Free Essay

Working Capital Management at Vietnamese Listed Firms in Food and Drink Industry

In: Business and Management

Submitted By hoainam1992
Words 9134
Pages 37
MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC CÔNG TY THỰC PHẨM- ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
(RELATIONSHIP BETWEEN WORKING CAPITAL AND PROFITABILITY OF THE COMPANIES IN FOOD AND DRINK SECTOR LISTED ON THE VIETNAM STOCK MARKET)
Ths Bùi Thu Hiền
Nguyễn Hoài Nam

Tóm tắt
Bài viết nhằm mục đích đi sâu phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhằm định lượng mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bài viết đã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan (OLS) với dữ liệu thu thập từ 27 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm- đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013. Qua đó, tác giả đã tìm ra mối quan hệ đáng kể về mặt thống kê giữa hoạt động quản trị vốn lưu động, được đo lường thông qua các biến số kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất những giải pháp vĩ mô cũng như vi mô nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của các công ty sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(This paper is intended to analyze in depth the status of working capital management of the firms in the food and drink sector listed on the Vietnam stock market. In order to quantify the relationship between working capital management and profitability of those companies, this paper uses regression and correlation methods (OLS) based on the data collected from 27 large companies in the food and drink sector listed on the Vietnam stock market during the period 2009-2013. Thereby, authors have found out a statistically significant relationship between the activities of working capital management, measured through average collection period, average payment period, inventory turnover in days, cash conversion cycle, and the profitability of those companies. Finally, this paper will propose micro as well as macro solutions to improve the efficiency of working capital management of the companies in food and drink sector listed on the Vietnam stock market). 1. Vốn lưu động và quản trị vốn lưu động
Thuật ngữ vốn lưu động (working capital) dùng để chỉ toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, vốn lưu động là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011, tr.287), chúng có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt, khoản phải thu hay hàng tồn kho.
Vốn lưu động đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc thương mại điển hình, khoảng 50% giá trị tài sản của doanh nghiệp chính là vốn lưu động, trong đó các yếu tố quan trọng nhất là : tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho. Vì vậy, quản trị vốn lưu động là rất cần thiết, và những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành công chính là nhờ một phần lớn vào công tác quản trị vốn lưu động hiệu quả.
Một cách tổng quát, có thể hiểu rằng quản trị vốn lưu động là việc xây dựng các chính sách vốn lưu động và thực hiện các chính sách ấy trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011, tr.288). Nó bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và cách thức tài trợ cho chúng sao cho chi phí là nhỏ nhất.
Quản trị tiền mặt: Về cơ bản, tiền mặt của doanh nghiệp tồn tại dưới hai dạng: tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Để duy trì hoạt động thường xuyên và dự phòng cho những biết động bất thường cũng như tận dụng nhanh chóng các cơ hội, doanh nghiệp phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ cũng như tại ngân hàng. Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lợi còn tiền gửi ngân hàng có mức sinh lợi thấp. Chính vì vậy, mục đích của quản trị tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ mà vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, dự phòng những biến động có thể xảy ra và tận dụng tốt các cơ hội. Vậy, có thể hiểu quản trị tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2007).
Mô hình quản trị tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt tồn quỹ và chứng khoán ngắn hạn theo thời gian. Mỗi mô hình được lập trên các giả thiết nhất định, được ứng dụng để phân bổ và cân đối giữa lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn do công ty nắm giữ tùy theo tình hình hoạt động. Các mô hình sẽ giúp xác định khối lượng và thời gian chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Những mô hình thường được dùng để quản trị tiền mặt là: mô hình Baumol và mô hình Miller - Orr.
Quản trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho tồn tại dưới ba dạng chính là nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Có thể nói rằng, hàng tồn kho chính là một khoản đầu tư, là một thành tố quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tồn kho đồng nghĩa với việc chiếm giữ vốn hoạt động, mức tồn kho càng thấp thì càng tiết kiệm vốn đầu tư, những lại đòi hỏi phải tiến hàng đặt hàng nhiều lần gây tốn kém chi phí. Mặt khác, nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp có thể dẫn đến khả năng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mất đi cơ hội bán hàng. Ngược lại, nếu duy trì mức tồn kho cao sẽ tránh được khả năng thiếu hàng dự trữ, nhưng lại đòi hỏi vấn đầu tư nhiều hơn và chi phí tồn kho cao hơn. Chính vì vậy, quản trị hàng tồn kho là rất quan trọng, mục tiêu của quản trị hàng tồn kho chính là vừa đảm bảo lượng hàng cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tối thiểu hóa các chi phí liên quan đến việc mua và duy trì hàng tồn kho.
Một trong các phương pháp thường được sử dụng để quản trị hàng tồn kho chính là mô hình lượng đặt hàng kinh tế (EOQ). Mục đích của mô hình chính là tìm số lượng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng , làm cực tiểu tổng chi phí liên quan đến hàng tồn kho bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Ngoài phương pháp lượng đặt hàng kinh tế, hiện nay còn có rất nhiều các phương pháp tiên tiến khác được sử dụng để quản trị hàng tồn kho. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã phát triển hệ thống kiểm soát hàng tồn kho kịp thời (Just-in-Time System - JIT). Hệ thống này liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà cung cấp, các bộ phận chỉ được chuyển đến nhà sản xuất trước khi tiến hành sản xuất một thời gian ngắn. Sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong hệ thống JIT đã làm giảm lượng hàng tồn kho trong hệ thống sản xuất và phân phối, do đó sẽ dẫn đến cải thiện đáng kể về hiệu quả kinh tế.
Quản trị khoản phải thu: Trên thực tế, các doanh nghiệp đều muốn bán hàng thu tiền mặt hơn là bán hàng tín dụng hay còn gọi là bán chịu. Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh và để thu hút nhiều khánh hàng hơn, các công ty thường phải chấp nhận bán hàng tín dụng với một tỷ lệ nào đó cho khánh hàng. Theo thống kê chung trên thế giới, khoản phải thu của doanh nghiệp sản xuất thường chiếm bình quân đến khoảng 30% trên tổng tài sản công ty. Nhìn chung, khi duy trì khoản phải thu, doanh nghiệp sẽ phải chịu các chi phí trực tiếp và gián tiếp như chi phí gia tăng do tăng khối lượng công việc, chi phí tìm kiếm thêm nguồn tài trợ, chi phí cho các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, khoản phải thu cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng doanh số, thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó làm tăng doanh thu. Quản trị khoản phải thu gắn liền với việc giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích từ bán hàng tín dụng. Khi bán hàng tín dụng, hàng tồn kho sẽ giảm tương ứng với giá vốn hàng bán, khoản phải thu tăng tương ứng với doanh thu bán hàng và chênh lệch chính là lợi nhuận; ngược lại, khi khách hàng thanh toán, tại thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền, khoản phải thu sẽ suy giảm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay chấp nhận bán hàng tín dụng cho những khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp nhằm có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có lợi. Tuy nhiên, điều này rất có khả năng làm hình thành các khoản nợ xấu, giảm lợi nhuận cũng như ảnh hưởng không tốt tới uy tín của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả quản trị, mỗi doanh nghiệp cần phải thiết lập cho mình một chính sách tín dụng phù hợp, nhằm đảm bảo phần tăng chi phí không vượt quá lợi ích thu được từ bán hàng tín dụng. Về cơ bản, chính sách tín dụng thường bao gồm bốn thành tố: thời hạn tín dụng, chiết khấu thanh toán, tiêu chuẩn tín dụng và chính sách thu hồi nợ.
Quản trị khoản phải trả: Trên thực tế, các nhà cung cấp có thể đưa ra những chính sách tín dụng khác nhau nhưng nhìn chung, nội dung của các chính sách tín dụng sẽ bao gồm chiết khấu thanh toán, thời hạn thanh toán hưởng chiết khấu và thời hạn tối đa của tín dụng. Dựa trên các nội dung chính sách mà nhà cung cấp đưa ra, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định liên quan đến việc sử dụng tín dụng thương mại. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào chi phí của tín dụng thương mại. Nếu chi phí của tín dụng thương mại thấp hơn chi phí sử dụng các nguồn tài trợ khác thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn tín dụng thương mại và ngược lại.
Về cơ bản, tín dụng thương mại có thể bao gồm 2 phần: tín dụng thương mại miễn phí và tín dụng thương mại chịu phí. Nhìn chung, thời hạn tín dụng thương mại càng cao thì chi phí tín dụng thương mại càng thấp và ngược lại, tỷ lệ chiết khấu càng cao thì chi phí tín dụng thương mại càng cao và ngược lại. Để tận dụng được nguồn vốn tài trợ doanh nghiệp nên sử dụng phần tín dụng thương mại miễn phí và sử dụng tín dụng thương mại chịu phí khi chi phí tín dụng thương mại thấp hơn chi phí của các nguồn vốn tài trợ khác. 2. Khái quát chung về ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống ở Việt Nam
Từ một ngành nhỏ bé, khiêm nhường, sau hơn 20 năm mở cửa, đến nay ngành thực phẩm - đồ uống đã có một vị thế đáng kể trong nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Công thương, tính đến thời điểm này, ngành đã chiếm tỷ lệ 15% GDP và vẫn đang có xu hướng tăng. Đặc biệt, khi một số tên tuổi, thương hiệu Việt được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tiền đề quan trọng để hàng Việt Nam vươn ra thế giới. Sữa Ba Vì đã có mặt ở Châu Phi, các sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, các nước Trung Đông... Nhiều mặt hàng có cồn của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc...
Theo số liệu của Bộ Công Thương năm 2013, chỉ số sản xuất của ngành bia, rượu, nước giải khát 10 tháng đầu năm đã tăng 9%; ngành sữa có khó khăn hơn nhưng cũng tăng trưởng xấp xỉ 6%. Điều quan trọng hơn, ngành thực phẩm đồ uống đã chiếm lĩnh được phần lớn thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Ngoài ra, nếu xét theo các tiêu chí: tổng doanh thu, ROA, ROE của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam thì theo Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2013 thì ngành thực phẩm - đồ uống luôn góp mặt ở Top 5. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngành khá tốt. Nhìn rộng hơn, trong năm năm qua, ngành thực phẩm và đồ uống tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt là tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện.
Theo ước tính của Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép, đạt 9,43%. Trong đó, doanh thu ngành thực phẩm đóng hộp là 5,17%, bánh kẹo là 4,65%, đồ uống có gas tăng 6,9%. Ngoài ra, các chỉ tiêu tăng trưởng khác về tài sản và vốn chủ sở hữu của ngành trong năm 2013 đều đạt mức ấn tượng là 10,53% và 32,84%. Các chỉ số về lợi nhuận như ROA và ROE của ngành lần lượt đạt mức 17,58% và 23,71%, nằm trong top 5 ngành có chỉ ROA và ROE cao nhất theo số liệu của Vietnam Report. Cơ cấu nguồn vốn trung bình chung của ngành được duy trì ở mức an toàn với nợ phải trả chiếm 35% và vốn chủ sở hữu chiếm 65%, cơ cấu nguồn vốn lý tưởng đối với các ngành sản xuất kinh doanh. Về khả năng thanh toán, hệ số thanh toán ngắn hạn chung của ngành nằm ở mức an toàn 1,58. Tất cả các chỉ số đều nói lên một sự phát triển rất vững chắc từ nhóm ngành thực phẩm - đồ uống, điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Bảng 1: Các chỉ số chung của nhóm ngành thực phẩm - đồ uống năm 2013 Vốn hóa TT (tỷ đồng) | Tăng trưởng | ROA (%) | ROE (%) | Nợ/ Tổng TS | KNTT ngắn hạn | | Doanh thu (%) | Tài sản (%) | VCSH (%) | | | | | 228.869 | 1,007 | 10,53 | 32,84 | 17,58 | 23,71 | 0,35 | 1,58 |

