Free Essay

Kinh Tế

In:

Submitted By wongmy
Words 10908
Pages 44
MẤY Ý KIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
TS. Phạm Văn Khánh
Báo Nhân Dân
Đặt vấn đề
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, thực hành đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị với các quốc gia, dân tộc trên thế giới đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra từ khi thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối mở cửa kinh tế, chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Tiếp tục đường lối đối ngoại rộng mở, Văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Từ khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đặt ra nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn. Bài viết nhằm nghiên cứu và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta trong công cuộc đổi mới và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao nhận thức lý luận, đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế.
Nội dung nghiên cứu bài viết gồm:
- Khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế.
- Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế trong quá trình đổi mới.
- Một số giải pháp tạo ra những điều kiện để hội nhập và hợp tác quốc tế hiệu quả. 2 Nội dung và kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo giúp xây dựng chính sách, luật pháp, tuyên truyền về đường lối, chính sách hội nhập kinh tế và gợi mở các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cùng các doanh nghiệp để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
1. Khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập và hợp tác quốc tế
Trong hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu, bốn biển, sống và hoạt động trong phong trào giải phóng dân tộc và công nhân quốc tế, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, qua trải nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh đã đặt nền móng xây dựng tình hữu ái giữa phong trào cách mạng và công nhân quốc tế, các dân tộc với Đảng cộng sản, đất nước, nhân dân Việt Nam. Về nước năm
1941, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thực hành đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hội nhập với thế giới để bảo vệ chủ quyền quốc gia, kiến thiết nước nhà.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghệ, kỹ thuật kém phát triển, bị kiệt quệ vì bóc lột của chủ nghĩa đế quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước để học tập, tiếp thu kinh nghiệm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao
Hoa Kỳ ngày 1/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: “Nhân danh Hội Văn hóa Việt
Nam, tôi xin được bày tỏ nguyện vọng của Hội được gửi một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t4, tr.80)
Quan điểm nổi bật trong hội nhập và hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, thể hiện tư tưởng hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi. Một lần trả lời các nhà báo, Hồ Chí Minh đã nói: Có thể rằng, chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn
Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đất nước còn nghèo thì hội nhập, hợp tác quốc tế, sự giúp đỡ của các nước là một nguồn vốn quý cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta. Người không bao giờ nhầm lẫn giữa những giá trị văn minh của nhân loại với những xấu xa của chủ nghĩa tư bản thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ rằng, mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, mọi nguồn lực kinh tế, văn hóa đã được tạo ra đều là tài sản chung của văn minh nhân loại.
Do đó, nước ta phải tích cực hội nhập thông qua các hình thức hợp tác quốc tế để khai thác tốt nhất mọi giá trị nguồn lực của nhân loại nhằm làm giàu và tăng cường sức mạnh cho dân tộc, giữ vững quyền độc lập tự do, mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào. Ngay đối với nước
Pháp đã từng xâm lược nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ lập trường: Cố gắng lập 3 lại mối quan hệ kinh tế và văn hóa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Chúng ta đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
Từ địa vị một nước thuộc địa mới giành độc lập, lại nghèo, trong hội nhập, hợp tác với các nước, bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều điều bất lợi. Do vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi hợp tác, quan hệ quốc tế phải trên cơ sở thật thà và cùng có lợi, chống lại mọi thủ đoạn để dẫn tới sự can thiệp và thôn tính lẫn nhau. Người khẳng định: Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với công dân Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bè bạn. Song nhân dân Việt Nam kiên quyết cự tuyệt những người Pháp quân phiệt.
Trong quan hệ hợp tác với các nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm mọi cách để ngăn chặn những tác động xấu, những hành động lợi dụng hợp tác vi phạm độc lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Người nói: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ thân thiện hợp tác với bất kỳ một nước nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình. Chúng tôi tin chắc rằng sự hợp tác đó sẽ có lợi cho cả đôi bên và có lợi cho công cuộc hòa bình toàn thế giới”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t8, tr.5)
Quan điểm tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong thư của Người gửi cho Liên hợp quốc tháng 12/1946: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a) Nước
Việt Nam giành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. c) Nước Việt
Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc… Trong cuộc đấu tranh vì những quyền thiêng liêng của mình, nhân dân Việt Nam có một niềm tin sâu sắc rằng họ cũng chiến đấu cho một sự nghiệp chung: Đó là sự khai thác tốt đẹp những nguồn lợi kinh tế và mọi tổ chức có hiệu quả cho an ninh ở Viễn Đông”. (Hồ
Chí Minh, Toàn tập, t4, tr.470)
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, quá trình đổi mới ở nước ta càng đi vào chiều sâu, hội nhập và hợp tác quốc tế có vai trò to lớn đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hội nhập, hợp tác quốc tế thật sự là kim chỉ nam để dân tộc ta vượt lên sớm thoát khỏi đói nghèo, thực hiện dân giàu, nước mạnh.
2. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế trong quá trình đổi mới
Từ cuối thế kỷ 20, toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả bề rộng và chiều sâu, ảnh hưởng sâu sắc tới chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá trong vòng hai thập kỷ qua cho thấy các nước phát triển đều ở thế chủ động. Các nước đang phát triển ở vào vị thế bị động, đi sau, thậm trí có những nước bị gạt ra ngoài lề của toàn cầu hoá. Đối với những nước kinh tế chậm và đang phát triển, trong quá trình hội nhập vào toàn cầu hoá, nếu không nắm bắt được những thuận lợi, cơ hội do toàn cầu hoá tạo ra để phát triển thì kinh tế ngày càng tụt lại xa hơn, bị4 lệ thuộc về kinh tế, về vốn, công nghệ, thị trường, trở thành nơi bị khai thác, bóc lột về tài nguyên, sức lao động, là thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi “mua đắt” các thiết bị, công nghệ lạc hậu đã bị thải loại và môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại.
Việt Nam là nước đang phát triển, thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XNCN.
Hội nhập, tham gia toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình gắn kết với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới trên tất cả các mặt như lưu chuyển các yếu tố sản xuất, mở cửa thị trường, xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, thu hút kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra ngoài nước, buôn bán thương mại; tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực... đã góp phần làm thay đổi cơ cấu, chất lượng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, trong thời gian 10 năm từ 1991- 2000, tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 7,56%, đứng vào hàng các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao của thập niên 90. Các năm 2001 đến 2005 vẫn duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 7,5%. Đó cũng là kết quả của quá trình thực hiện hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường trong nước với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.
Chúng ta tiến hành hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường trong nước bằng những bước đi và việc làm theo chương trình, kế hoạch, nghĩa là chủ động chứ không bị động. Do đó, từng bước vượt qua thách thức, cản trở và phát huy được lợi thế trong hội nhập, thu được những kết quả quan trọng.
Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu là kết quả trực tiếp của quá trình hội nhập. Đặc biệt, Việt Nam đã khắc phục được khủng hoảng thị trường do Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan vỡ, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, tiền tệ khu vực châu
Á. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bình quân mỗi năm đạt 14,3 tỷ USD, gấp
