Free Essay

Tiêu Luận Triết

In:

Submitted By 15111993
Words 6390
Pages 26
MỤC LỤC : I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 2 II. NỘI DUNG . 2 A. LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN 2 1) Bản chất của xuất khẩu tư bản : 2
Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản : 2 2) Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản 4 B. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 6 1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển 8 C. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM. 9 a) Các dự án FDI tạo ra thu nhập cao thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam 9 b) FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới 10 III. TỔNG KẾT 11 i. Báo cáo kết quả nghiên cứu : 11 ii. Ý nghĩa của việc nghiên cứu : 12 iii. Danh mục tài liệu tham khảo : 12

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Từ trước tới nay có khá nhiều người luôn thắc mắc về bản chất xuất khẩu tư bản là gì ? Biểu hiện của xuất khẩu tư bản ra sao ? Nếu bản chất của xuất khẩu tư bản là bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản theo như Lênin khẳng định , thì tại sao những nước đang phát triển như Việt Nam lại đang tích cực và chủ động kêu gọi đầu tư nước ngoài ? ?? .Nôi dung bài viết : XUẤT KHẨU TƯ BẢN- sẽ cho các bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về xuất khẩu tư bản .– một trong những đặc điểm chính của thế giới tư bản độc quyền –giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản . Đồng thới nghiên cưu vấn đề trong thực tiễn dong vốn FDI - một hình thức của đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như VIệt Nam. II. NỘI DUNG .

A. LÝ LUẬN XUẤT KHẨU TƯ BẢN

1) Bản chất của xuất khẩu tư bản :

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin khẳng định rằng , xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì: Một là , trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “ tư bản thừa ” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước. Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ , tiền lương thấp , nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao. Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt. Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản : Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu xét cách thức đầu tư thì có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp * Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài * Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản. Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân * Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự. Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân. Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài. Về quân sự , viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí. * Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện . Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản, có xu hướng tăng nhanh , chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu . Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu xét về cách thức hoạt động , có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia , hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó, hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột gía trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa. Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế – xã hội gia tăng.

2) Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản

Ngày nay , trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn . Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển ( chiếm tỷ trọng trên 70% ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh, thậm chí chỉ còn 16,8%(1996) và hiện nay khoảng 30%. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế.Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Như đã biết , cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như : ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương...Những ngành này có thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên , nhiên vật liệu. Trong nền kinh tế giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sự xuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất cao. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu , không phù hợp, tình chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước ( còn với nước đang phát triển nhưng đã trở thành Nics thì tỷ trọng của luồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn: chiếm 80% tổng tư bản xuất khẩu của các nước đang phát triển). Mặt khác thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Hệ qủa của hoạt động này bao giờ cũng hình thành các khối kinh tế với những đaọ luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó. Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển không làm cho bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi , mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học- công nghệ cao ở các nước tư bản phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị quy trình công nghệ mới đã dẫn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ lạc hậu ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp ( do bị hao mòn hữu hình và vô hình ). Đối với nền kinh tế thế giới đang phát triển, những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định , có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực nào đó của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn của quy mô thế giới cho thấy: xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu á, Phi , Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên. Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn , trong đó vai trò các công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FDI . Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là các Nics châu Á. Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT,BT...sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên. Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao. Ngày nay , xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng . Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản , nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,linh hoạt , nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

B. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) là hình thức đầu tư nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế và phân công lao động quốc tế . Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung FDI được xem xét như một hoạt động kinh doanh, ở đó có các yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo nó bao gồm các yếu tố khác . Các yếu tố đó không chỉ bao gồm sự khác biệt về quốc tịch của các đối tác tham gia vào quá trình kinh doanh,sự khác biệt văn hoá , luật pháp mà còn là sự chuyển giao công nghệ , thị trường tiêu thụ... Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, FDI có thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam .Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời là người trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty ( cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau: Thứ nhất , các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Thứ hai , sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ đóng góp vốn. Nếu đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý. Thứ ba , lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.

