Free Essay

Bao Hiem Tien Gui

In:

Submitted By thuhuongbino
Words 4224
Pages 17
01/09/1999 12:00 SA
|CHÍNH PHỦ |CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|******** |Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
| |******** |
|Số: 89/1999/NĐ-CP |Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1999 |

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89/1999/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.

Điều 2.

1. Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc;

2. Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các địa điểm giao dịch.

Điều 3. Tiền gửi được bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Điều 4.

1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tối đa là 30 triệu đồng Việt Nam.

2. Việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa quy định tại khoản 1 điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 5.

1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài, có con dấu, được Nhà nước cấp vốn điều lệ, được miễn nộp các loại thuế.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi và phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động.

3. Chế độ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 2:

HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI

MỤC 1: PHÍ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Điều 6.

1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo mức 0,15%/ năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mức phí bảo hiểm tiền gửi này được điều chỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.

2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được hạch toán khoản phí bảo hiểm tiền gửi vào chi phí hoạt động.

Điều 7. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp bốn lần trong năm tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 8. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm quy định thì ngoài việc nộp đủ số phí còn thiếu, phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

Điều 9. Nếu sau thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi 30 ngày, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chưa nộp phí bảo hiểm tiền gửi kể cả tiền phạt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền:

1. Yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để chuyển nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt nếu là các tổ chức tín dụng.

2. Yêu cầu các tổ chức tín dụng, kho bạc nơi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mở tài khoản, trích tài khoản để chuyển nộp phí bảo hiểm và tiền phạt nếu là tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng.

Điều 10.

1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải nộp, tổ chức bảo hiểm quyết định chấm dứt bảo hiểm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải ra ngay quyết định ngừng huy động tiền gửi cá nhân của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó.

2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm bảo hiểm đối với số tiền gửi đã được bảo hiểm của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong vòng 06 tháng kể từ ngày có quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi.

MỤC 2: VIỆC GIÁM SÁT RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Điều 11.

1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo theo quy định của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo ngay với tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong những trường hợp sau đây:

a) Gặp khó khăn về khả năng chi trả;

b) Khi thay đổi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi các báo cáo tài chính năm.

Điều 12.

1. Khi phát hiện tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đồng thời báo cáo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức tín dụng khác, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quyền yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước có biện pháp xử lý khẩn cấp.

Điều 13.

1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cung cấp theo định kỳ các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan.

2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tiến hành kiểm tra việc chấp hành các qui định tại Nghị định này của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp kết quả thanh tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi; phối hợp xử lý kịp thời các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả, vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ quá hạn cao.

4. Trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ban Kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm thông báo định kỳ về tình hình hoạt động của tổ chức đó cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để phối hợp xử lý.

MỤC 3: HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ

Điều 14.

1. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ dưới các hình thức sau:

a) Cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm;

b) Bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để có nguồn chi trả tiền gửi được bảo hiểm;

c) Mua lại nợ trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm.

2. Việc hỗ trợ nêu tại khoản 1 điều này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định.

Điều 15. Trong mọi trường hợp nêu tại Điều 14 của Nghị định này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ tiến hành các biện pháp hỗ trợ sau khi xác định rằng việc tiếp tục hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang gặp khó khăn có vai trò quan trọng đối với sự bảo đảm an toàn của toàn hệ thống và sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội.

MỤC 4: VIỆC CHI TRẢ CÁC KHOẢN TIỀN GỬI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Điều 16.

1. Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động và tổ chức đó mất khả năng thanh toán, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo nguyên tắc được qui định tại Điều 4 của Nghị định này.

2. Số tiền gửi (gồm gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với qui định của Luật Phá sản.

Điều 17. Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền được thực hiện thông qua các ngân hàng, hoặc theo thoả thuận với người gửi tiền.

Điều 18. việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người được ủy quyền hợp pháp, được thực hiện căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi phối hợp với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập và căn cứ vào các chứng từ hợp lệ.

Điều 19. Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi được vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ.

MỤC 5: QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI BỊ PHÁ SẢN.

Điều 20. trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó với số tiền mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã chi trả cho người gửi tiền. tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia quá trình quản lý và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của luật phá sản.