2,5 lần so với thời kỳ 1981-1990. Riêng năm 2000 mức lưu chuyển ngoại thương đạt gần 30 tỷ USD, gấp 6,5 lần năm 1989. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 15,1 tỷ USD năm 2001 và 15,6 tỷ USD năm 2002. Năm 2004 là 26,5 tỷ USD và các năm 2005 và 2006 xuất khẩu giá trị cao hơn nhập khẩu. Năm 1990 mới có 270 đơn vị trực tiếp xuất khẩu do nhà nước quản lý, năm 2000 có hơn 10.000 đơn vị tham gia xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế. Quan hệ quốc tế có những chuyển biến, nếu năm 1990 Việt Nam có quan hệ buôn bán (thương mại) với hơn 50 nước và vùng lãnh thổ thì hiện nay đã lên tới hơn 170 nước và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục, các khối kinh tế trên thế giới.
Có thể thấy trong quá trình hội nhập, kinh tế đối ngoại của nước ta đã có bước phát triển, thể hiện rõ trên các phương diện:
- Mức tăng trưởng khá cao (gấp 2,6 lần tốc độ tăng GDP).
- Các thành phần kinh tế tham gia tích cực. 5
- Sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ ngày càng cao (63,3%) và sản phẩm công nghiệp chế biến tăng bình quân cao nhất (34%).
Đáng chú ý là xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 37%). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải vươn lên, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận thị trường, cạnh tranh lành mạnh, từng bước thực hiện hội nhập kinh tế thế giới.
Đối với nhập khẩu, trong quá trình hội nhập, nhập khẩu của Việt Nam đã phục vụ tốt mục tiêu xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất, đời sống nhân dân, tư liệu sản xuất nhập khẩu đã góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới gần 20%. Đây được coi là kết quả quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới và khu vực (tương ứng cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 18,6%).
Kết quả của hội nhập và mở cửa thị trường trong thời gian qua không tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Nó bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối kinh tế và những quyết sách quan trọng của Đảng. Với đường lối đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN; với chủ trương chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường nội địa; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, ra sức phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã phát huy được mọi tiềm năng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới thắng lợi, chính trị ổn định là điều kiện cơ bản cho kinh tế phát triển. Sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó sự tăng trưởng của các ngành sản xuất quan trọng là nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp là tiền đề vật chất quyết định cho sự ổn định xã hội. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đời sống tuyệt đại đa số nhân dân được cải thiện và nâng cao một bước là nhân tố hàng đầu để thu hút đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ, nhất là sau sự kiện 11/9 ở Mỹ, chiến tranh ở Ápganixtan và Irắc, chủ nghĩa cường quyền của Mỹ hoành hành khắp thế giới, sự tranh chấp chủ quyền các nước trong khu vực gia tăng... Vấn đề giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, định hướng phát triển đất nước theo con đưòng đi lên CNXH, bảo đảm nền hoà bình bền vững để xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quyết định cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đạt được kết quả.
Việc thể chế hoá đường lối kinh tế của Đảng thành những chính sách của Nhà nước, sửa đổi Hiến pháp và xây dựng luật pháp của Nhà nước đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc gắn kết nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới và khu vực. Chính sách vĩ mô của nhà nước ta về giá cả, hối đoái, thuế, ngân hàng, tài chính, hải quan, xoá bỏ độc quyền 6 ngoại thương... đã góp phần kích thích xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những bài học kinh nghiệm trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường nội địa đạt hiệu quả.
Xem xét, đánh giá và xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không thể bỏ qua yếu tố văn hoá dân tộc vì hiệu quả kinh tế của hội nhập, mở cửa thị trường không thể không tính đến vấn đề văn hoá dân tộc. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong tiến trình hội nhập có ý nghĩa vừa thúc đẩy kinh tế nội địa phát triển, vừa có tác dụng kích thích thu hút đầu tư nước ngoài trên một số lĩnh vực quan trọng như du lịch, giáo dục, đào tạo và hoạt động văn hoá. Về lâu dài, càng tiến hành hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường nội địa toàn diện và sâu thì việc giữ vững, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam càng có vị trí, vai trò quan trọng trong giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. Đồng thời khẳng định vị thế bản sắc của dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá. Những năm qua, chúng ta có cả bài học thành công và chưa thành công trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc khi thực hiện mở cửa và hội nhập.
Cuộc xâm lăng về văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá ở không ít các quốc gia, dân tộc gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ để thực hiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mở cửa thị trường. Hiểm hoạ về mất bản sắc văn hoá dân tộc trong toàn cầu hoá là một thực tế đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong khi tiến hành hội nhập và mở cửa. Chúng ta cần có quan điểm và phương thức ứng xử để tiếp thu tinh hoa văn hoá trong giao thoa văn hoá các dân tộc trên thế giới khi hội nhập để làm giàu, nâng cao giá trị văn hoá Việt Nam.
3. Một số giải pháp tạo ra những điều kiện để hội nhập và hợp tác quốc tế hiệu quả
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm từ 2000 - 2010 và tầm nhìn 2020 đề ra mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực hiệu quả là phải góp phần thực hiện mục tiêu và định hướng nêu trên.
Bước sang thế kỷ 21, trong thập niên đầu vấn đề hội nhập kinh tế thế giới của Việt
Nam được đánh dấu bằng hai sự kiện quan trọng: Một là Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương. Hai là, cuối năm 2006 tổ chức thành công hội nghị APEC và gia nhập WTO, theo đó Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, xây dựng pháp luật, xây dựng chương trình hành động thực hiện các cam kết, hiệp định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) về những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, trị giá hải quan. Trước đó, năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện các quy định của Hiệp định ưu đãi thuế quan Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA). Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, cách mạng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, bùng nổ thông tin và tình hình chính trị thế giới có những biến động khôn lường, để hội nhập có hiệu quả, Việt Nam xác định phải chủ động, có bước đi phù hợp, tận dụng thời cơ thuận lợi, khắc phục những cản trở, khó khăn trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. 7
Trên cơ sở dự báo sự phát triển của tình hình, xuất phát từ thực tiễn đất nước cần có và tạo ra những điều kiện cơ bản để tiến hành hội nhập có hiệu quả.
Giữ vững môi trường hoà bình, chính trị - xã hội ổn định
Đây là điều kiện cơ bản, tiên quyết nhất cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của nước ta thành công. Nghị quyết Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: Trong vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc... Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Thực tế chính trị kinh tế trên thế giới những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy nhận định của Đại hội IX là đúng đắn. Mặc dù chủ nghĩa cường quyền, các thế lực đế quốc hiếu chiến gây chiến tranh ở nhiều nơi; xung đột vũ trang, khủng bố bạo loạn lật đổ... xảy ra ở nhiều nước, nhiều vùng nhưng hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là yêu cầu, đòi hỏi bức xúc của nhiều quốc gia, dân tộc. Đối với nước ta, từ giữa thế kỷ 20 đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước thì việc giữ gìn hoà bình lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, mới có điều kiện để hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Do có hoà bình và thực hiện đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng hơn
7,5% năm trong các năm 1990-2000. Nếu trước 1990 hàng hoá khan hiếm, khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài thì hiện nay đã có nhiều hàng hoá “thừa”, phải xuất khẩu mới tiêu thụ được và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Cùng với điều kiện đất nước hoà bình, chính trị xã hội ổn định là điều kiện rất cơ bản để phát triển kinh tế trong nước, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự phát triển của xã hội, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mâu thuẫn giữa các dân tộc, các vùng, giữa hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân là một thực tế không thể phủ nhận. Việc giải quyết, xử lý những loại mâu thuẫn này không khéo, không triệt để dễ dẫn đến những xung đột, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội. Trong bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực diễn biễn hết sức phức tạp, các thế lực thù địch cách mạng Việt Nam vẫn tìm cách kích động, gây bạo loạn lật đổ ở những vùng mà chúng ta sơ hở, yếu kém, nếu chúng ta không xử lý đúng đắn sẽ dễ gây ra những xung đột chính trị, xã hội làm đất nước rối loạn, không chỉ đe doạ mất chính quyền mà còn là vấn đề an nguy của chế độ. Khi chính trị, xã hội rối ren, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, mất khả năng cạnh tranh thì không thể hội nhập thành công. Do đó, hội nhập kinh tế thế giới phải bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới và nâng cao nhận thức toàn diện về hội nhập kinh tế và WTO
Chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực cần được hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn là nước nghèo, chậm phát triển đang trong quá 8 trình chuyển đổi cơ chế quản lý từ hành chính bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gia nhập các tổ chức kinh tế đa phương, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gắn kết nền kinh tế nội địa với các nước trong khu vực và thế giới là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và phải thực hiện những quy định chung của các tổ chức kinh tế thế giới và luật định của các nước, luật pháp quốc tế. Trong quá trình hội nhập phải chấp nhận cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Nhận thức về cạnh tranh quốc tế hiện nay của các cấp, các ngành, của các doanh nghiệp, thậm trí cả ở một số cơ quan quản lý về hội nhập quốc tế còn chưa toàn diện và đầy đủ. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về hội nhập kinh tế thế giới mới chỉ là bước đầu, chưa đều khắp và chưa kịp thời. Do đó, nhận thức xã hội về
Hiệp định thương mại Việt Mỹ, về Tổ chức thương mại thế giới, về các tổ chức tài chính,
Ngân hàng thế giới còn sơ lược. Những yêu cầu của mở cửa thị trường về thuế, các biện pháp phi thuế trong thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư... do chưa nhận thức kịp thời, đầy đủ nên để chậm trễ, mất cơ hội góp phần làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm thiểu, hàng hoá của ta xuất khẩu bị thua thiệt, giảm giá trị.
Hơn 11 năm đàm phán, ngày 7-11-2006, Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ
150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO đánh dấu bước ngoặt của
Việt Nam hội nhập sâu rộng, toàn diện hơn với nền kinh tế thế giới. Gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức đan xen, chúng ta cần phải suy nghĩ như thế nào?
Từ khi chúng ta tiến hành đổi mới đã có nhiều cách hiểu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Qua thực tế của quá trình hội nhập, kể từ khi Việt Nam tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) và các hiệp định đa phương với các tổ chức khu vực ASEM, APEC, GMS, cũng như đàm phán để gia nhập WTO, chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn, hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình gắn kết nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu. Sự gắn kết này thể hiện ở mức lưu chuyển hàng hóa và các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, từ nhân lực, khoa học công nghệ đến phương tiện sản xuất, tiêu dùng. Nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa là cùng với mở cửa thị trường nội địa thì đồng thời phải xâm nhập sâu rộng thị trường thế giới. Nói một cách hình ảnh, khi chưa mở cửa thị trường thì ta “một mình một chợ”, còn khi hội nhập thì ta đi vào “chợ quốc tế”. Nếu biết phát huy các lợi thế so sánh thì hàng hóa của ta bán ra có lãi, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Ngược lại, không biết tận dụng thời cơ để vượt qua những rào cản, thách thức thì phải gánh chịu thua thiệt, phụ thuộc kinh tế, phát triển chậm, khó thoát khỏi cảnh nghèo.
Tham gia WTO chúng ta có điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là thống nhất nhận thức của toàn xã hội. Rằng, hội nhập là xu thế khách quan, Việt Nam muốn sớm thoát khỏi nước nghèo thì phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện lịch sử mới, chủ động, tích cực hội nhập như Đại hội X của Đảng đã chỉ ra là “phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần 9 kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Muốn chủ động, tích cực hội nhập, khi gia nhập
WTO thì việc đầu tiên cần làm là nắm vững “luật chơi”, đó là những nội dung cơ bản, các quy định cơ bản của WTO, những cam kết về mở cửa thị trường, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, nhất là về giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi quan thuế, quy tắc ứng xử, luật pháp Việt
Nam và luật pháp quốc tế... Cũng cần thấy những tác động, ảnh hưởng tích cực và cả những ảnh hưởng, tác động xấu của quá trình hội nhập đối với kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa.
Bởi vì tham gia WTO thuận lợi và khó khăn luôn đồng hành, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, do đó cần xác định một thái độ đúng, không lạc quan quá mức vào WTO thì sẽ nhanh giàu cũng như không bi quan, lo lắng quá, sợ thua ngay ở sân nhà. WTO là một “sân chơi” bình đẳng, mọi thành viên đều bình đẳng về “luật chơi”, tùy từng đối tác mà có “cách chơi” phù hợp. Sự khôn ngoan là ở chỗ tìm ra “cách chơi chung” cũng như “cách chơi riêng” với các đối tác để các bên đều thắng.
Đổi mới và nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình gắn liền với thực tiễn tiến hành hội nhập. Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi cần quan tâm nâng cao nhận thức về:
Sản xuất ra hàng hoá là để bán, xuất khẩu ra thị trường quốc tế và khu vực.
Cạnh tranh tổng thể quốc gia, lợi ích quốc gia là quan trọng trong hội nhập.
Các doanh nghiệp (nhà nước, các thành phần kinh tế) tăng cường tìm hiểu nghiên cứu thị trường quốc tế, khu vực, về các định chế, quy tắc, nguyên tắc, thị hiếu, tập quán, các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng hàng hoá.
Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp các cơ quan hữu quan về hội nhập trao đổi thông tin, phổ biến, quán triệt đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.
Đưa nội dung hội nhập vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên các học viện, nhà trường.
Có ý thức giữ gìn, nâng cao, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong hội nhập, mở cửa.
Củng cố, xây dựng bồi dưỡng tình cảm quốc tế XHCN trong hội nhập mở cửa và nâng cao ý thức chống “diễn biến hoà bình”, “xâm lăng kinh tế”.
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Về kinh tế, Việt Nam là nước đang phát triển, thuộc diện nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa vượt quá 700 USD/ năm. Dân số thuộc loại nước đông dân nhưng sức mua và năng lực tích luỹ cho tái đầu tư mở rộng sản xuất rất hạn chế. Trong khi đó, sức cạnh tranh của nền kinh tế kể cả ở thị trường nội địa còn yếu. Lực lượng sản xuất, nhất là trình độ kỹ thuật và công nghệ còn yếu kém. Năng lực và kinh nghiệm quản lý còn ở trình độ thấp, yếu kém lại tồn tại dai dẳng, tâm lý ỷ lại, trông chờ bao cấp, bảo hộ của nhà nước
(không chỉ các doanh nghiệp nhà nước mà cả nông dân, các thành phần kinh tế). Trong xu 10 thế toàn cầu hóa thì cả thế giới là một thị trường, Việt Nam phải gắn kết thị trường nội địa với thị trường thế giới, phát triển kinh tế thị trường. Do vậy, việc mở cửa thị trường để các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa trong nước. Đồng thời cũng tạo những điều kiện mới cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết phải nói đến là các doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ và vừa, (cuối năm 2006 số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm
3,61% số doanh nghiệp cả nước) trong điều kiện nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi cho nên năng lực cạnh tranh yếu kém. Đây là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp trong nước cần có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế, chính sách để nâng cao sức cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp ở thị trường nội địa. Trước tiên là chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cùng các thiết chế thực hiện phù hợp với những quy định của WTO, công khai lộ trình hội nhập, nhất là lộ trình về thuế, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Việc cải cách hành chính cần có bước đột phá, tạo ra những chuyển biến thật sự trong hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan công quyền, không chỉ giảm thiểu phiền hà mà là phục vụ nhanh, hiệu quả các doanh nghiệp phát triển. Nhà nước xây dựng, ban hành các chính sách lớn tạo điều kiện hội nhập ở tầm cao và chiều sâu. Chẳng hạn chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Hoặc chuyển quyền quản lý, điều hành các doanh nghiệp cho các hiệp hội ngành hàng, xây dựng các mối liên kết giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và các ngành, các lĩnh vực ưu tiên phát triển, các doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển trên cơ sở tự xác định lợi thế và khó khăn của mình mà tổ chức lại sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, xây dựng thương hiệu và giữ chữ tín trong quan hệ kinh doanh với khách hàng. Các doanh nghiệp cần nắm lấy thời cơ hội nhập mới mà phát triển như tìm cách tiếp cận các đối tác và thị trường quốc tế, hợp tác chặt chẽ với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, vốn, hỗ trợ thông tin để phát huy lợi thế cạnh tranh.
