Free Essay

Pomina Steel

In:

Submitted By tructhanh2310
Words 17745
Pages 71
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1 DOANH NGHIỆP 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp 5 1.2 THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 8 1.2.1 Khái niệm 8 1.2.2 Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp 8 1.2.3 Cơ sở, nguyên tắc của thẩm định giá doanh nghiệp 8 1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 10 1.3.1 Phương pháp tài sản 10 1.3.2 Phương pháp vốn hóa thu nhập 12 1.3.3 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 14 1.3.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 17 1.3.5 Phương pháp thị trường 21 1.3.6 Phương pháp định lượng lợi thế thương mại 23 1.4 QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 25
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH SÀI GÒN (SAFCO) 27 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 27 2.2 CHỨC NĂNG, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 29 2.2.1 Đối tượng phục vụ 29 2.2.2 Ngành nghề kinh doanh 29 2.2.3 Thẩm định giá tài sản phục vụ 30 2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 31 2.4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ 31 2.5 QUY TRÌNH BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN 32 2.6 NGUỒN NHÂN LỰC 36 2.7 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 37
CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY 38
CỔ PHẨN THÉP POMINA 38 3.1 MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ 38 3.2 ĐỐI TƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ 38 3.2.1 Loại hình tổ chức doanh nghiệp : Công ty cổ phần 38 3.2.2 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thép Pomina 38 3.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển 39 3.2.4 Logo Công ty Pomina 40 3.2.5 Danh sách các ngân hàng Pomina mở tài khoản 42 3.2.6 Sản phẩm 43 3.2.7 Quy trình sản xuất thép 44 3.2.8 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ 45 3.2.9 Sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu 46 3.2.10 Định vị thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và quảng bá thương hiệu 46 3.2.11 Cơ cấu tổ chức của Công ty 50 3.2.12 Cơ cấu lao động 52 3.2.13 Cơ cấu bộ máy quản lý 53 3.2.14 Danh sách những công ty mẹ và công ty con 55 3.2.15 Thị trường thép thế giới 55 3.2.16 Thị trường thép Việt Nam 62 3.2.17 Quy mô thị phần trường, thị phần, quan hệ cộng đồng, đối thủ cạnh tranh 81 3.2.18 Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ 83 3.2.19 Nhà cung cấp vật liệu chính 84 3.2.20 Vị thế Công ty trong ngành 86 3.2.21 Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh 88 3.2.22 Những thành tựu đạt được 93 3.2.23 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai 94 3.2.24 Phân tích Công ty theo mô hình SWOT 96 3.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ THẨM ĐỊNH GIÁ 98 3.4 CƠ SỞ GIÁ TRỊ CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ 99 3.5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 100 3.5.1 Các tỷ số tài chính 100 3.5.2 Dòng tiền Công ty (FCFF) 105 3.5.3 Điều chỉnh dòng tiền 108 3.5.4 Dự báo tốc độ tăng trưởng dòng tiền 112 3.5.5 Ước tính dòng tiền trong tương lai của Công ty Pomina 114 3.6 PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ 115 3.6.1 Phương pháp dòng tiền chiết khấu 115 3.6.2 Phương pháp thị trường 126 3.7 LÝ DO CHỌN PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU LÀM PHƯƠNG PHÁP CHÍNH 127 3.8 KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ 128 3.9 HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN KHI THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 128 3.10 PHẠM VI VÀ THỜI HẠN THẨM ĐỊNH GIÁ 128 3.11 CHỮ KÝ VÀ XÁC NHẬN CỦA THẨM ĐỊNH VIÊN. 128

MỞ ĐẦU

( ( ( Thẩm định giá từ lâu đã trở thành hoạt động khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển nhằm xác định giá trị tài sản cho một mục đích nhất định nào đó. Khi xã hội ngày càng hiện đại, kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng đa dạng. Chính vì lí do đó mà đối tượng thẩm định giá không còn trong phạm vi nhỏ hẹp như thẩm định giá bất động sản, thẩm định giá máy móc - thiết bị mà còn có thẩm định giá thương hiệu, thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá dự án đầu tư,… Ở Việt Nam, hoạt động thẩm định giá cũng đã trở nên rộng rãi, có nhiều công ty chuyên về dịch vụ thẩm định giá hơn và thẩm định giá một cách chuyên nghiệp hơn. Tuy đối tượng thẩm định giá hiện nay rộng lớn nhưng trong đề án này sẽ nghiêng về đối tượng là doanh nghiệp. Có nhiều lý do khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thẩm định giá như: góp vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, bán, thanh lý. Thẩm định giá doanh nghiệp giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu, cải thiện hoạt động công ty vì khi xác định giá trị doanh nghiệp sẽ đánh giá một cách khách quan về điểm mạnh, điểm yếu doanh nghiệp cũng như phân tích rõ thị trường và những biến động trong ngành. Đề án này sẽ tiến hành thẩm định giá Công Ty Cổ Phần Thép Pomina cho mục đích phát hành cổ phiếu. Để xác định được giá trị công ty thì yêu cầu đặt ra là: - Xác định vị thế công ty trong ngành. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ cạnh tranh và đánh giá hoạt động của công ty. - Phân tích thị trường vàng trong nước và thế giới. - Những yếu tố tác động đến hoạt động của công ty. - Phân tích các tỷ số tài chính, dòng tiền để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Để làm được như vậy đòi hỏi sinh viên phải vận dụng khéo léo những kiến thức đã học vào từng tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề, linh hoạt trong việc xử lý tình huống, có khả năng thu thập, chọn lọc và phân tích thông tin, nâng cao khả năng tính toán, nhìn nhận vấn đề và dự báo tình hình tương lai.

Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học, đưa lý thuyết vào thực tiễn để phân tích, đánh giá một công ty cụ thể. - Giúp sinh viên khoa thẩm định giá và kinh doanh bất động sản làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập thông tin về doanh nghiệp và vận dụng những phương pháp đó để viết đề tài nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần thép Pomina

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng sau khi thu thập những thông tin cần thiết tiến hành tổng hợp, phân tích, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để làm rõ vấn đề. - Ngoài ra còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác để hổ trợ cho việc thu thập và phân tích thông tin như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát.

Kết cấu: Ngoài mở đầu, kết luận đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Giới thiệu “Công Ty Cổ Phần Thẩm Định Giá và Dịch Vụ Tài Chính Sài Gòn” Chương 3: Thẩm định giá Công Ty Cổ Phần Thép Pomina cho mục đích phát hành cổ phiếu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm

Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp

Theo luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ 8 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, nước ta có các loại hình doanh nghiệp sau: a. Doanh nghiệp tư nhân Khái niệm:Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của mình về mọi họat động của doanh nghiệp. Đặc điểm: ← Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ lọai chứng khóan nào. ← Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

b. Công ty hợp danh Khái niệm: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: ← Phải có ít nhất hai thành viên làm chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngòai các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; ← Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; ← Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đặc điểm: ← Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ← Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khóan nào.

c. Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Đặc điểm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Khái niệm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: - Hai thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. - Thành viên chịu trách nhiệm về các khỏan nợ và nghĩa vụ tài sản khác của dianh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Đặc điểm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

d. Công ty cổ phần Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: ← Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. ← Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. ← Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khỏan nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. ← Cổ đông phổ thông thường và cổ đông cổ phần ưu đãi hòan lại có quyền hoàn toàn tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đặc điểm: ← Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. ← Công ty cổ phần cp1 quuyền phát hành chứng khoán các loại (cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cácloại trái phiếu khác) theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty để huy động vốn.

e. Nhóm công ty Khái niệm: Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Các hình thức: Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau: ← Công ty mẹ - Công ty con; ← Tập đoàn kinh tế; ← Các hình thức khác.

1.2 THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo mộtmục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.

1.2.2 Mục đích của thẩm định giá doanh nghiệp

- Mua, bán, sáp nhập, liên doanh liên kết, thanh lý doanh nghiệp; - Đầu tư, góp vốn, mua-bán chứng khóan của doanh nghiệp; - Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khóan; - Vay vốn đầu tư kinh doanh; - Để tính thuế; - Giải quyết, xử lý tranh chấp;

1.2.3 Cơ sở, nguyên tắc của thẩm định giá doanh nghiệp

a. Cơ sở giá trị của thẩm định giá doanh nghiệp Giá trị công bằng Giá trị công bằng là giá chuẩn của tài sản được pháp luật quy định và áp dụng trong những trường hợp giao dịch, mua bán nhất định; do đó nói đến giá trị công bằng là phải nói đến hoàn cảnh áp dụng mức giá đó.

Giá trị thị trường Giá trị thị trường là giá trị tài sản giả thiết sẽ được trao đổi, mua bán giữa một bên là người mua sẵn sàng mua với một bên là người bán sẵn sàng bán trong một giao dịch mua bán trên thị trường công khai, trong đó cả người mua và người bán đều có đủ thông tin về tài sản, hành động khôn ngoan và không chịu bất kỳ sức ép nào. Đây là cở sở giá trị quan trọng nhất trong thẩm định giá doanh nghiệp.

Giá trị đầu tư Giá trị đầu tư là giá trị của một tài sản đối với một hoặc một nhóm nhà đầu tư nào đó theo những mục tiêu đầu tư đã xác định.

Giá trị hoạt động kinh doanh Giá trị trong kinh doanh là giá trị doanh nghiệp kỳ vọng tiếp tục kinh doanh trong tương lai.

Giá trị thanh lý Giá trị thanh lý là giá trị uớc tính khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục hoạt động. Trong thanh lý, giá trị phần lớn tài sản vô hình có chiều hướng bằng không, và giá trị của tất cả các tài sản hữu hình thể hiện môi trường thanh lý. Các chi phí đi kèm việc thanh lý cũng được tính và khấu trừ vào giá trị doanh nghiệp ước tính.

b. Các nguyên tắc áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp Nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất Để ước tính được giá trị thị trường của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghịệp phải được thẩm định giá trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra hiệu quả sử dụng cao nhất và tốt nhất, không dựa trên sự sử dụng hiện tại, nếu sự sử dụng hiện tại chưa phải là cao nhất và tốt nhất.

Nguyên tắc dự kiến lợi ích tương lai Khi thẩm định giá doanh nghiệp cần quan tâm đến thu nhập dự kiến trong tương lai theo quan điểm tăng trưởng kỳ vọng, rủi ro liên quan và giá trị thời gian của đồng tiền. Thu nhập được chuyển hóa thành giá trị bằng cách vốn hóa trực tiếp thu nhập ròng hoặc phân tích theo dòng tiền chiết khấu, hay phương pháp cổ tức, trong đó dòng tiền ước tính nhận được trong tương lai được chuyển hóa thành giá trị hiện tại bằng cách áp dụng tỷ suất chiết khấu.

Nguyên tắc cung cầu Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu của tài sản đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị tài sản cũng có tác động đến cung và cầu của tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung của tài sản.

Nguyên tắc đóng góp Giá trị của doanh nghiệp luôn có sự đóng góp bởi các yếu tố hình thành bao gồm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người cũng như môi trường hoạt động của nó. Khi thẩm định giá doanh nghiệp phải ước tính đầy đủ giá trị tài sản hữu hình và giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.3.1 Phương pháp tài sản

a. Khái niệm Là phương pháp ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dựa trên giá trị của tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi các khoản nợ.

b. Công thức Giá trị của doanh nghiệp được tính dựa trên bảng cân đối tài sản và giá trị của vốn chủ sở hữu được tính như sau:
VE = VA – VD Trong đó: VE: Giá trị của vốn chủ sở hữu VA: Giá trị của toàn bộ tài sản VD: Giá trị của nợ

Giá trị của toàn bộ tài sản (VA) gồm có: Tài sản hữu hình: ← Tài sản là hiện vật: - Tài sản cố định (kể cả tài sản cố định cho thuê)
Giá trị thực tế của tài sản cố định = Nguyên giá tính theo giá thị trường x Chất lượng còn lại của tài sản cố định tại thời điểm định giá. - Hàng hóa, vật tư, thành phẩm. ← Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp vào thời điểm định giá. ← Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận vào thời điểm định giá. ← Giá trị các khoản đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. ← Đối với các khoản phải thu: do khả năng đòi nợ các khoản này có nhiều mức độ khác nhau; nên thông qua việc đối chiếu công nợ, đánh giá tính pháp lý, khả năng thu hồi nợ của từng khoản nợ cụ thể, từ đó loại ra những khoản nợ mà doanh nghiệp không thể đòi được, để xác định giá trị thực tế của các khoản phải thu. ← Đối với quyền thuê bất động sản tình theo thu nhập thực tế trên thị trường hoặc theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai. ← Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp (thường không tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp)

Giá trị của nợ (VD): Được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán vào thời điểm thẩm định giá.