Thứ tư , FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Thứ năm , FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư. Thứ sáu , FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Nếu căn cứ tính chất pháp lý của đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành các loại hợp đồng và hợp tác kinh doanh , doanh nghiệp liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có thêm hình thức đầu tư khác đó là hợp đồng xây dựng – kinh doanh- chuyển giao (BOT). Trong các hình thức trên thì doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn là hình thức pháp nhân mới và luật Việt Nam gọi chung là xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư có thể chia FDI thành hai loại đầu tư tập trung trong khu chế xuất và đầu tư phân tán. Mỗi loại đầu tư trên đều có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu công nghiệp ở từng quốc gia. Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, đầu tư vào sản xuất, đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm.. Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư có thể chia FDI thành các loại như đầu tư công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ .. Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm 3 hình thức như sau: * Hợp đồng hợp tác kinh doanh * Doanh nghiệp liên doanh * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
. Hàng đổi hàng – Phương thức đầu tư thu hút nước ngoài quan trọng đối với các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mà giá trị của trang thiết bị cung cấp được hoàn trả bằng chính sản phẩm mà các trang thiết bị đó làm ra. Phương thức này liên quan tới hai hợp đồng quan hệ mật thiết với nhau và cân bằng nhau về mặt giá trị.Trong một hợp đồng, nhà cung cấp đồng ý xây dựng nhà máy hoặc cung cấp các công nghệ của nhà máy cho phía đối tác. Trong hợp đồng khác, nhà cung cấp đồng ý mua lại sản phẩm mà công nghệ đó sản xuất ra với khối lượng tương ứng với gía trị thiết bị mà nhà máy đã đầu tư. Hàng đổi hàng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển đặc biệt là các nước đang chuyển đổi. Thực tế đã chỉ ra rằng hàng đổi hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động ở các nước đang phát triển. Hàng đổi hàng là phương thức đầu tư mới của các đối tác nước ngoài vào Việt Nam.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển

Trong ba thập kỷ vừa qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến một sự tăng trưởng đáng kể về luồng vốn FDI. Tổng FDI trung bình hàng năm theo giá trị thị trường hiện nay tăng lên 10 lần, từ 104 tỷ USD trong những năm của thập kỷ 60 lên đến 1173 tỷ USD vào cuối những năm của thập kỷ 80. FDI đã tiếp tục tăng và đạt 1940 tỷ USD năm 1992. Các nước phát triển chiếm từ 68% trong những năm 60 lên đến 80% vào cuối những năm 90 trong tổng số của phần tăng lên của FDI. Xét về khuynh hướng chung, một trong những nét nổi bật nhất của FDI là việc tăng nhanh lên nhanh chóng và vững bền của những luồng FDI tới các nước đang phát triển. Sau một giai đoạn tương đối đình trệ diễn ra sau các cuộc khủng hoảng nợ và một cuộc suy thoái cho tới giữa những năm 80 (từ năm 1981 - 1985 FDI đến các nước đang phát triển thực tế giảm 4%/ năm), đầu tư vào các nước đang phát triển đã khôi phục mạnh mẽ. Trong những năm cuối thập kỷ 80, FDI tăng 17% một năm và tiếp tục trong những năm 90.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc và Đầu tư thế giới năm 1994, tổng đầu tư FDI vào các nước đang phát triển đạt số kỷ lục là 70 tỷ USD năm 1993, tăng 125% trong ba năm đầu của thập kỷ này. Ngược lại FDI vào các nước phát triển lại giảm mạnh trong những năm 90. Trong năm 1991 , FDI vào các nước OECD giảm 31% và tiếp tục giảm thêm 16% năm 1992. Kết quả là năm 1992 các nước đang phát triển chiếm 32% tổng FDI, trong khi tỷ trọng trung bình là 24% trong những năm 70. Tỷ trọng này tiếp tục tăng, đạt 40% vào năm 1993. Nếu xu hướng này tiếp tục, khối lượng FDI hàng năm vào các nước đang phát triển có thể vượt các nước phát triển trong thời gian không xa. Điều này cho thấy có một sự thay đổi cơ cấu rất lớn không chỉ về hình thức của đầu tư mà còn của sản xuất và thương mại sinh ra từ kết quả đầu tư này.

C. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

Thu hút và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện thành công đường lối đổi mới , phát triển kinh tế xã hội.
Từ năm 1987 đến nay, sau hơn 10 năm kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các mặt kinh tế – xã hội . Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 đã mở ra một chương mới trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Hơn mười năm qua khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh, từng bước khẳng định vị trí của mình như là một bộ phận năng động của nền kinh tế , có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước và thành công chung của công cuộc đổi mới.
Dòng FDI đến Việt Nam từ nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đến 30/04/1998 có 59 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và đặc điểm nhân văn khác nhau, đã và đang làm đa dạng hoá kỹ thuật công nghệ còn nghèo nàn của Việt Nam. Đa số thiết bị công nghệ đưa vào Việt Nam thông qua FDI thuộc loại trung bình của thế giới , tiên tiến hơn thiết bị hiện có. Điều này có thể được giải thích do các đối tác nước ngoài lớn nhất chủ yếu là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc . Có thể nói sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. Một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng cứ một đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo. a) Các dự án FDI tạo ra thu nhập cao thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam Tính đến ngày 31/12/1999 các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tạo ra cho Việt Nam khoảng 296.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp (bao gồm công nhân xây dựng và các ngành sản xuất , dịch vụ phụ trợ có liên quan ). Như vậy, số lao động làm việc trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài bằng khoảng 39% tổng số lao động bình quân hàng năm trong khu vực nhà nước - đây là một kết quả nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự đào tạo một cách tích cực và có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động Việt Nam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp làm việc theo tác phong công nghiệp hiện đại có kỷ luật.
Về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh: trước khi bước vào cơ chế thị trường , chúng ta chưa có nhiều nhà doanh nghiệp giỏi có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài bắt đầu hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia giỏi , đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đại nhằm thực hiện dự án có hiệu quả, đây chính là điều kiện tốt một mặt để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt , nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam.Đến nay chúng ta có khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ chủ yếu là những kỹ sư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả bí quyết kỹ thuật.

b) FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới

Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trở thành “cầu nối”, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như những trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.
Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị trường ở nước ngoài.Đối với những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam . Tóm lại, hoạt động của đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa qua đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Đôí với Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò như một lực khởi động, như một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần làm vực dậy một số doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản xuất đình đốn , có nguy cơ phá sản. Không những thế, nó còn góp phần hình thành nhiều ngành nghề sản xuất mới, cũng như nhiều sản phẩm mới. Vì khả năng thu hồi vốn và có lãi phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh nên các nhà đầu tư nước ngoài thường tính toán cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa vào Việt Nam những thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại hoặc ở mức thấp nhất cũng còn có khả năng phát huy được hiệu quả nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những kênh đưa ra nền kinh tế Việt Nam hội nhập tương đối có hiệu quả. Là khu vực hấp dẫn, tạo ta nhiều việc làm và nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam. Là môi trường lý tưởng để chúng ta học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện đại. Là điều kiện tốt để Việt Nam mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Qua những phân tích trên đậy , ta có thể hiểu sâu sắc hơn chu nghĩa tư bản độc quyền –một nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản của chủ nghĩa tư bản cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà một trong những đặc diểm cơ bản của nó là quá trình xuất khẩu tư bản.Với quá trình này các nước xuất khẩu tư bản có thể thu được những lợi nhuận hữu hình về kinh tế và các khoản lợi nhuân vô hình về chính trị khóa chặt các nước nhận đầu tư , trong quân sự buộc các nước nhận viện trợ cho nhà nước xuất khẩu lặp căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình ... Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận lợi ích kinh tế vô cùng to lớn do các khoan đầu tư mang lại . Những xuất khâu tư bản luôn kèm theo nó là quá trình chuyển giao khoa học công nghê, mô hình quản lí , tạo sức cạch tranh cho thị trường , nang cao năng suất lao động và trinh độ dân trí ,tăng cướng hội nhập kinh tế văn hóa chính trị của Việt Nam . Có thể nói rằng đối với một sinh viên kinh tế thì việc hiểu rõ bản chất của của các nguồn xuất khẩu tư bản và đăc biệt là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài là vô cung quan trọng , một nhân tố giúp chúng ta có thê xây dựng một nguồn lực kinh tế mạnh mẽ . Để tìm được những nguồn lợi ích to lớn ấy chúng ta cần đổi mới trên rất nhiều vấn đề về tư duy cách quản lí đồng thời là nguồn lực lao động chất lượng cao thu ,góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược về kinh tế và định hướng xây dựng xà hội C chủ nghĩa .