Trong tiến trình đổi mới, chúng ta đã tập trung phát triển kinh tế hướng mạnh sang xuất khẩu. Kết quả thu được rất to lớn, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế hơn mười năm qua. Để hội nhập sâu, rộng hơn sau khi gia nhập WTO, chúng ta cần nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế về hàng hóa và dịch vụ. Theo đó cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, tập trung mọi nguồn lực phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh để hướng vào xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, dệt may, giày da (sử dụng nhiều lao động)…, khuyến khích các mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám cao như điện tử, tin học và chế biến thực phẩm, dược phẩm, sớm khắc phục những hạn chế của cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, các nguồn lực phân tán, chưa được sử dụng có hiệu quả, còn nhiều thất thoát, lãng phí, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, để hội nhập thành công, Việt Nam phải vươn lên thoát khỏi một nước nghèo, kinh tế nội địa tăng trưởng nhanh và bền vững mới tạo ra điều 11 kiện tham gia toàn cầu hoá mà không bị thua thiệt. Cùng với đẩy nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển để phát huy khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam ở thị trường nội địa và khu vực về chất lượng và chủng loại hàng hoá. Ưu thế của kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân) là không bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính rườm rà, năng động trong điều chỉnh mẫu mã, quy cách sản phẩm, nắm bắt nhanh chóng những cơ hội kinh doanh, linh hoạt mềm dẻo trong giá cả nên có điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa và thị trường khu vực, thị trường quốc tế, kể cả các thị trường mới, thị trường lớn.
Hiện nay, Việt Nam có số dân hơn 85 triệu người, trong vài thập kỷ tới con số sẽ là hơn một trăm triệu dân. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Nguồn lực con người Việt Nam cần được khai thác, phát huy để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bền vững, hiệu quả. Việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước cũng tạo ra điều kiện cho hội nhập thắng lợi. Xét trên phương diện lưu chuyển người lao động trên toàn cầu, với nguồn nhân lực được đào tạo, nhân lực của nước ta có khả năng tham gia trực tiếp vào các qúa trình phân công lao động quốc tế ngày càng nhiều về số lượng và cao về chất lượng.
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế quốc tế
Trong qúa trình đổi mới, hệ thống chính sách của Nhà nước ta đã có thay đổi rất cơ bản phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế và hội nhập, mở cửa thị trường. Song trên thực tế hệ thống chính sách kinh tế của nước ta chưa đồng bộ, chưa phù hợp với những nguyên tắc của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Đặc biệt là hệ thống chính sách thuế quan và phi thuế quan, chính sách thương mại, xuất nhập khẩu. Tuy chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2000-2010 đã được thông qua tại Đại hội IX và
X của Đảng nhưng việc cụ thể hoá thành các chính sách còn chậm. Nhiều chính sách ban hành mang tính tình thế, chắp vá. Yêu cầu xây dựng một lộ trình cụ thể với những chính sách phù hợp hiện là yêu cầu bức xúc. Một số chính sách hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước và các nguyên tắc, quy định của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhưng ta đã không điều chỉnh kịp thời gây cản trở, khó khăn, lúng túng cho các giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chưa kể đến có những chính sách ban hành nhưng các quy định lại không chi tiết tạo ra sơ hở hoặc việc thực hiện tuỳ tiện, không thống nhất (chính sách đất đai, chính sách giá, chính sách xuất khẩu lao động...). Đổi mới chính sách kinh tế một cách đồng bộ và toàn diện phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phù hợp nguyên tắc, quy chế của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế hiệu quả là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hội nhập, mở cửa thị trường 12
Từ năm 1992, sau Hiến pháp được ban hành, Nhà nước ta đã ban hành hơn 100 Luật, bộ luật; hàng trăm pháp lệnh, Nghị định. Nhiều văn bản pháp quy, hướng dẫn các văn bản luật, bổ sung, chi tiết hoá các quy phạm pháp luật. Trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XI đã thông qua 84 luật, bộ luật và 16 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, 32 pháp lệnh. Tuy nhiên tính khả thi còn thấp và năng lực thi hành còn nhiều bất cập, yếu kém nên hiệu quả các văn bản pháp quy hạn chế. Tiến hành hội nhập, thực tế của quá trình tham gia AFTA, APEC, quan hệ thương mại với Liên minh châu ÂU (Eu), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA); thực hiện thương mại Việt- Mỹ; tiến trình tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Việt
Nam gặp một rào cản lớn về luật pháp do hệ thống luật pháp nước ta còn nhiều khác biệt so với những định chế của các tổ chức kinh tế, các quốc gia nói trên. Bên cạnh đó, còn có những chính sách, quy chế không chỉ không phù hợp mà còn vi phạm với những định chế của các tổ chức, quốc gia này về xuất nhập khẩu hàng hoá, buôn bán thương mại (rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn lao động...). Tham gia toàn cầu hoá, tiến hành hội nhập, chúng ta phải chấp nhận hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức kinh tế thế giới và các quốc gia mà ta ký hiệp định thương mại song phương. Đó chính là những luật chơi chung được thể hiện trong những điều ước quốc tế rất phức tạp. Đây cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam vì nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong qúa trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực phải từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp (trước mắt cần hoàn thiện bộ luật đầu tư và luật cạnh tranh); điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới những chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước (đối với lĩnh vực hội nhập) để phù hợp với hệ thống luật pháp, các định chế của các tổ chức quốc tế, các quốc gia ta ký hiệp định thương mại song phương; tạo môi trường pháp lý vững chắc, thông thoáng, thuận lợi cho các đơn vị, ngành kinh tế tham gia hội nhập; đồng thời bảo đảm giữ vững định hướng phát triển của đất nước, giữ gìn và phát huy, nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong hội nhập.
Xây dựng, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến
Một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển của toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới của một quốc gia, vùng lãnh thổ là mức độ lưu chuyển của các yếu tố sản xuất bao gồm tài nguyên, sức lao động, kỹ thuật, hàng hoá và tiền vốn giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và trên toàn thế giới. Phương tiện, điều kiện thực hiện sự luân chuyển này là giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật...
Việt Nam là nước đang phát triển , tiến hành hội nhập kinh tế thế giới và khu vực trong bối cảnh vừa thoát khỏi các cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài, do đó hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật rất yếu kém. Trong khi thu nhập quốc dân còn thấp, điều kiện đầu tư cho tái sản xuất và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn ít thì yêu cầu xây dựng , phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật lại rất lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện hội nhập, mở cửa thị trường, tiếp nhận đầu tư và lưu chuyển các yếu tố sản xuất trong nước, khu vực và thế giới. 13
Như vậy, để giải quyết mâu thuẫn này tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, trong thời gian đầu cần tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, trong đó hệ thống giao thông cần được ưu tiên xây dựng, phát triển cùng với hệ thống năng lượng và mạng lưới thông tin.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài
Nguồn lực con người là yếu tố quyết định nhất để thực hiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực con người gồm thể lực, trí tuệ và nhân cách. Tuy nước ta được xếp vào hàng quốc gia có trình độ học vấn cao nhưng lại thiếu những nhà quản lý giỏi, những nhà doanh nghiệp, thương nhân có tài và những người lao động tinh thông công việc. So với những nước phát triển, một số nước trong khu vực thì nguồn nhân lực của nước ta còn ở trình độ thấp kém. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, nước ta hiện có hơn 50 triệu người từ 15 tuổi trở lên nhưng tỷ lệ qua đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Số người độ tuổi từ 13 trở lên chỉ có gần 8% được đào tạo, trong đó 2,3% là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ; 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp; 0,7% cao đẳng và 1,7% đại học, 0,1% có trình độ trên đại học (kể cả giáo viên và thầy thuốc là hai ngành tỷ lệ qua đào tạo cao nhất). Cơ cấu đào tạo lại bất hợp lý: Đại học và trên đại học là 1; Trung học chuyên nghiệp là 1,13 và công nhân kỹ thuật là 0,92 (thế gới là 1- 4- 10). Do đó, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Sinh viên ra trường không có việc làm ngày càng nhiều, song các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại không tuyển chọn đủ được công nhân kỹ thuật và thợ có tay nghề, chuyên gia và các nhà quản lý tài năng.