Nhóm ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Rượu- bia- nước giải khát, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, chế biến bột và tinh bột, công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm và chế biến thủy hải sản. Nhìn chung, hiện nay ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống Việt Nam có những đặc điểm như sau:
Về quy mô, nhóm ngành thực phẩm đồ uống hiện có khoảng 100 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị vốn hóa hơn 2.180 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh thu của toàn ngành trong năm 2013 đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ròng khoảng 9 nghìn tỷ đồng . Theo số liệu của Bộ Công Thương, ngành chế biến thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng. Ước tính, lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực lĩnh vực sản xuất bánh kẹo đã có khoảng 30 DN trong nước và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Sản lượng bánh kẹo năm 2012 đạt trên 100.000 tấn, tổng giá trị thị trường năm 2012 khoảng trên 8.000 tỷ đồng. Về phía ngành ngành bia - rượu - nước giải khát, lĩnh vực này luôn được coi là một trong những ngành sản xuất phát triển có hiệu quả kinh tế cao, chiếm 4,69% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Trong năm 2013, các doanh nghiệp trong ngành bia sản xuất và tiêu thụ ước đạt 3 tỷ lít bia tăng 7,5 % so với cùng kỳ, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nước giải khát sản xuất và tiêu thụ ước đạt 4,6 tỷ lít tăng trưởng 9% so với cùng kỳ và sản xuất rượu công nghiệp ước đạt 56 triệu lít, đạt 89% so cùng kỳ năm trước
Về cơ cấu thị trường, do sở hữu những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thực phẩm đồ uống như thị trường tiêu thụ lớn với thu nhập không ngừng tăng lên, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí lao động thấp, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của nhiều tên tuổi lớn như Coca - Cola, Pepsico, Red Bull, Lavie, Orion, Lotte… Theo Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương, đến năm 2013, trong lĩnh vực đồ uống, cả nước có 134 DN sản xuất, gồm cả doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Riêng về sản xuất nước giải khát, trong năm 2012, 10 doanh nghiệp thuộc top đầu đã chiếm đến 75,64% thị phần, trong đó các doanh nghiệp dẫn đầu lần lượt là Công ty Nước giải khát IBC chiếm 25,50%, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát chiếm 22,65% và Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola VN chiếm 10,50%. Về sản xuất thực phẩm, lĩnh vực bánh kẹo nói riêng, 3 doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu thị trường là Kinh Đô, Bibica và Hữu Nghị đã chiếm hơn 42% thị trường, các doanh nghiệp nội địa còn lại và khối ngoại sở hữu 38% thị trường, 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nước ngoài như Glico, Lotte, sự cạnh tranh trong lĩnh vực bánh kẹo đang dần trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Hình 1: Thị phần bánh kẹo Việt Nam năm 2010 và 2012
Về những áp lực cạnh tranh trong ngành, áp lực từ khách hàng rất cao do mức độ tiếp cận thông tin cao và sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Ngày nay, sự đòi hỏi của khách hàng về những sản phẩm chất lượng, uy tín, an toàn cho sức khỏe với giá cả phải chăng đã trở nên cao hơn bao giờ hết, khiến các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới và cải tiến nếu muốn tiếp tục tồn tại. Thêm vào đó, đối với nhóm khách hàng là các nhà phân phối lớn với số lượng ít nhưng rất tập trung và có quy mô lớn, họ có vị thế đàm phán cao đối với các doanh nghiệp sản xuất và luôn tìm cách chèn ép giá cả nhằm tối thiểu hóa chi phí của mình. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành thực phẩm-đồ uống phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, đồng thời cắt giảm chi phí để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Áp lực từ các sản phẩm thay thế trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống rất cao do các công ty ngày càng đầu tư phát triển để tìm ra các sản phẩm tân tiến, ưu việt hơn các sản phẩm hiện tại. Như trong ngành sản xuất bánh kẹo hiện nay, khách hàng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm mứt hoa quả an toàn, tốt cho sức khỏe trong các dịp Tết. Hay trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát, việc sử dụng các sản phẩm trà xanh, nước ép có lợi cho sức khỏe thay thế cho các sản phẩm nước ngọt có gas truyền thống là đang trở nên rất phổ biến. Về áp lực từ nhà cung cấp, có thể thấy rằng Việt Nam là nước có nguồn nguyên liệu rất dồi dào, đa dạng, và bản thân các doanh nghiệp lớn thường ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp và vì vậy có vị thế đàm phán rất lớn. Do đó áp lực từ nhà cung cấp trong ngành thưc phẩm - đồ uống thấp. Đơn cử như Kinh Đô, công ty sản xuất bánh kẹo chiếm thị phần lớn nhất hiện nay, thường ký hợp đồng với số lượng lớn mua đường từ các nhà máy đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh và nhà máy đường Phú Yên, do vậy có quyền lực đàm phán lớn về giá cả cũng như chất lượng. Hay trong khoảng thời gian có đại dịch cúm gia cầm năm 2009, thay vì nhập trứng gà từ các nhà cung cấp trong nước, Kinh Đô đã nhập khẩu bột trứng gà từ Pháp. Qua đó có thể thấy rằng về cơ bản, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam luôn chiếm ưu thế so với nhà cung cấp trong việc đàm phán về giá cả cũng như chất lượng nguồn nguyên vật liệu. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống cao do đây là ngành rất hấp dẫn với tỷ suất sinh lợi cao và rào cản gia nhập ngành thấp. Có thể thấy đơn cử như ngành sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam, nếu trước đây các doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, Bibica hay Hải Hà độc chiếm thị trường với thì nay chỉ còn khoảng chiếm 42% thị phần, các doanh nghiệp nội địa còn lại và khối ngoại sở hữu 38% thị trường, 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Về cạnh tranh nội bộ ngành, không thể phủ nhận rằng cạnh tranh nội bộ ngành thực phẩm - đồ uống đang diễn ra khốc liệt và có xu hướng ngành càng gia tăng. Với sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp ngoại có thương hiệu, chất lượng sản phẩm cao, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải cải tiến, đổi mới để tồn tại. Và chính sự tham dự của các hãng thực phẩm đồ uống nước ngoài tại Việt Nam cũng là động lực của các nhà sản xuất trong nước vươn lên mạnh mẽ khẳng định vị thế, tên tuổi ngay trên chính mảnh đất của mình để rồi vươn ra thế giới. Một số thương hiệu Việt đã đi theo cách đó có thể kể đến như cafe Trung Nguyên; Bia Sài gòn, sữa Vinamilk, bánh kẹo Kinh Đô, Hữu Nghị.... đã được xuất khẩu tới hàng chục nước trên thế giới và đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt bất chấp sự suy thoái chung của cả nền kinh tế.
Về tiềm năng phát triển, ngành thực phẩm - đồ uống được đánh giá là sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Theo Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), Việt Nam là thị trường năng động với dân số gần 89 triệu người, đa phần nằm trong độ tuổi lao động, cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng đạt 8% (giai đoạn 2011 - 2020) - mức tiêu thụ cao nhất ASEAN. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển của thị trường thực phẩm - đồ uống trong tương lai. Ngoài ra, trong bài phát biểu tại Triển lãm quốc tế thực phẩm và đồ uống năm 2013 diễn ra tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã đưa ra những dự báo cho ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong những năm tới. Theo đó sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam đến năm 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm, ước tính đạt khoảng 29,5 tỉ đô la Mỹ. Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 đô la Mỹ/năm). Triển vọng đối với ngành đồ uống của Việt Nam cũng khá sáng sủa. Dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5%/năm khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn. Trong đó, đồ uống không có cồn được dự báo sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm trong giai đoạn 2011-2016. 3. Phân tích định lượng ảnh hưởng của vốn lưu động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3.1 Mô hình nghiên cứu
Quản trị vốn lưu động là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản trị tốt vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp đòi hỏi sự phân tích kỹ lượng mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố trong vốn lưu động đến kết quả sản xuất kinh doanh chung. Vì vậy trong quá khứ, đã có rất nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, thống kê mối quan hệ định lượng của các yếu tố trong vốn lưu động đến kết quả sản xuất kinh doanh chung. Có thể lấy ví dụ một số các nghiên cứu của Deloof (2003), Eljelly (2004), Lazaridis và Tryfonnidis (2006), Raheman và Nasr (2007) hay Mathuva (2011). Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ rằng rằng quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Nhằm thống nhất với các nghiên cứu trước đây, phương pháp đo lường vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp được tiến hành tương tự như nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006). Theo đó, các biến được sử dụng bao gồm:
AR: Kỳ thu tiền bình quân,
AP: Kỳ trả tiền bình quân,
INV: Số ngày trên một vòng quay hàng tồn kho,
CCC: Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt,
LnS: Quy mô doanh nghiệp,
FD: Tỷ lệ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng tài sản
FFA: Tỷ lệ tài sản tài chính dài hạn trên tổng tài sản
Profit: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp
(BỔ SUNG MÔ HÌNH Ở ĐÂY) PROFIT= ….+…+…. 3.2 Dữ liệu và phương pháp đo lường biến nghiên cứu
Các dữ liệu trong bài được tổng hợp từ các báo cáo tài chính của 27 doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 - 2013. Trong đó, 8 báo cáo tài chính chưa được các công ty công bố; do vậy, có tổng cộng 127 quan sát đã được tổng hợp từ 27 doanh nghiệp nói trên. Do các doanh nghiệp trên là các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trong tổng số khoảng 100 doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống niêm yết, có thể coi mẫu tổng hợp trên là đủ điều kiện đại diện cho các công ty trong ngành hiện đang niêm yết.
Phương pháp đo lường các biến số được xác định như sau: AR=Các khoản phải thu ngắn hạnDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ×365 AP=Phải trả người bánDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ×365 INV=Hàng tồn khoGiá vốn hàng bán×365 CCC=AR+INV-AP LnS=LnDoanh thu bán hàng vàc cung cấp dịch vụ FD=Vay ngắn hạn+Vay dài hạnTổng tài sản FFA=Tài sản tài chính dài hạnTổng tài sản Profit=Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ-Giá vốn hàng bánTổng tài sản-Tài sản tài chính 3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến đại diện cho quản trị vốn lưu động bao gồm AR, AP, INV, CCC và khả năng sinh lời của doanh nghiệp (được đo lường thông qua biến số Profit), phương pháp được sử dụng là phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) với số liệu từ 27 doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2013.
Bảng 2: Kết quả hồi quy phương trình mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời R2 = 0,394970; S.E. of regression = 0,403762Phương trình hồi quy (A): Profit = 3,031481 - 0,003770AR - 0,066702LNS - 1,077267 FD - 0,174852 FFA | Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob | Constant | 3,031481 | 0,833706 | 3,636151 | 0,0004 | AR | -0,003770 | 0,001016 | -3,709119 | 0,0003 | LNS | -0,066702 | 0,030458 | -2,189998 | 0,0304 | FD | -1,077267 | 0,176696 | -6,096739 | 0,0000 | FFA | -0,174852 | 0,480989 | -0,363525 | 0,7168 |
Bảng 2 thể hiện kết quả phương trình hồi quy giữa biến độc lập AR và biến phụ thuộc Profit. Theo đó hệ số biến độc lập AR là -0.003770, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và tài sản hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm 0,0038 đơn vị. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Deloof năm 2003, Garcia-Teruel và Martinez-Solano năm 2007 và Mathuva năm 2011. Ngoài ra, chỉ số R2 bằng 0.394970 cho thấy sự phù hợp của mô là khá tốt khi mà các biến độc lập trong mô hình giải thích được 39,40% sự thay đổi của biến phụ thuộc thể hiện khả năng sinh lời. Mức ý nghĩa thống kê của biến AR cũng rất tốt, đạt mức trên 0,03% cho thấy mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời được tìm thấy ở trên là phù hợp với trên 99,9% các doanh nghiệp khảo sát trong ngành.
Trên thực tế, chỉ số AR hay kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp càng nhỏ, vòng quay khoản phải thu càng lớn càng thể hiện tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh. Do vậy, doanh nghiệp ít bị khách hàng chiếm dụng vốn hơn và có thể sử dụng số tiền thu được tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần ít vốn lưu động hơn những vẫn cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có kỳ thu tiền bình quân thấp hay khoản phải thu bình quân thấp hơn, doanh nghiệp sẽ phải chịu ít chi phí liên quan đến việc duy trì khoản phải thu như chi phí do khối lượng công việc gia tăng, chi phí tìm thêm nguồn tài trợ, chi phí cho các khoản nợ xấu.
Theo khảo sát chỉ số AR trung bình của ngành là 44,02 ngày và chỉ số Profit trung bình của ngành là 0,78. Do vậy, ở mức này nếu trung bình kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp giảm 4,42 ngày tương tứng với mức giảm 10% thì tỷ số thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ tăng tương tứng 0,0168 đơn vị tương ứng với mức tăng 2,15% hay cùng với một lượng tài sản hoạt động thì lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cũng sẽ tăng 2,15%. Nhìn chung, từ đó có thể kết luận rằng để tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể tác động giảm bớt kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp như tìm kiếm các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả hơn hay đưa ra các chính sách tín dụng chặt chẽ hơn đối với khách hàng.
Nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tác giả đã thay thế biến độc lập AR bằng biến INV đo lường số ngày trên một vòng quay hàng tồn kho. Bảng 3 cho thấy kết quả hồi quy của phương trình mối quan hệ giữa số ngày tồn kho bình quân và khả năng sinh lời. Theo đó hệ số của biến độc lập INV là -0.003726, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày tồn kho bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu số ngày tồn kho của doanh nghiệp tăng thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và tài sản hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm 0,0037 đơn vị. Điều này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Deloof năm 2003, Garcia-Teruel và Martinez-Solano năm 2007. Chỉ số R2 bằng 0.402859 cho thấy sự phù hợp của mô là khá tốt khi mà các biến độc lập trong mô hình giải thích được 40,29% sự thay đổi của biến phụ thuộc thể hiện khả năng sinh lời. Mức ý nghĩa thống kê của biến INV cũng rất tốt, đạt mức trên 0,01% cho thấy mối quan hệ giữa biến số này và biến độc lập được tìm thấy ở trên là phù hợp với trên 99,9% doanh nghiệp khảo sát trong ngành.
Mối quan hệ giữa biến độc lập INV đại diện cho hoạt động quản trị vốn lưu động và biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể được giải thích như sau: Số ngày tồn kho bình quân của doanh nghiệp càng thấp, số vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ việc kinh doanh diễn ra hiệu quả, hàng tồn kho được luân chuyển nhanh để tạo ra doanh thu. Do vậy, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lượng vốn thấp vào hàng tồn kho nhưng vẫn tạo ra được doanh thu cao. Ngoài ra, việc giảm lượng hàng tồn kho bình quân còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa và tránh được chi phí cơ hội lớn của nguồn vốn nằm trong hàng tồn kho.
Bảng 3: Kết quả hồi quy phương trình mối quan hệ giữa số ngày tồn kho bình quân và khả năng sinh lời R2 = 0,402859; S.E. of regression = 0,401121Phương trình hồi quy (B): Profit = 3,652713 - 0,003726 INV - 0,085400 LNS - 0,970826 FD - 0,893485 FFA | Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob | C | 3,652713 | 0,857241 | 4,261008 | 0,0000 | INV | -0,003726 | 0,000945 | -3,943488 | 0,0001 | LNS | -0,085400 | 0,030923 | -2,761717 | 0,0066 | FD | -0,970826 | 0,182047 | -5,332845 | 0,0000 | FFA | -0,893485 | 0,437330 | -2,043044 | 0,0432 |