III. TỔNG KẾT i. Báo cáo kết quả nghiên cứu :

-Bài tiểu luận trên nghiên cứu : + bản chất của xuất khẩu tư bản qua đó là rõ bản chất của tư bản trong giai đoạn tư bản độc quyền
+ nghiên cứu nguồn gốc bản chất cụ thể cách thức vận động của nguồn tiền xuất khẩu ( nguồn vốn đầu tư FDI ) , vai trò lợi ích của các bên liên quan quanh chủ thể xuất khẩu tư bản
+ các vấn đề FDI trực tiếp của Việt Nam liên quan đến đặc điểm riêng của thi trường Việt Nam .

ii. Ý nghĩa của việc nghiên cứu :

+ Nâng cao hiểu biết và kiến thức về kinh tê chính trị cụ thể là kiến thức về xuất khâu tư bản , một trong 5 đặc điểm chính của tư bản độc quyền.
+ Áp dụng các vấn đề nghiên cứu vào trong thực tế sự vận động nền kinh tế , từ đó ứng dụng vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng về kinh tế .
+ Nâng cao tinh thần làm việc tich cực ,chủ động và sáng tạo của một sinh viên kinh tế ngoại thương .

iii. Danh mục tài liệu tham khảo :

1.giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghiac mác lenin –Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. http://tailieuhay.com/chi-tiet-tai-lieu/thuc-trang-va-giai-phap-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-fdi-tai-viet-nam140-trang/7131.html
3. http://www.wattpad.com/432642-c%C3%A2u-13-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-t%C6%B0-b%E1%BA%A3n
4. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-bai-ly-luan-xuat-khau-tu-ban-.199445.html
5. http://www.vatgia.com/hoidap/xu%E1%BA%A5t+kh%E1%BA%A9u+t%C6%B0+b%E1%BA%A3n+l%C3%A0.shvg
6.http://mosquito1505.blogspot.com/2010/05/so-sanh-xuat-khau-tu-ban-va-xuat-khau.html
7.http://yume.vn/phangiakhue/article/thuyet-trinh-nguyen-ly-marx-2-xuat-khau-tu-ban.35CDD31E.html
8. http://docx.vn/tai-lieu/33199/Xuat-khau-tu-ban.tailieu
9.http://vov.vn/Home/Nhan-thuc-ve-Chu-nghia-Tu-ban-hien-dai/20108/153090.vov
10. http://tailieuhay.com/tim/Dac+diem+xuat+khau+tu+ban+va+nhung+bieu+hien+moi+cua+no.html
11. http://tailieu.vn/xem-bo-suu-tap/xuat-khau-tu-ban.41893.0.html
12. http://www.slideshare.net/mumum/kinh-te-chinh-tri-bai-tap-2
13. http://www.mautailieu.com/m36/tinh-hinh-hoat-dong-xuat-khau-tu-10359.html
14. http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20010125225947
15. http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20t%C6%B0%20b%E1%BA%A3n.html?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=boxads&utm_campaign=searchlink&page=3
16. choluanvan.com/decuong/10158.doc
17. http://www.kilobooks.com/threads/40910-L%C3%BD-lu%E1%BA%ADn-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-t%C6%B0-b%E1%BA%A3n-v%C3%A0-thu-h%C3%BAt-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C6%B0-tr%E1%BB%B1c-ti%E1%BA%BFp-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-c%E1%BB%A7a-Vi%E1%BB%87t-Nam-trong-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-hi%E1%BB%87n-nay