Thời kỳ từ 2000 đến 2020 kinh tế nước ta trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò to lớn. Yêu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng ngày càng cao là rất bức thiết vì chất lượng lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm chứ không phải số lượng lao động tập trung khai thác trước đây.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nước ta có thể chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực có hiệu quả chỉ có giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách là phát triển , đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách toàn diện, gắn kết giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học, công nghệ và bám sát, thậm trí đi trước một bước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trong đó chú trọng hai lĩnh vực là mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ và đào tạo đại học, trên đại học. Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học. Đổi mới chương trình đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thiết thực, hiện đại. Cần quan tâm việc trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên vì đó là những công cụ để có thể tiếp cận nhanh với xã hội, thế giới, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đi vào kinh tế tri thức, hội nhập, tham gia toàn cầu hoá kinh tế, trong vài ba thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia và chương trình hành động cụ thể về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trên cơ sở nâng cao dân trí mà phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy 14 mạnh CNH, HĐH đất nước, tiến hành hội nhập kinh tế thế giới. Đặc biệt cần có những cơ chế, chính sách để thu hút và sử dụng nhân tài người Việt và nhân tài quốc tế.
Đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực kinh tế hội nhập
Quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm, vụ lợi, kém ý thức kỷ luật, yếu về năng lực, kiến thức của hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương là những cản trở rất lớn đối với tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và thế giới. Do đó, đẩy mạnh cải cách hành chính lĩnh vực kinh tế hội nhập phải đặt ra thường xuyên và làm thường xuyên, không chỉ phải có quyết tâm mà điều quan trọng là xây dựng bộ máy cơ chế vận hành, đội ngũ cán bộ, công chức. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế hội nhập cần quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính. Đặc biệt là trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý, trách nhiệm cá nhân của cán bộ công chức ở mọi cấp, mọi ngành, mọi khâu. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi cho kinh tế hội nhập. Cùng với việc xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, nhất quán, phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế, hệ thống hành chính vận hành trôi chảy, suôn sẻ thì cần xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo công việc, tinh thông nghề nghiệp, tận tuỵ và trong sạch.
Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, gắn kết toàn diện nền kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới
Tạp chí “Nghiên cứu vấn đề quốc tế” số tháng 6/2001 của Viện nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc nêu nhận xét, trong sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, các nước phát triển thi hành chính sách buôn bán và đầu tư quốc tế ngày càng có xu hướng nghiêng về lợi ích của họ. Do dân số làm việc của các nước phát triển hàng năm sẽ giảm 1% sau năm
2010 nên dự trữ và đầu tư toàn thế giới sẽ suy giảm và làm sự phát triển kinh tế các nước phát triển chậm lại. Công ty tư vấn đầu tư toàn cầu Lander cho rằng, để kinh tế toàn cầu phát triển thành công thì vấn đề quan trọng là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hàng hoá, tiền vốn và lao động, kỹ thuật được tự do lưu chuyển xuyên quốc gia.
Một đặc điểm lớn nữa trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất rất không đồng đều trên toàn thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, một mặt nước ta mở cửa thị trường để thu hút vốn, kỹ thuật, kỹ năng quản lý từ bên ngoài; kết hợp với sức mạnh kinh tế nội địa để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiệu quả; mặt khác chúng ta cũng phải xuất khẩu
“toàn diện” từ hàng hoá đến các yếu tố của sản xuất, gắn kết chặt chẽ nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới khu vực và tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế đa phương.
Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ 21, Nhà nước ta cần có chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế là người Việt Nam tìm hiểu thị trường khu vực và thế giới, phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cần nghiên cứu những đặc điểm mới của quá trình toàn 15 cầu hoá ở thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới để có những ứng xử kịp thời, nắm được cơ hội để xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả việc gắn kết các yếu tố sản xuất của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế đa phương. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể quốc gia của nền kinh tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc không vì hội nhập, mở cửa mà lại phụ thuộc và thua thiệt.
Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Hiệu quả của nền kinh tế là chi phí thấp mà đạt được kết quả cao. Đối với nước ta, việc duy trì tốc độ tăng trưởng 7,5% năm liên tục trong thời gian thập niên cuối thế kỷ 20 và nhiều năm sau này mới có thể đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo và thực hiện được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào 2020. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, phải phát huy cao độ nội lực, đồng thời kết hợp sử dụng hiệu quả ngoại lực. Nghĩa là nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực, các nguồn vốn, phát huy những tiềm năng, lợi thế của nền kinh tế, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế.
Chỉ có nâng cao hiệu quả nền kinh tế mới tăng cường năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khi thực hiện hội nhập và mở cửa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá kinh tế thể hiện ở từng mặt hàng, các loại dịch vụ, mỗi doanh nghiệp và tổng thể quốc gia. Cần có những biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt những yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan quản lý trong quá trình hội nhập làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế như mẫu mã hàng hoá đơn điệu, gian lận thương mại, chất lượng sản phẩm hàng hóa không đảm bảo chuẩn vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, chất lượng lao động thấp, nhũng nhiễu, tham nhũng, chi phí đầu tư quá cao. Đặc biệt cần giảm chi phí cho các loại dịch vụ mà hiện nay so với các nước là quá cao. Chẳng hạn cước điện thoại cao gấp bảy lần Singapore, cao gấp hai lần so với Thái Lan và hai lần so với
Trung Quốc. Về phí giữ container cao gấp ba lần Trung Quốc; cao hơn Thái Lan từ 20% đến 40%....
Hiệu quả kinh tế thấp, năng lực cạnh tranh đã yếu lại càng yếu đi sẽ dẫn đến “thảm bại” ngay trên thị trường nội địa, không thể hội nhập kết quả. Đây là một thực tế khách quan trong những năm mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế thế giới vừa qua. Có thể khẳng định rằng: Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế quốc gia là nhân tố quyết định nhất cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực thành công.
Những điều kiện cơ bản trên đây để hội nhập kinh tế có hiệu quả vừa là khách quan, vừa là chủ quan. Có những điều kiện do thực tiễn quá trình phát triển kinh tế xã hội, chính trị thế giới và trong nước mà có, cũng có những điều kiện phải do chúng ta tạo ra và kết hợp giữa cái khách quan và cái chủ quan. Đó cũng là biện chứng của quá trình lịch sử phát triển hội nhập nền kinh tế Việt Nam với kinh tế quốc tế.
Kết luận
Năm 2007 có hai sự kiện đánh dấu vị thế mới của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại: Nước ta trở thành thành viên WTO và Ủy viên không thường 16 trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là kết quả của đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và đối ngoại rộng mở. Song, gia nhập WTO nước ta cũng gặp những khó khăn cần tiếp tục nghiên cứu, tìm nguyên nhân và lời giải, vì sao:
Hàng hóa nông, hải sản xuất khẩu của Việt Nam chất lượng không đồng đều, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa bảo đảm, thương hiệu chưa có uy tín, nguy cơ mất thị trường đã được dự báo? Làm gì và làm thế nào để nông dân Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế không bị thua thiệt, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và nâng cao mức sống người nông dân.
Xuất khẩu lao động của nước ta chủ yếu là nhân lực trình độ thấp và nhập khẩu lao động là nhân lực có kỹ thuật, trình độ cao. Nhân lực chất lượng cao, được đào tạo và có kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn rất thiếu, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Giáo dục, đào tạo, dạy nghề như thế nào để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập?
Chính sách gì để gắn kết thị trường nội địa và thị trường quốc tế mà phát huy được nội lực của nền kinh tế, lợi thế so sánh về địa kinh tế, sản phẩm hàng hóa và nguồn nhân lực con người Việt Nam? Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng nhưng công nhân lao động trong khu vực này lại biểu tình rộng khắp! Cần có những chính sách nào để xây dựng, bảo vệ, phát triển giai cấp công nhân, người lao động trong quá trình hội nhập và CNH, HĐH.
Những vấn đề mới và những khó khăn sau khi Việt Nam gia nhập WTO cần có sự nghiên cứu và phối hợp của nhiều cơ quan, nghiên cứu ban đầu này kết quả đạt được còn hạn chế, cần được thực tiễn kiểm nghiệm

