Free Essay

Cuong Vu

In:

Submitted By sapphire1405
Words 7590
Pages 31
LỜI MỞ ĐẦU Thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 15 năm trở lại đây từ khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới( WTO). Bên cạnh đó, trong vài thập niên gần đây Logistics đã phát triển nhanh chóng giúp con người sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhằm mang lại những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao nhất và chi phí thấp nhất đến người sử dụng cuối cùng. Trong nhiều nội dung quan trọng thì hoạt động tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty VOSA Sài Gòn cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản trị Logistics. Trong đó, hoạt động tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty VOSA Sài Gòn hiện nay trở thành một hoạt động không thể thiếu trong việc giao thương hàng hóa quốc tế Vì vậy qua thời gian thực tập nhằm nâng cao kiến thức, so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển, tìm hiểu và nghiên cứu tại phòng Đại lý vận tải- Công ty VOSA Sài Gòn, cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên chuyên hàng container và sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Phương Chi, tác giả xin đưa ra thực trạng hoạt động cũng như một số giải pháp căn bản nhằm hoàn thiện tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty VOSA Sài Gòn. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty VOSA Sài Gòn. Chương 2: Thực trạng tổ chức giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty VOSA Sài Gòn. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại VOSA Sài Gòn. Mặc dù đã rất nổ lực, cố gắng nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của quý công ty và giáo viên hướng dẫn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VOSA SÀI GÒN
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – ĐẠI LÝ HÀNG HẢI SÀI GÒN
Tên giao dịch: VOSA CORPORATION – VOSA SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 3-5-7 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848) 38231662 / 38216048
Fax: (848) 38212227
Mã số thuế: 0300437898-014
Email: vosadl@hcm.vnn.vn
Website: http://www.vosagroup.com
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VOSA Sài Gòn VOSA Sài Gòn là chi nhánh của Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam được tách ra hoạt động độc lập từ ngày 01/01/2001 với nhiều chức năng và dịch vụ như: kiểm đếm container, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, môi giới mua bán tàu..., xây dựng được Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 và hoạt động ngày càng hiệu quả. VOSA Sài Gòn luôn không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng công tác phục vụ của mình, vì muốn khách hàng và các hãng tàu trên thế giới biết đến VOSA Sài Gòn là một đại lý hàng hải phục vụ tốt nhất và uy tín nhất tại Việt Nam, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các đại lý khác trong thời gian hiện nay. VOSA Sài Gòn được công nhận không chỉ là một trong những sự lựa chọn tốt nhất về đại lý tàu biển, mà còn là nơi có dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không có uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.
II. Chức năng và nhiệm vụ
1. Chức năng Đại lý tàu biển: VOSA Sài Gòn đứng ra làm đại lý cho các hãng tàu, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kiểm đếm và làm thủ tục giám định hàng hóa, thu xếp cứu hộ, cứu nạn, tham gia giải quyết tranh chấp hàng hải, dịch vụ thuyền viên, dịch vụ cung ứng dầu, nước ngọt, vật tư thiết bị…và sửa chữa tàu. Môi giới hàng hải: Thuê và môi giới thuê tàu, môi giới mua, bán tàu. Đại lý vận tải: Nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, giao hàng tận nơi( door-to-door), dịch vụ kho bãi.
2. Nhiệm vụ Thay mặt người ủy thác, phối hợp với cảng và các cơ quan liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ: bốc xếp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đại lý và các dịch vụ hàng hải khác, thu ngoại tệ về cho đất nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người ủy thác. Xây dựng phương án đóng góp vào sự phát triển chung của Đại lý Hàng hải Việt Nam, tham gia tốt vào các tổ chức quốc tế. Duy trì và mở rộng các hoạt động vận tải truyền thống. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhằm tạo ra động lực phát triển cho từng cá nhân, từng bước kế thừa và tiếp thu những kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm. Nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực hàng hải cũng như vào luật pháp hàng hải. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như đại lý vận tải, kinh doanh kho bãi, kho ngoại quan, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư xây dựng mạng lưới kho bãi rộng lớn, đầy đủ phương tiện xếp dỡ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư phương tiện vận tải như sà lan, tàu, ô tô. Tham gia thực hiện tốt việc huấn luyện đào tạo, giáo dục công nhân viên theo chức năng và quyền hạn thông qua công tác đại lý, tham gia tích cực vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia, chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, nội bộ Xây dựng quy hoạch cán bộ, các quy chế quản lý công ty phù hợp với chê độ chính sách của VOSA nói riêng, của Nhà nước nói chung và các quy định, hướng dẫn của cấp trên. Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách và các thể lệ, nội quy đã ban hành. Quản lý vật tư, tiền vốn, tổ chức và hạch toán các hoạt động kinh doanh với quyền hạn của đơn vị hiện hành.
III. Cơ cấu tổ chức của công ty
1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của VOSA Sài Gòn.( nguồn: tác giả tự tổng hợp)
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo việc thi hành nghiệp vụ của đại lý, sắp xếp phù hợp cho đại lý, phân bổ kế hoạch cho đại lý, trực tiếp tham gia bàn bạc ký kết hợp đồng, tham gia vào công tác đối ngoại, chịu trách nhiệm chung về sự hoạt động của toàn bộ đại lý. Phòng Tổ chức hành chính: Theo dõi quan sát các vấn đề hành chính của cơ quan, thực hiện công tác lưu trữ văn thư, quản lý kho, phân bố những trang thiết bị phục vụ cho cơ quan. Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi tình hình tài chính trong và ngoài đơn vị, nhận và phân bố tiền gửi ngân hàng của các hãng tàu nước ngoài, kiểm tra và lập các chứng từ thanh toán, giám sát theo dõi tình hình thu chi của cơ quan, nhận chứng từ của các cơ quan đã phục vụ cho tàu, lập bảng thanh toán và đòi tiền của hãng đó, thống kê thời gian sử dụng của các tàu, tính cước, kiểm tra cước thị thực theo yêu cầu của các hãng tàu, quyết toán với khách hàng. Phòng Đại lý vận tải: Gom hàng và lưu kho, thu xếp việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, cung cấp dịch vụ từ kho đến kho, dịch vụ vận chuyển trong nước, thông báo vị trí tàu cho người chủ nhận hàng, đảm bảo việc chuẩn bị và lập các chứng từ văn bản, tìm cho tàu nguồn hàng xuất khẩu, thu xếp hoặc làm các thủ tục hải quan và tất cả các dịch vụ khác liên quan đến việc tàu vào cảng, lưu cảng, rời cảng, thu xếp việc giao hàng xuất nhập, chăm lo phục vụ hành khách, thu cước hàng xuất, nhập khẩu, chăm lo đến việc giải quyết tổn thất chung, khiếu nại và thủ tục khác, thông báo lịch tàu, chào giá cước và điều chỉnh. Sơ đồ tổ chức của Phòng Đại lý vận tải:

Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Đại lý vận tải.( nguồn: tác giả tự tổng hợp) Phòng Đại lý thương vụ: Theo dõi tin tức của các tàu, các hãng tàu trên thế giới cũng như các cơ quan có liên quan đến nghiệp vụ đại lý, theo dõi tất cả các hợp đồng và ký kết hợp đồng, dịch các công văn giấy tờ, làm công tác Marketing, làm môi giới hàng hải. Phòng Đại lý tàu: Theo dõi và hướng dẫn tàu nước ngoài vào cảng, thông báo cho các cơ quan hải quan để đón tàu, bố trí hoa tiêu và làm thủ tục xuất nhập cảng cho tàu, theo dõi và thực hiện các yêu cầu của tàu trong thời gian nhập cảng, nắm lịch trình tàu đến và tàu rời cảng, theo dõi và thực hiện các yêu cầu của tàu trong thời gian nhập cảng, nắm lịch trình tàu đến và tàu rời cảng, theo dõi thời gian làm việc của tàu, thường xuyên làm việc với thuyền trưởng và đại diện của tàu, giúp đỡ tàu khi tàu vào cảng thì điện báo cho hãng tàu biết những nội dung mà hãng tàu yêu cầu. Phòng dịch vụ: Thực hiện các dịch vụ về thuyền viên, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho tàu. Bộ phận giao nhận: Giao nhận chứng từ, thu xếp việc giao hàng xuất nhập. Đội phương tiện: Quản lý các phương tiện của cơ quan, sử dụng phương tiện để phục vụ cho công việc đại lý, lập kế hoạch xăng dầu hàng năm, lập phương án dự trữ, phụ tùng thay thế, sửa chữa, lập kế hoạch mua sắm phương tiện mới. Phòng Đại lý container: Xếp container, thông báo cho chủ hàng có liên quan đến nhận hàng, sửa chữa và cho thuê container.
IV. Tình hình hoạt động giao nhận trong những năm gần đây của công ty giai đoạn 2008 đến nay
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn Kết quả phục vụ: nhìn chung kết quả phục vụ tại VOSA Sài Gòn có chiều hướng tăng lên theo thời gian. Bảng 1.1 Kết quả phục vụ của VOSA Sài Gòn từ 2008- 2010
|Chỉ tiêu |Đơn vị |2008 |2009 |2010 |
|Số tàu phục vụ |Chuyến |391 |418 |442 |
|Số tấn trọng tải phục vụ |Tấn/km |1.794.378 |2.486.177 |2.848.548 |
|Số tấn hàng hóa phục vụ |Tấn/km |1.514.787 |2.216.214 |2.628.832 |

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn, Phòng Đại lý vận tải) Về số tàu phục vụ: Trong năm 2010, VOSA Sài Gòn đã phục vụ được 442 chuyến tàu, là đơn vị dẫn đầu trong các đơn vị thành viên của VOSA chiếm 14,5% toàn VOSA( VOSA: 3056 chuyến ). Năm 2009 lượng tàu VOSA Sài Gòn phục vụ tăng 6,9% so với năm 2008. Năm 2010 lượng tàu VOSA Sài Gòn phục vụ tăng 5,7% so với năm 2009. Tốc độ tăng có giảm một phần do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, làm cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng chậm, dẫn đến số tàu phục vụ có tăng nhưng chậm hơn giai đoạn trước. Về số tấn trọng tải phục vụ: Năm 2010, số tấn trọng tải phục vụ đạt 2.848.548 tấn/km chiếm 15,1% tổng số tấn trọng tải phục vụ của toàn VOSA ( VOSA: 18.839.603 tấn/km ), tăng 14,6% so với năm 2009. Điều này cho thấy VOSA Sài Gòn có một vị thế vững chắc trong nước cũng như trên thế giới. Số tấn hàng hóa phục vụ: Số tấn hàng hóa phục vụ tăng lên rõ rệt từ 1.514.787 tấn/km năm 2008 lên 2.216.214 tấn/km năm 2009, tăng 46,3%. Năm 2010, số tấn hàng hóa phục vụ tăng 18,6% so với năm 2010. Tốc độ tăng chậm lại do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung, VOSA Sài Gòn vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định so với các công ty khác cùng ngành.
2. Số lượng tàu container do VOSA Sài Gòn phục vụ( 2008- 2010) Bảng 1.2 Số lượng tàu container do VOSA Sài Gòn phục vụ( 2008- 2010)
|Chỉ tiêu |Đơn vị |2008 |2009 |2010 |
|Số lượng tàu container do VOSA |Chiếc |98 |121 |148 |
|Sài Gòn phục vụ | | | | |
|Số tấn trọng tải |Tấn/km |279.384,655 |414.942,941 |512.168,930 |
|Số container phục vụ |TEUs |1.013 |2.013 |2.217 |

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn, Phòng Đại lý vận tải) VOSA Sài Gòn cung cấp dịch vụ đại lý liner cho các hãng tàu nước ngoài như: NYK, SYMS, China Shipping, Maersk-Sealand… Dịch vụ đại lý liner bao gồm thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng container, thu gom hàng, giao nhận hàng hóa v.v…Năm 2010, VOSA Sài Gòn phục vụ được 148 lượt tàu container (chiếm 33.56% tổng số chuyến phục vụ) với tổng số tấn trọng tải là 512.168,930 tấn/km, và số lượng container phục vụ là 2.217 TEUs.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2008-2009-2010 Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2008-2010. (Đơn vị: Triệu đồng)
|Chỉ tiêu |2008 |2009 |2010 |
|Tổng doanh thu |22.805,698 |25.232,315 |27.917,765 |
|Tổng chi phí |20.867,250 |22.961,407 |25.265,582 |
|Lợi nhuận thực hiện |1.938,448 |2.270,908 |2.652,183 |
|Lợi nhuận sau thuế |1.938,448 |2.270,908 |1.909,572 |