c. Điều kiện áp dụng Phương pháp này có thể áp dụng đối với đa số các loại hình doanh nghiệp mà tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản hữu hình.

d. Ưu, nhược điểm ← Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi những kỹ năng tính toán phức tạp. ← Nhược điểm: Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản; không thể laoại bỏ hoàn toàn tính chủ quan khi tính giá trị doanh nghiệp; Việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị trên sổ kế toán, chưa tính được giá trị tiềm năng như thương hiệu, sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.

e. Hạn chế Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là tài sản vô hình như doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có bí quyết công nghệ, ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực và đội ngũ nhân viên giỏi,…

1.3.2 Phương pháp vốn hóa thu nhập

a. Khái niệm Là phương pháp ược tính giá trị của doanh nghiệp, lợi ích thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc chứng khoán bằng cách chuyển đổi các lợi ích dự đoán trong tương lai thành giá trị vốn.

b. Công thức
Giá trị hiện tại của doanh nghiệp = Thu nhập ròng/ Tỷ suất vốn hóa ← Thu nhập có khả năng thu được là những khỏan thu nhập phát sinh trong tương lai. ← Tỷ suất vốn hóa là một số tính theo % dùng để chuyển giá trị thu nhập trong tương lai thành giá trị vốn ở thời điểm hiện tại. Tỷ suất vốn hóa cần thiết của các nhà đầu tư được tính theo công thức sau:
Tỷ suất vốn hóa = Rf + Rp Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định giá. Rp: Phụ phí rủi ro phụ thuộc vào từng ngành đầu tư. ← Có thể tình tỷ suất vốn hóa theo mô hình định giá tài sản (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình miêu tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư theo mô hình CAPM:
[pic]
Trong đó: [pic]: Lợi nhuận hông rủi ro [pic]: Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường [pic]: Hệ số beta của cổ phiếu doanh nghiệp i. [pic]: Hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán. - Beta = 0: Lợi nhuận kỳ vọng có beta bằng 0 chính là lợi nhuận không rủi ro, Rf - Beta = 1: Lợi nhuận kỳ vọng có beta bằng 1 chính là lợi nhuận thị trường Rm.

c. Điều kiện áp dụng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục, tiếp tục hoạt động trong tương lai; nghĩa là giả định rằng doanh nghiệp không có dự định và cũng không cần phải đóng cửa, sáp nhập hay cắt giảm các hoạt động chính yếu của mình trong tương lai.

d. Ưu, nhược điểm ← Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, dựa trên cơ sở tài chính để tính toán nên rất khoa học. ← Nhược điểm: Việc xác định tỷ suất vốn hóa chính xác là phức tạp do phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh mà từng doanh nghiệp đang hoạt động.

e. Hạn chế Phương pháp này sẽ không áp dụng được đối với các doanh nghiệp mà dự kiến là sẽ đóng cửa, thanh lý vào một thời điểm nào đó trong tương lai, vì như vậy sẽ không tạo ra được thu nhập vĩnh viễn trong tương lai.

1.3.3 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức

a. Cổ tức tăng trưởng ổn định (Mô hình tăng trưởng Gordon) Khái niệm Mô hình tnăg trưởng Gordon là mô hình ước tính giá trị một công ty mà dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ được mong đợi là ổn định trong dài hạn.

Công thức
[pic] Điều kiện: ke > g

Trong đó: DIV: Cổ tức dự kiến chia cho cổ đông đều hàng năm. ke: Suất sinh lợi mong muốn trên vốn cổ phần. g: Tỷ lệ tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm.

Điều kiện áp dụng Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định. ← Mô hình tăng trưởng Gordon phù hợp nhất đối với những công ty mà tỷ lệ tnăg trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế và có chính sách chi trả cổ tức trong dài hạn hợp lý. ← Mô hình tăng trưởng Gordon đặc biệt phù hợp với những công ty dịch vụ công ích có các mức giá được xác định và tăng trưởng ổn định.

Ưu, nhược điểm ← Ưu điểm: Là một phuơng pháp ước tính giá trị doanh nghiệp đơn giản và tiện lợi. ← Nhược điểm: Rất nhạy cảm đối với tỷ lệ tăng trưởng, khi tỷ lệ tăng trưởng bằng với tỷ lệ chiết khấu thì giá trị sẽ không tính toán được.

Hạn chế: Khi tỷ lệ tăng trưởng bằng tỷ suất chiết khấu thì giá trị sẽ không tính toán được.

b. Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi (g = 0%) Khái niệm Mô hình dòng cổ tức vô hạn và không đổi là mô hình ước tính giá trị một công ty mà dòng cổ tức là vĩnh viễn và không tăng trưởng.

Công thức: [pic]

Điều kiện áp dụng Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng.

Hạn chế Khó áp dụng do trong thực tế cổ tức thường không chia hết cổ tức cho cổ đông ,à để lại một phần để tái sản xuất.

c. Cổ tức tăng trưởng không ổn định (g không đều) – Mô hình chiết khấu cổ tức nhiều giai đoạn Khái niệm Mô hình cổ thức tăng trưởng không ổn định là mô hình nhiều giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng trưởng thần kỳ kéo dài trong n năm và giai đoạn tăng trưởng ổn định kéo dài mãi mãi sau đó (2 giai đoạn); hoặc giai đoạn tăng trưởng cao, giai đoạn quá độ và giai đoạn tăng trưởng thấp ổn định (3 giai đoạn).

Công thức
Giá trị vốn chủ sở hữu = Hiện giá dòng cổ tức + Giá trị cuối cùng quy về hiện tại.
[pic] Với: [pic] Trong đó: V0: Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại DIVt: Cổ tức dự kiến năm t ke: Suất sinh lợi mong đợi Vn: Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n gn: Tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

Điều kiện áp dụng Thông thường, áp dụng đối với một số công ty có quyền chế tác trên sản phẩm rất có lãi trong vài năm tới và dự kiến có mức tăng trưởng đặc biệt trong suốt thời gian đó. Khi quyền chế tác hết hạn, công ty dự kiến sẽ quay về mức tăng trưởng ổn định.

Hạn chế ← Việc xác đinh độ tài thời gian tăng trưởng trong giai đoạn đầu là rất khó. ← Giá trị được tính theo mô hình tăng trưởng Gordon rất nhạy cảm đối với những giả thiết về sự tăng trưởng ổn định.

1.3.4 Phương pháp dòng tiền chiết khấu

a. Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Khái quát Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền vốn chủ sử hữu theo chi phí sử dụng vốn.
Giá trị vốn chủ sở hữu = Giá trị hiện tại (PV) của dòng tiền vốn chủ sở hữu =[pic][ Dòng tiền vốn chủ sở hữu t / (1+ke)t] Trong đó:
Dòng tiền vốn chủ sở hữu = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến vào thời điểm t = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Tính dòng tiền vốn chủ sở hữu FCFE là dòng tiền còn lại sau khi chi trả các khoản vay và lãi vay, trang trải các khoản chi vốn và đầu tư các tài sản mới cho sự tăng trưởng trong tương lai.
FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Các khoản chi vốn – Tăng (giảm) vồn lưu động – Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới.

Các mô hình chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định: ← Khái niệm: Mô hình tăng trưởng không đổi FCFE là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cùa công ty có tỷ lệ tăng trưởng ổn định. ← Công thức tính: [pic] Trong đó: Vo: Giá trị vốn CSH của công ty thời điểm hiện tại. FCFE1: Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến trong năm tới r: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty g: Tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi ← Điều kiện áp dụng: Ggiống mô hình tăng trưởng Gordon, mô hình này phù hợp nhất đối với các công ty có tỷ lệ tăng trưởng bằng hay thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế danh nghĩa.

Mô hình FCFE nhiều giai đoạn ← Khái niệm: Mô hình FCFE nhiều giai đoạn là mô hình ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được dự kiến tăng trưởng nhanh trong giai đoạn đầu và đạt mức tăng trưởng ổn định ở giai đoạn kế tiếp (2 giai đoạn); hoặc giảm dần xuống mức tăng trưởng ổn định (3 giai đoạn). ← Công thức: [pic] Với: [pic] Trong đó: V0: Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại FCFEt: Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t r: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty Vn: Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n gn: Tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm n

b. Ước tính giá trị toàn bộ doanh nghiệp Khái quát Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến của doanh nghiệp (dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế và chi phí hoạt động nhưng trước khi thanh toán nợ vay) theo chi phí sử dụng vốn bình quân (chi phí sử dụng các nguồn tài trợ của doanh nghiệp được tính bính quân gia quyền theo tỷ trọng giá trị thị trường của từng yếu tố).
Giá trị của công ty = [pic][Dòng tiền của công tyt / (1+WACC)t] Trong đó: Dòng tiền của công ty t = Dòng tiền kỳ vọng của công ty tại thời điểm t WACC = Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền

Dòng tiền thuần của công ty Dòng tiền thuần của công ty là tổng dòng tiền của tất cả những người có quyền đối với tài sản của công ty, bao gồm các cổ đông, các trái chủ, và các cổ đông cổ phiếu ưu đãi. Có hai cách tính dòng tiền thuần của côngty (FCFF): ← Cách 1: Cộng các dòng tiền của những người có quyền đối với tài sản của công ty:
FCFF = FCFE + Chi phí lãi vay (1- Thuế suất) + Các khoản trả nợ gốc – Các chứng khoán nợ mới + Cổ tức cổ phiếu ưu đãi ← Cách 2: Sử dụng thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) làm cơ sở tính toán:
FCFF=EBIT(1- Thuế suất) + Chi phí khấu hao – Chi vốn – Tăng giảm vốn lưu động Hai cách trên sẽ cho ra các giá trị ước lượng dòng tiền như nhau.

Điều kiện áp dụng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tiềm năng vì phương pháp này phản ánh giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở chiết khấu các dòng lợi ích trong tương lai.

Hạn chế Phương pháp này bị giới hạn trong các trường hợp sau: ← Doanh nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu. ← Đối với doanh nghiệp nhỏ: Phương pháp này đòi hỏi phải đo lường được mức rùi ro của doanh nghiệp, từ đó tính tỷ suất chiết khấu; nhưng do các doanh nghiệp nhỏ không có chứng khoán giao dịch trên thị trường nên không thể tính được các thông số rủi ro của các doanh nghiệp này.

Các mô hình ước tính giá trị công ty bằng FCFF Công ty tăng trưởng ổn định: Mô hình FCFF tăng trưởng ổn định là mô hình ước tính giá trị công ty với tỷ lệ tăng trưởng ổn định. Một công ty có FCFF đang tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng ổn định có thể được ước tính giá trị công ty bằng cách sử dụng mô hình sau: Công thức: [pic] Trong đó: V0: Giá trị công ty FCFF1 = FCFF dự kiến năm tới WACC = Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền g = Tỷ lệ tăng trưởng FCFF (mãi mãi)

WACC biểu thị tỷ suất lợi nhuận mong muốn tối thiểu trên các tài sản có giá trị đối với cả những người nắm giữ công cụ nợ và những người giữ vốn cổ phần, hoặc nó mang lại cho họ tỷ suất lợi nhuận mong muốn. Công thức: WACC = ke [ E/V ] + kd (1-tc) [ D/V ] Trong đó: ke: Tỷ suất sinh lợi mong muốn của các cổ đông ( Chi phí vốn cổ phần) kd: Tỷ suất sinh lợi mong muốn của ngươì cho vay kc: Thuế suất thuế TNDN E: Giá trị thị trường vốn cổ phần của công ty D: Giá trị thị trường của nợ V = E + D: Tổng giá trị thị trường của công ty Công thức tính ke: ke = rf + b (rm – rf) Trong đó: rf: Tỷ suất lợi nhuận của các khoản đầu tư không rủi ro rm: Tỷ suất lợi nhuận trên danh mục các loại chứng khoán trên thị trường, thường được chấp nhận trong khoảng 5% - 8% cao hơn tỷ suất rủi ro. b: Hệ số rủi ro liên quan của chứng khoán vốn; toàn bộ rủi ro của thị trường được lấy là 1, một hệ số b nhỏ hơn 1 chỉ ra rằng cổ phiếu đó rõ ràng ít rủi ro hơn trung bình, và một hệ số b lớn hơn 1 cho thấy nó có độ rủi ro cao hơn b( rm – rf) được gọi là phụ phí rủi ro.

