Free Essay

Lí Thuyết Thiết Kế Tổ Chức

In:

Submitted By daitaynguyen
Words 19374
Pages 78
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỐ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PÁT TRIỂN KỲ HÀ CHU LAI QUẢNG NAM

CHƯƠNG I: TỔ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC

A. Giới thiệu chung về công ty: I. Giới thiệu công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam

- Tên công ty viết tắt: CDI CO,LTD.

- Địa chỉ: 159B Trần Quý Cáp – Tp. Tam Kỳ - Quảng Nam

- Điện thoại: 0510 3820016 Fax: 0510 3859703

- Người đại diện pháp luật của Công ty:

Ông: Võ Văn Hạn Chức vụ: Giám đốc.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 09/9/2010.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

II. Cơ sở pháp lý:

Tiền thân của Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam là Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 1978. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, đến năm 2001, được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ đổi tên thành Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam theo Quyết định số 4227/QĐ-UB ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Ngày 03/6/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án và chuyển đổi Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam, thành Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam.

Ngày 09/09/2010, Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam theo giấy phép kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp

III. Ngành nghề kinh doanh:

Căn cứ theo giấy phép kinh doanh được cấp, Công ty hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính như sau:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Giấy, nhựa, bia, rượu, nước giải khát, vật liệu xây dựng, hàng điện lạnh, ôtô, xe gắn máy, phương tiện vận tải....;

- Kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.

- Kinh doanh kho bãi.

- Kinh doanh vận tải.

- Khai thác và kinh doanh khoáng sản.

- Kinh doanh bất động sản.

- Dịch vụ Bồi thường, Hỗ trợ & Tái định cư.

Công ty hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký theo quy định, nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp để tổ chức, xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; khai thác và quản lý có hiệu quả nguồn vốn được cấp; nghiên cứu đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp. Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn và các định mức cấp trên ban hành, tổ chức xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn và định mức lao động nội bộ của Công ty đã được người lao động thảo luận và ghi rõ trong thỏa ước lao động tập thể của Công ty. Việc nâng cấp, nâng bậc lương theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty phải thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV, thực hiện đầy đủ, đúng chế độ, chính sách của người lao động theo Bộ luật Lao động.

B. Chiều hướng tổ chức:

I. Nghi thức hóa:

Tính nghi thức hóa ở công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam thể hiện ở các tài liệu được làm ra trong tổ chức nhằm mô tả các hành vi và hoạt động như nội quy công ty quy định về hành chính, quy định các chế độ liên quan đến người lao động, quy định về khen thưởng và kỷ luật, các quy trình quản lý….như:
Điều 9. Thành phần Hội đồng thành viên: 1/. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên ít nhất là 4 người và nhiều nhất là 8 người, trong đó khoảng một phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên là thành viên độc lập không điều hành. 2/. Trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, bị cách chức hoặc vì một lý do nào đó không thể tiếp tục làm thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên có thể bổ nhiệm người khác thay thế. Thành viên Hội đồng thành viên thay thế trong trường hợp này phải được biểu quyết thông qua tại cuộc họp Hội đồng thành viên gần nhất.
Điều 36. Thành viên Kiểm soát viên: 1/. Số lượng thành viên Kiểm soát phải có 3 đến 5 thành viên. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty. 2/. Các thành viên của Ban kiểm soát do chủ sỡ hữu công ty bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Điều 43. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, trích lập quỹ 1/. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: hàng năm công ty sẽ phải trích từ lợi nhuận sau thuế một khoản vào quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Khoản trích này không vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế của công ty và được trích cho đến khi quỹ dự trữ bằng 10% vốn điều lệ của Công ty. 2/. Trích lập quỹ
a. Quỹ đầu tư: trích 5% lợi nhuận sau thuế phục vụ cho công tác đầu tư phát triển Công ty.
b. Quỹ khen thưởng: trích 5% lợi nhuận sau thuế để chi cho việc khen thưởng chung trong Công ty.
c. Quỹ phúc lợi: trích 3% lợi nhuận sau thuế để chi cho các nội dung phúc lợi của Công ty. d. Quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành: theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hàng năm. Bên cạnh đó, tính nghi thức hóa còn biểu hiện ở các điều lệ của công ty. Trong đó, quy định cơ cấu tổ chức, quản lý, kiểm soát, quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ quản lý khác và thư ký công ty, ban kiểm soát, công nhân viên, công đoàn, các quy định về điều tra sổ sách, hồ sơ công ty, phân chia lợi nhuận, con dấu, quỹ dự trữ, chấm dứt hoạt động, thanh lý… Báo cáo tài chính của công ty được lập theo hàng năm, 6 tháng, hàng quý.

II. Tính chuyên môn hóa: Là mức độ phân chia nhiệm vụ lớn, tổng thể thành nhiệm vụ nhỏ, cụ thể. Ở CDI CO,LTD các bộ phận và nhiệm vụ được chuyên môn hóa rất rõ ràng như Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công tác tài chính, Công tác tổ chức hành chính, Công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động thương mại.
1. Về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như xu thế phát triển của ngành trong thời gian đến, doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động và bố trí phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo. Từ đó phát huy khả năng và thế mạnh của từng cá nhân trong công việc. Đơn vị đã xem chiến lược con người là một trong những chiến lược cạnh tranh. Trong những năm gần đây đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác tổ chức phát triển nguồn nhân lực. Đối với các bộ phận quản lý, chuyên môn, đoàn thể đã được quy hoạch và chọn lựa, sắp xếp bố trí thích hợp, có chế độ phân phối thu nhập khuyến khích. Hằng năm đơn vị cũng đã làm tốt công tác dự nguồn, cán bộ kế cận có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài.
2. Công tác tài chính: - Công tác tài chính kế toán được xác định là nhiệm vụ quan trọng vì vậy HĐTV, Ban giám đốc công ty xác định: -Bộ phận kế toán phải hoạch toán, phân loại, xử lý, luân chuyển chứng từ kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực kế toán. -Xây dựng các biện pháp, phương án nhằm kiểm soát tốt chi phí, quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chiến lược, các ngân hàng,các quỹ đầu tư .v.v. để nhận được nguồn tài trợ tín dụng, tạo nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm. Riêng tổng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu năm 2011 dự kiến là 500 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cũng đã dàn xếp hạn mức vay tín chấp tại các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn tỉnh như sau: + Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam: 160 tỷ đồng. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngoài ra một số ngân hàng khác cũng sẵn sàng cho công ty vay tín chấp từ 10 đến 20 tỷ đồng, nên khả năng dàn xếp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được đảm bảo. - Nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng tron khu vực công nghiệp, hậu cần cảng Tam Hiệp 1324 tỷ đồng. Trước mắt mỗi năm công ty sẽ thực hiện khoản 200 tỷ đồng. Đối với các dự án san lấp mặt bằng sẽ được lập theo thỏa thuận diện tích với các nhà đầu tư, Công ty dàn xếp vay vốn từ ngân hàng, Quỹ Đầu tư & Phát triển Chu Lai và vay vốn tồn ngân Kho bạc nhà nước để thực hiện.
3. Công tác tổ chức hành chính: Tập trung quản trị tốt nguồn nhân lực, phát động phong trào thi đua, sáng kiến cho sự phát triển của công ty. Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ, có đủ năng lực, năng động sáng tạo nhằm hoàn thành mục tiêu và định hướng của công ty. Xây dựng văn hóa công ty, đây là giá trị cốt lõi, giá trị bền vững của doanh nghiệp, luôn xem nhân tố con người là quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện nếp sống, hành vi, cách ứng xử, phong cách chuyên nghiệp trong công việc của tất cả cán bộ công nhân viên nhằm từng bước xây dựng, bảo vệ thương hiệu, hình ảnh của công ty. Chú trọng công tác tuyển dụng các cán bộ giỏi trong các lĩnh vực phù hợp về phục vụ cho công ty.
4. Công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động thương mại: Quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và các chính sách tốt đối với các nhà phân phối để khuyến khích phân phối các hàng hóa do công ty nhập khẩu. Từng bước hoàn thiện kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thiện chất lượng phục vụ đảm bảo giao hàng đúng số lượng, kịp thời, nhanh cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty qua các tờ báo, tạp chí và các sự kiện quan trọng hằng năm.

III. Tiêu chuẩn hóa:
Các tiêu chuẩn của công ty thể hiện trong quy trình tuyển dụng nhân sự, quy trình đào tạo, quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu.... – quy trình tuyển dụng nhân sự ❖ xác định nhu cầu tuyển dụng ❖ đăng thông báo tuyển dụng ❖ xem xét các hồ sơ xin việc ❖ chọn hồ sơ đạt yêu cầu ❖ tiến hành phỏng vấn trực tiếp ❖ chọn ứng viên đạt yêu cầu – quy trình đào tạo ❖ Xác định nhu cầu đào tạo ❖ xem xét nhu cầu đào tạo ❖ phê duyệt nhu cầu đào tạo ❖ lập kế hoạch chương trình đào tạo ❖ tiến hành đào tạo ❖ theo dõi đào tạo ❖ đánh giá hiệu quả công tác đào tạo ❖ lưu giữ hồ sơ đào tạo - quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa: ❖ Đàm phán và ký kết hợp đồng ❖ Mở L/C( nếu TT bằng LC) ❖ Thanh toán tiền hàng ❖ Thủ tục hải quan ❖ Nhận hàng ❖ Khiếu nại(nếu có)

IV. Hệ thống cấp bậc quyền hành: Cấp bậc quyền hành trong công ty được thiết kế bởi liên kết dọc trong tổ chức, trách nhiệm và nghĩa vụ được phân chia rõ ràng. 1. Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên (HĐTV) là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, nhân danh Chủ sở hữu Công ty quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Công ty (trừ những vấn đề thuộc quyền của Chủ sở hữu Công ty), thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty. 2. Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm Giám đốc và các Phó giám đốc do hội đồng thành viên bổ nhiệm, bãi nhiệm. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trực tiếp trước và chủ yếu trước Hội đồng thành viên về việc tổ chứ, quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động hằng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên và theo Điều lệ công ty. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công, ủy nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và liên đới chịu trách nhiệm với Giám đốc trước Hội đồng thành viên trong phạm vi được phân công , ủy nhiệm. 3. Kiểm soát viên: Kiểm soát viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của công ty, báo cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của HĐTV, ban giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh của công ty. Kiểm soát viên hoạt động độc lập với HĐTV, Ban giám đốc và tuân thủ theo pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu Công ty trong việc các quyền và nhiệm vụ được giao. 4. Văn phòng công ty: 4.1/ Phòng tổ chức- Hành chính- Lao động - Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty, xây dựng các chương trình thi đua, khen thưởng và đề bạt khen thưởng, thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban. - Xây dựng bảng chấm công, lương, tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển chọn nhân sự toàn Công ty. - Xây dựng các bảng nội qui, đề ra các chính sách về nhân sự. 4.2/ Phòng Kế hoạch- Kinh doanh - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. - Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu. 4.3/ Phòng Tài chính- Kế toán - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước. - Chịu trách nhiệm và giám sát tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty. - Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quý, năm. - Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn. - Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định kỳ. 4.4/ Phòng Quản lý Đầu tư và xây dựng - Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Thẩm định các dự án đầu tư, nhà thầu, lập hồ sơ dự thầu các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. - Giám sát thi công các hạng mục công trình do Công ty là chủ đẩu tư. - Tổ chức thi công các công trình do công ty trúng thầu. - Tham gia quá trình quyết toán Công trình. - Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác Đầu tư & Xây dựng của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Chế độ lương của Văn phòng Công ty lấy từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Các đơn vị trực thuộc 5.1/ Ban quản lý các dự án Đầu tư xây dựng và Nạo vét Luồng Kỳ Hà - Tổ chức quản lý toàn bộ quá trình đầu tư, xây dựng từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đến khi hoàn thành việc thanh quyết toán các dự án: + Nạo vét luồng từ phao số 0 đến cảng Kỳ Hà cho tàu 20.000DWT hành thuỷ. + Nạo vét đoạn luồng từ cảng Kỳ Hà đến cảng Khu công nghiệp Tam Hiệp. + Các tuyến đường giao thông vào một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Tràng Nhật, An Lưu, Thanh Hà, Đông Quế Sơn và Tây An) và một số dự án khác do Công ty giao; tổ chức thẩm tra, thẩm định... các hồ sơ, thủ tục có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng phù hợp với năng lực theo đúng các văn bản, Nghị định, Thông tư và các Quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng. 5.2/ Ban quản lý dự án Chu Lai - Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban Quản lý Dự án Chu Lai từ khâu chuẩn bị đến kết thúc đầu tư các Dự án được Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai giao. - Tổ chức và triển khai thực hiện các Dự án theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. 5.3/ Trung tâm Bồi thường & Giải phóng mặt bằng - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại và hỗ trợ tái định cư của Nhà nước, các cấp ban hành. - Kiểm kê lập Phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện các Phương án đã được phê duyệt. - Phối hợp với Ban bồi thường & Giải phóng mặt bằng huyện, thị, xã ... nơi có dự án thực hiện tốt công tác đền bù. - Tham mưu cho Hội đồng bồi thường & Giải phóng mặt bằng huyện về việc lập phương án tái định cư cho các hộ giải tỏa nhà ở. 6. Các yếu tố lao động và nguồn lực khác của đơn vị - Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất tiêu hao một lần, giá trị của nó chuyển dịch do giá trị mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Trong quá trình chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp làm tốt khâu cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất tiến hành được thường xuyên và liên tục.
VII. Tính phức tạp: - Tính phức tạp theo chiều dọc: Chỉ số lượng các cấp trong hệ thống cấp bậc. Đối với công ty gồm 5 cấp bậc quản trị Cấp 1: Lãnh đạo(HĐTV), Cấp 2: Quản lý cao cấp(Giám đốc), Cấp 3: Quản lý/chuyên gia cao cấp(PGĐ phụ trách GPMB, PGĐ phụ trách ĐTXD), Cấp 4: quản lý/ chuyên gia(Các trưởng phòng),Cấp 5: NV cơ bản - Tính phức tạp theo chiều ngang: có 7 bộ phận đang tồn tại cùng cấp trong tổ chức
VIII. Tính tập trung hóa: Tính tập trung hóa thể hiện ở mức độ phân quyền trong việc đưa ra một quyết định. Đối với CDI CO,LTD hệ thống quyền hành theo chiều dọc, cấp trên ban hành mệnh lệnh còn cấp dưới thực hiện. Đồng thời có sự tham mưu giữa các bộ phận trong tổ chức. Như vậy trong công ty, tính tập trung hóa tương đối cao.
XI. Tính chuyên nghiệp: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như xu thế phát triển của ngành trong thời gian đến, doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động và bố trí phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo. Từ đó phát huy khả năng và thế mạnh của từng cá nhân trong công việc. Số lao động hiện tại của công ty là 102 người. Trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm 30%, trình độ trung cấp 40%, lao động phổ thông 30%. Chính sách đào tạo chuyên nghiệp: doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn hoặc tham gia các lớp học ngắn, dài hạn nhằm nâng cao trình độ phục vụ công tác chuyên môn như: Tập huấn các chế độ, chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh của ngành, thương mại, tin học, ngoại ngữ…