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của VOSA Sài Gòn 2008-2010, Phòng Tài chính-Kế toán) Doanh thu năm 2008 tăng 10,6% so với năm 2007 và đạt 27.917,765 triệu đồng chiếm 8,8% tổng doanh thu của toàn VOSA Sài Gòn (tổng doanh thu của VOSA Sài Gòn đạt 317.969 triệu đồng ). Tình hình hoạt động kinh doanh của VOSA Sài Gòn nhìn chung là khá ổn định Về tổng chi phí: Chi phí năm 2009 tăng 2.094,157 triệu đồng, tức tăng 10% so với năm 2008. Chi phí năm 2010 tăng 2.685,450 triệu đồng, tức tăng vẫn ở mức xấp xỉ 10%. Do doanh thu tăng, khối lượng hàng hóa và dịch vụ VOSA Sài Gòn phục vụ cũng tăng lên nên dẫn đến phát sinh thêm các chi phí trong quá trình hoạt động. Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2009 tăng 332,46 triệu đồng so với năm 2008, nhưng trong giai đoạn này VOSA Sài Gòn được hưởng ưu đãi nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 381,275 triệu đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 15,9% thực ra là do VOSA Sài Gòn phải nộp thêm phần thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà Nước với mức thuế suất là 28%.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VOSA SÀI GÒN
I. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển
1. Sơ đồ quy trình