Điều 21. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 23. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.

Điều 24. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

| |Phan Văn Khải |
| |(Đã ký) |

4/08/2005 12:00 SA
|CHÍNH PHỦ |CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|******** |Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
| |******** |
|Số: 109/2005/NĐ-CP |Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2005 |

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 109/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 89/1999/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 9 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

NGHỊ ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

CHÍNH PHỦ

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi như sau:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc.

2. Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải niêm yết công khai về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở và các địa điểm giao dịch.”.

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ những trường hợp sau đây:

a) Tiền gửi của người gửi tiền là cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc năm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;

b) Tiền gửi của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó;

c) Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền;

d) Tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”.

3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 của Nghị định này, tối đa là 50 (năm mươi) triệu đồng.

2. Việc thay đổi số tiền bảo hiểm tối đa quy định tại khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”.

4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

2. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền phải nộp phí bảo tiền gửi theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

3. Việc điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này theo loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hoặc trên cơ sở đánh giá, xếp loại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính.”.

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Việc hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này do Hội đồng quản trị tổ chức bảo hiểm tiền gửi xem xét quyết định.”.

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ xem xét, quyết định việc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 14 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội.

2. Việc thực hiện hỗ trợ tài chính nêu tại khoản 1 Điều này được coi là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.”.

7. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn, trong vòng 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức này chấm dứt các giao dịch để tiến hành thanh lý tài sản hoặc kể từ ngày Toà án thông báo quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về phá sản, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó theo nguyên tắc được quy định tại điều 4 của Nghị định này đồng thời làm thủ tục ra quyết định chấm dứt bảo hiểm tiền gửi.

2. Số tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) vượt quá mức tối đa được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả sẽ được trả cho người gửi tiền trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phù hợp với quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.”.

8. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền do tổ chức bảo hiểm tiền gửi tực tiếp tiến hành hoặc uỷ quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ quyền theo quy định của pháp luật.”.

9. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền hoặc người đại diện, người thừa kế của người gửi tiền theo quy định của pháp luật phải căn cứ vào danh sách những người gửi tiền do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lập, được tổ chức bảo hiểm tiền gửi xét duyệt trên cơ sở các chứng từ hợp lệ.

2. Sau thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo đầu tiên về việc chi trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không còn quyền đòi tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả số tiền bảo hiểm đó.

3. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm ban hành quy định về hồ sơ, thủ tục và trình tự chi trả tiền bảo hiểm.”.

10. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Trong trường hợp vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn về khả năng chi trả hoặc để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc phá sản theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể huy động vốn theo các hình thức sau:

a) Vay hoặc tiếp nhận vốn hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ;

b) Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về việc phát hành trái phiếu.

c) Vay của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ”.

11. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.”.

12. Bổ sung cụm từ “bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc” vào trước cụm từ “bí phá sản” tại tên mục 5 và Điều 21.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

| |Phan Văn Khải |
| |(Đã ký) |

Similar Documents

Free Essay

Do Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Tài Chính Và Suy Thoái Kinh Tế Toàn Cầu Từ Năm 2008 Đến Nay, Nền Kinh Tế Nước Ta Đã Chịu Tác Động Tiêu Cực Và Kinh Tế Vĩ Mô Có Nhiều Yếu Tố Không

............................................................................................... 13 1.2 Điều kiện vay vốn: ................................................................................................................. 13 1.3 Loại tiền áp dụng: .................................................................................................................. 13 1.4 Phương thức cho vay: .......................................................................................................... 13 1.5 Mục đích cho vay: .................................................................................................................. 13 1.6 Tài sản đảm bảo: ................................................................................................................... 14 1.7 Mức cho vay: ............................................................................................................................ 14 1.8 Thời hạn cho vay: .................................................................................................................. 14 1.9 Lãi suất: ................................................................................................................................... 14 1.10 Thanh toán Phí bảo hiểm: ................................................................................................ 14 1.11 Phương thức trả nợ:............................................................................................................ 14 1.12 Giải...