1.3.5 Phương pháp thị trường

a .Khái niệm Phương pháp thị trường là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của đối tượng cần thẩm định với các doanh nghiệp, các lợi ích về quyền sở hữu,hay chứng khoán tương tự đã được bán trên thị trường.

b. Điều kiện áp dụng Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp so sánh được giao dịch trên thị trường tài chính và thị trường đã đánh giá các doanh nghiệp này tương đối chính xác.

c. Các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa vào thị trường ← Sử dụng tỷ số P/E trung bình ngành để ước tính giá trị doanh nghiệp, với điều kiện là các doanh nghiệp khác trong ngành có thể so sánh được với doanh nghiệp đang thẩm định và thị trường ước tính giá trị các doanh nghiệp này tương đối chính xác. ← Tỷ số giá/Doanh thu cũng được sử dụng để ước tính giá trị doanh nghiệp.
Phương pháp tỷ số giá bán trên thu nhập: Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
V = Lợi nhuận ròng dự kiến * PE Trong đó: PE = [pic] Với: Ps: Giá mua bán cổ phần trên thị trường EPS: Thu nhập dự kiến của mỗi cổ phần EPS = Lợi nhuận ròng dự kiến/N N: Số lượng cổ phần đã phát hành

Ý nghĩa của tỷ số PE: ← Tỷ số PE càng cao khi triển vọng gia tăng lợi nhuận hàng năm của công ty càng cao và mức độ rủi ro đối với lợi nhuận càng thấp. ← Khi tỷ số PE của công ty này có giá trị cao hơn so với công ty khác, thì chứng tỏ công ty đó được thị trường đánh giá là có triển vọng gia tăng lợi nhuận cao hơn.

d. Ưu, nhược điểm ← Ưu điểm: Các tỷ số khá đơn giản và dễ dàng tiếp cận ← Nhược điểm: - Các tỷ số cũng rất dễ bị lạm dụng và sử dụng sai mục đích, đặc biệt trong trường hợp có các doanh nghiệp so sánh. - Các tỷ số về doanh nghiệp so sánh có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng.

e. Hạn chế Phương pháp này bị giới hạn trong trường hợp các doanh nghiệp không có chứng khoán giao dịch trên thị trường, khi đó sẽ khó tìm được các doanh nghiệp có thể so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá trên thị trường.

1.3.6 Phương pháp định lượng lợi thế thương mại

a. Khái niệm Đây là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Theo phương pháp này giá trị cảu doanh nghiệp được tính bằng giá trị của các tài sản thuần đánh giá lại theo phương pháp tài sản cộng với giá trị lợi thế thương mại. Giá trị lợi thế thương mại cảu doanh nghiệp được tính bằng hiện giá của các khoản siêu lợi nhuận do lợi thế thương mại của doanh nghiệp tạo ra.

b. Công thức
V0 = A + VGW Trong đó: V0: Giá trị doanh nghiệp A: Giá trị tài sản cùa doanh nghiệp VGW: Giá trị lợi thế thương mại

VGW = [pic]

Với: Rt: Lợi nhuận năm t At : Giá trị tài sản năm t r: Tỷ suất lợi nhuận bình quân phổ biến của ngành Rt – r.At: Siêu lợi nhuận năm t i: Tỷ suất chiết khấu

c. Các mô hình lựa chọn Rt, r, At Có nhiều cách lựa chọn Rt, r, At để xác định giá trị lợi thế thương mại, cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:
|Mô hình |R |Rt |At |
|1. UEC (Hiệp hội các nhà kế toán |Chi phí sử dụng vốn trung bình các|Lợi nhuận trước thuế và lãi vay |Tổng tài sản hữu dụng |
|châu Âu) |nguồn vốn trung và dài hạn (WACC) |(EBIT) | |
|2. Anglo – Saxons |Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu |Lợi nhuận thuần |Giá trị tài sản thuần (vốn chủ sở |
| |(ke) | |hữu) được đánh giá lại |
|3. CPNE (Vốn thường xuyên cần |Chi phí sử dụng vốn trung bình các|Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay |Vốn thường xuyên được tài trợ bằng|
|thiết cho kinh doanh) |nguồn vốn trung và dài hạn (WACC) |trung và dài hạn |các nguồn ổn định: vốn chủ sở hữu,|
| | | |vốn vay trung và dài hạn |

d. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm ← Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phản ánh sát hơn giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp tài sản do có tính đến giá trị tài sản vô hình. ← Phương pháp này có thể bù trừ các sai sót có thể xảy ra trong quá trình xác định giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, nếu giá trị tài sản (At) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị lợi thế thương mại, và ngược lại.

Hạn chế ← Trong cơ chế thị trường khó có một doanh nghiệp nào có thể duy trì được lợi thế so sánh một cách lạu dài. Do đó rất khó để dự đoán chính xác thời hạn tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp. ← Giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các tham số r, At, Rt. Vì vậy nếu thiếu cân nhắc kỹ lưỡng trong chọn lựa cũng như xác định không chính xác các tham số này sẽ dẫn đến kết luận sai lầm hoặc chủ quan về giá trị doanh nghiệp.

1.4 QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

a. Xác định vấn đề Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau:
← Thiết lập mục đích thẩm định giá
← Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường,...
← Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
← Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá

a. Lập kế hoạch thẩm định giá Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá

b. Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu Trong bước này cần lưu ý: ← Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp. ← Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp.

d. Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

e. Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị doanh nghiệp

f. Chuẩn bị và lập báo cáo thẩm định giá Báo cáo thẩm định giá phải nêu rõ: ← Mục đích thẩm định giá. ← Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ. Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi ích doanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộ doanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu. ← Cơ sở giá trị của thẩm định giá. ← Phương pháp thẩm định giá. ← Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá. ← Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sự vận dụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẫn mà sự vận dụng đó xét thấy cần thiết và thích hợp thì nội dung, những lý do vận dung cần được nêu rõ trong báo cáo. ← Phân tích tài chính. ← Kết quả thẩm định giá. ← Phạm vi và thời hạn thẩm định giá. ← Chữ ký và xác nhận..

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH SÀI GÒN (SAFCO)

Trụ sở: 20 Trần Hưng Đạo, phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT: (84 8) 39 246799 - Fax: (84 8) 39246839
Email: faechcm@vnn.vn
MST : 0303291132
Tài khoản số : 45105100027687040011 tại Ngân hàng Liên Việt – CN Tân Bình.

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

← Giai đoạn khi còn là Trung tâm Dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản:

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 51/2004/QĐ-UB ngày 08/03/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Trung tâm Dịch vụ Thẩm định giá và Bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở ngân hàng và Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy đinh.

- Quy chế hoạt động của Trung tâm thực hiện theo Quyết định số 3838/QĐ-UB ngày 05/08/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh.

- Phí dịch vụ thẩm định giá Trung tâm được thu theo Quyết định số 204/2004/QĐ-UB ngày 27/08/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt mức thu phí các loại hình dịch vụ tư vấn của Trung tâm Dịch vụ Thẩm định giá và Bán đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tài chính Hồ Chí Minh.

← Giai đoạn chuyển sang Công ty cổ phần Tư vấn Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính (nay là Công ty cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Sài Gòn):

- Thực hiện theo Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển đổi các Trung tâm thẩm định giá sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

- Ngày 12/09/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 4123/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án và chuyển Trung tâm Dịch vụ Thẩm định giá và Bán đấu giá tài sản thành Công ty Cổ phần Tư vấn Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính.

- Từ ngày 07/05/2008, Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá và dịch vụ tài chính chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần lần đầu số 4103010223 ngày 07/05/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.

- Ngày 21/01/2011, Bộ Tài chính công bố Danh sách Thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2011 tại Thông báo số 47/TB-BTC.

- Ngày 21/01/2011, Bộ Tài chính công bố Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá năm 2011 tại Thông báo số 48/TB-BTC

- Từ ngày 05/7/2010 Công ty CP Tư vấn Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính được thay đổi thành Công ty cổ phần Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Sài Gòn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ phần số: 0303291132 ngày 05/7/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp;

- Ngày 31/8/2010, Bộ Tài chính công bố về việc đổi tên Doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá năm 2010 tại Thông báo số 252/TB-BTC.

2.2 CHỨC NĂNG, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

2.2.1 Đối tượng phục vụ

Các tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và công dân (gọi chung là khách hàng).

2.2.2 Ngành nghề kinh doanh

a. Dịch vụ thẩm định giá

Thực hiện dịch vụ thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải, hàng hóa, dịch vụ, thẩm định giá trị doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

b. Dịch vụ tổ chức bán đấu giá tài sản

Thực hiện dịch vụ tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất, máy móc thiết bị, hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng hoặc ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c. Dịch vụ cung cấp thông tin giá cả thị trường

Cung cấp thông tin và tư vấn về thị trường giá cả tài sản, hàng hóa, quảng cáo rao bán, cho thuê bất động sản, lập thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu bất động sản và tư vấn các vấn đề có liên quan đến pháp lý về nhà đất,…theo yêu cầu của khách hàng.

d. Dịch vụ tư vấn

Tư vấn để chuyển nhượng, giao dịch tài sản, bồi thường, tái định cư… tư vấn cho các chủ đầu tư trong việc lập phương án bồi thường, chính sách bồi thường và tái định cư.

e. Tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học thẩm định giá và dịch vụ tài chính

Tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu, hội thảo, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thẩm định giá, lĩnh vực tài chính, kế toán,…

f. Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm

Xuất bản các ấn phẩm thông tin, sách, tạp chí, về thẩm định giá, thị trường giá cả và các lĩnh vực liên quan.

g. Các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân thành phố hoặc Bộ tài chính giao phó.

2.2.3 Thẩm định giá tài sản phục vụ

- Bán nhà, xưởng thuộc sở hữu nhà nước.

- Góp vốn liên doanh, liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp

- Tính thuế, khấu hao tài sản cố định.

- Bán đấu giá tài sản, chuyển nhượng tài sản.

- Giải phóng mặt bằng.

- Làm cơ sở tham khảo để bảo lãnh du học, du lịch.

- Mua sắm, thanh lý tài sản, …

- Xác định giá mua, giá bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

- Các mục đích khác theo thỏa thuận,…

2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

[pic]

2.4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

[pic]

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ, tư vấncho khách hàng về mục đích thẩm định giá.

Bước 2 : Trình hồ sơ cho Ban Giám đốc và ký Hợp đồng.

Bước 3 : Chuyển hồ sơ, hợp đồng cho Phòng nghiệp vụ.

Bước 4 : Phòng nghiệp vụ xử lý xong chuyển cho Bộ phận KSCL.

Bước 5 : Bộ phận KSCL kiểm tra nếu có sai sót chuyển lại cho Phòng nghiệp vụ chỉnh sửa, nếu không có sai sót chuyển cho Thẩm định viên.

Bước 6 : Thẩm định viên kiểm tra và ký xong trình Ban Giám đốc ký phát hành Chứng thư.

Bước 7 : Phòng Hành chánh Tổ chức nhận Chứng thư, Báo cáo từ Ban Giám đốc phê duyệt, photo, đóng cuốn và đóng dấu Chứng thư, Báo cáo.

Bước 8 : Phòng Hành chính Tổ chức chuyển Chứng thư qua Phòng Kế toán để tính phí dịch vụ, thu phí dịch vụ và thanh lý hợp đồng.

Bước 9 : Phòng Kế toán chuyển Chứng thư qua Bộ phận quan hệ khách hàng để giao cho khách hàng.

Bước 10 : Bộ phận quan hệ khách hàng lập Biên bản bàn giao chứng thư và giao cho khách hàng.

2.5 QUY TRÌNH BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Qui trình tiếp nhận và tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện theo các bước cụ thể như sau :

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ của tài sản bán đấu giá

← Kiểm tra hồ sơ : kiểm tra các văn bản pháp lý liên quan đến tài sản bán đấu giá, yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ (nếu có)

← Thông báo cho khách hàng qui trình của việc tổ chức đấu giá, thời gian tổ chức, thanh tóan, phí dịch vụ đấu giá….

← Gởi Giấy yêu cầu bán đấu giá tài sản để khách hàng điền các thông tin cần thiết của tài sản bán đấu giá (mẫu số 1)

← Gởi mẫu Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá để khách hàng tham khảo (mẫu số 2).

Bước 2 : Đi khảo sát thực tế :

← Chụp hình tài sản bán đấu giá

← Lập Phiếu khảo sát thực địa ghi nhận tình trạng của tài sản (mẫu số 3)

Bước 3 : Ký kết Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản :

← Soạn thảo Hợp đồng trình Ban Giám đốc

← Gởi Hợp đồng đến khách hàng tham khảo.

← Chỉnh sửa, bổ sung Hợp đồng (nếu có)

← Trình Ban Lãnh đạo 02 bên cùng ký kết Hợp đồng, HĐ được lập 06 bản, mỗi bên giữ 03 bản.

Bước 4 : Đăng báo :

Sau khi khách hàng nộp tạm ứng tiền đặt trước theo qui định của hợp đồng, tiến hành đăng báo Sài gòn giải phóng 2 kỳ (đối với động sản) và 3 kỳ (đối với bất động sản).

Bước 5 : Soạn thảo qui chế, thông báo bán đấu giá tài sản trình Ban giám đốc duyệt (mẫu số 4, 5).