1. Gửi thông báo: - Vận đơn chính - Vận đơn phụ - Bảng liệt khai hàng hóa - Hóa đơn - Phiếu đóng gói

3. Gửi giấy thông báo hàng đến

5. Nhận Lệnh giao hàng và trả phí

Sơ đồ 2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển tại VOSA Sài Gòn( nguồn: tác giả tự tổng hợp)
2. Chi tiết các bước tiến hành giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Bước 1: Nhận thông báo về lô hàng từ Đại lý nước ngoài Trước khi gửi hàng về Việt Nam các Đại lý nước ngoài đều gửi thông báo chi tiết về lô hàng cho VOSA Sài Gòn bằng fax hoặc e-mail bao gồm: Vận đơn chính(MBL): Trên vận đơn chính thể hiện số vận đơn, chuyến tàu, ngày tàu chạy, tên người gửi, người nhận, số cont, số seal, số ký, số khối. Vận đơn phụ(HBL): Trên vận đơn thể hiện số vận đơn phụ, chuyến tàu, ngày tàu chạy. Bảng liệt khai hàng hóa( Manifest). Hóa đơn( Invoice) và Phiếu đóng gói( Packing list) của lô hàng và các giấy tờ khác (nếu có).
Bước 2: Theo dõi và kiểm tra với hãng tàu Khi đã nhận được e-mail hoặc fax này, nhân viên của phòng Đại lý vận tải cần phải kiểm tra thông tin trên bộ hồ sơ có đồng bộ, chính xác hay không và xác nhận với Đại lý nước ngoài. Sau đó nhân viên giao nhận cần phải căn cứ theo thông báo này tiến hành theo dõi và kiểm tra hành trình của chuyến tàu với hãng tàu.
Bước 3: Nhận Giấy báo hàng đến Sau một thời gian, Đại lý giao nhận sẽ nhận Giấy báo hàng đến hay Thông báo hàng đến. Tùy theo mỗi hãng tàu mà các mẫu thông báo hàng đến khác nhau, nhưng đều có những nội dung cơ bản như sau: tên tàu; số vận đơn; dự kiến thời gian tàu đến; người gởi hàng; người nhận hàng; tên hàng; số lượng, trọng lượng; cảng bốc; cảng dỡ; những lưu ý khi đi nhận lệnh giao hàng( D/O).
Bước 4: Thông báo hàng đến cho người nhận hàng Trên thông báo hàng đến cho người nhận hàng sẽ thể hiện các thông tin sau: Người nhận hàng, chuyến tàu, ngày tàu cập cảng, số cont, số seal, số ký (KG), số khối (CBM), tên hàng, phí chứng từ và các phí khác( nếu có). Yêu cầu người nhận hàng khi đến nhận chứng từ cần xuất trình các giấy tờ sau: Giấy báo nhận hàng, Giấy giới thiệu của cơ quan( nếu là hàng của các cơ quan, tổ chức), hoặc Hộ khẩu và CMND( nếu là hàng của cá nhân), Bill gốc (đối với những lô hàng không có điện giao hàng) và đóng phí chứng từ cũng như các phí khác. Bước 5: Nhận Lệnh giao hàng( D/O) từ hãng tàu Khi ngày tháng đã cận kề ngày dự kiến tàu đến, nhân viên giao nhận cần chủ động liên lạc với hãng tàu là tàu đã về hay chưa, lúc nào sẽ cập cảng dỡ. Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm vận đơn surrender và giấy giới thiệu cùng với chứng minh thư( nếu có) đi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, tại địa chỉ được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O. Sau khi đến văn phòng đại diện của hãng tàu, trình giấy giới thiệu, vận đơn surrender, chứng minh thư( nếu có) cho nhân viên của văn phòng đại diện hãng tàu, nhân viên này sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng. Tùy theo phương hướng kinh doanh của mỗi hãng tàu mà các khoản phí đóng sẽ khác nhau. Ví dụ phí chứng từ, phí CFS, phí D/O v.v… Nhân viên giao nhận đóng phí theo yêu cầu, ký tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tăng( lưu ý tên và mã số thuế của doanh nghiệp trên các hóa đơn là của công ty VOSA Sài Gòn) nhận D/O và các biên. Khi nhận D/O thì trên D/O sẽ được văn phòng đại diện đóng con dấu của hãng tàu( Tại Việt Nam). Vì khi người nhận hàng giao chứng từ cho công ty VOSA Sài Gòn thì người nhận hàng đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hay đã tu chỉnh khi xảy ra bất hợp lệ, nên các số liệu trong các chứng từ đã khớp với nhau, lúc này khi nhận D/O, nhân viên giao nhận chỉ cần kiểm tra, đối chiếu nội dung D/O với vận đơn là đủ, nhằm phát hiện sai sót của D/O( nếu có) và tu chỉnh ngay, tránh trường hợp D/O không có giá trị hiệu lực. Vậy khi nhận lệnh, nhân viên giao nhận cần đối chiếu lệnh với vận đơn ngay khi còn ở đại lý hãng tàu những nội dung chủ yếu sau: tên tàu; số vận đơn; tên và địa chỉ người nhận hàng; người gởi hàng; tên hàng; loại hàng; cảng bốc; cảng dỡ. Đặc biệt nhân viên giao nhận phải chú ý thời hạn hiệu lực của D/O trong vấn đề lưu kho, lưu bãi, lưu container( có hãng tàu miễn phí, có hãng tàu tính phí sau khi D/O hết hiệu lực) để mà sắp xếp thời gian hợp lý, tiến hành làm thủ tục nhận hàng tránh tình trạng phát sinh thêm các chi phí này, do D/O quá hạn hiệu lực lấy hàng. Bước 6: Làm thủ tục hải quan và đưa hàng về kho VOSA Sài Gòn hoặc giao cho người nhận hàng. Nhân viên giao nhận cần chuẩn bị bộ hồ sơ và làm thủ tục hải quan. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận cần tìm lô hàng nhập đang ở đâu để dẫn kiểm hóa viên đến kiểm tra hàng hóa. + Nếu là hàng lẻ( LCL) : Nếu là hàng lẻ thì nhân viên giao nhận vào kho CFS( Container Freight Station) gặp thủ kho trình D/O yêu cầu biết vị trí hàng để kiểm hóa. Nhân viên giao nhận chuẩn bị xe, kho( của công ty dịch vụ giao nhận) và liên lạc với người nhận hàng, thông tin cho người nhận ngày giờ dự tính sẽ giao hàng, để người nhận bố trí kho, nhân viên để nhận hàng. Nhân viên giao nhận điều xe vào kho CFS( Container Freight Station). Trong khi chờ xe vào kho, nhân viên giao nhận tới thương vụ trình D/O, yêu cầu giao hàng CFS, có cảng thì thương vụ cho ra phiếu xuất kho, ví dụ cảng Vict (Kp5 Đường A5, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Hồ Chí Minh), có cảng thì thương vụ đóng dấu lên D/O: “ Đề nghị giao hàng CFS”. Ví dụ Tân Cảng. Sau đó nhân viên giao nhận cầm phiếu xuất kho vào kho CFS (nếu D/O có đóng dấu: “ đề nghị giao hàng CFS” cho thủ kho thì thủ kho sẽ ra phiếu xuất kho) trình cho thủ kho. Tiến hành bốc hàng lên xe sau chở về kho của VOSA Sài Gòn. + Nếu là hàng nguyên container (FCL) : Nếu là hàng nguyên container thì nhân viên giao nhận chạy ra bãi container, tìm xem container đang ở vị trí nào, nếu như container đang ở trên cao, hoặc đang ở dưới đất mà không thể mở nắp container ra để kiểm hóa viên kiểm tra hàng thì nhân viên giao nhận tới phòng điều độ trình D/O, yêu cầu hạ container xuống để kiểm hóa, tiện thể yêu cầu điều độ viên đóng dấu:“cắt seal”. Lúc nhân viên giao nhận yêu cầu hạ container nếu ở Tân Cảng thì phải cho điều độ viên phí hạ container, 1 container 20’ là 10.000 VNĐ, 1 container 40’ là 15.000 VNĐ. Phí này thuộc dạng như tiền bo, không có hóa đơn hay biên lai thu, còn nếu ở các cảng khác hay ở ICD thì không phải đóng phí này, dĩ nhiên nếu container đang ở dưới đất mà có thể mở nắp container ra dễ dàng thì không phải nhờ điều độ viên hạ container. Nhân viên giao nhận điều xe ra bãi container. Sau đó vào đại lý hãng tàu( thường thì trong cảng và ICD đều có) trình D/O, yêu cầu lấy nguyên container về hay rút ruột tại bãi, đại lý hãng tàu sẽ thu tiền cược container, ra biên lai cược thu tiền cược khoảng 400.000 VNĐ/container 20’ và khoảng 1.200.000 VNĐ/container 40’ đồng thời đóng dấu vào D/O là “ lấy nguyên container” hay “ rút ruột tại bãi” và dấu của đại lý hãng tàu, đóng tiền cược container và giữ phiếu thu tiền cược. Nhân viên giao nhận đem D/O đó vào thương vụ, trình D/O xin rút ruột tại bãi hoặc xin đem container về. Thương vụ sẽ thu tiền và ra hóa đơn, lúc này mã số thuế và tên doanh nghiệp trên hóa đơn là của công ty VOSA Sài Gòn. Nếu doanh nghiệp đem container về thì trình hóa đơn cho phòng giao nhận container, lấy phiếu giao nhận container và ra bãi container để tiến hành bốc container đem về hay rút ruột tại bãi, tiến hành cho bốc hàng lên xe. Giao cho người nhận hoặc chở về kho thuộc VOSA Sài Gòn