Words: 38007 - Pages: 153

Free Essay

Hoc Hanh

...Câu 14: Những nguồn luật điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam bao gồm: - Luật thương mại Việt Nam 2005. - Pháp luật ngoại hối Việt Nam 2005. - Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu. - UCP 600 2007 ICC, nếu có dẫn chiếu trong L/C. Trước hết, ta thấy cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Ở trong trường hợp cụ thể này, bên ngân hàng phát hành nhận được một khoản phí mở L/C và sau đó sẽ thực hiện dịch vụ là mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ của người nhập khẩu và thanh toán. Còn bên người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Do đó, có thể coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Câu 15: Ngân hàng phát hành sẽ có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không (điều 14 khoản b UCP 600). Ngày xuất trình phải nằm trong ngày làm việc ngân hàng (điều 33), vì thế việc trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vào lúc 13.30 thứ bẩy không thể tính là thời hạn xuất trình. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ phải là thứ hai. Câu 16: Theo UCP 600 người phát hành L/C phải là ngân hàng thương mại (điều 2) Nếu người xuất khẩu nhận được một L/C được phát hành bởi công...

Words: 1580 - Pages: 7

Free Essay

Lý Thuyết Lượng Cầu Tài Sản

...Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Kinh tế - Luật Bộ môn : Các Nguyên Lý Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trường Tài Chính Giảng viên : ThS. Hoàng Thọ Phú ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC KÊNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM THEO THUYẾT LƯỢNG CẦU TÀI SẢN Họ và tên : Thái Thị Thanh Trúc Lớp : K13409C MSSV : K134050631 1. Đầu tư Bất động sản Ưu điểm * Khả năng sinh lợi dài hạn. * Đặc thù của thị trường BĐS Việt Nam trong những năm vừa qua là quá trình đô thị hóa vô cùng mạnh mẽ và sự phát triển của hạ tầng cơ sở tạo nền tảng cho sự tăng trưởng của thị trường trong dài hạn. Khuyết điểm * Cần vốn đầu tư rất lớn, mất nhiều thời gian để thực hiện giao dịch mua bán và đặc biệt, tính thanh khoản của bất động sản là thấp nhất so với các loại hình đầu tư thông thường khác. * Diễn biến thị trường BĐS phức tạp. Từ 2008, thị trường BĐS đã thực sự đi vào giai đoạn suy thoái kéo dài do hệ quả của một thời kỳ BĐS tăng nóng do hoạt động đầu cơ ào ạt. Giá của nhiều BĐS bao gồm cả đất nền và sản phẩm căn hộ thậm chí đã giảm trên 50% so với mức giá thời kỳ đỉnh điểm→rủi ro lớn trong hoạt động đầu cơ dựa trên nguồn vốn vay. * Giá BĐS ở Việt Nam vẫn đang rất cao so với mức thu nhập trung bình của người dân và nguồn cung vẫn còn dư thừa, đặc biệt là đối với sản phẩm chung cư. * Giá BĐS vẫn tương đối cao nên tỷ suất sinh lời thực sự từ hoạt động đầu tư BĐS cho thuê vẫn thấp (3%-6%/năm tùy loại hình bất động sản) trong khi giá trị đầu tư ban đầu rất lớn. *...

Words: 1573 - Pages: 7

Free Essay

Exporting

...theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 48,55 tỷ USD, thay vì 52,20 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 3,65 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tầu phải trả cho nước ngoài. + Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tầu, doanh nghiệp không bị tồn vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tầu, giảm được giá thành hàng nhập khẩu. + Lợi ích đối với cá nhân, cũng tương tự như trên. _ Sau khi có một số thông tin sơ lược về số lượng hàng xuất, khả năng đáp ứng hàng, thời gian giao hàng…nhân viên phụ trách việc thuê tàu sẽ tiến hành đặt tàu. Nhân viên sẽ lên các trang web của các hãng tàu hoặc các công ty giao nhận để tham khảo lịch tàu và giá giao dịch. Sau đó xem xét cái nào phù hợp với khả năng tài chính và thời gian hàng đến cảng thì sẽ liên lạc và đàm phán giá cả, nếu phù hợp thì tiến hành đặt tàu và nhận Booking confirmation. Từ đó bên đối tác sẽ tiến hành đặt chỗ trên tàu và gửi email cho nhân viên đính kèm Booking acknowledgement. Theo điều kiện thương mại FOB thì bên bán chịu trách nhiệm về hàng từ kho đến khi hàng chất lên tàu còn công ty sẽ chịu trách nhiệm đặt tàu. Công ty giao...

