩn hóa, nâng cao. Quy định hệ số rủi ro có 5 mức là 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và không còn đặc quyền nào với các nước OECD. Bên cạnh đó, hệ số rủi ro không áp dụng cứng nhắc như quy định của Basel I mà được chi tiết theo độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại và phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của các đối tượng. Ngoài ra, mẫu số của công thức tính hệ số an toàn vốn CAR sẽ bao gồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng vốn quy định cho dự phòng rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

TỶ LỆ AN TOÀN VỐN “

CAR”

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng
Basel III nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 2% lên 4,5%; tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%; bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%; tùy theo mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông. Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn vốn cấp 1, vốn cấp 2 và loại bỏ vốn cấp 3 ra khỏi định nghĩa vốn. Kết cấu của các loại vốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu phổ thông trong vốn cấp 1. Từ Basel I tới Basel II và đặc biệt là Basel III dần dần tỉ lệ an toàn vốn CAR đã được hoàn thiện hơn và là một thước do đáng tin cậy nhằm xem xét độ an toàn vốn của các ngân hàng. Tiệm cận tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn theo quốc tế từ “con số không may mắn” - Thông tư số 13 Thước đo mới về an toàn vốn trong Thông tư 13 Đi từ sự sụp đổ của hệ thống hợp tác xã tín dụng không có bất kỳ một quy định nào về đảm bảo an toàn đến Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là bước tiến đáng kể trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng nước ta. Mặc dù con số 13 bị đa số mọi người nhìn nhận như một điều kém may mắn, nhưng đến lượt mình, Thông tư 13 lại được các chuyên gia đánh giá là chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý hệ thống tài chính. Được ban hành trong bối cảnh dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa dứt, kinh tế trong nước, đặc biệt là hệ thống tài chính tiềm ẩn nhiều guy cơ và bộc lộ nhiều bất ổn, Thông tư 13 với những yêu cầu cao hơn là điều tất yếu, thể hiện chủ trương đúng đắn, kịp thời của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Một trong những điểm mấu chốt của văn bản 31 trang này là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), cũng là điểm có nhiều thay đổi nổi bật nhất. Cách tính CAR được xác định tại các điều 4, 5 và 6 như sau: Trong đó: - Vốn tự có bao gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản phải trừ. - Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6. Hệ số này càng lớn đối với tài sản có độ rủi ro cao hơn với các giá trị cố định là 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250%. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4. Cũng theo Điều 4, các TCTD phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất): Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi TT 13 tại điểm 5.2 và 5.3 khoản 5 điều 5 về các tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% và 50%. Thông tư 33/2011/TT-NHNN bổ sung các khoản cho vay được đảm bảo bằng vàng vào tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% (tại điểm 5.6 khoản 5 điều 5). Những quy định trên áp dụng với tất cả tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Những bước đột phá của “con số không may mắn”: Đòn bẩy nâng cao tiềm lực tài chính của các Ngân hàng và TCTD TT 13 nâng chuẩn tỷ lệ an toàn vốt tối thiểu lên 9% thay cho mức 8% của QĐ 457 trước đó. Tiêu chuẩn mới này cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các TCTC. Việc yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất phù hợp với tình hình nhiều NHTM hoạt động theo mô hình mẹ-con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel. Nhiều ngân hàng là công ty con của các tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân. Số vốn đầu tư của các ngân hàng vào các ngân hàng khác, vào các công ty con, công ty liên kết và các dự án lớn là rất lớn. Cách tính CAR theo TT 13 giúp loại những khoản đầu tư đó ra khỏi vốn tự có. Biện pháp mà các NH phải nghĩ đến để đối phó với sự sụt giảm mạnh về vốn tự có là bán bớt đi và hạch toán các khoản thu về vào vốn tự có. Yêu cầu của TT 13 là cao hơn so với tỷ lệ an toàn vốn hiện hành theo Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% (nhưng sẽ nâng lên và khắt khe hơn ở phiên bản Basel III). Thực tế nhiều ngân hàng trên thế giới đã nâng tỷ lệ này lên 10% đến 12%. Thậm chí mới đây, Mỹ đang cân nhắc tăng gấp đôi một loại tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng lớn nhất, ước tính sẽ cao gấp đôi so với tiêu chuẩn Basel III. Sau hàng loạt khủng hoảng trầm trọng nảy sinh từ hệ thống mạch máu của nền kinh tế, xu thế chung là các nước phát triển đang siết chặt quy chế quản lý ngân hàng để cải thiện tính an toàn hệ thống tài chính và cả nền kinh tế. Do vậy, việc tăng hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là cần thiết và “cập nhật” cùng xu hướng chung của toàn cầu. Hạn chế NHTM tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro Điểm đáng chú ý nữa của thông tư này là hệ số rủi ro được nâng lên đáng kể (250%) đối với các khoản đầu tư vào bất dộng sản và chứng khoán. Thể hiện định hướng rất rõ ràng của NHNN là hạn chế các NHTM đầu tư vào lĩnh vực rủi ro, buộc các NHTM phải cắt giảm phần nào tín dụng cho vay với các hoạt động có hệ số rủi ro cao và/ hoặc cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định đầu tư. Như vậy muốn CAR cao, các NHTM phải lựa chọn hoặc là nâng cao vốn tự có hoặc là giảm tổng tài sản “Có” rủi ro. NHNN đã siết chặt hơn về nguồn vốn tự có cũng như tài sản có rủi ro của các NH bằng việc nâng mức an toàn vốn lên 9%. Các ngân hàng đang lựa chọn chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao mà chưa có hệ thống quản trị rủi ro phù hợp phải thay đổi. Ngoài ra, việc các hệ số rủi ro xác định cụ thể cho từng loại tài sản giúp cho các ngân hàng có thể áp dụng phương thức tính toán trên dữ liệu kế toán của mình một cách tiện lợi và nhanh chóng. Đồng thời cũng tạo ra ưu thế của việc sử dụng chung một chuẩn giá trị rủi ro cho toàn chuyensantcnh@uel.edu.vn

11

12

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng bộ hệ thống là có thể so sánh chéo giữa các ngân hàng với nhau. Hiện nay các NHTM và toàn hệ thống đáp ứng được mức độ nào của “tiêu chuẩn sức khỏe” quy định theo TT 13? Qua hơn gần 3 năm thực thi, cũng là giai đoạn nền kinh tế đầy biến động, bức tranh về tỷ lệ an toàn vốn khá phức tạp. Một vài NHTM lớn đã đạt được chuẩn mực này từ khá lâu trước đó, như STB, ACB, TCB,… Tuy nhiên đối với nhiều ngân hàng và TCTD khác, con số 13 dường như vẫn là điều không may mắn. Vì chuẩn mực này khá khắt khe với họ. Tình hình đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng phân nhóm rõ rệt. Giai đoạn 2008 - 2011: Đối với khối NHTM cổ phần, trong khi các ngân hàng quy mô lớn đều có xu thế đạt được yêu cầu mới của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn thì các NHTM cổ phần nhỏ thực sự gặp khó khăn trước yêu cầu tăng vốn tự có. Xét trên khía cạnh toàn hệ thống, chỉ tiêu an toàn vốn của toàn bộ hệ thống TCTD Việt Nam cũng đạt trên mức 9%. Tuy nhiên, điều này chưa thể hiện được mức đủ vốn của hệ thống NHTM. Do còn nhiều hạn chế trong tính toán và các định nghĩa liên quan nên chỉ tiêu về an toàn vốn của Việt Nam vẫn còn cách khá lớn so với thế giới, nhất là so với Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và sẽ hoàn thành vào năm 2019. Thông tư 13 và Basel III cách nhau bao xa? Không có con số nào hàm chứa toàn điều không may mắn, nhưng cũng không có con số nào là hoàn hảo. Thông tư 13 mặc dù là có nhiều cải tiến so với trước đó, tuy nhiên không phải là không có khuyết điểm nào. Thứ nhất, về mặt giá trị tiêu chuẩn, hệ số CAR theo Basel 3 đạt 10,5% theo lộ trình vào năm 2019, cao hơn 9% của TT 13. Thứ hai, thực chất công thức tính toán động là hai nhóm rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của ngân hàng. Nếu ngân hàng dàn trải hoạt động của mình trong nhiều lĩnh vực thì rủi ro hoạt động sẽ chiếm một phần không nhỏ trong tổng rủi ro của ngân hàng. Rủi ro còn có thể xuất hiện khi ngân hàng đầu tư vào những lĩnh vực như tài sản phái sinh hay những công cụ nợ có bảo đảm bằng tài sản. Trong xu hướng phát triển của TTCK không thể thiếu những khái niệm này nhưng lại chưa được thông tư 13 đề cập tới trong việc tính toản rủi ro của ngân hàng. Thứ ba, TT 13 hoàn toàn áp đặt các chuẩn hệ số rủi ro cho từng loại tài sản của ngân hàng không hoàn toàn là ưu điểm như đã nói. Sự bất lợi của nó ở chỗ không giúp các ngân hàng tìm được động lực để cải tạo và đầu tư vào những phương tiện quản lý rủi ro cao cấp. Trái lại, chuẩn Basel III quốc tế đều khuyến khích các ngân hàng tự tính toản rủi ro của chính ngân hàng và báo cáo số liệu này với ngân hàng trung ương. Cụ thể là hệ số rủi ro được tính toán linh hoạt theo các phương pháp đề nghị như phương pháp chuẩn hóa, phương pháp đánh giá nội bộ, … Ngoài ra, do điểm khác biệt về chuẩn mực kế toán, xét về mặt định lượng, con số CAR tại các NH Việt Nam có khả năng thấp hơn thực tế. Hơn nữa, điều quan trọng là các chuẩn mực đo lường vốn và phân loại tài sản của Basel III khắt khe hơn nhiều so với quy định hiện hành của Việt Nam. Một vấn đề nổi cộm đã xuất hiện từ lâu trong ngành ngân hàng là nợ xấu. Một ngân hàng có nhiều nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn thì CAR thực tế sẽ thấp hơn CAR được báo cáo. Như vậy, một ngân hàng có thể không đạt được chuẩn cho phép của hệ số an toàn vốn tối thiểu trên thực tế nhưng đạt được trên giấy tờ nộp cho NHNN. Nếu căn bệnh này nhân rộng, “sức đề kháng” toàn hệ thống ngân hàng sẽ giảm đi. Đây là trở ngại lớn không chỉ của riêng TT 13 mà ngay cả Basel III cũng khó vượt qua. Vậy đâu là nguyên nhân khiến CAR chưa được áp dụng hiệu quả? Nguyên nhân căn bản khiến tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR chưa đánh giá thực sự chính xác về mức độ an toàn vốn của các ngân hàng là hiện nay Việt Nam tính CAR theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) mà chưa xác định hệ số này theo chuẩn mực quốc tế (IFRS). Cho nên việc đạt chuẩn CAR của các ngân hàng Việt Nam chưa được chấp nhận theo chuẩn quốc tế và đang được đánh giá cao hơn mức độ an

Hình 1. Tình hình an toàn vốn của hai khối ngân hàng lớn 2008-2011

NHTM NN

NHTM CP Nguồn: Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia

Hình 2. Tình hình đảm bảo an tòan vốn của hai khối ngân hàng lớn sau năm 2012. Đơn vị (Ngàn tỷ, %)

NHTM NN Giai đoạn 2012 đến nay: Cả hai khối NHTM NN và NHTM CP đều có CAR vượt xa mức tối thiểu đề ra. Hình 2. Tình hình đảm bảo an tòan vốn của hai khối ngân hàng lớn. Đơn vị (Ngàn tỷ, %)

NHTM CP Nguồn: Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia CAR tại Thông tư 13 vẫn dựa trên nội dung của Basel I. Theo đó, phần mẫu số của công thức chỉ giới hạn ở Tổng tài sản “Có” rủi ro- nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng- chỉ là một trong nhiều rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. Cách tính toán này còn thiếu sót nhiều so với công thức tính toán tại Basel III là : Rủi ro về thị trường và rủi ro về hoạt

Nguồn: UBGSTCQG, NHNNVN

SỐ 07, THÁNG 9-2013

phát triển bền vững hệ thống ngân hàng toàn thực sự. Hiện nay đã có một số ngân hàng Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế (IFRS) như BIDV, Vietcombank… tuy nhiên con số này là khiêm tốn so với những ngân hàng vẫn đang áp dụng theo VAS. Một số ngân hàng kể trên khi áp dụng IFRS đã cho ra tỉ lệ CAR thấp hơn hẳn so với khi tính toán theo VAS, trong khi nếu tính toán theo VAS thì đây lại là một trong những ngân hàng có tỉ lệ CAR cao hàng đầu Việt Nam. Giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại một số khoảng cách nhất định, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động các ngân hàng Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR được áp dụng thống nhất cho tất cả các ngân hàng mà không tính đến sự khác biệt trong phạm vi, quy mô cũng như rủi ro cũng khiến CAR chưa phản ánh chân thực nhất mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. Trong khi tại Việt Nam có khá nhiều sư khác biệt giữa các ngân hàng thương mại cổ phần và thương mại cổ phần nhà nước. Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng nhà nước hoạt động còn “non và xanh” là câu chuyện, là chủ đề muôn thuở từ trước tới nay. Vốn tự có thấp, chất lượng tài sản kém, tài sản đảm bảo chủ yếu bằng bất động sản, hệ thống đánh giá rủi ro chưa đạt chuẩn quốc tế hay những biện pháp, chính sách điều hành của NHNN còn chậm, thiếu chất… Chính những điều này đang là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tỉ lệ CAR hiện nay của các ngân hàng Việt dù cao hay thấp thì hầu hết các ngân hàng hoạt động vẫn còn yếu kém, độ an toàn thấp, khoảng cách trình độ, năng lực vẫn còn một khoảng cách khá xa và còn dài để bắt kịp với chuẩn quốc tế. Giải pháp để CAR là thước đo phản ánh chính xác nhất rủi ro của các ngân hàng Phát hiện được căn bệnh là một chuyện, tìm ra phương thuốc và dùng thuốc chữa lành bệnh lại là chuyện khác. Để đạt được điều này, “bác sĩ” - NHNN và “bệnh nhân” - các NHTM cần bắt tay nhau hợp tác từ ngay bây giờ. Về phía các NHTM, bản thân các ngân hàng cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đạt được sự phát triển vốn bền vững, đảm bảo đủ vốn tự có thực theo quy chuẩn Basel III. Bên cạnh đó, các NH còn phải tính đến khả năng có một tỷ lệ vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thích hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta nhằm chủ động đối phó với những diễn biến xấu từ nội tại nền kinh tế và từ những biến động ngoại lai. Điều quan trọng là các NH cần phải trung thực với chính mình. Trong việc tính toán, không nên cố ý thêm nguồn vốn này vào vốn tự có hay ghi tài sản kia cho nó có hệ số rủi ro thấp hơn để hệ số CAR cao nhằm đáp ứng quy định. Về phía NHNN, NHNN Việt Nam cần có lộ trình cụ thể về thời gian trong việc áp dụng Basel II và Basel III trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai. Trên hết, NHNN phải đặt ra những tiêu chuẩn sao cho “biết người biết ta”. Không phải thế giới quy định hệ số CAR là 8% trong khi một số NHTM của ta đạt được 9% là vượt xa tiêu chuẩn quốc tế. Nếu nhìn nhận đúng đắn thì liệu có mấy ngân hàng đạt được 8%. Quy định đặt ra không phải để làm mục tiêu chạy theo thành tích. Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng thực sự vững mạnh thì NHNN cần ban hành những quy định đúng, chuẩn, và thiết thực. Vì thế NHNN cần có cuộc tổng rà soát toàn diện về khả năng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế của các NHTM về vốn, loại bỏ những khoản vốn không đủ tiêu chuẩn ra khỏi nguồn vốn dùng để tính chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu. Ngoài ra, NHNN cũng cần chú ý đến việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ để tăng vốn điều lệ cơ học. Việc ép buộc này chưa chắc làm tăng an toàn, nếu trước đó các ngân hàng này đều kém lành mạnh (hệ số CAR của từng ngân hàng chưa đạt chuẩn hoặc thấp) thì sau khi sáp nhập, hệ số CAR này cũng không thể cải thiện được vì tài sản hiệu chỉnh rủi ro có thể tăng tương ứng theo vốn. Các tiêu chuẩn của Basel III có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018. 5 năm không phải là thời gian ngắn nhưng đối với Việt Nam thì không đủ dài để đáp ứng được hết những yêu cầu của bản sửa đổi mới này. Việc chúng ta cần làm hiện giờ là phải tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn của Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Các NHTM không nên vì muốn “đạt chuẩn quốc gia” mà tự “biến hóa” những số liệu không thực để che mắt mọi người. Suy cho cùng một trái táo đã bị sâu đục thì dù bề ngoài có đẹp đến mấy, khi bổ ra bên trong cũng thối rữa. Một hệ thống muốn bền vững thì yêu cầu từng ngân hàng trong hệ thống phải tự ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đã đặt ra. Hiện nay hệ số CAR của các ngân hàng là 8%-9% nhưng thực chất là 5%-6% theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu chúng ta cứ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như vậy thì 5 năm sau, khi tiêu chuẩn của thế giới là 10,5% thì của ta là 8%-9%. Dù không thể nào sánh được với các nước phát triển nhưng Việt Nam vẫn có thể vững tâm vì đã đi theo đúng con đường của các nước bạn. Bởi một câu nói của người xưa không bao giờ sai: Chậm mà chắc.

13

Tài liệu THam kHảo [1]. Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng [2]. Thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 13/2010/TT-NHNN [3]. Thông tư 33/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 13/2010/TT-NHNN [4]. http://www.mi2g.com/cgi/mi2g/frameset. php?pageid=http%3A//www.mi2g.com/cgi/mi2g/ press/250110.php [5]. http://www.sbv.gov.vn [6]. http://nfsc.gov.vn/ [7]. http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/my-muontang-gap-doi-ty-le-an-toan-von-cua-cac-nganhang-lon-nhat-201306211529060031ca32.chn [8]. https://docs.google.com/document/ preview?hgd=1&id=1FccsgJOd2-E-hw3QMXhHOR_Ofech4blZVKmRqHek7k [9]. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, Tp.Hồ Chí Minh.

chuyensantcnh@uel.edu.vn

14

bàn tròn sự kiện

BÀN TRÒN SỰ KIỆN
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT HAI SÀN CHỨNG KHOÁN
Tình hình vĩ mô trong nước từ tháng 3 đến tháng 8. Từ thời điểm tháng 3 trở đi, Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã nhận được khá nhiều thông tin tích cực hỗ trợ thị trường đi lên. Đầu tiên là sự điều chỉnh giảm lãi suất của Ngân hàng nhà nước (NHNN) vào ngày 25/3, cụ thể giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9%/năm xuống còn 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/ năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng từ 10%/năm xuống 9%/năm. Tiếp đó ngày 15/5, NHNN ban hành thông tư số 11 quy định về gói 30,000 tỷ cho vay hỗ trợ mua nhà ở xã hội, có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Sau một thời gian dài thảo luận, ngày 26/7/2013 tại Trụ sở NHNN đã diễn ra Lễ khai trương Công ty Quản lý tài sản (VAMC) của các Tổ chức tín dụng Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng với kì vọng trong năm nay sẽ giải quyết từ 60 - 70% tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, một số thông tin kinh tế vĩ mô đáng được mong đợi đã góp phần cải thiện xu hướng thị trường theo chiều hướng lạc quan. Lạm phát ở mức thấp khi CPI giảm trong hai tháng 3 và 5, tính đến tháng 6 CPI chỉ tăng được 2,4% so với tháng 12 năm trước, thấp nhất kể từ năm 2003, đây là cơ sở để nhà đầu tư tin vào các chính sách kích thích kinh tế tiếp theo từ chính phủ; 19/6 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó, từ 1/1/2014 sẽ áp dụng thuế suất phổ thông 22% và từ 1/1/2016 áp dụng thuế suất 20%; Chính thức tăng thêm thời gian giao dịch sang 15h bắt đầu từ ngày 22/7; Sàn HOSE: Tín hiệu tích cực trong dài hạn. PHaN HuY TÍN - k10404B

tháng 6 do thị trường được hỗ trợ tốt từ những tín hiệu cũng như chính sách kích thích kinh tế của chính phủ trong khoảng thời gian này. Trong suốt tháng 3 và tháng 4, thanh khoản thị trường không được cao, khối lượng giao dịch luôn nằm dưới đường

Đúng như kịch bản mà tôi đã nhận định trong bài chuyên san số 6, VN Index điều chỉnh trong ngắn hạn và tăng trong dài hạn. Khi RSI cho tín hiệu phân kì giảm vào cuối tháng 2, sau vài phiên tăng nhẹ thì VN Index bước vào điều chỉnh ngắn hạn khi rơi về vùng hỗ trợ 460 điểm. Tuy nhiên tại vùng này lực cầu bắt đáy rất mạnh kéo VN Index tăng trở lại và duy trì xu hướng tăng chủ đạo từ tháng 3 đến

trung bình động hàm số mũ 20 ngày của khối lượng, nhưng VN Index có lúc đã vượt được mốc 515 điểm vào ngày 10/4, cao nhất kể từ tháng 2/2011. Từ khoảng giữa tháng 5 trở đi, thị trường đón dòng tiền lớn trở lại từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, thanh khoản tăng mạnh, góp phần đưa VN Index đi lên và chính thức lập đỉnh cao nhất trong hơn ba năm nay là 533 điểm vào ngày 10/6. Ngay sau đó

SỐ 07, THÁNG 9-2013

bàn tròn sự kiện với động thái chốt lời lớn từ khối ngoại kéo thanh khoản giảm mạnh, VN Index giảm về vùng hỗ trợ 470 điểm và đi trong vùng dao động hẹp. Hiện tại thời điểm phân tích, VN Index đang trong giai đoạn tích lũy, mặc dù liên tục có nhưng phiên tăng nhẹ nhưng các tín hiệu kĩ thuật như RSI 14 ngày, Boliger band, khối lượng cho thấy sức mua đang yếu dần. đi với những tín hiệu vĩ mô tốt HNX Index đã có đà tăng mạnh nhất từ đầu năm. Cũng như VN Index, với sự chốt lời mạnh từ khối ngoại đã kéo HNX Index giảm trong phần thời gian còn lại. Hiện tại, HNX Index đang cho những tín hiệu kĩ thuật khá tiêu cực, thanh khoản rất ảm đạm; RSI 14 ngày nằm dưới đường 50 và tiếp tục đi xuống; đồ thị giá nằm dưới đường MA 50 ngày và MA 100 ngày. Do đó trên cơ sở phân tích Tài liệu tham khảo: [1]. Thanh Hà (25/3/2013), “Giảm lãi suất 1% từ 26/3”, VTC New, tại http://vtc.vn/1-371597/kinh-te/ giam-lai-suat-1-tu-263.htm [2]. Nguyễn Lê (19/6/2013) “ Thuế thu nhập doanh nghiệp còn 22% từ 1/1/2014” , VNEconomy, tại: http://vneconomy.vn/2013061907534729P0C6/ thue-thu-nhap-doanh-nghiep-con-22-tu-112014. htm [3]. Nguyễn Hằng (26/7/2013) “VAMC chính thức đi vào hoạt động”, Cafef.vn, tại: http://cafef.vn/taichinh-ngan-hang/vamc-chinh-thuc-di-vao-hoatdong-2013072611573481717ca34.chn [4]. Thái Hà (24/6/2013), “CPI tháng 6 tăng thấp nói lên điều gì?”, VNEconomy, tại: http://vneconomy. vn/20130624022431901P0C9920/cpi-thang-6tang-thap-noi-len-dieu-gi.htm

15

Trên quan điểm phân tích về xu hướng của VN Index, về ngắn hạn cần phải quan sát thêm, có thể kì vọng VN Index quay lại mốc 530 khi vượt được ngướng kháng cự 510 trước mắt. Một kịch bản khác với nhiêu khả năng hơn VN Index sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng dao đông hẹp hiện tại. Trong dài hạn VN Index vẫn cho tín hiểu tích cực. Trên cơ sở phân tích dựa trên đồ thị tuần của VN Index đường MA 20 tuần đã cắt và vẫn nằm trên MA 50 tuần, RSI 14 tuần nằm trên vùng 50, cùng với đó là ngưỡng hỗ trợ mạnh 460-470 đã được test hiệu quả nhiều lần trước đó nên VN Index khó có thể giảm sâu hơn và nhiều khả năng tăng trở lại. Để thị trường có đà tăng mạnh thì cần có dòng tiền mới đổ vào, do đó thanh khoản là tín hiệu xác nhận tốt nhất đà tăng dài hạn sắp tới của VN Index. Dựa vào 2 đường Fibonacy Retracement và Fibonacy Projection đã được test rất thành công thì nhận định vùng mục tiêu trong dài han của VN Index là 530 điểm tương ứng mốc 100% của đường Fibonacy Projection và xa hơn là vùng 650 điểm tương ứng mốc 161,8%. Sàn HNX: Xu hướng không rõ ràng. Kịch bản HNX Index cũng đã đi theo đúng nhận định trong bài phân tích trước. Khi có tín hiệu kĩ thuật giảm, HNX Index đã giảm về vùng hỗ trợ 59 điểm và tạo thành mô hình hai đáy đi lên sau đó HNX Index phá vỡ vùng hỗ trợ này đi xuống và test thành công vùng hỗ trợ 57 điểm. Từ tháng 5 trở

rất có thể HNX Index sẽ tiếp tục giảm về vùng hỗ trợ xoay quanh 61 điểm ứng với mốc Fibonacy Retracement 61,8%. Với kịch bản tiêu cực hơn thì HNX Index có thể giảm sâu hơn về vùng hỗ trợ 59 điểm. Về triển vọng dài hạn, trên cơ sở phân tích tôi vẫn đánh giá khá lạc quan, vì HNX Index đã có một thời gian tích lũy khá mạnh từ giữa tháng 6 đến nay, MA 50 ngày vẫn cắt và nằm trên đối với 2 đường MA dài hạn là 100 ngày và 200 ngày. Tuy vậy để có thể tham gia thị trường thì cần có các tín hiệu kĩ thuật rõ rệt hơn.

chuyensantcnh@uel.edu.vn

16

bàn tròn sự kiện CHUYỆN LÃ BẤT VI NGÀY XƯA và CHUYỆN BÁN KHỐNG NGÀY NAY
PHẠm miNH NHẬT k11403 PHaN THỤY TÂm THƯ k11405T
Lã Bất Vi được xem là một thương gia kiệt suất thời Xuân Thu Chiến Quốc trong lich sử Trung Hoa. Mưu buôn ngôi báu và bí ẩn liên quan đến thân thế của vị vua Tần Thủy Hoàng là những câu chuyện nổi tiếng liên quan đến vị danh nhân này. Còn bán khống (Short-selling) lại là một khái niệm tài chính còn tương đối mới mẻ đối với Thị trường chứng khoáng (TTCK) Việt Nam. Bài viết này nhằm giúp các bạn tìm hiểu bản chất của bán khống, phân biệt bán khống và giao dịch kí quỹ; bên cạnh đó chúng tôi cũng làm một phép ẩn dụ vui khi đem so sánh với câu chuyện của ngài thừa tướng đời Tần Lã Bất Vi; để từ đó đưa ra một số ý kiến chủ quan về vấn đề bán khống ở Việt Nam.

NGuYỄN THỊ Giàu k12404a

chứng khoán trong tài khoản - bán thứ không thuộc quyền sở hữu của mình - bán khống), khi giá chứng khoán giảm thì họ dùng tiền mua lại và trả cho chủ nợ, lợi nhuận kiếm được chính là từ khoản chênh lệch giá. Ví dụ: Tại thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu công ty X là 10,000đ/cổ phiếu (CP). Khi nhà đầu tư A nghĩ rằng giá cổ phiếu này sẽ giảm trong tương lai, anh ta thực hiện hành vi bán khống bằng cách đi vay 100 CP từ cổ đông của công ty X và bán ngay, tức anh ta thu được 10,000*100=1,000,000đ. Giả sử sau đó giá cổ phiếu X giảm xuống còn 9,000đ/CP. Lúc đó, anh ta chỉ tốn 900,000đ để mua lại 100 cổ phiếu này để trả lại cho vị cổ đông kia và kiếm được lợi nhuận 100.000đ. Có thể thấy vị thương gia tài giỏi Lã Bất Vi cách đây hơn 2200 năm đã có một cái nhìn hết sức rộng lớn và tinh tường. thế nhưng những nhà đầu tư hiện nay còn có tầm nhìn rộng hơn và đi những nước cờ bất ngờ và độc đáo, xứng đáng là “hậu sinh khả úy” vậy. b. Cách thức giao dịch Bán khống (Short Selling) trong giao dịch chứng khoán là bán một loại chứng khoán mà người bán không còn sở hữu tại thời điểm bán, sau khi giá hạ, họ sẽ mua cổ phiếu đó trên thị trường để trả lại người cho vay và hưởng khoản chênh lệch giá, còn người cho vay được hưởng phí và lãi cho vay. Nhưng nếu giá cổ phiếu bán khống trên thị trường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, nhà đầu tư vẫn phải mua cổ phiếu đó để trả và chấp nhận một khoản lỗ. Chính vì có rủi ro trong việc bán khống nên nhà đầu tư muốn bán khống phải ký quỹ trước cho nhà môi giới. Để thực hiện bán khống, NĐT cần mở một tài khoản ký quỹ, tách biệt với tài khoản giao dịch thông thường và nhà đầu tư phải ký quỹ số tiền với giá trị bằng 50% giá trị CK muốn vay để thực hiện bán khống. Đồng thời tỷ lệ ký quỹ duy trì sẽ không được dưới 30%, nếu dưới mức này, nhà đầu tư phải nạp thêm tiền để tăng tỷ lệ ký quỹ. Tỉ lệ kí quỹ = (Giá trị tổng tài sản - Giá thị trường của chứng khoán bán khống)/Giá thị trường của chứng khoán bán khống.