Theo ước tính, số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp trong ngành là 66,17 ngày và tỷ số phản ánh khả năng sinh lời bình quân là 0,78. Vì vậy ở mức trên, nếu doanh nghiệp có thể giảm số ngày tồn kho bình quân xuống 10% tương ứng với khoảng 6,62 ngày thì tỷ số phả ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ tăng 0,0245 đơn vị tương ứng với mức tăng là 3,14%. Do vậy với cùng một lượng vốn hoạt động, doanh nghiệp sẽ nâng cao lợi nhuận gộp của mình lên 3,14%. Từ đó có thể kết luận rằng để tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể tác động giảm bớt số ngày tồn kho bình quân của doanh nghiệp như tăng cường các chính sách thu hút khách hàng, áp dụng các mô hình quản trị hàng tồn kho như JIT (Just in time) nhằm giảm bớt số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp nhưng vẫn đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Khi tiến hành nghiên cứu tác động của việc quản trị các khoản phải trả đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tác giả đã thay thế biến độc lập bằng biến AP đại diện cho kỳ trả tiền bình quân của doanh nghiệp. Kết quả hồi quy thu được trong bảng 4 cho thấy hệ số của biến độc lập AP là -0.004511 thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu kỳ trả tiền bình quân của doanh nghiệp tăng thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và tài sản hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm 0,0046 đơn vị. Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng đã được đưa ra trong nghiên cứu của Deloof năm 2003 tiến hành trên các doanh nghiệp Bỉ trong khoảng thời gian 1992-1996.
Bảng 4: Kết quả hồi quy phương trình mối quan hệ giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh lời R2 = 0,349965; S.E. of regression = 0,418509Phương trình hồi quy (C): Profit = 2,677492 - 0,004511 AP - 0,052914 LNS - 1,212504 FD - 0,862593 FFA | Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob | C | 2,677492 | 0,860067 | 3,113119 | 0,0023 | AP | -0,004511 | 0,002161 | -2,087709 | 0,0389 | LNS | -0,052914 | 0,031629 | -1,672976 | 0,0969 | FD | -1,212504 | 0,179836 | -6,742271 | 0,0000 | FFA | -0,862593 | 0,456532 | -1,889445 | 0,0612 |