Words: 1278 - Pages: 6

Free Essay

Bài Tập Kế Toán Doanh Nghiệp Tm-Dv

...CHƯƠNG: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN & CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN Bài số 1: Công ty ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: Ngày 01/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt tạm ứng tiền vật liệu cho Nhân viên A số tiền 42.000.000. Ngày 05/03: Công ty ABC xuất quỹ tiền mặt 80.000.000, nộp vào tài khoản của công ty tại ngân hàng. Đến cuối ngày, Công ty ABC vẫn chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Ngày 06/03: Công ty ABC nhận được giấy báo Có của số tiền nộp vào tài khoản ngân hàng ngày 05/03. Ngày 10/03: Công ty ABC mua một lô công cụ có giá thanh toán 27.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền cho Công ty B. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt 495.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). Công cụ nhập kho đủ. Ngày 15/03: Nhân viên A thanh toán tiền tạm ứng: - Vật liệu nhập kho có giá thanh toán 38.500.000 (bao gồm thuế GTGT 10%). - Chi phí vận chuyển 770.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%). - Nhân viên đã nộp lại quỹ tiền tạm ứng không chi hết. Ngày 16/03: Căn cứ số lượng hàng hoá gửi đi bán tại các đại lý đã tiêu thụ, Công ty ABC thanh toán hoa hồng bán hàng cho các đại lý bằng tiền mặt 110.000.000 ( bao gồm thuế GTGT 10%). Ngày 20/03: Công tyABC được ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng 1.250.000.000. Công ty ABC đã nhận được giấy báo Có. Ngày 22/03:...

Words: 10372 - Pages: 42

Free Essay

Windy

...1. Bản chất, các chức năng của tiền tệ? 2. Bản chất, các chức năng của tài chính? 3. Phân tích vai trò của hệ thống tài chính với quá trình phát triển nền KT-XH? 4. Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền KT? 5. Chức năng, vai trò của các tổ chức tài chính trung gian? 6. Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu trong nền KTTT. P/b NHTM với các tổ chức tài chính phi NH? 7. Trình bày vốn và nguồn vốn của các DN? 8. Các phương thức tạo vốn chủ yếu của DN? 9. Các loại lãi suất cơ bản. Phương pháp đo lường ls? 10. Các nhân tố chủ yếu tác động đến lãi suất? 11. Vai trò của NSNN với quá trình phát triển nền KT-XH? 12. Trình bày nguồn Thu của NSNN. Phân tích thực trạng nguồn thu từ Thuế của NSNN Việt Nam. Các biện pháp nhằm tăng Thu NSNN? 13. Bội chi(thiếu hụt, thâm hụt) NSNN, hoạt động NSNN ở VN? 14. Chức năng của thị trường tài chính, cấu trúc của TTTC? 15. Nội dung kinh tế các công cụ chủ yếu trên TTTC? 16. Nội dung các khoản mục trong bảng cân đối tài sản NHTM? 17. Các hoạt động chủ yếu của NHTM? Liên hệ VN 18. Nguyên tắc quản lí tiền vay của các NHTM? 19. Quá trình tạo tiền trong hệ thống NHTM? 20. Các hoạt động chủ yếu của NHTW? 21. Lượng tiền cung ứng? Các tác nhân tham gia cung ứng tiền? 22. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ? 23. Các công cụ chính sách tiền tệ quốc gia? 24. Nguyên nhân lạm phát? Tác động của lạm phát đến KT-XH? 25. Biện pháp chủ yếu khắc phục lạm phát? 26....