X. Tỷ lệ nhân sự:
Công ty hiện có 102 người. Một số thay đổi về nhân sự: Trong năm 2011, công ty triển khai thực hiện hợp đồng trọn gói về việc giải tỏa đền bù và tái định cư 1550ha đất phía Bắc Quảng Nam và kế hoạch đến cuối quý 3/2011 phải bàn giao được diện tích 71,2 ha đất và giá trị giải ngân 150 tỷ đồng cho công ty Genting Vinacapital Investments Pte Ltd, bộ máy tổ chức của Trung tâm Bồi thường và Giải phóng mặt bằng cần phải bổ sung đủ nhân sự mới hoàn thành kế hoạch. Theo đó trong năm 2011, công ty tuyển thêm 20 nhân sự làm cho tổng lao động công ty sẽ tăng từ 82 người lên 102 người. Thực hiện bổ sung và định biên lại nhân sự cho các phòng, ban và đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện mục tiêu của công ty.
C. Các chiều hướng bối cảnh: I. Qui mô: Qui mô chính là độ lớn của tổ chức được phản ánh bằng số nhân viên, tổng sản lượng bán hay tổng tài sản... - Số nhân viên:
|Cơ cấu lao động |2011 |2010 |2009 |2008 |
|Trình độ Đại học, Cao đẳng |30 |25 |22 |21 |
|Trình độ Trung cấp |40 |35 |38 |42 |
|Lao động phổ thông |32 |22 |24 |23 |
|Tổng cộng |102 |82 |84 |86 |

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính lao động) Do đặc điểm ngành nghề sản suất kinh doanh Công ty chủ yếu là thương mại xuất nhập khẩu và xây dựng dân dụng, giải phóng và san lấp mặt bằng, ... máy móc công nghệ chưa được tiên tiến nên còn phải sử dụng nhiều lao động phổ thông, có số lượng lớn và lao động nam chiếm tỷ lệ cao nhất. Số lao động hiện tại của Công ty là 102 người. Trong những năm qua doanh số, sản lượng, sản phẩm có tăng lên, bên cạnh đó Công ty còn đầu tư nhiều máy móc thiết bị, thay đổi nhiều mặt hàng kinh doanh và để kịp với nhu cầu của thị trường do đó làm cho số lượng lao động giảm xuống; số lao động có trình độ Đại học, cao đẳng tăng lên. - Năm 2010 đánh dấu một năm thành công của công ty khi lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức 2.019.080.989 VNĐ mặc dù thấp hơn năm 2009 là: 2.305.927 VNĐ và cao hơn năm 2008 là: 14.490.643 VNĐ.
( Qui mô nhỏ.
II. Công nghệ tổ chức: Là một Công ty có vị trí đặc biệt quan trọng trong tỉnh Quảng Nam, được UBND tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án quan trọng trong Khu Kinh tế mở Chu Lai đồng thời tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả.

Quy trình sản xuất kinh doanh thương mại và quản lý dự án của công ty: - Bộ phận bồi thường và giải phóng mặt bằng: Công nghệ đơn chiếc - Bộ phận xuất nhập khẩu: Công nghệ dịch vụ
III/ Môi trường Các yếu tố môi trường chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty là: - Môi trường vi mô: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp... - Môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị, pháp luật, công nghệ ...
Chương 2: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ HIỆU QUẢ CỦA TỔ CHỨC 1. Sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam. a. Sứ mệnh: Trở thành đơn vị chủ lực của Khu Kinh tế mở Chu Lai, lấy thương mại làm bàn đạp để mở rộng các hoạt động xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp.

Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam mong muốn đem lại lợi nhuận tối đa cùng sự tăng trưởng bền vững cho các đối tác. Bằng sự tin tưởng xây dựng được từ đối tác và khách hàng, sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh và thành quả đạt được từ các dự án, chúng tôi cam kết sẽ trở thành một trong những công ty đầu tư và quản lý dự án hàng đầu tại Việt Nam.

Là cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp.

Góp phần tạo ra một lực lượng lao động trí thức trẻ năng động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tiềm lực để xây dựng công ty ngày càng giàu mạnh và phát triển ổn định, bền vững.

Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, chúng tôi chủ động tạo ra đồng thời mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội. b. Những mục tiêu tác nghiệp: Mở rộng các loại mặt hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Đồng thời, đối với mặt hàng xe máy và các loại động cơ, công ty dự kiến sẽ nhập khẩu các loại động cơ sử dụng công nghệ sạch.

Tăng cường hợp tác với các đối tác truyền thống nhằm đạt được những điều kiện thỏa thuận có lợi nhất.

Hoàn thiện hệ thống quản lý hiện đai, hiệu quả, chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực

Giữ vững sự phát triển, tăng truởng, mức tăng truởng hàng năm từ 12% trở lên và khả năng sinh lời với mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu tư 20% trở lên thông qua sự phát huy thương hiệu.

Quản lý tốt các dự án đầu tư công trình được bàn giao và nhanh chóng hoàn thành để đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó , công ty tiếp tục lập các đồ án quy hoạch và các phương án đầu tư mới. c. Chiến lược của công ty ❖ Công tác đầu tư và quản lý các dự án Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển theo xu hướng toàn cầu hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất. Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường đầu tư thoáng hơn, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Đây là điều kiện để công ty phát triển lĩnh vực kêu gọi đầu tư, và nhập khẩu nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vốn vào Khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quốc nhằm xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp sẽ là điều kiện để công tác san lấp mặt bằng, giải tỏa tái định cư và khai thác Cảng của công ty phát triển. Mặc khác việc gia nhập WTO, và hoạt động theo xu hướng toàn cầu hóa buộc công ty phải có sự tái cơ cấu và các chiến lược cạnh tranh hợp lý để tồn tại và phát triển.