Similar Documents

Premium Essay

Kinh Tế

...Distribution System Modeling and Analysis The ELECTRIC POWER ENGINEERING Series The ELECTRIC POWER ENGINEERINGSeries series editor Leo Grigsy series editor Leo Grigsby Published Titles Electromechanical Systems, Electric Machines, and Applied Mechatronics Sergey E. Lyshevski Electrical Energy Systems Mohamed E. El-Hawary Electric Drives Ion Boldea and Syed Nasar Distribution System Modeling and Analysis William H. Kersting Linear Synchronous Motors: Transportation and Automation Systems Jacek Gieras and Jerry Piech Forthcoming Titles Induction Machine Handbook Ion Boldea and Syed Nasar Power System Operations in a Restructured Business Environment Fred I. Denny and David E. Dismukes Power Quality C. Sankaran Distribution System Modeling and Analysis William H. Kersting New Mexico State University Las Cruces, New Mexico CRC Press Boca Raton London New York Washington, D.C. 0812_frame_FM.fm Page iv Tuesday, July 31, 2001 10:49 AM Library of Congress Cataloging-in-Publication Data Kersting, William H. Distribution system modeling and analysis / William H. Kersting p. cm. -- (Electric power engineering series) Includes bibliographical references and index. ISBN 0-8493-0812-7 (alk. paper) 1. Electric power distribution–Mathematical models. I. Title. II. Series. TK3001 .K423 2001 621.31—dc21 2001035681 CIP This book contains information obtained from authentic and highly regarded sources. Reprinted material is...

Words: 88409 - Pages: 354

Free Essay

Kinh Te Luong

...sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Baharumshaha và Masih (2005) đã cho thấy mối liên hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái. Khi đưa thêm nhân tố tài khoản vãng lai vào mô hình xác định tỷ giá hối đoái thì mức độ giải thích của mô hình tăng lên đáng kể. 4. Chuyển giao ròng là các khoản giao dịch đơn phương, thường bao gồm các khoản quà tặng, chuyển tiền tư nhân, các khoản đóng góp của tổ chức kinh tế, các khoản viện trợ, xóa nợ. 5. Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia....

Words: 3375 - Pages: 14

Free Essay

Kinh Tế Sri Lanka

...1. Hệ thống kinh tế - Kinh tế Sri Lanka theo cơ chế nền kinh tế thị trường - Kinh tế nhiều thành phần: 2. Cơ cấu ngành 1. Cơ cấu ngành: Nông lâm ngư nghiệp: chiếm khoảng 12%, Công nghiệp: chiếm khoảng 28.5% GDP, Dịch vụ: khoảng 59.5% 2. Hiện trạng của một số ngành nội bộ ➢ Nông, lâm, ngư nghiệp: Ngành nông nghiệp chiểm tỉ trọng 12% trong cơ cấu GDP, 25% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu và 30% trong nguồn lao động năm 2010. Sản phẩm chủ yếu: gạo, mía đường, ngũ cốc, hạt có dầu, gia vị, rau quả, chè, cao su… Nông nghiệp: Ba cây xuất khẩu chính truyền thống của Sri Lanka là chè, cao su và dừa. Thủy sản : Sri Lanka có tiềm năng đáng kể về thủy sản biển khơi, thủy sản nội địa và thủy sản nuôi trồng Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi bao gồm chủ yếu là sữa và gia cầm.Tính đến năm 2009, sản xuất sữa ở địa phương bao gồm 33% nguồn tiêu thụ quốc gia.  ➢ Công nghiệp: Bao gồm bốn lĩnh vực chính: Công nghiệp khai khoáng,Sản xuất (tức là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp…),Năng lượng (Điện, khí đốt và nước), Xây dựng Về công nghiệp khai khoáng: Sri Lanka được trời phú với nhiều loại khoáng sản: Đá quý,Dầu thô Về lĩnh vực chế biến: Thực phẩm, đồ uống, và thuốc lá, Dệt may, may mặc, da, hóa chất, dầu khí, cao su, và các sản phẩm nhựa. Về lĩnh vực xây dựng: Ngành công nghiệp xây dựng đã ghi nhận mức tăng trưởng 9,3% cùng với tăng trưởng kinh tế 8% của Sri Lanka trong năm 2010. Về lĩnh vực năng lượng: ➢ Dịch vụ:...

Words: 372 - Pages: 2

Free Essay

Kinh Tế Thương Mại

...Cùng với xu hướng quốc tế hóa và các chính sách quy hoạch thương mại, sự xuất hiện của các mô hình bán lẻ hiện đại đã làm thay đổi diện mạo của thị trường bán lẻ. Bên cạnh đó cuộc sống phát triển khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, thói quen mua sắm của họ cũng có nhiều thay đổi theo hướng văn minh hiện đại hơn. Người tiêu dùng cũng đã tìm thấy nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn giữa các cửa hàng bán lẻ truyền thống và các siêu thị, từ những nhãn hàng cao cấp đến những nhãn hàng giá cả cạnh tranh hơn. Chính sự liên tục thay đổi trong sở thích, nhận thức và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã và đang tác động mạnh đến ngành bán lẻ nói chung hay sự cạnh tranh giữa cửa hàng bán lẻ độc lập và siêu thị nói riêng cũng cần phải thay đổi theo hướng “thông minh hơn” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nhận thức được vấn đề đó cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, em xin chọn và thực hiện đề tài “Nhận thức, sự lựa chọn của người tiêu dùng tác động đến hành vi kinh doanh của cửa hàng bán lẻ truyền thống và siêu thị trong bối cảnh sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ”. Do thời gian tiếp cận và thực hiện đề án không nhiều và có những khó khăn trong việc thu thập tài liệu nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo của quý Thầy Cô. Em xin chân thành cám ơn Thầy TS. Đặng Văn Mỹ đã tận tình hướng dẫn, nhắc nhở và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề án của...

Words: 323 - Pages: 2

Free Essay

Tăng Trưởng Kinh Tế

...Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đô thị nói riêng trong những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề nhà ở. Một cá nhân có thể trở thành người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Nếu không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, thì cá nhân đó có thể trở thành người xấu, bị tách khỏi chuẩn mực của xã hội.[9, 2006]. Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ xã hội. Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng trí thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ 21, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cho sinh viên là việc quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là quan tâm đến nhà ở - đó là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh hoạt của sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai. Vì thế, vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách, cần được sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành, chức năng, các cơ quan...