Words: 10156 - Pages: 41

Free Essay

Cac Loai Lc

...credit): 1. Khái niệm: L/C có thể hủy ngang là loại L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước cho người thụ hưởng. L/C hủy ngang nói lên khả năng đơn phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực vào bất cứ thời điểm nào mà không cần sự đồng ý của tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo sửa đổi hay hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nghĩa là NHPH vẫn phải thanh toán như đã cam kết. Theo UCP 400, một L/C không ghi cụ thể là loại gì thì được hiểu là L/C hủy ngang. Nhưng theo điều 10 UCP 600: “Trừ khi có qui định khác tại Điều 38, tín dụng không thể sửa đổi và cũng không thể hủy bỏ mà không có sự thỏa thuận của Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng”. 1.2 Lợi thế, rủi ro của các bên tham gia: Với loại L/C này quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo, nó chứa đựng nhiều sự rủi ro cho người bán vì việc sửa chữa và hủy bỏ có thể xảy ra khi mà hàng hóa đang trên đường vận chuyển và việc trước khi việc thanh toán được thực hiện. Còn đối với người mua việc sử dụng L/C này tạo sự linh hoạt cho hoạt động kinh doanh của mình, khi những điều kiện thị trường bất lợi thì người mua có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người bán. 1.3.Trường hợp áp dụng: Vì những đặc điểm trên nên L/C này ít được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lí thuyết, nó chỉ được sử dụng trong các trường...

Words: 11087 - Pages: 45

Free Essay

Chứng Khoán Phái Sinh

...phái sinh” (Ông Bùi Nguyên Hoàn, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán) “Sàn CBOT của Mỹ ra đời đã làm thay đổi căn bản bản chất thị trường kỳ hạn, vừa là công cụ bảo hộ giá, vừa là công cụ đầu cơ, phù hợp với mọi đối tượng đầu tư. Cơ chế hoạt động của CBOT trở thành quy tắc, chuẩn mực chung cho tất cả các thị trường phái sinh trên thế giới, kể cả các thị trường đã ra đời trước đó hàng trăm năm. Những thành công của CBOT có sức lan tỏa rất nhanh.   Đến cuối năm 2010, thế giới có trên 70 sở giao dịch hàng hóa, giao dịch mua bán thông qua hai loại công cụ: hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Sản phẩm giao dịch phổ biến là nông phẩm, năng lượng, hóa chất, kim loại, bao gồm cả vàng, bạch kim, kim cương, và các công cụ đầu tư tài chính.  Thị trường chứng khoán Việt Nam, đã qua hơn một thập kỷ hoạt động, chứng khoán niêm yết vẫn đang đơn điệu, chỉ là cổ phiếu phổ thông và một ít chứng chỉ quỹ đầu tư. Trái phiếu, cơ bản chưa có giao dịch thứ cấp trên thị trường tập trung. Hàng triệu người đầu tư Việt Nam đang đầu tư “chay”, chưa có công cụ bảo hiểm. Đầu cơ chỉ một chiều (giá lên), chưa có công cụ đầu cơ khi thị trường  xuống giá.   Hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực, Việt Nam đang rất cần có một thị trường chứng khoán phái sinh, một định chế tài chính bậc cao, để bảo hộ giá hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm đầu tư tài chính và là công cụ đầu cơ trong mọi khuynh hướng biến động của thị trường. Theo tôi, không nên tổ chức một sàn giao dịch chỉ đơn độc giao dịch các...