Do điều kiện và quá trình phát triển của Công trong thời gian qua còn quá ngắn và gặp không ít khó khăn về tài chính cũng như môi trường cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển. Trong thời gian 3 năm đầu từ khi mới thành lập cho đến năm 2005 mô hình tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng vừa ổn định tổ chức, vừa tạo đà để phát triển, công ty chưa thực sự chú tâm về công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho hiện tại cũng như tương lai. Giai đoạn từ đầu năm 2006 trở về đây Công ty cũng đã khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường, khả năng về tài chính tương đối ổn định, tạo được uy tín đối với nhiều khách hàng, sản xuất kinh doanh ngày càng được phát triển, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đúc và có năng lực và kinh nghiệm nhờ vào sự sáng suốt của ban lãnh đạo công ty tìm ra hướng đi đúng trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển. ❖ Công tác tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như xu thế phát triển của ngành trong thời gian đến, doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động và bố trí phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo. Tù đó phát huy khả năng và thế mạnh của từng cá nhân trong công việc. - Về công tác đào tạo: doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn hoặc tham gia các lớp học ngắn, dài hạn nhằm nâng cao trình độ phục vụ công tác chuyên môn như: Tập huấn các chế độ, chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh của ngành, thương mại, tin học, ngoại ngữ… * Những chiến lược và tổ chức phát triển đào tạo nguồn nhân lực: Đơn vị đã xem chiến lược con người là một trong những chiến lược cạnh tranh. Trong những năm gần đây đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác tổ chức phát triển nguồn nhân lực. Đối với các bộ phận quản lý, chuyên môn, đoàn thể đã được quy hoạch và chọn lựa, sắp xếp bố trí thích hợp, có chế độ phân phối thu nhập khuyến khích. Hằng năm đơn vị cũng đã làm tốt công tác dự nguồn, cán bộ kế cận có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài. Thu nhập của cán bộ công nhân viên được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ và kịp thời vào những ngày trung tuần đầu của tháng. Cơ cấu thu nhập gồm: Lương theo chế độ chính sách và phần lương trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên luôn ổn định và tăng dần, khá cao so với mặt bằng doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam. Các khoản thu nhập có tính chất lương như: BHXH, BHYT, BHTN,…chế độ tham quan, nghỉ dưỡng được thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người lao động. ❖ Công tác tài chính: Công tác tài chính kế toán được xác định là nhiệm vụ quan trọng vì vậy HĐTV, Ban giám đốc công ty xác định: - Bộ phận kế toán phải hoạch toán, phân loại, xử lý, luân chuyển chứng từ kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực kế toán. - Xây dựng các biện pháp, phương án nhằm kiểm soát tốt chi phí, quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chiến lược, các ngân hàng,các quỹ đầu tư .v.v. để nhận được nguồn tài trợ tín dụng, tạo nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm. Riêng tổng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu năm 2011 dự kiến là 500 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cũng đã dàn xếp hạn mức vay tín chấp tại các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn tỉnh như sau: + Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam: 160 tỷ đồng. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngoài ra một số ngân hàng khác cũng sẵn sàng cho công ty vay tín chấp từ 10 đến 20 tỷ đồng, nên khả năng dàn xếp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được đảm bảo. - Nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng tron khu vực công nghiệp, hậu cần cảng Tam Hiệp 1324 tỷ đồng. Trước mắt mỗi năm công ty sẽ thực hiện khoản 200 tỷ đồng. Đối với các dự án san lấp mặt bằng sẽ được lập theo thỏa thuận diện tích với các nhà đầu tư, Công ty dàn xếp vay vốn từ ngân hàng, Quỹ Đầu tư & Phát triển Chu Lai và vay vốn tồn ngân Kho bạc nhà nước để thực hiện. ❖ Công tác tổ chức hành chính: Tập trung quản trị tốt nguồn nhân lực, phát động phong trào thi đua, sáng kiến cho sự phát triển của công ty. Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ, có đủ năng lực, năng động sáng tạo nhằm hoàn thành mục tiêu và định hướng của công ty. Xây dựng văn hóa công ty, đây là giá trị cốt lõi, giá trị bền vững của doanh nghiệp, luôn xem nhân tố con người là quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện nếp sống, hành vi, cách ứng xử, phong cách chuyên nghiệp trong công việc của tất cả cán bộ công nhân viên nhằm từng bước xây dựng, bảo vệ thương hiệu, hình ảnh của công ty. Chú trọng công tác tuyển dụng các cán bộ giỏi trong các lĩnh vực phù hợp về phục vụ cho công ty. ❖ Công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động thương mại: Quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và các chính sách tốt đối với các nhà phân phối để khuyến khích phân phối các hàng hóa do công ty nhập khẩu. Từng bước hoàn thiện kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thiện chất lượng phục vụ đảm bảo giao hàng đúng số lượng, kịp thời, nhanh cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty qua các tờ báo, tạp chí và các sự kiện quan trọng hằng năm. 2. Cách tiếp cận tính hữu hiệu của công ty Đấu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam Để đánh giá tính hữu hiệu của tổ chức công ty căn cứ vào các bên hữu quan. ❖ Đối với chính quyền: - Năm 2002: UBND tỉnh tặng Bằng khen - Năm 2003: Chính phủ tặng cờ thi đua theo quyết định số 330/QĐ-TTg ngày 06/4/2004. - Năm 2004: Chính phủ tặng Huân chương lao động Hạng III theo quyết định số 658/2005/QĐ/CTN ngày 29/6/2005. - Năm 2005: UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc, UBND tỉnh tặng bằng khen theo quyết định số 2754/QĐ-UB ngày 21/7/2005. - Năm 2006: Được UBND tặng bằng khen theo quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 13/4/2007 - Năm 2007: UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua đơn vị xuất sắc 10 năm xây dựng và phát triển Quảng Nam. - Năm 2008: UBND tỉnh tặng bằng khen tại quyết định số 1785/QĐ-UBND ngày 19/5/2009. Xếp thứ nhì khối doanh nghiệp 2 của tỉnh. - Năm 2009: + Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II + UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua các doanh nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai và Bằng khen của UBND tỉnh cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Được tặng “Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu các doanh nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai” theo Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 01/02/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam. - Năm 2010: UBND tỉnh tặng bằng khen theo Quyết định số 3572/QĐ-UBND ngày 02/11/2010 đã có thành tích trong đợt thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX và Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. ❖ Đối với các nhà tín dụng Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chiến lược, các ngân hàng,các quỹ đầu tư .v.v. để nhận được nguồn tài trợ tín dụng, tạo nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm. Riêng tổng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu năm 2011 dự kiến là 500 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cũng đã dàn xếp hạn mức vay tín chấp tại các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn tỉnh như sau: + Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam: 160 tỷ đồng. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngoài ra một số ngân hàng khác cũng sẵn sàng cho công ty vay tín chấp từ 10 đến 20 tỷ đồng, nên khả năng dàn xếp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được đảm bảo. ❖ Đối với nhân viên Chú trọng công tác tuyển dụng các cán bộ giỏi trong các lĩnh vực phù hợp về phục vụ cho công ty. Tập trung quản trị tốt nguồn nhân lực, phát động phong trào thi đua, sáng kiến cho sự phát triển của công ty. Thu nhập của cán bộ công nhân viên được doanh nghiệp thanh toán đầy đủ và kịp thời vào những ngày trung tuần đầu của tháng. Cơ cấu thu nhập gồm: Lương theo chế độ chính sách và phần lương trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên luôn ổn định và tăng dần, khá cao so với mặt bằng doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam. Các khoản thu nhập có tính chất lương như: BHXH, BHYT, BHTN,…chế độ tham quan, nghỉ dưỡng được thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô 3.1.1 Môi trường kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế: Thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Đầu tư tăng sẽ làm cho kinh tế phát triển; kinh tế phát triển tạo ra vốn tích lũy để đầu tư. Một nền kinh tế phát triển cần có một hệ thống thương mại và thương mại quốc tế phát triển nhằm đảm bảo cho sự lưu thông hàng hóa, đảm bảo nguồn ngoại tệ để tái đầu tư và nguyên vật liệu cho mọi quá trình sản xuất. Từ sau thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung tự cấp và xuất khẩu. Xuất, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2010 , kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi nhanh từ sau khủng hoảng toàn cầu. Sau khi tăng trưởng 5.3% trong năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,78% trong năm 2010, cao hơn kế hoạch do Quốc hội đề ra là 6,50% đánh dấu nhiều thành công cũng như khó khăn của kinh tế Việt Nam. (Báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29.12.2010, bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.) Kinh tế phục hồi nhanh nhờ nhu cầu nội địa tăng trưởng tốt, đầu tư cao và xuất khẩu phục hồi. FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh và kiều hối tăng trưởng tốt. Ngân hàng thế giới (WB) dự báo dù các chính sách bình ổn sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng nếu thành công, Việt Nam sẽ giành lại được vị thế trước khủng hoảng trong trung hạn. Cũng trong báo cáo này, WB dự báo GDP Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 6,3%. Mức lãi suất: Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) xảy ra, hệ thống ngân hàng nước ta có những điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động vốn. Đặc biệt là khi các gói kích cầu của Chính phủ bắt đầu gia tăng từ quý II năm 2009, cung tiền cũng bắt đầu tăng mạnh và tín dụng cũng có dấu hiệu tương tự. Các ngân hàng thương mại trở nên thiếu hụt tiền mặt và cố gắng tăng lãi suất nhằm thu hút tiền gửi. Vì vậy, cuộc đua lãi suất đã bắt đầu khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên cao (vượt trần lãi suất do các khoản phí cho vay). Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các công ty, đặc biệt là các công ty nhập khẩu và công ty hoạt động dựa trên vốn vay. Trước tình hình đó, ngân hàng trung ương hạ lãi suất để cứu nền kinh tế tránh khỏi suy thoái. Các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại, đang tích cực giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp như nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và thanh toán các trái phiếu cho các ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đây là việc làm vừa phục vụ cho ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Quy định mới về lãi suất đã triển khai từ 14/12/2010, thống nhất với nhau lãi suất huy động vốn trên thị trường của tất cả các tổ chức tín dụng không quá 14% kể cả khuyến mãi. Từ 1/2/2011, áp dụng điểm 2, điều 12 Luật NHNN, những tổ chức nào làm như vậy là vi phạm luật. Nếu ngân hàng nào chỉ đạo hoặc chi nhánh nào tùy tiện tăng lãi suất, có hành động làm xáo trộn thị trường, NHNN sẵn sàng xử lý bằng các hình thức thích đáng. Quy định này góp phần ổn định thị trường tín dụng, ổn định tình hình kinh tế và kiềm chế lạm phát. Tỷ giá hối đoái: Thương mại quốc tế là một lĩnh vực đặc biệt phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, với những hiệp định thương mại tự do song phương được ký kết, đồng thời tham gia vào các tổ chức đa biên, trong đó phải kể tới việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều này càng khẳng định vị trí quan trọng của ngoại tệ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Trong năm 2010 tỷ giá ngoại tệ tại thị trường Việt Nam tương đối ổn định. Riêng trong tháng 12 có nhứng biến động tăng giá. Điều này xuất phát từ việc các ngân hàng huy động vốn dự trữ bắt buộc và nguồn dự trữ họ nhắm đến là vàng và USD. Tuy nhiên tình trạng này đã được Chính phủ can thiệp kịp thời và bình ổn. Dự đoán trong thời gian tới với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ thì USD vẫn được tin tưởng và là nguồn ngoại tệ mạnh tại thị trường Việt Nam. Đây là tín hiệu khả quan cho tình hình hoạt động cuả các doanh nghiệp. Lạm phát: Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đột ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong hai năm 2007-2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Năm 2010, mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%). Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%. Mục tiêu năm 2011 của Việt Nam là giữ lạm phát ở mức 7%, nhưng lạm phát sau hai tháng đầu năm đã ở mức khá cao - 3,87% bằng 70% chỉ tiêu Quốc hội đặt ra trước đó. Theo đánh giá của Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS): Áp lực lạm phát 2011 sẽ nặng nề hơn nhiều so với 2010. Mức lạm phát gia tăng cùng với việc gia tăng lãi suất đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. 3.1.2 Môi trường văn hóa xã hội Ngày nay xã hội đã dần thay đổi, sự bình quyền trong xã hội ngày càng được quan tâm, những công việc quan trọng không chỉ có nam giới nắm giữ mà phụ nữ cũng có thể làm được. Song song với đó thì những công việc nội trợ cũng không còn chỉ có phụ nữ. Đặc biệt trong ngoại thương sự khéo léo và khả năng giao tiếp của phụ nữ là một lợi thế trong công việc của người lao động và của công ty. 3.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật Đối với bất kì một công ty nội địa hay đa quốc gia nào thì việc nắm vững chính trị và pháp luật nước sở tại và khu vực là một điều rất cần thiết, nó giúp cho công ty chọn ra hướng đầu tư sao cho hợp lý nhất. Tình hình thế giới trong những năm gần đây là vấn đề khủng hoảng về kinh tế đang diễn ra trầm trọng, tạo ra một tình hình chính trị bất ổn trên nhiều khu vực. Điều này không có lợi khi công ty đầu tư các khu vực có tình hình chính trị bất ổn, tiềm ẩn một nguy cơ không thu hồi lại vốn. Đối với các công ty ngoại thương khi hoạt động phải chịu sự chi phối và tuân theo pháp luật của các quốc gia đang hoạt động. Đối với nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới nên gặp rất nhiều thách thức. Pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập và nhiều cơ chế chồng chéo nhau. Song từ khi ta mở cửa nền kinh tế và đặc biệt là khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì chúng ta đã ra sức cải cách các thể chế pháp luật để tạo ra môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư khi vào làm ăn ở nước ta. Các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi là những điều đáng nói nhất trong thời gian gần đây. Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh khuyến khích phát triển kinh tế chính phủ yêu cầu phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3.1.4 Môi trường công nghệ Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ hiện nay đang chuyển dần một bộ phận loài người (chứ không phải tất cả loài người) từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin. Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, làm cho thời gian từ nghiên cứu phát triển đến sản phẩm ra đời ngày càng được thu ngắn lại, tốc độ sản xuất tăng lên đáng kể. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm cho mình nguồn cung lớn và ổn định. Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, các nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu là nguyên liệu thô còn các nguồn nguyên liệu đã qua sơ chế như hạt nhựa, giấy in báo… thì đòi hỏi phải nhập khẩu từ các nước khác. Đây là cơ hội cho các công ty ngoại thương tồn tại và phát triển. Hiện nay công nghệ sản xuất giấy trong nước đang trên đà phát triển, chi phí sản xuất cao, nguồn cung chưa đủ vì vậy đây là cơ hội cho các công ty nhập khẩu giấy và bột giấy. Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin là cho sự hòa nhập của con người với thế giới ngày càng nhanh hơn. Hầu hết con người có thói quen đọc sách, báo điện tử vì vậy nhu cầu về báo giấy có nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đây là thách thức cho các công ty sản xuất báo giấy và nhập khẩu giấy in báo. Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử góp phần tăng hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và tăng hiệu quả trong quản lý vĩ mô. 3.1.5 Môi trường toàn cầu Trong môi trường kinh tế toàn cầu, các quốc gia liên kết với nhau nên các doanh nghiệp cũng một phần chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các công ty thương mại và các công ty kinh doanh quốc tế khác. Trong đó nền kinh tế Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định của các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và cộng đồng Châu Âu. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO. Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới tạo ra các cơ hội và thách thức: Về cơ hội: Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên nhờ phải cải cách hệ thống luật pháp cho phù hợp với cam kết, chúng ta sẽ tạo đựơc môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng do là thành viên của WTO. Đây là 2 yếu tố cơ bản hấp dẫn các nhà đầu tư. Đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài kèm theo chuyển giao vốn, công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý tạo điều kiện cho chúng ta chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm. Thị trường xuất khẩu được mở rộng. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất. Vì sản xuất ra phải có nơi tiêu thụ, đặc biệt đối với một nước mà kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 60% GDP như nước ta. Về thách thức: Phân hoá giàu nghèo sẽ "doãng" ra nhanh hơn, một bộ phận dân cư dễ bị tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, từ việc hội nhập. Để hạn chế tác động tiêu cực này chúng ta phải có chính sách phát triển đúng đắn, phải quan tâm đến hệ thống các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Về yêu cầu này chúng ta đã làm tốt được một số việc nhưng vẫn còn nhiều việc chưa làm tốt và còn phải làm nhiều hơn nữa. Trong môi trường kinh tế toàn cầu, các quốc gia liên kết với nhau nên các doanh nghiệp cũng một phần chịu ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các công ty thương mại và các công ty kinh doanh quốc tế khác. Trong đó nền kinh tế Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định của các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và cộng đồng Châu Âu. 3.2 Các yếu tố thuộc trường vi mô 3.2.1 Nhà cung cấp Thứ nhất là nhà cung cấp vốn: Công ty chủ yếu hoạt động bằng vốn vay. Nhà cung cấp tài chính lớn của Công ty là Ngân hàng cổ phần Đông Á chi nhánh Quảng Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Quảng Nam, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Quảng Nam... Qua sự biến động về giá cả thị trường, sự khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng sự sụt giảm kinh tế đã làm cho khả năng cung ứng vốn của các nhà cung cấp tài chính bị giảm dần. Tình hình cung cấp tín dụng luôn biến động, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. Thứ hai là nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm đầu vào: Nhà cung cấp của công ty chủ yếu là các đối tác nước ngoài. Công ty chủ yếu nhập khẩu từ những khách hàng truyền thống từ Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Quatar, Italia … Đối với mặt hàng giấy: Thị trường giấy Việt nam còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì và giấy in, viết. Năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, ngoại trừ 2 doanh nghiệp lớn là Giấy Bãi Bằng và Giấy Tân Mai tự chủ được khoảng 80% nhu cầu bột cho sản xuất giấy, các doanh nghiệp khác đều phải nhập khẩu bột giấy. Đây cũng là mảng thị trường tiềm năng phát triển trong tương lai gần. Hiện nay, ngành sản xuất giấy trong nước đang trên đà phát triển. Tuy nhiên số lượng những nhà sản xuất giấy lớn trong nước không nhiều và nguồn cung giấy trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Vì vậy các nhà sản xuất giấy có một vị thế quan trọng trong sự phát triển chung của toàn ngành.Với nhu cầu tiêu thụ lớn và nguồn cung không đủ nên tạo điều kiện cho các công ty bán buôn giấy được thành lập và phát triển. Các công ty bán buôn giấy chính là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn cung ở các nước khu vực và trên thế giới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Kỳ Hà- Chu Lai Quảng Nam hoạt động theo kiểu bán buôn: Mua giấy viết, giấy in báo các loại.v.v. từ các nhà cung cấp ở các nước khu vực và trên thê giới như : Singapore, Indonesia… để cung cấp nhu cầu tiêu tiêu thụ trong nước. Nhà cung cấp của Công ty là các nhà cung cấp lớn nên năng lực thương lượng của họ là cao. Đối với mặt hàng hạt nhựa và xe máy: Hiện nay trên thị trường hạt nhựa, xe máy có nhiều nhà cung cấp nên để cạnh tranh với nhau, các nhà cung cấp có các chính sách ưu đãi khác nhau để thu hút khách hàng của mình. Ngoài các khách hàng truyền thống, công ty có thể lựa chọn các nhà cung cấp khác trên thị trường ngoài ra công ty nhập khẩu theo số lượng lớn nên năng lực thương lượng của nhà cung cấp không cao. 3.2.2 Khách hàng Hiện nay, trong các lĩnh vực kinh doanh như bất động sản, kinh doanh thương mại tổng hợp và xuất nhập khẩu…các lĩnh vực này luôn có nhiều đối thủ cạnh tranh. Công ty cần có chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng tổ chức và là khách hàng truyền thống. Vì vậy giữa công ty và các khách hàng của mình có mối quan hệ hợp tác lâu dài và tin tưởng với nhau trong hợp tác kinh doanh. Mặc dù vậy giữa khách hàng và công ty cần có những chính sách phù hợp tại vì trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty như giấy, hạt nhựa, xe máy có nhiều đối thủ cạnh tranh nên khách hàng của công ty có thể chạy sang các đối tác nếu các chính sách, thủ tục của công ty quá cứng nhắc không phù hợp với chiến lược phát triển của họ. Đối với mặt hàng giấy: Nhu cầu tiêu thụ giấy đặc biệt là giấy in báo tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên nguồn cung trong nước không đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ đó. Các công ty in báo mặc dù có một vị thế nhất định tuy nhiên họ phải phụ thuộc vào nguồn cung của các công ty giấy và bán buôn giấy để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ giấy văn phòng tại Việt Nam đang tăng cao. Các công ty luôn tìm tìm kiếm nguồn cung giấy để phụ vụ nhu cầu thủ tục, giấy tờ văn phòng. Đối với các lĩnh vực kinh doanh của họ, họ luôn có một vị thế nhất định. Tuy nhiên trong ngành giấy phục vụ văn phòng, họ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp, các nhà bán buôn, bán lẻ. Vì vậy nhìn chung năng lực thương lượng của người mua là không cao. Đối với mặt hàng hạt nhựa: Hiện nay trên thị trường hạt nhựa luôn có các nhà cung cấp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy công ty luôn có chiến lược cạnh tranh và tạo mối quan hệ với khách hàng đặc biệt là khách hàng truyền thống để đảm bảo cho quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đối với mặt hàng xe máy: Công ty luôn duy trì và hợp tác với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trong nước. Các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng cách đảm bảo đầu ra cho các mặt hàng nhập khẩu. Công ty TNHH Nguyễn Thành, Công ty TNHH Hiệp Phú, Công ty TNHH Hoàn Cầu … Mặc dù đây là các doanh nghiệp nhỏ nhưng họ có khả năng lựa chọn nguồn cung cấp sản phẩm từ các nhà nhập khẩu trong nước nên công ty luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp, cam kết đem lại sự tin tưởng, chất lượng và đúng hạn cho khách hàng. 3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Hiện nay, Chính phủ có những ưu đãi cho các công ty nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có nhiều mặt hàng có thuế suất ưu đãi 0%. Ngoài ra việc gia nhập WTO chuyển nền kinh tế nước ta hội nhập theo xu hướng toàn cầu hóa nên có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường đã khốc liệt nay lại càng khốc liệt hơn. Hầu hết các công ty đều có những chiến lược phát triển, cạnh tranh, cơ cấu hợp lý để tồn tại và phát triển. Đối với lĩnh vực bán buôn giấy: hiện nay có nhiều công ty gia nhập ngành bán buôn giấy nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường nội địa. Hầu hết các công ty thành lập trước luôn có một vị thế quan trọng, có thị trường và khách hàng truyền thống vững vàng. Tuy nhiên các công ty mới thành lập đem đến một phong cách quản lý mới, khoa học, tinh gọn và linh hoạt nên đây là mối đe dọa cho các công ty trong ngành. Hầu hết các công ty trong ngành đầu mong muốn khai thác tối đa các lợi thế của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giành giật thị trường để tồn tại và phát triển. Vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành rất gay gắt. Bên cạnh đó, lĩnh vực kinh doanh hạt nhựa cũng là một vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo của nước ta. Chính sách quản lý nhập khẩu hợp lý cùng với việc phát triển của công nghiệp chế tạo là điều kiện hấp dẫn để nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hạt nhựa gia nhập ngành nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất. Môi trường kinh doanh hiện nay luôn thay đổi, các doanh nghiệp có thể thành bại chỉ trong một quyết định vì vậy các công ty trong ngành phải có các chiến lược cạnh tranh, mở rộng thị trường hợp lý để tồn tại. Hiện nay số lượng công ty gia nhập ngành tăng nhưng số lượng nhà sản xuất tăng không tương ứng nên việc cạnh tranh, giành giật thị trường đang diễn ra rất quyết liệt. Vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành bán buôn hạt nhựa nguyên sinh đang diễn ra rất gay gắt. Đối với lĩnh vực xe máy: Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển Kỳ Hà- Chu Lai chủ yếu nhập khẩu các loại xe máy chất lượng từ Thái Lan như: Air Blade110cc, PCX125cc, SH150i, SH125i... Đây là những loại xe dành cho người có thu nhập khá trở lên. Vì vậy đòi hỏi các nhà bán buôn cần có chính sách phân phối và chăm sóc khách hàng tốt. Nhu cầu sử dụng xe máy tại thị trường Việt Nam luôn thay đổi, người sử dụng có thói quen sử dụng sản phẩm theo thời vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu luôn phải nắm bắt kỹ nhu cầu trước khi nhập khẩu. Đối với lĩnh vực xe máy, các công ty trong ngành luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường để tồn tại và phát triển. 3.2.4 Đe dọa của các sản phẩm thay thế: Hiện nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần làm cho nhiều sản phẩm, nhiều phát minh có tính ưu việt được áp dụng vào cuộc sống và thời gian từ ý tưởng đến sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Đối với sản phẩm giấy: áp lực từ sản phẩm thay thế là không cao. Mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng hiện nay vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn giấy, giấy vẫn có những nét đặc thù riêng rất khó thay thế. Đối với lĩnh vực hạt nhựa: đây là nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh thấp. Trong tương lai cần có hoạt động nghiên cứu phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm từ thực vật như tảo, rong biển… Vì vậy khả năng thay thế các sản phẩm từ nhựa nguyên sinh là cao. Đối với lĩnh vực xe máy: Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính do chất thải, khí thải công nghiệp và các động cơ ô tô xe máy là một vấn đề nóng của xã hội và toàn cầu. Trong tương lai sẽ có các sản phẩm chạy bằng nguyên liệu sạch thay thế động cơ xăng dầu hiện tại, do đó các loại xe máy hiện tại sẽ dần mất chỗ đứng trên thị trường và thay vào đó là các động cơ chạy bằng hơi nước, điện, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân… Vì vậy đe dọa của các sản phẩm thay thế là cao. 3.2.5 Nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Đối với lĩnh vực bán buôn giấy: Như đã phân tích như trên, nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của thị trường nội địa, đây là điều kiện để các công ty bán buôn giấy gia nhập ngành. Bên cạnh đó nguồn kinh phí cố định đầu tư cho một nhà máy giấy là rất cao, tuy nhiên Chính phủ nước ta có những chính sách thích hợp trong lĩnh vực nhập khẩu giấy. Nên các công ty muốn gia nhập ngành giấy thay vì đầu tư nhà máy giấy họ sẽ gia nhập theo kiểu bán buôn giấy để có lợi thế về chi phí tuyệt đối. Vì vậy nguy cơ của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là cao. Đối với lĩnh vực bán buôn hạt nhựa nguyên sinh: Hiện tại sự phát triển của công nghiệp chế tạo cùng với chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu hạt nhựa và ưu đãi Tối huệ quốc sẽ là điều kiện để các công ty bán buôn hạt nhựa trong và ngoài nước gia nhập ngành. Vì vậy nguy cơ của các đối thủ cạnh tranh trong tiềm tàng là cao. Đối với lĩnh vực bán buôn xe máy: Tình hình môi trường hiện nay có những biến động tiêu cực, vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính là vấn đề nóng của xã hội nên chính phủ kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập khẩu xe máy vào Việt Nam . Bên cạnh đó việc giá xăng dầu tăng cao cùng với việc chính phủ đánh thuế nhập khẩu mạnh vào lĩnh vực xe máy nên không hấp dẫn các doanh nghiệp gia nhập ngành. Vì vậy đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là không cao.