Ví dụ: Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 50%, nếu một nhà đầu tư dự định bán khống 200 cổ phiếu ABC tại mức giá 15,000 đồng/ cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu bán khống là 3,000,000 đồng, nhà đầu tư cần đặt cọc 1,500,000 đồng vào tài khoản. Nếu giá cổ phiếu ABC đạt 20,000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ ký quỹ thực sự là (4,500,000 - 20,000*200)/(20,000*200) = 12.5%. Nếu tỷ lệ ký quỹ duy trì là 30%, nhà đầu tư cần bỏ thêm vào tài khoản 4,000,000 * 0.3 - 500 = 700,000 đồng. Nhà đầu tư lỗ 1,000,000 đồng. Khi đó: Tài sản nợ có trong bán khống (ký quỹ 50%)
Giá trị (đồng) Giá trị (đồng) Nợ Có Tiền bán khống 3,000,000 Giá trị trường 3,000,000 200 cổ phiếu (giá cổ phiếu 15,000 đồng/CP) Tiền của NĐT 1,500,000 Đóng góp 1,500,000 Tổng 4,500,000 Tổng 4,500,000

1. Bản chất của bán khống: a. Định nghĩa: Vào khoảng những năm 40 đời vua Chiêu Tương Vương nước Tần (267 TCN), Tứ Sở là con giữa của Thái tử An Quốc Quân, nhưng lại bị đày làm con tin của Tần ở nước Triệu. Nhưng khi Lã Bất Vi gặp được Tứ Sở, ông dùng mọi cách kết thân cũng như giúp cho vị thân vương đang ở thế “hạ phong” này. Ông tặng cho Tứ Sở 500 cân vàng để tiêu dùng, còn dùng châu báu, của ngon vật lạ để lấy lòng mọi người thay cho Tứ Sở. Chưa hết, khi nước Triệu muốn giết Tử Sở, Lã Bất Vi mưu đưa sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ để giúp tứ sở trốn thoát Triệu. Chẳng thế mà khi Tứ Sở lên làm vua, hiệu là Trang Tương Vương liền cho Bất Vi làm thừa tướng, phong là Văn Tín Hầu, được ăn thuế mười vạn hộ ở Hà Nam, Lạc Dương. Đó là kế sách của người xưa, khi một thương gia nhìn thấy một vật sẽ có giá trị trong tương lai (mặc dù ở thời điểm hiện tại giá trị của nó khá thấp), tuy vậy Lã bất Vi vẫn sẵn sàng đầu tư. Còn trên TTCK ngày nay, các nhà đầu tư cũng thường mua chứng khoán khi hy vọng những chứng khoán này sẽ tăng giá trong tương lai để thu lợi nhuận, gọi là thế tăng giá (long position). Trong khi đó, các nhà đầu tư bán khống (Short seller) lại thu lợi nhuận khi giá giảm - thế giảm giá (Short position). Họ vay chứng khoán từ một bên thứ ba rồi bán ngay để thu tiền (tức là nhà đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán khi không có

Tài sản nợ có trong bán khống (ký quỹ 30%)
Giá trị (đồng) Nợ Có Tiền bán khống 4,000,000 Giá trị trường 200 cổ phiếu (giá cổ phiếu 20,000 đồng/CP) Tiền của NĐT 1,200,000 Đóng góp Tổng 5,200,000 Tổng Giá trị (đồng)

4,000,000 1,200,000 5,200,000

Qua ví dụ này ta thấy rằng khi một nhà đầu tư bán khống cổ phiếu, tiền mặt sẽ không được sử dụng vào việc mua chứng khoán khác, thay vào đó khoản tiền này sẽ được coi như một khoản thế chấp. c. Sự lầm tưởng giữa bán khống và giao dịch ký quỹ (Margin trading): Hiện nay, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường bị nhầm lẫn giữa bán khống và giao dịch ký quỹ. Giao dịch ký quỹ trên thực tế là vay tiền để mua chứng khoán. Nói cách khác, bằng hình thức này, bạn có thể nâng cao khả năng mua chứng khoán của bạn bằng tiền đi vay mượn (mặc dù bạn phải chịu lãi suất trên số tiền bạn vay). Thông thường những nhà đầu tư nào dự đoán giá tăng sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ. Họ sẽ kiếm được khoản lợi nhuận chính là phần chênh lệch giá khi mua và bán chứng khoán. Như ví dụ ban đầu, nhà đầu tư B cho rằng gía CP X sẽ tăng trong tương lai. Anh ta vay 1000.000đ với lãi suất 5% để mua 100 CP X. Giả sử sau đó giá CP X tăng lên

SỐ 07, THÁNG 9-2013

bàn tròn sự kiện thành 12,0000đ/CP và anh B bán 100 CP của mình và thu được 1,200,000đ. Như vậy anh B kiếm được 1 khoản lợi nhuận là 200,000đ, trừ đi khoản tiền lãi 50,000đ phải trả anh ta vẫn còn lời 150,000đ. 2. Tác hại của bán khống : Hoạt động bán khống có thể có những lợi ích sau đây: giúp nhà đầu tư tạo lợi nhuận từ việc dự báo đúng giá chứng khoán giảm, đồng thời giúp cho các nhà tạo lập thị trường có thể đáp ứng các nhu cầu mua của khách hàng đối với các chứng khoán mà nhà tạo lập thị trường hiện chưa sở hữu. Hơn thế nữa, bán khống sẽ giúp thị trường giảm bớt sức nóng khi thị trường có dấu hiệu của tăng trường nóng, thiếu ổn định hay hạn chế được rủi ro cho ‘‘bẫy tăng giá (bulltrap)’’. Tuy vậy, với khả năng giao dịch bán khống không có đảm bảo như trên, những mặt hạn chế rõ nhất của hoạt động này là: Gia tăng sức ép bán ra đối với chứng khoán, từ đó có thể gây hỗn loạn thị trường. Ước đoán giảm giá có thể tạo cơ hội thao túng thị trường. Hoạt động bán khống không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư, mà còn gây ra ít nhất hai tác động tiêu cực lớn khác, nó sẽ làm mất cân đối tiền-hàng trên thị trường làm tăng lượng hàng, trong khi không xuất hiện dòng tiền mới, nên ở một góc độ nào đó có thể coi đây là hoạt động “rút ruột” thị trường. Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh dòng tiền yếu càng khiến thị trường chứng khoán dễ rơi vào suy kiệt thanh khoản. Hơn thế nữa hoạt động bán khống mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ nhà đầu tư và công ty chứng khoán, tạo ra tình trạng bất bình đẳng, không công bằng đối với các thành viên khác khi cùng tham gia một sân chơi. Tình trạng tiêu cực này nếu không được ngăn chặn triệt để sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường chứng khoán. 3. Làm thế nào để phù hợp với thị trường Việt Nam? a. Bán khống trên thị trường thế giới: Nói về Luật liên quan vấn đề bán khống hiện nay tức là nói đến một rừng những quan điểm và ý kiến trái ngược, đồng thời là những thiết chế liên quan đến văn hóa, chính trị cũng như tình hình kinh tế của nhiều nước trên thế giới, vì đây là một vấn đề mà 2 mặt lợi hại đều không nhỏ. Ở một số nước cho phép bán khống như Singapore, Nhật hay ở Mỹ, luật pháp từng bang cũng không thống nhất. Chủ yếu các nước này đều chú ý đề cao đến những ưu điểm của bán khống như : tăng tính thanh khoản và giúp định giá lại các cổ phiếu vốn đã bị đánh giá quá cao; đồng thời giúp phát triển các giao dịch phòng ngừa rủi ro và đầu cơ hưởng chênh lệch giá (tăng tính hấp dẫn). Tuy nhiên, chính phủ các nước này vẫn không hề làm lơ trước những mặt tiêu cực mà bán khống có thể gây ra cho thị trường chứng khoán, điển hình là việc không cho phép bán khống khi giao dịch chứng khoán trên thị trường có biểu hiện hỗn loạn. Một số nước như Úc hay Hồng Kong lại cho phép bán khống có mức độ. Các nước theo quan điểm này nhìn chung cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp. Nhưng phần đông đa số các quốc gia hiện nay đều quy định chính thức trong văn bản luật rằng cấm hiện tượng bán khống xảy ra trong khi thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán, trong đó có Việt Nam. Có thể kể đến tiêu biểu là các nước Châu âu. Tháng 9/2008, chính phủ Đức, Anh đã áp dụng lệnh cấm bán khống tạm thời đối với cổ phiếu ngân hàng để ngăn hành vi bán khống tác động xấu đến thị trường sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008. Sau đó vào 08/2011, Cơ quan quản lý chứng khoán và thị trường châu Âu (ESMA) công bố chính phủ Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ cũng có kế hoạch áp dụng lệnh cấm bán khống cổ phiếu tài chính. Và đến Quy chế 236/2012, ESMA đã chính thức cấm các hoạt động bán khống đối với các loại cổ phiếu, trái phiếu chính phủ trên các TTCK châu Âu từ ngày 1/11/2012. Học tập theo châu Âu, tại Việt nam, ngày 7/9/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có Công văn số 3229 quy định cụ thể về việc tuân thủ Luật Chứng khoán, cụ thể là cấm công ty quản lý quỹ, công ty CK, nhân viên làm việc tại các tổ chức kinh doanh CK làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn CK của nhau để bán dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu và giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của bên cho vay…Việc giao dịch bán khống có những dấu hiệu trên sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định. b. Điều kiện cần và đủ để bán khống phát triển ở Việt Nam. Thị trường chứng khoán VN đã có hơn 10 năm để phát triển, nhưng các sản phẩm cho thị trường vẫn rất nghèo nàn, vẫn là mua bán cổ phiểu, trái phiếu với các giao dịch đơn giản và sơ khai. UBCK nên cho phép các Công ty chứng khoán triển khai các DV bán khống vì đây là nghiệp vụ phái sinh cần thiết đối với bất kì thị trường chứng khoán nào. Hiện nay do nhu cầu của các NĐT, do công ty chứng khoán muốn thu hút KH nên hoạt động bán khống vẫn đang được diễn ra trên thị trường VN theo kiểu các NĐT vay mượn nhau trên cơ sở thỏa thuận, việc này sẽ tạo ra sự ưu tiên cho một số nhà đầu tư này, làm mất đi tính công bằng trên thị trường. Vậy để nghiệp vụ bán khống được phát triển thì chúng ta cần nhiều yếu tố: Tâm lý đầu tư: Hiện nay tâm lý đầu tư theo kiểu “bầy đàn” đang là yếu tố mấu chốt của vấn đề này. Với tình hình thị trường đang đi xuống có thể gây ra hiện tượng bán tháo làm sụp đổ hoàn toàn thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì các cơ quan quản lý có thể áp dụng những biện pháp pháp lý để hạn chế những rủi ro của bán khống như tạm ngưng giao dịch đối với những cổ phiếu có biến động bất thường, chỉ cho phép giao dịch bán khống đối với một số loại cổ phiếu, chỉ cho phép vay trong khoảng thời gian T+…. Tuy nhiên, để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư mới là điều rất quan trọng, mà đối với thị trường chưa có sự minh bạch như hiện nay thì đó là điều vô cùng nan giải. Nguyên tắc khớp lệnh: Về logic thì khi ta bán chứng khoán, sẽ làm thị trường sụt giảm, tuy nhiên nếu quy định rõ trong nguyên tắc rằng, giao dịch bán khống không được thực hiện ở mức giá thấp hơn mức giá đặt bán tốt nhất trong thị trường, thì hiện tượng cố tình đầu cơ giá xuống sẽ được hạn chế rất nhiều Cơ sở vật chất: Chúng ta cần áp dụng công nghệ mới trong phần mềm giao dịch cũng như lưu ký trong thị trường Việt Nam, bởi hiện tại công nghệ mới của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, khi đó nhà đầu tư không thể nào đặt lệnh bán mà trong tài khoản của họ không có chứng khoán, dẫn đến hệ lụy là rất khó kiểm soát tình hình vì họ sẽ giao dịch ngầm.
Tài liệu THam kHảo [1]. http://thachpham.wordpress.com/2012/09/30/dacdiem-cua-ban-khong-va-ki-quy-trong-ban-khong/ [2]. http://vneconomy.vn/ 2012090911541106P0C7/cohay-khong-hoi-ban-khong-co-phieu.htm [3]. http://hiephoiviet.com/bai-viet/36-Ban-khong-Taisao-khong-.html

17

chuyensantcnh@uel.edu.vn

18

bàn tròn sự kiện

HIỆN TƯỢNG XUẤT SIÊU

Bùi NGuYỄN PHƯơNG liNH k11404T

NGuYỄN THỊ THúY k11404a

HuỳNH THỊ THaNH Trúc k11405

Xuất siêu là trạng thái cán cân thương mại của một nước có số dư kim ngạch xuất khẩu vượt kim ngạch nhập khẩu. Xuất siêu tạo dòng tiền chảy từ khu vực nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước, đóng góp vào thu nhập quốc dân hoặc ngân sách nhà nước. Từ đó thúc đẩy tiêu dùng, mở rộng sản xuất, tạo việc làm… phát triển kinh tế. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cần nhập khẩu một lượng lớn nguyên nhiên liệu nên gần 20 năm qua chúng ta luôn trong tình trạng nhập siêu cao. Năm 2012, Việt Nam bất ngờ xuất siêu 284 triệu USD, hiện tượng này là do đâu, có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế?

Các thị trường xuất khẩu năm 2012

Xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2012 Năm 2012 khu vực trong nước nhập siêu 11.7 tỉ USD nhưng cả nước vẫn đạt kết quả xuất siêu nhờ đóng góp từ khối doanh nghiệp FDI với kim ngạch xuất khẩu đạt 72.3 tỉ USD, tăng 31.2% so với năm 2011. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng khả năng quản lý yếu kém, lỏng lẻo của nhà nước với gần 100.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2011 và 2012. Sản xuất bị đình trệ, nhập khẩu nguyên vật liệu giảm, sản xuất tiêu dùng suy giảm dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước năm 2012 giảm 6.7% so với năm 2011. Đáng lo ngại là xuất siêu đang phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI trong khi nguồn vốn đầu tư của nhóm này đang giảm mạnh. Suy giảm vốn FDI là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính: ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, lạm phát cao, mất lợi thế lao động giá rẻ, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu làm môi trường đầu tư kém hấp dẫn,… Mặt khác, Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng “được mùa mất giá”, đây là căn “bệnh” khó chữa đã tồn tại từ nhiều năm qua nhưng dường như chính quyền các địa phương và ngành nông nghiệp vẫn chưa tìm được thuốc chữa. 6 tháng đầu năm

Nguồn: Tổng cục thống kê Cùng nhìn lại lịch sử sau 5 năm gia nhập WTO, tăng trưởng xuất khẩu năm 2007 là 21.5%, năm 2008 là 29.5%. Sau khi giảm 9.7% vào năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính, xuất khẩu tăng lên mức 25.5% năm 2010 và 33.3% năm 2011. Đồng thời nhập khẩu từ năm 2007 đã có những biến động mạnh, năm 2007 nhập khẩu 60.8 tỷ USD tăng 35.5% so với năm trước. Năm 2009 nhập khẩu giảm 14.7%, sau đó phục hồi và tăng đến 20.1% năm 2010 và 24.7% năm 2011. Năm 2007, nhập siêu tăng vọt lên 12.4 tỷ USD (so với 4.8 tỷ USD 2006). Nhìn chung từ khi gia nhập WTO xuất nhập khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh, nhưng nhập siêu luôn ở mức cao. Năm 2012 cả nước bất ngờ xuất siêu 284 triệu USD đầu tiên kể từ năm 1993, đánh một dấu son trong lịch sử xuất nhập khẩu của cả nước. Cụ thể theo số liệu của tổng cục thống kê, trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt khoảng 228.9 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 114.6 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 114.3 tỷ USD, lần lượt tăng 18.3% và 7.1% so với năm 2011.

Nguồn: Tổng cục thống kê Sang năm 2013, đà xuất siêu được duy trì đến hết tháng 2 sau đó bất ngờ đảo chiều đi xuống trong các tháng 3, 4, 5 và đến tháng 6 thì xuất siêu trở lại với thặng dư 300 triệu USD. Tổng kết 6 tháng đầu năm cho thấy xuất nhập khẩu cả nước đều tăng so với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu đạt 61.54 tỉ USD, nhập khẩu đạt 62.47 tỉ USD, nhập siêu 933 triệu USD. Xuất nhập khẩu Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê Xuất siêu vốn là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế song nhìn lại tỉ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế vào kim ngạch xuất khẩu từ nhiều năm qua có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu chủ yếu do khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) mang lại.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

bàn tròn sự kiện nông dân được mùa, sản lượng gạo, cà phê, tiêu điều đều tăng nhưng người dân đang phải đối mặt với thực tại trớ trêu: không những giá thấp mà còn khó bán. Lũy kế xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm của Việt Nam đạt hơn 3,480 triệu tấn, trị giá 1.5 tỷ USD, tăng 2.55% về số lượng, giảm 2.04% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu như phần lớn nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước là nhập khẩu với quy mô lên đến gần 90% GDP. Nguyên liệu phụ thuộc nguồn cung nước ngoài nên doanh nghiệp không chủ động được giá thành sản phẩm, chi phí tăng cao, lợi nhuận thực tế không đáng kể. Thêm vào đó, nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt quản lý ngoại tệ dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong khối doanh nghiệp khiến hoạt động nhập khẩu đình trệ, kim ngạch nhập khẩu giảm sút. Xuất siêu do nhập khẩu giảm, năng lực cạnh tranh kém, phụ thuộc vào khối FDI trong khi nguồn vốn FDI đang có xu hướng giảm mạnh… là tín hiệu cho thấy sự không ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhập siêu quay trở lại vào cuối quí I/2013 đã khẳng định xuất siêu năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 chỉ là một “hiện tượng”, không thể vin vào đó để cho rằng nền kinh tế đang hồi phục hay phát triển đáng kể. Thực tế xuất siêu còn đáng lo ngại hơn, hiện tượng này đã chỉ ra nhiều điểm yếu kém cần được khắc phục nếu Việt Nam muốn tiến tới quốc gia xuất siêu thực sự. Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, giảm tỷ lệ hàng hóa thô, sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, chế tạo là điều không thể tránh khỏi nếu muốn xuất siêu trở nên bền vững khi những mặt hàng xuất hẩu chủ lực của nước ta còn dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhân công rẻ,... Những mặt hàng áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến sẽ có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới, đem lại giá trị gia tăng cao hơn khi xuất khẩu. Do đó Việt Nam cần lưu ý nhiều hơn trong việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến, phụ trợ. Bên cạnh đó, xây dựng các vùng nguyên liệu trong nước cũng là một điều cần thiết nhằm mục đích giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài từ đó giảm nhập siêu, giảm giá sản phẩm, có lợi cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Vinamilk là một trong những ví dụ điển hình khi chú trọng việc tìm kiếm quỹ đất tại các địa phương nhằm đầu tư và xây dựng các trang trại bò sữa. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ trong bối cảnh giá sữa thế giới không ngừng biến động, nâng cao chất lượng sữa, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách: sự cạnh tranh của nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, đa dạng nhập khẩu từ Trung Quốc, bài toán chi phí dành cho các doanh nghiệp nếu muốn xây dựng các chuỗi cung ứng nguyên liệu,…. Thứ hai, cần tiến hành tái cấu trúc, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa trong nước. Hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp trong nước đã có sự cải thiện tuy nhiên vẫn còn yếu kém, độ ổn định chưa cao, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học - công nghệ yếu, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam vào xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chính sách tái cấu trúc nền kinh tế của nhà nước đang được đẩy mạnh với 3 trọng tâm tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc các hệ thống tổ chức tín dụng hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, phát triển kinh tế một cách bền vững. Một số kết quả bước đầu khá khả quan khi nhiều công trình quan trọng được hoàn thành, tái cấu trúc 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, sắp xếp lại 27 doanh nghiệp nhà nước,… Thế nhưng, quá trình tái cấu trúc diễn ra vẫn còn chậm khi liên quan đến lợi ích của nhiều cấp, nhiều ngành, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Thứ ba là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa chủ lực, không chỉ nâng cao số lượng mà trọng tâm là tạo giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm. Những mặt hàng này có khả năng thâm nhập vào thị trường nhiều nước trên thế giới, đặc biệt thị trường trong khối WTO do được lợi thế cắt giảm thuế. Tuy nhiên, nhiều bất cập vẫn còn tồn tại trong chất lượng, quy hoạch, hệ thống thu mua - bảo quản, quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân. Trong hoàn cảnh rào cản thương mại của các nước nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều, những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu chủ lực, tạo lập được thương hiệu trên thương trường thế giới, thâm nhập vào thị trường khó tính càng trở thành yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh những giải pháp cho xuất khẩu, các biện pháp quản lý nhập khẩu vẫn chưa được chúng ta áp dụng một cách hợp lý và chặt chẽ. Trong tương lai, Việt Nam cần tiến hành xây dựng các hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch… đồng thời thắt chặt kiểm tra, giám sát hoạt động buôn lậu, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Tuy xuất siêu vừa qua chưa phải là dấu hiệu tích cực song nhờ đó chúng ta có dịp nhìn lại rõ hơn những yếu kém của nền kinh tế cả nước. Hi vọng với nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ của nhà nước xuất siêu của Việt Nam sẽ không còn là một “hiện tượng” nữa.

19

Tài liệu THam kHảo [1]. “Balance of trade surplus”, http://www. amosweb.com/cgi-bin/awb_nav.pl?s=wpd&c=dsp &k=balance+of+trade+surplus [2]. Trí An (2013), “FDI sụt giảm: Do đâu?”, http:// cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/fdi-sut-giam-dodau-20130304094049752ca33.chn [3]. Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso. gov.vn [4]. Báo điện tử Việt Nam: http://vnexpress.net/ [5]. Kênh thông tin kinh tế tài chính Việt Nam: http://cafef.vn/

chuyensantcnh@uel.edu.vn

20

bàn tròn sự kiện

Với mục tiêu bình ổn thị trường vàng, giúp cho giá vàng không biến động lớn, không bị ảnh hưởng của giá vàng thế giới, không xảy ra đầu cư, tích trữ, mua bán ồ ạt, người dân không bị rủi ro. Bên cạnh đó cũng góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và Thế Giới. Ngày 12/3/2013, NHNN ra thông tư 06/2013/TT- NHNN quy định về việc mua, bán vàng miếng thông qua hình thức mua, bán trực tiếp và mua bán qua hình thức đấu thấu theo giá hoặc khối lượng trên thị trường trong nước. Theo như nhận xét của một số chuyên gia khi qua thời điểm tất toán vàng 30/6, giá vàng sẽ ổng định hơn, gần với giá Thế giới hơn. Nhưng mãi đến hôm nay 24/7, giá vàng trong nước vẫn luôn duy trì ở mức tăng cao mặc cho giá Thế giới giảm liên tục trong những tháng qua. Qua đó, ta cần phải kiểm chứng lại lời hứa từ phía NHNN. NHNN có can thiệp quá sâu vào thị trường vàng, làm bóp méo tính thị trường? Và những phiên đấu giá này đem lại lợi ích cho những ai khi mà lợi ích nhóm rất dễ hình thành ? NHNN có quá sức hay không khi đưa ra nhiều mục tiêu gắn với nhiều cái phức tạp đến thế khi mà ta chưa đủ lực? Và một vấn đề đằng sau mà ta cần phải quan tâm, việc đấu thầu này có ảnh hưởng gì không tới diễn biến kinh tế vĩ mô khi vàng là một loại hàng hoá đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam?.. Còn rất nhiều vấn đề cần chúng ta giải thích, quan tâm…

ĐẤU THẦU VÀNG
VỚI NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ
NGuYỄN THỊ HồNG VÂN k12404a Hồ THỊ mỹ HẠNH k11407B PHẠm THỊ HồNG lệ k10401T

lượng (tương đương 47.9 tấn vàng) chào thầu. Đây là sự kiện mà nhiều người dân, doanh nghiệp và các chuyên gia quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều: “Tại sao giá vàng trong nước lại luôn chênh lệch cao hơn giá thế giới? Tại sao biến động giá vàng trong nước ngược chiều tăng lên so với giá thế giới?”, “Ai thiệt, ai lợi trong các phiên đấu thầu vàng miếng?” Trước ngày 30/6, “cơn khát” vàng miếng còn có thể lý giải do các ngân hàng cần huy động để hoàn tất trạng thái vàng, do đó cũng tác động không nhỏ đến việc kéo giãn chênh lệch giữa giá thế giới với trong nước. Tuy nhiên, thời hạn này đã qua từ lâu và từ đó tới nay, NHNN đã tổ chức tiếp 7 phiên đấu thầu vàng miếng, kết quả lần nào cũng hết sạch số lượng được chào bán. Điều đó cho thấy thị trường đang chứng tỏ một lực cầu mạnh, bất chấp giá trúng thầu trong các phiên đều cao hơn giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Giá vàng trong nước biến động ngược với giá vàng thế giới và nhu cầu vàng trong nước vẫn cao. Sau ngày 30/6, nhiều chuyên gia dự đoán giá vàng trong nước sẽ giảm, vì nhu cầu mua vàng của một số ngân hàng thương mại để đóng trạng thái vàng không còn. Nhiều dự đoán còn cho rằng, nếu NHNN tiếp tục bán vàng qua đấu thầu, tình hình cung cầu vàng trên thị trường sẽ được cải thiện.Thực tế ngược lại, giá vàng miếng trong nước vẫn chưa rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với giá vàng thế giới quy đổi, thậm chí diễn biến thất thường, tăng - giảm ngược chiều với giá thế giới. Ví như, thị trường vàng trong nước từ ngày 28/3 ( ngày bắt đầu phiên đấu thầu đầu tiên) tới nay có nhiều biến động, tuy giá tăng cao nhưng vàng vẫn

“cháy” hàng. Sau mỗi phiên đấu thầu thì biến động giá vàng lại tăng lên kéo dãn sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Giá vàng SJC có thời điểm còn cao hơn gần 7 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, các phiên đấu thầu gần đây liên tục “cháy” hàng, các đơn vị tham gia gần như mua hết số vàng đưa ra đấu thầu, mặc dù giá vàng được định giá cao Thị trường vàng nội địa biến động mạnh, thất thường. Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới nhiều và biến động ngược chiều. Nhập khẩu vàng từ nước ngoài và “vấn đề nhờ nước ngoài đóng dấu lên vàng” Sau một thời gian lên xuống khá nhịp nhàng ở mức cao, trong vòng mươi ngày cuối tháng 6/2013, một hiện tượng chưa từng xảy ra trên thị trường vàng trong nước vào ngày 28/6 là giá vàng tụt xuống mức được đánh giá là “khủng khiếp” khi chỉ còn cách đáy 34 triệu đồng/lượng với khoảng cách quá mong manh, chạm đáy của hơn 2 năm rưỡi về trước. Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều 28 và ngày 29/6, “cú sốc” vàng đã nhanh chóng qua đi khi giá vàng phục hồi và đang tìm đường về ngưỡng trên dưới 39 triệu đồng/lượng. Tính cho đến hết ngày 24/7, sau tròn 4 tháng triển khai đã có tổng cộng 47 phiên đấu thầu được tổ chức. Trong phiên ngày 26/7, mỗi đơn vị chỉ được đặt mua tối đa 3,000 lượng vàng. Mức đặt thầu tối đa này là thấp so với mức 10,000 lượng, 15,000 lượng trong thời gian trước. Bằng cách hạ khối lượng đặt thầu tối đa xuống thấp, Ngân hàng Nhà nước có thể ngăn tình trạng nguồn vàng đấu thầu được gom vào tay một số ít tổ chức.