Bước 6 : Niêm yết thông báo bán đấu giá tài sản :

← Tại Công ty

← Tại đơn vị ủy quyền

← Nơi có tài sản bán đấu giá.

Bước 7 : Tiếp nhận khách hàng mua hồ sơ đấu giá :

Bộ hồ sơ đấu giá bán cho khách hàng gồm :

← Giấy đăng ký mua tài sản bán đấu giá (mẫu số 6).

← Qui chế bán đấu giá tài sản.

← Bản photo các văn bản liên quan đến tài sản bán đấu giá

← Phối hợp với Bộ phân tài vụ thu tiền bán hồ sơ cho khách hàng

Bước 8 : Tiếp nhận khách hàng đăng ký tham gia đấu giá :

Hồ sơ khách hàng tham gia đấu giá nộp là :

← Giấy đăng ký mua tài sản bán đấu giá

← Bản sao CMND hoặc bản photo có đối chiếu với bản chính (cá nhân), nếu là bất động sản có bản sao hộ khẩu

← Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh (tổ chức)

← Phối hợp với Bộ phân tài vụ thu tiền đặt trước của khách hàng

Bước 9 : Báo cáo tình hình đăng ký đấu giá :

← Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản, tổng hợp tình hình và danh sách khách hàng đăng ký đấu giá

← Soạn Tờ trình về tổ chức phiên đấu giá trình Ban giám đốc (mẫu số 7)

Bước 10 : Gởi thơ mời tham dự phiên đấu giá :

← Đơn vị ủy quyền

← Phòng Công chứng (nếu là bất động sản)

← Trường hợp không có khách hàng đăng ký tham gia đấu giá, gởi Văn bản thông báo đến đơn vị ủy quyền.

Bước 11 : Tổ chức phiên đấu giá :

← Phối hợp với Phòng Hành chính chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp bàn ghế.

← Tiến hành phiên đấu giá (đính kèm Diễn biến của phiên bán đấu giá tài sản)

← Sau phiên bán đấu giá, phối hợp với Bộ phân tài vụ thu tiền đặt bổ sung của người trúng đấu giá và trả tiền đặt trước lại cho người không trúng đấu giá.

Bước 12 : Công việc sau khi đấu giá thành:

← Theo dõi việc thanh tóan tiền mua tài sản của khách hàng.

← Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ tiền mua tài sản :

- Chuyển số tiền theo qui định trong Hợp đồng cho bên ủy quyền.

- Thông báo cho bên ủy quyền biết để bàn giao tài sản cho người mua.

← Tham dự bàn giao tài sản với bên ủy quyền và người mua

← Liên hệ với khách hàng để ký Hợp đồng mua bán tài sản (mẫu số 9)

← Liên hệ với Phòng Công chứng chứng nhận Hợp đồng mua bán tài sản (nếu là bất động sản)

Bước 13 : Thanh lý hợp đồng (mẫu số 10), chuyển Bộ phân tài vụ thực hiện :

← Thanh toán số tiền theo Biên bản thanh lý hợp đồng

← Xuất hóa đơn dịch vụ giá trị gia tăng cho bên ủy quyền

Trường hợp đấu giá không thành :

Gởi Văn bản thông báo và đề nghị bên ủy quyền tiếp tục ủy quyền cho Công ty tổ chức đấu giá, nếu bên ủy quyền đồng ý, hai bên tiến hành ký kết Hợp đồng sửa đổi bổ sung và qui trình tổ chức bán đấu giá được thực hiện lại như từ bước 1.

2.6 NGUỒN NHÂN LỰC

SAFCO có đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp, Thẩm định viên nhiều năm kinh nghiệm về ngành giá và các chuyên viên thẩm định có năng lực về chuyên ngành thẩm định giá, và nhiều ngành nghề khác, …

← Tổng số nguồn nhân lực của Công ty : gồm 30 người.

← Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty và các Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ.

|STT |Họ và tên |Chức vụ |Trình độ |Thời gian công tác |
|1 |Ông Nguyễn Văn Huynh |Chủ tịch HĐQT |Đại học |28 năm |
|2 |Ông Nguyễn Thế Phượng |Ban Cố vấn HĐQT – Trưởng khoa Thẩm |Thạc sĩ |30 năm |
| | |định giá Trường Đại học Tài chính | | |
| | |Marketing | | |
|3 |Bà Nguyễn Thành Huỳnh Hương |Thành viên HĐQT - Trưởng Phòng Hành |Đại học |26 năm |
| | |chính Tổ chức | | |
|4 |Ông Nguyễn Văn Trung |Giám đốc – Thẩm định viên về giá & |Đại học |21 năm |
| | |Đấu giá viên | | |
|5 |Bà Ngô Thị Ngọc |Đấu giá viên |Đại học |33 năm |
|6 |Bà Nguyễn Thái Nhật Tiên |Phó Trưởng phòng Thẩm định giá |Đại học |6 năm |
|7 |Ông Nguyễn Đăng Khoa |Phó Trưởng phòng Thẩm định giá |Đại học |7 năm |

2.7 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay SAFCO đã thẩm định giá nhiều dự án cao ốc, mua sắm mới, Cổ phần hóa doanh nghiệp, mua bán, lập phương án bồi thường và tái định cư và bán đấu giá tài sản cho các Sở, Ban ngành và các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

CỔ PHẨN THÉP POMINA

3.1 MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ

Thẩm định giá Công ty Cổ phần Thép Pomina cho mục đích phát hành cổ phiếu.

3.2 ĐỐI TƯỢNG THẨM ĐỊNH GIÁ

3.2.1 Loại hình tổ chức doanh nghiệp : Công ty cổ phần

3.2.2 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thép Pomina

Tên giao dịch đầy đủ bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA Tên giao dịch đối ngoại: POMINA STEEL CORPORATION Tên giao dịch viết tắt: CÔNG TY THÉP POMINA Mã chứng khoán: POM Địa chỉ: Số 27 - khu Công Nghiệp Sóng Thần II - Huyện Dĩ An - Bình Dương Điện thoại: (84) 650 710051 Fax: (84) 650 740862 Email: webmaster@pomina-steel.com Website: www.pomina-steel.com Ngày thành lập: 16/08/1999 Số ĐKKD: 3700321364 Ngày cấp ĐKKD: 11/02/2010 Vốn điều lệ hiện tại: 1.630.000.000.000 VND Mã số thuế: 3700321364 Số lượng cổ phiếu: 163.000.000 cổ phiếu Mệnh giá: 10.000 VND/Cổ phiếu Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông

3.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 16-8-1999, Công ty Thép Pomina được thành lập (KCN Sóng Thần, Dĩ An) với vốn điều lệ là 42 tỷ đồng, với 170 công nhân, chuyên sản xuất sắt thép với công suất 300.000 tấn/năm. Tiền thân của Công ty TNHH Thép Pomina là Nhà máy Thép Pomina 1 do Công ty TNHH Thép Việt đầu tư xây dựng. Năm năm sau, vào cuối năm 2004, nhà máy 2 của công ty ra đời, công suất nâng lên gấp đôi: 600.000 tấn/năm, nâng tổng số vốn đầu tư lên hơn 1.000 tỷ đồng. Đến ngày 17/07/2008, công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thép Pomina với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Thép Pomina tăng vốn điều lệ lên 820 tỷ đồng vào tháng 7/2009 bằng việc phát hành riêng lẻ. Tháng 7/2009 Công ty Cổ phần Thép Pomina chính thức thành lập Nhà máy luyện phôi thép, trên khu đất 46 hecta, tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tổng vốn đầu tư 1.379 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu 495 tỷ, đã góp 320 tỷ đồng - vốn vay 884 tỷ đồng), với công suất của dự án là: luyện 1 triệu tấn phôi và cán 0,5 triệu tấn thép xây dựng. Dự án sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm 2011. Ngày 31/08/2009, Công ty Cổ phần Thép Pomina đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận vê việc đăng ký trở thành Công ty đại chúng. Chỉ sau hơn 10 năm, Pomina đã khẳng định thương hiệu, duy trì tốc độ phát triển thị phần rất cao tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Với ngành công nghiệp sản xuất thép, đây là một sự bứt phá trong phát triển và mở rộng quy mô hoạt động. Bình Dương, vùng đất lành đã được các nhà sáng lập Công ty Thép Pomina lựa chọn làm nơi tạo dựng sự nghiệp. Với tiêu chí xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn phải quan tâm hàng đầu, là cốt lõi quyết định sự vững chắc của công trình, là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt, sức cạnh tranh và sự phát triển lâu dài của thép Pomina, những nhà sáng lập công ty đã lựa chọn đầu tư vào dây chuyền công nghệ cán thép hàng đầu Vai-Pomini và Simac của Italy. Từ dây chuyền công nghệ tiên tiến này, công ty đã sản xuất ra các loại sản phẩm thép chất lượng cao như thép cuộn, thép trơn và đặc biệt là thép thanh vằn với các mác thép: SD390, SD490, Gr60 có đóng hình quả táo nổi, logo của công ty và dấu nổi mác thép trên từng mét sản phẩm. Bên cạnh các sản phẩm chiến lược này, công ty còn đa dạng hóa sản phẩm với các loại thép hình: thép góc, thép dẹp, thép U, I, V... Tất cả các loại sản phẩm của công ty luôn đạt tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực của Nhật Bản (JIS), Hoa Kỳ (ASTM), Việt Nam (ASTM) về giới hạn chảy, giới hạn đứt, độ dãn dài, khả năng uốn... Với chất lượng sản phẩm luôn ổn định, kèm theo chính sách giá phù hợp và các chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, hiệu quả kinh tế của Pomina không ngừng tăng cao. Tính đến thời điểm này, Pomina là nhà máy thép lớn nhất Việt Nam với tổng công suất của Pomina là: - Công suất luyện phôi thép: 1,5 triệu tấn. - Công suất cán thép xây dựng: 1,6 triệu tấn.

3.2.4 Logo Công ty Pomina

Các sản phẩm Pomina mang nhãn hiệu Pomina với Logo nổi bật trên từng mét sản phẩm: HÌNH QUẢ TÁO NỔI. Công ty đã đăng ký độc quyền về cả tên Công ty, tên thương hiệu và Logo tại thị trường Việt Nam và Campuchia.

Cách xác định sản phẩm của nhà máy thép Pomina: • Trên mỗi cuộn sản phẩm thép dây, bó thép vằn hay thép tròn trơn đều có một tấm Mác thép thể hiện rõ: - Tên, - Địa chỉ của Công ty, - Số đăng ký chất lượng, - Đường kính sản phẩm, - Cấp thép, - Tiêu chuẩn áp dụng, - Trọng lượng trung bình của bó, - Ký hiệu lô thép. • Đối với sản phẩm thép vằn, logo Công ty và đường kính sản phẩm được in nổi trên từng cây thép. Khoảng cách giữa hai logo thay đổi từ 1 m đến 1,2 m tùy theo đường kính sản phẩm. Sau mỗi logo là hai chữ số thể hiện đường kính của sản phẩm. Logo và mỗi chữ số cách nhau bởi một gân (vằn) thép.

Một số mẫu logo của Công ty:
[pic] [pic] [pic]

[pic][pic][pic][pic] Ý nghĩa của Logo: Logo hình quả táo, trong đó nổi bật hình ảnh hạt giống của trái táo mang ý nghĩa “Cốt lõi của mầm sống, cốt lõi của sự sống”. Ý nghĩa này nói lên tầm quan trọng và đặc biệt của những gì được gửi gắm và mang trên mình biểu tượng này. Như những mầm sống đem đến sự sống cho muôn loài, những mạch máu đem đến nguồn sống nuôi cơ thể, Thép Pomina mang đến nguồn sống cho những công trình trường tồn mãi mãi theo thời gian – Thép Pomina từ đó đã trở thành cốt lõi của sự sống. Logo cũng là một biểu trưng của sự cam kết về chất lượng đối với tập thể HĐQT, Ban điều hành và toàn thể CBCNV Công ty Thép Pomina đối với những gì được mang trên mình hình ảnh này. Chất lượng để mãi mãi trường tồn chính là điều cốt lõi và cũng chính là Tôn Chỉ và Mục đích của Công ty. Thêm vào đó hình ảnh quả táo tự thân vốn đã rất gần gũi với tất cả mọi người, được gắn lên một thanh thép sẽ là một hình ảnh đáng yêu, là một điểm gợi nhớ khi người ta bắt gặp nó lần đầu tiên và sẽ dễ “gọi lại” trong tâm trí mọi người mỗi khi cần nhớ đến một thương hiệu thép – thương hiệu Thép Trái Táo.