Similar Documents

Free Essay

Triet Ly Kinh Doanh

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC (ĐÀO TẠO CAO HỌC) Đề tài: Về triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp “Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển của doanh nghiệp” Người viết: Tống Nguyễn Hồng Việt Mã học viên: Lớp: EMBA 14A Khóa: 14 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 4 1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp 4 1.2. Hình thức thể hiện và nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp 6 1.3. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp 8 CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 10 2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT 10 2.2. Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn và tập đoàn 11 2.3. Đánh giá thành công đạt được 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, triết lý kinh doanh đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức, khiến nhiều chuyên gia nước ngoài khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia...

Words: 5742 - Pages: 23

Free Essay

Use This Method If You'D Like to Upload a Document from Your Computer. We Support the Following File Types: Doc, Docx, Pdf, Wps, Rtf, Odt

...học Số tin chỉ: 2 Mục tiêu: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học. Bắt đầu từ chọn đề tài nghiên cứu, lập kế hoạch nghiên cứu, tìm và xử lý tài liệu tham khảo, cách thức viết, trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu – Đặc biệt là tập trung vào việc thực hiện được các tiểu luận, đề án, luận văn tốt nghiệp. Đánh giá: Làm tiểu luận (bài tập lớn): 30%. Thi cuối kì (tự luận): 70%. 2 Tài liệu tham khảo Giáo trình chính: 1. Hoàng Văn Huệ, Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học, Trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm tp. Hồ Chí Minh, 2011. Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2007. 2. Nguyễn Văn Tuấn. Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Tổng hợp TPHCM. 2011. 3. Nhật Từ, Cẩm nang viết khảo luận, luận văn, luận án. NXB tp.HCM, 2003. 4. Vũ Gia Hiền, Để viết bài luận văn tốt, NXB Lao Động, 2006. 3 Mở đầu: Đối tượng và ý nghĩa của phương pháp luận NCKH I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH II. Ý nghĩa của nghiên cứu và nắm vững phương pháp luận NCKH Bốn lời khuyên vàng của Steven Weinberg 4 I. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của phương pháp luận NCKH • Đối tượng nghiên cứu: + Tổng kết, phân loại, hệ thống hóa hoạt động NCKH + Khái quát cơ chế, phương pháp sáng tạo khoa học. + Tìm tòi biện pháp tổ chức, quản lý quá trình nghiên cứu khoa học.  Chính khoa học là đối tượng nghiên cứu. 5 • Nội dụng nghiên cứu của phương pháp luận NCKH: Là hệ thống lý thuyết...

Words: 1434 - Pages: 6

Free Essay

My Work

...------------------------------------------------- ------------------------------------------------- BÀI TIỂU LUẬN ------------------------------------------------- ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO TỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- ------------------------------------------------- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục đề tài 5 Chương II: tư tưởng của triết học nho giáo ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống việt nam 5 Chương III: một số vấn đề về nho giáo trong giai đoạn hiện nay 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương 1 6 BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO 6 1.1 Bối cảnh lịch sử, kinh tế- xã hội sự ra đời của tư tưởng triết học Nho giáo 6 1.2 Nguồn gốc sự hình thành và...