Biến động thị trường vàng Trước diễn biến thị trường vàng hết sức phức tạp trong những tháng đầu năm, trước cảnh người dân đua nhau xếp hàng dài chờ mua, bán vàng khi thị trường có bất kỳ biến động nào. Nhằm ổn định thị trường vàng, tạo nguồn cung, và góp phần kéo giá vàng trong nước về gần với giá thế giới, ngày 12/3/2013, NHNN ra thông tư 06/2013/TT- NHNN quy định về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước. Tính từ ngày 28/03/2013 đến 27/7/2013, trong khoảng 4 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 47 phiên đấu thầu vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1,245,400 lượng (tương đương hơn 51.8 tấn vàng)/tổng số 1,348,000

SỐ 07, THÁNG 9-2013

bàn tròn sự kiện
Chênh lệch giá, do đâu? dương hay là nhờ cơ chế độc quyền. Cũng thật khó có thể nói việc kinh doanh này là ích nước và lợi dân hay không? Nó được sự đồng thuận của toàn dân, các chuyên gia và có tính bền vững hay không? Trong khi đó có 1 số ý kiến của bạn đọc cho rằng: “Nhu cầu và giá vàng trong nước không hạ nhiệt như dự báo mà các quan chức ngân hàng đưa ra trước đó khiến không ít ý kiến cho rằng: Vàng SJC đang bị làm giá mà đối tượng nghi vấn chính là NHTM. Bởi các ngân hàng đang hưởng lợi khi giá vàng trong nước tiếp tục neo ở mức cao như hiện nay”. Giả thiết đặt ra liệu có hậu quả gì đến vấn đề vĩ mô trong trung và dài hạn của hành động đấu thầu vàng này nếu các quyết định của NHNN sai lầm? vì bớp méo thị trường là điều hiển nhiên rồi nhưng việc bớp méo này ở mức độ nào và rồi sẽ có hậu quả gì nếu các quyết định về thời điểm và liều lượng các đợt đấu thầu sai lầm. chính sách độc quyền của NHNN sẽ có tính bền vững không? Hay có thể tạo ra hậu quả từ lợi ích nhóm? Chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, đầu tư sẽ không bị tác động? - Vẫn chưa thể kết luận điều gì. Một điểm bất thường trên thị trường vàng trong giai đoạn hiện nay nữa là, chênh lệch giá vàng mua vào bán ra của các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vàng hiện nay rất cao, nhiều ngày chênh lệch 500,000 đồng - 700,000 đồng/lượng. Đây là một hiện tượng bất thường bởi bình thường chênh lệch giá mua - bán chỉ từ 50,000 -100,000 đồng/lượng. Theo lí giải của giới kinh doanh vàng, do phải nghe ngóng giá cả từ các phiên đấu thầu, đồng thời giá vàng trong nước còn cao hơn giá thế giới trên 4.5 triệu đồng/lượng nên họ phải mua vào giá thấp đề phòng ngừa rủi ro nếu giá vàng trong nước bất ngờ sụt giảm. Tuy nhiên, việc DN tự bảo vệ mình đồng nghĩa “đá” phần thiệt thòi sang người dân phải “mua cao, bán thấp”... Theo như một số chuyên gia để rút ngắn khoảng cách giữa vàng trong nước và vàng thế giới, NHNN cứ tiếp tục tăng cung ra thị trường, nhằm ổn định giá, giải “ cơn khát” trên thị trường hiện nay. Nhưng nếu NHNN cứ nhập khẩu vàng liên tục, tung vàng ra, hút tiền đồng về, thì vô tình đã “chôn” một khối tài sản lớn, không đưa vào sản xuất. Lại còn, NHNN dùng ngoại tệ để mua vàng trong khi lại thu về nội tệ làm ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối, làm tỷ giá tăng cao. Hoạt động sản xuất gần như bị tê liệt khi mà doanh nghiệp thiếu vốn, phải vay ngân hàng với lãi suất cao, gây bất ổn vĩ mô. Ý kiến chuyên gia xoay quanh chuyện “đấu thầu vàng”… Sẽ còn bán được bao nhiêu vàng nữa trong tình trạng thùng không đáy hiện nay? Cho dù Từ phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn nhất quán hướng xác định giá theo thị trường, không nhượng bộ hay hạ thấp hẳn để có thể thu hẹp chênh lệch giá trong nước so với thế giới. Đến lúc này, hẳn nhiều người băn khoăn vì sao sau 30/6, khi các ngân hàng cơ bản tất toán xong trạng thái vàng theo yêu cầu, mà lực cầu vẫn lớn như vậy? Thứ nhất: lực lượng tham gia chính, nguồn hàng được thu gom chính bởi các ngân hàng thương mại, phục vụ cho yêu cầu tất toán trạng thái. Lượng cung thực sự ra thị trường, qua các doanh nghiệp đầu mối là hạn chế. Nay, các ngân hàng bớt gom cho tất toán, cơ hội gom hàng mới thực sự mở rộng hơn cho các doanh nghiệp nói chung. Thứ hai, ngay các ngân hàng thương mại tham gia đấu thầu cũng có hai loại trạng thái: loại phải gom vàng để đóng lại theo mốc hẹn 30/6; loại trạng thái vàng kinh doanh (với giới hạn tối đa 2% vốn tự có). Hiện nay nhu cầu ở loại thứ hai hiện thực hơn. Thứ ba, dù mốc hẹn 30/6 cơ bản được thực hiện, song Ngân hàng Nhà nước không thể ép các nhà băng tất toán luôn dư nợ cho vay bằng vàng. Hay vàng là một kênh đầu tư có thể xem xét khi ngân hàng thương mại dư tiền đồng, bên cạnh đó còn nhu cầu vàng thực tế của người dân, đây cũng là một bí ẩn tiềm năng. Thứ tư, ở dạng giả thiết, ngoài nhu cầu mua vàng để tất toán trạng thái, liệu có hay không một loại “trạng thái” khác cũng cần phải bù đắp? Đó là lượng vàng giữ hộ. Giả thiết là, thời gian qua có tổ chức tín dụng nào đó “lỡ đụng chạm” đến lượng vàng giữ hộ, làm hao hụt đi, nay phải nhanh chóng mua để trám vào khi có yêu cầu tạm ngừng hoạt động này và có thể cơ quan thanh tra vào cuộc đối chiếu sổ sách và chấn chỉnh? “Chúng ta phải thừa nhận thực tế rằng, nhu cầu vàng là có thực, mặc dù nhu cầu vàng đầu tư trong dân đã giảm. Tuy nhiên, hiện nay thị trường vàng dù có biến động nhưng không xảy ra những cơn sốt vàng, không xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng. Đây là thành công lớn của Nghị định 24. Còn nếu thời gian qua, chúng ta không tăng cung thì với nhu cầu rất lớn như vậy, hoạt động trên thị trường vàng chuyensantcnh@uel.edu.vn

21

Để giải thích cho khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, chúng ta có lời giải thích của thống đốc Nguyễn Văn Bình trong buổi chất vấn

“Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”. Thống đốc cho rằng “Để lý giải tại sao lại như vậy thì chúng ta cần đánh giá một chút về mục tiêu quản lý thị trường vàng và mục tiêu quản lý thị trường hàng hóa nói chung. Ngay cả trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như là trong Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thì cũng đã nêu rõ mục tiêu của chúng ta là mục tiêu ổn định thị trường chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại.” Bên cạnh đó “Do thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới không liên thông và thị trường vàng trong nước có sự độc lập tương đối, cho nên từ đó dẫn tới có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Chênh lệch này có thể có lúc cao, có thể có lúc thấp.” Ổn định thị trường - ổn định giá, hai khái niệm mơ hồ, mập mờ, các chuyên gia cứ đưa ra các khái niệm, giải thích cao siêu gây khó hiểu trong dân chúng để khi có thiệt hại xảy ra thì không biết đổ lỗi cho ai. Cũng trả lời trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời hôm 6/5, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã khẳng định: Toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới sẽ do nhân dân hưởng lợi, thuộc về ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội. Thật khó có thể nói việc kinh doanh siêu lợi nhuận này là năng lực kinh doanh tài giỏi của NHNN, là đáng tuyên

22

bàn tròn sự kiện sẽ bất ổn. Còn toàn bộ khoản chênh lệch giá vàng Ngân hàng Nhà nước thu được từ việc đấu thầu vàng là nguồn thu của ngân sách nhà nước, chuyển về cho ngân sách nhà nước”, phó thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định. Mặt khác cũng không thể không tính đến một dòng tiền khổng lồ thu được qua các cuộc đấu thầu vàng, từ chênh lệch giá vàng nội ngoại cho ngân sách nhà nước như lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng khẳng định có thể coi là một thành công?. Câu trả lời thẳng thắn là: nói như vậy còn khá sớm. Chúng ta đã có những thành công nhất định, và cũng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Thành công đầu tiên có thể kể đến là giảm dần việc sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán hay tâm lý coi vàng như một thứ tiền tệ đặc biệt của người dân. Vàng giờ đây theo quy định của pháp luật chỉ còn là tài sản cất giữ. Và việc cất giữ vàng nếu người dân muốn thì chỉ có thể thuê ngân hàng chứ không thể gửi lấy lãi như trước kia. Thành công thứ hai là tình trạng đổ xô găm giữ vàng chưa hẳn đã chấm dứt nhưng cũng hạn chế hơn, cho tới đợt giảm giá sốc vừa rồi. Việc kinh doanh vàng cũng bài bản hơn với số lượng cửa hàng chỉ còn xấp xỉ 2500 điểm và nguồn vàng cung ứng cho các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng chủ yếu là thông qua đấu thầu. Tuy nhiên, bất chấp mọi lời hứa bình ổn của NHNN, thị trường vàng trong nước vẫn xuất hiện những diễn biến bất thường khi vàng SJC có dấu hiệu bị làm giá sau thời hạn tất toán. Việc các ngân hàng gom vàng giá cao làm gia tăng khoảng cách so với giá vàng thế giới không chỉ làm người vay vàng chịu thiệt hại mà còn gây ra tâm lý bất ổn cho người dân đang nắm giữ vàng. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực vàng, sau phiên đấu thầu đầu tiên, NHNN khẳng định chưa thể giải bài toán nguồn cung và chờ các phiên đấu thầu tiếp theo. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là NHNN đang đứng ra kinh doanh vàng và không có một đơn vị kinh doanh nào chịu lỗ khi tham gia thị trường. Từ chênh lệch giá vàng cao như hiện nay, TS Lê Đăng Doanh, nguyên là viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã đặt vấn đề: “Việc giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế còn chênh lệch lớn như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng. Và khi xảy ra tình trạng này thì ai sẽ là người được lợi?... “Có lợi cho ai?” người mua vàng tích trữ tại nhà, người dân sẽ bị thiệt và NHNN, NHTM, doanh nghiệp lớn có khả năng tham gia vào đấu thầu sẽ được lợi nếu giá vàng tiếp tục tăng và chênh lệch nhiều so với giá thế giới. Trên phương diện khác, ngân hàng nhà nước cũng đã có những tác động tích cực: TS. Nguyễn Trí Hiếu trong buổi trao đổi với phóng viên sáng ngày 24/7 đã chỉ ra được một số vấn đề chính. Theo vị chuyên gia này thì việc Ngân hàng Nhà nước chủ động bơm một lượng vàng rất lớn vào thị trường để hỗ trợ các đơn vị trong hệ thống hoàn thành quá trình tất toán vàng theo hạn định của Ngân hàng Nhà nước (30/6) để ổn định trạng thái vàng, là một điểm rất tích cực. Mặc dù có những biến động khá lớn nhưng đã không xảy ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường, mua bán ồ ạt, mà có sự cầm trịch và quản lý từ ngân hàng nhà nước. Sau 4 tháng đấu thầu, đặc biệt, tình trạng “vàng hóa” đã giảm rất nhiều. Hiện người dân cũng chỉ xem vàng là một loại tài sản để cất giữ, tiết kiệm chứ hiện tượng giao dịch, mua bán đã không còn ồn ào, bấn loạn như trước. giảm bớt ảnh hưởng từ biến động thị trường vàng tới tăng trưởng kinh tế - xã hội. Các giới phân tích cho rằng giá vàng trong sắp tới vẫn tiếp tục tăng và chênh lệch rộng so với giá thế giới, nhưng trong tương lai giá vàng nội địa có thể sẽ chạm sàn, thị trường đã chứng kiến một đợt giảm giá mạnh của vàng. Thậm chí đã có thời điểm giá vàng xuống tới 34 triệu đồng/lượng. Nhưng dù xuống đến đâu, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới cùng thời điểm tới 5 - 6 triệu đồng/lượng. Thị trường và tâm lý người dân xáo trộn. Đã xuất hiện trở lại cảnh đứng hàng trong mưa chờ mua vàng. Và đó đây đã có những khen chê sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng. Kết luận Bất kể một chính sách đưa ra đều có mặt lợi và mặt trái của nó. Các chuyên gia, nhà phân tích cần xem xét, cân nhắc mọi hướng khi đưa ra áp dụng một chính sách nào cho một nên kinh tế non trẻ như nước ta hiện nay. Cũng như chính sách đấu thầu vàng, một mặt nhằm ổn định thị trường vàng, đẩy lùi hoạt động đầu cơ, lạm phát được kiềm chế, nhưng cứ mãi dùng ngoại tệ mua vàng rồi lại cung vàng ra thu về nội tệ làm cho dữ trự ngoại hối đã it nay càng khan hiếm hơn và cũng gây biến động thị trường ngoại hối.... Chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới làm giảm đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời nhưng lại tạo động lực cho hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường. Giữa những cái lợi có được và cái bất ổn gây ra từ đó đưa ta đến câu hỏi có nên tiếp tục đấu thầu nữa hay không? Nếu tiếp tục thì với “cơn khát vàng” như thế thì cung ra bao nhiêu thì đủ? Đến bao giờ thì khoảng cách đó mới được thu hẹp? Khi nào thì dừng lại??? Thật là khó khăn để đưa ra câu trả lời đúng đắn....

Tài liệu THam kHảo [1]. Thống đốc: Chênh lệch cao giữ giá vàng trong nước ổn định, T.Hà, 2013, http://nld.com. vn/20130530031440952p0c1002/thong-doc-chenhlech-cao-giu-gia-vang-trong-nuoc-on-dinh.htm [2]. Báo cáo và thống kê tài chính, diễn biến thị trường vàng trong nước và quốc tế 6 tháng đầu năm 2013, theo Vneconomy, 2013, http://nld.com. vn/20130530031440952p0c1002/thong-doc-chenhlech-cao-giu-gia-vang-trong-nuoc-on-dinh.htm [3]. Thêm ẩn số trên thị trường vàng, theo Vneconomy, 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/ Them-an-so-tren-thi-truong-vang/28860.tctc [4]. Thống đốc Nguyễn Văn Bình: đấu thầu vàng sẽ làm đầu cơ, 2013, http://www.tin247.com/ thong_doc_nguyen_van_binh_au_thau_vang_ se_lam_giam_dau_co-3-22279464.html

SỐ 07, THÁNG 9-2013

23

lăng kính sinh viên

23

LĂNG KÍNH SINH VIÊN
DỰA TRÊN GIÁ TRỊ GẶP RỦI RO (VAR) NGÂN HÀNG VIETINBANK
PHAN HUY KHOA K9.404BH-VTS Tóm tắt: Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định tổn thất kỳ vọng và trích lập dự phòng tổn thất tín dụng do ảnh hưởng Rủi ro thị trường dựa trên cách tiếp cận giá trị gặp rủi ro theo Basel 2 tại Ngân hàng VietinBank. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua các Báo cáo tài chính của Ngân hàng VietinBank và tính toán của tác giả. Trong bài viết tác giả có tham khảo và trính dẫn các nghiên cứu của các Nhà nghiên cứu Kinh tế - Tài chính trong nước và ngoài nước.

MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG RỦI RO THỊ TRƯỜNG

THEO BASEL 2 TẠI

1. Giới thiệu
Hệ thống tài chính của các nước có trình độ phát triển khác nhau đều có những vấn đề cố hữu và rủi ro thường trực như thông tin bất đối xứng, sự bất ổn định và rủi ro mang tính hệ thống. Các rủi ro này luôn thường trực trong hệ thống tài chính, có thể gây nên bất ổn tài chính và thậm chí khủng hoảng tài chính khi một hay một số yếu kém, rủi ro không được phát hiện, hoặc bị kích hoạt bởi các yếu kém hay nhân tố rủi ro khác nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Một đặc tính cơ bản của Thị trường tài chính so với với các thị trường khác là sự

bất ổn định mang tính hệ thống hay rủi ro hệ thống. Các thị trường cấu thành của Thị trường tài chính gắn bó chặt chẽ với nhau. Một tác động từ bên trong lẫn bên ngoài có thể gây nên những phản ứng dây chuyền trên toàn hệ thống Thị trường tài chính. Rõ ràng Thị trường tài chính càng phát triển ở trình độ cao thì tính nhạy cảm mang tính hệ thống càng cao. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính thường kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế, thậm chí cả khủng hoảng chính trị - xã hội. Trong bối cảnh tự do hoá tài chính, tính bất ổn định mang tính hệ thống của Thị trường tài chính có thể lan truyền nhanh chóng ra khỏi biên giới của một quốc gia và có thể kéo theo hàng loạt bất ổn, thậm chí khủng

hoảng tài chính ở một số nước khác trong khu vực và thế giới. Khủng hoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997-1998, và đặc biệt là khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ trong hai năm gần đây cho thấy rõ đặc tính này của Thị trường tài chính. Ngoài rủi ro hệ thống, Hệ thống tài chính thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro và mức độ “phơi nhiễm tài chính” là khác nhau với các loại rủi ro khác nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm của danh mục đầu tư của từng định chế tài chính, nhất là Ngân hàng, tầm quan trọng của từng Ngân hàng trong hệ thống, mối liên kết với các định chế và thị trường khác, cũng như mức độ và bản chất của các rủi ro.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

chuyensantcnh@uel.edu.vn

24

Một danh mục đầu tư có thể bị tổn thương dưới tác động của các cú sốc rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu và giá hàng hóa .v.v.). Các cú sốc rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng có thể tác động lên danh mục đầu tư của các định chế tài chính hoặc trực tiếp qua sự thay đổi giá trị tài sản tài chính (theo giá thị trường) hoặc gián tiếp thông qua sự thay đổi tình hình tài chính của con nợ làm giảm chất lượng tín dụng. Các cú sốc đối với lòng tin của những người gửi tiền hay các nhà đầu tư có thể gây ra các vấn đề về thanh khoản làm ảnh hưởng tới bảng kết toán tài sản của các định chế tài chính. Cuối cùng, những cú sốc này tác động tới khả năng lợi nhuận và an toàn vốn của các định chế tài chính. Mức độ dễ bị tổn thương của Hệ thống tài chính gia tăng khi các cú sốc tác động mạnh vào các tài sản không có tính thanh khoản, không được phòng vệ hay đa dạng hóa ở mức cần thiết và khi thiếu các nguồn vốn cần thiết để hấp thụ các cú sốc. Nghiên cứu của tác giả hướng đến xây dựng mô hình ước lượng Rủi ro thị trường tác động lên hoạt động của ngân hàng VietinBank do tác động của các biến vĩ mô: tăng trưởng (GDPt); lãi suất danh nghĩa (Lt); lạm phát (inft), từ đó gợi ý trích giải pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để hấp thu các cú sốc của thị trường tài Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Đo lường Rủi ro theo Giá trị gặp rủi ro (E-VaR)

lăng kính sinh viên

hàm mật độ xác suất của phân phối chuẩn, khi đó L() = -1() và Sử dụng (L) làm mật độ xác suất của phân phối chuẩn hóa với y là biến chuẩn hóa của thua lỗ: ������������ – ������������������������������������ = ∮ ������������ −∞
������������ ∅−������������ (������������)

Hình 1.1. Thua lỗ ngoài dự kiến và Var

������������������������(������������)������������������������ =

( −������������ ()) 

= ������������() – ������������������������

(2)

Nguồn: Joel Bessis2

Trong đó : L() =  -1() là thua lỗ không đoán (UL) trước (3)  là độ lệch chuẩn; -1() là hàm mật độ xác suất của phân phối chuẩn hóa. EL = (E(L)) là thua lỗ dự kiến, hay giá trị trung bình thua lỗ kỳ vọng (4) Trong thực tế E-VaR biểu thị cho lượng vốn cao hơn thua lỗ dự đoán hay lượng vốn cấn thiết để hấp thụ những độ lệch không đón trước từ thua lỗ trung bình ở một mức độ nhất định. Dưới góc độ hoạt động của Ngân hàng đó là việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để vượt qua các tổn thất. 2.2. Cách Tiếp cận E-VaR Trên quan điểm giám sát an toàn vốn, đánh giá an toàn vốn là đánh giá tổn thất kỳ vọng và trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Giá trị vốn chủ sở hữu sẽ không còn ý nghĩa nếu không trích lập dự phòng đầy đủ. Do vậy, cần phân tích tác động của các kịch bản trích lập dự phòng tới các tỷ lệ an toàn vốn. Độ nhạy của tổn thất không kỳ vọng đối với các sốc bên ngoài có thể được xác định từ các tính toán thực nghiệm về các yếu tố xác định tần suất không thực hiện được các nghĩa vụ trong quá khứ. Tần suất không thực hiện được các nghĩa vụ được thể hiện bởi nợ xấu và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (DPRRTD). Ảnh hưởng của Rủi ro thị trường được hồi quy theo các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất (it), tăng trưởng GDP, hệ số giá xuất khẩu và giá nhập khẩu(ToT). Hệ số tương quan xác định từ các hồi quy này là đầu vào quan trọng đối với ST (Stress Test) vì nó là ước tính về độ nhạy của khách hàng vay đối với các biến số phản ánh rủi ro kinh tế vĩ mô. Với các thông tin đầy đủ về

Bách phân vị giá trị1 là một phương pháp dùng để xác định độ lệch tiềm năng phụ thuộc vào việc định ra cận trên và cận dưới. Cách mô phỏng thay đổi tiềm năng của một biến, đó là các xác suất của biến ngẫu nhiêu x. Để định nghĩa bách phân vị ta cần có một phân phối. Bách phân vị được định nghĩa là xác suất () của một biến thấp hơn hoặc bằng cận trên x(): P[ x  x(). Sử dụng theo quy tắc Basel 2 xem xét một giá trị x của thua lỗ danh mục đầu tư ngẫu nhiên: P[(L  x L  L()] = P[(L  x)] P[ L  L()]. Theo định nghĩa P[ L  L()] =  xác suất thua lỗ ngẫu nhiên L thấp hơn hoặc bằng giá trị x với điều kiện L nhỏ hơn hoặc bằng L() là xác suất vô điều kiện thua lỗ thấp hơn hoặc bằng x chia cho xác suất vô điều kiện thua lỗ thấp hơn hoặc bằng L() là F(). ∮ ������������
������������(������������)

Vốn kinh tế (E-Var) hay thâm hụt kỳ vọng là thua lổ bình quân gia trọng theo xác suất phụ thuộc vào điều kiện thua lỗ nhỏ hơn hoặc bằng L(). Công thức (1) đòi hỏi việc tính giá trị kỳ vọng của phân phối bị cắt ngắn F(L) từ cận dưới của L tới điểm cắt L(). Nếu hàm phân phối tích lũy F là phân phối chuẩn F() = (), E –VaR có thể được tính từ

������������(������������)������������������������ = ������������(������������)

(1)

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu, có thể gắn kịch bản kinh tế vĩ mô có ý nghĩa kinh tế với mức độ dễ tổn thương của hệ thống Ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, cơ cấu tài sản của các Ngân hàng VietinBank khoản mục (i) Cho vay khách hàng và (ii) Tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác chiếm trên 70% giá trị Tổng tài sản. Do vậy khi có sự thay đổi tiêu cực của GDP và lãi suất của thị trường làm tăng mức độ Rủi ro với hoạt động của Ngân hàng, thể hiện về mặt kinh tế là Nợ xấu và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng gia tăng. Phương trình sau đây phản ánh một trong các định dạng phản ánh quan hệ giữa Nợ xấu và Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng với các biến số kinh tế vĩ mô:  Cách tiếp cận E-VaR theo chi phí DPRRTD (C_NPL): Mô hình 1 : C_NPL = 0 + 1 GDPt + 2 Lt + ui  (7) Các tiếp cận E-VaR theo trị trung bình chi phí DPRRTD và nợ xấu (AD_NPL): Mô hình 2 : AD_NPL = 0 + 1 GDPt + 2 Lt + ui 3. Kết quả nghiên cứu (8)
Nguồn: BCTC Ngân hàng VietinBank Bảng 2 : Kết quả ước lượng mô hình 2
Dependent Variable: AD_NPL Method: Least Squares Date: 05/05/13 Time: 20:15 Sample: 2006 2012 Included observations: 7 Variable GDP L_RATE C Coefficient 1.759720 -263722.7 1945237. Std. Error 0.093601 29827.10 349783.9 t-Statistic 18.80018 -8.841714 5.561254 Prob. 0.0000 0.0009 0.0051 2291425. 1340350. 27.16687 27.14369 26.88035 2.777608

25

Hình 2. Biểu đồ xu hướng giá trị Trung bình Nợ xấu và Chi phí DPRRTD; DGP hiện hành và lãi suất cho vay Đơn vị tính: triệu đồng/%

 Kết quả ước lượng hàm hồi quy theo chi phí DPRRTD
Hình 1. Biểu đồ xu hướng Nợ xấu, Chi phí DPRRTD, BDP, lãi suất Đơn vị tính: triệu đồng/%

R-squared 0.989856 Mean dependent var Adjusted R-squared 0.984784 S.D. dependent var S.E. of regression 165335.4 Akaike info criterion Sum squared resid 1.09E+11 Schwarz criterion Log likelihood -92.08404 Hannan-Quinn criter. F-statistic 195.1633 Durbin-Watson stat Prob(F-statistic) 0.000103

Nguồn: Kết quả hồi quy theo phương pháp LS từ Phần mềm Eview

So sánh về kết quả ước lượng theo hai cách tiếp cận chi phí DPRRTD (mô hình 1) và Giá trị trung bình Chi phí DPRRTD và nợ xấu (mô hình 2). Rủi ro thị trường xảy ra khi có những biến động tiêu cực của lãi suất và GDP, làm gia tăng Nợ xấu và Chi phí DPRRTD tức là biến động ngược chiều nhưng biểu đồ xu hướng Nợ xấu và Chi phí DPRRTD hình 1 không cho ta thấy rõ xu hướng này (Mô hình 1). Ngược lại giá trị trung bình của Nợ xấu và Chi phí DPRRTD hình 2 cho ta thấy sự biến động ngược chiều với lại suất cho vay(mô hình 2). Mô hình 2 có các chỉ số chất lượng hàm thống kê tốt hơn mô hình 1 (Bảng 3).
Bảng 3: So sách chất lượng hàm hồi quy hai mô hình ước lượng E-VaR Mô hình 1 Mô hình 2 P_Value GDP P_Value L_RATE P_Value C R-squared Adjusted R-squared F-statistic Prob(F-statistic) Mean dependent var S.D. dependent var 0.0056 0.0313 0.0801 0.898362 0.847543 17.67767 0.010330 2589559. 1601209. 0.0000 0.0009 0.0051 0.989856 0.984784 195.1633 0.000103 2291425. 1340350.

Ghi chú: Giá trị GDP lấy theo GDP hiện hành đơn vị tỷ đồng. Bảng 1 : Kết quả ước lượng mô hình 1
Dependent Variable: C_NPL Method: Least Squares Date: 05/05/13 Time: 19:43 Sample: 2006 2012 Included observations: 7 Variable GDP L_RATE C Coefficient 1.915365 -366881.4 3083727. Std. Error 0.353946 112789.0 1322682. t-Statistic 5.411457 -3.252811 2.331419 Prob. 0.0056 0.0313 0.0801 2589559. 1601209. 29.82707 29.80389 29.54055 1.907453

R-squared 0.898362 Mean dependent var Adjusted R-squared 0.847543 S.D. dependent var S.E. of regression 625203.9 Akaike info criterion Sum squared resid 1.56E+12 Schwarz criterion Log likelihood -101.3947 Hannan-Quinn criter. F-statistic 17.67767 Durbin-Watson stat Prob(F-statistic) 0.010330

Nguồn: Kết quả hồi quy theo phương pháp LS từ Phần mềm Eview

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả hồi quy từ Phần mềm Eview

 Kết quả ước lượng hàm hồi quy E-VaR theo giá trị trung bình của chi phí DPRRTD và Nợ xấu chuyensantcnh@uel.edu.vn 26

lăng kính sinh viên
Trên cơ sơ so sánh các chỉ số chất lượng mô hình thống kê và quy luật vận động của các biến số kinh tế, Tác giả chọn Mô hình 2 để ước lượng E-VaR để đo lường rủi ro thị trường trong hoạt động của Ngân hàng Vietinbank. (1) Kiểm định sự phù hợp mô hình ước lượng theo số liệu nghiên cứu
Bảng 2.1 Kiểm định chất lượng hàm hồi quy ước lượng E-Var Loại Giả định Giả định Phương pháp tiến hành Quy tắc bác bỏ Mức ý nghĩa 1. Kiểm định hệ số hồi quy H0:  j =  0 P- value <   = 1%; P- value = P( t >t0 ) Kiểm định hai phía H1:  j   0 =5% ( Phân phối t(n-k) ) Đánh giá: Mô hình 2 có giá trị P_ Value (Prob) các tham số hồi quy bằng: 0.0000; 0.0009; 0.0051 nhỏ hơn  = 1%, Nên các tham số có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa  = 1%. 2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình  = 1%; P- value <  H0: R2 = 0 Kiểm định hai phía P- value = P(F > F0 ) =5% H1: R2 > 0 ( Phân phối F(k-1,n-k)) Đánh giá: Adjusted R-squared = 0.984784; F-statistic = 195.1633; Prob(F-statistic)= 0.000103nhỏ hơn  = 1%. Mô hình hồi quy có sự phù hợp cao đối với dữ liệu nghiên cứu ớ mức ý nghĩa thống kê  = 1%. 3. Kiểm định Phương sai của nhiễu H0: 2 = 20 P- value <   = 1%; P- value = P(2 > 20 ) Kiểm định hai phía H1: 2  20 ( Phân phối 2 (n-k)) =5% Kiểm định Giả định phương sai nhiễu Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 4.258531 4.763053 1.446703 Prob. F(2,4) Prob. Chi-Square(2) Prob. Chi-Square(2) 0.1021 0.0924 0.4851

Bảng 2.2

Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 05/05/13 Time: 21:58 Sample: 2006 2012 Included observations: 7 Variable C GDP L_RATE R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient 1.27E+10 24877.23 -3.91E+09 0.680436 0.520654 1.59E+10 1.02E+21 -172.4154 4.258531 0.102121 Std. Error 3.37E+10 9020.016 2.87E+09 t-Statistic 0.376433 2.758002 -1.359659 Prob. 0.7257 0.0510 0.2455 1.56E+10 2.30E+10 50.11869 50.09551 49.83218 3.232075

Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat

Nguồn: Kết quả kiểm tra Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey từ Phần mềm Eview Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey cho kết quả phương sai nhiễu có Prob. Chi-Square (2) = 0.0924 lớn hơn  = 1%, Nên ta bác bỏ Giả định Ho, nghĩa là không có phương sai nhiễu.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

(2) Kết quả ước lượng mức tổn thất theo rủi ro thị trường (E-VaR)
Bảng 2.1 Kết quả ước lượng E-VaR Ngân Hàng VietinBank. Đơn vị : Triệu đồng/% ; GDP (Tỷ đổng)

obs

GDP

L_RATE 9.1 8.5 10.8 15.3 12.2 10.0 10.4

AD_NPL 1,365,129.3 1,689,243.4 1,741,225.4 794,257.6 2,275,848.7 3,555,637.2 4,618,630.0 2,291,425.0 -3,118,120.4 -5,409,545.4

AD_NPLF 1,274,382.6 1,747,027.6 1,717,265.9 829,289.0 2,237,135.6 3,801,151.6 4,433,719.4

RESID 90,746.7 -57,784.2 23,959.5 -35,031.4 38,713.1 -245,514.4 184,910.6

2006 982,555.1 2007 1,153,733.0 2008 1,492,003.3 2009 1,660,290.3 2010 1,998,742.2 2011 2,557,823.1 2012 2,977,240.2 Tổn thất kỳ vọng (EL) Tổn thất không dự kiến (UL) E-VaR = UL - EL 4. Kết luận

( Dự báo E-VaR 2013) Nguồn: Kết quả tính toán tác giả

Mô hình hồi quy tương quan giữa biến vĩ mô với nợ xấu và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, kết hợp với mô hình Giá trị gặp rủi ro (VAR) nhằm lượng hóa những ảnh hưởng do tác động các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đối với hoạt động của ngân hàng là một xu hướng được ưu thích của các Nhà quản trị ngân hàng cũng như Cơ quan quản lý Nhà nước. Mô hình này có lịch sử ứng dụng khoảng 10 năm và được áp dụng ở phần lớn các ngân hàng như trên thế giới, là cơ sở của việc tính toán chi phí vốn của rủi ro thị trường. Tại Việt Nam, cùng với việc áp dụng những chuẩn mực theo Basel 2, mô hình này dần được các nhà quản trị quan tâm nhằm định hướng cho sự phát triển an toàn và bền vững của các Ngân hàng.