3.2.5 Danh sách các ngân hàng Pomina mở tài khoản

|Ngân hàng giao dịch |Địa chỉ |Loại tiền |Số tài khoản |
|Vietcombank Bình Dương |Đại lộ Bình Dương, Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một, BD |VND USD |0281000006172 0281000006210 |
|NH Đầu tư & Phát triển Việt Nam – CN |134 Nguyễn Công Trứ, Q.1, TP.HCM |VND USD |31010000005697 31081370058327 |
|TP.HCM | | | |
|NH Công thương – SGD II |79 Hàm nghi, Q.1, TP.HCM |VND USD |102010000472287 102020000051403 |
|NH Nông nghiệp & PTNT Việt Nam |50 Bến chương Dương, Q.1, TP.HCM |VND USD |170031100300855 170032137000293 |
|NH ANZ TP.HCM |11 Công trường Mê Linh, Q.1, TP.HCM |VND USD |4047671 |
| | | |4047679 |

3.2.6 Sản phẩm

Hiện nay, POMINA cung cấp cho thị trường 1.100.000 tấn thép các loại/năm, bao gồm các chủng loại thép cuộn, thép thanh vằn, thép thanh trơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của thị trường và trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Thép vằn
[pic] [pic] [pic] [pic]

Thép cuộn
[pic] [pic] [pic] [pic]

Thép tròn [pic] [pic] [pic]

Thép hình
[pic] [pic] [pic] [pic]

Thép tấm

3.2.7 Quy trình sản xuất thép

[pic]

3.2.8 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ

• Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng: Công ty đầu tư lớn vào hệ thống máy thử nghiệm thành phần hóa học và máy thử cơ lý tính, đảm bảo mội thành phẩm xuất xưởng phải chặt chẽ tuân theo tiêu chuẩn đã đăng ký, đồng thời các hoạt động được kiểm soát theo qui trình và mẫu biểu ISO 9001. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty: - Pomina sản xuất sản phẩm chính theo tiêu chuẩn: TCVN, JIS, ASTM - Đối với thép rebar (thanh), section (hình) áp dụng hướng dẫn: 5HD25.21 - Đối với thép wirerod (cuộn): áp dụng theo hướng dẫn: 5HD26.21 Thép thanh (rebar) và thép hình (section): Từ 15 – 60 phút (tối đa): Công nhân KCS lấy mẫu kiểm 1 lần, mỗi lần 2 đoạn thép 100 - 200mm kiểm tra barem và hình học thép thanh, thép hình ghi vào biểu mẫu mà ISO 9001 đã ban hành. Trong khoảng 40 - 60 tấn: Công nhân KCS lấy 3 mẫu dài 800 mm để thử kéo, uốn. Ngoài ra công nhân KCS có quyền kiểm tra bất kỳ thời điểm nào trong ca. Thép wirerod (cuộn): Tối đa 60 phút công nhân KCS kiểm tra 1 lần, mỗi lần 2 đoạn thép 100 - 200mm. Kiểm tra cơ lý tính: 60 - 100 tấn sản phẩm 1 lô lấy kiểm tra 3 mẫu đo đường kính theo biểu mẩu ISO 9001 đã ban hành. Sản phẩm kiểm tra không đạt: phân loại, đánh dấu và tập trung theo sơ đồ kho qui định.

• Bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty: - Phòng KCS: 01 trưởng bộ phận KCS sản xuất và 6 công nhân KCS trình độ trung cấp đi theo ca sản xuất. - Dịch vụ: Khi sản phẩm bị khách hàng khiếu nại phản ánh về chất lượng thì trưởng bộ phận KCS có trách nhiệm thu thập thông tin sau đó thảo luận giải quyết: test uốn tại trung tâm 3 để có kết quả thỏa mãn khách hàng.

3.2.9 Sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

a. Sứ mệnh Với sự nhất trí cao nhất của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc Pomina cùng với các cố vấn, là những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam hiện nay, đã tiến hành định vị thương hiệu và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho Pomina trong giai đoạn 2008 - 2015 với sứ mạng: “Phấn đấu trở thành niềm tự hào của Việt Nam trong ngành công nghiệp nặng”. Các giá trị cốt lõi của thương hiệu được xác định làm cơ sở để thực hiện sứ mạng trên: - Là công ty sản xuất thép có dây chuyền công nghệ hiện đại nhất Vùng Đông Nam Á và Việt Nam hiện nay; - Trở thành công ty có sản lượng sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam vào năm 2009.

b. Tầm nhìn Công ty Pomina không ngừng nỗ lực củng cố và phát triển để giữ vững vị trí trong ngành công nghiệp thép Việt Nam và có khả năng cạnh tranh quốc tế.

3.2.10 Định vị thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và quảng bá thương hiệu

a. Định vị thương hiệu - Là một trong những nhà máy sản xuất thép có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay, với những sản phẩm thép chất lượng cao phù hợp với các công trình trọng điểm của đất nước (mảng công nghiệp cũng như dân dụng); - Là sản phẩm thép xây dựng chất lượng với mác thép cao SD 390, Gr60 vì thế sản phẩm của thép Pomina hiện nay chủ yếu được sử dụng tại các công trình lớn, như thủy điện, cầu, đường, các cao ốc, khu dân cư hiện đại…; - Khách hàng chính của Pomina là các Công ty Xây dựng, Công ty Tư vấn – Thiết kế, nhà thầu… có uy tín nhất hiện nay như Tổng công ty Xây dựng số 1, Cofico, Hòa Bình, Coteccon…; thêm vào đó là các công ty phân phối hàng đầu Việt Nam trong ngành thép như SMC, CNT…; - Bên cạnh việc cung cấp trực tiếp cho các công trình, sản phẩm thép Pomina còn chiếm sự được tin tưởng và được chọn để sử dụng như một nguyên liệu không thể thiếu của các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bêtông như Công ty Bêtông Châu Thới 620, Công ty Bêtông Hùng Vương, Công ty Bêtông Phan Vũ…; - Bằng những dự án đầu tư mang tính chiến lược, Công ty Pomina đã góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp luyện cán thép, một ngành giữ vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b. Bảo vệ thương hiệu ➢ Đăng ký bảo hộ trong nước - Yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ thương hiệu của mình chính là yếu tố chất lượng sản phẩm. Việc tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất là cách hiệu quả nhất để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình. - Về mặt pháp lý, thương hiệu POMINA (thương hiệu Công ty) và các thương hiệu sản phẩm (các nhãn hàng) đều được đăng ký bảo hộ bởi Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ).

➢ Các biện pháp bảo vệ thương hiệu khác - Phương pháp trực quan thương hiệu chống hàng nhái, hàng giả, đồng thời cũng như một sự cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của Công ty đều được in mác thép và logo nổi trên mỗi sản phẩm. - Về mặt pháp lý, Công ty chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Quản lý Thị trường, Trung tâm Kiểm định III… các tổ chức xã hội như Hội bảo vệ Người tiêu dùng để cùng thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có những sản phẩm không đạt chất lượng mang thương hiệu Công ty xuất hiện trên thị trường. - Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các chương trình truyền thông thương hiệu nhằm xây dựng và nâng cao nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của Công ty. Từ đó, người tiêu dùng có được sự nhận biết đối với sản phẩm của Công ty, phân biệt được so với các sản phẩm khác…

c. Quảng bá thương hiệu Pomina giữ vững vị trí thương hiệu lớn nhất trong ngành công nghiệp thép Việt Nam và có khả măng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, Công ty đã quảng bá thương hiệu của mình bằng hàng loạt các hoạt động khác nhau như tài trợ, quảng cáo, tổ chức sự kiện,…

Các hoạt động thương hiệu năm 2009 của Công ty: - Chương trình “Ngôi nhà mơ ước” - Chương trình “Câu chuyện ước mơ” - Chương trình “Chìa khóa thành công” - Chương trình “Cúp xe đạp truyền hình” - Bảng hiệu, Billboard - Các hoạt động tài trợ hội nghị - Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng - Hoạt động PR thương hiệu

Chi phí truyền thông thương hiệu Pomina năm 2009

|Hoạt động |Ngân sách (đồng) |
|Chương trình “Ngôi nhà Mơ ước” |7.260.000.000 |
|Chương trình “Câu chuyện Ước mơ” |6.600.000.000 |
|Chương trình “Chìa khóa thành công” |3.420.000.000 |
|Cúp Xe đạp Truyền hình TP HCM |847.000.000 |
|Bảng hiệu cho hệ thống cửa hàng đại lý |1.200.000.000 |
|Bảng quảng cáo cỡ lớn (Billboard) cho nhãn hiệu |120.000.000 |
|Hội chợ |120.000.000 |
|Quảng cáo TVC spots tại thị trường Campuchia |360.000.000 |
|Các hoạt động PR truyền thông báo đài |300.000.000 |
|Các hoạt động tài trợ hội nghị, hội thảo ngành thép và ngành xây dựng |500.000.000 |
|TỔNG CỘNG |20.727.000.00 |

(Nguồn: Pomina)

Kế hoạch truyền thông thương hiệu năm 2010

|Hoạt động |Ngân sách (đồng) |
|Chương trình “Ngôi nhà Mơ ước” |5.800.000.000 |
|Chương trình “Câu chuyện Ước mơ” |4.400.000.000 |
|Chương trình “Chìa khóa thành công” |3.438.000.000 |
|Cúp Xe đạp Truyền hình TP HCM |1.373.482.000 |
|Chi phí truyền thông, quảng cáo khác |14.988.518.000 |
|TỔNG CỘNG |30.000.000.000 |

(Nguồn: Pomina)

3.2.11 Cơ cấu tổ chức của Công ty

[pic]

Trụ sở Công ty tại Đường số 27, KCN Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhà máy Pomina 1 nằm tại trụ sở Công ty bao gồm 02 dàn cán thép:

• Dàn cán thép 1: Công suất 300.000 tấn/năm và đưa vào sản xuất đầu năm 2002. Máy móc thiết bị được sản xuất bởi Công ty VAI-Pomini (Ý). • Dàn cán thép 2: Công suất 300.000 tấn/năm và đưa vào sản xuất vào năm 2005. Máy móc thiết bị được sản xuất bởi Công ty SIMAC (Ý).

Công ty Cổ phần Thép Thép Việt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, thị trấn Phú Mỹ, huyên Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bao gồm: • Nhà máy luyện Thép Thép Việt: do Techint (Ý) cung cấp, công suất 500.000 tấn/năm, đưa vào sản xuất 08/2007. • Dàn máy cán 3 tại Nhà máy Thép Thép Việt do Siemens-VAI (Đức – Ý), công suất 500.000 tấn/năm, đưa vào sản xuất 07/2009.

Nhà máy luyện phôi thép: được thành lập trên khu đất 46 hecta, tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư 1.379 tỷ đồng, với công suất của dự án là: luyện 1 triệu tấn phôi và cán 0,5 triệu tấn thép xây dựng. Dự án sẽ bắt đầu đi vào sản xuất vào cuối năm 2011.

3.2.12 Cơ cấu lao động

Hiện tại với một công ty thành viên và hai nhà máy, Pomina có khoảng 940 nhân sự, đối với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, liên tục phát huy cải tiến, sáng tạo năng động trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

Cơ cấu lao động theo trình độ và tính chất công việc
|Phân loại |Số người |Tỷ trọng (%) |
|THEO TRÌNH ĐỘ |
|Trên đại học |1 |0.11 |
|Đại học |140 |14.89 |
|Cao đẳng |54 |5.74 |
|Trung cấp, CNKT lành nghề |485 |51.60 |
|Lao động phổ thông |260 |27.66 |
|Tổng cộng |940 |100 |
|THEO TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC |
|Lao động trực tiếp |767 |81.60 |
|Lao động gián tiếp |173 |18.40 |
|Tổng cộng |940 |100 |

(Nguồn: Pomina)

3.2.13 Cơ cấu bộ máy quản lý

[pic] Tại Pomina, các doanh nghiệp hạch toán độc lập, có Ban Tổng Giám đốc và Ban điều hành doanh nghiệp riêng biệt. Sơ đồ tổ chức của các doanh nghiệp trong nhóm như sau: Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Thép Pomina. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ SXKD và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra. HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định), hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển cho toàn Công ty.

Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông.

Ban Tổng Giám đốc - Tổng Giám đốc công ty là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng Quản trị công ty về mọi hoạt động của Công ty. Tổng Giám đốc công ty lãnh đạo toàn diện và có thẩm quyền cao nhất quyết định các phương thức, biện pháp, tổ chức điều hành và quản lý đối với mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ, các quy chế và nghị quyết của HĐQT công ty. - Các Phó Tổng Giám đốc công ty: Phó Tổng Giám đốc công ty là người cộng sự và giúp việc Tổng Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các lĩnh vực do Tổng Giám đốc phân công phụ trách. Việc phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng Giám đốc được thể hiện trong văn bản phân công phù hợp với tình hình cụ thể của từng thời kỳ.