3.3 Thuận lợi, khó khăn và các giải pháp thích nghi tính không chắc chắn của môi trường
3.3.1 Thuận lợi - Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang chuyển theo xu hướng toàn cầu hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất. Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường đầu tư thoáng hơn, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Đây là điều kiện để công ty phát triển lĩnh vực kêu gọi đầu tư, và nhập khẩu nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tập trung vốn vào Khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quốc nhằm xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp sẽ là điều kiện để công tác san lấp mặt bằng, giải tỏa tái định cư và khai thác Cảng của công ty phát triển. - Là một doanh nghiệp giữ nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh Quảng Nam, đảm nhận một số công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Công ty TNHH một thành viên Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam có cơ hội lớn để khẳng định mình trên thị trường.
3.3.2 Khó khăn - Các yếu tố đầu vào (giá cả nguyên vật liệu, lãi vay ngân hàng …) có xu hướng tăng trong thời gian đến. - Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và toàn cầu dẫn đến lạm phát và chênh lệch tỷ giá VND/USD. Các biến động về chính sách tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh các mặt hàng nhập khẩu của Công ty so với các mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước, cộng thêm chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốn tăng, chi phí vốn tăng đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh thấp. - Lộ trình cắt giảm thuế của AFTA đi vào giai đoạn cuối, chính sách bảo hộ của các doanh nghiệp trong nước không còn. Sự mở rộng Asean thành Khối Asean + 3 (thêm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) và xu thế tiến đến Asean + 6 (gồm Úc, Newzeland, Ấn Độ) cùng chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu hướng đến xây dựng một Khối mậu dịch tự do, phi thuế quan làm cho các mặt hàng cùng chủng loại của các quốc gia trên dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành. - Bộ máy quản lý của Công ty chưa đều tay, đa số còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, đặc biệt chưa thích ứng kịp với mô hình hoạt động tự do cạnh tranh theo bản chất kinh tế thị trường. Trên đây là những yếu tố cần thiết mà Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam cần dự phòng, cân nhắc thận trọng để tránh mọi rủi ro có thể tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó có những định hướng chiến lược đúng đắn để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.3.3 Giải pháp thích ứng a. Các vị trí và các phòng ban Dựa trên qui mô ngành nghề, cơ cấu tổ chức của công ty được phân chia theo chức năng, mỗi phòng ban chức năng cụ thể nhằm đối phó tính không chắc chắn của môi trường: - Ban Giám đốc công ty - Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động - Phòng Tài chính – Kế toán - Phòng Kế hoạch – Kinh doanh - Phòng Quản lý Đầu tư & Xây dựng - Các đơn vị trực thuộc ← BQL các dự án Đầu tư xây dựng và Nạo vét Luồng Kỳ Hà ← BQL dự án Chu Lai ← Trung tâm Bồi thường & Giải phóng mặt bằng - Kế toán trưởng Các phòng ban trao đổi thông tin với nhau, với môi trường để thăm dò và phát hiện để có những thông tin kịp thời cho tổ chức về những biến đổi cũng như phản hồi thông tin đến từ môi trường, tạo thuận lơi cho hoạt động của tổ chức. b. Công tác đào tạo nhân lực: Nhận thấy môi trường kinh doanh xuất – nhập khẩu ngày càng biến động, công ty đã chủ động nâng cao chất lượng của đội ngủ cán bộ nhân viên, bằng các khoá đào tạo, hội thảo về đối phó rủi ro với môi trường kinh doanh được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội... c. Công tác tài chính Công tác tài chính kế toán được xác định là nhiệm vụ quan trọng vì vậy HĐTV, Ban giám đốc công ty xác định: - Bộ phận kế toán phải hoạch toán, phân loại, xử lý, luân chuyển chứng từ kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực kế toán. - Xây dựng các biện pháp, phương án nhằm kiểm soát tốt chi phí, quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. - Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chiến lược, các ngân hàng,các quỹ đầu tư .v.v. để nhận được nguồn tài trợ tín dụng, tạo nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm d.Công tác tổ chức hành chính – Tập trung quản trị tốt nguồn nhân lực, phát động phong trào thi đua, sáng kiến cho sự phát triển của công ty. – Xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ, có đủ năng lực, năng động sáng tạo nhằm hoàn thành mục tiêu và định hướng của công ty. – Xây dựng văn hóa công ty, đây là giá trị cốt lõi, giá trị bền vững của doanh nghiệp, luôn xem nhân tố con người là quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện nếp sống, hành vi, cách ứng xử, phong cách chuyên nghiệp trong công việc của tất cả cán bộ công nhân viên nhằm từng bước xây dựng, bảo vệ thương hiệu, hình ảnh của công ty. – Chú trọng công tác tuyển dụng các cán bộ giỏi trong các lĩnh vực phù hợp về phục vụ cho công ty. e. Công tác điều hành kinh doanh – Giữ ổn định đội ngũ lao động, phấn đấu tìm mọi biện pháp đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trên cơ sở hợp lý hoá kinh doanh, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Lượng hoá công tác tiết kiệm, chống lãng phí đến từng người lao động với cơ chế thưởng phạt xứng đáng. – Định kỳ huấn luyện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho công nhân lao động và cán bộ nghiệp vụ liên quan. Xây dựng môi trường sản xuất xanh - sạch - đẹp đảm bảo vệ sinh công nghiệp. – Tổ chức kinh doanh hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu cho khách hàng. Thông tin kịp thời và có biện pháp giải quyết triệt để mọi biến động trong quá trình kinh doanh, các đơn vị để xảy ra biến động thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước.
3.4 Khó khăn và những giải pháp thích nghi với sự khan hiếm nguồn lực
3.4.1Nguồn nguyên liệu đầu vào - Các yếu tố đầu vào (giá cả nguyên vật liệu, lãi vay ngân hàng …) có xu hướng tăng trong thời gian đến. - Tỷ giá USD không ổn định, nguồn mua USD gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến việc xuất nhập khẩu của công ty.
3.4.2 Nguồn nhân lực - Thiếu lực lượng lao động có trình độ cao để ứng dụng những mô hình kinh doanh hiện đại, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của công ty - Còn nhiều vị trí cần người quản lí giàu kinh nghiệm bị để trống.
3.4.3 Các giải pháp được đưa ra cho việc hạn chế nguồn lực a/. Sự cộng tác giữa các tổ chức – Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác chiến lược, các ngân hàng,các quỹ đầu tư .v.v. để nhận được nguồn tài trợ tín dụng, tạo nguồn vốn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng năm. Riêng tổng nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu năm 2011 dự kiến là 500 tỷ đồng. Hiện nay, công ty cũng đã dàn xếp hạn mức vay tín chấp tại các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn tỉnh như sau: + Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam: 160 tỷ đồng. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngoài ra một số ngân hàng khác cũng sẵn sàng cho công ty vay tín chấp từ 10 đến 20 tỷ đồng, nên khả năng dàn xếp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được đảm bảo. Nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng trong khu vực công nghiệp, hậu cần cảng Tam Hiệp 1324 tỷ đồng. Trước mắt mỗi năm công ty sẽ thực hiện khoản 200 tỷ đồng. Đối với các dự án san lấp mặt bằng sẽ được lập theo thỏa thuận diện tích với các nhà đầu tư, Công ty dàn xếp vay vốn từ ngân hàng, Quỹ Đầu tư & Phát triển Chu Lai và vay vốn tồn ngân Kho bạc nhà nước để thực hiện. – Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp, đặt quan hệ tốt với các đối tác có uy tín từ Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Quatar, Italia … b. Công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động thương mại Quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và các chính sách tốt đối với các nhà phân phối để khuyến khích phân phối các hàng hóa do công ty nhập khẩu. Từng bước hoàn thiện kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thiện chất lượng phục vụ đảm bảo giao hàng đúng số lượng, kịp thời, nhanh cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty qua các tờ báo, tạp chí và các sự kiện quan trọng hằng năm. c. Tổ chức đào tạo nhân viên - cải tổ chính sách tiền lương nhằm tạo ra lợi thế thu hút nguồn nhân lực – Đơn vị đã xem chiến lược con người là một trong những chiến lược cạnh tranh. Trong những năm gần đây đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác tổ chức phát triển nguồn nhân lực. – Đối với các bộ phận quản lý, chuyên môn, đoàn thể đã được quy hoạch và chọn lựa, sắp xếp bố trí thích hợp, có chế độ phân phối thu nhập khuyến khích. – Hằng năm đơn vị cũng đã làm tốt công tác dự nguồn, cán bộ kế cận có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài. – Cơ cấu thu nhập gồm: Lương theo chế độ chính sách và phần lương trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. – Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên luôn ổn định và tăng dần, khá cao so với mặt bằng doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam. – Các khoản thu nhập có tính chất lương như: BHXH, BHYT, BHTN,…chế độ tham quan, nghỉ dưỡng được thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