28

lăng kính sinh viên

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
THÚY ANH – PHƯƠNG DUNG – VÂN ANH K10404T K11404T K11404A

N

ền kinh tế Việt Nam đã đi vào quỹ đạo chung của toàn thế giới sau khi gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc mất đi sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp (DN) trong nước và nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường nếu khả năng cạnh tranh yếu. Bởi vậy, việc cải cách lại hệ thống DN vốn Nhà nước (NN) là yêu cầu cấp thiết đối với chính phủ và cơ quan các cấp. Với tư cách là tổ chức chuyên kinh doanh vốn của Chính phủ, sự ra đời của Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn NN SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách DN nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của NN. Thành lập từ năm 2005, cho đến nay SCIC đã có những bước thành công nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hoạt động chưa có nhiều hứa hẹn, thậm chí gây ra ngoại ứng tiêu cực. Vấn đề đặt ra SCIC cần học hỏi và thay đổi những gì từ mô hình Temasek Holdings của Singapore để đáp lại niềm mong mỏi và kì vọng của một nền kinh tế đang trên đà cất cánh? trong khi Temasek của Singapore đã đạt được những thành công to lớn. Điểm khác biệt chính yếu giữa SCIC và Temasek chính là Temasek độc lập với chính phủ trong các quyết định đầu tư còn SCIC thì không. Mặc dù toàn bộ vốn của tập đoàn đều do Bộ Tài chính Singapore cấp và quản lý nhưng hoạt động của Temasek lại đi theo đường hướng như một công ty tư nhân. Các quyết định của Thủ tưởng và Chính phủ đều không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, rút vốn và các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Điều này được thể hiện rõ nhất trong cơ chế điều hành quản trị của tập đoàn. Các thông tin về những thành viên trong ban quản trị của Temasek đều được công bố công khai chi tiết. Temasek được quản lý bởi một hội đồng độc lập được lựa chọn từ những thành viên có uy tín với công chúng trong lĩnh vực.Còn đối với SCIC, Chủ tịch HĐQT hiện nay cũng chính là bộ trưởng Bộ Tài chính, do đó các quyết định của SCIC còn nặng tính hành chính, phụ thuộc vào quyết định của chính phủ. Hơn nữa ở Temasek, tính minh bạch được đánh giá là một trong ưu điểm vượt trội của mô hình này, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Hằng năm Temasek đều công bố báo cáo, cung cấp khá đầy đủ những thông tin tài chính và cả những thông tin về tổng tài sản nắm giữ, các danh mục tài sản theo khu vực và quốc gia; trong khi đó SCIC lại chưa làm được điều này, ngoài một vài thông tin trên trang web của tổng công ty thì hầu như SCIC không hề có bất kỳ báo cáo tài chính công khai nào. Mặt khác, trong khi cổ phần và danh mục đầu tư năng động của tập đoàn này chủ yếu trong những lĩnh vực chủ chốt, có tính chất quyết định đến nền kinh tế quốc gia thì các danh mục đầu tư của SCIC còn khá dàn trải. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý SCIC là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của SCIC. 2. Hoạt động của SCIC Việt Nam trong thời gian qua Một là, hoạt động thoái vốn tại một số DN.Với chủ trương của Chính phủ là nhanh chóng tái cơ cấu vốn NN tại DN theo hướng giảm tỉ lệ vốn NN tại các ngành, lĩnh vực NN không cần nắm giữ hoặc chi phối nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NN và huy động thêm nguồn lực xã hội để phát triển sản xuất của các DN. Ngay từ những năm đầu thành lập SCIC đã thực hiện hoạt động thoái vốn tại các DN mà NN không cần nắm giữ. Cụ thể là năm 2006, Tổng công ty chỉ bán vốn tại 4 DN thì năm 2012 con số đó là 37 DN thông qua hình thức đấu giá công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật. Việc đẩy mạnh hoạt động bán vốn không cần nắm giữ tại các DN là một trong những hoạt động chính hiện nay của SCIC với mục tiêu đặt ra tái cơ cấu danh mục đầu tư do SCIC quản lý theo hướng hiệu quả, đảm bảo định hướng đầu tư lâu dài của NN. Tuy nhiên hoạt động thoái vốn của SCIC đang diễn ra chậm và gặp không ít khó khăn so với mục tiêu mà SCIC đã đặt ra ban đầu là 262 DN, nguyên nhân có thể là do lượng cầu trên thị trường chứng khoán giảm, tính thanh khoản kém gây khó khăn trong việc bán vốn đồng thời danh mục bán vốn của SCIC gồm nhiều DN nhỏ, hoạt động kém hiệu quả có tỷ lệ sở hữu vốn của SCIC thấp nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Do đó lượng vốn NN của SCIC trong các DN đang còn quá dàn trải.

1. Tập đoàn SCIC (State Company of Investment and Commerce) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn NN (SCIC) được thành lập vào năm 2005, trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách DN nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NN. Được coi là đại diện duy nhất chủ sở hữu vốn NN tại các DN, thực hiện quyền đầu tư tài chính, kinh doanh vốn theo những quy luật thị trường, SCIC đã thể hiện một bước tiến mới trong mối quan hệ giữa NN và DNNN theo những nguyên tắc sau: - Tách quyền quản lí NN khỏi quyền quản lí kinh doanh và tách quyền chủ sở hữu vốn NN tại DN với quyền sử dụng vốn NN. - Chuyển việc quản lí DN có vốn của NN từ phương thức hành chính sang phương thức kinh doanh vốn. - Đổi mới cơ chế đầu tư kinh doanh vốn của NN vào các nghiệp vụ phù hợp với cơ chế thị trường, chuyển từ cơ chế bao cấp về vốn sang hình thức đầu tư tài chính vào DN. - Tạo công cụ để đẩy nhanh quá trình cải cách sắp xếp và chuyển đổi DNNN, thúc đẩy thị trường vốn và thị trường chứng khoán phát triển. - Làm đầu mối để hỗ trợ các DN trong việc tiếp cận các hỗ trợ của NN để chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay vai trò của SCIC trên thị trường còn mờ nhạt,

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên
Hai là, đầu tư vào các ngành mũi nhọn: Điện lực,Dầu khí, năng lượng cơ sở hạ tầng. SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn NN tại các DN, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế NN. SCIC quản lý danh mục đầu tư gồm các DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin… Cụ thể trong năm 2012, Tổng công ty đã hợp tác cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư các dự án điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Thác Bà, Hải Phòng và Quảng Ninh, xúc tiến phối hợp các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm như trụ sở Bộ Ngoại giao ở nước ngoài, một số cảng biển, tuyến đường quan trọng, đầu tư thêm hơn 1,000 tỷ đồng vào Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Đây cũng có thể coi là sự cố gắng của SCIC khi chuyển từ việc quản lý các danh mục đầu tư sang chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở các ngành mũi nhọn. Những hoạt động này cho thấy SCIC đang hướng đến mô hình Temasek của Singapore. Tuy nhiên SCIC chưa thực sự minh bạch như Temasek. Ngoài một số rất ít thông tin công bố trên báo chí, hầu như SCIC không công khai báo cáo tài chính định kỳ, không có kiểm toán độc lập và đặt biệt là không phân biệt ranh giới giữa quyết định thương mại và quyết định chính sách. doanh, ngân hàng nào nhận được khoản tiền gửi này và lãi suất ra sao?..... Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng siêu tổng công ty này đang sử dụng nguồn vốn chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nhiều DN đang gặp khó khăn về vốn và vay vốn với lãi suất cao thì SCIC có thể cứu các DN trước những khó khăn hiện tại về vốn hoặc SCIC nên mua trái phiếu Chính phủ trong thời điểm khó khăn huy động vốn bằng trái phiếu thay vì đem hàng chục ngàn tỉ đồng gửi ngân hàng để lấy lãi. Ở khía cạnh khác, nhiều ý kiến cho rằng đó là những bước đi đúng đắn của SCIC trong tình hình kinh tế hiện nay,trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì số lượng DN phá sản ở VN ngày càng tăng vì thế để tránh rủi ro cho vay từ các DN thì việc gửi tiết kiệm là việc làm đúng; mặt khác ngân hàng cũng là kênh đầu tư có tính an toàn và sinh lời trong khi nguồn vốn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư phù hợp. Doanh thu từ hoạt động gửi tiết kiệm chiếm đến 40.32% doanh thu trong năm 2012 của của SCIC, nếu với mức lãi suất cơ bản khoảng 8% như năm 2012 thì con số thực tế gửi ngân hàng là 19,600 tỷ đồng. Tuy nhiên hoạt động gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi của SCIC đã được diễn ra từ nhiều năm trước đây nhưng những con số cụ thể này lại không được SCIC thông báo một cách công khai điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tính minh bạch của một mô hình “siêu tổng công này”.Dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa, khi một tổng công ty lớn và chiến lược kinh tế ở Việt Nam với một bộ máy quản lý đồ sộ thì việc doanh thu phụ thuộc phần lớn vào tiền lãi gửi ngân hàng và tiền thu cổ tức ở một số DN lớn thì tính chuyên nghiệp và năng lực quản lý của tổng công ty này vẫn chưa thực sự thuyết phục. 3. Ảnh hưởng SCIC đối với nền kinh tế Năm 2006 từ khi SCIC đi vào hoạt động ổn định, xác định tầm quan trọng của hệ thống người đại diện trong công tác quản lý vốn NN tại DN, SCIC đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng cơ chế làm việc và cộng tác phối hợp giữa SCIC với người đại diện. Thông qua hệ thống người đại diện, với tư cách là cổ đông, Tổng công ty đã triển khai các hoạt động tư vấn, giám sát, quản trị góp phần giúp các DN có vốn NN nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo các quy chế của SCIC, người đại diện là người được có cấp thẩm quyền bầu cử, ủy quyền hoặc thuê làm đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các DN và thay mặt Tổng công ty quản lý phần vốn đầu tư tại các DN này. Quy chế về người đại diện được soạn thảo tỉ mỉ, khoa học đã phần nào giúp minh bạch và công khai giữa chức năng quản lý và chức năng hành chính khiến các DN có vốn NN bình đẳng với các loại hình DN khác, hạn chế cẩu thả trong các quyết định kinh doanh. Có thể nói, mô hình hoạt động của SCIC cũng như cơ chế phối hợp với người đại diện, góp phần từng bước hạn chế sự can thiệp hành chính của cơ quan quản lý NN vào hoạt động của DN đã bước đầu đem lại hiệu quả. Với vị thế là Tổng công ty quản lý và đầu tư vốn của NN, SCIC đã thiết lập quan hệ với các đối tác cả trong và ngoài nước, hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới WB, Tập đoàn đầu tư Temasek (Singapore), Tập đoàn Merrill Lynch (Mỹ), Công ty Đầu tư chứng khoán Hàn Quốc… để tiếp thu và học hỏi những mô hình quản trị hiện đại tiên tiến của quốc tế và mở ra. Ngoài ra, Tổng công ty quản lý và đầu tư vốn SCIC còn có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ NN kiểm soát tốt hơn nền kinh tế. Với lợi thế số vốn lớn, tổng số vốn đầu tư của SCIC tính đến nay đã đạt gần 9,300 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cố phiếu, trái phiếu của các DN, góp vốn thành lập DN mới, đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh với vai trò cổ dông NN,… Như vậy chúng ta có thể hy vọng SCIC sẽ dùng số vốn này đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực trước mắt chưa có lãi với mục đích là thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. SCIC đã giúp hạn chế tình trạng trì trệ trong hoạt động của các DN NN và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty này trước thực trạng các DN nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều. Chẳng hạn, Tổng công ty đã hợp tác cùng Tập đoàn Điện lực EVN đầu tư các dự án điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Thác Bà, Hải Phòng và Quảng Ninh, đang xúc tiến phối hợp với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để triển khai các dự án trọng điểm như trụ sở Bộ Ngoại giao ở nước ngoài. Cũng với cách làm này SCIC áp dụng cho các ngành khác như xi măng và gần đây nhất là vào tháng 6/2013 SCIC xác định chiến lược đầu tư và tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại Việt Nam bao gồm các lĩnh vực như: Cầu, đường, cảng hàng không, cảng biển... SCIC cũng đang xúc tiến xem xét báo cáo Thủ tướng để mua lại phần vốn đầu tư ngoài ngành của một số tập đoàn, chuyensantcnh@uel.edu.vn

29

Ba là, hoạt động gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng: Năm 2012 SCIC mang gần 20.000 tỷ đồng gửi vào ngân hàng lấy lãi. Báo cáo của SCIC cho hay doanh thu tài chính năm 2012 đạt 1.568 tỷ đồng lợi nhuận từ khoản tiền gửi ngân hàng . Từ thông tin này nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Là vì sao SCIC lại đi gửi vốn vào ngân hàng trong khi các DN khác đang “ khát” vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh

30

lăng kính sinh viên
Tổng công ty… Tóm lại với lợi thế về vốn, Tổng công ty SCIC đã đóng góp ngân sách NN, giúp NN đầu tư hiệu quả, một phần hỗ trợ NN kiểm soát tốt hơn nền kinh tế. Không chỉ thực hiện tái cơ cấu phần vốn tại các DN, SCIC còn đem lại các giá trị gia tăng cho DN trong danh mục quản lý thông qua việc giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đó tăng giá trị của DN và phần vốn NN tại DN. Trên thực tế, hầu hết các DN sau khi chuyển giao về SCIC đều đạt tốc độ tăng trưởng khá. Một số ví dụ điển hình như Công ty cố phần sữa Việt Nam Vinamilk lũy kế thu cổ tức về cho cổ đông NN đến hay hơn 2600 tỷ đồng gấp hơn ba lần số vốn NN đầu tư ban đầu. Hay Công ty cố phần Viễn thông FPT lũy kế thu cổ tức gần 500 tỷ đồng gấp hơn ba lần giá trị vốn NN đầu tư ban đầu, Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam có tổng lợi nhuận trước thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 68,58%/năm. Với vai trò là cổ đông năng động, SCIC đã hỗ trợ các DN trong việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược trong nước và ngoài nước giúp gia tăng giá trị DN và phần vốn NN tại DN. Có thể nói SCIC đã có những đóng góp nhất định trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách DN nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của NN. Nhưng bên cạnh đó, SCIC vẫn còn những tồn tại chưa được giải quyết triệt để. quan chức ở các Bộ thường có óc phán xét thiên về chủ quan không bắt kịp với thực tế. Mặt khác, mối liên hệ trước kia của các lãnh đạo sẽ làm cho việc độc lập hóa trong hoạt động SCIC trở nên khó khăn hơn. Hai là, SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt trực thuộc chính phủ nên khả năng bị chi phối, phụ thuộc quá nhiều vào NN trong việc ra quyết định dẫn đến những quyết định lệch lạc. Việc lệch lạc ở đây không hẳn là những quyết định có sự ảnh hưởng của chính phủ là sai lầm mà nó còn là sự lệch lạc khỏi ý định ban đầu khiến cho hoạt động của công ty có thể bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh hiện tại, có thể khẳng định chắc chắn SCIC vẫn chưa tách hẳn khỏi áp lực của NN trong hoạt động của mình nhưng nhiều trường hợp Tổng công ty cũng tự cho mình quyền hạn có thể dùng nguồn vốn dồi dào can thiệp vào những bất ổn của thị trường. Ba là, trở ngại lớn nhất của SCIC hiện nay là phần vốn NN trong các DN đang được đầu tư quá dàn trải trong một thời gian dài. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu đầu tư phát triển của các bộ, ngành và địa phương là rất lớn trong khi khả năng đầu từ vốn từ ngân sách NN cho đầu tư phát triển lại hạn chế (chỉ đáp ứng được từ 40 - 50% nhu cầu) dẫn đến tình trạng các địa phương đều muốn kéo vốn về ngành mình, địa phương mình thậm chí ngay khi cả chưa có dự án. Ngoài ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn bổ sung của ngân sách trung ương. Chính vì vậy, để sử dụng và quản lý nguồn vốn này hiệu quả hơn trước mắt cũng như thời gian dài cần bán bớt số vốn NN đầu tư ở các công ty và số tiền này được thu để dùng đầu tư vào các dự án có hiệu quả. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC Một là, bộ máy quản lý chưa chuyên nghiệp. Bộ máy quản lý hiện nay của SCIC hầu như là các quan chức của bộ ngành liên quan và chủ DN của các DN thành viên cũ. Vấn đề đặt ra là liệu kiến thức chuyên môn của các quan chức này có phù hợp với vị trí mà họ đảm nhiệm, cũng như năng lực thật sự của họ có đảm bảo cho hoạt động trơn tru của một guồng máy khổng lồ như SCIC? Hầu hết các quan chức chủ chốt đều lấy từ Bộ tài chính hoặc một số bộ ngành khác. Việc quản lý các Bộ khác với việc quản lý một DN và làm tốt công việc ở Bộ chưa hẳn đã chứng minh rằng sẽ làm tốt điều đó trong việc quản lý SCIC. Hơn nữa Với những khó khăn mà SCIC đang đương đầu đòi hỏi chính bản thân Tổng công ty và cả NN có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Trước hết, cần xây dựng cơ chế đầu tư hiệu quả, công khai minh bạch đối với các dự án đầu tư. Cải cách hiệu quả và tính minh bạch của cơ chế quản lý vốn NN là rất quan trọng. Việc thành lập SCIC là cơ quan duy nhất nắm quyền sở hữu vốn NN của DN NN được cổ phần hóa, đánh giá và giải thể những DN kém hiệu quả nằm trong cơ cấu thể chế mới nhằm cải thiện quản lý vốn. Khi chuyển quyền sở hữu ra khỏi các bộ ngành và cơ quan chính phủ sẽ loại bỏ được các mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi giữa sở hữu và ra quyết định nhưng đồng thời lại nảy sinh nguy cơ các giao dịch không minh bạch liên quan đến những khoản tiền khổng lồ. Và để kiểm soát nguy cơ này, tiền đề cần thiết là phải công khai minh bạch các quyết định đầu tư cũng như những chỉ số kinh doanh, đặc biệt là nên công bố các báo cáo tài chính hằng năm của Tập đoàn và Công ty thành viên. Bên cạnh đó, SCIC cần duy trì bộ máy quản lý hiệu quả, Temasek của Singapore có một bộ khung kỷ luật toàn diện liên quan đến lãnh đạo tốt và kỷ luật tài chính. Temasek cũng không ngừng xem xét hoạt động tài chính của chính mình qua những đánh giá của các cơ quan lượng giá quốc tế và kiểm toán độc lập quốc tế. Để SCIC có thể thành công được như Temasek thì ngay từ đầu chúng ta cần phải tổ chức được một bộ máy quản lý hiệu quả và thủ lĩnh phải là người có năng lực thực sự. Nếu không đảm bảo được điều này thì vô hình chung Tổng công ty lại trở thành một cấp quản lý nữa của DN NN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. http://www.kinhte24h.com/view-gh/55/77829/ [2]. http://luattaichinh.wordpress.com/2009/11/29/ phn-tch-m-hnh-scic/ [3]. http://www.scic.vn/ [4]. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/scic-guigan-1-ty-usd-von-nha-nuoc-vao-ngan-hang-laylai-704359.htm

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên

31

CỦA

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
MINH THƯ
K10404

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG KHI THAM GIA
HẢI YẾN
K11404

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

THANH DUNG
K11404

Trong nền kinh tế ngày càng phát triền, việc hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế là xu hướng tất yếu của bất cứ quốc gia nào. Năm 2007, việc gia nhập WTO đã đánh dấu một bước mở cửa quan trọng “theo chiều rộng” với những cam kết mở cửa ở mức độ tương đối áp dụng chung cho 150 thành viên. Bên cạnh đó, việc ký kết hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (2010) lại là một hình thức hội nhập “theo chiều sâu” với những cam kết mạnh mẽ hơn và mức độ tác động tới mỗi ngành kinh tế phức tạp hơn. Lĩnh vực Ngân hàng cũng đón nhận những thay đổi, những cơ hội và không ít những thách thức trong tiến trình hội nhập này. Bài viết hướng tới một cái nhìn tổng quan về cơ hội và thách thức của hệ thống Ngân hàng khi Việt Nam gia nhập hiệp định quan trọng này. giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền. Điểm nổi bật nhất của TPP là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.Hiện nay, TPP đã phát triển và mở rộng phạm vi với 12 nước (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản). Khởi động đàm phán từ tháng 10-2010, đến nay (tháng 7/ 2013), Việt Nam đã qua 17 vòng đàm phán TPP. 1.2. Cơ hội và thách thức Việt Nam khi tham gia TPP Cơ hội: TPP được biết đến như một hiệp định của thế kỉ XXI khi lần đầu tiên một hiệp định mà đối với các quốc gia khi tham gia có thể nhận được sự ưu đãi và cắt giảm những hàng rào không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà còn cả các lĩnh vực phi thương mại. Đối với Việt Nam, thứ nhất chuyensantcnh@uel.edu.vn

1. VIỆT NAM VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1. Sơ lược chung về Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - gọi tắt là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu

32

lăng kính sinh viên tham gia TPP chính là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội động lực giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế khi cánh cửa lưu thông về hàng rào thuế quan, đầu tư được mở rộng hơn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, buộc chính các DN trong nước đặc biệt hai trụ cột trong nền kinh tế là DNNN và các NH tự bản thân phải phấn đấu thay đổi, sáng tạo và không ngừng phát triển khi sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt có thể bị tụt lại phía sau bất cứ lúc nào theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Qua đó, những DN mạnh còn lại chính là những trụ cột cho nền kinh tế nước nhà đây cũng chính là những mục tiêu mà Nhà nước ta đang hướng tới. Thứ hai, TPP thu hút các công ty quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, không chỉ mang theo vốn, nhân lực mà còn công nghệ hiện đại hóa, nâng cấp chất lượng hàng hóa, dịch vụ đồng thời phát triển mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng, thị trường mua sắm được mở rộng, sản phẩm ngày càng đa dạng hóa. Thứ ba, TTP tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu khi những đối tác tham gia TTP cũng chính là những đối tác chính trong cán cân thương mại của nước ta, tiếp cận với hàng rào thuế quan thấp đặc biệt. Đây là “giấy thông hành đặc biệt” để Việt Nam bước chân vào thị trường Mỹ cũng như thị trường may mặc EU khi những điều kiện được hưởng ưu đãi GSP không áp dụng cho nước ta.Và thứ tư, TTP giúp nước ta ngày càng nâng cao chất lượng lao động, môi trường cũng như yêu cầu về vệ sinh dịch tễ theo những quy định chuẩn mực mà TPP quy định. Thách thức: Song hành với những cơ hội mà Việt Nam có thể nhận được khi là thành viên của hiệp định này thì chúng ta cũng có thể thấy rõ không ít những trở ngại. Thứ nhất, cuộc điều tra về chỉ số môi trường kinh doanh được tiến hành vào tháng 7/2012 của Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã giảm xuống dưới chỉ số trung bình. Thứ hai, các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thiếu kinh nghiệm quản lí, qui mô còn nhỏ và khả năng cạnh tranh yếu. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và còn kém phát triển khiến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với việc đầu tư vào Việt Nam không cao. Thứ ba, các thủ tục hành chính ở Việt Nam còn quá rườm rà, gây nhiều cản trở cho các hoạt động kinh doanh ví dụ như các bước thủ tục, thời gian và chi phí cho việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh hay thuộc nhóm tiêu tốn nhiều thời gian nhất để đáp ứng các nhu cầu về thuế, việc xin giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt pháp lý hay nhập khẩu hàng hóa... Thứ tư, đòi hỏi khắt khe trong các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ (SHTT) của các bên tham gia hiệp định (mà đặc biệt là Mỹ) khiến Việt Nam gặp thêm một thách thức lớn. Có văn bản pháp luật đầy đủ nhưng thực tế việc thực thi quyền SHTT còn nhiều hạn chế, hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thấp, tính minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét… dẫn đến trình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra khá phổ biến. Hầu như mọi chủng loại sản phẩm hàng hoá đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm quyền sở hữu. 2. TPP VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát tình hình hiện nay của hệ thống NH Trải qua hơn 1 năm tiến hành tái cấu trúc, hệ thống NH đã đạt được những thành công nhất định: về tốc độ tăng trưởng tính đến cuối tháng 6/2013 tăng 4,5% so với cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đạt khoảng 4,65% bên cạnh đó với sự ra đời của công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) - một biện pháp mạnh tay “chi tiền” của NHNN trong thời gian tới với hi vọng sẽ giảm thiểu nợ xấu trong thời gian qua gây khó khăn cho toàn hệ thống NH ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và dự kiến sẽ giải quyết khoảng 20 - 30% tỷ lệ nợ xấu trong năm nay. Tuy nhiên, hệ thống NH cũng gặp không nhỏ khó khăn trong việc thanh khoản khi nợ xấu làm ứ đọng nguồn vốn của NH, nguồn nhân lực còn hạn chế về kĩ thuật đặc biệt gần đây vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhân viên NH, quản trị kém làm thất thoát hàng chục tỷ đồng gây hoang mang trong người dân tác động không nhỏ đến lòng tin của người dân Việt Nam tới hệ thống NH nước nhà. Bên cạnh đó, công nghệ điển hình như core banking hay sự đa dạng cũng như chất lượng dịch vụ của NH Việt Nam hiện nay còn hạn chế chưa đáp ứng được những dịch vụ lớn và rộng lớn trên toàn thế giới. 2.2. Cơ hội TPP mang đến cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Nhìn một cách tổng quan, TPP mang lại cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam những cơ hội phát triển lớn: Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng Hiệp định TPP đã mang đến một môi trường đa phương hóa, toàn cầu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Ngân hàng hiện nay có thể cung cấp các thông tin kinh tế thường xuyên và liên tục trên các báo giấy, báo mạng, cập nhật các tin tức chính xác nhất từ các ngân hàng trong và ngoài nước về tình hình tài chính trên thế giới cũng như của Việt Nam. Song song với điều này, việc ký kết TPP dẫn đến tự do hóa nguồn vốn đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến vốn, ngoại tệ dễ dàng, nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn cho khách hàng của mình. Từ đó là tăng thêm mức độ tin cậy, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp với ngân hàng. Hệ thống NH tiếp cận với những công nghệ mới hiện đại Việc ký kết hiệp định TPP đã tạo nên mối quan hệ tài chính khắng khít giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong hệ thống. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong nước đầu tư mạnh mẽ, đưa khoa học ứng dụng vào thực tế Việt Nam, thông qua đó phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn. Ngày nay, việc bố trí các máy ATM rộng rãi, cung cấp thẻ visa để khách hàng có thể rút tiền ở bất cứ mọi nơi,… cùng nhiều công nghệ mới ngày càng được nâng cao đã góp phần đưa thị trường tài chính Việt Nam nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn mới đặc biệt là nguồn ngoại tệ Hiệp định TPP khi được ký kết sẽ nằm trong xu thế chung toàn cầu về tự do hóa tài chính, tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp vào ra giữa các quốc gia với nhau. Do đó, TPP thành công sẽ mở rộng phạm vi tự do hóa ở mức độ rộng nhất. Các tài khoản vốn được tự do luân chuyển qua biên giới giữa các nước thành viên đã mang đến điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung hay hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên riêng khả năng tiếp cận được nguồn vốn mới dễ dàng hơn, đặc biệt là nguồn ngoại tệ dồi dào mà nước ngoài mang đến theo tỷ giá hối đoái do thị trường quy định. 2.3. Thách thức mà TPP mang lại cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thứ nhất, các ngân hàng (NH) nước ngoài đã hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam và việc cải cách pháp lí đang dần tạo điều kiện tham gia cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và trong lĩnh vực tín dụng NH nói riêng cho phép các NH nước ngoài tham gia tái cấp vốn, tái chiết khấu, swap, forward,… các giao dịch thanh toán quốc tế, tín dụng, dịch vụ tư vấn môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển DN hấp dẫn từ sự chuyên nghiệp nghiệp và dịch vụ có chất lượng cao cũng như lợi thế về ngoại tệ so với các NH trong nước giúp các NH nước ngoài có thể tạo được uy tín đáng kể đến khách hàng Việt Nam gây áp lực lớn lên chính các NH nước nhà. Trong khi đó, các NH trong nước hiện nay chưa chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, công nghệ chưa được coi yếu tố hàng đầu để nâng cao sức cạnh tranh, cơ chế quản lí chưa hoàn thiện, việc hội nhập Quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro hệ thống NH. Hơn nữa, nhìn chung sự liên kết giữa các NH còn manh mún và thiếu sự gắn kết để có sự ứng phó với nguyên cơ bị các NH nước ngoài thâu tóm và sáp nhập? Thứ 2, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa mang nặng tính răn đe thúc đẩy các NH tuân theo và thực hiện đồng bộ. Những bất ổn về kinh tế vĩ mô ở trong nước và trên Thế giới và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát đã đặt hệ thống NHTM trước những rủi ro rất lớn về lãi suất và tỷ giá đối hoái. Những biến động đột ngột về lãi suất cùng với những biện pháp điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính đã khiến cho các NHTM thường xuyên trong trạng thái đối phó, khi thì chạy đua tăng lãi suất huy động, khi lại giữ lãi suất cho vay ở mức rất cao để phòng ngừa biến động lãi suất hiện tượng vượt trần lãi suất diễn ra rất phổ biến làm giảm hiệu lực của các chính sách tiền tệ. Đồng thời làm suy giảm đạo đức kinh doanh của không ít cán bộ quản lí, làm giảm lòng tin của người dân vào các NH trong nước mà đặc biệt là các NHNN. Thứ 3, tình hình hoạt động của các ngân hàng không tốt và nhiều bất hợp lí để phù hợp với xu thế của Ngân hàng hiện đại. Tại các NHTM Thế Giới tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 60-70% còn 30-40% còn lại sẽ dùng để đầu tư các công cụ có thanh khoản cao, trong khi các Ngân hàng Việt Nam lại chủ yếu đầu tư vào tín dụng (năm 2011: tỷ lệ sử dụng vốn trong Ngân hàng dao động từ 83- 96%). Tỉ lệ tổng tín dụng trên tổng số vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn huy động vào lại có dấu hiệu giảm. Đến ngày 31/5/2013, tổng tài sản, vốn điều lệ và vốn tự có của các ngân hàng đều tăng mạnh so với tháng 4 và đầu năm, đồng thời đang ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2012 . Tổng tài sản của toàn hệ thống tăng thêm gần 140.000 tỷ, tương đương 2,74%, với mức tăng chủ yếu đến từ các NHTMNN gần 64.000 tỷ đồng (2,9%), của NHTMCP hơn 22.500 tỷ (1,04%) và của các ngân hàng liên doanh, nước ngoài gần 54.000 tỷ (9,7%). cảnh giác trước nguy cơ đảo chiều dòng vốn hoặc hạn chế tỷ giá hối đoái. Nhất là khi các biện pháp kiểm soát nguồn vốn chưa thể ổn định thị trường ngoại hối và tránh nợ nước. Bất cứ một cuộc chơi nào cũng có những cái “được” và “mất” . Quan trọng hơn hết là khi nhận ra được những thách thức, ta cần phải chuẩn bị và thực có hiệu quả các phương án ứng biến. Để gặt hái lợi ích cao nhất từ TPP, bên cạnh việc nâng cao năng lực đàm phám, ký kết thì việc công tác chuẩn bị về mặt chính sách, luật pháp và qui định, cứng rắn hơn trong việc thực hiện và kỉ luật để củng cố niềm tin của đối tác. Đồng thời, chính phủ cũng cần tăng cường thông tin, nâng cao hiểu biết để các cơ quan, tổ chức, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẵn sàng tham gia hiệp định này.