Bước 7: Phát bộ chứng từ cho người nhận hàng và thu các phí khác Khi người nhận hàng xuất trình các giấy tờ và đóng đầy đủ các phí, VOSA Sài Gòn sẽ phát hành hóa đơn thu phí và phát bộ chứng từ cho người nhận hàng tới kho VOSA để nhận hàng đối với hàng lẻ hoặc tới cảng hoặc kho nhận container đối với hàng nguyên container.
Bước 8: Trả container rỗng Nếu trường hợp đem container về thì sau khi dỡ hàng ra, người nhận hàng cho xe chở container rỗng về trả tại cho VOSA Sài Gòn để nhân viên giao nhận tới nơi mà trên phiếu cược công đã đề cập, cầm theo mẫu hạ container rỗng trình cho nơi trả container, nơi này sẽ giữ lại phiếu hạ container rỗng, thu tiền hạ rỗng và sẽ cấp lại một phiếu thể hiện tình trạng container ví dụ là container sạch, tốt, không hư hỏng v.v… Người giao nhận cầm phiếu này cùng với giấy cược container lại đại lý hãng tàu để nhận lại tiền cược container.
Bước 9: Thông báo cho Đại lý nước ngoài và lưu hồ sơ Sau khi đã phát bộ chứng từ cho người nhận hàng, VOSA Sài Gòn sẽ thông báo cho đại lý nước ngoài về việc trên bằng e-mail.
Bước 10: Thanh quyết toán với tài vụ Vào cuối mỗi tháng sẽ tiến hành thanh quyết toán với Tài vụ về các chi phí liên quan đến các lô hàng nhập trong tháng căn cứ trên hóa đơn, chứng từ thu chi. Thường thì ngoài những chi phí hợp pháp có hóa đơn chứng từ thu, còn xuất hiện những chi phí phụ, tất cả những loại phí này điều được doanh nghiệp khoán cho nhân viên giao nhận. Sau đây là điển hình những phí (VNĐ) phải bỏ ra để doanh nghiệp hoàn tất giao dịch: Phí kẹp vào bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan: 50.000 – 100.000. Phí cho kiểm hóa viên: 300.000/container. Nhiều container thì phí giảm xuống ví dụ có 10 container thì chi khoảng 1.000.000. Tùy theo tính chất hàng và số lượng container. Phí cho đội thuế: khoảng 30.000. Phí cho đối chiếu lệnh: 10.000/ container. Phí cho xe nâng: 1 container 40’ 40.000, 1 container 20’ 20.000. Phí cho hạ container: 10.000/ container 20’, 15.000/ container 40’. Tài xế cho mỗi xe nâng: 10.000. Phí cho hải quan cổng: 10.000/ 1 xe ra cổng. Những mức phí trên chỉ mang tính tương đối, tùy hải quan khu vực mà có loại phí, có loại không có và giá khác nhau.
II. Điểm khác biệt của quy trình giao nhận hàng xuất khẩu trên thực tế và lý thuyết
Thứ nhất, trên lý thuyết việc giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện trên vận đơn gốc, tuy nhiên như ta thấy ở quy trình trên, việc trao đổi chứng từ lại chủ yếu là vận đơn surrender. Việc làm này, sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho Đại lý Vận tải cũng như với doanh nghiệp.
Thứ hai, trên lý thuyết thì việc làm thủ tục Hải quan là do người gửi hàng đảm trách. Nhưng trên thực tế công việc này có thể do nhân viên của Đại lý Hàng hải Vosa làm. Việc này được làm theo yêu cầu của khách hàng( người nhận hàng nhập khẩu), và khách hàng sẽ phải trả thêm một khoản phí cho người giao nhận. Tuy có những điểm khác biệt như trên nhưng trong quá trình làm việc vẫn luôn có sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và lý thuyết mà không tạo ra những khác biệt rõ rệt. Nên về căn bản thì quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển tại VOSA Sài Gòn không khác gì nhiều so với lý thuyết, chỉ đơn thuần là sự hoàn thiện và cắt giảm một số khâu cho phù hợp.
III. Đánh giá chung về tổ chức giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển ở công ty VOSA Sài Gòn
1. Thành tựu Nhân tố chủ chốt không thể thiếu trong quá trình giao nhận là đội ngũ nhân viên tại VOSA Sài Gòn nhưng góp phần quan trọng nhất là Phòng Đại lý vận tải. VOSA Sài Gòn có 118 nhân viên, trong đó tỷ lệ nhân viên nam chiếm 69,5%, tỷ lệ nhân viên nữ chiếm 30,5%. Trình độ của nhân viên: số nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm 58,45%, đây cũng là một lợi thế mà VOSA Sài Gòn có được. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên trong công ty có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn nên tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc trong công ty.Từ việc tìm kiếm khách hàng, nhận hàng, liên hệ với Đại lý Hãng tàu, giao nhận hàng… đã được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Tuy lực lượng còn mỏng nhưng với trình độ kinh nghiệm nhiều năm trong ngành mọi tình huống khó nhất đều được giải quyết một cách nhanh chóng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về mặt thời gian, địa điểm, đảm bảo được an toàn cho hàng hóa trong quá trình đóng hàng cũng như vận chuyển hàng đến tay người nhận hàng. Thông tin nhanh, chính xác nên không làm ảnh hưởng đến tiến độ của hoạt động giao nhận. Minh chứng cho điều này là kết quả phục vụ của VOSA Sài Gòn trong 3 năm 2008- 2010 (theo bảng 1.1). Mặc dù có nhiều vấn đề còn tồn đọng nhưng hoạt động giao nhận tại VOSA Sài Gòn vẫn diễn ra nhộn nhịp và được khách hàng tin tưởng, chính vì vậy doanh thu hàng năm luôn tăng lên và đạt 22.805.698.000 đồng (2008), 25.232.315.000 đồng (2009), 27.917.765.000 đồng (2010).
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà VOSA Sài Gòn đã gặt hái được trong nhiều năm qua, hoạt động của công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại và đáng quan tâm như sau: Hầu hết tại VOSA Sài Gòn ít đảm nhiệm công tác khai Hải quan cho khách hàng vì lượng khách hàng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Bình Dương, Đồng Nai nên tình trạng Hải quan làm khó dễ trong quá trình giao nhận do việc hàng hóa không khớp với tờ khai. Tại Phòng Đại lý Vận tải chỉ có 1 máy photocopy, 2 máy fax, 2 máy in và 1 máy scan nhưng chúng đã được dùng lâu năm nên khác lạc hậu. Lượng giấy tờ và chứng từ và giấy tờ rất nhiều nên chúng phải hoạt động liên tục. Do đó, thường xuyên xảy ra các trục trặc kỹ thuật, mất thời gian để chờ chúng hoạt động trở lại. Các trang thiết bị này làm việc rất chậm và thường không đáp ứng được số lượng nhiều. Ngoài ra hệ thống máy vi tính là trung tâm của mọi hoạt động nhưng cũng bị xuống cấp, hiện nay Phòng Đại lý Vận tải có 16 máy vi tính, trong đó có 12 máy đã quá cũ và lạc hậu nên không đáp ứng được tốc độ xử lý nhanh công việc, thường xảy ra các lỗi như bị virus, mạng quá tải nên phải mất thời gian chờ xử lý. Với diện tích bãi Container là 8.000m2 số container lưu kho còn quá mỏng, tăng chậm. Năm 2008, số container được kéo vào bãi để đóng hàng đều do thuê từ Đại lý Hãng tàu nên số lượng còn ít vì chi phí quá tốn kém. Đến năm 2009, VOSA Sài Gòn đã trang bị được 2 xe đầu kéo container, 1 xe nâng, 4 xe xếp hàng nên số lượng đã tăng lên 12,5% so với năm 2008. Trong năm 2010, VOSA Sài Gòn trang bị thêm 2 xe đầu kéo container, 4 xe xếp hàng nhưng số lượng container chỉ tăng 34,8% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ, VOSA Sài Gòn chưa khai thác hết năng lực hiện có của mình cả trong kho và ngoài bãi container. Trong kho, máy móc thiết bị được trang bị nhưng đôi khi diện tích trống