Các phòng nghiệp vụ Các phòng ban nghiệp vụ: gồm 7 phòng nghiệp vụ được phân định theo chức năng nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Vật tư, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Sản xuất, Phòng Kỹ thuật.

3.2.14 Danh sách những công ty mẹ và công ty con

a. Công ty mẹ - Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Thép Việt - Địa chỉ: 289 Lý Thường Kiệt, Quận 11, Tp.Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 38 655 311 - Fax: (08) 38 650 231 - Thời điểm thành lập: 12/01/1993 - Ngành nghề kinh doanh: Mua, bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất; đại lý ký gởi, ủy thác, thu mua; sản xuất thép; môi giới bất động sản; kinh doanh nhà; dịch vụ nhà đất.

b. Công ty con - Công ty Cổ phần Thép Thép Việt - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, thị trấn Phú Mỹ, huyên Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Điện thoại: (064) 3922 521 Fax: (064) 3922 446 - Thời điểm thành lập: 06/04/2007 - Vốn điều lệ: 800.000.000.000 đồng (Tám trăm tỷ đồng) - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm từ thép; kinh doanh các sản phẩm từ thép; khai thác, kinh doanh cảng biển; đầu tư khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Tỷ lệ sở hữu: Pomina sở hữu 99,5%.

3.2.15 Thị trường thép thế giới

a. Tổng quan thị trường thép thế giới từ năm 2007 đến nay Năm 2007 khi nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng, theo dự báo từ đầu năm giá thép có thể sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm 2007 tuy nhiên giá thép thế giới đã tăng mạnh vào đầu năm 2007. Một trong các tin đáng ngạc nhiên, Nga đã nhập Nga đang nhập khẩu nhiều thép thanh từ nhiều nước kể cả Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Nam Á. Nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc cũng tăng trở lại. Năm 2006 nhu cầu tiêu thụ thép giảm tại Mỹ và tăng hạn chế tại EU và Trung Quốc đã giữ giá các sản phẩm thép ở mức thấp. Song kể từ đầu năm 2007 giá tất cả các sản phẩm thép đều tăng trên khắp các thị trường, chủ yếu do hoạt động đầu cơ tích trữ và nhu cầu tiêu thụ mạnh. Giá thép gia tăng không chỉ do nhu cầu tăng mạnh mà còn do nguồn cung khan hiếm. Nguồn cung từ thị trường thế giới không tăng cân xứng do nhu cầu tiêu thụ tăng hơn từ Cộng đồng Các Quốc Gia độc lập SNG. Nga đã tiêu thụ một khối lượng thép trong các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. Thêm một yếu tố nữa đẩy giá thép tăng là đô la Mỹ yếu. Cùng với xu hướng sáp nhập mà mua lại, giá thép, đặc biệt là giá các sản phẩm thép cán phẳng sẽ được các nhàm áy lớn quản lý. Đến khoảng tháng 7, tháng 8 năm 2007 giá tất cả các sản phẩm thép thế giới đã giảm, chủ yếu do giá các sản phẩm thép cán phẳng giảm tại EU và Bắc Mỹ và do nguồn cung dư thừa tại Trung Quốc. Tại Châu Âu, giá các sản phẩm thép ở EU giảm trong tháng 7, giảm 2,8% và giảm mạnh hơn dự kiến đã đưa ra trước đó. Nguyên nhân chính là do khối lượng bán thép thanh và thép dây giảm mạnh do nhu cầu giảm trước khi hoạt động xây dựng giảm theo mùa, giá phế liệu cũng giảm liên tiếp. Tại Bắc Mỹ, dự trữ tăng cao và nhu cầu tiêu thụ ô tô yếu đã ép giá thép cán giảm nhiều trong tháng 7. Đây cũng là yếu tố chính ép giá tất cả các sản phẩm thép cacbon giảm 2%. Ngành thép cán tiếp tục yếu sẽ ép giá tất cả các sản phẩm thép giảm hơn nữa. Tại Châu Á giá tất cả các sản phẩm giảm nhẹ trong tháng 7 và 8, chủ yếu do giá bán tại ngành thép tấm Trung Quốc giảm mạnh. Thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thép cán nguội cũng làm xáo trộn cán cân cung cầu vốn rất nhạy cảm. Theo tập đoàn nghiên cứu sắt và thép thế giới, sản lượng thép thế giới năm 2007 đạt 1,34 tỷ tấn, tăng so với 1,25 tỷ tấn trong năm 2006. Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều nhất với 489 triệu tấn, tăng 15,7% so với năm 2006. Tuy nhiên thì đây đã là mức tăng chậm nhất kể từ đầu thập kỷ. Tỷ lệ tăng sản xuất thép toàn cầu cũng đã chậm lại. Tiêu thụ thép thành phẩm thế giới năm 2007 ước tính tăng thêm 7,1% đạt 1,22 tỷ tấn so với năm 2006.Châu Á sẽ vẫn là nước dẫn đầu tăng trưởng, tiêu thụ 2/3 sản xuất thép thế giới trong 5 năm kể từ 2006. Tiêu thụ dự kiến tăng mạnh tại các nước mới nổi khác và tỷ lệ tăng sẽ nhỏ hơn tại các quốc gia công nghiệp hoá. Cuối năm 2007 và đầu năm 2008 giá thép thế giới có xu hướng tăng nhưng năm 2008 tăng chậm hơn so với năm 2007 do triển vọng tăng trưởng kinh tế thối giới yếu. Đầu năm 2008 thị trường thép thế giới diễn biến theo chiều hướng trái ngược nhau. Trong khi giá thép tại Châu Âu giảm xuống thì giá thép tại Châu Á lại tăng cao. Giá thép dây cán nóng trung bình tại Liên Minh Châu Âu đã giảm xuống trong tháng 1/2008. Hoạt động mua chậm lại và nhập khẩu dự kiến giảm trong vài tháng tới. Chi phí đầu vào tăng cao dự kiến sẽ làm cho giá giao dịch thép tăng cao trở lại. Giá các sản phẩm thép cán nguội trung bình tại EU cũng giảm trong tháng này. Các nhà máy thép Châu Âu có gắng đẩy tăng giá bán sản phẩm trong quý 2 để bù đắp lại giá nguyên liệu thô tăng cao. Tại Đức, các trung tâm dịch vụ và các nhà máy đang giữ mức dự trữ cao do thiếu vắng khách tiêu thụ trong khi giá nguyên liệu đầu vào đang ngày một leo thang khiến các nhà máy khó có thể thành công trong việc tăng giá trong quý 2. Thị trường thép tại Pháp giá vẫn ổn định so với cuối năm 2007. Hoạt động giao dịch cũng uể oải tại Italia nhưng các ngành tiêu thụ nhiều thép, đặc biệt là ô tô và ngành chế tạo máy vẫn mạnh. Dự trữ các cảng đã giảm thấp hơn mức thông thường mặc dù không thiếu nguồn nguyên liệu nước ngoài. Trong giai đoạn này có rất ít hàng chào bán từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ do ba nước này đang chờ đợi giá tại Châu Âu tăng lên. Tại Châu Á tình hình hết sức trái ngược, hoạt động giao dịch sôi động, giá tăng cao. Đầu năm 2008, Trung Quốc đã nâng thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25%. Quyết định này làm cho giá phôi thép, thép trên thị trường khu vực tăng mạnh. Tại Ấn Độ nhu cầu tiêu thụ mạnh, chi phí đầu vào tăng cao đã khiến các nhà máy thép lớn của Ấn Độ tăng giá sản phẩmm thép của họ thêm 1.200 rupi/tấn và giá các sản phẩm thép cơ cấu đã tăng từ 1.200 lên 1.500 rupi/tấn dẫn đến giá thép dây cán nóng đạt từ 28.000 đến 29.000 rupi/tấn. Tại Hàn Quốc, công ty thép lớn thứ 4 thế giới, Posco thông báo tăng giá thép cán nóng thêm 11,5% và thép cán nguội thêm 10,8% theo xu hướng tăng giá chung của thị trường. Ngoài ra 7 tháng đầu năm giá thép tại thị trường Châu Á liên tiếp tăng mạnh do giá nguyên liệu thô như quặng sắt, dầu mỏ, than đá… tăng cao, đẩy chi phí sản xuất lên. Bên cạnh đó, hoạt động tái thiết lại các cơ sở hạ tầng bị tàn phá mạnh mẽ sau vụ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc - nước tiêu thụ nhiều thép nhất thế giới – đã ngốn một khối lượng thép lớn cùng với sự suy yếu của đồng USD cũng là những lý do đẩy giá thép tăng cao trên thị trường. Năm 2008, thị trường thép thế giới biến động mạnh, trong đó liên tiếp tăng mạnh trong nửa đầu năm và đầu quý III, nhưng bắt đầu từ tháng 8 giá thép không ngừng lao dốc do nhu cầu giảm trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sản lượng cũng do vậy mà giảm theo. Những tháng đầu năm, nguồn cung hạn chế do các nhà sản xuất sử dụng chiến thuật giữ lợi nhuận cao bằng cách duy trì nguồn cung thấp trong khi triển vọng nhu cầu giảm. Còn những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho cả giá và nhu cầu giảm đã buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng hoặc tạm dừng hoạt động. Sản lượng thép thế giới năm 2008 ước tính chỉ đạt 1,3 tỷ tấn, giảm 0,4% so với 1,34 tỷ tấn của năm ngoái, trong đó riêng quý IV sản lượng giảm tới 16% và là mức giảm theo quý lớn nhất kể từ năm 1970. Nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm trong năm 2008 chỉ đạt 1,2 tỷ tấn, với mức tăng 3%, giảm so với mức tăng 8% những năm trước. Sở dĩ năm 2008 thị trường thép thế giới có nhiều biến động mạnh như vậy phần lớn là do ngành thép bị tác động nặng nề bởi suy giảm của nền kinh tế. Sau khi giảm hơn 50-60% kể từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009, giá thép thế giới hồi phục trở lại vào nửa cuối năm 2009 do kinh tế thế giới hồi phục và giá phôi thép tăng. 6 tháng đầu năm, giá ở xu hướng giảm do dự trữ tăng và lo ngại về nền kinh tế thế giới chưa thể hồi phục vào cuối năm sau khi khủng hoảng đã lan rộng trên toàn cầu. Ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc đại suy thoái phải kể đến châu Á khi thị trường này sản xuất tới 65% tổng sản lượng thép toàn cầu, đứng đầu là Trung Quốc. Giá thép tại quốc gia tiêu thụ nhiều thép nhất thế giới đã chạm đáy 467,2 USD/tấn hồi tháng 4. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, giá thép cũng giảm mạnh trong cùng thời gian khi nhu cầu thấp và chạm đáy 380 USD/tấn hồi tháng 6. Giá mặt hàng này từng đạt mức kỷ lục 1.068 USD/tấn hồi giữa tháng 7/2008. Kể từ đầu quý 3, giá thép bắt đầu tăng trở lại một cách ấn tượng. Sở dĩ giá thép thế giới tăng lên là do giá phôi thép và thép phế liệu tăng khá mạnh trong khi nhu cầu thép tăng trở lại. Nguồn cung thép phế trên thị trường đang rất eo hẹp, nhất là sau khi Mỹ triển khai các hợp đồng giao tháng 1 và 400.000 tấn được đặt mua bởi Trung Quốc từ giữa tháng 10 đầu tháng 11. Giá phôi Biển Đen, FOB, hiện đạt 420 – 440 USD/tấn, giá thép phế liệu ở mức 315 – 320 USD/tấn tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Trung Quốc, giá quặng nhập CFR chốt ở mức giá là 107,70 USD/tấn. Các thương nhân ở châu Á trả giá quặng Ấn Độ loại chứa 63,5% hàm lượng sắt ở mức 116 – 117 USD/tấn. Số liệu thống kê và dự báo tình hình tiêu thụ thép ĐVT: triệu tấn
|Khu vực |Tiêu thụ (triệu tấn) |Tăng, giảm năm trước so với năm sau (%) |
| |2008 |2009 |2010 |08/07 |09/08 |10/09 |
|EU (27) |181,3 |122,3 |137,4 |-8,2 |-32,6 |12,4 |
|Các nước châu Âu khác |25,3 |20,8 |23,8 |-10,8 |-17,8 |14,4 |
|Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS) |48,9 |33,9 |36,6 |-13,5 |-30,8 |8,2 |
|NAFTA |129,0 |82,8 |96,9 |-8,2 |-35,8 |17,1 |
|Trung và Nam Mỹ |44,3 |33,5 |36,7 |6,5 |-24,4 |9,7 |
|Châu Phi |26,2 |26,3 |29,3 |11,4 |0,4 |11,4 |
|Trung Đông |43,1 |38,8 |42,9 |6,9 |-9,8 |10,6 |
|Châu Á và châu Đại Dương |709,0 |745,5 |801,9 |1,8 |5,1 |7,6 |
|Thế giới |1.207,0 |1.103,7 |1.205,6 |-1,4 |-8,6 |9,2 |
|BRIC |553,8 |625,9 |662,7 |1,6 |13,0 |5,9 |
|Thế giới, trừ BRIC |653,2 |477,9 |542,9 |-3,8 |-26,8 |13,6 |
|Thế giới, trừ Trung Quốc |764,0 |577,5 |653,0 |-3,7 |-24,4 |13,1 |