33

Tăng trưởng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng 5 tháng đầu năm

Nguồn: NHNN Tuy nhiên, thời gian qua, khi một số ngân hàng hạ lãi suất xuống dưới 7,5% ngay lập tức đã tạo ra hiện tượng khách hàng đến rút tiền, tìm tới những ngân hàng có lãi suất cao hơn để gửi. Đến nay, sau 1 thời gian hạ sâu lãi suất thì huy động vốn của những ngân hàng này có dấu hiệu chậm lại. Thêm vào đó, nợ xấu ngân hàng vẫn đang đứng ở mức cao. Thứ 4, Hiệp định TPP khi được ký kết sẽ nằm trong xu thế chung toàn cầu về tự do hóa tài chính, tạo điều kiện cho dòng vốn đầu tư gián tiếp vào ra giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, sự gia tăng dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài vào cũng làm gia tăng mối lo ngại về bong bóng giá tài sản và vấn đề rút vốn đột ngột có thể sẽ gây mất ổn định cho quốc gia nhận vốn. Còn đối với dòng vốn ra, chúng ta sẽ phải

Tài liệu tham khảo
[1]. Website bộ Tài chính [2]. Bách khoa Toàn thư mở [3]. www.vietnamplus.vn [4]. Tạp chí Tài chính [5]. hTPP://cafef.vn/ [7]. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - www.sbv.gov. vn [6]. vneconomy.vn

chuyensantcnh@uel.edu.vn

34

lăng kính sinh viên

BÀN TAY MA THUẬT trong THẾ GIỚI TÀI CHÍNH
NGUYỄN NGỌC THẢO HIỀN
K11404A K11402B

NGUYỄN THỊ HOÀNG LINH

TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
K12404B

Bàn tay ma thuật trong thế giới tài chính là cụm từ để ám chỉ về Chiêm tinh học tài chính. Phương pháp phân tích phát triển ở phương Tây. Để tìm hiểu về lĩnh vực còn khá mới mẻ này, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa chiêm tinh học và thiên văn học. Chiêm tinh học có mục đích phán đoán tương lai, quá khứ, số phận hay tính cách của con người (hoặc các thực thể liên quan mật thiết tới con người). Trong khi đó Thiên văn học tập trung giải thích cấu trúc của các thiên thể, không gian và các hiện tượng xảy ra phía ngoài khí quyển Trái Đất. Trong quan điểm hiện đại, Thiên văn học được coi là một môn khoa học với hệ thống cơ sở chắc chắn, nhiều lý thuyết và mô hình được kiểm chứng không ngừng bằng thực nghiệm. Còn Chiêm tinh học không phải một khoa học, mà chỉ là một phần của văn hóa và tín ngưỡng. Trong sự phát triển không ngừng của khoa học hiện tại, chiêm tinh học tài chính mặc dù chưa được giới học giả công nhận là có liên quan hoặc tuân theo các học thuyết kinh tế nhưng cũng đã chiếm được vị trí quan trọng đối với giới học giả kinh tế và công chúng. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng chiêm tnh tài chính vào nền kinh tế Việt Nam là cần thiết nhằm mang lại cơ hội phát triển cao nhất. 1. Giới thiệu bài viết Bài viết nằm trong khuôn khổ giới thiệu sơ lược về Chiêm tinh học tài chính. Một kĩ thuật phân tích nổi tiếng của phương tây và được áp dụng rộng rãi tại nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp… Giai đoạn 2008 bóng đen khủng hoảng bủa vây thị trường tài chính thế giới sụp đổ khiến nền kinh tế thế giới chao đảo. Đứng trước những bóng đêm triền miền không vực sâu, khi mà những lý thuyết kinh tế hiện tại không thể hoặc lý giải không thỏa đáng về cuộc khủng hoảng thì chiêm tinh tài chính đã làm xuất sắc nhiệm vụ lý giải này. Lật lại lịch sử những biến cố lớn của nền kinh tế, những nhà chiêm tinh học đã phơi bày ra những nguyên nhân chặt chẽ, sắc bén đến đáng sợ và được công chúng công nhận. Để rồi ở thời điểm hiện tại, chiêm tinh học tài chính đóng vai trò quan trọng, ngang hàng với những lý thuyết kinh tế đương thời trong việc giải thích, dự đoán nền kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục sau khủng hoảng. Bài viết sẽ trình bày rõ hơn nhưng thuộc tính, nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực này cũng nhưng phân tích các hiện tượng kinh tế nổi tiếng được lý giải bằng phương pháp này để mọi người hiểu về Chiêm tinh học tài chính. 2. Câu chuyện từ chiêm tinh học thần thoại đến chiêm tinh tài chính Chiêm tinh học đã đóng một vai trò quan trọng trong xã hội kể từ khi bắt đầu có nền văn minh thế giới và thậm chí có thể đã có từ trước đó. Lịch sử chiêm tinh học đã có từ rất lâu; người ta tin rằng nguồn gốc của nó bắt đầu ở Hy Lạp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, chiêm tinh học đã ra đời trước đó rất nhiều và người Ai Cập cổ đại đã ứng dụng thuật ‘’bói toán’’ này để tiên đoán hầu hết các vấn đề diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Và Ai Cập là đất nước có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của chiêm tinh học, những thăng trầm trong lịch sử Ai Cập đã để lại dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của ngành chiêm tinh học. Những đóng góp này thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển và tiến hoá của nhân loại. Không có một tài liệu chính xác về thời gian ra đời của chiêm tinh học tài chính, tuy nhiên chắc chắn rằng chiêm tinh tài chính là một nhánh của chiêm tinh học thông thường và đối tượng chính của nó là các hiện tượng, sự kiện kinh tế. Hiện nay, hiệp hội chiêm tinh nổi tiếng nhất là Liên đoàn chiêm tinh Mỹ. Được thành lập vào năm 1938, Liên đoàn chiêm tinh Mỹ (AFA) có các thành viên trong tất cả 50 tiểu bang và 56 quốc gia trên toàn cầu. AFA khuyến khích các nghiên cứu của tất cả các phương pháp khoa học của chiêm tinh học và thúc đẩy sự phổ biến kiến thức thiên văn và sự hiểu biết trên toàn thế giới, thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực chiêm tinh học. Thành viên của AFA bao gồm nhiều nhà chiêm tinh và các tác giả nổi tiếng nhất trên thế giới.

3. Chiêm tinh tài chính - ẩn số khoa học 3.1. Định nghĩa Chiêm tinh học tài chính (còn gọi là chiêm tinh học kinh doanh, chiêm tinh học kinh tế) là việc thực hành liên quan đến sự chuyển động của các thiên thể với các sự kiện trong thị trường tài chính. Việc sử dụng của chiêm tinh học trong thị trường tài chính không phù hợp với lý thuyết kinh tế hoặc tài chính tiêu chuẩn, nhưng có thể được coi là kinh tế không chính thống.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên
Việc thực hành của chiêm tinh học tài chính thực sự tin tưởng tuyệt đối rằng chiêm tinh học có giá trị và ảnh hưởng đến hành vi con người. Cộng đồng khoa học xem xét chiêm tinh học là khoa học không chính thống. Chiêm tinh học tài chính được áp dụng trong các cách sau: - Dự đoán xu hướng kinh tế lớn có liên quan đến chu kỳ nhất định, đặc biệt trên các chu kỳ của hành tinh bên ngoài. - Giúp nhà đầu tư tìm thấy những ngành công nghiệp tốt nhất để đầu tư có hiệu quả nhất trong một giai đoạn thời gian cụ thể dựa trên cấu hình hành tinh lớn. - Xác định ngày tốt nhất và thời gian để mua hoặc bán một cổ phiếu. - Chiêm tinh tìm ra thời điểm mua bán dựa vào chu kỳ và sự dịch chuyển của các thiên thể trong khi phân tích kĩ thuật tìm ra thời điểm mua bán dựa vào xu hướng thị trường, phân tích cơ bản tìm ra thời điểm mua bán dựa vào định giá. Tuy nhiên, chiêm tinh tài chính thường được sử dụng cùng với các lý thuyết phân tích kĩ thuật của thị trường chứng khoán và đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà chiêm tinh phát huy tài năng. Một trong những nhân vật thành công nhất trong lĩnh vực này phải kể đến William Delbert Gann (06/6/1878 - 18/6/1955) hoặc WD Gann, là một nhà kinh doanh tài chính đã phát triển các công cụ phân tích kỹ thuật được gọi là góc Gann, Quảng trường 9, hình lục giác... Gann dự báo thị trường dựa trên hình học, thiên văn học và chiêm tinh học, và toán học cổ đại. Bản chất của chiêm tinh là tính chu kì, do đó để hiểu rõ hơn về chiêm tinh tài chính, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu lý thuyết cơ bản về chu kì. Một số người tin rằng việc phân tích chu kỳ là chìa khóa cuối cùng để hiểu được diễn biến thị trường. Một phân tích chu kỳ bắt đầu với câu hỏi: khi nào nó sẽ đạt được mục tiêu hoặc khi nào bắt đầu các di chuyển. Chứ không phải là: thị trường sẽ di chuyển theo hướng nào và di chuyển bao xa. Nhiều công cụ kỹ thuật đòi hỏi một số xem xét thời gian: di chuyển trung bình, dao động lực, đường xu hướng (Sử dụng rộng rãi trong phân tích thị trường). Tuy nhiên, thời gian không được áp dụng một cách phù hợp hoặc đáng tin cậy. Ba đặc điểm chính của một chu kì: biên độ, thời gian, giai đoạn. + Biên độ: Đo chiều cao của sóng từ đáy đến đỉnh. Thể hiện bằng đồng, cent, tương đương điểm. Thay đổi một cách nhanh chóng vào các thời điểm, phương sai lớn biến động + Thời gian: Đo độ dài của thời gian giữa hai đáy chu kì. Thay đổi chậm hơn. + Giai đoạn: Thước đo của vị trí thời gian của một vùng lõm sóng. Cho phép các nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ dài chu kỳ khác nhau. Được sử dụng để xác định chu kỳ cuối cùng thấp Từ đó, có thể thấy rằng tất cả các biến động giá là sự bổ sung của tất cả các chu kỳ hoạt động. Mô hình giá được hình thành bởi sự tương tác của 2 hoặc nhiều hơn chu kỳ. Về lý thuyết, nếu chu kỳ thống trị có thể được đo lường và dự đoán, sau đó xu hướng giá trong tương lai có thể dự đoán kết quả. 3.2. Các nguyên tắc khi sử dụng chiêm tinh tài chính Hiện nay, trong xu thế biến đổi không ngừng của thị trường, người ta đã phát triển chiêm tinh tài chính như một sự dự đoán “Khoa học” cho sự đầu tư của mình nhằm thu lời cao nhất. Bởi suy cho cùng, mục đích chính của chiêm tinh là dự đoán cơ hội để thu lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, chiêm tinh tài chính không phải là đưa ra như những lời đoàn mò, hên ăn xui trật mà xoay quanh nó là những nguyên tắc vận dụng khắt khe, đa dạng và biến đổi theo thời gian. Đánh giá khách quan từ sự tương quan lịch sử giữa giá chứng khoán và sự chuyển động hành tinh rõ ràng thấy rằng chỉ có thể dự đoán trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc đánh giá mối quan hệ giữa giá cả và các hành tinh là số lượng lớn các biến có liên quan. Hầu hết các nhà chiêm tinh làm việc với ít nhất 9 hành tinh, 7 khía cạnh (góc khoảng cách giữa hai hành tinh), 12 ngôi nhà và 12 chòm sao, chưa nói đến các tiểu hành tinh, ngôi sao cố định, hoặc bất cứ thông số bổ sung được đề cập đến. Điều này tạo ra số lượng lớn các hoán vị có thể tương quan với xu hướng thị trường. Trong trường hợp không có địa chỉ liên lạc đối với biểu đồ thương mại đầu tiên của thị trường chứng khoán, rất khó để phân biệt xu hướng biến đổi của thị trường. Theo thời gian, biểu đồ này sau đó được phân tích về chuyển động, ảnh hưởng, và các giai đoạn chính của các hành tinh để xác định những khả năng biến động về giá của các cổ phiếu. Chiêm tinh tài chính chỉ thật sự phát huy tác dụng khi nó thật sự dự đoán chính xác sự thay đổi trên thị trường đầu tư. Dù không phải là tuyệt đối nhưng để đạt được xác suất cao nhất, các nhà chiêm tinh học cũng tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, sự sắp xếp hành tinh thuận lợi so với tài sản trong giai đoạn tốt sẽ có xu hướng tăng giá, trong khi các khía cạnh xấu từ tình trạng hành tinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự đảo ngược của thị trường. Ví dụ: một khía cạnh 90 độ của sao Thổ - sẽ thường đẩy giá cổ phiếu xuống. Như đã lưu ý, những tình huống mà hành tinh rõ ràng tốt hay xấu xảy ra phần lớn thời gian. Đây là lý do chính tại sao nhiều chiêm tinh lại rắc rối. Họ suy luận quá rộng trên cơ sở dữ liệu ít hoặc mơ hồ. Một chiến lược khôn ngoan hơn là không dự đoán vào các thời điểm của xung đột dữ liệu chỉ tiếp tục dự đoán khi các biến được xác định rõ ràng hơn. Ví dụ: một tình huống thể phát sinh trong đó có những ảnh hưởng của hành tinh quá cảnh từ sao Mộc và sao Thổ gây ảnh hưởng xấu nhằm khóa các hành tinh còn lại. Trong trường hợp này, một phân tích chiêm tinh có lẽ là tốt hơn là chờ khi ảnh hưởng hành tinh khác đến sao Mộc cân bằng. Do đó, phương pháp tốt nhất là chọn lọc của các hiểu biết về chiêm tinh chính xác tại bước ngoặt quan trọng trong thị trường. Vì vậy trong khi các số liệu không được rõ ràng và giá cổ phiếu sẽ biến động qua một ngày, một tuần hoặc thậm chí cả tháng, nhà chiêm tinh vẫn có thể xác định thời điểm quan trọng có một khả năng thu lợi lớn hơn nhiều so với sự dao động giá hằng ngày. Nắm bắt được những khoảng thời gian này vô cùng hữu ích cho các nhà kinh doanh, ngay cả khi nó chỉ xảy ra rải rác. Các yếu tố cơ bản để dự báo thị trường chứng khoán là không khác nhau so với tiêu chuẩn chiêm tinh. Chuyển động liên tục của các hành tinh thông qua các dấu hiệu hoàng đạo và nhà cung cấp khuôn khổ cho một mô hình chiêm tinh. Bảng dưới đây liệt kê các “biến” có liên quan để xem xét. Như chúng ta có thể thấy ở bảng 1, phần lớn các hành tinh ở đây được liệt kê như là “trung lập”. Có nghĩa là nó không có ảnh hưởng trên thị trường. Nó chỉ có nghĩa rằng tất cả mọi thứ bằng nhau, không có một xu hướng nội tại liên quan đến giá cả. Tất cả các hành tinh biểu hiện tích cực hay tiêu cực, có thể thể hiện một loạt các hiệu ứng giá tùy thuộc vào các hành tinh khác và bảng xếp hạng yếu tố khac nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Mặc dù tất cả các hành tinh và các ngôi nhà có một số xu hướng chuyensantcnh@uel.edu.vn

35

36
Hành tinh Mặt trăng

lăng kính sinh viên
Bảng 1. Yếu tố quan trọng của chiêm tinh
Biểu tượng Sư Tử Cự Giải Song Tử / Xử Nữ Kim Ngưu / Thiên Bình Bạch Dương / Thần Nông Nhân Mã / Song Ngư Ma Kết / Bảo Bình Bảo Bình Song Ngư Thần Nông Nhà 1;10 4 3 2;7 6 9;11 8;12 Xu hướng giá Trung lập Trung lập Trung lập/ Tích cực Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực Trung lập Trung lập Trung lập Trung lập/ Tiêu cực Trung lập/ Tiêu cực Mercury Ketu-Mercury Venus-Mercury Sun-Mercury Moon-Mercury Mars-Mercury Rahu-Mercury Jupiter-Mercury Saturn-Mercury Mercury Average (inc 19th century data) Average (ex 19th century data) 5/23/1896 - 5/24/1913 5/28/1919 - 5/24/1920 5/24/1936 - 3/25/1939 3/12/1944 - 1/16/1945 3/24/1952 - 8/23/1953 11/23/1959 - 11/19/1960 5/9/1971 - 11/25/1973 1/25/1986 - 5/2/1988 5/30/2000 - 2/7/2003 5/23/2016 - 5/24/2033 +0.2% -1.7%

Bảng 2. Chỉ số Công nghiệp Dow Jones từ năm 1896 đến nay
Dasha Period Dates in Effect Dow Jones - Begin 41* 109 155 140 268 675 932 1537 10,527 Dow Jones - End 54 92 140 154 272 610 854 2043 7864 Net Effect +32% -16% -10% +10% +1% -10% -8.4% 33% -25% Simple annual rate of return +1.9% -16% -3.4% +12% +1% -10% -3.3% +14.3% -9.3%

Mặt trời

Sao Thủy Sao Kim Sao Hỏa Sao Mộc Sao Thổ Sao Thiên Vương Sao Hải Vương Sao Diêm Vương La Hầu Kế Đô

Nguồn: modernvedicastrology.com/financial-astrology tự nhiên. Do đó, cuối cùng sẽ có hiệu lực trên thị trường hơn là tình trạng tạm thời. Ví dụ, một hành tinh tích cực như sao Kim nếu di chuyển trượt lên một hành tinh ảnh hưởng xấu như Kế Đô trong “ngôi nhà” tiêu cực như 8 là nhiều khả năng trùng với sự giảm giá trên thị trường. Đó là bởi vì xu hướng tăng giá theo qui luật của sao Kim đã bị kiềm chế, tuy nhiên điều này chỉ là tình trạng tạm thời. Ngược lại, mặc dù sao Thổ là hành tinh liên kết chặt chẽ nhất với thị trường giảm giá, nếu nó tạo thành một liên kết thuận lợi với các khía cạnh tích cực (ví dụ như 120 độ) liên quan đến hành tinh tốt, nó thường đánh dấu chu kì phục hồi giá cả. Đây là lý do tại sao xu hướng biến động về giá rất quan trọng để đưa vào bảng xếp hạng toàn bộ chứ không phải là sự chuyển động của một hành tinh duy nhất. Vì một sự di chuyển của hành tinh này sẽ dẫn đến những vị trí khác nhau trong bản đồ chiêm tinh từ đó mang lại vô số các mô hình chiêm tinh. Trong khi tìm hiểu các nguyên tắc khi dự báo về thị trường chứng khoán, có một lưu ý trọng tâm chính là bản chất dễ bị ảnh hưởng của sao Thủy. Chính điều này tạo nên lỗ hổng trong chu kì 3 năm hoạt động của sao Thủy. Điều này được rút ra từ thực tế thị trường trong những năm qua. Thành lập ngày 26 tháng 5 năm 1896, chỉ số Dow chỉ tính giá bình quân của 12 cổ

phiếu. Điều này làm cho dữ liệu ban đầu của nó ít đáng tin cậy để so sánh lịch sử. Chúng ta có thể thấy rằng chu kì hoạt động của sao Thủy thường không tương quan với giá cao hơn thậm chí giảm thấp hơn mức lịch sử 6% / năm đối với cổ phiếu. Thời gian thực hiện tốt nhất xảy ra trong quá trình sao Mộc-Thủy (1986-1989) nhưng ngay cả ở đó, sao Thủy tiết lộ xu hướng giảm kể từ khi nó đánh dấu sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử mà chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong phần sau. Ảnh hưởng tích cực nhìn tổng thể từ 1985-1988 phần lớn là ảnh hưởng trọng tâm của sao Mộc. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà thị trường tăng lớn nhất trong lịch sử xảy ra trong chu kì hoạt động của Sao Mộc từ 1981-1997. Tất cả dự đoán suy cho cùng cũng chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệt đối. 3.3. Sự kiện kinh tế nổi tiếng được lý giải bằng Chiêm tinh học tài chính Có lẽ quan trọng nhất là tử vi của thị trường chứng khoán New York (NYSE) được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1792. Chính “lá số” này đã giúp các nhà chiêm tinh học dự đoán, theo dõi và giải thích tất cả các hiện tượng quan trọng của thị trường này bởi sự quan trọng của nó lên thị trường kinh tế toàn cầu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chúng ta chỉ tìm hiểu kĩ về Sự sụp đổ của NYSE năm 1987 dưới góc nhìn Chiêm tinh tài chính. Thứ Hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987 đã đi vào lịch sử nước Mỹ - ngày hoang mang cực độ của ngành tài chính Mỹ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508.32 điểm xuống còn 1.739 điểm tương ứng 22.6% - mức giảm kỉ lục trong lịch sử thị trường

Nguồn: modernvedicastrology.com/financial-astrology chứng khoán. Mọi cố gắng nhằm làm cho nó ổn định lại đều thất bại. Chỉ trong một ngày, thị trường chứng khoán của Mỹ đã rơi vào trạng thái đóng băng. Bảng 3. Chỉ số Dow Jones từ ngày 1/7/1987 đến ngày 1/1/1988

Nguồn: gafin.vn Hậu quả của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ, mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Hiệu ứng Domino xaỷ ra vào cuối tháng 10, các thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm ghê gớm: Hong Kong đã tụt 45.8%, Australia 41.8%, Tây Ban Nha 31%, Anh 26.4% và Canada 22.5%. Việc sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ không phải là bất thình lình mà nó đã được dự báo trước. Các nhà chiêm tinh học đã sớm nhận ra một vài dấu hiệu cảnh báo. Khi đó, các biểu đồ NYSE đang chạy thời kì Sao Mộc - Sao Thủy. Cả hai đều là hành tinh tốt do đó, tác động tích cực đến xu hướng tăng giá. Thời kì của sao Mộc kéo dài 16 năm chỉ được xem như một ảnh hưởng nền. Quan trọng hơn vẫn là Sao Thủy, mặc dù khá, cũng được đặt trong nhà thứ 11 của lợi nhuận trong Kim Ngưu, quy tắc thứ 12 của mất mát và thứ 3 trung lập. Tuy nhiên, những lời khuyên quy mô theo hướng tiêu cực là nó tạo thành một hình vuông chặt chẽ với Sao Diêm Vương. Khía