khá nhiều, lượng hàng hư hỏng vẫn còn đáng kể. Ngoài bãi container, xe chuyên dụng đã được trang bị nhưng lượng container lưu tại bãi còn thưa thớt, nhiều xe xếp hàng còn lạnh máy. Hiện công ty chưa có phòng marketing riêng, cũng như hoạt động này còn rất hạn chế so với các công ty giao nhận khác. Khách hàng của VOSA Sài Gòn chủ yếu là các khách hàng lâu năm, hoặc khách hàng do đại lý giao nhận ở nước ngoài chỉ định. Thêm vào đó là thiếu một lực lượng nhân sự giỏi ngoại ngữ để giao dịch, đàm phán với các đối tác nước ngoài. Một số vấn đề như sai chi tiết, thiếu thông tin hàng hóa, sự cố trong việc tiếp nhận thông tin hay chuyên chở hàng hóa. Điều này gây lãng phí và tốn kém về thời gian, tiền bạc, nhân lực và nhất là uy tín của công ty. Hiện công ty vẫn thiếu một lực lượng nhân sự giỏi ngoại ngữ để giao dịch, đàm phán với các đối tác nước ngoài nên đôi khi việc gặp gỡ đối tác vẫn còn hạn chế về mặt giao tiếp. Hàng hóa nhập khẩu thường bị thụ động về thông tin, thiếu thông tin hoặc chứng từ do không liên lạc được với đại lý nước ngoài. Do đó, đôi khi dẫn đến chậm trễ trong việc làm thủ tục hải quan, hay hàng về đến cảng chậm hơn dự kiến mà hãng tàu không thông báo kịp thời đến khách hàng… Đây cũng là tình trạng chung của một số hãng giao nhận khác. Công ty chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, còn phụ thuộc khá nhiều vào các đại lý và hãng tàu nước ngoài. Bên cạnh đó, VOSA Sài Gòn chưa có kho bãi riêng nên phải đi thuê kho bãi từ các công ty khác. Điều này đồng nghĩa với việc công ty mất một khoản thu nhập từ việc cho thuê kho bãi và mất thêm một khoản phí thuê kho bãi riêng cho hàng hóa.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI VOSA SÀI GÒN
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của VOSA trong thời gian tới Năm 2010- 2011, Sau khi nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn định tài chính, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007, cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, tiếp tục gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, thêm vào đó tình hình lạm phát và bất ổn của nền kinh tế tạo ra thêm nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khách hàng của công ty giao nhận hay đại lý vận tải. Chính vì vậy, đòi hỏi các ngành nghề trong hệ thống kinh tế Việt Nam nói chung và VOSA Sài Gòn nói riêng phải nắm sát diễn biến thị trường và có những biện pháp kịp thời trong thời gian tới. Duy trì và phát triển các loại hình dịch vụ truyền thống trên cơ sở phát huy lợi thế kinh doanh của đơn vị VOSA Sài Gòn. Tiếp tục duy trì thị phần đại lý tàu rời, đồng thời gia tăng thêm công việc và sản lượng của đại lý vận tải và đại lý liner. Phát triển các loại hình dịch vụ mới: đại lý chuyển tải dầu, dịch vụ logistics, cho thuê kho bãi, đại lý thủ tục hải quan, kinh doanh khai thác tàu container, sản xuất vỏ container… Mở rộng công tác tiếp thị cả trong và ngoài nước. Giữ chặt mối quan hệ với chủ tàu, người ủy thác, các chủ hàng xuất nhập để giành thêm các hợp đồng mới. Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành hai lĩnh vực quan trọng nhất là kinh doanh và tài chính đối với đơn vị VOSA Sài Gòn. Duy trì, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, mở rộng, phát triển sản xuất của VOSA Sài Gòn trên cơ sở chiến lược chung có tính đến hiệu quả đầu tư và sự phân công phạm vi, lĩnh vực, thị trường cho từng đơn vị. Đưa ra những chính sách giá hợp lý hơn để nâng cao tính cạnh tranh với các đại lý khác, những chính sách ưu đãi cho thân chủ và đại diện hãng tàu để được sự ủng hộ hơn của đại diện đối với công ty VOSA Sài Gòn. Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, tự hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Đưa cán bộ, nhân viên đi tập huấn trong và ngoài nước. Đảm bảo mức tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế của VOSA Sài Gòn trên thị trường dịch vụ hàng hải.
II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển.
1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cải thiện bộ máy quản lý Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là trình độ về ngoại ngữ bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo các khóa ngắn ngày trong công ty, mời các chuyên gia đến để giảng dạy. Không chỉ nâng cao trình độ nghiệp vụ mà nhân viên cũng cần phải học hỏi để nắm bắt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc. Xây dựng cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm người có năng lực đảm nhận các vị trí chủ chốt theo hướng trẻ hóa cán bộ, tuyển dụng thêm nhân viên mới có trình độ chuyên môn giỏi, có thể liên kết với các trường đại học trong thành phố để tuyển dụng được những nhân viên xuất sắc cho công ty, và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ ngay từ khi mới tuyển dụng. Duy trì thái độ giao tiếp, ứng xử chu đáo, nhiệt tình với khách hàng để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Cần có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với các cán bộ nhân viên trong công ty để toàn VOSA Sài Gòn có thể hoạt động năng động và hiệu quả nhất. Tạo bầu không khí làm việc năng động, đoàn kết và thoải mái trong công ty để tao ra hiệu quả cao trong công việc. Có thể tổ chức các buổi dã ngoại cho toàn thể nhân viên trong công ty vào dịp Lễ như 8/3, 20/10, 26/3…, hoặc tổ chức đi du lịch trong nước 1 tuần/ năm cho nhân viên và gia đình họ vào dịp hè…
2. Mở rộng thị trường hoạt động trong nước và quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Hiện nay VOSA Corporation có tất cả 14 chi nhánh hoạt động rải khắp cả nước, trong đó VOSA Sài Gòn là chi nhánh hoạt động mạnh nhất. Các chi nhánh cần liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một khối vững chắc, làm cơ sở cho việc tổ chức theo mô hình công ty mẹ -con ty con trong những năm sau. Vì có đứng vững ở thị trường trong nước mới có thể mở rộng sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn như EMEA, Châu Mỹ… Để thực hiện được điều này VOSA Sài Gòn cần có mối quan hệ tốt với các hãng tàu ở trong nước và nước ngoài, phát triển hoạt động marketing nhắm vào các thị trường tiềm năng để xây dựng thương hiệu cho VOSA ở thị trường nước ngoài, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn quốc tế để thực hiện việc mở rộng thị trường. Việc liên doanh với các hãng tàu hay các công ty logistics lớn như NYK, China Shipping,… tạo điều kiện thuận lợi cho VOSA Sài Gòn dễ dàng trong giao dịch song phương giữa các quốc gia. Càng có nhiều mối quan hệ thì VOSA Sài Gòn càng có cơ hội mở rộng thị trường, các hoạt động diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, giảm được chi phí, đem lại lợi nhuận và uy tín cho công ty.
3. Đầu tư cải tiến cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc là điều kiện thiết yếu cấu thành nên sự thành công của doanh nghiệp nhất là trong hoạt động giao nhận vì lĩnh vực này đòi hỏi rất nhiều khâu, nhiều công đoạn. Hiện nay, tại VOSA Sài Gòn cơ sở vật chất khá thiếu thốn, trang thiết bị cho nhân viên làm việc tại văn phòng đã dần lạc hậu. Vì vậy, đòi hỏi một đại lý giao nhận như VOSA Sài Gòn muốn đứng vững được trên thị trường giao nhận khốc liệt như hiện nay cần phải có những chính sách hoàn thiện.