(Nguồn: WSA)

Top 10 nước sản xuất thép hàng đầu thế giới năm 2009 ĐVT: triệu tấn
|Xếp hạng |Quốc gia |Sản lượng |
|Năm 2008 |Năm 2009 | |Năm 2009 |Năm 2008 |
|1 |1 | Trung Quốc |567,8 |500,3 |
|2 |2 | Nhật Bản |87,5 |118,7 |
|4 |3 | Nga | 59,9 | 68,5 |
|3 |4 | Mỹ |58,1 | 91,4 |
|5 |5 | Ấn Độ |56,6 | 55,1 |
|6 |6 | Hàn Quốc |48,6 | 53,6 |
|7 |7 | Đức |32,7 | 45,8 |
|8 |8 | Ukraine |29,8 | 37,3 |
|9 |9 | Brazil | 26,5 | 33,7 |
|11 |10 |Thổ Nhĩ Kỳ | 25,3 | 26,8 |

(Nguồn: WSA) Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến sản lượng của Bắc Mỹ giảm tới 34% trong năm qua trong đó của Mỹ giảm 36,4%. Sản lượng thép châu Âu cũng giảm 22,8%, của Nam Mỹ giảm 20,1%. Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí thứ hai về sản xuất thép sau Trung Quốc trong năm qua nhưng Nga lại dành đựơc vị trí thứ ba từ tay Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ từ vị trí thứ 11 leo lên vị trí thứ 10. Chín tháng đầu năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhu cầu thép thế giới tăng nhẹ, giá nguyên liệu thép biến động, do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc tăng mạnh so với năm 2009 giá quặng tăng 80 – 90%, than mỡ tăng 30 – 40%, giá bán nguyên liệu thỏa thuận theo quý. Trong 9 tháng đầu năm, giá chào phôi thép thế giới tăng mạnh vào tháng 2, 3, 4 sau đó giảm mạnh vào tháng 5, 6 ( Thị trường Đông Nam Á, giá chào bán phôi thép tháng 4: 670 – 680 USD/tấn, tháng 6 là 510 – 520USD/tấn). Nhìn chung thị trường thép thế giới vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường, các nhà cung cấp nguyên liệu thép tiếp tục duy trì thỏa thuận giá bán theo quý. Trong năm 2010 giá thép biến động khá mạnh tạo ra rủi ro cao cho hoạt động doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên nếu xét tình hình giá của những mặt hàng khác như dầu thô có thể thấy giá dầu cũng có sự biến động khá tương đương. Điều đó cho thấy tình trạng kinh tế vĩ mô thiếu ổn định trong thời gian qua tạo ra sự biến động của giá cả hàng hóa nói chung và giá thép không phải là ngoại lệ. Giá thép thế giới từ tháng 10/2007 đến tháng 10/2010
[pic]
Sau khi thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế thì nhìn chung giá thép biến động ít hơn so với những năm 2007, 2008. Năm 2009, 2010 tình hình tạm ổn định và thị trường thép thế giới phần nào khởi sắc và náo động hơn so với những năm trước đó. Đến tháng 1/2011, sản lượng thép thô trên thế giới tiếp tục tăng. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), tháng 01/2011 sản lượng thép thô của 64 nước là 119 triệu tấn, tăng 5.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

3.2.16 Thị trường thép Việt Nam

a. Lịch sử hình thành và phát triển Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm. • Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm. • Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm. • Thời kỳ 1996 - nay: Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu: Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm. Mặc dù có những sự phát triển đáng kể nhưng nhìn tổng quát, ngành thép Việt Nam đang ở điểm xuất phát thấp, chậm hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10 năm. Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 dàn cán liên tục nhập từ Nhật Bản và Tây Âu có trình độ tương đối cao của 2 liên doanh Vinakyoe và Vina-Pasco (VPS). Ngoài ra, còn có hơn 10 máng cán thuộc loại bán liên tục, thiết bị phần lớn được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Như vậy, trừ 2 liên doanh, thiết bị cán thép của Việt Nam đều thuộc thế hệ cũ, công nghệ thấp, tuổi thọ ngắn, quy mô nhỏ.

b. Vai trò Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2002, công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ đạt 2,4 triệu tấn.
Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là hết sức cấp bách và cần thiết.

c. Đặc điểm ngành Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu như sau: - Luyện thép lò điện đạt 500 ngàn tấn/năm. - Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam) - Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam đã đạt công suất cao và giữ vai trò quan trọng trong ngành thép Việt Nam, có công suất: Luyện cán thép đạt 470 ngàn tấn/năm Cán thép đạt 760 ngàn tấn/năm Sản phẩm thép thô (phôi và thỏi) huy động được 78% công suất thiết kế Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động 50% công suất; Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển so với một số nước trong khu vực và trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này thể hiện qua các mặt sau: Năng lực sản xuất phôi thép (thép thô) quá nhỏ bé, chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn quặng sắt sẵn có trong nước để sản xuất phôi. Do đó các nhà máy cán thép và các cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu và bán thành phẩm gia công khác, nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, còn dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước.Trang thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, hiện đại mức độ tự động hoá thấp, quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây dựng (chủ yếu các cơ sở liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) đạt trình độ trang bị và công nghệ tương đối hiện đại. Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường, chưa sản xuất được các sản phẩm dẹt (tấm, lá) cán nóng, cán nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn đen, mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Hiện tại ngành thép chưa sản xuất được thép hợp kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng. Nguồn nhân lực của ngành thép hiện chỉ chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Nói cách khác mới thu hút được 0,8% lao động của cả nước. Như vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu nên chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong nước khi có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu vực và thế giới. Dây chuyền công nghệ ngành Thép được chia ra thành các loại sau: Dây chuyền công nghệ hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của các công ty nước ngoài và một số nhỏ công ty Việt Nam. Dây chuyền công nghệ loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền công nghệ cán bán liên tục như Tây Đô, NatsteelVina, Vinausteel và các công ty tư nhân cổ phần khác; Dây chuyền lạc hậu gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Thép Đà Nẵng, thép Miền Trung và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam. Loại cán rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ (

Similar Documents

Free Essay

Nothing Special

...Papers Home Page » Business and Management Steel Industries of Bangladesh In: Business and Management Steel Industries of Bangladesh STEEL INDUSTRIES OF BANGLADESH REPORT ON FOCUS The report “Bangladesh on its way of becoming self sufficient in rod production, export is also a possibility” by Shuvankar karmakar, that was analyzed here, was published in the Daily Prothom Alo, on 17th November, 2012. BACKGROUND Bangladesh Steel industry is emerging as one of the major industrial sectors of the country. It consists of small up to the largest scale of steel melting and re-rolling factories across the country that mostly produce deformed bar rod of different grade (40, 60, 500), angel, channel and coil for the construction industry. Though the history of Steel Industry is not older one but it can make a glorious future. Before 1971 Bangladesh did not have any steel mill and even after the liberation there were only a few steel factories in the country. In 1990s the actual development began in this sector through a revolution. During that period the building constructing agencies or developer companies came forward to build modern infrastructure. Then with the increasing demand, new investors started investing in steel or rod production. In 2012 we have almost 400 mills across the country including Dhaka, Chittagong. Although most of them are manual steel plants, 30 mills among them are automated. Many steel producing companies have gained reputation as a...

Words: 253 - Pages: 2

Premium Essay

Tata Steel

...taken by an individual manager or by an organization at the strategic, functional or operational levels Reinventing a Giant Corporation: The Case of Tata Steel D V R Seshadri and Arabinda Tripathy A KEY WORDS Reinvention Change Management Turnaround Tata Steel Liberalization Response to Globalization t the meeting of the senior management of Tata Steel to celebrate the spectacular performance of the company, Mr. B Muthuraman, the Managing Director, recalled with satisfaction the remarkable strides that the company had made from the difficult days in the early nineties, when the company, used to a protected environment, was suddenly thrown open to global competition, consequent to the liberalization of the Indian economy. The company had closed the year with a record profit of Rs. 34.74 billion. A series of initiatives launched by the company over the last 15 years had culminated in these stellar results although there were many challenges at every step. At each stage in its journey, the company did what needed to be done. In retrospect, however, the various initiatives launched by the company over the years now appeared to fit into a coherent picture. The company had made steady progress over the years and had now achieved a pre-eminent status in the Indian steel industry. It had become one of the lowest cost steel producers in the world five years ago, a distinction that it had continued to maintain. All key performance indicators indicated that the company was in the...

Words: 8549 - Pages: 35

Free Essay

Iron Manufacring in America

...Seunghun Lee HIS 312 Dr. Pankratz FEB. 28. 2011 Iron Manufacturing Activity in America Colonial and Revolutionary Period Iron production in the US dates back to the colonial era where iron production was still low and there were no iron producing industries then. It was in 1771 when a few tons of iron were being supplied to the country and the factories were few. The revolutionary brought about the need to produce more iron in the country. Iron is extracted from iron ore which is smelted then blown with air. It is then cleaned of any impurities and carbon to ensure it is good for use. Iron was the booming industry in the US since it is a much easier metal to make than extracting steel. Back in 1647 was the first iron works in the US referred to as the Hammersmith which were not in operation for long. Other subsequent iron manufacturers were erected near to the ore suppliers and near the transport ways (High Beam Research, Para 1). The iron manufacturing areas were in colonial America, eastern Pennsylvania near the Delaware River, western Pennsylvania around the Allegheny and Monongahela Rivers, and the Hudson River valley in New York and New Jersey. Most of the industries producing iron did not manage to develop and were tiny since the cost of fuel needed to run their furnaces was high. Another reason for their lack of development was the fact that there was a low efficiency in the supply of fuel. The production of iron was made difficult by these factors...

Words: 863 - Pages: 4

Free Essay

Tensile Testing Mechanism for a Modern Sporting Rifle Lower Receiver

...Abstract Our Senior Design project was based on the design and manufacturing of a devise capable of testing the physical properties of the main housing of an AR-15 modern sporting rifle. The main housing of an AR-15, as well as any other firearm, is known as the lower receiver; the lower receiver houses the springs, hammer, trigger and magazine. As a third party, we were commissioned by Lively Machine to test the physical properties of these lower receivers that the shop was producing. The purpose of the design of this devise was to test the tensile properties of the components upper receiver attachment pin holes. We also performed a compression test on another critical component of the lower receiver, the magazine well. The newest design in the firearm industry calls for lower receivers to be made from magnesium, as opposed to the old models of aluminum. We will display the data we received from the tensile and compression testing of the magnesium component, and then compare it to a theoretical testing of the currently used 6061-T6 Aluminum Alloy. The Modern Sporting Rifle There are many widespread misconceptions about the modern day sporting rifle also known as the AR-15. The most popular misconception is that the AR-15 sporting rifles are military grade weapons, this is a false accusation. Cosmetically the AR-15 sporting rifle is nearly identical to its’ military counterpart the M16, the functionality of the sporting series is much different. A military grade M16 is...

Words: 6044 - Pages: 25

Premium Essay

Southwest Airlines

...Discuss the trends in the steel industry and how it may impact Nucor’s strategy. Nucor Corporation started as a Nuclear Corporation of America. The latter was a highly diversified and marginally profitable company; the company products included instruments, rare hearths, semiconductors and construction. One of the company potential acquisitions was Coast Metals, a family owned producer of specialty metals. When the acquisition fell through, Nuclear hired one of the top engineers as a consultant to recommend other acquisition targets. Ken Iverson who was the president and CEO of the Nucor Corp. had strong technical skills and general management experience. The Nuclear Corporation of America was involved in the nuclear instrument and electronic business. The company went through many years of severe financial strains; he was responsible for the supervising the joist operations as well as the research, chemical and construction segments. Shortly after Iverson became the CEO of the company, he concluded that the best way to put the company on sound footing was to exit the nuclear instrument and electronics business and rebuild the company around its profitable South Carolina based Vulcraft subsidiary which was in the steel joist business. So Iverson moved the company’s headquarter from Phoenix, Arizona to Charlotte, North Carolina, in 1966 and proceeded to expand the joist business with new operations in Texas and Alabama. The company adopted the name Nucor Corp. in 1972, than...