CHƯƠNG 4:
CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY

I/ Công nghệ cấp tổ chức: Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là xuất nhập khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản và dịch vụ bồi thường, hỗ trợ & tái định cư nên đặc điểm công nghệ của công ty có sự kết hợp của công nghệ chế tạo và công nghệ dịch vụ. Là một Công ty có vị trí đặc biệt quan trọng trong tỉnh Quảng Nam, được UBND tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án quan trọng trong Khu Kinh tế mở Chu Lai đồng thời tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả. Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh thương mại và quản lý dự án của Công ty.

1/ Công nghệ đơn chiếc: - Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bồi thường, giải phóng mặt bằng nên sản xuất chế tạo theo công nghệ đơn chiếc. - Khi có dự án mới, công ty được mời tham dự đấu thầu, phòng quản lý đầu tư và xây dựng có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc đồng thời lập hồ sơ dự thầu, thẩm định các dự án đầu tư và tham gia đấu thầu. - Khi công ty trúng thầu thì bắt đầu tổ chức thi công các công trình. Trong quá trình thi công, phòng đầu tư và xây dựng có trách nhiệm giám sát thi công các hạng mục công trình. Để đảm bảo tiến độ đúng theo yêu cầu trong hợp đồng, công ty phải lập kế hoạch tiến độ dự án, bảng mô tả công việc…Cuối cùng tiến hành thẩm định, quyết toán công trình khi hoàn thành. Đồng thời tiến hành bàn giao công trình cho chủ sở hữu. Do đặc điểm, tính chất công việc nên con người là yếu tố quyết định đối với sự thành công của các dự án.
2/ Công nghệ dịch vụ:
- Ở đây công ty chủ yếu sử dụng công nghệ dịch vụ là chính trong các ngành kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp, dịch vụ Bồi thưởng, Hỗ trợ & Tái định cư, kinh doanh kho bãi... vì các bộ phận thuộc công ty không thực sự làm ra sản phẩm, họ chỉ cung cấp nó như một dịch vụ nhưng sản phẩm hữu hình này phải là một phần trong giao dịch kinh doanh, lúc này sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời.
- Công ty đã sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng với sự giúp đỡ đặt biệt của việc sử dụng công nghệ đã mang lại hiệu quả và những thay đổi tích cực trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh của khách hàng bằng những ứng dụng và giải pháp công nghệ thông tin mà công ty đã sử dụng.
- Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã làm tăng mạnh lượng khách hàng tham gia, kéo theo sự thay đổi lớn lao trong phương thức trao đổi, mua bán hiện đại nhờ sự phát triển và ứng dụng rộng rải của Internet
Và lúc này, Website quả thật là phương tiện quảng cáo hiệu quả hơn bất kỳ một phương tiện nào khác, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường.
- Cũng thông qua Website, mà doanh nghiệp có thể quảng bá, nâng cao hình ảnh của mình, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng, đơn giản hóa và chuẩn hoá các quy trình giao dịch, giúp cho quá trình giao dịch và hoạt động kinh doanh trở nên linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.
a. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty: Chủ yếu buôn bán với khối lượng lớn theo từng hợp đồng như giấy in báo, hạt nhựa, xe máy… nhập khẩu từ các nước Indonesia, Singapore, Thailand…sau đó bán cho các xí nghiệp in báo, đại lý lớn trong cả nước, bên cạnh bán hàng trực tiếp thì công ty còn thông qua hệ thống bán hàng trực tuyến trên những trang web mà công ty đã quảng cáo. Nhờ vào công nghệ tiên tiến mà công ty đã công tác quảng bá, tiếp thị cho hoạt động thương mại rất thành công như: Quan tâm chăm sóc khách hàng truyền thống và các chính sách tốt đối với các nhà phân phối để khuyến khích phân phối các hàng hóa do công ty nhập khẩu. Từng bước hoàn thiện kênh phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường. Tiếp tục hoàn thiện chất lượng phục vụ đảm bảo giao hàng đúng số lượng, kịp thời, nhanh cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty qua các tờ báo, tạp chí và các sự kiện quan trọng hằng năm.

b. Chu kỳ kinh doanh và kết cấu chu kỳ kinh doanh: Công ty buôn bán từng lô hàng theo hợp đồng kinh doanh cụ thể với các đối tác. Việc thanh toán dựa trên biên bản giao nhận và hợp đồng thanh lý giữa các bên với nhau thông qua hệ thống máy tính xử lí
c. Kết cấu kinh doanh của Công ty: Ban Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở kế hoạch đăng ký đầu năm của Phòng Kế hoạch Kinh doanh. Phòng có trách nhiệm tổ chức kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn, có lãi và nộp phần lãi cho Công ty theo tỷ lệ từng mặt hàng. Các bộ phận phục vụ cho Phòng Kế hoạch – Kinh doanh hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Lãnh đạo Phòng đồng thời phải đảm bảo kịp thời, đúng yêu cầu, uy tín và hiệu quả
d. Về Quản lý dự án và Bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nhờ vào công nghệ tiên tiến đã giúp cho công ty định hướng và kiểm soát tổ chức tốt hơn. Dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Công ty, căn cứ chỉ tiêu UBND tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai giao hàng năm, các đơn vị như các Ban Quản lý, Trung tâm Bồi thường & Giải phóng mặt bằng có trách nhiệm triển khai nhiệm vụ đúng kế hoạch, và đạt kết quả, đồng thời báo cáo định kỳ về Ban Giám đốc Công ty để có hướng chỉ đạo kịp thời.
II/ Công nghệ cấp phòng ban: 1/ Các phòng ban trong công ty: + Phòng kế toán tài chính + Phòng dự án + Phòng tổ chức hành chính + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu + Phòng KCS + Trung tâm dịch vụ 2/Đặc điểm của phòng tổ chức hành chính • Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ: - Tổ chức, pháp chế, quản lý, theo dõi cổ đông. - Công tác lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng. - Hồ sơ chế độ công tác hành chính. - Công tác bảo vệ, quân sự, an ninh quốc phòng, phòng chống cháy nổ, bão lụt. - Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công nhân viên. - Triển khai, quyết toán hợp đồng khám chữ bệnh BHYT và cấp thẻ BHYT cho cán bộ công nhân viên hàng năm. - Thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh,… - Tổ chức khám sức khỏe định kì, tuyển dụng lao động. Giải quyết các chế độ chính sách nhà nước tại cơ sở y tế. ( công nghệ theo thủ tục nổi bật lên trong các nghiệp vụ thuộc phòng tổ chức hành chính.
III/ Đặc điểm cấu trúc của tổ chức: - Do đặc điểm tính chất ngành nghề kinh doanh và công nghệ mà công ty sử dụng là kết hợp hai loại hình công nghệ chế tạo và dịch vụ nên cấu trúc tổ chức nghiêng về hữu cơ nhưng một số bộ phận mang tính cơ giới. - Vai trò ranh giới được tách biệt để giao tiếp với khách hàng và giảm thiểu những phiền nhiễu cho kĩ thuật về lĩnh vực xây dựng, bồi thường. - Về địa lý: công ty tập trung hoạt động sản xuất tại khu vực miền Trung, đặc biệt là tại thành phố Tam Kỳ, do là nơi tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Mỗi năm các trường cho ra hàng trăm kĩ sư, cử nhân các chuyên ngành, hàng ngàn công nhân có tay nghề nên việc thu hút nhân lực cho nhà máy. - Sự qua lại trong tổ chức của công ty về nhu cầu khách hàng là khá ổn định, còn về cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa: Tam Kỳ có vị trí thuận lợi, nằm trên trục đường bộ Bắc Nam, có cảng biển, sân bay nên việc cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho kế hoạch sản xuất là hoàn toàn khả thi. - Ra quyết định là tập trung hay phân quyền tùy theo lĩnh vực mà công ty kinh doanh. - Trình độ kỹ năng của nhân viên cao, do nhân viên làm việc chủ yếu với khách hàng chứ không phải với máy móc trong lĩnh vực dịch vụ như xuất nhập khẩu...còn đối với hoạt động xây dựng và bồi thường thì trình độ kĩ năng của nhân viên thấp hơn. - Sự chú trọng kĩ năng: công ty đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng mềm, được đào tạo huấn luyện bài bản và có trình độ để đảm bảo được chất lượng và uy tín trong công việc. -Tầm hạng kiểm soát hẹp do công việc mang tính phức tạp.