Words: 899 - Pages: 4

Free Essay

Kinh Te Thi Truong

...Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa Xuân đang về. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền. Cái thời điểm kỳ diệu của mùa Xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người. Đó là một món quà vô giá. Tô điểm cho cảnh đẹp mùa xuân là những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày Tết hàng năm. Xuân về, chim muôn cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả Con người chúng ta. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa Xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi000, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của Mùa Đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn "ngái ngủ". Mùa Xuân - mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mãi, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những...

Words: 1575 - Pages: 7

Free Essay

Kinh Te Hoc Hai Huoc - Bizsum

...nhà kinh tế học người Mỹ xuất chúng, nổi tiếng với các nghiên cứu về tội phạm, đặc biệt là về mối liên kết giữa việc phá thai được hợp pháp hóa và tỷ lệ tội phạm. Được nhận huy hiệu John Bates Clark vào năm 2003, Levitt hiện là giáo KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC  Khám phá những khía cạnh ẩn khuất của mọi hiện tượng xã hội từ quan điểm kinh tế học (Freakonomics) Tác giả: Steven D. Levitt & Stephen J. Dubner Nhà xuất bản: Harper Perennial Năm xuất bản: 2009 Số trang: 352 Dịch giả: Huyền Trang NXB Việt Nam: Alpha Books & Tri thức Năm xuất bản: 2007 Số trang: 304 sư kinh tế học tại Đại học Chicago và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Becker về lý thuyết giá Chicago tại Trường kinh doanh sau đại học Chicago. Năm 2006, Levitt được tạp chí Time bầu chọn là một trong “100 người kiến tạo thế giới”. Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO Vào những năm 1990, tình trạng tội phạm tại Mỹ tăng mạnh và các chuyên gia dự đoán chúng sẽ còn tăng đột biến. Nhưng sau đó, tỷ lệ tội phạm lại đột nhiên giảm xuống. Các chuyên gia cho rằng điều đó có được là nhờ bùng nổ kinh tế và các quy định về kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Nhưng các giả định này không hề đúng. Lý do thật sự lại bắt nguồn từ sự hợp pháp hóa việc phá thai 20 năm trước. Vì thế những đứa trẻ đáng lẽ được sinh ra trong các môi trường xấu có nhiều khả năng trở thành tội phạm khi lớn lên, đã không được chào đời. Đây chính là vấn đề mà nhà kinh tế học Steven D. Levitt và nhà báo Stephen J. Dubner đề cập đến trong cuốn sách Kinh tế học...

Words: 5683 - Pages: 23

Free Essay

Kinh Tế Học Vi Mô

...Chöông 7 Thò tröôøng caïnh tranh hoøan haûo 24.7.2011 Ñaëng Vaên Thanh 1 Caùc chuû ñeà thaûo luaän     Ñaëc ñieåm cuûa thò tröôøng caïnh tranh hoaøn haûo Ñöôøng caàu, toång doanh thu vaø doanh thu bieân Toái ña hoùa lôïi nhuaän vaø toái thieåu hoaù loã Ñöôøng cung ngaén haïn cuûa doanh nghieäp    Ñöôøng cung ngaén haïn cuûa ngaønh (thò tröôøng) Toái ña hoaù lôïi nhuaän trong daøi haïn Ñöôøng cung daøi haïn cuûa ngaønh Ñaëng Vaên Thanh 2 24.7.2011 Ñaëc ñieåm cuûa thò tröôøng caïnh tranh hoaøn haûo 1) Saûn phaåm ñoàng nhaát 2) Raát nhieàu ngöôøi tham gia (caû beân mua vaø baùn) 3) Thoâng tin hoaøn haûo 4) Töï do gia nhaäp vaø rôøi khoûi ngaønh 24.7.2011 Ñaëng Vaên Thanh 3 Ñöôøng caàu tröôùc doanh nghieäp Doanh nghieäp P P Toaøn ngaønh (Thò tröôøng) S P d, MR, AR P t , P : const ? q, P : const ? q 24.7.2011 Ñaëng Vaên Thanh D Q Q 4 Ñöôøng toång doanh thu TR = P. q TR maø q, P : const neân ñöôøng bieåu dieãn TR laø moät ñöôøng thaúng vaø ñoä doác chính laø P TR P = MR q 24.7.2011 Ñaëng Vaên Thanh 5 Doanh thu bieân  Doanh thu bieân laø cheânh leäch trong toång doanh thu khi doanh nghieäp baùn theâm moät ñôn vò saûn phaåm. MR = DTR/DQ = dTR/dQ Doanh nghieäp caïnh tranh hoaøn haûo:MR = P Ñöôøng MR, d vaø AR truøng nhau 24.7.2011 Ñaëng Vaên Thanh 6    Toái ña hoùa lôïi nhuaän q : TR  TC Daáu hieäu: hay P  ACmin   Nguyeân taéc: SX taïi q*: MC = MR = P ...

Words: 1498 - Pages: 6

Free Essay

Đề CươNg MôN Kinh Tế Du LịCh

...ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ DU LỊCH Câu 1:Nêu khái niệm về du lịch của Michael Cotman? - Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. - Du khách là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm du lịch - Nhà cung ứng du lịch là nhà cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Chính quyền địa phương của điểm đến là nhân tố chính tạo ra các động lực phát triển du lịch phụ thuộc nhu cầu ngày càng cao của du khách. Dân cư sở tại là một trong những nguồn lao động chính phục vụ trong du lịch Câu 2:Phân tích xu hướng nhóm xu hướng phát triển cung của xu hướng phát triển du lịch thế giới? Xu hướng 1: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch Xu hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch Xu hướng 4: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch. Xu hướng 5: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hoá. Xu hướng 6: Hạn chế tính thời vụ trong du lịch Câu 3:Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế và ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch? XH: - Mở ra cơ hội giao lưu. - Là cơ sở mở ra mối quan hệ hữu nghị, ngoại giao. - Tái tạo sức lao động. - Giải quyết...

Words: 3744 - Pages: 15

Premium Essay

Starbucks

...INSTITUTO DE EMPRESA 1. Empresa sugerida: Starbucks 2. Industria: restaurantes, café y té, postres y entretenimiento. 3. País: Estados Unidos 4. Contexto: * Starbucks Corporation (cotizada en la bolsa NASDAQ) es la cadena internacional de cafeterías más grande del mundo. La compañía, fundada en Seattle, Washington, en el año 1971 por los profesores Baldwin y Siegel, y por el escritor Bowker, cuenta en la actualidad con más de 17,800 locales distribuidos en 52 países. La respuesta de marketing de la empresa, fundamentada en un alto grado de personalización del producto y en la entrega de atributos sensoriales atípicos, fue la clave de éxito y la principal razón de expansión. * La competencia en el sector de cafeterías ha crecido drásticamente en los últimos años. Dentro del top cinco de cadenas de cafeterías en los Estados Unidos se encuentran, en orden descendente, Starbucks, Caribou Coffee, Tim Horton´s, Coffee Bean & Tea Leaf y Coffee Beanery. Asimismo, es importante destacar el auge de Mc Coffe, principalmente, en el continente americano. * Starbucks es considerada una compañía disruptiva en el sector de las cafeterías. El modelo de negocio de Starbucks, basado en la mejora continua de las características y de los atributos del producto, así como en una atención al cliente muy especializada y, además, en la combinación orgánica e inorgánica de elementos estéticos de las tiendas (en suma, la “experiencia de compra”...