Tuy nhiên, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của doanh nghiệp, một chỉ tiêu tổng hợp bao hàm cả các yếu tố kỳ thu tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân và kỳ trả tiền bình quân của doanh nghiệp thì kết quả thu được là hoàn toàn hợp lý. Theo đó, hệ số của biến độc lập CCC là -0.002592, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống. Nếu chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của các doanh nghiệp tăng thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đo lường bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận gộp và tài sản hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm 0,0026 đơn vị. Ngoài ra, chỉ số R2 của mô hình là 0.413261 cho thấy các biến độc lập giải thích được 41,33% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Mức ý nghĩa thống kê của biến CCC đại diện cho chu kỳ chuyển hóa tiền mặt cũng rất tốt, đạt 0% cho thấy mối quan hệ ngược chiều tìm thấy ở trên là đúng với tất cả các doanh nghiệp khảo sát trong ngành.
Bảng 5: Kết quả hồi quy phương trình mối quan hệ giữa kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời R2 = 0.413261; S.E. of regression = 0.397612Phương trình hồi quy (D):Profit = 3.607735 - 0.002592 CCC - 0.086150 LNS - 0.949490 FD - 0.417182 FFA | Variable | Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob | C | 3,607735 | 0,843168 | 4,278784 | 0,0000 | CCC | -0,002592 | 0,000611 | -4,241417 | 0,0000 | LNS | -0,086150 | 0,030602 | -2,815158 | 0,0057 | FD | -0,949490 | 0,180916 | -5,248228 | 0,0000 | FFA | -0,417182 | 0,447829 | -0,931566 | 0,3534 |