CHƯƠNG V
QUI MÔ VÀ VÒNG ĐỜI CỦA TỔ CHỨC

I. QUY MÔ CỦA TỔ CHỨC * Áp lực phát triển. Một tổ chức cần phát triển với những lí do: - Phát triển là mục tiêu của tổ chức - Phát triển mang lại sự thăng tiến quan chức. - Mang lại tiềm lực về kinh tế và sức mạnh cạnh tranh cho tổ chức. 1. Mục tiêu tổchức: Công ty TNHH MTV MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam được xây dựng để huy động và sử dụng vốn trong việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Mục tiêu của công ty về lợi nhuận đạt được cao nhất dựa trên sự nâng cao hiệu quả kinh doanh với tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển. Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp để tổ chức, xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; khai thác và quản lý có hiệu quả nguồn vốn được cấp; nghiên cứu đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp. Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao giá trị Công ty, đồng thời không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động.

2. Sự thăng tiến quan chức Những ngày đầu mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng nhờ sự nỗ lực của Ban Giám đốc, một mặt đẩy nhanh tiến độ sản xuất, mặt khác tranh thủ làm thủ tục thanh toán nhanh gọn để thu hồi công nợ và sự tạo điều kiện của các đối tác nên vốn của doanh nghiệp được quay vòng rất nhanh, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra chính sách ưu đãi của nhà nước đã giúp công ty đứng vững, tồn tại và phát triển góp phần gia tăng giá trị xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp ngân sách nhà nước. Khi công ty ngày càng phát triển, khối lượng công việc xuất hiện ngày càng nhiều và đó cũng là cơ hội cho sự thăng tiến của nhân viên đồng thời cũng giúp công ty giữ chân được những nhân viên giỏi. 3. Tiềm lực kinh tế Do hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong tỉnh Quảng Nam nên tiềm lực về kinh tế khá dồi dào. Khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng tổ chức và là khách hàng truyền thống. Vì vậy giữa công ty và các khách hàng của mình có mối quan hệ hợp tác lâu dài và tin tưởng với nhau trong hợp tác kinh doanh. Nếu như trước kia công ty mới ra đời khó tạo được lòng tin đối với nhà cung cấp và khách hàng thì giờ đây khi quy mô tổ chức đang lớn dần và công ty có một chỗ đúng vững chắc trên thị trường đã tạo cơ hội khai thác tối đa tiềm lực kinh tế như: vốn, lao động, nhà cung cấp, công nghệ...Cũng chính sự phát triển đã giúp công ty cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành một cách hiệu quả.

II. QUI MÔ CỦA CDI CO,LTD:

1. Qui mô công ty: - Ngày 09/09/2010, Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam, 100% vốn nhà nước theo giấy phép kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp. Điều này giúp cơ chế hoạt động của công ty phù hợp với tình hình hiện tại. Nguồn lực tài chính của công ty từ đó cũng được đảm bảo và khai thác một cách có hiệu quả. Tại ngày 09/09/2010, tổng cộng nguồn vốn của công ty là : 362.467.094.677 VNĐ, trong đó vốn chủ sở hữu là : 87.701.647.697 VNĐ. (Nguồn phòng tài chính- Kế toán _ Đã kiểm toán) - Năm 2010 đánh dấu một năm thành công của công ty khi lợi nhuận sau thuế của công ty đạt mức 2.019.080.989 VNĐ mặc dù thấp hơn năm 2009 là: 2.305.927 VNĐ và cao hơn năm 2008 là: 14.490.643 VNĐ. 2. Về tình hình tài chính:
[pic]

Qua bảng trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2010 là 0.34% cao hơn năm 2009 là 0,04%. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ công ty đã giảm được các chi phí trong quá trình sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: trong năm 2010 là 0.6% cao hơn năm 2009 0,04% và cao hơn năm 2008 là 0.01%. Thông số này nói lên doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, mức sinh lãi năm sau có xu hướng tăng cao hơn năm trước. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ: trong năm 2010, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ của công ty là 2,19% thấp hơn năm 2009 là 0,11% và năm 2008 là 0.57%. Con số này nói lên khả năng khai thác nguồn vốn đầu tư của công ty chưa được tốt trong thời gian qua. Đây thật sự là tín hiệu không tốt cho các nhà đầu tư. Để thu hút nguồn vốn từ chủ sở hữu, công ty cần có biện pháp khai thác hiệu quả vốn đầu tư vào công ty. Nhìn chung trong thời gian qua, công ty làm ăn có lãi. Tuy lợi nhuận sau thuế trong năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng nó không đáng kể. Trong năm 2010, tình hình về khả năng thanh toán tổng quát của công ty vẫn được đảm bảo (1,38), và khả năng sử dụng tài sản có nững tín hiệu khả quan. Xét về mặt tổng quan và chiến lược kinh doanh của năm 2011 thì tình hình tài chính của công ty dự đoán sẽ tăng trưởng và đi vào ổn định sau khi công ty có sự tái tổ chức mạnh mẽ trong năm 2010. Hiện nay, công ty cũng đã dàn xếp hạn mức vay tín chấp tại các ngân hàng có trụ sở trên địa bàn tỉnh như sau: + Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Quảng Nam: 160 tỷ đồng. + Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Nam: 30 tỷ đồng. + Ngoài ra một số ngân hàng khác cũng sẵn sàng cho công ty vay tín chấp từ 10 đến 20 tỷ đồng, nên khả năng dàn xếp tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu luôn được đảm bảo. ( Kết luận: Với những số liệu trên ta có thể xếp doanh nghiệp vào loại hình doanh nghiệp có quy mô trung bình. ❖ Ưu điểm: - Nhờ có qui mô vừa phải mà công ty thích nghi tốt với môi trường thay đổi như hiện nay. - Cấu trúc linh hoạt, đơn giản. - Tiết kiệm chi phí quản lý. ❖ Nhược điểm: - Khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế - Dễ bị các công ty lớn hơn tấn công - Khó thu hút nguồn nhân lực
III/ Chu kì sống của tổ chức:
Trải qua thời kì hình thành và phát triển khá lâu công ty đang ở giai đoạn chính thức hóa với những đặc điểm sau: ❖ Đặc điểm tổ chức: - Mục tiêu là ổn định và mở rộng thị trường: Trở thành đơn vị chủ lực của Khu Kinh tế mở Chu Lai, lấy thương mại làm bàn đạp để mở rộng các hoạt động xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp khắp miền Trung và cả nước. - Xuất hiện các quy tắc và thủ tục chính thức: ➢ Các hoạt động xuất nhập khẩu giấy, hạt nhựa, xe máy của công ty được tiên hành theo thủ tục rõ ràng. ➢ Việc khai báo Hải quan điện tử cho hàng hóa nhập khẩu được qui định chặt chẽ. ➢ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển trưởng, phó các phòng ban và thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo pháp luật nhà nước. ➢ Qui định về bậc lương, hình thức trả lương cho người lao động cũng dựa theo qui định chung.

- Bắt đầu có sự phân quyền, cấp bậc rõ ràng:

Hiện nay, việc phân bổ quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản trị của công ty được phân định dựa trên chuyên môn, nghiệp vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị như sau:
- Phòng tổ chức hành chính-lao động
- Phòng tài chính-kế toán
- Phòng kế hoạch-kinh doaanh
- Trung tâm bồi thường và GPMB
- Ban quản lý dự án Chu Lai.
……………………..
Tuy nhiên quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản trị công ty chỉ được thực hiện ở một chừng mực nhất định mà vượt quá mức đó thì đòi hỏi việc thực hiện các quyết định của từng bộ phận phải được sự thống nhất của giám đốc công ty. Nói cách khác, hình thức phân phối quyền lực của công ty được tổ chức theo kiểu tập quyền mà ở đó có những quyết định quan trọng được làm tại nhà quản trị cấp cao. - Phát triển dòng sản phẩm: Công ty kinh doanh nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ khác nhau như: vận tải, bất động sản, kho bãi, bồi thường & GPMB, xuất nhập khẩu,………….. - Bổ sung chuyên gia & các bộ phận: - Do hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong tỉnh Quảng Nam nên nguồn lao động khá dồi dào. Lượng sinh viên ra trường hằng năm tại Khu vực Quảng Nam và Đà Nẵng khá đông nên nguồn lao động cần thiết cho hoạt động của Công ty được đảm bảo. Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển đòi hỏi số lượng lao động hằng năm bổ sung ở các phòng ban ngày càng nhiều.

CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ CẤU TRÚC TỔ CHỨC
I. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:

Công ty TNHH một thành viên Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam được tổ chức theo mô hình: Hội đồng thành viên, Giám đốc và Kiểm soát viên.

Đây là loại hình cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến chức năng. Đặc điểm của loại hình này là phối hợp một cách hữu cơ giữa hai loại cơ cấu tổ chức trực tuyến và chức năng. Ở đây khâu trực tuyến ra quyết định và ra lệnh, còn khâu chức năng góp ý kiến, thông tin và phối hợp không có quyền ra lệnh cho các bộ phận khác trong tổ chức.

* Hội đồng thành viên: Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty; quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ của Công ty

* Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty trong việc tổ chức thực hiện quyền và trách nhiệm quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty.

* Giám đốc: là người điều hành trực tiếp, có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên Công ty trong các quyết định và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của của doanh nghiệp.

* Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành công việc do sự phân công và ủy quyền của Giám đốc.

- Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư & Xây dựng: Là người tham mưu, trợ giúp cho Giám đốc trong lĩnh vực Đầu tư & Xây dựng.

- Phó Giám đốc phụ trách Giải phóng mặt bằng: Là người tham mưu, trợ giúp Giám đốc trong lĩnh vực Bồi thường, Hỗ trợ và tái định cư của Công ty.

* Văn phòng Công ty:

1. Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động:

- Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty, xây dựng các chương trình thi đua, khen thưởng và đề bạt khen thưởng, thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban.

- Xây dựng bảng chấm công, lương, tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển chọn nhân sự toàn Công ty.

- Xây dựng các bảng nội qui, đề ra các chính sách về nhân sự.

2. Phòng Tài chính – Kế toán:

- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước.

- Chịu trách nhiệm và giám sát tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty.

- Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quý, năm.

- Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn.

- Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định kỳ.

3. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu.

4. Phòng Quản lý Đầu tư & Xây dựng:

- Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp

- Thẩm định các dự án đầu tư, nhà thầu, lập hồ sơ dự thầu các dự án do Công ty làm chủ đầu tư.

- Giám sát thi công các hạng mục công trình do Công ty là chủ đẩu tư.

- Tổ chức thi công các công trình do công ty trúng thầu.

- Tham gia quá trình quyết toán Công trình.

- Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác Đầu tư & Xây dựng của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.

Chế độ lương của Văn phòng Công ty lấy từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Các đơn vị trực thuộc:

1. BQL các dự án Đầu tư xây dựng và Nạo vét Luồng Kỳ Hà:

- Tổ chức quản lý toàn bộ quá trình đầu tư, xây dựng từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đến khi hoàn thành việc thanh quyết toán các dự án:

+ Nạo vét luồng từ phao số 0 đến cảng Kỳ Hà cho tàu 20.000DWT hành thuỷ;

+ Nạo vét đoạn luồng từ cảng Kỳ Hà đến cảng Khu công nghiệp Tam Hiệp;

+ Các tuyến đường giao thông vào một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trảng Nhật, An Lưu, Thanh Hà, Đông Quế Sơn và Tây An) và một số dự án khác do Công ty giao; tổ chức thẩm tra, thẩm định... các hồ sơ, thủ tục có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng phù hợp với năng lực theo đúng các văn bản, Nghị định, Thông tư và các Quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng.