-----------------------
Nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường

Nhân viên làm chứng từ

Nhân viên làm chứng từ

Nhân viên chuyên hàng lẻ

Bộ phận giao nhận

Nhân viên chuyên hàng container

Trưởng phòng

Phòng Đại lý Container

Bộ phận Giao nhận

Đội Phương tiện

Phòng Đại lý
Vận tải

Phòng Dịch vụ

Phòng Đại lý tàu

Phòng Đại lý
Thương vụ

Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Tài chính Kế toán

Ban Giám đốc

NGƯỜI NHẬN HÀNG

4. Gửi Thông báo tàu đến

VOSA SÀI GÒN

HÃNG TÀU

2. Theo dõi và kiểm tra với hang tàu

9. Thông báo cho Đại lý nước ngoài và lưu hồ sơ

ĐẠI LÝ Ở NƯỚC NGOÀI

7. Nhận Bộ chứng từ và trả phí

Similar Documents

Free Essay

Learn More

...CÂU HỎI ÔN TẬP CỦA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Trình bày hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? TL: - Hội nghị thành lập Đảng: + Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam. + Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. + Ngi quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. + Thành lập hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. Định tên đảng là Đản cộng sản Việt Nam Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng Định kế hoạch thực hiện thống nhật trong nước Cử một ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại biểu chi bộ cộng sản trung quốc ở Đông Dương. + Ngày 24/2/1930, Theo yêu cầu của đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung...

Words: 11033 - Pages: 45

Free Essay

Đề CươNg MôN Kinh Tế Du LịCh

...ĐỀ CƯƠNG MÔN KINH TẾ DU LỊCH Câu 1:Nêu khái niệm về du lịch của Michael Cotman? - Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. - Du khách là người tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm du lịch - Nhà cung ứng du lịch là nhà cung cấp các dịch vụ và sản phẩm du lịch để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của du khách. - Chính quyền địa phương của điểm đến là nhân tố chính tạo ra các động lực phát triển du lịch phụ thuộc nhu cầu ngày càng cao của du khách. Dân cư sở tại là một trong những nguồn lao động chính phục vụ trong du lịch Câu 2:Phân tích xu hướng nhóm xu hướng phát triển cung của xu hướng phát triển du lịch thế giới? Xu hướng 1: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch Xu hướng 3: Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch Xu hướng 4: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong du lịch. Xu hướng 5: Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hoá. Xu hướng 6: Hạn chế tính thời vụ trong du lịch Câu 3:Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế và ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch? XH: - Mở ra cơ hội giao lưu. - Là cơ sở mở ra mối quan hệ hữu nghị, ngoại giao. - Tái tạo sức lao động. - Giải quyết...

Words: 3744 - Pages: 15

Free Essay

Bibeo

...CMVS. - Đầu 1919, HCM gia nhập Đảng XH Pháp. - CTTG thứ nhất kết thúc. 1919 các nước ĐQ thắng trận họp ở HN Véc-xây để phân chia quyền lợi. - 7/1920 Người đã đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Luận cương đã chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa. - 12/1920 ĐH Đảng XH Pháp họp ở Tua, NAQ đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Qtế CS và tham gia thành lập ĐCS Pháp. Với sự kiện này: +NAQ từ người yêu nước trở thành người CS, 1 trong những người sáng lập ĐCS Pháp. + Con đường cứu nước, GPDTVN đã được NAQ khẳng định dứt khoát đó là con đường CMVS. => NAQ truyền bá CN Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược CMVN và chuẩn bị điều kiện để thành lập ĐCSVN bằng cách: * Chuẩn bị: - Về chính trị tư tưởng: thông qua các bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo” và xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ TD Pháp” (1925). Tác phẩm này đã vạch rõ âm mưu, thủ đoạn và tội ác của CNĐQ. Mục đích là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc, nhằm tập hợp lực lượng để đánh đuổi TD Pháp xâm lược. - Tổ chức: 1921 lập Hội liên hiệp thuộc địa của các nước trên TG. - Chủ trì HN thành lập Đảng: lập Hội VNCM thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng) nòng cốt là CS Đoàn. - Soạn thảo cương lĩnh chính là CMGPDT mở đường tiến lên CNXH. Tác phẩm đã đề cập những vấn đề cơ bản của 1 cương...