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên cạnh khó khăn với bất kỳ hành tinh bên ngoài không bao giờ tốt, và điều này tạo ra một xu hướng sinh trong thủy ngân sẽ có xu hướng biểu hiện trong mức giá thấp hơn trong thời gian của nó. Hơn nữa, Sao Mộc phản đối vị trí sinh của nó và liên kết Mặt trăng. Điều này sẽ có xu hướng ảnh hưởng tích cực. Có khả năng ảnh hưởng thuận lợi dài hạn khác bao gồm Thiên vương tinh nằm cách Mặt trăng 4 cung, có cùng nguyên tố. Tuy nhiên, có một số lượng lớn quá cảnh tiêu cực ở đây. Hải Vương hình vuông chính xác các nút, trong khi sao Thổ vuông góc với sao Hỏa trong ngôi nhà thứ 2 của sự giàu có. Ngược lại xu hướng trượt giá có thể xảy ra khi Kế Đô nằm cùng cung với La Hầu được kết hợp với Sao Thủy. Ảnh hưởng quá cảnh giảm nhất là Sao Diêm Vương (phá hủy mạnh mẽ) lúc này nằm ở nhà thứ 4. Hãy để ý rằng chóp của Nhà này chính là Thiên Đế (I.C), điểm thấp nhất cùa biểu đồ, đại diện cho những thứ nằm dưới mặt đất. Ở cung đối diện là Sao Kim đại diện cho vật chất, tài sản. Đây là một khía cạnh rất rõ ràng tiêu cực. Hơn nữa, sao Hỏa nằm trong cùng 1 cung với sao Kế Đô và Hải vương tinh tạo ra sự tác động xấu, trong khi Sao Thủy (kinh doanh) ngay cạnh Sao Thổ (lỗ). Trên cơ sở chỉ những số ít nhỏ các yếu tố, nó đã rõ ràng rằng sự sụp đổ năm 1987 sẽ là xu hướng giảm theo thời gian đối với thị trường, và xác suất cao của một sự hạ giá đáng kể. 4. Bước chạm ngõ vào nền kinh tế VN Là một phương pháp phân tích phát triển ở các nước Phương tây nhưng Chiêm tinh tài chính còn mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bằng việc kết hợp chiêm tinh tài chính với các công cụ phân tích kỹ thuật, một số nhà kinh tế Việt Nam thấy được những góc nhìn về chỉ số của thị trường chứng khoán (TTCK). Chiêm tinh tài chính cho chúng ta các dự báo đáng tin cậy. Tuy nhiên, để có thể thực sự đạt được lợi nhuận trên TTCK thì cần phải có những công cụ của phân tích kĩ thuật để có thể phản ứng lại với các biến động bất ngờ của thị trường. Dưới đây là những hiện tượng chiêm tinh tài chính về chỉ số của HNX vào năm 2011. - Hiện tượng chiêm tinh thứ nhất: Vào ngày 19/4/2011, Sao Hỏa hợp góc 180 độ với Sao Thổ. Theo nghiên cứu của R. Merriman (2001) đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 82% cho sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp trong vòng 11 ngày. Khi thực hiện kiểm tra lại kết quả nghiên cứu của Merriman tại TTCK Việt Nam đối với lịch sử 6 năm của HNX Index, chỉ mới có 2 lần cặp góc trên xuất hiện để quan sát tác động của chúng lên thị trường tài chính. Lần đầu vào ngày 22/3/2007, tức chỉ lệch 3 ngày giao dịch so với đỉnh thực tế của thị trường. Lần xuất hiện thứ hai của cặp góc này vào ngày 8/4/2009, chỉ cách đỉnh chu kỳ chính 5 ngày giao dịch. Dù quá ít dữ liệu để thu được kết luận có ý nghĩa nhưng lịch sử 2 lần xuất hiện của cặp góc này đã gây nên tác động đảo chiều đối với HNX Index. Nếu như cặp góc này có ý nghĩa, HNX Index có khả năng đảo chiều trong khung thời gian giao dịch 7/4 đến 26/4/2011. Và bằng chứng là phiên giao dịch ngày 25/4/2011, sàn HNX đảo chiều tăng điểm. - Hiện tượng chiêm tinh thứ hai: Sao Kim giao hội (góc 0 độ) với SaoThiên vương vào ngày 22/4/2011. Theo nghiên cứu của R. Merriman đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 72% với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp trong vòng 12 ngày giao dịch. Tuy nhiên, với 5 lần xuất hiện tại sàn Hà Nội, kết quả khảo sát cho thấy mức độ tương quan của cặp góc này với chu kỳ sơ cấp của HNX Index là rất thấp nhưng lại có mức độ tương quan 60% với sự đảo chiều của chu kỳ chính trong vòng 3 ngày giao dịch. Nếu sử dụng kết quả trên, có xác suất 60%, HNX Index xuất hiện đáy từ ngày 19/4 đến 27/4/2011. Tương tự, vào ngày 27/4/2011, Kim tinh tạo góc 90 độ với Sao Diêm vương. Theo nghiên cứu của R. Merriman đối với TTCK Hoa Kỳ, cặp góc hành tinh có mức độ tương quan 68% trong vòng 9 ngày giao dịch với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam kết quả có sự khác biệt đôi chút. Qua 7 lần xuất hiện trong 6 năm, cặp góc này có mối tương quan thấp với sự đảo chiều chu kỳ sơ cấp nhưng lại có tương quan 85,71% với sự đảo chiều chu kỳ chính của HNX Index trong vòng 6 ngày giao dịch. Nói cách khác, với xác suất 85,71%, HNX Index có khả năng đảo chiều trong thời gian giao dịch từ ngày 20/4 đến 5/5/2011. Ngày 28/4/2011, mặt trời sẽ hợp góc 120 độ với Sao Diêm Vương. Qua 5 lần xuất hiện cặp góc này cho thấy mức độ tương quan 80% với sự đảo chiều của chu kỳ chính trong vòng 7 ngày giao dịch. Điều này có nghĩa 80% HNX Index có khả năng đảo chiều từ ngày 18/4 đến 10/5/2011. 5. Kết luận Chiêm tinh tài chính, ngày nay, được rất nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận và áp dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu thời điểm đảo chiều của thị trường. Chiêm tinh tài chính đã, đang và sẽ chứng minh tính đúng đắn của mình đồng thời từng bước loại bỏ suy nghĩ tiêu cực của một số người rằng chiêm tinh tài chính chỉ mang tính chất mê tín dị đoan. Người Việt có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Dù bạn rất giỏi dự báo thị trường, xác định thời cơ tốt để tham gia giao dịch. Bạn có vị thế rất thuận lợi như khả năng vay vốn, yếu tố thông tin nhưng nếu như bạn không hiểu về bản thân mình, thắng lợi chưa chắc đã đến. Thành công là sự kết hợp của ba yếu tố: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Vì vậy, “Đàm Thiên, Thuyết Địa, Luận Nhân” là rất quan trọng và không thể bỏ sót bất cứ yếu tố nào. Trên thị trường chứng khoán, hiểu rõ bản thân, đặc biệt là các đặc tính tâm lý vào mỗi thời điểm là rất quan trọng. Kiểm soát tâm lý đóng vai trò quyết định đến 80% khả năng thành công của bạn trên TTCK. Chiêm tinh tài chính là cơ sở khoa học sẽ giúp bạn trong việc dự báo xu hướng, diễn biến trong tương lai gần và xa của chứng khoán. Nếu nắm bắt được rõ quy luật của chiêm tinh tài chính khi dự báo về các xu hướng này, bạn sẽ trang bị được cho bản thân một tâm lí thật tốt để đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Financial astrology. http://en.wikipedia.org/wiki/ Financial_astrology [2]. Lê Đạt Chí - Trương Minh Huy. “TTCK 2011 qua góc nhìn chiêm tinh tài chính”. Sài gòn đầu tư tài chính. http://cafef. vn/thi-truong-chung-khoan/nam-2011-qua-goc-nhinchiem-tinh-tai-chinh-20111229015437500ca31.chn. [3]. Modern Vedic astrology. http://www.modernvedicastrology.com/financial-astrology [4]. “The Definitive Guide to Forecasting Using W.D.Gann’s Square of Nine“ [5]. Thị trường chứng khoán Mỹ 25 năm sau “Ngày thứ hai đen tối”. http://gafin.vn/20121019010715885p0c32/thitruong-chung-khoan-my-25-nam-sau-ngay-thu-hai-dentoi.htm

chuyensantcnh@uel.edu.vn

38

lăng kính sinh viên

NGÂN HÀNG THÂY MA BIẾT ĐI

DƯƠNG THỊ NHƯ NGỌC K11404T PHAN DUY Sỹ K11404A NGUYỄN HOÀNG VIỆT K12406

Trong hàng trăm năm lịch sử của ngành ngân hàng thế giới, đã ghi lại rất nhiều thành tựu vượt bậc của ngành, từ thời sơ khai với những hình thức tín dụng, giữ tiền đơn giản nhất cho đến sự phát triển hiện đại và vi tính hóa mọi hoạt động như ngày nay. Nhưng trong lịch sử đó không chỉ ghi lại những thành tựu mà còn có rất nhiều những sự sụp đổ, những nốt trầm như những bài học kinh điển cho nền kinh tế thế giới nói chung và của ngành nói riêng. Bước qua những thành tựu và khủng hoảng, ngành ngân hàng lại xuất hiện thêm những khái niệm, thuật ngữ mới, thể hiện bản chất của các định chế tài chính, cũng như sự đồng hành, ghi dấu lại từng quá trình phát triển của ngành ngân hàng, một trong số đó là thuật ngữ là “ngân hàng thây ma” (zombie bank). Thuật ngữ "zombie bank" lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1987 giải thích lí do vì sao các cuộc khủng hoảng cho vay đã dẫn đến một số lượng lớn các tổ chức tài chính tuyên bố phá sản. Cho đến nay các nhà kinh tế vẫn nhắc đến thuật ngữ này như một mầm mống làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, ngăn chặn phục hồi sau khủng hoảng. Trước hết chúng ta cùng tiếp cận khái niệm “zombie bank” là gì?

1. Khái niệm Zombie bank - ngân hàng thây ma là một định chế tài chính hiện đang có giá trị kinh tế dưới 0 hay nói cách khác là tổng giá nợ của ngân hàng đó lớn hơn tổng giá trị tài sản. Một zombie bank vẫn có thể tiếp tục hoạt động và thậm chí phát triển miễn là chủ nợ vẫn tin tưởng vào khả thanh toán các khoản nợ của ngân hàng. Những zombie bank này nhìn bên ngoài hoàn toàn không khác gì với những ngân hàng bình thường khác. 2. Phân loại Dưới góc nhìn của các chuyên gia, zombiebank gồm hai loại: Nhóm đầu tiên là nhóm zombie bank chưa bị “lộ”, tức vẫn còn đang hoạt động bình thường và những khoản nợ xấu, thua lỗ của ngân hàng đang được che đậy một cách khôn khéo bằng các thủ thuật kế-kiểm toán. Lúc này các zombie bank sử dụng các thủ đoạn gian lận để tiếp tục hoạt động, trong đó mô hình Ponzi hiện đang khá phổ biến (Ponzi là mô hình vay tiền người này để trả cho người kia, với hứa hẹn sẽ trả lợi tức cao).

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên
Nhóm thứ 2 là nhóm các zombie bank đã bị lộ - khi tình thế đã vượt qua mức không còn che đậy được nữa hoặc một vài khách hàng tự khám phá rồi ngưng giao dịch. Những khoản thua lỗ, nợ xấu bị phát hiện cùng với các hoạt động mờ ám, dù vậy nhờ có sự can thiệp có giới hạn của Chính phủ nên những ngân hàng này vẫn tiếp tục được hoạt động trong tầm kiểm soát. 3. Quá trình hình thành các ngân hàng thây ma Quá trình hình thành các “ngân hàng thây ma - zombie bank” thường là do sự yếu kém trong hoạt động và thiếu định hướng bền vững của một số ngân hàng. Bắt nguồn từ việc cho vay và thế chấp tài sản, các ngân hàng này đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. Khi thẩm định đánh giá trong nghiệp vụ cấp tín dụng, sai sót xẩy ra dẫn đến việc ra đời hàng loạt các hợp đồng tín dụng dưới chuẩn, tính an toàn thấp, rủi ro cao. Bên cạnh đó là việc nhận lại các tài sản đảm bảo cũng thiếu sự thẩm định sâu. Khi đến hạn thu hồi vốn, các hợp đồng này bị thất bại hoàn toàn, chủ nợ mất hết khả năng thanh toán và giá trị tài sản đảm bảo thế chấp để lại hoàn toàn không thể thanh lý, hoặc thanh lý với giá trị rất thấp, trở thành những tài sản “vô dụng”. Hàng loạt hợp đồng dạng này được thực hiện, các ngân hàng lập tức gặp nguy hiểm với tỷ lệ nợ xấu cứ ngày càng tăng cao, giá trị nợ lớn hơn cả giá trị tài sản, lúc này thì ngân hàng đã biến thành một “thây ma” thật sự. Một điều đặc biệt, đó là sự xuất hiện của các ngân hàng thây ma đều xuất phát từ những người chủ, một nhóm hay ban điều hành của các ngân hàng đó không có hoặc đánh mất vai trò lãnh đạo chuyên nghiệp và nhất là bản tính lương thiện, vì lợi ích chung. Khi đó, một mặt họ rút ruột, phá hoại ngân hàng bằng các hợp đồng như trên để trục lợi. Mặt khác, họ cấu kết để đưa - rước những tài sản độc hại hoặc rắc rối vào trong hệ thống các bản báo cáo tài chính của ngân hàng. Việc này đã gây nên hệ lụy xấu và lan tràn tàn phá những nhóm tài sản lành mạnh khác. Đáng chú ý là các tài sản độc hại hoặc rắc rối (toxit assets - trouble assets) của nhóm ngân hàng zombie tại Mỹ và những nền kinh tế khác tại châu Âu đều có nguồn gốc trực tiếp và gián tiếp đến bất động sản. Bất động sản - lĩnh vực nhà ở - nguồn vốn và tín dụng nhà ở tự nó không có tính chất gì độc hại - rắc rối. Nó chỉ biến tướng và trở thành độc hại - rắc rối khi những nhóm lợi ích gian lận bên ngoài được cấu kết - dàn dựng với những nhóm lợi ích bên trong ngân hàng để chiếm đoạt và thoả mãn lợi ích cá nhân. Năm 2007 tại Mỹ, thị trường nhà ở đang rất nóng và thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Nhưng để có được những số tiền khổng lồ như vậy, họ cần đến sự hậu thuẫn ngân này lại thu nhận về một lượng lớn các dự án zombie - những khu đô thị, những khu biệt thự, những cao ốc nhà ở văn phòng bỏ hoang và không có thị trường người mua từ đó làm méo mó thị trường vốn, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán. Nhà báo tài chính Yalman Onaran trong cuốn sách Zombie Banks xuất bản tháng 11/2011 đã viết: “Những ngân hàng zombie này không ăn thịt người, nó chỉ ăn tiền… Vấn đề đáng lo sợ nguồn tiền những ngân hàng zombie này ăn chính là từ nguồn tiền của người đóng thuế và đấy mới là mối nguy hại cho xã hội…” Hậu quả của việc kéo dài quá trình này là rất lớn và khó lường trước, nhẹ thì kinh tế trì trệ, rối loạn, còn nặng thì dẫn đến khủng khoảng tài chính trầm trọng. Điều này có thể nhận thấy rất rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 tại Mỹ khi một số lượng lớn của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc gia cũng như khu vực mất khả năng chi trả buộc chính phủ Mỹ phải phát hành một gói cứu trợ tài chính khổng lồ để vực dậy nền

39

hàng. Lúc này, do nhu cầu là rất lớn, những hợp đồng cho vay dưới chuẩn được thực hiện tràn lan. Trong số đó, có khá nhiều công ty, ngân hàng của tập đoàn Lehman Brothers - một tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ lúc đó - đã rất tích cực cho vay. Khi thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ và rất khó thanh lý các tài sản thế chấp là địa ốc xây dưng, các công ty, ngân hàng của Lehman Brothers thua lỗ thảm hại, và Lehman Brothers là một trong những zombie bank

hàng đầu của Mỹ lúc đó. Một điển hình khác là Northern Rock, dù là một ngân hàng lâu đời của Anh, nhưng Northern Rock cũng không thể chống chọi nổi với sức mạnh của của khủng hoảng kinh tế 2007. Tương tự Lehman Brothers, ngân hàng này lao sâu vào việc cấp tín dụng nhà ở, khi cơn sốt bất động sản ngưng lại cũng là lúc sụp đổ của Northern Rock, lúc bấy giờ việc khách hàng ào ạt đến rút tiền làm cho tình trạng mất thanh khoản ngân hàng trầm trọng. Nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh, cái tên Northern Rock vẫn còn tồn tại và bị quốc hữu hoá kéo theo rất nhiều sự sụp đổ và tái cơ cấu của các ngân hàng danh tiếng của Mỹ cũng như châu Âu : Bear Stearns, Merrill Lynch, Deutsche Bank,.. 4. Tác động đến nền kinh tế Xét ở tầm vĩ mô thế giới, zombie bank đang được coi là mối nguy hại thực sự bởi tính chất của nó tương tự những “thây ma biết đi”, không có khả năng cung cấp tín dụng cho nhu cầu của nền kinh tế. Thật vậy, những ngân hàng zombie hàng năm sản sinh ra hàng trăm hàng ngàn công ty zombie lớn nhỏ. Nhóm công ty zombie

kinh tế. Việc cho vay ào ạt cùng với hành vi sáng chế ra những hợp đồng cho vay với lãi suất thấp của các ngân hàng zombie đã tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn, khuyến khích cả những người không có đủ năng lực kinh tế vay tiền để mua nhà. Hậu quả là các hợp đồng cho vay đều khó đòi được nợ, các ngân hàng mất khả năng chi trả và tất yếu khủng hoảng xảy ra. Bên cạnh đó, những rắc rối của nhóm ngân hàng zombie tại Mỹ và những nền kinh tế khác tại Âu châu đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp đến bất động sản. Đó là lí do khi “bong bóng” nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ, các tổ chức tài chính này cũng đứng trước nguy cơ phá sản. Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Hệ lụy là giá nhà ở giảm nhanh và mạnh khiến cho các loại giấy nợ, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là các ngân hàng không bù đắp nổi khoản cho vay và hàng loạt rơi vào tình trạng khó khăn châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng tín dụng. chuyensantcnh@uel.edu.vn

40

lăng kính sinh viên
Những phân tích ở tầm vĩ mô về ngân hàng zombie ngay lập tức đặt ra cho chúng ta một dấu hỏi về những hệ lụy của chúng gây ra đối với kinh tế Việt Nam. Hiện nay, nhóm và loại tài sản độc hại sản sinh từ các ngân hàng zombie vẫn chưa xác định được có tồn tại ở Việt Nam hay không. Những nghiên cứu ở góc độ vi mô hơn cho rằng những mầm mống nếu có xuất hiện thì chưa lớn đến mức tạo ra một cuộc khủng hoảng làm tê liệt nền kinh tế, chỉ nằm ở mức độ góp phần gia tăng lạm phát hàng năm. Hơn nữa, đối với cách tính và những hiện tái cơ cấu các TCTD Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Theo đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) và các TCTD yếu kém sẽ được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua bán, sáp nhập, chính phủ bơm vốn để nắm quyền kiểm soát hoặc đóng cửa các ngân hàng không còn khả năng tồn tại…. Đồng thời, đề án còn chia các NHTM thành hai nhóm đối tượng: NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành ba nhóm: nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó, đề án cũng đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng khác nhau. Một trong số đó là việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng về từng ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động tương đối an toàn, lành mạnh được giám sát trên các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro … sẽ được tăng trưởng tối đa ở mức 17%. Các nhóm yếu hơn sẽ tăng trưởng ở mức độ thấp hơn. Đối với các ngân hàng liệt vào nhóm cuối cùng thì không được phép tăng trưởng tín dụng và phải cơ cấu lại các khoản nợ, thu hồi nợ cũ, cho vay khoản nợ mới có hiệu quả. Sau 6 tháng, NHNN sẽ đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện và xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp. Động thái trên là rất hợp lý để kiểm soát các ngân hàng yếu kém, tăng trưởng thấp mà vẫn hoạt động trong thời gian qua. Thực tế, tình trạng “nuông chiều” các ngân hàng quá mức đã khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, sự dễ dãi, buông lỏng trong công tác quản lí là nguyên nhân khiến nguy cơ đổ vỡ ngân hàng tăng lên. Nguyên nhân tồn tại của các zombie bank cũng xuất phát từ đó. Bởi vậy NHNN cần phải mạnh tay hơn nữa, đối với những NHTM yếu kém, có nguy cơ cao cần phải xóa sổ, rút giấy phép hoạt động. Để làm được việc này cần có các ban ngàng chức năng phối hợp với nhau, có tổ chức chuyên môn điều tra, khảo sát và nghiêm túc trong hoạt động. 6. Kết luận Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một việc làm rất quan trọng để khơi thông dòng chảy tài chính, làm tiền đề cho kinh tế phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên việc này lại bị cản trở bởi nhiều yếu tố trong đó có sự tồn tại của các “Ngân hàng thây ma - zombie bank”. Vì thế khâu mấu chốt là phải ngăn chặn tận gốc các zombie bank mới hình thành, kiểm soát và xóa bỏ các zombie bank đang tồn tại mà không có khả năng phục hồi. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì các loại hình tổ chức tín dụng mới cũng sẽ du nhập vào Việt Nam, trong đó có các loại hình zombie bank. Sự tồn tại của các zombie bank gây tác đống xấu đến nền kinh tế, làm cho rủi ro của hệ thống ngân hàng nói riêng và bất ổn của nền kinh tế nói chung tăng lên. Việt Nam cần nghiên cứu loại hình tín dụng mới này và cần có các biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện, cũng như các biện pháp khắc chế hoạt động của các zombie bank. Thuật ngữ zombie bank chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về loại hình tín dụng này vẫn còn rất hạn chế và chưa thành hệ thống. Liệu các “ ngân hàng thây ma” đã có mặt ở Việt Nam chưa và hoạt động của chúng như thế nào vẫn đang còn là một câu hỏi đặt ra cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

chuẩn mực kế toán rất riêng của Việt Nam, chúng ta rất khó có thể thống kê chính xác số lượng tài sản độc hại nằm rải rác trong hệ thống ngân hàng và đặc biệt là trong các ngân hàng nhóm 3 và 4 hiện nay. Nếu như các mầm mống ngân hàng zombie gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở Mỹ năm 2008-2009 ngay lập tức ảnh hưởng tới các nền kinh tế hùng mạnh khác, thì cơn bão này đến Việt Nam chậm hơn. Giai đoạn này, Việt Nam chịu tác động của mức lạm phát trên 20%/năm. Vừa phải kiềm chế lạm phát Việt Nam vừa phải chống đỡ để thoát khỏi khủng hoảng, lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng, nợ ngắn hạn và cầu nội tệ cũng do đó gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh các công ty tư nhân và một bộ phận người đầu cơ trong xã hội lao sâu vào cơn sóng bất động sản năm 2007 - 2009 thì hầu hết các tập đoàn, các tổng công ty, công ty nhà nước cũng lao theo, thậm chí còn làm vai trò dẫn dắt những dự án hút những lượng vốn lớn trong hệ thống ngân hàng mặc dù không thích ứng với nhu cầu thực sự của phần đông xã hội. Những tác động ở cả tầm vi mô và vĩ mô trên tiếp tục đặt ra cho xã hội một dấu chấm hỏi lớn về nỗ lực và phương hướng giải quyết. 5. Giải pháp Tại Việt Nam, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã bắt đầu từ khi Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” (Quyết định 254/ QĐ-TTG, ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) có hiệu lực. Đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thể đến năm 2015, xác định rõ quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Lê Trọng Nhi - Phùng Anh Tuấn, “Ngân hàng zombie và ‘tài sản độc hại’”,sgtt.vn/Goc-nhin/162012/Ngan-hangzombie-va-%E2%80%9Ctai-san-doc-hai%E2%80%9D. html [2]. Hải Minh, “Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, baodientu.chinhphu.vn/Home/5-bai-hoc-tu-cuockhung-hoang-tai-chinh-toan-cau/20099/22252.vgp [3]. “Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009”, “Lehman Brother”, “Zombie-Bank”, wikipedia.org [4].PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, TS Trần Thanh Tú (2012), Tái cấu trúc hệ thống NHVN: Những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế. [5].Dẫn chứng lấy từ : Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008, đăng trên trang Mục Nghiên Cứu Trao Đổi Website: www.ueb.vnu.edu.vn ngày 29/3/2010 do Hà Linh (Tổng hợp từ Thomson Financial, Cbs3, Foxbusiness).

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên

41

cHIẾN TRANH TIỀN TỆ AI LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG ?
TRƯƠNG QUANG DƯƠNG K10402T VŨ THỊ HÒA K11401T VŨ KHÁNH LINH K11404T Năm 2008, thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng do tác động của thị trường Mỹ lan rộng ra toàn cầu. Các quốc gia đã và đang cố gắng bảo vệ hệ thống tiền tệ dễ tổn thương của riêng mình khỏi đà suy thoái ngày càng sâu hơn. Hàng loạt các biện pháp được đưa ra, lợi ích quốc gia được đẩy lên cao nhất, chiến tranh tiền tệ bắt đầu! Nhưng, liệu đó là những cách thông minh và cần thiết? Và sau cùng, điều quan trọng nhất là sau cuộc chiến, ai mới thật sự là người chiến thắng?

Nguồn: Saxo Capital market tạp của chính trị và kinh tế ở từng nước cho thấy không ai có thể đoán trước kết quả. Thời kỳ 2008 - 2010 Trong khi các nền kinh tế thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, EU… vẫn đang duy trì một chính sách tiền tệ thận trọng và có phần dè dặt để đối phó với những nguy cơ bất ổn cùng tình hình suy thoái nói chung thì Mỹ - nền kinh tế đầu tàu của thế giới đã bắt đầu cho xu hướng nới lỏng tiền tệ bằng việc tung ra các gói QE (Quantitative Easing - nới lỏng định lượng) FED_QE1: Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), vào tháng 12/2008 với chương trình QE1 hay còn gọi là “kế hoạch 1,700 tỷ USD”, trong đó FED tiến hành mua Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu nợ địa ốc, đồng thời hạ lãi suất đồng USD xuống 0 - 0.25%/năm. QE1 đã góp phần đem lại sự khởi sắc cho thị trường chứng khoán trong năm 2009. FED_QE2: Sau thành công của QE1, 8/2010, chương trình QE2 hay còn gọi là “kế hoạch 600 tỷ dollar” tiếp tục được thực hiện. FED tiến hành mua Trái phiếu Chính chuyensantcnh@uel.edu.vn

1. Khủng hoàng và chiến tranh

bị giảm. Mà một khi lợi ích kinh tế bị ảnh hưởng thì các quốc gia sẽ có những biện Thế giới đã phải đối mặt với những cuộc pháp phản pháo lại để bảo vệ nền kinh tế khủng hoảng kinh tế mà lựa chọn cuối cùng của mình, lúc đó một cuộc chiến đã được để kích thích nền kinh tế bước sang một châm ngòi. giai đoạn tăng trưởng mới bằng một cuộc chiến tranh. Hai cuộc chiến tranh thế giới 2. Nới lỏng tiền tệ - Cuộc chiến tỷ giá là minh chứng rõ ràng cho sự lựa chọn này. Và liệu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Các nền kinh tế lớn của thế giới: Mỹ, EU, 2008-2009 cùng hệ lụy của nó vẫn còn Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang sử dụng đang kéo dài, có hay chăng phải kết thúc chính sách nới lỏng tiền tệ như một công nó bằng một cuộc chiến? Một cuộc chiến cụ điều tiết kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm của thế kỷ 21 không súng ống, không đạn kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng pháo mà bằng chính sách tiền tệ. kinh tế. Các NHTW lớn trên thế giới ngày càng mạnh tay can thiệp vào tỷ giá theo Cuộc chiến tiền tệ nổ ra là khi các quốc gia chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” trên thế giới dùng các chính sách hối đoái các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giảm cạnh tranh nhau với mục đích làm giảm giá giá đồng tiền nội tệ với mục đích thúc đẩy trị nội tệ xuống mức thấp, tác động trực xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, vực dậy tiếp đến giá trị mặt hàng xuất - nhập khẩu. nền kinh tế. Nhưng thực sự thì ai sẽ là ăn Đồng nội tệ giảm giá làm cho giá xuất khẩu mày hay tất cả sẽ là ăn mày thì các nước giảm và sản phẩm của quốc gia đó đương cần xem xét kỹ hơn. Khi chiến tranh tiền nhiên có lợi thế cạnh tranh hơn so với các tệ nổ ra, quốc gia nào sẽ “đổ máu”? Máu sẽ quốc gia khác trên thị trường. Khi một quốc đổ nhưng khó xác định cụ thể nó là của ai gia nào đó có những động thái làm tăng vì nền kinh tế toàn cầu hiện nay là một nền lợi ích kinh tế của mình thì có nghĩa là một kinh tế liên kết chặt chẽ.Trên thực tế, sẽ có phần lợi ích kinh tế của nước khác đang nhiều hành động và phản ứng, và sự phức