Words: 24562 - Pages: 99

Free Essay

Ngôi Nhà Búp Bê

...Huneker nhận xét: “Âm thanh dội lại của cánh cửa bị đẩy ra của Nora đã vượt lên mái nhà của thế giới”(1). Vở kịch đã làm một cuộc du lịch ngoạn mục vượt biên giới Na Uy, sang các nước như Đức, Pháp, Mỹ. Vở kịch xoay quanh nhân vật Nora – một người phụ nữ xinh đẹp, đỏm dáng và có chút trẻ con - vì muốn cứu chồng khỏi căn bệnh hiểm nghèo nên cô đã mạo nhận chữ ký của người cha quá cố để vay tiền ngân hàng chạy chữa cho chồng. Cô âm thầm giữ kín bí mật, tiết kiệm dành dụm trả nợ cho đến ngày Helmer - chồng cô được bổ nhiệm làm giám đốc ngân hàng. Sau khi bị Helmer sa thải khỏi ngân hàng, Krogstad – người đã trực tiếp điều tra vụ việc và phát hiện ra hành động của Nora, đã viết thư gửi cho Helmer nói hết sự thật và dọa sẽ đưa sự việc ra tòa. Sau khi lá thư đầu tiên Krogstad gửi, vì lo cho thanh danh của bản thân nên Helmer đã trút hết cơn giận dữ của mình lên vợ mình bằng những câu nhiếc mắng. Helmer gọi cô là đồ giả dối, xấu xa, đáng kinh tởm và không thể tha thứ. Thế nhưng thái độ của Helmer thay đổi một cách chóng vánh khi đọc lá thư thứ hai. Anh lập tức vui mừng vì mình đã thoát khỏi cơn ác mộng. Anh liền vỗ về và an ủi Nora, nói rằng anh tha thứ cho cô và sẽ bảo vệ cô với một vẻ ban ơn như dành cho một đứa trẻ. Khoảnh khắc đó, Nora đã nhìn thấy được con người...

Words: 1032 - Pages: 5

Free Essay

How to Improve Sme Banking

...Quản lý khách hàng SME theo vòng đời khách hàng (CQ NCPT MB dịch từ tài liệu của IFC năm 2012) Các ngân hàng thực hành tốt nhất áp dụng cách tiếp cận quản lý khách hàng trong suốt các giai đoạn khác nhau của chu kỳ khách hàng để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của khách hàng. Ban đầu, thực hiện điều này đòi hỏi phải xác định những khách hàng mục tiêu, và sau đó xây dựng các sản phẩm cho các phân đoạn khác nhau. Tiếp theo, các ngân hàng tập trung vào việc chinh phục các khách hàng triển vọng nhất với các chiến dịch tiếp thị hiệu quả và, sau đó đưa ra các sản phẩm bán chéo để làm sâu sắc thêm mối quan hệ. Điều quan trọng cần lưu ý đó là sự hài lòng của khách hàng là kết quả của một quá trình liên tục. Để đảm bảo mức độ hài lòng cao của khách hàng, các ngân hàng cần phải chuẩn bị để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời. Cuối cùng, nếu có một mối quan hệ vay vốn với khách hàng, các ngân hàng cần phải tối thiểu hóa chi phí khi sức khỏe của tín dụng của khách hàng bị suy giảm; yêu cầu một sự giám sát và thu hồi hiệu quả. Hình 9 cho thấy 5 giai đoạn quan trọng trong chu kỳ của một khách hàng ngân hàng. Những điều này sẽ được giải thích trong các phần sau. 2.1. Cải thiện các chiến lược Phân khúc khách hàng Như đã thảo luận trước đó, thị trường SME thường không đồng nhất, với các doanh nghiệp SME có rủi ro và đặc điểm khác nhau rõ rệt. Để xây dựng một danh mục đầu tư SME hiệu quả, các ngân hàng phải có một cái nhìn rõ ràng về doanh nghiệp họ muốn nhắm mục tiêu trên thị trường và làm thế...

Words: 16184 - Pages: 65

Free Essay

Trungduc

...đại đa số các Ngân hàng chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế, chưa kinh doanh ngoại tệ kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh như họp đồng kì hạn và họp đồng hoán đổi. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực vừa mang tính mới mẻ, vừa phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức đối với các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng và kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn . Mặc dù không thể phủ nhận rằng, thị trường ngoại hối mang lại rất nhiều lợi ích cho các chủ thể khác nhau trên thị trường tiền tệ , đặc biệt phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay khi mà các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang trên đà phát triển, các hoạt động đầu tư, tín dụng ngày một khởi sắc . Từ những lý do trên em chọn đề tài “THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM” Nội dung đề tài gồm những nội dung chính sau: Phần I: Cơ sở lí luận về thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối Phần II: Thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam Phần III: Các hạn chế và giải pháp cho thị trường ngoại hối PHẦN I: Cơ SỞ LÍ LUÂN VẺ THI TRƯỜNG TIỀN TÊ VÀ THI * • • • TRƯỜNG NGOẠI HỐI • 1.1 Thị trường tiền tệ 1.1.1. Khái niệm thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các...