Words: 12059 - Pages: 49

Free Essay

Docdocdoc

...quát bằng phạm trù gì | a. | Thuộc tính | b. | Yếu tố | c. | Quy luật | ANSWER: | C | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=3 | Xét đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là | a. | Năng suất lao động | b. | Luật pháp | c. | Chính trị | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=4 | Phạm trù triết học nào sau đây dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật | a. | Nội dung | b. | Bản chất | c. | Hiện thực | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=5 | Yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất của ý thức là | a. | Tri thức | b. | Tình cảm | c. | Ý chí | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=6 | Có phải vật chất quyết định ý thức một cách tuyệt đối hay không | a. | Không | b. | Tùy hoàn cảnh cụ thể | c. | Đúng như vậy | ANSWER: | A | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=7 | Triết học Mác là thế giới quan khoa học của | a. | Giai cấp tư sản tiến bộ | b. | Giai cấp công nhân | c. | Tầng lớp trí thức | ANSWER: | B | MARK: | 2 | UNIT: | Chapter 1 | MIX CHOICES: | Yes | QN=8 | Trong chỉ đạo thực tiễn cần căn cứ vào đâu để đề ra chủ trương,...

Words: 26532 - Pages: 107

Free Essay

Triết 1

...Trường Đại học Ngoại Thương TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 10/2011 MỤC LỤC Mở đầu ................................................................................................................1 I. Phép biện chứng và mối liên hệ phổ biến…………………………………………………...2 II. Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .....................................4 1. Độc lập – Tự chủ ……………………………………………………………………………………4 2. Hội nhập quốc tế ……………………………………………………………………………………5 3. Mối liên hệ giữa giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………………..6 4. Vận dụng có hiệu quả mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế …………………………..8 Kết luận ………………………………………………………………………………………………………..12 Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………….12 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thế giới hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các quốc gia. Trong xu thế đó, quốc gia nào có chiến lược, đường lối đúng đắn và được thực hiện một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển kinh tế, còn ngược lại sẽ dẫn đến những...

Words: 6094 - Pages: 25

Free Essay

Economics

...kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh. Chúng tôi tập trung hướng dẫn để người học...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Student

...kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của mỗi trường phái kinh tế trong hệ thống tư tưởng của nhân loại và trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Cuốn sách này được biên soạn theo chương trình môn Lịch sử các học thuyết kinh tế dùng cho sinh viên các ngành chuyên kinh tế và quản trị kinh doanh. Chúng tôi tập trung hướng dẫn để người học...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Learn More

...trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam. + Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. + Ngi quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. + Thành lập hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. Định tên đảng là Đản cộng sản Việt Nam Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng Định kế hoạch thực hiện thống nhật trong nước Cử một ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại biểu chi bộ cộng sản trung quốc ở Đông Dương. + Ngày 24/2/1930, Theo yêu cầu của đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung ương lâm thời họp và ra nghị quyết chấp nhận đông dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản việt nam. Như vậy, đến ngày 24/2/1930, Đảng cộng sản việt nam đã hoan tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở việt nam. - Cương lĩnh chính...

Words: 11033 - Pages: 45

Free Essay

Cultural of Corporate

...TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ TUYẾT NGA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- LƯU THỊ TUYẾT NGA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LÂM THỦY SẢN BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG Tp. Hồ Chí Minh Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Học viên thực hiện: Lưu Thị Tuyết Nga MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………….................…… 01 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 02 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 02 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 03 5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 03 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 04 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA ....................................................... 04 1.2....

Words: 18963 - Pages: 76

Free Essay

Tu Tuong

...là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn. Nó vừa đáp ứng được yêu cầu của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, hạnh phúc và giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, hai miền Bắc – Nam thống nhất và ngày nay đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phản ánh tính triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó đặt vấn đề giải phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 2. Giải quyết vấn đề Đại hội IX đã khẳng định: Cương...