42

lăng kính sinh viên phủ dài hạn (2 - 10 năm) trong thời gian điểm cơ bản dự trữ bắt buộc có thể giúp hệ đến hết tháng 6/2011. thống ngân hàng Trung Quốc có thêm 400 tỷ nhân dân tệ (khoảng 63 tỷ USD) để cho QE2 đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tăng vay. Và ngày 13/7/2013 PBoC đã công bố điểm mạnh, giá hàng hóa cơ bản như dầu báo cáo số liệu thống kê tài chính 6 tháng thô, đồng, vàng, bạc tiếp tục tăng nhanh. đầu năm, trong đó, đến cuối tháng 6, nguồn Cụ thể, giá vàng thế giới tháng 8/2010 từ cung tiền M2 đã tăng 14% so với cùng kỳ $1,282/oz, sau một năm tăng hơn 1.4 lần năm ngoái và giảm 1.8 điểm phần trăm so ($1,825/oz). Giá vàng tăng 70% trong thời với cuối tháng 5. gian từ tháng 12/2008-tháng 6/2011 khi Fed đưa hai gói QE1 và QE2. Đồng thời, giá Có thể nói, hành động này đã giúp Trung trị USD/EUR bị đánh sụt kinh hoàng, giá trị Quốc thoát khỏi lạm phát thấp, tăng trưởng EUR tháng 10/2010 từ 1.28 USD tăng đến và xuất khẩu hàng hóa giảm sút, tránh 1.4615 USD vào tháng 8/2012, tăng gần được xu thế suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, 15%. Bằng cách bơm tiền vào thị trường, mọi chính sách kinh tế đều có tác động phụ. QE2 đã giúp nền kinh tế Mỹ thoát rủi ro Bất động sản và nợ xấu chính là tác dụng giảm phát. phụ đó. Kết quả sau gần 1 năm thực hiện, chính sách tiền tệ được nới lỏng quá mức, Mặc dù nó có tác động một chút ở Mỹ các khoản đầu tư không hiệu quả kích thích nhưng lại không đủ để kéo kinh tế Mỹ trở lại bong bóng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm chu kỳ hồi phục. Trong khi GDP của Trung sút, sản xuất lao dốc…Trung Quốc đã phải Quốc đạt gần 10% và Brazil là 4.2% kể từ hứng chịu hậu quả nặng nề từ chính bóng khi FED đưa ra chương trình mua trái phiếu, bóng tăng trưởng mình tạo ra. Để kiềm chế mở rộng bảng cân đối lên mức kỉ lục, thì ở các nhà đầu tư, chính quyền gián tiếp làm Mỹ, GDP chỉ đạt 1.8% với 2,500 tỷ USD tiền hạ mức giá thị trường chứng khoán và bất mặt được in thêm, đẩy mạnh nguy cơ lạm động sản, làm giảm sức hấp dẫn của những phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đồng ngành này đối với các nhà đầu tư trong và thời, QE2 đã gây nên sự phẫn nộ trên toàn ngoài nước. Do đó bắt đầu dòng chảy của thế giới. Việc bơm tiền vào nền kinh tế, cắt vốn thặng dư ra khỏi Trung Quốc. giảm lãi suất dài hạn tại Mỹ, đã làm đồng USD yếu đi, giúp Mỹ tăng trưởng xuất khẩu. Thời kỳ 2012 - 6/2013 Kéo theo là sự tăng giá của đồng tiền tại Sự tăng trưởng vẫn duy trì ở mức thấp và các quốc gia khác, gây thiệt hại cho xuất không ổn định. Các nền kinh tế vẫn chưa có khẩu tại các nước này, tạo ra lạm phát và những dấu hiệu khả quan hơn. Các quốc gia bong bóng tài sản tại các nước đang nổi lên. vẫn đang ra sức tự bảo về nền kinh tế của mình nhằm cứu vãn tình hình. Thời kỳ 2010 - 2011 Trước tác động từ Mỹ, quốc gia của nền FED_QE3, BOJ, ECB kinh tế mới nổi, các nền kinh tế cũng bắt Tháng 8/2012, FED một lần nữa tung ra gói đầu có những động thái khởi động cho QE3. Với gói QE3, FED cam kết sẽ tiếp tục chuỗi các chính sách nới lỏng tiền tệ. giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015. Đồng thời sẽ mua MBS PboC trị giá lên tới 40 tỷ USD (25 tỷ bảng Anh) Trung Quốc cũng sẵn sàng nới lỏng chính mỗi tháng chỉ trong vòng 2 tuần tính đến sách tiền tệ lần đầu tiên trong 3 năm bằng ngày 14/9/2012 - một ngày sau khi kết việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với thúc cuộc họp ủy ban điều hành thị trường các ngân hàng. Cuối tháng 11/2011, PBoC mở Fed FOMC với tuyên bố về QE3 - đồng (NHTW Trung Quốc) tuyên bố hạ tỷ lệ dự USD đã giảm giá xấp xỉ 5% so với đồng EUR, trữ bắt buộc áp dụng với tất cả các ngân khi đồn đoán về động thái nới lỏng mạnh hàng khoảng 50 điểm cơ bản. Theo ước tay của Fed lan rộng trên thị trường và từ tính của ngân hàng ANZ, việc giảm 50 đó tiếp tục giảm mạnh (01/02/2013 tỷ giá EUR/USD chạm ngưỡng cao nhất trong USD/CNY vòng 15 tháng, ở mức 1.3639 USD/EUR). Thâm hụt thương mại tháng 12/2012 của Mỹ thu hẹp mạnh xuống 38.5 tỷ USD - mức thâm hụt thương mại theo tháng thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua. Động thái này của Mỹ đã khiến cho hàng loạt các NHTW của các quốc gia buộc phải tung ra các gói cứu trợ ngay sau đó. USD/JPY

Một tuần sau quyết định QE3, NHTW Nhật Bản (BOJ) bất ngờ công bố quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ của mình một cách quyết liệt. Sau khi mở rộng chương trình mua tài sản thêm 10,000 tỷ Yên lên mức 80,000 tỷ Yên (tương đương 101 tỷ USD) vào tháng 9/2012, NHTW Nhật Bản liên tục mở rộng gói mua tài sản vào tháng 10 và 11. Gần đây nhất là vào 22/01/2013 với quy mô chương trình mua tài sản đã được tăng lên mức 111,000 tỷ Yên (tương đương 113 tỷ USD) và sẽ kéo dài vô thời hạn. Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, tuyên bố hồi tháng 12/2012 trước khi chính thức nhậm chức rằng “Nhật Bản phải tự bảo vệ mình bằng cách duy trì một đồng Yên yếu nhằm chống lại việc các nước khác đang giảm giá đồng tiền của mình” và khẳng định “mức tỷ giá 90 Yên ăn 1 USD sẽ đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản, việc tỷ giá dao động quanh mức 80 thực sự là một khó khăn lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Nhật Bản”. Đồng Yên Nhật đã giảm giá mạnh khoảng 17% so với đồng USD chỉ trong 3 tháng. Việc BOJ đã cam kết tăng gấp đôi lượng trái phiếu nắm giữ trong hai năm qua với mục đích đạt tỷ lệ lạm phát 2% và kết thúc giai đoạn giảm phát trầy trật của Nhật Bản. Với khoảng 7,000 tỷ Yên bỏ ra mỗi tháng, BOJ đang mua lại lượng trái phiếu gần bằng mức 85 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), dù chỉ có quy mô kinh tế bằng 1/3. Điều này đã làm cho chỉ số chứng khoán Nikkei đã vượt qua ngưỡng 15,000 điểm, mức cao nhất trong hơn 5 năm qua, do nhà đầu tư hoan nghênh động thái giúp tăng thu nhập của các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Tuy nhiên, BOJ đã buộc phải can thiệp sau khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng từ 0.6% lên 0.92% và khiến cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Eisuke Sakakibara lên tiếng cảnh báo về một bong bóng tiền tệ. Với quyết định hạ thấp giá trị đồng Yên, Nhật Bản đang theo đúng con đường mà ngân hàng trung ương của các nước như Anh, Mỹ và khu vực đồng Euro đã đi. Tuy nhiên động thái này của BOJ đã các

SỐ 07, THÁNG 9-2013

lăng kính sinh viên quốc gia khác cũng rơi và tình cảnh đứng ngồi không yên. Ngày 9/5, Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) đã giảm 25 điểm cơ bản tỷ giá hối đoái, xuống còn 2.5% - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2011, với cảnh báo về nguy cơ tạo ra từ tỷ giá hối đoái được củng cố của Nhật Bản.Trung Quốc đã cáo buộc Chính phủ Tokyo cố tình điều khiển đồng Yên nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu của nước này. Theo các chuyên gia kinh tế Trung Quốc, chính sách tiền tệ này của Nhật có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua phá giá tiền tệ và Trung Quốc sẵn sàng đáp trả nếu cuộc chiến đó xảy ra. Trước tình hình trên, Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh báo các nước, trước hết là Nhật không nên làm suy yếu đồng tiền để đạt lợi thế cạnh tranh. Và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng để bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế. Bằng chương trình mua trái phiếu không giới hạn vào tháng 9/2012 vừa qua, nhằm giảm bớt áp lực về tài chính cho các nước đang đối mặt với khủng hoảng nợ công như Tây Ban Nha,Ý, Hy Lạp,... Theo đó, ECB có thể mua công khai trái phiếu kỳ hạn từ 1-3 năm với khối lượng không hạn chế với điều kiện các nước liên quan phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt. EUR/USD mại toàn cầu năm 2012 chỉ tăng 2% so với năm trước đó, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2011 đạt 5.2%. Cũng trong năm 2012, xuất khẩu hàng hóa thế giới chỉ tăng 0.2% lên 18.3 nghìn tỷ USD, do tác động từ việc giá hàng hóa giảm. Xuất khẩu dịch vụ thương mại cũng chỉ tăng 2% lên 4.3 nghìn tỷ USD. Các NHTW vẫn tích cực bơm tiền vào nền kinh tế và một cuộc chiến khi đã bắt đầu thì đương nhiên sẽ có kẻ cười người khóc. Theo như James Rickards: “Không có người thua hay kẻ thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ. Tất cả các quốc gia đều bại. Chỉ một người thắng duy nhất - Vàng” cũng khiến các quốc gia cần phải nhìn nhận lại chính sách tỷ giá của mình. Khi một lượng lớn tiền được bơm ra sẽ dẫn đến lạm phát, nhu cầu đầu tư vào vàng tăng sẽ đẩy giá vàng lên cao. Việc các ngân hàng trung ương bơm mạnh tiền vào hệ thống tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng Lehmann Brothers năm 2008 đã đẩy giá vàng tăng lên nhanh chóng. Được coi như một kênh dự trữ trước sự mất giá của tiền tệ, vàng đã tăng giá gấp 3 lần trong vòng 3 năm qua, đạt tới mức đỉnh 1,930 USD/ ounce vào tháng 9/2011. Tuy nhiên trong 12 tháng tiếp đó, giá vàng được giữ ở mức tương đối ổn định trước khi bắt đầu sụt giảm vào tháng 10/2012 - thời điểm giá vàng ở mức 1,600 USD/ ounce. Hiện giá vàng được giao dịch chủ yếu quanh mức dưới 1,500 USD/ounce. Sự giảm giá liên tiếp của vàng trong thời gian gần đây đặt ra thách thức về kỳ vọng của thị trường rằng giá vàng sẽ lại tiếp tục tăng do các biện pháp can thiệp của các NHTW lớn trên thế giới. Nếu coi vàng như một kênh dự trữ an toàn trong một thời gian dài liệu có phải là một phương án hay? Khi mà giá trị gia tăng đem lại từ việc trữ vàng trong các NHTW và người dân không đóng góp đáng kể vào sự vực dậy nền kinh tế nói chung. Khi mà chỉ số phục hồi kinh tế thế giới “vẫn còn bị kẹt trong con đường mòn, không có khả năng hỗ trợ phục hồi thích hợp và có nguy cơ chững lại bất kỳ lúc nào”. Việc giá vàng sụt giảm có thể sẽ là dấu hiệu đầu tiên của một đợt suy thoái kinh tế thế giới sâu rộng hơn và cũng có thể gây ra một chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính mới nếu các nhà đầu tư lớn rơi vào một chuyển động xấu. Và nếu coi “chiến tranh tiền tệ” như một biện pháp cứu cánh cuối cùngđược châm ngòi nổ thì tất cả các nước tham chiến ít hay nhiều cũng sẽ phải “đổ máu”. Do nền kinh tế thế giới là một hệ thống, một nước sụp đổ thì không thể tránh khỏi hiệu ứng domino mà điểm kết thúc của nó sẽ chẳng có kẻ người mà tất cả sẽ cùng khóc. Và không thể nào vực dậy nếu chúng ta là “ăn mày” và hàng xóm của chúng ta cũng là “ăn mày”, một kết cục không ai mong chờ. Có lẽ các nước cần phải nhìn nhận lại để xem xét thực sự là sức mạnh của đồng nội tệ đến từ đâu? Từ chính sách tỷ giá hay từ chính nội lực của mỗi quốc gia- nguồn nhân lực, cầu nội địa, khoa học, công nghệ…, để quyết định xem nên theo đuổi một cuộc chiến hay là tìm cách nâng cao nội lực để vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn đầy biến động này.

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Alan Phan, Các cuộc chiến sắp xảy ra…, The Daily Reckoning và Financial Armageddon, www.gocnhinalan. com/bai-tieng-viet/cac-cuoc-chien-sap-xay-ra.html . [2]. Goldman Sachs, Tổng quan chiến trang tiền tệ, www. zerohedge.com/news/2013-03-31/currency-warsdummies . [3]. An Huy, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc “biến hàng xóm thành ăn mày”, VnEconomy, vneconomy. vn/20120312112341264P0C99/chinh-sach-ty-gia-cuatrung-quoc-bien-hang-xom-thanh-an-may.htm . [4]. Võ Hương, Lo ngại gia tăng về gói nới lỏng tiền tệ thứ ba, Tạp chí Thị trường Tài chính, nif.mof.gov.vn/ portal/page/portal/nif/Newdetail?p_page_id=1&pers_ id=42972397&item_id=89030928&p_details=1 . [5]. Quang Minh, Thế giới hậu khủng hoảng - Bứt phá từ nhóm kinh tế mới, VietNamNet, vietnamnet.vn/ thegioi/201001/The-gioi-hau-khung-hoang-But-pha-tunhom-kinh-te-moi-888006/ . [6]. Cảnh Thái, Chiến tranh tiền tệ: Hầm trú ẩn nào cho Việt Nam?,www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/chin-tranhtin-hm-tr-cho-vit-nam.html . [7]. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 và những gợi ý chính sách tiền tệ cho Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinhDu-bao/Trien-vong-kinh-te-the-gioi-nam-2013-vanhung-goi-y-chinh-sach-tien-te-cho-Viet-Nam/22246. tctc . [8]. Saxo Capital market, www.forexthink.com/news/ uk-joins-the-currency-wars/attachment/currency-warschart/ . [9]. Liệu có hay không một cuộc chiến tiền tệ tại châu Á?, Vietnam+, dantri.com.vn/kinh-doanh/lieu-co-hay-khongmot-cuoc-chien-tien-te-tai-chau-a-735133.htm .

3. Chiến tranh tiền tệ - Ai là người chiến thắng? Rõ ràng các nước đều lên tiếng yêu cầu các quốc gia khác không nên làm suy yếu đồng nội tệ để giành lợi thế cạnh tranh. Nhưng thực tế cho đến lúc này mọi biện pháp dùng để kích thích nền kinh tế vẫn đang đi trên cùng một con đường giống nhau.Và hệ quả của cuộc chiến tranh này là thương mại toàn cầu suy giảm. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương Biểu đồ giá vàng từ năm 2007 đến 7/2013 và thời điểm NHTW các quốc gia ra chính sách nới lỏng tiền tệ.

Nguồn: www.macrotrends.net

chuyensantcnh@uel.edu.vn

44

tin nhanh

NGÂN HÀNG chuyensantcnh.uel HỆ THỐNG

chuyensantcnh.uel©

“Tám” kinh tế
2,013,000 likes . 45,678 talking about this

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
May 10 BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VÀNG Trong hơn 1 tháng, chúng tôi đã bán 392.900 lượng (15,1 tấn) cho các NHTM và DN có quan hệ mua bán vàng miếng với chúng tôi. Chúng tôi thu 16 nghìn tỉ tiền lãi từ chênh lệch giá vàng qua các phiên đấu thầu, nếu tính theo giá bình quân 41 triệu đồng/lượng. Nhưng ở tất cả các phiên bán đấu thầu, khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới đều rất cao, tối thiểu là 4 triệu/lượng, như vậy chúng tôi thu về ít nhất 1.500 tỷ từ sự chênh lệch giá. Trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời trên truyền hình, Thống đốc đã khẳng định: “Với sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện nay, người có vàng có nhu cầu bán vàng, nếu giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì ở mức độ nào đó họ là người được hưởng lợi; người đang cần mua vàng phải mua với giá vàng cao hơn giá thế giới thì có vẻ như họ bị thiệt... Như vậy, chúng tôi đã hưởng lợi trong thời gian qua vì là bên bán vàng. Thống đốc cũng khẳng định, sự chênh lệch giá hiện nay là thuộc về Nhà nước, thuộc về ngân sách nhà nước, số tiền ấy sẽ được dùng để đầu tư lại cho nền kinh tế, để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội.
TS Ngô Trí Long NHNN đang mơ hồ về mục tiêu điều hành thị trường vàng. Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch là do không có NHTW nào lại vừa kinh doanh vàng rồi vừa quản lý. Thời gian qua, NHNN lãi lớn, các NHTM thì gom được vàng để tất toán trong khi chỉ có người dân là thiệt. Chủ tịch PNJ, Cao Ngọc Dung Người mua vàng hiện nay không quan tâm nhiều đến chênh lệch giá vàng trong nước và giá thế giới mà là giá thực tế. Nếu để kỳ vọng đầu tư kiếm lợi trong mua - bán trong thời gian ngắn thì thời điểm này rủi ro cao, vì khoảng cách giá vàng Việt Nam và thế giới khá rộng.

Bộ Xây dựng

Ngân hàng Nhà nước

Chính thức ban hành gói tín dụng 30 nghìn tỷ cứu trợ thị trường BĐS với mức lãi suất thấp 6%, sau ba năm NHNN sẽ công bố mức lãi suất cho vay phù hợp để tiếp tục hỗ trợ khách hàng đã vay vốn.
Bình luận viên thị trường Tâm lý của các nhà đầu tư và người mua trên thị trường được giải tỏa, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục, giới trong ngành tin tưởng rằng, việc Ngân hàng Nhà Nước chính thức thông qua gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng sẽ tạo ra làn gió mới cho thị trường, đặc biệt là đối với những dự án có diện tích nhỏ và giá bán vừa phải và đã hoàn thiện có thể dọn vào ở ngay. TS Bùi Kiến Thành Cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được. Bởi hầu hết những người ít tiền mới đi vay để mua nhà. Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thành Nhu cầu nhà ở trên thị trường hiện nay thì nhu cầu về nhà ở xã hội chiếm 70% nhưng số lượng người tiêu dùng có khả năng đảm bảo đủ điều kiện để tiếp cận vốn không quá 50%. Người dân Chúng tôi đã ra sức tìm đến các ngân hàng xin vay vốn nhưng lại bị thẳng thừng từ chối. Nhiều người chúng tôi không thể tiếp cận gói tín dụng vì thủ tục rườm rà. Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, Huỳnh Văn Minh Đưa gói hỗ trợ 30,000 tỷ về ngân hàng thì họ sẽ “vẽ” ra thủ tục này kia, chúng ta không vay được đâu, đừng có trông chờ, nó như món xương gà chiên bơ, ngửi thì thơm ngon nhưng không ăn được đâu”. Bình luận viên thị trường Gói “giải cứu” 30,000 tỷ đồng cũng chỉ như muối bỏ bể đối với giới kinh doanh, còn người dân cũng khó vay vì có quá nhiều “bậc thang” phải vượt qua. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng Gói này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng để không thu tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội. Không chỉ 30,000 tỷ đồng,… Các gói này chắc chắn sẽ tạo điều kiện tăng trưởng nền kinh tế từ việc quyết được nhà ở cho người nghèo.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NỢ XẤU SAO RỒI???
TS Trịnh Quang Anh - Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam Nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng. Hội các doanh nghiệp liên quan ông Đặng Văn Thành, nguyên chủ tịch HĐQT Sacombank Chúng tôi đã từng vay của Sacombank 7000 tỉ đồng. Hiện nhóm các doanh nghiệp liên quan đến Công ty Thành Thành Công còn nợ Sacombank 3.900 tỉ đồng. Chủ tịch SHB Quý 1/2013 ngân hàng lãi 217 tỷ đồng và đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm 1126 tỷ đồng. Năm nay sẽ mạnh tay cắt giảm chi phí, trong đó có giảm lương của cán bộ nhân viên; tập trung giải quyết nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 5%. Tài chính kiểm toán của ACB Hiện 6 công ty của bầu Kiên có dư nợ hơn 7400 tỷ đồng tại ngân hàng ACB; ngoài ra còn có hơn 4000 tỷ đồng tài sản cho vay nhưng chưa trích lập dự phòng rủi ro. BIDV Kết quả báo cáo tài chính quý 1/2013 với khoản lãi trên 1087 tỷ đồng dù nợ xấu gia tăng. Vietcombank Kết quả báo cáo tài chính quý 1/2013 với khoản lãi trên 1086 tỷ đồng bất chấp nợ xấu.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

tin nhanh
Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính
Ban hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 1.7.2013 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thế thu nhập doanh nghiệp và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng”. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (13.8.2013). Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% đối với DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỉ đồng. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định mức thuế suất này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của DN của năm trước liền kề. Trường hợp DN có tổng thời gian hoạt động SXKD kể từ khi thành lập đến hết kỳ tính thuế năm 2012 không đủ 12 tháng, hoặc mới thành lập trong 6 tháng đầu năm 2013, thì vẫn được hưởng mức thuế suất thu nhập DN 20% nếu doanh thu bình quân tháng không vượt quá 1,67 tỉ đồng
Doanh nghiệp nghèo like this.

45

M&A

Diễn đàn M&A Việt Nam

M&A VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG 65%/NĂM Trong 5 năm qua, giá trị các thương vụ mua bán-sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp Việt Nam tăng gần 5 lần và đạt xấp xỉ 5 tỷ USD vào năm 2012. Trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, M&A là một giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư, doanh nghiệp và hệ thống tài chính ngân hàng. Thực tế tổng giá trị các thương vụ M&A từ năm 2009 đến nay ước đạt 14.8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 65%/năm trong giai đoạn 2009-2012. Trong năm 2012 và quý I/2013, 10 thương vụ M&A chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất đạt giá trị hơn 3.2 tỷ USD; 10 thương vụ M&A lớn nhất của các doanh nghiệp trong nước đạt gần 1.1 tỷ USD.

Techcombank updated their current manager.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa có thông báo cho biết ông Simon Morris đã từ nhiệm vị trí Tổng Giám Đốc vì lý do cá nhân. Ông Đỗ Tuấn Anh, thành viên Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) được bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc thay ông Simon Morris điều hành Techcombank. Trong gần 2 năm điều hành Techcombank, ông Simon Morris đã có nhiều đóng góp giúp Techcombank củng cố hệ thống, nâng cao tiêu chuẩn nghiệp vụ và phát triển năng lực đội ngũ cán bộ nòng cốt theo đúng chiến lược chuyển đổi và phát triển của ngân hàng. Ông Đỗ Tuấn Anh với trọng trách mới được giao, sẽ phát huy những kết quả đã đạt được và đảm bảo dẫn dắt Techcombank tiếp tục thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra.

CNNMoney
Công bố danh sách 40 TTCK có mức tăng mạnh nhất thế giới kể từ đầu năm tới ngày 24/4 của Tập đoàn Đầu tư Bespoke. Khá bất ngờ khi chỉ số VN-Index của Việt Nam đã có mức tăng ấn tượng 15% để xếp hạng 11 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á.

IMF

April 16

Việt Nam

DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG 5.2% (2013-2014) GDP toàn cầu tăng 3.25% và năm sau là 4%, thấp hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 1 lần lượt là là 3.5% và 4.1%. Tăng trưởng GDP năm 2013 và 2014 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5.2%, cao hơn so với năm ngoái là 5% và tiếp tục tăng lên 5.5% vào năm 2018. Lạm phát trong 2 năm tới của Việt Nam lần lượt là 8.8% và 8%, thấp hơn năm ngoái là 9.1%. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam có thể tăng lên 2.2% trong 2 năm tới, từ 1.6% năm 2012. –– at Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu tháng 4.
Việt Nam and 999,999,999 people like this. Chính phủ Việt Nam Với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân (14%/năm), quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1,000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm (năm 2005 đạt 54.7 tỷ USD, Kẻ lạc quan TTCK đang dần phát triển bền vững và trong tương lai không xa sẽ là một tấm gương phản chiếu xác thực chân dung nền kinh tế. Tuy nhiên đa số cho rằng thống kê về mức tăng trưởng không đồng nghĩa với sự phát triển của TTCK Việt Nam so với bạn bè trên thế giới mà chỉ thể hiện sự thăng trầm trong các giai đoạn khác nhau và chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê. Người giấu tên So sánh thật khập khiễng, không đánh giá hết toàn diện TTCK VN. Sao không đánh giá những năm đen tối, thị trường CK VN sụt giảm bao nhiêu, tăng trưởng âm bao nhiêu, bao nhiêu nhà đầu tư bỏ sàn, bao nhiêu nhà đầu tư thua thiệt... Chán..

Tổng hợp tin tức thị trường

Vàng

Thị trường xăng dầu thế giới đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ từ đầu tháng trở lại đây. Tính đến ngày 12/8, tại thị trường London (Anh), giá dầu Bren Biển Bắc giao tháng 9 giảm 60 cent, đóng cửa ở mức 106.84 USD/thùng. Còn hầu hết các hợp đồng dầu trên thị trường New York giao cùng thời điểm chốt phiên ở mức 104.07 USD/thùng, giảm 30 cent so với phiên giao dịch trước đó. Tính chung cả tuần qua, giá dầu đã giảm 0,9%. Mặt khác, sau khi giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng tới 3 lần thì giá thế giới liên tục trong đà giảm mạnh. So với mức giá ngày 15/7, giá xăng RON 92 Singapore đã giảm trên 10% và thấp hơn mức giá đóng cửa ngày 13/6, trước thời điểm tăng giá 14/6.

năm 2006 đạt 66.3 tỷ USD, năm 2007 đạt 77.4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97.5 tỷ USD, năm 2009 đạt 99.8 tỷ USD, năm 2010 đạt 110.7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133.1 tỷ USD, năm 2012 ước đạt 155.3 tỷ USD).

chuyensantcnh@uel.edu.vn

46

tin nhanh
Tổng hợp tin tức thị trường Vàng
Khi giá vàng thế giới giảm, giá vàng trong nước cũng giảm theo nhưng vẫn cao hơn thế giới 4 triệu đồng/lượng. Khi giá xăng dầu thế giới giảm đến trên 10%, giá xăng dầu Việt Nam vẫn đứng yên, không nhúc nhích. Độ kiên trì giữ giá của vàng và xăng dầu Việt Nam luôn ở mức cao mà hiếm quốc gia nào sánh được, còn độ chịu chi của người dân Việt cũng hơn đứt nhiều nơi. Sau nhiều lần tăng giảm, cuối phiên giao dịch chiều 13/8, giá vàng SJC trong nước ở mức 37.90 triệu đồng/lượng, giảm 100,000 đồng so với mở cửa phiên giao dịch đầu ngày, và giảm 50,000 đồng/lượng so với chốt phiên ngày 12/8. Trong khi đó, giá vàng thế giới cũng giảm về mức 1,334.06 USD/oz trong buổi chiều 13/8. Nếu quy đổi theo giá USD tại ngân hàng thì giá vàng thế giới tương đương 33.96 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước gần 4 triệu đồng/lượng. Như vậy, cùng với đà giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đã thực sự giảm, tuy nhiên mức giảm ấy vẫn chênh lệch so với thế giới đến gần 4 triệu đồng/lượng.

ECB
Bắt đầu từ ngày 2/5, tờ 5 euro mới - đồng tiền đầu tiên trong serie tiền mới được gọi là "Europe" - sẽ chính thức được đưa vào lưu hành tại các ngân hàng và các máy rút tiền tự động. Đồng 5 euro cũ tiếp tục được sử dụng nhưng dần sẽ bị thay thế bằng tờ tiền mới và thời điểm công bố chính thức quyết định không sử dụng đồng 5 euro cũ sẽ được thông báo sớm trước khi quyết định có hiệu lực. ECB sẽ lần lượt phát hành các tờ tiền mới mệnh giá 10, 20, 50, 100, 200 và 500 euro trong những năm tới. Đồng 10 euro dự kiến sẽ được đưa vào lưu hành vào năm 2014.

Tổng hợp tin tức thị trường

Hàng tiêu dùng

Chiều tối ngày 31/7, thị trường đón nhận thông tin: bất ngờ một loạt các hàng hóa tiêu dùng như điện, gas, sữa, thực phẩm tăng giá kể từ ngày 1/8. Theo đó, kể từ ngày 01/8/2013, giá bán điện bình quân là 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đ/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đ/kWh). Lý giải cho động thái này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói rằng điều chỉnh giá bán điện là để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí. Đặc biệt là giá than từ ngày 20/4/2013 tăng từ 37 – 41% tùy từng loại than! Bên cạnh đó các hãng kinh doanh gas cũng “nhanh tay” thông báo sẽ điều chỉnh giá bán lẻ gas thêm khoảng 8.000 đồng/bình loại 12kg – lần tăng thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tháng 6 tới nay. Hiện giá gas đến tay người tiêu dùng là từ 384 – 390 nghìn đồng/bình. Từ hồi tháng 3 năm nay, các hãng sữa đã rục rịch điều chỉnh tăng giá và cứ tăng hết đợt này đến đợt khác. Nhiều hãng sữa đã tăng giá lên tới 8 – 20%. Và ngày hôm qua, thêm một loạt các công ty lại thông báo điều chỉnh tăng giá 5 - 20% nữa kể từ ngày hôm nay 1/8.
Chuyên gia Việc giá hàng hóa tăng đồng loạt như vậy sẽ tác động đến nền kinh tế. Dù rằng vấn đề kiềm chế lạm phát hiện nay không quá quan trọng do CPI đã ở mức tương đối thấp chưa đến 7% so với cùng kỳ năm trước, thế nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ nền kinh tế còn khó khăn, sức mua còn yếu, hàng tồn kho lại nhiều nên cuộc sống của người dân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Bản tin Eurozone
Trong cuộc họp chính sách hôm 1/8, ECB tiếp tục nới lỏng chính sách để hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế khu vực đồng euro (eurozone) bằng quyết định giữ nguyên lãi suất tái cấp ở 0,5%. Tuyên bố giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ của ECB đưa ra sau khi FED hôm 31/7 cũng cho biết sẽ tiếp tục kích thích tiền tệ do lo ngại giảm phát. Theo số liệu thống kê của Markit, sản xuất khu vực châu Âu tháng 7 đảo chiều tăng trưởng sau thời kỳ dài liên tục sụt giảm. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của châu ÂU tháng 7 đạt 50,3, cao hơn mức 48,8 của tháng 6 và cao hơn mức dự báo 50,1. Trên ngưỡng 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Giới chuyên gia Vậy là các NHTW sẽ còn phải nới lỏng chính sách trong 1 thời gian dài nữa cho mà xem... Chủ tịch ECB, Mario Draghi Thời kỳ tồi tệ nhất với Eurozone đã qua, đà phục hồi của khu vực này sẽ bắt đầu ở nửa sau của năm nay và tiếp tục trong năm 2014. Thất nghiệp có dấu hiệu giảm nhẹ dù vẫn ở mức cao. Chuyên gia IHS Global Insight, Howard Archer dự đoán GDP của khu vực sẽ ngừng sụt giảm trong quý II/2013, sau 6 quý đi xuống - đợt suy thoái kéo dài nhất trong nhiều thập niên ở châu Âu. Tác động của lòng tin doanh nghiệp gia tăng đối với hoạt động chi tiêu tiêu dùng cũng đủ để ông cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế đang ổn định. Cố vấn kinh tế cấp cao tại Ernst & Young, Marie Diron Những dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Eurozone ở thời điểm giữa năm nay đã ổn định. Việc giảm tốc chương trình khắc khổ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển từ trạng thái suy giảm nhẹ sang tăng trưởng nhẹ, nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và chính sách hạn chế tín dụng sẽ ngăn cản kinh tế tăng trưởng mạnh.