2. BQL dự án Chu Lai:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban Quản lý Dự án Chu Lai từ khâu chuẩn bị đến kết thúc đầu tư các Dự án được Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai giao;

- Tổ chức và triển khai thực hiện các Dự án theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng;

3. Trung tâm Bồi thường & Giải phóng mặt bằng:

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo quy định hiện hành về bồi thường thiệt hại và hỗ trợ tái định cư của Nhà nước, các cấp ban hành;

- Kiểm kê lập Phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trình cấp co thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện các Phương án đã được phê duyệt;

- Phối hợp với Ban bồi thường & Giải phóng mặt bằng huyện, thị, xã ... nơi có dự án thực hiện tốt công tác đền bù;

- Tham mưu cho Hội đồng bồi thường & Giải phóng mặt bằng huyện về việc lập phương án tái định cư cho các hộ giải tỏa nhà ở;

* Kế toán trưởng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác tài chính cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.

1. Mối liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp:

Mối liên hệ công tác trong cơ cấu tổ chức quản lý Công ty bao gồm quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng.

Quan hệ trực tuyến: là quan hệ của Giám đốc và các phòng ban chức năng với nhau. Mọi chỉ đạo công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Giám đốc đều phải được các trưởng phòng ban cũng như toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty nghiêm chỉnh chấp hành.

Quan hệ chức năng: Là mối liên hệ giữa các phòng ban với nhau và mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị trực thuộc.

Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động quản lý, điều động cán bộ công nhân viên trong Công ty, cung cấp các hồ sơ pháp lý của Công ty cho các phòng ban khác nếu như có sự yêu cầu.

Khi các bộ phận trực tiếp kinh doanh như Phòng Kế hoạch – kinh doanh, Phòng Quản lý Đầu tư & Xây dựng có nhu cầu về thiết bị, vật tư để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh thì các bộ phận đó phải lập dự trù kinh phí theo kế hoạch để trình Ban Giám đốc phê duyệt rồi mới thực hiện.

Đối với những vật tư, thiết bị được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công ty cho mua thì bộ phận có nhu cầu lấy báo giá và lập kế hoạch tài chính trình Giám đốc Công ty xem xét và phê duyệt, nếu được phê duyệt gửi phòng Tài chính – Kế toán xem xét và duyệt chi.

Cuối tháng các bộ phận gửi bảng chấm công về Phòng Tổ chức – HÀnh chính – Lao động tổ chức tiến hành tính lương, trình Giám đốc duyệt và chuyển về phòng Tài chính – Kế toán Công ty chuyển trả lương cho CB-CNV Công ty.

II. Ưu điểm và hạn chế của cấu trúc
1. Ưu điểm – Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức với chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận như đã nêu trên, ta có thể hình dung mô hình tổ chức của doanh nghiệp được tổ chức theo quan hệ trực tuyến và quan hệ chức năng đan xen nhau. Với các tổ chức này góp phần hỗ trợ chuyên môn hóa các hoạt động, giúp nhân viên phát huy những kỹ năng liên quan đến công việc, cũng như sự hợp tác giúp đỡ của nhân viên làm việc cùng phòng ban.

– Với cách thức tổ chức này giúp các phòng ban tự quản lý hoạt động của mình, phát huy ý tưởng sáng tạo của các nhân viên trong tổ chức, kịp thời giúp cho việc kiểm soát được tập trung có hiệu quả.

2. Nhược điểm - Tiềm ẩn một sự gia tăng quá mức về chi phí cho quản lý chung. - Xảy ra mâu thuẫn về mục tiêu của các đơn vị kinh doanh và mục tiêu của toàn thể công ty. Các đơn vị kinh doanh luôn muốn đạt được mục tiêu của mình mà không quan tâm đến mục tiêu chung của công ty. III. Đề xuất để hoàn thiện tổ chức - Xác định công việc rõ ràng cho từng bộ phận, tránh chồng chéo dẫn đến mâu thuẩn. - Cần phân nhóm theo từng chức năng riêng biệt để giảm thiểu nguồn lực con người và nguyên vật liệu đầu vào, giúp giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận cho công ty. - Chú ý phân quyền hợp lý, tránh quyền hành tập trung quá mức dẫn đến cứng nhắc trong ra quyết định, phản ứng chậm với thay đổi của môi trường kinh doanh. - Thành lập những “đội đặc nhiệm” để góp phần cải thiện hợp tác theo chiều ngang trong tổ chức.

-----------------------
*Ghi chú:

Quan hệ phối hợp

Quản trị cấp tác nghiệp

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp cao

Phòng BT & GPMB

Phó giám đốc

Nhóm nhân viên

Bộ phận Bồi thường & Giải phóng mặt bằng

Ban Quản lý các dự án

Bộ phận kinh doanh và giao nhận

Bộ phận xuất nhập khẩu

Phòng
Kế hoạch - kinh doanh

Quản lý dự án

Ban Giám đốc

Các phòng ban

Giám Đốc

Quan hệ trực tuyến

Bộ phận xuất nhập khẩu

Bộ phận kinh doanh và giao nhận

Phòng
Bồi thường và GPMB số 2

Phòng
KT-TV Hành chính

Phòng
Bồi thường và GPMB số 1

PGĐ PHỤ TRÁCH ĐTXD

Phòng Quản lý đầu tư& Xây dựng

BQL Các dự án ĐTXD& nạo vét luồng Kỳ Hà

BQL
Dự án
Chu lai

Trung tâm BT& GPMB

Phòng Kế hoạch- Kinh doanh

Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Tổ chức Hành chính lao động

PGĐ PHỤ TRÁCH GPMB

GIÁM ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

Similar Documents

Free Essay

Li Thuyet Thiet Ke to Chuc

...ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỐ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PÁT TRIỂN KỲ HÀ CHU LAI QUẢNG NAM CHƯƠNG I: TỔ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC A. Giới thiệu chung về công ty: I. Giới thiệu công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam - Tên công ty viết tắt: CDI CO,LTD. - Địa chỉ: 159B Trần Quý Cáp – Tp. Tam Kỳ - Quảng Nam - Điện thoại: 0510 3820016 Fax: 0510 3859703 - Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông: Võ Văn Hạn Chức vụ: Giám đốc. - Giấy phép đăng ký kinh doanh mã số doanh nghiệp số 4000360377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 09/9/2010. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. II. Cơ sở pháp lý: Tiền thân của Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam là Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm 1978. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, đến năm 2001, được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Xí nghiệp văn phòng phẩm Tam Kỳ đổi tên thành Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà - Chu Lai Quảng Nam theo Quyết định số 4227/QĐ-UB ngày 26 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ngày 03/6/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt đề án và chuyển đổi Công ty Đầu tư & Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam, thành Công ty TNHH...

Words: 19374 - Pages: 78

Free Essay

Bachelor

...“Hiểm họa to lớn nhất đối với nhà nước chính là những lời phê bình từ các nhà trí thức độc lập.” – Murray Rothbard Phơi Bày Bản Chất Nhà Nước Dẫn nhập Cuốn sách này đưa ra một trình thuật cô đọng từ góc nhìn của Rothbard về Nhà nước. Nối tiếp Franz Oppenheimer và Albert Jay Nock, Rothbard cũng nhìn nhận Nhà nước như một thực thể bóc lột. Nó không sản xuất ra bất kì thứ gì nhưng lại trộm cướp nguồn lực từ những người tham gia sản xuất. Khi áp dụng quan điểm này lên lịch sử nước Mỹ, Rothbard cũng mượn đến những trước tác của John C. Calhoun. Làm thế nào một tổ chức thuộc dạng này có thể duy trì chính bản thân nó? Nó phải vận dụng tuyên truyền để giành được sự ủng hộ của quần chúng đối với những chính sách của nó. Giới trí thức và tòa án đóng một vai trò then chốt ở đây, và Rothbard dẫn ra tác phẩm của nhà lý thuyết pháp luật có ảnh hưởng lớn Charles Black, Jr. như một điển hình của sự huyễn hoặc về tư tưởng trong quá trình Tòa án Tối cao trở thành một cơ quan được sùng kính. Mục lục Nhà Nước Không Đồng Nghĩa Với Điều Gì …................................................................................... 1 Nhà Nước Là Gì ….............................................................................................................................. 4 Nhà Nước Bảo Toàn Chính Nó Như Thế Nào …................................................................................. 7 Nhà Nước Vượt Qua Những Giới Hạn Của Nó Như Thế Nào …...................

Words: 16048 - Pages: 65

Free Essay

Sme Business Plan

...có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Cung cấp thông tin tổng quan về môi trường kinh doanh  đánh giá tính thực tiễn của các phần khác của kế hoạch. Nêu rõ: - Ai là người có nhu cầu? - Tại sao có nhu cầu? - Lượng cầu? - Bao nhiêu phần nhu cầu đã được đáp ứng? Yêu cầu Viết sau cùng Tóm tắt từng phần của bản kế hoạch 1 cách ngắn gọn súc tích Người đọc phải nắm được đại ý của bản kế hoạch – đồng thời phải thấy được tính hấp dẫn để đọc tiếp vào phần nội dung - Lịch sử phát triển của công ty - Hiện trạng công ty  Ưu điểm  Nhược điểm - Lập kế hoạch cho tương lai - - - - Mô tả sản phẩm/ Dịch vụ. Ứng dụng: Sử dụng như thế nào? Ai sử dụng? Các vấn đề cạnh tranh? (Về mặt sản phẩm) Lợi ích Tình hình phát triển Ảnh chụp/ Hình vẽ/ Bản giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (Đưa vào Phụ lục) Phân tích người mua: Đặc điểm, lí do mua Xác định thị trường:  Thị trường tổng thể (Toàn bộ người mua tiềm năng)  Phân đoạn thị trường  Lựa chọn phân đoạn để thâm nhập  Kiểm soát các vấn đề cần thiết Phân tích cạnh tranh:  Xác định sự cạnh tranh cụ thể đối với sản phẩm, dịch vụ (Đối thủ là ai, ở đâu, lớn hay nhỏ…)  Đánh giá tình hình, bản chất cạnh tranh của thị trường. (Cung thừa/thiếu? Tất cả các doanh nghiệp thành công 4. Chiến lược marketing/ Làm thế nào bán được sản Kế hoạch bán hàng...

Words: 1254 - Pages: 6

Free Essay

Student

...VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Economics

...VIỄN THÔNG ------- ------- SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ Biên soạn : CN. NGUYỄN QUANG HẠNH Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006 LỜI NÓI ĐẦU Trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, có sự vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết kinh tế và mô hình thực tiễn với nền tảng là chủ nghĩa MácLênin mà trước hết là học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu lịch sử học thuyết kinh tế giúp chúng ta hiểu sâu rộng có nguồn gốc về các học thuyết kinh tế trong đó có kinh tế chính trị Mác- Lênin, mở rộng và nâng cao kiến thức về kinh tế nhằm trang bị cơ sở lí luận, để hiểu, lý giải về các hiện tượng kinh tế và các đường lối chính sách kinh tế hiện nay, phục vụ cho nghiên cứu các khoa học kinh tế và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, giúp chúng ta thấy rõ hơn tính khoa học và cách mạng của học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin. Với mục đích nghiên cứu sự ra đời, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các học thuyết kinh tế nên ở đây chỉ nghiên cứu những tư tưởng kinh tế đã trở thành hệ thống lý luận kinh tế hoàn chỉnh. Do đó, chỉ bắt đầu nghiên cứu từ chủ nghĩa trọng thương (thế kỉ XVI) đến nay (những năm cuối của thế kỉ XX). Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp lịch sử và lôgíc. Với mỗi trường phái kinh tế đều phân tích điều kiện ra đời, đặc điểm cơ bản của trường phái, các lý thuyết và đại biểu tiêu biểu cho mỗi trường phái và đánh giá về vai trò lịch sử của...

Words: 61638 - Pages: 247

Free Essay

Vietnamese Traslation of Marketing Service

...Khuôn khổ những hiểu biết về không gian dịch vụ và những ảnh hưởng của nó lên hành vi tiêu dùng. Khuôn khổ ngầm. khuôn khổ này được xây dựng dựa trên lý thuyết về cơ chế tác động : kích thích-chủ thể- phản ứng. Trong khuôn khổ này, môi trường đa chiều đóng vai trò là nhân tố kích thích, khách hàng và nhân viên là những chủ thể đón nhận kích thích và phản ứng lại bằng các hành vi hướng trực tiếp vào thị trường. Một ví dụ dễ hiểu như sau :khi một chiếc xe bán bánh qui được trang trí đầy màu sắc rực rỡ , bắt mắt đậu trước toà nhà trung tâm hoạt động sinh viên,và giả sử rằng bạn đang đói thì màu sắc trang trí, mùi bánh qui đang nướng thơm phức,đám đông tụ tập chính là những nhân tố kích thích, và những nhân tố ấy tác động đến chủ thể là bạn, làm bạn cảm thấy hưng phấn , bồn chồn, hạnh phúc và kết quả là bạn phản ứng lại bằng cách tiến đến chiếc xe tận hưởng những chiếc bánh cùng với bạn bè trước khi vào giờ học tiếp theo. Hành vi trong không gian dịch vụ. Những sắp xếp cơ học, vật chất , thể chat có những ảnh hưởng đến hành vi của con người là một sự thật hiển nhiên ngày nay . Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là đến những năm 60 của thế kỷ 20 vẫn bỏ qua những sắp xếp này trong nghiên cứu của họ về hành vi con người. Hành vi cá nhân. Những nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng phản ứng của các cá nhân đến các tác động kích thích bao gồm 2 hành động thông thường và trái ngược nhau : tiếp cận và lẩn tránh. Tiếp cận ở đây có thể hiểu là khao khát, ước vọng, khai phá...