Words: 4808 - Pages: 20

Free Essay

Mnvbnbvn

...cảnh quốc tế: * CNTB trở thành CNĐQ, CNTB xác lập sự thống trị trên phạm vi TG. Lúc này không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong chính quốc mà đã mở rộng ra sự áp bức đối với các dân tộc khác. Vì thế, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ còn là hành động riêng lẻ nữa mà trở thành cuộc đấu tranh chung của dân tộc thuộc địa chống ĐQ. * Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp. * Sự thắng lợi của CMT10 Nga, CNXH trở thành hiện thực trên TG, đánh dấu bước chuyển biến lớn của thời đại. Thời đại quá độ lên CNXH và giúp HCM nhận ra 1 chân lý của thời đại “Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các DT bị áp bức và những người LĐ trên TG khỏi ách nô lệ.” b. Những tiền đề tư tưởng, lý luận: * Giá trị truyền thống VHDT của DTVN: *...

Words: 6423 - Pages: 26

Free Essay

Dfdf

...giàu truyền thống cách mạng – là sự kiện chính trị - xã hội nóng nhất trong nam 1997 tại VN. Dư luận trong nước đã xôn xao, các lực lượng thù đị초 đã triệt đẻ lợi dụng. Một số tương đối lớn cán bộ địa phương đã bị xử lý kỷ luật. 128개 전마을에서 심각한 소요사태가 있었다. 혁명전통이 풍부한 타이빙성의 집단소송사건은 1997년 베트남의 가장 뜨거운 정치사회 사건이라고 볼 수 있다. 국내여론은 시끄러웠고 적대세력은 이를 철저히 이용했다. 비교적 큰 지방간부들은 징계처리를 받았다. Đến nay, khi tình hình Thái Bình đã trở lại bình thường, chúng ta có thể tỉnh tao dể nhìn lại mọi việc. Tại hội nghị cán bộ tỉnh Thái Bình ngày 26-2-1998 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã đúc kết những bài học về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Trích đoạn : 타이빙성의 정세가 다시 정상으로 돌아온 이때에 모든 일을 돌아보기 위해 정신을 가다듬을 필요가 있었다. 지난 1998년 2월26일 타이빙성 간부 회의에서 tran duc luong 국가주석은 당과 인민군중들간의 긴밀한 유대관계에 대한 교훈을 종합했다. Một Số sai phạm 일부 법률규정 위반 Nhân dân tốt như vậy mà nhan dan lại bất bình và khiếu kiện tập thể gay gắt đới với cán bộ, đảng viên, thì chỉ có thể nhận dịnh rằng nhiều cán bộ, đảng viên trong đảng bộ và chính quyền các cấp của chúng ta đã có nhiều sai phạm. 인민이 이렇게 좋은데도 불구하고 심각하게 간부당원들에 대해서 집단소송을 했다. 이렇게 소송한 것은 우리의 많은 간부, 당원, 당지부 당원들, 지방각급 정권들이 많은 법률 위반을 했다는 것을 인정할 수 있다. Trước hết là tệ tham nhưng và mất dân chủ đã xảy ra phổ biến trong đói ngũ cán bộ các cấp. 우선 부정부패의 폐단, 민주의 상실이 각급 간부들 중에서 보편적으로 일어났다. Theo đánh gia ở 152 xã đã và đang tiến hành thanh tra, trong đó có 62 xã đã kết luận, thì nhiều chủ tịch xã bi thư xã, cán bộ đia chính, cán bộ tài chính, chủ nhiệm và kế toán trưởng...