Words: 10971 - Pages: 44

Free Essay

Crosswell International

...nhất là mua sắm tã lót dùng một lần, dựa trên giá cả chứ không dựa trên chất lượng. Anh em Mathieux nhận thấy các hãng phân phối không tin rằng họ có thể cạnh tranh trong thị trường này với mức giá sản phẩm tương đối cao mà Crosswell đưa ra, thậm chí với chất lượng trội hơn như vậy. Sau nhiều tranh luận về cách thức nâng cao tính cạnh tranh về giá thành của Precious Diapers, anh em Mathieux tin rằng họ có thể tìm ra một giải pháp. Đề xuất của họ là kết hợp các điều khoản tín dụng mở rộng dành cho các hãng phân phối sở tại với các mức lãi suất trong nước cao của Braxin nhằm giảm giá tã lót cho người tiêu dùng Braxin một cách hiệu quả. Thị Trường Sản Phẩm Tã Lót Tại Braxin Trước những năm cuối thập niên 80, phần lớn người Brazin đều chưa bao giờ biết về tã lót dùng một lần, và chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường các đồ dùng vệ sinh dùng một lần ở Braxin trong khoảng thời gian đó thực sự không tồn tại.Tuy nhiên, đến năm 1995, thị trường...

Words: 9859 - Pages: 40

Free Essay

Kế toáN Nhà HàNg, KháCh SạN

...Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp Công ty B bán ra hoặc đưa vào chế biến để bán ra thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà...

Words: 5307 - Pages: 22

Free Essay

Thong Tu Ho Tro Lai Suat

... Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 02/2009/TT-NHNN Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2009 THÔNG TƯ Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh (dưới đây gọi tắt là hỗ trợ lãi suất) như sau: Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy định về hỗ trợ lãi suất 1. Các tổ chức tín dụng cho vay vốn đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thực hiện việc hỗ trợ lãi suất, bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương (dưới đây gọi chung là ngân hàng thương mại). 2. Tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh ở trong nước theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN...

Words: 5363 - Pages: 22

Free Essay

Enviroment

...(61303147) 2. ĐỖ TUẤN THANH (61303587) 3. VŨ NGUYỄN TỐ NHƯ (61302835) MỤC LỤC I. Lời nói đầu……………………………………………………………Trang 3 II. Tiểu sử và cuộc đời của Charles Darwin………………Trang 4 III. Hành trình tìm ra cơ sở học thuyết của Darwin……Trang 7 IV. CáChọc thuyết cơ bản của Darwin về loài……………..Trang 10 V. Tài liệu tham khảo………………………………………………Trang 15 DANH MỤC VIẾT TẮT -CLTN: chọn lọc tự nhiên LỜI NÓI ĐẦU Trái Đất của chúng ta được biết đến như một hành tinh duy nhất tồn tại sự sống và vô cùng phong phú. Số động thực vật và sự đa dạng chủng loài là rất đáng kinh ngạc. Số lượng ước đoán về các chủng loài khác nhau dao động từ 6 triệu đến 100 triệu loài. Không ai biết được có bao nhiêu loài động vật trên Trái Đất này. Dù nhìn ở đâu bạn cũng sẽ thấy sự sống. Thường có những bầy đàn khác nhau của cùng một chủng loài, ví dụ như: 200 loài khỉ khác nhau, 315 loài chim ruồi, gần 100 loài dơi, 35 nghìn loài bọ cánh cứng hay 250 nghìn loài hoa... Sự đa dạng sinh học quả thật đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao lại có sự đa dạng sinh học này và làm sao để chúng ta cảm nhận được một vùng rộng lớn mà sinh vật đang sinh sống. 200 năm trước, đã có một người được sinh ra để giải thích về sự đa dạng sinh học của sự sống. Ông đã có bước cách mạng hóa giúp chúng ta nhìn ra nhìn ra thế giới cũng như vị thế con người trong thế giới. Tên ông là Charles Darwin I.Cuộcđời , sự nghiệp,và tác phẩm ”nguồn gốc các loài” của nhà vô thần Darwin ...

Words: 4895 - Pages: 20