Words: 4328 - Pages: 18

Free Essay

Thuan Truong

...|truonghuynhthanhtruc@gmail.com | | | | | | • Quá trình học tập 2010-nay: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM • Tham gia khóa học Quản trị kinh doanh kéo dài 7 tháng, tốt nghiệp loại Khá. • Tham gia lớp Chuyển đổi kiến thức để thi đầu vào cao học. 2005 – 2010: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM • Chuyên ngành: Kỹ thuật hóa lý • ĐTBTL: 7.87/10 • Học bổng khuyến khích năm học 2006-2007 • Đề tài nghiên cứu khoa học được hỗ trợ kinh phí • Hội trưởng hội sinh viên chi đoàn • Lớp trưởng từ năm 2008 đến 2010. • Tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh năm 2006 tại Trà Vinh, dạy học cho các em học sinh, tuyên truyền phòng chống một số bệnh tại vùng quê… • Tham gia chạy bộ vì người nghèo và tổ chức đi tham nhà tình thương. 2002-2005: TRƯỜNG CHUYÊN TIỀN GIANG • Lớp chuyên: Vật lý • Học bổng tất cả các học kỳ trong suốt THPT. • Học sinh giỏi Lý cấp trường, tham gia học sinh giỏi Lý cấp Tỉnh • Giải HD Hóa Hoàng Gia Úc năm 2004 • Kinh nghiệm làm việc |04/2010-nay |Công ty TNHH Tầm Nhìn Toàn Cầu | | |Nhân viên kinh doanh | | |Khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm tương đối...

Words: 1140 - Pages: 5

Free Essay

Victoria Secret

...-- TIỂU LUẬN Môn: Marketing Lý Thuyết CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX NHÃN HÀNG VICTORIA’S SECRET   TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II Chuyên ngành: Tài chính quốc tế -- TIỂU LUẬN Môn: Marketing Lý thuyết CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX NHÃN HÀNG VICTORIA’S SECRET   MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG A. TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG - THỊ TRƯỜNG: I. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG: 1 II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 3 1. NGHIÊN CỨU KHÁCH HÀNG: 3 2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG: 3 3. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: 4 B. CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX: I. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM: 1. SẢN PHẨM: x4 2. CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT SẢN PHẨM – THỊ TRƯỜNG: 6 3. BAO BÌ SẢN PHẨM: 6 II. CHIẾN LƯỢC GIÁ: 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG: a. Mục tiêu: 7 b. Phí tổn: 8 2. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ: a. Định giá chiết khấu: 9 b. Định giá phân biệt: 10 III. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI: 1. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI: 10 2. PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI: 11 IV. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH 1. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH: 12 2. CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN: 2.1. Quảng cáo: 12 a. Nhóm các phương tiện nghe nhìn: 13 b. Nhóm các phương tiện in ấn: 13 2.2. Quan hệ với công chúng (PR) 15 KẾT LUẬN PHỤ LỤC   LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Marketing là một khâu thiết yếu và tiêu tốn nhiều ngân sách trong một công ty, tuy nhiên, nó cũng mang lại rất nhiều hiệu quả cho công ty nếu như được thực hiện đúng đắn. Việt Nam là 1 quốc gia đang có nhiều phát triển vượt bậc, đời sống...

Words: 8793 - Pages: 36

Free Essay

Htyu

...-- TIỂU LUẬN Môn: Marketing Lý Thuyết CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX NHÃN HÀNG VICTORIA’S SECRET TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II Chuyên ngành: Tài chính quốc tế -- TIỂU LUẬN Môn: Marketing Lý thuyết CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX NHÃN HÀNG VICTORIA’S SECRET MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG A. TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG - THỊ TRƯỜNG: I. NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG: 1 II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 3 1. NGHIÊN CỨU KHÁCH HÀNG: 3 2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG: 3 3. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU: 4 B. CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX: I. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM: 1. SẢN PHẨM: x4 2. CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT SẢN PHẨM – THỊ TRƯỜNG: 6 3. BAO BÌ SẢN PHẨM: 6 II. CHIẾN LƯỢC GIÁ: 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG: a. Mục tiêu: 7 b. Phí tổn: 8 2. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ: a. Định giá chiết khấu: 9 b. Định giá phân biệt: 10 III. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI: 1. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI: 10 2. PHƯƠNG THỨC PHÂN PHỐI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI: 11 IV. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH 1. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH: 12 2. CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN: 2.1. Quảng cáo: 12 a. Nhóm các phương tiện nghe nhìn: 13 b. Nhóm các phương tiện in ấn: 13 2.2. Quan hệ với công chúng (PR) 15 KẾT LUẬN PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài | | Marketing là một khâu thiết yếu và tiêu tốn nhiều ngân sách trong một công ty, tuy nhiên, nó cũng mang lại rất nhiều hiệu quả cho công ty nếu như được thực hiện đúng đắn. Việt Nam là 1 quốc gia đang có nhiều phát triển vượt...

Words: 8795 - Pages: 36

Free Essay

Viral – Mobile Marketing

...VIRAL – MOBILE MARKETING 1. Viral marketing: Viral marketing (Marketing lan truyền) được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin tựa như cách thức lan truyền của virus theo cấp số nhân. Hình thức marketing này bắt đầu từ một giả thuyết khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Viral Marketing mô tả chiến thuật khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác, tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sự lan truyền và ảnh hưởng của một thông điệp như những con virus. Cứ như thế, các chiến dịch quảng cáo theo viral marketing đã được nhân rộng nhanh chóng để làm bùng nổ một thông điệp đến hàng ngàn, hàng triệu lần. Viral Marketing là một hình thức Marketing áp dụng trên một cộng đồng xã hội đang hiện hữu nhằm mục đích tạo nhận biết cho khách hàng hoặc đạt được một mục tiêu trong kinh doanh nào đó. Biện pháp Marketing này có thể là lời truyền miệng hoặc được trợ giúp của mạng Internet. Các nhà nghiên cứu nhận thấy trung bình mỗi người có hơn 10 mối quan hệ mật thiết, khoảng 150 mối quan hệ xã hội và 500-1.500 các quan hệ lỏng lẻo khác. Vì vậy, các nhà kinh tế đánh giá viral marketing như một giải pháp mới cho ngành tiếp thị trước sự phổ biến của YouTube và trào lưu chia sẻ video trực tuyến cũng như Facebook và Pinterest, Twitter … Với phương pháp này nhà tiếp thị sẽ tạo được một hiện tượng trong xã hội bằng cách khuyến khích các đối tượng...

Words: 984 - Pages: 4

Free Essay

Peter Pham

...PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đền tài Câu chuyện về Steve Jobs là sự tạo hóa kỳ diệu của tinh thần doanh nhân mà ai cũng phải thừa nhận. Với những phẩm chất tuyệt vời của một nhà quản trị kinh doanh xuất sắc, Steve Jobs đã gầy dựng cho mình một sự nghiệp vĩ đại. Steve Jobs nổi lên như một biểu tượng tối cao của sức sáng tạo, trí tưởng tượng, và sự đổi mới trường tồn, ông hiểu rằng cách tốt nhất để tạo ra giá trị đích thực trong thế kỷ XXI này là việc kết nối óc sáng tạo với khoa học công nghệ, vì thế ông đã xây dựng một công ty nơi mà trí tưởng tượng đột phá được kết hợp với những thành tựu đáng kinh ngạc của kỹ thuật. Với những đóng góp không mệt nghỉ của mình cho Apple, ông đã giúp công ty trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới ( với giá trị vốn hoá thị trường là cao nhất thế giới). Tuy nhiên, cuộc đời doanh nhân tài ba này đã kết thúc ở tuổi 56 (ngày 05/10/2011) vì căn bệnh ung thư. Ông ra đi để lại bao nuối tiếc cho mọi người. Steve Jobs được cho là bậc thầy của nghệ thuật quản trị với phong cách lãnh đạo độc đoán của mình. Jobs đã thể hiện tài quản trị của mình giúp cho công ty Apple thoát khỏi bờ vực phá sản năm 1997 và đạt được nhiều thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, chúng tôi đã chọn Steve Jobs với phong cách lãnh đạo của ông để làm nội dung đề tài tiểu luận môn “Tâm lý nghệ thuật lãnh đạo” với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn nghệ thuật lãnh đạo của ông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và làm rõ phong cách lãnh đạo của Steve Jobs...

Words: 9863 - Pages: 40

Free Essay

Supply Chain Management for Indor Wood Goods

...MÃ SỐ: 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Huỳnh Thị Thu Sương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. TÍNH CấP THIếT CủA Đề TÀI.............................................................................................. 1 2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU .................................................................................................... 3 3. ĐốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU............................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3  3.2 Phạm vi nghiên...

Words: 53936 - Pages: 216

Free Essay

Tcdn

...Biên Soạn : WWW.TCDN4.NET caotuanhiep@gmail.com HƢỚNG DẤN GIẢI BÀI TẬP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI CHƢƠNG 1 ....................................................................... 2 CHƢƠNG 2 ..................................................................... 10 CHƢƠNG3 ...................................................................... 20 CHƢƠNG 4 ..................................................................... 43 CHƢƠNG 5 ..................................................................... 66 CHƢƠNG 6 ..................................................................... 86 CHƢƠNG 7 ..................................................................... 96 CHƢƠNG 8 ..................................................................... 97 CHƢƠNG 9 ................................................................... 110 CHƢƠNG 10 ................................................................. 118 CHƢƠNG 11 ................................................................. 132 CHƢƠNG 12 ................................................................. 141 CHƢƠNG 14 ................................................................. 164 CHƢƠNG 15 ................................................................. 177 CHƢƠNG 16 ................................................................. 192 CHƢƠNG 18 ................................................................. 215 CHƢƠNG 20 ................................................................. 224 CHƢƠNG 30 ........

Words: 65083 - Pages: 261

Free Essay

Sacombank Dong Do

... Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Tín dụng là một hoạt động cơ bản và chủ yếu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Nói đến tín dụng có rất nhiều vấn đề như: cho vay, đầu tư...Có các quá trình thẩm định các dự án để đưa ra quyết định tài trợ. Hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng của mỗi ngân hàng, rủi ro tín dụng có tác đọng đến không chỉ bản thân ngân hàng mà còn có tác động đến lĩnh vực tài chính tiền tệ từ đó tác động đến nền kinh tế vĩ mô. Chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro bằng việc làm tốt công tác quản lí rủi ro chứ chưa thể loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt động tín dụng. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Quản lí rủi ro tín dụng tại SACOMBANK chi nhánh Đống Đa ”. Bằng phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, em muốn đưa ra để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút ra được những mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hiện tại và tương lai. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần: Chương I: Khái quát về hoạt động ngân hàng và quản lí rủi ro tín dụng ngân hàng Chương II: Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Sacombank Đống Đa. Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao quản lí rủi ro tín dụng tại...

Words: 22476 - Pages: 90

Free Essay

Bibeo

...CS và tham gia thành lập ĐCS Pháp. Với sự kiện này: +NAQ từ người yêu nước trở thành người CS, 1 trong những người sáng lập ĐCS Pháp. + Con đường cứu nước, GPDTVN đã được NAQ khẳng định dứt khoát đó là con đường CMVS. => NAQ truyền bá CN Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược CMVN và chuẩn bị điều kiện để thành lập ĐCSVN bằng cách: * Chuẩn bị: - Về chính trị tư tưởng: thông qua các bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo” và xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ TD Pháp” (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn và tội ác của CNĐQ. Mục đích là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc, nhằm tập hợp lực lượng để đánh đuổi TD Pháp xâm lược. - Tổ chức: 1921 lập Hội liên hiệp thuộc địa của các nước trên TG. - Chủ trì HN thành lập Đảng: lập Hội VNCM thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng) nòng cốt là CS Đoàn. - Soạn thảo cương lĩnh chính là CMGPDT mở đường tiến lên CNXH. Tác phẩm đã đề cập những vấn đề cơ bản của 1 cương...

Words: 8047 - Pages: 33