Words: 319 - Pages: 2

Free Essay

Dieta

...llenas de semillas de lino orgánicas en un vaso de agua filtrada * Puedes poner una cucharada de las semillas en agua caliente la noche anterior. Bébete el líquido en las mañanas.  8:00am. Desayuno. * Recomendado: Fruta y más fruta. Las aptas: manzana, pera, papaya, piña, cereza, melocotón, ciruela, sandía, albaricoques y bayas. Recuerda: siempre debes tenerla a temperatura ambiente, nada de productos sacados de la nevera. Come hasta que te sientas satisfecha; mastica despacio y muy bien. * ¡No lo hagas!: Naranja o zumo de naranja. Si te inclinas por las uvas, no las mezcles. * Dosis de zumo vegetal: Prepara una infusión con 1 pepino, 1 cuarto de raíz de jengibre (pelada), 4 tallos de apio, 1000g de brotes de alfalfa, 3 ramitas de perejil y 1 zanahoria (pelada) 9:30am: Hora del té. El día de la desintoxicación tiene varias pausas para tomar té.  Tiene poder curativo e intensifica la desintoxicación. * Recomendadas: Té de hortiga, de diente de león,  de manzanilla, artemisa o de quinácea. * ¡No lo hagas!: Té negro. 10:00am. Onces con fruta. ¡Más fruta! Pero en esta ocasión, exprimida. Todas deben pelarse antes de preparar el zumo. Añade agua hirviendo si el frío está haciendo de las suyas. * Recomendado: ‘Fiesta de papaya’, con dos papayas no muy maduras, 2 peras y media cucharadita de raíz de jengibre. O la deliciosa receta...

Words: 730 - Pages: 3

Free Essay

Chuyên San 7 Đại Học Kinh Tế Luật

...CHUYÊN SAN C A SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRƯ NG Đ I H C KINH T - LU T Sô 07 Tháng 9-2013 NGÂN HÀNG HỆ THỐNG www.uel.edu.vn/url/chuyensan . chuyensantcnh@uel.edu.vn . facebook/chuyensantcnh.uel o7 Ban c v n TS. NGUY N NG C HUY ThS. HOÀNG TH PHÚ ThS. TR N HÙNG SƠN ThS. NGUY N TH DI M HI N ThS. TÔ TH THANH TRÚC ThS. NGUY N ANH PHONG Cùng các Th y Cô Khoa Tài chính - Ngân hàng Ban biên t p PHAN TH THANH THU N (K10404B) - Trư ng ban PH M MINH NH T (K10403) - Phó ban LÊ TH DI M MÂN (K10404A) - Phó ban VŨ KHÁNH LINH (K11404T) - Phó ban PHAN VINH LINH GIANG (K11405T) - Phó ban NGUY N TH PHƯƠNG DUNG (K11404T) NGUY N NG C TH O HI N (K11404A) NGUY N TH DOAN (K11404T) - Trư ng b phân truy n thông Ban n i dung Trư ng Nhóm Ch ng khoán TR N TH THANH NHUNG (K10404B) Trư ng Nhóm Tài chính NGUY N TH QUỲNH LIÊN (K10404B) Trư ng Nhóm Ngân hàng NGUY N TH ÁI NHI (K10404T) Trư ng Nhóm Vĩ mô ĐÀO TH VĨNH NGUYÊN (K10405T) Cùng các thành viên khác Thi t k , trình bày Đ AN KHƯƠNG (K12404A) TRƯƠNG THUY T B O (K12404A) VŨ KHÁNH LINH (K11404T) 02 • 05 • 07 • 10 • HỆ THỐNG NGÂN HÀNG phát triển bền vững 02 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Phải chăng “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”? Sản phẩm tiền gửi – Vai trò trong giai đoạn hiện nay Đánh giá mức độ lành mạnh các Tổ chức tín dụng Việt Nam – Khung phân tích Camels có phải là sự lựa chọn hoàn hảo? Tỉ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề 14 14 • 16 • 18 • 20 • bàn tròn sự kiện ...

Words: 54431 - Pages: 218

Free Essay

Archive of Homework

...¿Cuál es tu bebida favorita? Me gustó el café helado caramelo con leche de soja 2. ¿Cómo lo tomas? sola X con azúcar descafeinado con leche descremada con leche entera X con sirope/ jarabes X con hielo 3. ¿Vas a cafés? ¿Qué tomas allí? Sí, voy a cafés con mi amigas mucho y nuestros café favorita se llama Luna y está en Wisconsin. 4. ¿Por qué cuestan más las bebidas en algunos cafés que en otros? Pienso algunas bebidas cuestan más porque algunas tiene la leche o sirope y es necesario que los cafés pagar por los materiales y por eso necesitamos pagar más por nuestros bebidas. 5. ¿Dónde, cómo y cuándo sueles tomar café, té o tu bebida favorita? ¿caminando? - de vez en cuando ¿en el coche? - de vez en cuando ¿en la cafetería de la universidad? - nunca ¿con amigas? - frecuentemente ¿por la mañana? - frecuentemente ¿después de comer? - de vez en cuando ¿mientras estudias? - de vez en cuando ¿solo o con otras personas? -...

Words: 1262 - Pages: 6

Free Essay

Cool Down

...de Marketing Gonzales Campos, Vicente Alberto Facultad de Economía Rondón Cordano, Bruna Facultad de Marketing Tejada Carranza, Juan Pablo Facultad de Marketing 2. INFORMACION GENERAL DEL PROYECTO * Razón Social y Nombre Comercial: “Bebidas Saludables S.A.C. - “Cool Down” * Ubicación de la Empresa: Mz. D Lote 14 Los Viñedos San Antonio de Huachipa. * Actividad de la Empresa: Elaboración y comercialización de tés relajantes a base de valeriana, manzanilla, pimpinela, esencia de flor de pasión y té verde, comercializados en dos presentaciones de 250ml y 500ml. Dirigido a empresarios y ejecutivos entre 25 a 39 años, de NSE A y B expuestos a altos niveles de estrés. 3. OPORTUNIDAD DE NEGOCIO, FACTORES DE ÉXITO El 60% de los limeños padece de estrés, principalmente los que se encuentran entre las edades de 25 y 50 años, según el diario “La Republica”, masa poblacional que entra en un estado de ansiedad, incertidumbre y en muchos casos desesperación, para estas personas se ha creado “Cool Down”, un té relajante listo para beber hecho a base de insumos naturales, que actúa sobre el sistema nervioso de las personas, mejorando su aprendizaje, concentración y facilita la relajación, sin llegar a adormecer al consumidor. La practicidad, sabor y funcionalidad de “Cool Down” hacen de este un producto que ganará adeptos rápidamente. 4. ESTRATEGIA DE PROYECTO Se utilizara la estrategia de “Nicho”, conformado por personas entre 25 a 39...

Words: 1671 - Pages: 7

Free Essay

Khu Kinh Tế TrọNg đIểM MiềN Trung ViệT Nam

...Nâng cao vai trò của các KKT vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI – LV04613 Lãng phí đầu tư công trong xây dựn và phát triển các KKT tại Việt Nam thực trạng và giải pháp – lv 06756 Chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế tq – ts 00019 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào các KKT 1. Quan điểm thu hút FDI 2. Mục tiêu thu hút và sử dụng vốn FDI 3. Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI 4.1. Định hướng chung 4.2. Định hướng cụ thể a. Theo đối tác b. Theo lĩnh vực Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các KKT trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI 1. Về quy hoạch và xây dựng chiến lược thu hút FDI Thứ nhất, ban quản lý KKT cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng tổng thể KKT và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trên cơ sở rà soát, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời có phân kỳ đầu tư hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút FDI theo từng giai đoạn phát triển. Nên thuê công ty tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm tham gia quy hoạch chi tiết một số khu chức năng chủ lực như Khu phi thuế quan, Khu công nghiệp nặng, Khu công nghệ cao, Khu đô thị, Khu du lịch – dịch vụ cao cấp…. Thứ hai, công tác xây dựng quy hoạch cần đảm bảo một số yêu cầu như sau: * Có tính bền vững, ổn định lâu dài và phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của KKT. * Gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của KKT và các địa phương...

Words: 1348 - Pages: 6