Mối quan hệ ngược chiều giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng đã được các nghiên cứu trước đây kiểm chứng. Cụ thể là trong nghiên cứu của Raheman và Nasr năm 2007, các tác giả đã tìm ra rằng khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tăng sẽ kéo theo sự giảm sút về khả năng sinh lời và từ đó đề xuất rằng nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt xuống mức thấp nhất có thể. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Garcia-Teruel và Martinez-Solano năm 2007, các tác giả đã chứng minh rằng việc rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt sẽ giúp tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Thật vậy, nếu doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của doanh nghiệp, bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho bình quân cũng như tăng kỳ trả tiền bình quân, trì hoãn thanh toán các khoản nợ cho các nhà cung cấp thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng sinh lời. Bằng việc rút ngắn kỳ thu tiền bình quân đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu hồi những khoản nợ từ người mua nhanh chóng hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng khoản tiền này để tiếp tục tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giảm lượng vốn lưu động cần thiết nhưng vẫn duy trì được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc thu hồi nợ hiệu quả hơn cũng giúp doanh nghiệp giảm các chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến khoản phải thu cũng như giảm rủi ro do không thu hồi được nợ và những khoản nợ xấu phát sinh. Đối với hàng tồn kho, nếu doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian tồn kho, nhanh chóng đưa nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất, đẩy nhạnh việc tiêu thụ hàng hóa sẽ giúp việc luân chuyển vốn tạo ra doanh thu nhanh chóng hơn. Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lượng vốn thấp nhưng vẫn có thể tạo ra doanh thu lớn đồng thời cũng giảm được chi phí lưu kho, chi phí cơ hội và tránh được rủi ro phát sinh chi phí do giảm giá hàng tồn kho. Hơn thế nữa, việc tăng kỳ trả tiền bình quân, trì hoãn thanh toán đối với nhà cung cấp cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn lưu động cần thiết bằng việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và sử dụng chúng như một nguồn tài trợ giá rẻ. Ngoài ra, việc trì hoãn thanh toán đối với nhà cung cấp cũng giúp doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán trong nghắn hạn. Tuy nhiên, việc tăng thời gian thanh toán bình quân phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đàm phán cũng như vị thế tài chính của doanh nghiệp. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống
4.1 Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt
Hiện nay, trong các doanh nghiệp, công tác dự báo tiền mặt vẫn còn bị coi nhẹ. Đối với đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô tiền mặt hiện tại chỉ đơn thuần là kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá khứ; bởi vậy, công tác quản trị tiền mặt diễn ra thụ động, không đạt hiệu quả cao. Việc dự báo nhu cầu vốn lưu động nói chung và nhu cầu tiền mặt nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, duy trì được khả năng thanh toán, tận dụng kịp thời các cơ hội cũng như giảm thiểu được chi phí cơ hội do tồn trữ tiền mặt quá lớn.
Do tiền mặt lưu chuyển thường không ổn định nên các công ty cần sử dụng các mô hình dự báo để loại trừ sự không ổn định đó và cân đối những khoản thu trong tương lai với các khoản đã chi. Trước tiên, nhà quản trị cần phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Nguồn nhập ngân quỹ bao gồm thành phần chính là các khoản thu được từ hoạt động sản - xuất, kinh doanh, ngoài ra còn có nguồn tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định... Do đó, việc dự báo chính xác được dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được coi là quan trọng, then chốt nhất đối với mỗi công ty. Điểm khởi đầu của việc dự báo dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là công tác dự báo tiêu thụ sản phẩm, theo đó doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau để dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ: * Các phương pháp định tính: Bao gồm phương pháp lấy ý kiến của ban quản lý điều hành, phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng, phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, phương pháp chuyên gia (Delphi). * Các phương pháp định lượng: Bao gồm phương pháp số bình quân, phương pháp san bằng hàm mũ, phương pháp phân tích chuỗi thời gian, phương pháp dự báo với mô hình kinh tế lượng. 4.2 Áp dụng những hệ thống kiểm soát hàng tồn kho tiên tiến, hiện đại
Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp nước ngoài với nền tảng quản trị hiện đại đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp nước ta phải cải tiến hơn nữa hệ thống quản trị hàng tồn kho cũng như quản trị chuỗi cung ứng để theo kịp những đòi hỏi trong kinh doanh là điều tất yếu. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, những hệ thống quản trị hàng tồn kho tiên tiến như hệ thống kiểm soát hàng tồn kho kịp thời (Just in time - JIT), hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply chain management) hay một hệ thống hiện đại, tổng quát nhất là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) đã trở nên rất quen thuộc. Trên thế giới, những công ty bán lẻ lớn như Best Buy, Wal-Mart hiện đã áp dụng hệ thống SCM rất thành công. Ở những doanh nghiệp trên, những thông tin về hàng tồn kho như kích cỡ, màu sắc hay mã vạch được theo dõi bởi máy tính. Mỗi khi hàng hóa được thanh toán tại quầy, thông tin về mã vạch sản phẩm sẽ được cập nhật trên hệ thống và đến khi lượng hàng tồn kho giảm xuống một mức nhất định, máy tính sẽ tự động gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp tương ứng với lượng hàng đã được tiêu thụ. Máy tính cũng theo dõi tốc độ hàng hóa được tiêu thụ. Nếu như hàng hóa được tiêu thụ quá chậm, máy tính sẽ đề xuất việc giảm giá để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tránh cho sản phẩm trở nên lỗi thời. Điểm mấu chốt của hệ thống SCM trên chính là sự chia sẻ thông tin tự do giữa nhà cung cấp và khách hàng trong một mạng lưới thống nhất. Việc áp dụng thành công hệ thống này không chỉ giúp các công ty giảm một lượng đáng kể hàng tồn kho từ đó cắt giảm chi phí tồn kho mà còn giúp nâng cao năng suất hoạt động, giảm thời gian vận chuyển sản phẩm đến khách hàng từ đó giúp cải thiện đáng kể doanh thu cũng như dòng tiền của doanh nghiệp
4.3 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và áp dụng những biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả
Qua phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy kỳ thu tiền bình quân là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong các yếu tố đại diện cho hoạt động quản trị vốn lưu động. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống cần phải điều chỉnh chính sách tín dụng của mình sao cho phù hợp hơn nữa với môi trường kinh doanh của ngành.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều dựa trên tiền mặt, nhà quản trị nên nới lỏng chính sách tín dụng hơn nhằm thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và tăng thêm doanh thu bán chịu. Điều này là rất quan trọng bởi trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt, nếu doanh nghiệp tiếp tục duy trì chính sách tín dụng quá chặt chẽ, cứng nhắc sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không thích ứng được với yêu cầu của thị trường và dần mất thị trường vào tay những đối thu cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, song song với việc nới lỏng chính sách tín dụng, các doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro do không thu được nợ từ khách hàng nhằm mục tiêu tăng doanh số nhưng không giảm đáng kể tốc độ vòng quay khoản phải thu.
Đối với những doanh nghiệp hiện có công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao, việc đầu tư áp dụng những biện pháp hạn chế rủi ro từ việc không thu hồi được nợ là điều cần thiết. Những biện pháp thu hồi nợ cũng như hạn chế rủi ro khá hiệu quả hiện nay đang được áp dụng có thể kể đến như sử dụng đại lý thu hồi nợ chuyên nghiệp, sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán (factoring), chiết khấu hóa đơn (invoice discounting) hay bảo hiểm tín dụng thương mại (credit insurance). Ngoài ra, đối với những công ty có mạng lưới bán hàng rộng, khoản phải thu lớn, công tác quản lý công nợ phức tạp và khó khăn hơn thì các doanh nghiệp này có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ. 5. Kết luận
Vốn lưu động là một thước đo tài chính đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Sử dụng thước đo ấy trong ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống của Việt Nam sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh, vị thế tài chính của mỗi doanh nghiệp cũng như rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp trong tương lai trước những biến động của môi trường kinh doanh.
Bài viết đã đi sâu phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống cũng như định lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Qua đó, bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị vốn lưu động tại các công ty trong ngành. Tuy nhiên, việc tìm ra chính sách quản trị vốn lưu động tối ưu nhất vẫn phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm, kinh nghiệm cũng như phán đoán của các nhà quản trị. Các nhà quản trị tài chính cần phải dựa vào chính sách, chiến lược kinh doanh dài hạn cụ thể của doanh nghiệp mình để đưa ra những quyết sách liên quan đến vốn lưu động nói riêng và tài chính doanh nghiệp nói riêng để đưa doanh nghiệp phát triển ổn định, thịnh vượng.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tấn Bình, 2007, Quản trị tài chính ngắn hạn, NXB Thống kê, TP HCM. 2. Công ty Cổ phần Chúng khoán KIS Việt Nam, 2013, Báo cáo ngắn về Công ty Cổ phần Kinh Đô, tr.2. 3. Nguyễn Thu Thủy, 2011, Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội. 4. Lazaridis I, Tryfonidis D, 2006, Relationship between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange, Journal of Financial Management Analysis, 19, 16-25. 5. Deloof M, 2003, Does working capital management affect profitability of Belgian firms?, Journal of Business Finance and Accounting, 30, 573-588. 6. Garcia-Teruel PJ, Martinez-Solano PM, 2007, Effects of working capital management on SME profitability, International Journal of Managerial Finance, 3, 164-177. 7. kisvn.vn, 15/04/2014, Dữ liệu và phân tích ngành, nhóm ngành, http://www.kisvn.vn/kisportal/viewSectors.do