Words: 1424 - Pages: 6

Premium Essay

Test

...-Examples of internal drivers for change (inefficiencies within the business) at CSP UK included: Poor delivery - rather than delivering steel to customers on time there were delays, leading to loss of business. Competitiveness - steel produced in the UK could be more expensive than from some other countries. High wastage - failing to make products right first time meant that they had to be reworked or scrapped. Low staff morale – employees were committed but were not motivated by the environment in which they were carrying out their jobs. External drivers (pressures for change outside the business) came from: New competitors – low cost producers in Eastern Europe and the Far East were taking business. This could lead to reduced demand with higher costs. Changing customer requirements – for example, the fall in demand for steel for the automotive industry meant that Corus needed to find different types of customers or develop different products. New technology meant customers expected higher specifications. Perceptions of the steelmaking industry within the community tended to be negative – for example, the industry was seen as having a poor record on environmental issues. Total Quality Management (TQM) initiatives had previously been implemented to great effect at CSP UK to improve productivity and improve competitiveness. CSP UK had also previously reduced manpower for the same purpose. However, Corus Strip Products is a business with deeply committed people...

Words: 302 - Pages: 2

Premium Essay

Merger and Acquisation

...AN ASSIGNMENT ON MERGER AND ACQUISITION OF Tata Steel and Corus BY Lokesh Bhatiya 09MBA02 SEMESTER 4 INTRODUCTION: STEEL INDUSTRY Contribution in the development of India’s economic growth: The Indian steel industry is more than 100 years old now. The first steel ingot was rolled on 16th February 1912 - a momentous day in the history of industrial India. Steel is crucial to the development of any modern economy and is considered to be the backbone of the human civilization. The level of per capita consumption of steel is treated as one of the important indicators of socio-economic development and living standard of the people in any country. It is a product of a large and technologically complex industry having strong forward and backward linkages in terms of material flow and income generation. All major industrial economies are characterized by the existence of a strong steel industry and the growth of many of these economies has been largely shaped by the strength of their steel industries in their initial stages of development. India is the seventh largest steel producer in the world, employing over half a million people directly with a cumulative capital investment of around Rs. one lakh crore. It is a core sector essential for economic and social development of the country and crucial for its defense. The Indian iron and steel industry contributes about Rs.8,000 crore to the national exchequer in the form of excise and custom...

Words: 2402 - Pages: 10

Premium Essay

Case Study: Vbf Tubing

...Introduction VBF Tubing is the largest steel producer in the Netherlands. VBF produces welded steel tubing plants in three of its plants. These tubes find application in various fields ranging from structural components to gas, steam & liquid transmission. The major concern for VBF is their low inventory ($ 4.5 million) turning rate. Process i. Raw material preparation: Flat rolled steel is used as raw material, which is wound into rolls, unwounded, and then the start of one coil is welded against the end of previous coil. Continuous steel strip is then fed to tube forming & welding operation. ii. Tube formation: Two basis sizes called as ‘Mother Tubes’of 4 & 3 inch diameter. 4 inches in diameter accounted for 90% production. 3 inch mother tube produced over a 5 day period, only 3 times a year because it required a major changeover. iii. Stretch-reduction: Vast majority of 4 inch tubes are stretched & reduced in SRM machine into smaller dia. (0.5-2.5 inch). There is a production loss of 10 days when 4 inches are being cut. Production rates are minimum for smaller dials. iv. Finishing operations: Cost of storage of semi-finished tube is $400/ton. Various operations performed in finishing include zinc plating, threading tube ends, and adding caps before shipping to the customer. Problem Statement i. The inventory turnover is very low in spite of increasing demand. Excess holding of 3000 tonnes of finished goods indicates major problems in the sales operations. ii. 15...

Words: 648 - Pages: 3

Free Essay

Rust Prevention

...Year Eleven Chemistry Rust prevention in coating. Introduction/Abstract. The context of ships rusting at sea. Steel has many properties that make it a useful and essential building material in boats. Its strength and durability make it a great choice for structures exposed to high amounts of stress, such as weather, heat, large amounts of applied force and constant usage and is also a viable option for the sea although it can still be bettered. Steel is better protected by; galvanisation, waterproof paint or a sacrificial anode to better the corrosion protection for boats in the water compared to just bare steel framework (Corrosion methods, Corrosion-doctors.com;) these methods in theory protect the steel from the chlorides and salts to further the durability and life of the framework of a boat and hence allow them to endure more, and with corrosion costing $2.7 billion to just ships alone it’s easy to see why corrosion must be prevented. (The cost to the world because of corrosion with ships at $2.7 billion.) The chemistry of rust. Rust is caused by a few factors; moisture is the leading cause of rust along with water and salt, all making boats the most common victims of rust. (4 Fe+ 3O2 + 6 H2O= 4 Fe(OH)3,) Both water and oxygen must be present for rust to start and with water and oxygen on its own enough for rust to start destroying the structure of a boat, but along with salt to the water, it’ll become evident quickly that rust can be a big problem for many boat...

Words: 2400 - Pages: 10

Premium Essay

Arcelormittal Executive Summary

...ArcelorMittal is a steel and mining company with a global presence in more than 60 countries. It is a leader in major global carbon steel markets such as automotive, construction, and household appliances to name a few. It is the combination of Arcelor and Mittal Steel, the latter being the origin of the present company. Mr. Lakshmi N. Mittal, Chairman and CEO of ArcelorMittal, started in the steel industry by building his first steel plant in Indonesia in 1976. This would form the beginning of Ispat International, while also establishing its parent holding company, LNM Group. In the 1980’s, still a minor player in the steel industry, Mittal looked to a new potential raw material source, DRI (Direct-reduced Iron). This had immense potential as production costs could be reduced by half while production volume itself could increase by tenfold. In 1989, Mittal leased one of the largest DRI suppliers, Trinidad & Tobago, and later bought it outright in 1994. As Ispat and LNM Group continued to expand over the next decade, Ispat acquired its parent, LNM Group, in 2004, and immediately merged with International Steel to form Mittal Steel, making it one of the largest steel companies in the world by volume and a major player in the steel industry. Mittal Steel’s growth finally led to the proposed acquisition, in 2006, of the world’s second largest steel producer in terms of production, Arcelor. After this successful acquisition, ArcelorMittal succeeded Mittal Steel and became...

Words: 1147 - Pages: 5

Premium Essay

Tata Corus Valuation

...Manikandan Tata’s Corus Valuation Introduction: Tata Steel was established by an Indian, Jamshetji Nusserwanji Tata in 1907. Though he died in 1904, before the project came to light, he sowed the seeds for a company that can stand the test of times. A century later, they took over Corus to become the 5th largest steel producer in the world. On January 31st 2007, Tata Steel took over Corus for USD 12.11 Billion. It took 9 rounds of bidding against a Brazilian competitor, CSN to seal the deal. The deal between Tata and Corus was officially announced on April 2nd 2007 at a price of 608 pence per common share in cash. It was a 100% acquisition and a new entity was born, to be run by one of Tata’s subsidiary in London. When the acquisition process started off in 2005, the initial offer was 455 pence and finally ended with Tata paying 608 pence, which is 33.6% more than the initial offer. This raises many an eyebrows about the final price. What transpired between 2005 and 2007? Was 608 pence/share a fair price? Steel Industry Tata Steel has its own mines and manufacturing units for the production of all kinds of steel. Steel is an alloy consisting mostly of iron, with carbon content between 0.2% and 2.1% by weight depending on the grade. Iron, like most metals, is found in the Earth's crust only in the form of an ore, i.e. combined with other elements such as oxygen or sulfur. Iron imputed with carbon forms steel. Carbon is the most cost-effective alloying material for...

Words: 3648 - Pages: 15

Premium Essay

Nucor Corporation

... Nucor Corporation was the most profitable steel producer in North America in both 2005 and 2006. It is regarded as a low-cost steel producer in the United States, and one of the most efficient and technologically innovative steel producers in the world. Nucor is known for its aggressive pursuit of innovation and technical excellence, rigorous quality systems, strong emphasis on employee relations and workforce productivity, cost conscious corporate culture, and ability to achieve low costs per ton produced (C-194). Offering a streamlined organizational structure, Nucor uses its ability to achieve incentive-based compensation systems that rewards goal-orientated individuals for their performance. Over the years Nucor has expanded progressively into the manufacturer of a wider and wider range of steel products, which has gotten it to be able to offer steel users one of the broadest product lineups in the industry. In this industry steel products are considered commodities, and most steel plants turn out products with comparable quality to other companies. This makes one producer’s reinforcing bar essentially the same as another producer’s reinforcing bar, which in turn makes a particular grade of sheet steel made at one plant almost identical to the same grade of sheet steel made from another plant (C-195). Because of this, steel producers are forced to be price-competitive with the market price of each individual steel product being driven by demand-supply conditions...

Words: 1201 - Pages: 5

Premium Essay

A Finite Element Analysis Model for the Behaviour of Cold-Formed Steel Channel Columns Under Axial Thrust

...A FINITE ELEMENT ANALYSIS MODEL FOR THE BEHAVIOUR OF COLD-FORMED STEEL CHANNEL COLUMNS UNDER AXIAL THRUST MASTURA BINTI RAFEK Bachelor of Engineering (Hons) Civil UNIVERSITI TEKNOLOGI MARA 2010 A FINITE ELEMENT ANALYSIS MODEL FOR THE BEHAVIOUR OF COLD-FORMED STEEL CHANNEL COLUMNS UNDER AXIAL THRUST By MASTURA BINTI RAFEK This report is submitted as a requirement for the degree of Bachelor of Engineering (Hons) Civil UNIVERSITI TEKNOLOGI MARA MARCH 2010 DECLARATION BY THE CANDIDATE I (Mastura Binti Rafek, 2007121693) confirm that the work in this report is my own work and the appropriate credit has been given where references have been made to the work of other researchers. (………………………………………….) Student Name : Mastura Binti Rafek Student ID : 2007121693 Date : 31st MARCH 2010 ACKNOWLEDGEMENT First and foremost, I would like to express my gratitude to ALLAH S.W.T for giving me the guidance and strength in making this research project proposal a success. I would like to express my sincerest gratitude to all those who helped me navigate this long and fruitful journey. Sincerest thanks go to my supervisor Mr. Mohd. Raizamzamani Bin Md. Zain for his guidance, knowledge, patience, supervision and encouragement towards me in preparation of this study. His are ever dynamic and also his dedication in encourage of young researcher. Not forget, great appreciation go to my friends for their co- operation in completion this project. Finally, to my family...

Words: 19871 - Pages: 80

Premium Essay

Startup of New Plants and Process Technology

...Inthe startup ofnewprocess plants or inthe introductionofnewprocess technology, even minor installation work can cause plant downtime. On the other hand, the increased income from compressing time schedules for the introduction of new process technology or launching of associated newproducts on themarket surely offers an incentive for securing efficient startups,which is the purpose of this study. A review of publications in the area of startup of process plants shows that organizational issues are scarcely discussed. A new conceptual framework has therefore been developed for organizing startups and themodelling of alternative startup organization structures. Four types of organizational models have been depicted,derived frominformation fromthe literature survey and the author’s own first-hand experience of startups. They include a “fully integrated” type of organizational model for startups together with a profiling of startup contexts. How to organize a startup is, however, only one aspect that will determine the outcome of a project, and other influencing factors ought to be further explored. The frameworkmust be tested and validated in real-life startup situations and in further empirical research.The informationfromthe literature survey, the alternative types of startup organizationalmodels and determinants can already be deployed by firms in the Process Industries, triggering discussion and providing guidelines in their selection of preferred startup organization...

Words: 945 - Pages: 4

Premium Essay

Pumping Iron at Cliffs and Associates

...the general manager of Cliffs and Associates Ltd. (CAL), jointly owned, following a recent joint venture, by Cleveland Cliffs and the German process technology company Lurgi Metallurgie GmbH. Neither of the two had spoken much since they started their journey some eight hours ago in Cleveland, Ohio, where they had presented to the board members of Cleveland Cliffs, the status of the plant that now lay just below them. The purpose of the plant was to produce Direct Reduced Iron (DRI), a product of great importance to steel mills known as “mini-mills”. While not directly visible to the untrained observer, the plant represented a masterpiece of process engineering and technology development. It was the first commercial implementation of the Circored technology, a revolutionary approach to iron ore reduction developed by Lurgi over the previous decade. While CAL could undoubtedly pride itself on creating a scientific breakthrough that was being discussed in the steel industry around the world, the meeting in Cleveland, from which they were returning, was as remote from a celebration as the weather here in the Caribbean was from the early winter storms in Ohio. Both Elmquist and Dowling remembered the final statement that one of the board members had made before they left for the airport: “When we decided to take a crack at Circored, we were hoping to produce at a cost of $90 per ton and sell at a market price of $130 per ton....

Words: 437 - Pages: 2