Words: 1178 - Pages: 5

Free Essay

Unknown

...http://vietbao.vn/Kinh-te/Triet-ly-IKEA-Cau-chuyen-than-ky-ve-mot-thuong-hieu/20537948/87/ Cách mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu chuyện thần kỳ. IKEA được đánh giá là một điển cứu thương hiệu được trích dẫn hàng đầu. |[pic] | |Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục | |vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. | Không phải Walmart, vì dù là đại gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ nhưng lại chẳng thể thành công tại Brazil, Đức và Nhật. Cũng không phải là Carrefour, gã khổng lồ nữa của Châu Âu không được thành công tại Mỹ. Mà chính ngay tại thời điểm này, với 226 cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn rất phát đạt phục vụ hơn 410 triệu khách hàng, IKEA mới thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất trong ngành bán lẻ. Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra câu chuyện thế này chưa: Khi Roger Penguino, một chuyên gia máy tính của Apple Computer nghe nói rằng IKEA sẽ tặng một món quà trị giá 4.000 USD bằng hiện vật cho người đầu tiên có mặt tại cửa hàng sắp khai trương tại Atlanta, thế là không có cách nào, Penguino dựng ngay một cái lều ngay trước cửa hàng và chờ đợi. Vài ngày mệt mỏi chờ đợi trôi qua, vào cái ngày mà IKEA khai trương cửa hàng của mình, hơn 2000 fan của IKEA đã tham gia cùng với Penguino. Bầu không khí không khác gì một lễ...

Words: 1862 - Pages: 8

Free Essay

ChuyêN đề VăN Hóa ứNg Xử VớI Phap LuậT

...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM = = = VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Chủ nhiệm đề tài: TS. LÊ THỊ HỒNG VÂN TP. HCM - 2010 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 8 4. Mục tiêu của đề tài 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng 10 7. Cấu trúc của công trình nghiên cứu 11 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VĂN HÓA – VĂN HÓA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 12 1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa pháp luật 12 1.1.1. Giới thuyết về khái niệm về văn hóa 12 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa 12 1.1.1.2. Đặc trưng và biểu hiện của văn hóa 15 1.1.1.3. Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển 18 1.1.2. Giới thuyết về văn hóa pháp luật 19 1.1.2.1. Khái niệm văn hóa pháp luật 19 1.1.2.2. Biểu hiện của văn hóa pháp luật 22 1.2. Thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay 24 1.2.1. Ý thức và hành vi ứng xử không thượng tôn pháp luật 26 1.2.1.1. Vi phạm trong lĩnh vực giao thông 26 1.2.1.2. Vi phạm trong quản lý xây dựng 31 1.2.1.3. Vi phạm trong bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm 34 1.2.1.4. Sự gia tăng các hành vi bạo lực và ứng xử “luật rừng” 41 1.2.2. Tính hiệu lực của các thiết chế thực thi pháp luật và văn bản pháp luật 50 1.2.2.1. Thực trạng chất lượng của bộ...

Words: 66119 - Pages: 265

Free Essay

Chiến Lược Marketing Mix Của Trung Nguyên

...Chiến Lược Marketing I/Giới Thiệu Về Chiến Lược Marketing Và các cách tiếp cận: 1/Khái Niệm:Chiến lược marketing là cách thức doanh nghiệp sẽ làm để đạt được mục tiêumục tiêu marketing củamình 2/Cách tiếp cận: Tùy theomục tiêu của từng doanh nghiệpmà sẽ có cách tiếp cận khác nhau trong việc hình thành chiến lược marketing củamình. • Theo cách tiếp cận sản phẩm- thị trường thì có các chiến lược marketing :chiến lược thâm nhập thị trường,chiến lược mở rộng thị trường,chiến lược phát triển sản phẩm.chiến lược đa dạng hóa. • Theo cách tiếp cận về phối hợp các biến sốmarketing(marketing-mix) :chiến lược sản phẩm,chiến lược định giá,chiến lược phân phối. II/Các Chiến Lược Marketing Của Café Trung Nguyên: 1/Giới Thiệu sơ lược vê Trung Nguyên: Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thànhmột tập đoàn hùngmạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch...

Words: 2835 - Pages: 12