--------------------------------------------
[ 1 ]. www.kisvn.vn
[ 2 ]. Báo cáo ngắn về Công ty Cổ phần Kinh Đô, Công ty Cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam

Similar Documents

Free Essay

Doing Business in Vietnam

... • Vietnam is a true emerging market, offering ground floor and growing opportunities for U.S. exporters and investors. Vietnam’s economic growth rate has been among the highest in the world in recent years, expanding annually at 7-8.5 percent, while industrial production has been growing at around 14-15 percent per year. Vietnam’s macroeconomic challenges and the global financial crisis dampened this growth in 2008 and will continue to do so in 2009. • In response to significant macroeconomic challenges, including high inflation and a large and growing current account deficit, the Government of Vietnam (GVN) implemented a series of fiscal and monetary tightening measures in 2008 that were effective in stabilizing the Vietnamese Dong, cutting the trade deficit, and slowing inflation. As these measures were taking hold, the global economic outlook worsened in the fall of 2008. As a result, Vietnam now expects 6.5 percent GDP growth in 2009, but many economists...

Words: 50261 - Pages: 202

Premium Essay

Business Strategy

...Assigment 1st Assigment 1st Business Strategy Prepared for: Mr. Pham Quoc Khanh (Lecturer) Banking Academy, Hanoi BTEC HND in Business (Finance)  Prepared by: Pham Ho Viet – Vizo – F05C Submission Date: Number of words: Business Strategy Prepared for: Mr. Pham Quoc Khanh (Lecturer) Banking Academy, Hanoi BTEC HND in Business (Finance)  Prepared by: Pham Ho Viet – Vizo – F05C Submission Date: Number of words: Table of Contents ACKNOWLEDGEMENT 2 1. 1 Explain strategic contexts and terminology 3 a. Nestle vision statement: 3 b. Nestle mission statement: 3 c. Objective: 4 d. Strategic intent 5 e. Core competencies: 5 f. Role of strategy for the company 5 g. How does the company create and implement strategy 5  Summary: 5 1. 2 Review the issues involved in strategic planning 6 a. The report chose the Objective 2 6 b. Set the target 6 c. Impact on managers: 7 1.3 Explain different planning techniques 7 A. BCG growth-share matrix 7 2.1 Produce an organisational audit for a given organisation 14 a. Limiting factors 14 b. Distinctive competencies 14 c. Product positions 15 d. Value-chain analysis 18 e. Organisation structure 19 f. MARKET AUDIT MATRIX 20 g. CUSTOMER AUDIT MATRIX 21 g. Strength and Weakness summary 23 2.2. Carry out an environmental audit for a given organisation 24 Micheal Porter’s five forces 27 Opportunities and threat summary 30 2.3. Explain the significance of stakeholder analysis 31 2.3...

Words: 7849 - Pages: 32

Premium Essay

Doing Business in Vn

...profile Business etiquette and travel Key trends and statistics Regulatory environment Establishing a business in Vietnam Opening up to Foreign Investment Finance Business entities Labour Financial reporting and audit 3 4 8 13 17 20 23 24 26 30 33 “Welcome to our Doing Business Guide which we hope will assist you in navigating this exciting but sometime difficult environment” Ken Atkinson, Managing Partner, Grant Thornton Vietnam Grant Thornton xxxxxxxx Page 2 of 52 Foreword Vietnam is a unique country providing extensive opportunities for those willing to spend time to understand the market. Although not without its problems, Vietnam’s economy continues to expand and modernise, and with the opening up of previously restricted industries and sectors to meet WTO commitments; opportunities continue to develop. Grant Thornton Vietnam has prepared this guide to assist those interested in doing business in Vietnam. This guide does not cover the subject exhaustively. However, it is intended to answer some of the more important questions that may arise. When specific problems occur in practice, it will often be necessary to refer to the laws and regulations of Vietnam and to obtain the appropriate professional advice. This guide contains only brief notes and includes legislation in force as of 28 January 2013. We hope this guide helps you in learning about and understanding business in Vietnam. Should you require professional assistance we will be only too willing to meet you...