Tin thế giới

G20
TÌM GIẢI PHÁP VỰC DẬY NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Chủ đề “Ngăn chặn tình trạng trốn thuế, thúc đẩy thị trường việc làm và tìm giải pháp vực dậy nền kinh tế thế giới, hi vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích khi diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế ở các nước giàu và nước mới nổi đang có những điểm không thuận lợi.”
–– at Moscow, Nga
Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển, Angel Gurria Các Bộ trưởng Tài chính đã bày tỏ ủng hộ một kế hoạch đánh giá lại các quy định về đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn chặn những “kẻ hở” mà các công ty này có thể lợi dụng trốn thuế. Các quy định về thuế quan quốc tế bảo đảm các doanh nghiệp không phải đóng thuế tại hai quốc gia. Chúng ta cần tránh đánh thuế hai lần. Điều này là đúng, nhưng thật không may các quy định hiện nay lại tạo ra điều ngược lại – đó là không đánh thuế hai lần và chúng ta cần nỗ lực ngăn chặn điều này.

...

See more www.facebook.com/chuyensantcnh.uel

SỐ 07, THÁNG 9-2013

góc sẻ chia

47

GÓC SẺ CHIA

Cảm xúc Nha Trang

Nguyễn Nam Sơn - K12404A

chuyensantcnh@uel.edu.vn

48

góc sẻ chia
Tối ngày 21/1/2013, đoàn chúng tôi khởi hành tại Ký túc xá ĐHQGTPHCM. 54 con người, 54 trái tim háo hức chờ đợi một chuyến kiến tập thật ý nghĩa! Nhờ dịp này mà tôi mới biết được chi tiết từng công đoạn của quy trình công nghệ để chế biến ra sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu trên thị trường. Bước đầu tiên là công đoạn sơ chế, cắt đầu, xẻ mình cho tôm, sau đó ướp tôm vào từng thùng đông lạnh theo số lượng quy định. Sau đó, tôm được duỗi thẳng tùy theo đơn đặt hàng và ngâm trong chất phụ gia nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng, liều lượng của chất phụ gia ảnh hưởng trực tiếp đến độ phồng của con tôm. Đây chính là phần lợi nhuận của mỗi công ty tùy thuộc vào khối lượng tôm thành phẩm. Bước tiếp theo là công đoạn ngâm tôm đã qua bước hai vào trong bột mì (tẩm bột cho tôm). Tôm có màu vàng cam hay trắng chính là do công đoạn này. Sau khi rắc bột và để trong từng khay nhỏ, tôm được chuyển qua băng chuyền đến máy đông lạnh. Công ty có hai máy đông lạnh, tôm sau khi đã được tẩm bột, bỏ vào khay rồi cho vào bịch đi qua máy đông lạnh xuống tới âm mấy chục độ C, khi đó tôm đã cứng và chuyển tới bước cuối cùng là đóng gói. Chúng tôi đến tham quan vào lô sản xuất để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Bao bì đều ghi chữ Hàn Quốc nhưng được sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt trên mỗi hộp đều có mã code, nhìn vào đó, ta có thể biết được nơi sản xuất gia công. Ngoài ra, công ty còn trang bị máy bào đá để ướp tôm đông lạnh và hệ thống xử lý rác thải thân thiện với môi trường. Chúng tôi tham quan nhà máy vào dịp trái mùa vụ nên số lượng nhân công không đông. Nhưng tất cả công nhân đang làm việc đều trong biên chế và được đào tạo bài bản, chính vì vậy tác phong làm việc rất nhanh nhẹn và hiệu quả. Sau khi tham quan xong, chúng tôi bước ra khỏi xưởng sản xuất và chuẩn bị lên xe, nhưng vẫn không quên chụp cho mình những tấm ảnh lưu niệm với nhà máy Seafoods, nơi kiến tập đáng nhớ và tặng món quà ý nghĩa, biểu trưng của Khoa Tài chính Ngân hàng UEL cho đại diện công ty. Chia tay nhà máy, hình ảnh đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, hình ảnh những chú tôm được chế biến thành sản phẩm đông lạnh, những máy móc trang thiết bị, những tà áo trắng bảo hộ lao động che kín mặt, tất cả vẫn còn hiện hữu trong tâm trí chúng tôi. Trong suốt chuyến hành trình kiến tập, thầy Phú, cô Trúc, hai chị Ngân cũng như tất cả sinh viên chúng tôi đã cùng ăn, cùng chơi, cùng hoạt động, tham quan vui vẻ, các thầy cô đều rất trẻ trung, chia sẻ với sinh viên mọi chuyện, không còn khoảng cách thầy trò, không còn cảm giác sợ sệt. Tất cả sinh viên đều tự hào vì mình là FBers trường Đại học Kinh tế - Luật, mang trong mình nhiệt huyết, sức trẻ, niềm đam mê chinh phục những chân trời mới, tình thầy trò, tình bạn bè, niềm vui bên nhau hân hoan, hạnh phúc. Quãng thời gian này thật sự đã đọng lại những dư vị ngọt ngào! Và thầy Phú, cô Trúc như người cha, người mẹ của cả đoàn, quan tâm đến từng thành viên, từng bữa cơm, dìu dắt đoàn đến những trải nghiệm không thể nào quên của đời sinh viên. Trên đường về thầy còn đại diện mua những món đặc sản với giá ưu đãi giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Chúng tôi luôn hãnh diện về ngôi trường thân yêu, về các thầy cô và tự hào mang bản sắc Tài chính Ngân hàng UEL đến quảng bá cho doanh nghiệp, cho miền đất Nha Trang. FBers không những giỏi về kiến thức mà còn mạnh về hoạt động, học hết sức chơi hết mình. Có được những điều đó chính là nhờ công dạy dỗ, định hướng của các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng yêu quý của chúng tôi! Chuyến kiến tập Nha Trang tuy khép lại nhưng đã mở ra trước mắt chúng tôi nhiều chuyến hành trình mới, hành trình đam mê tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và khám phá những chân trời tri thức, giúp chúng tôi tự tin hơn khi bước vào ngành nghề thực tế trong cuộc sống. Và những chân trời mới ấy tiếp tục mở rộng trước mắt chúng tôi, có khác chăng là ở sự tự tin hơn, dám đương đầu, chinh phục mọi thử thách để thực hiện ước mơ trong đời, để xứng đáng với truyền thống học tập, hoạt động, nghiên cứu khoa học của khoa Tài chính ngân hàng.

Ngày đầu tiên ở Nha Trang, chúng tôi lần lượt tham quan các địa danh nổi tiếng như Danh thánh Hòn Chồng, Tháp bà Ponaga, được thử sức với những trò chơi thử thách cả bản lĩnh và trí tuệ con người ở khu giải trí Nha Trang Waterpark trước khi hòa mình vào dòng nước biển trong xanh, dịu mát của Nha Trang. Đêm hôm ấy cả đoàn tổ chức buổi tiệc nhỏ, mọi người trò chuyện, ăn những món đặc sản và ngồi hóng mát ngoài bãi biển. Đêm đã về nhưng những dư âm của ngày vui hôm ấy vẫn còn đọng lại mãi… Đúng 9h30 sáng ngày 23/1, đoàn đến tham quan Công ty Nha Trang Seafoods 17 chuyên chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu. Và đây cũng là mục đích chính của chuyến kiến tập này. Trước khi tham quan quy trình công nghệ, trưởng đoàn là thầy Hoàng Thọ Phú đã có cuộc gặp gỡ trao với Ban Điều hành sản xuất của nhà máy. Thông qua các câu hỏi của thầy cô và sinh viên cũng như lời giới thiệu và giải đáp thắc mắc của lãnh đạo nhà máy, chúng tôi đã có cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành, quá trình phát triển, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Chúng tôi mặc trang phục bảo hộ lao động để đảm bảo vệ sinh khi bước vào xưởng sản xuất trực tiếp.

SỐ 07, THÁNG 9-2013

góc sẻ chia

49

HỌC KỸ NĂNG MỀM Ở ĐÂU?
Gần đây những khoá học kỹ năng mềm thu hút nhiều bạn sinh viên, báo chí với diễn đàn thường chê trách sinh viên mới ra trường thiếu kỹ năng mềm, đổ lỗi cho nhà trường chỉ chạy theo kiến thức giáo khoa mà bỏ quên những cái gọi là kỹ năng. Trải qua 4 năm học và cũng bằng đó thời gian làm việc mình thấy những kỹ năng mà công việc yêu cầu không phải cao siêu gì cả. Mỗi người có thể học được rất nhiều bài học “miễn phí” như vậy từ cuộc sống của chính mình.

Thi đậu đại học, cũng như bao nhiêu sinh viên khác, mình tạm biệt gia đình, một mình lên Sài Gòn học 4 năm Đại học, một cuộc sống tự lập, không có ai mỗi sáng gọi thức dậy đi học, không có ai ở bên cạnh nhắc nhở học bài mỗi ngày, mình phải tự chăm lo cho cuộc sống, học cách ra quyết định, cách quản lý, tự bảo vệ bản thân. Dù là ở ký túc xá hay ở trọ cùng bạn bè, người quen, bạn cũng sẽ học được cách thích nghi được với những cá nhân có tính cách khác nhau, tự điều chỉnh bản thân mình để không làm phiền người khác khi sống chung. Giống như mình, ở kí túc xá buổi tối, người thích chong đèn thức khuya, người khác thích ngủ sớm, người kia thích nghe nhạc nhưng phải bật loa ngoài mới “sướng”, người nữa lại thích tâm sự đêm khuya với “ai đó”… Vậy phải giữ khó chịu trong lòng hay góp ý đây? Nếu góp ý thì nên nói như thế nào để không phật lòng người khác? Môi trường công sở cũng tương tự, mặc dù kỷ luật hơn, nhưng vẫn là mỗi người một tính cách, không ai giống ai. Nếu đã từng ở trọ hay ở kí túc xá với mọi người, bạn sẽ thấy môi trường công sở dễ thích nghi hơn tưởng tượng nhiều. Bạn biết đó, nhà tuyển dụng luôn thích các ứng viên hòa đồng, thân thiện, có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Suốt 4 năm học chúng ta có

biết bao nhiêu cơ hội làm bài tập nhóm, thuyết trình, tiểu luận.. Mình đã từng là trưởng nhóm, phát ngôn viên, biên tập viên chăm chỉ, chuyên gia thiết kế slide, thậm chí có khi chỉ là chân sai vặt đi in bài, photo bài phát cho cả lớp. Nhưng mình nghĩ, dù đóng vai trò nào bạn cũng sẽ học được những điều bổ ích cho công việc sau này. Ví dụ như khi làm trưởng nhóm, bạn không phải là người giỏi nhất, có thể, nhưng một trưởng nhóm thành công là người nhìn thấy hết khả năng của từng thành viên nhóm và ra quyết định đúng lúc, sếp trong công ty cũng thế. Đôi lúc bạn nhận ra mình không ưa thành viên nào đó, hoặc không “phục” sếp nhưng đã làm việc nhóm, bạn không thể làm tất cả theo ý mình mà phải tôn trọng ý kiến của tất cả các thành viên, bạn gây ra sai sót? Nó sẽ ảnh hưởng tới cả nhóm, thậm chí cả lớp, phân công công việc sau này cũng vậy. Nhiệm vụ luôn gắn liền với trách nhiệm. Công việc sẽ đòi hỏi các bạn giao tiếp với rất nhiều người, để gây được thiện cảm thì bạn cần kỹ năng giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày có bao nhiêu cơ hội để giao tiếp, từ giao tiếp với bạn bè, với thầy cô, với những người xa lạ… Lúc đầu mình cho rằng giao tiếp trong công việc phải khó khăn, chật vật lắm, tưởng như phải thương thảo đặc biệt hay tranh luận gay gắt ấy. Nhưng thực ra nó cũng không khác chuyensantcnh@uel.edu.vn 50

góc sẻ chia ngày thường nhiều đâu, nhất là đối với những công việc văn phòng. Khi đó bạn chỉ cần lưu ý một chút đến cảm nhận của đối phương để điều chỉnh mình cho phù hợp. Ví dụ, không ai thích nghe tiếng dập điện thoại khi kết thúc cuộc gọi, không ai thích đọc một email chẳng có tiêu đề hay nội dung viết toàn chữ in hoa… Những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của nhà tuyển dụng và đồng nghiệp. Nhưng thực sự là chúng rất nhỏ đúng không, chỉ cần bạn lưu ý một chút, nghĩ tới cảm nhận của người khác thì sẽ không có trở ngại gì hết. Tóm lại mình muốn chia sẻ với các bạn, ra trường, đi làm, kiến thức chuyên môn là điều không thể thiếu rồi, nhưng nhớ đừng bỏ qua những kỹ năng mềm. Không nhất thiết phải là những khóa học tốn kém, kỹ năng mềm không ở đâu xa cả, chỉ ở đâu đó xung quanh đợi bạn để tâm tới thôi. Hãy tận dụng thời gian và cơ hội lúc này, khi còn là sinh viên để tự rèn luyện bản thân mình, kiến thức và kỹ năng là do tự bản thân mỗi người tích luỹ. Và nhớ, vận mệnh của mỗi người luôn nằm trong tay của họ, chỉ là, họ có nhận ra hay không. Nguyễn Trường Ân

Trong những ngày cuối tháng 5 vừa qua, Chuyên san Kinh tế Tài chính – Ngân hàng đã tổ chức cuộc thi Phóng viên Kinh tế tiềm năng. Là một trong những hoạt động thường niên, Chuyên san mong muốn tìm kiếm những bạn sinh viên trẻ, có đam mê trong lĩnh vực kinh tế, muốn được chia sẻ suy nghĩ của mình trước những vấn đề trong thực tế. Lần thứ hai tổ chức, cuộc thi thu hút được khá nhiều tài năng, mỗi bài một thế mạnh riêng, khá nhiều bài có ý tưởng diễn đạt logic, khoa học và thể hiện được chính kiến của tác giả rất rõ ràng. Kết quả cuối cùng, xin chúc mừng hai bạn Phan Huy Tín (K10404B) và Lê Thị Bích Ly (K10402A) cùng đoạt giải Nhì. Ngoài ra Chuyên san cũng trao giải phụ, Bài viết được yêu thích nhất cho bạn Phạm Công Lĩnh (K11407A). Mong rằng trong chương trình sau, Chuyên san sẽ được đón nhận thêm nhiều sự quan tâm và ủng hộ từ phía các bạn. Xin cảm ơn các bạn rất nhiều.

Phan Huy Tín - K10404B

Giải Nhì

Lê Thị Bích Ly - K10402A

Giải Nhì

Phạm Công Lĩnh - K11407A

Giải Khuyến khích

SỐ 07, THÁNG 9-2013

Chủ đề tháng của Tạp chí Công nghệ Ngân hàng năm 2013

Soá Xuan (Thang 1 vaø 2): Kinh teá - Tai chính - Ngan hang Viet Nam nam 2012 â ù ø â ø ä ê vaø trien vong 2013 å ï Thaùng 3: Nôï xaáu Thaùng 4: Taùi caáu truùc Thaùng 5: Quaûn trò ngaân haøng Thaùng 6: Hoaït ñoäng ngaân haøng trung öông Thaùng 7: Tieáp caän dòch vuï ngaân haøng Thaùng 8: Hoaït ñoäng taøi chính noâng thoân, taøi chính vi moâ, baûo hieåm vi moâ Thaùng 9: Thò tröôøng chöùng khoaùn Thaùng 10: Sôû höõu cheùo Thaùng 11: Thò tröôøng vaøng, saûn phaåm phaùi sinh tieàn teä Thaùng 12: Giaùm saùt heä thoáng taøi chính
ÑC: 36 Toân Thaát Ñaïm, Q.1, Tp.HCM / Tel: 08. 38 211 706 / Fax: 08. 38 216 684 / Email: tapchicnnhbuh@buh.edu.vn

www.buh.edu.vn/tapchicnnh

là tờ nội san của Khoa Tài Chính - Ngân Hàng trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM và cũng là một trong những tạp chí chuyên ngành đầu tiên của Trường.

MỤC TIÊU
Tạo môi trường học thuật chuyên sâu và chất lượng. Tạo cơ hội cho sinh viên bày tỏ quan điểm và góc nhìn đối với các vấn đề kinh tế. Cung cấp nguồn tin tức kinh tế chuyên ngành phục vụ bạn đọc liên quan đến các lĩnh vực đang được giảng dạy và đào tạo trong trường.

QUYỀN LỢINHÀ TÀI TRỢ
Quảng cáo được đăng ngay trên ấn phẩm tại vị trí ưu tiên nhất. Logo xuất hiện liên tục trong các ấn phẩm được xuất bản hàng quý và online. Hình ảnh được đăng tại các Bandroll, Posters, tờ rơi quảng cáo trong các chương trình hoạt động của Chuyên san hay các hoạt động trong trường Đại Học Kinh Tế - Luật mà Chuyên san có đăng bài,... Và một số phương tiện truyền thông khác. Hỗ trợ về mặt nhân lực, cơ sở vật chất khi quý công ty có nhu cầu tổ chức các sự kiện tại Trường Đại học Kinh tế - Luật. Tiếp cận với nguồn nhân lực trẻ, năng động, chất lượng đào tạo tốt, có tiềm năng trở thành nhân viên của công ty. Và một số quyền lợi khác...
♥ ♥

đã trở thành nguồn tài liệu khoa học có uy tín không chỉ trong phạm vi sinh viên mà trong tương lai có thể là cẩm nang hữu ích cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính ngân hàng ở Việt Nam.

Với mong muốn phát triển mạnh mẽ, Chuyên san cần có một nguồn tài chính ổn định và dồi dào, cũng như sự hỗ trợ khác từ phía các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm.

Mọi thông tin liên hệ: chuyensantcnh@uel.edu.v n hoặc 016

38 63 49 42 (Ms. Giang)

Chuyên san được phát hành miễn phí bằng bản in và online Số lượng: 1500 bản in/kỳ, 2000 lượt xem online/tháng
Chia sẻ và download miễn phí trên tailieu.vn, tailieutonghop.com...

Similar Documents

Free Essay

Kế toáN Nhà HàNg, KháCh SạN

...GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống...

Words: 5307 - Pages: 22

Free Essay

Kinh Tế

...MẤY Ý KIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TS. Phạm Văn Khánh Báo Nhân Dân Đặt vấn đề Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, thực hành đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các quốc gia, dân tộc trên thế giới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra từ khi thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối mở cửa kinh tế, chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Tiếp tục đường lối đối ngoại rộng mở, Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Từ khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều vấn đề...

Words: 10908 - Pages: 44

Free Essay

Thao Minh

...CHUYÊN ĐỀ 6 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN, TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên chuyên viên chính khối Đảng, Đoàn thể năm 2013) Phần 1 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một kết luận lý luận quan trọng. Nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến. Tính phổ biến của kinh tế thị trường thể hiện ở cấu trúc khung chung cho mọi nền kinh tế thị trường. 1. Những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường Kinh tế thị trường nói chung bao hàm những yếu tố chủ yếu cơ bản như sau: Thứ nhất, độc lập của các chủ thể trong nền kinh tế Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể này hoàn toàn động lập, tự chủ trong việc quyết định: sản xuất...

Words: 28509 - Pages: 115

Free Essay

Jgjgjgj

...Sở hữu đất đai có lẽ là phần trọng yếu nhất của luật tài sản của mỗi quốc gia.. Những vấn đề pháp lý trong quản lý nhà nước về đất đai và quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hoạt động của thị trường bất động sản không lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai và bất động sản gắn liền với đất rất nghiêm trọng, đẩy giá đất lên cao, đặc  biệt là ở đô thị, gây khó khăn cản trở lớn  cho cả đầu tư phát triển và giải quyết nhà ở, tạo ra những đặc quyền, đặc lợi, dẫn đến tiêu cực  và tham nhũng của  một số cá nhân và tổ chức. Quản lý nhà nước về đất đai  còn nhiều hạn  chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người sử dụng đất chưa làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước . Chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân   sách nhà nước .  Từ kết quả bước  đầu  có tính khái quát của  đề tài này  có thể thấy nhiệm vụ đổi mới hệ thống quản lý đất đai với mục tiêu phát triển thị trường bất động sản là rất mới mẻ và  có tác  động mạnh đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, nhiều vấn đề thực  tiễn chưa  được  giải quyết có hệ thống và  có căn  cứ khoa  học ; do đó  cần tiếp tục triển khai một kế hoạh nghiên  cứu khoa  học  đồng bộ và toàn diện về nội dung này.  giá trị thị trường vẫn luôn là khái niệm được nhiều người quan tâm, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Một số nước phát triển đã đưa ra chuẩn mực thống nhất về thực hành định giá chuyên nghiệp (Uniform Standards of Professional...

Words: 20546 - Pages: 83

Free Essay

Life Needed

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TS. Ngô Văn Hà Tập bài giảng ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Tài liệu phục vụ dạy và học khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) (Lưu hành nội bộ) ĐÀ NẴNG – 2013 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu a. Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản là đề ra đường lối cách mạng và hoạch định đường lối. - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. - Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động. - Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận...

Words: 53758 - Pages: 216

Free Essay

Hag Report

...BỘ TÀI CHÍNH Số: 129/2012/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2012 THÔNG TƯ Quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán Căn cứ Luật kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011; Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh; Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Luật kiểm toán độc lập và quy định tại Điều 57 Luật kế toán. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này. 2. Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề cấp nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi). 3. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. 4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến...

Words: 10250 - Pages: 41

Free Essay

Student

...HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Economics

...HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

I Love You

...hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động. Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. Trước khi giành được chính quyền, nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mục tiêu và hình thức...

Words: 11671 - Pages: 47

Free Essay

Use This Method If You'D Like to Upload a Document from Your Computer. We Support the Following File Types: Doc, Docx, Pdf, Wps, Rtf, Odt

...khoa học TS. Trần Tuấn Anh Tp Hồ Chí Minh, 2013 1 Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học Số tin chỉ: 2 Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học. Bắt đầu từ chọn đề tài nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, tìm và xử lý tài liệu tham khảo, cách thức viết, trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu – Đặc biệt là tập trung vào việc thực hiện được các tiểu luận, đề án, luận văn tốt nghiệp. Đánh giá: Làm tiểu luận (bài tập lớn): 30%. Thi cuối kì (tự luận): 70%. 2 Tài liệu tham khảo Giáo trình chính: 1. Hoàng Văn Huệ, Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học, Trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm tp. Hồ Chí Minh, 2011. Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2007. 2. Nguyễn Văn Tuấn. Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Tổng hợp TPHCM. 2011. 3. Nhật Từ, Cẩm nang viết khảo luận, luận văn, luận án. NXB tp.HCM, 2003. 4. Vũ Gia Hiền, Để viết bài luận văn tốt, NXB Lao Động, 2006. 3 Mở đầu: Đối tượng và ý nghĩa của phương pháp luận NCKH I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH II. Ý nghĩa của nghiên cứu và nắm vững phương pháp luận NCKH Bốn lời khuyên vàng của Steven Weinberg 4 I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH • Đối tượng nghiên cứu: + Tổng kết, phân loại, hệ thống hóa hoạt động NCKH + Khái quát cơ chế, phương pháp sáng tạo khoa học. + Tìm tòi biện pháp tổ chức, quản lý quá trình nghiên cứu khoa học.  Chính khoa học là đối...

Words: 1434 - Pages: 6

Free Essay

Nhi Nho Nhan

...TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1 Mục tiêu môn học Giúp Sinh Viên: • Nắm được kiến thức cơ bản về các khía cạnh tài chính-tiền tệ quốc tế • Hiểu và phân tích được các chính sách kinh tế mà các Chính Phủ có thể áp dụng để tác động đến các dòng lưu chuyển tài chính quốc tế. • Đánh giá và phân tích các hoạt động kinh doanh đầu tư trên các thị trường tài chính và tác động đến các dòng lưu chuyển TCQT. Nguyen Thi Hong Vinh Nội dung chính • Cơ sở hạ tầng của các quan hệ tiền tệ tài chính quốc tế • Sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến dòng lưu chuyển TCQT • Các lý thuyết về tỷ giá • Sự hình thành và phát triển của các thị trường tài chính quốc tế Nguyen Thi Hong Vinh Giáo trình và tài liệu tham khảo • N.V.Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2010 • Hồ Diệu, Nguyễn Văn Tiến (2001) Giáo trình Tài chính quốc tế. Học viện Ngân hàng. • N.V.Tiến, 2001, “Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở”, tái bản lần I, NXB Thống kê • Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2005) Giáo trình Tài chính Quốc tế. Đại học Kinh tế TP.HCM. • Moosa, I.M., 1998, “International Finance: an analytical approach” The McGraw-Hill Companies, INC., Australia • Maurice D.Levi (1996) International Finance, Mc.Graw-Hill, Inc. • Keith Pilbeam(1998), International Finance, Macmillan, London Nguyen Thi Hong Vinh 2 Phương pháp đánh giá SV • Đánh giá theo quá trình: 30% (lên lớp đầy đủ, tham gia thuyết trình, kiểm tra…) • Bài thi cuối khóa: 70% Hình thức thi: trắc nghiệm, câu...

Words: 2594 - Pages: 11

Free Essay

Docdocdoc

...UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=2 | Các mối liên hệ mang tính khách quan, bản chất, tất nhiên và được lặp đi lặp lại được khái quát bằng phạm trù gì | a. | Thuộc tính | b. | Yếu tố | c. | Quy luật | ANSWER: | C | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=3 | Xét đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là | a. | Năng suất lao động | b. | Luật pháp | c. | Chính trị | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=4 | Phạm trù triết học nào sau đây dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật | a. | Nội dung | b. | Bản chất | c. | Hiện thực | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=5 | Yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của ý thức là | a. | Tri thức | b. | Tình cảm | c. | Ý chí | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=6 | Có phải vật chất quyết định ý thức một cách tuyệt đối hay không | a. | Không | b. | Tùy hoàn cảnh cụ thể | c. | Đúng như vậy | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=7 | Triết học Mác là thế giới quan khoa học của | a. | Giai cấp tư sản tiến bộ | b. | Giai cấp công nhân | c. | Tầng lớp trí thức | ANSWER: | B | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=8 | Trong chỉ đạo thực tiễn cần căn cứ vào đâu để đề ra chủ trương...

Words: 26532 - Pages: 107

Free Essay

Tiêu Luận Triết

...các nước đang phát triển 8 C. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 9 a) Các dự án FDI tạo ra thu nhập cao thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam 9 b) FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới 10 III. TỔNG KẾT 11 i. Báo cáo kết quả nghiên cứu : 11 ii. Ý nghĩa của việc nghiên cứu : 12 iii. Danh mục tài liệu tham khảo : 12 I. ĐẶT VẤN ĐỀ : Từ trước tới nay có khá nhiều người luôn thắc mắc về bản chất xuất khẩu tư bản là gì ? Biểu hiện của xuất khẩu tư bản ra sao ? Nếu bản chất của xuất khẩu tư bản là bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản theo như Lênin khẳng định , thì tại sao những nước đang phát triển như Việt Nam lại đang tích cực và chủ động kêu gọi đầu tư nước ngoài ? ?? .Nôi dung bài viết : XUẤT KHẨU TƯ BẢN- sẽ cho các bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về xuất khẩu tư bản .– một trong những đặc điểm chính của thế giới tư bản độc quyền –giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản . Đồng thới nghiên cưu vấn đề trong thực tiễn dong vốn FDI - một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như VIệt Nam. II. NỘI DUNG . A. LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN 1) Bản chất của xuất khẩu tư bản : Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư tư bản ra...

Words: 6390 - Pages: 26

Free Essay

Religion

... | | | |Hà Nội , Ngày 29 tháng 11 năm 2005 | LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về sở hữu trí tuệ. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. ...

Words: 45180 - Pages: 181

Free Essay

Diet Analysis

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ NHẬT KÝ THỰC TẬP Họ tên học sinh : MSHS : Ngành : Lớp : Đơn vị thực tập : Địa chỉ : Thời gian thực tập : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (HỌ VÀ TÊN HỌC SINH) MSHS : 1000600448 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Song Quỳnh trong giai đoạn 2012 - 2013” BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH : Quản trị kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (HỌ VÀ TÊN HỌC SINH) MSHS : 100600448 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Song Quỳnh trong giai đoạn 2012 - 2013” BÁO CÁO THỰC TẬP: NGÀNH : Quản trị kinh doanh LỚP:QT10C1 GV HƯỚNG DẪN: Giảng viên TRẦN THỊ THANH THÚY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu thiết thực đối với sinh viên các ngành nói chung và ngành Quản trị Kinh doanh nói riêng trước khi kết thúc những năm học tại trường, đây là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với công việc thực tế. Đế cho...

Words: 5231 - Pages: 21