Words: 16833 - Pages: 68

Premium Essay

Tata

...Doing Business in Vietnam: 2011 Country Commercial Guide for U.S. Companies INTERNATIONAL COPYRIGHT, U.S. & FOREIGN COMMERCIAL SERVICE AND U.S. DEPARTMENT OF STATE, 2011. ALL RIGHTS RESERVED OUTSIDE OF THE UNITED STATES. • • • • • • • • • • Chapter 1: Doing Business in Vietnam Chapter 2: Political and Economic Environment Chapter 3: Selling U.S. Products and Services Chapter 4: Leading Sectors for U.S. Export and Investment Chapter 5: Trade Regulations, Customs and Standards Chapter 6: Investment Climate Chapter 7: Trade and Project Financing Chapter 8: Business Travel Chapter 9: Contacts, Market Research and Trade Events Chapter 10: Guide to Our Services Return to table of contents Chapter 1: Doing Business in Vietnam • • • • Market Overview Market Challenges Market Opportunities Market Entry Strategy Return to top Market Overview • Vietnam is a true emerging market, offering ground floor and growing opportunities for U.S. exporters and investors. Vietnam’s economic growth rate has been among the highest in the world in recent years, expanding at an average about 7.2 percent per year during the period 2001-2010, while industrial production grew at an average of about 12 percent per year during the same period. Vietnam registered GDP growth rate of 6.7 percent in 2010 and was one of only a handful of countries around the world to experience such levels of economic growth. Moving forward, inflation remains a main risk to Vietnam’s economy, which the Government...

Words: 52699 - Pages: 211

Free Essay

Drroberr

...ENTRY STRATEGY INTO VIETNAMESE ENVIRONMENTAL MARKET A CASE STUDY OF ALTECH ENVIRONMENT PTE LTD by Dang Tran Bao Hanh A research study submitted in partial fulfillment of the requirements for the degree of Master in Business Administration Examination Committee Dr. Do Ba Khang (Chairman) Dr. Fredric W. Swierczek Dr. Lalit M Johri Nationality Vietnamese Previous degree Graduate Diploma in Business Administration SAV Program Scholarship Donor Government of Switzerland/ Swiss Agency for Development and Cooperation (SAV program) Asian Institute of Technology School of Management Bangkok, Thailand April, 2000 Acknowledgment It is a rare pleasure for me to express my profound gratitude and thanks to Dr. Do Ba Khang, advisor to this research, for his valuable guidance, explicit direction, and encouragement throughout this research. I also want to give my sincere thanks to Dr. Fred and Dr. Johri for serving as members of the examination committee together with their constructive and useful advice. My acknowledgements are due to Swiss - AIT - Vietnam Management Development Program and Swiss Government who gave me a great chance to participate in MBA study by providing financial support. My special thanks also go to the management of Altech Pte Ltd Company, especially Mr. Goh Boh Chung, for providing me helpful information and giving...

Words: 22837 - Pages: 92

Premium Essay

Vietnam Airlines Strategy

...History 3 Position 4 Vision 5 Mission 5 Goal 5 Management 5 II. Strategic Analysis 5 2.1 External analysis 5 2.1.1 PESTE 5 Political analysis 5 Economic analysis 7 Socio-cultural analysis 9 Technological analysis 10 Ecological analysis 12 2.1.2 5-force 2.2 Internal analysis 17 Value chain 17 2.3 SWOT 21 2.4 Options 24 2.5 Vietnam Airlines's doing 25 III. Recommendation 28 IV. Conclusion 30 V. Reference 30 Group members: * * 1. Đào Thị Mỹ Hạnh BABAIU13076 2. Park Do Hyun BABAUN13080 * 3. Nguyễn Thị Hoài BABAIU13090 * 4. Nguyễn Lê Phương Khanh BABAIU13107 * 5. Đỗ Thị Thanh Hoa BABAIU13089 I. Introduction. Nowadays, airlines industry is one of profitable businesses in the world. Both government and private enterprise are dominant in the industry. In Vietnam, aviation market is forecasted to be the world's 7th fastest-growing in 2013-2017 period. The Vietnam airlines industry stands a high chance of developing strongly, but there must be an investment in technology, infrastructure in order to reduce the cost as well. And Vietnam Airlines is a largest aviation brand name in Vietnam which has been wholly owned by government. In this report, we make some analyses to appreciate Vietnam Airlines exactly and realize suitable and unsuitable aspects. Company background Vietnamese name . . . . . . . . . . . . . . . Tong Cong ty Hang khong...

Words: 9322 - Pages: 38

Premium Essay

Demand Creation of Online Services for B2B and Consumer Market – Food Delivery in Vietnam

...DOAN NGOC HA DEMAND CREATION OF ONLINE SERVICES FOR B2B AND CONSUMER MARKET – FOOD DELIVERY IN VIETNAM Master of Science Thesis Prof. Olavi Uusitalo has been appointed as the examiner at the Council Meeting of the Faculty of Business and Technology Management on January 9th, 2013. ABSTRACT TAMPERE UNIVERSITY OF TECHNOLOGY Master’s Degree Programme in Business and Technology Management DOAN NGOC, HA: Demand creation of online services for B2B and consumer market – Food delivery in Vietnam Master of Science Thesis, 75 pages, 4 appendices (4 pages) January 2013 Major: Industrial management Examiner(s): Professor Olavi Uusitalo Keywords: online service, customer demand, B2B and consumer market, online marketing, food delivery The evolution of the Internet and the dynamic of the economy nowadays have created opportunities for young companies to enter the online market. The source of these opportunities comes from the changes of customer behavior as they get used to the digital world. New Internet-based products and services are created to offer more and more benefits to customers. Interestingly, the dynamic of the market does not only come from the changes of customer behavior but also from the fast development of technology and innovative ideas. Successful products and services even shape the behavior of customer in using Internet. It can listed here the famous examples of Amazon in changing online purchasing behavior of customer or Facebook in changing the way people communicate...

Words: 28772 - Pages: 116

Premium Essay

Entreprenuership

...have been major changes in the socio-economic background. Accordingly, it opens up opportunities, which can favour business activities as well as challenges created by intensive competitions in new business environment. One of the issues that are the most concern is how the entrepreneur pursues the appropriate strategies to lead the organizations to overcome these challenges and create great competitive advantages. Particularly, Vietnam Dairy Joint Stock Company (officially called Vinamilk) and Hoang Anh Gia Lai Group (HAGL Group) are typical examples of successful business in Vietnam. The two companies are in different fields of business. Vinamilk is the current dominator in Vietnam dairy industry while HAGL Group is one of the largest group in Vietnam that run their business in multi industries such as real estate, rubber tree, and so...

Words: 8489 - Pages: 34

Premium Essay

Vietnam

...a sharp increase in non-performing loans (NPLs). There are also worries about the accuracy of official data on NPLs. Political risk The Communist Party of Vietnam exerts a tight grip on power, ensuring a high degree of political stability. Rows over land leases are emerging as a cause of popular unrest but are unlikely to threaten the party's hold power. Economic structure risk Lacklustre growth in private consumption will depress imports in 2012, but the trade deficit will expand sharply once domestic demand recovers from 2013. Workers' remittances will continue to support the current account. Vietnam economy: The government announces pro-growth measures June 19 (Economist Intelligence Unit) -- The Vietnamese government is accelerating moves to help the economy out of its current slowdown, with a fresh focus on assisting credit-starved small and medium-sized enterprises (SMEs). Other measures to boost...

Words: 15386 - Pages: 62

Premium Essay

The Relationship Between Globalization and E-Commerce

...Table of Contents Table of Contents 1 ABSTRACT 2 CHAPTRER ONE: INTRODUCTION 3 1.0 Introduction 3 1.1 Research Background 3 1.2 Corporate Social Responsibility in China 5 1.3 Problem Statement 7 1.4 Objectives of Research 8 1.5 Scope of the Research 9 1.6 Research Questions 9 1.7 Structure of Research 9 CHAPTER TWO: LITERATURE REVIEW 11 2.0 Introduction 11 2.1 Corporate Social Responsibility 11 2.1.1 Definition of CSR 11 2.1.2 The Triple Bottom Line 12 2.1.3 The Importance of CSR in Commerce 14 2.2 Social & Environmental Accounting 16 2.2.1 Definition of Social & Environmental Accounting 16 2.2.2 Social & Environmental Accounting 18 CHAPTER THREE: THE STATUS OF SEA IN Chinese COMPANIES 23 CHAPTER FOUR: THE STATUS OF SEA IN FOREIGN COMPANIES 32 CHAPTER FIVE: CONCLUSION 38 5.1 Conclusion 38 5.2 Recommendation 39 5.3 Limitation of Study 41 5.4 Suggestion of Future Research 41 REFERENCES 43 ABSTRACT It goes without say that with the increase in globalization and standardization of commercial standards of practices, the manner in with commerce views social and environmental issues vis-à-vis financial reporting has increased. Whereas various contemporary literature seem to suggest or opine differently on the impact that Social and Environmental accounting seems to offer on the greater financial reporting of companies, developed nations...

Words: 9901 - Pages: 40

Premium Essay

Marketing Channels

...IMC Exam 1. Imagine that ORANA wishes to enter a new national market. Explain what considerations ORANA should have, when choosing between, for example, Peru or New Zealand. Entering a new market is an important decision, so ORANA has to consider many aspects carefully before making the decision on which country to enter. According to the Market-based view a company which wishes to enter a new market has to consider market conditions of the nation. The theory states that the competitive advantage comes from the market itself and the external environment of the firm. The company has to find the market from where it can gain competitive advantage. For deciding on which market to enter, Porter five forces, as a framework for industry analysis can be a great help. This framework is very useful when it comes to business strategy development. Porter says that the nature and degree of competition depends on these five forces: threat of new entrants, bargaining power of customers, bargaining power of suppliers, threat of substitute products or services and the intensity of competitive rivalry (Porter, 1979). To enter into a new market, ORANA has to be aware of the current market situation and the state of the competition. The Danish manufacturer has to make a research on these five forces and get to know the more they can about the state of the competition. To get the proper information they have to make market research, going to the field or find a partner from Peru and New...

Words: 5454 - Pages: 22

Premium Essay

Positioning Strategy with a New Identity: a Case Study of Vietnam Airlines

... Dr. Lalit.M.Johri Nationality: Vietnamese Previous Degree: Bachelor of Economics University of Agriculture and Forestry HoChiMinh City, Vietnam Scholarship Donor: The Government of Switzerland Asian Institute of Technology School of Management Bangkok, Thailand August 1999 Acknowledgement I wish to express my profound gratitude and great appreciation to my advisor Dr. Truong Quang for his valuable guidance, advice and encouragement throughout the research study. Special thanks are extended to the other members of the Examination Committee, Dr. Clemens Bechter and Dr.Lalit.M.Johri for taking interests and giving valuable suggestions to improve the content of this study. Deep appreciation and thanks are also extended to Mr. Luong Hoai Nam, Mr. Trinh Ngoc Thanh, Mr. Duong Tri Thanh, Mr. Mai Quoc Tuan, Mr. Nguyen Thuong Hai, Mrs. Nguyen Thi Minh Yen and Mr. Le Dinh Tuan of Vietnam Airlines Corporation for providing me the desired information and data for this research study. I fall short of words to express my thanks to my family and my friend Ngo Thi Hong Thu for their constant love, moral support and encouragement. Last but not least, I would like to thank the government of Switzerland for providing me a full scholarship to study at SAV in HCMC, Vietnam and at School of Management in Bangkok, Thailand. Abstract There is a...

Words: 27680 - Pages: 111

Free Essay

Employment of Foreign Workers in Malaysia

...period in the early nineteenth century, Malaysia was a net receiver of foreign nationals who came to work in the plantations, mines, and construction sectors. Nowadays, rapid industrialization, urbanization, strong economic growth led to labour shortages in rural areas and plantation sectors due to rejection of locals to work in these industries. There are some changes and policy reforms since early 2000 regarding the employment of foreign workers, which includes: Amendments to the Employment Act and Equality in Treatment and Enforcement of Laws. There is also a proposel regarding Foreign Workers Act. The report analyses the advantages and disadvantages of employing foreign workers. Among the advantages are availability of low cost labour, willingness to work for long hours and availability of abundant foreign workforce. Nonetheless, there are also drawbacks to employing foreign workers including rapid expansion of population and increasing in level of unemployment of locals. The main issue is exploitation of foreign worker in Malaysia. Foreign workers are exploited by their employers in different ways, for instance, wage manipulation, unreasonable working hours and conditions, and physical and verbal abuse. The challenges in hiring foreign workers evolve around issues of manpower, social issues, currency outflows, etc. Employment of foreign workers brings implication on Malaysia and its businesses. Implication on Malaysia includes downgrade of Malaysia’s reputation, loss of Malaysian...

Words: 8266 - Pages: 34

Premium Essay

Cornalcornalcornal

...Contemporary Developments in Business and Management Kenneth Fee The University of Sunderland © 2013 The University of Sunderland First published September 2013 All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, stored in a retrieval system, or transmitted, in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording or otherwise without permission of the copyright owner. While every effort has been made to ensure that references to websites are correct at time of going to press, the world wide web is a constantly changing environment and the University of Sunderland cannot accept any responsibility for any changes to addresses. The University of Sunderland acknowledges product, service and company names referred to in this publication, many of which are trade names, service marks, trademarks or registered trademarks. All materials internally quality assessed by the University of Sunderland and reviewed by academics external to the University. Instructional design and publishing project management by Wordhouse Ltd, Reading, UK. Contents Introduction vii Unit 1 The contemporary world of business and management Introduction 1.1 1.2 The global business environment The importance of developments in the global environment Case Study 1.3 Organisational decision making and performance vii 1 3 10 14 17 19 19 20 Self-assessment questions Feedback on self-assessment questions Summary Unit 2 Globalisation Introduction 2...

Words: 84990 - Pages: 340

Free Essay

Industrial Engineering

...University How to apply Cost of living English language requirements (TAFE/VET) English language requirements (Undergraduate) English language requirements (Postgraduate) English language courses Scholarship opportunities for international students Accommodation and private rentals Student support and safety Career and employment services Live in Melbourne   SELECTED COURSES Diploma of Accounting Diploma of Library and Information Services Advanced Diploma of Engineering Technology Diploma of Engineering - Advanced Trade Diploma of Engineering Technology   Information and fees listed in this brochure are for non-resident students starting the course in 2015. Fees are subject to approval and may change. In some courses students must buy equipment or clothing that they will need in the course. These equipment or clothing costs are not included in the course fees listed and we recommend you seek advice from the relevant college. "I love the experience and life in Melbourne" Garry Kuan, Council of International Students Australia and International Student of the Year in 2012 Victoria University CRICOS Provider No. 00124K ACCOUNTING AND FINANCE “ Throughout my time at VU, I have gained an insight into the different cultures in Melbourne. I learned how to socialise with people from...

Words: 10738 - Pages: 43