Words: 8047 - Pages: 33

Free Essay

Sdfg Fdegae

...định cưỡng chế số 186/QĐ-UBND TX Long Khánh ngày 07/11/2011. Lý do : hành vi vi phạm của tôi chưa đến mức UBND TX Long Khánh phải ra QĐ Cưỡng chế .vì thửa đất này vợ chồng tôi được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng , mục đích sử dụng : phục vụ các nhu cầu văn hoá . Do vậy tôi xây dựng dựng phòng chiếu phim và phòng tập bóng bàn là phù hợp với mục đích sữ dụng theo quy định của UBND TX ,thực tế lúc ban đầu tôi chỉ sữa chữa cải tạo lại cơ sở vật chất hiện hữu để hoạt động ,nhưng khi đi vào sữa chữa cụ thể thì thấy hư hỏng nhiều nên tôi đã đập bỏ xây dựng mới toàn bộ các công trình như trên đã trình bày cũng sử dụng vào mục đích thể thao , nhưng chưa xin giấy phép nên khi có đoàn kiểm tra tôi nhận thấy việc xây dựng của mình là sai trái ,nên tôi chấp nhận việc các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ xây dựng , xử phạt vi phạm hành chính và đã đóng phạt . Do công trình của tôi đã được xây dựng được 80% nên sau đó tôi lập hồ sơ để xin bổ xung giấy phép tiếp tục xây dựng. Theo điều 12 của nghị định 180/CP quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định ,nhưng khi tôi nộp hồ sơ đã đầy đủ và đúng quy định pháp luật nhưng vẫn không được UBND TX Long Khánh cấp giấy phép mà ngày 07/11/2011 ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị .Việc không cấp giấy phép cho tôi là lỗi do cơ quan có thẩm quyền thuộc UBND TX Long Khánh , không thực hiện đúng theo pháp luật nhưng không xem xét mà UBND TX Long Khánh Lại ra QĐ số 186/QĐ cưỡng chế là...

Words: 520 - Pages: 3

Free Essay

Giao Nhan Hang Hoa

...SƠ ĐỒ MỐI LIÊN HỆ CÁC BÊN TRONG CHỨNG TỪ Bước 1:           Sau khi công ty dịch vụ giao nhận ký hợp đồng giao nhận với chủ hàng (là người nhập khẩu trong hợp đồng kinh tế), với nhiệm vụ là làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa an toàn và giao cho người nhận hàng tại địa điểm mà người nhận hàng đã chỉ rõ trong hợp đồng kinh tế nêu trên. Người nhận hàng sẽ cung cấp cho phòng giao nhận của công ty giao nhận một bộ hồ sơ gồm: Bill of lading (1 bản original) Packing list (1 bản original) Commercial invoice (1 bản original) Certificate of origin (C/o – 1 bản original) Contract (1 bản chính) Bước 2:           Khi đã nhận được bộ hồ sơ gốc này, nhân viên của phòng giao nhận cần phải ký xác nhận cho người nhận hàng là đã nhận đủ 5 chứng từ như đã nêu ở trên (lúc ký nhận, nên nói rõ là nhận chứng từ gì, bản gốc hay bản sao, số lượng mỗi bản, ngày tháng năm ký nhận). Sau đó nhân viên giao nhận cần phải photo các chứng từ này ra nhiều bản, nhằm phục vụ cho công việc lúc cần thiết, tùy theo tính chất công việc mà các bản sao y đó có lúc không cần phải chứng nhận sao y, có lúc cần phải đem cho người nhận hàng chứng nhận sao y. Khi chứng nhận sao y, người nhận hàng sẽ ký tên, đóng dấu tên và chức vụ người chứng nhận sao y bản chính và dấu “ sao y bản chính” cùng với con dấu của doanh nghiệp – ở đây là người nhập khẩu.           Sau một thời gian, người nhận hàng sẽ nhận: “giấy...

Words: 5861 - Pages: 24

Free Essay

Life Needed

...giảng ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Tài liệu phục vụ dạy và học khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) (Lưu hành nội bộ) ĐÀ NẴNG – 2013 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu a. Khái niệm “Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” - Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, vấn đề cơ bản là đề ra đường lối cách mạng và hoạch định đường lối. - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. - Đường lối cách mạng của Đảng là toàn diện và phong phú. Có đường lối chính trị chung, xuyên suốt cả quá trình cách mạng. Có đường lối cho từng thời kỳ lịch sử. Ngoài ra còn có đường lối cách mạng vạch ra cho từng lĩnh vực hoạt động. - Đường lối cách mạng của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi phản ánh đúng quy luật vận động khách quan. Vì vậy, Đảng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, phát triển đường lối. - Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, trước hết phải xây dựng đường lối cách mạng đúng...

Words: 53758 - Pages: 216

Free Essay

Cách Làm Swot

...nhuận tăng cao ➢ Dịch vụ khách hàng ➢ Mẫu mã sản phẩm ➢ Sự yêu chuộn của kh ➢ Áp dụng thành tựu KHKT ➢ Thiết kế mới W : Trả lời cho câu hỏi • Có thể cải thiện điều gì? • Công việc nào mình làm tồi nhất • Cần tránh làm cái gì Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể thấy yếu điểm mà bản thân mình ko thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Nhận định thực tế và đối mặt với sự thật O: Việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho KH nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng định ưu thế trên thị trường. • Cơ hội tốt đang ở đâu? • Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang…, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. ➢ Hội nhập ➢ Thị trường tiêu thụ được mở rộng ➢ Thói quen, sở thích của NTD ➢ Sự gia tăng dân số, nhu cầu… ➢ Đánh giá của công chúng tìm kiếm và công chúng mong muoón T: Nguy cơ, đe dọa, bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh như thiệt hại về hàng hóa, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có...

Words: 618 - Pages: 3

Free Essay

De Thi Duong Loi

...Đề thi gồm 80 câu trong 50 phút, khá dài Một số kinh nghiệm để lại 1. Đề mình chủ yếu vào phần văn hóa, nhớ năm các di sản văn hóa đc công nhận, mỗi năm có bao nhiêu cái, thứ tự công nhận nữa http://dantri.com.vn/van-hoa/tu-hao-nhin-lai-nhung-di-san-cua-viet-nam-duoc-unesco-vinh-danh-837603.htm mấy câu văn hoá ( mn xem lại cho kĩ) đề cương về văn hoá   2. Học kĩ đại hội vào có tầm 7,8 câu, hỏi về .. noi dung , muc tiêu của từng đại hội ý,  học cả phần chính sách đối ngoại cóa tầm 5 câu http://ulis.vnu.edu.vn/taxonomy/term/46/918 mấy câu liên quan đại hội IV,VI,VII đuong lối, chủ trương 3. đọc các câu về phát triểm kinh tế,  4. có các câu theo kiểu: "Theo như cuốn giáo trình ĐLCM của DCSVN thì ....." 5. có mấy câu về thời bao cấp nữa nhé, kiểu quan điểm của Đảng về nền ktế thị trường lúc đó, xác định nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hđại hóa là ntn, có đáp án chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.......blum blaaaa ^^ 6. nội dung các kì đại hộị Đảng, hội nghị trung ương , phương hướng cách mạng trong các thời ki....... điền từ giống giáo trình 7. đề mình nhiều câu vào phần kinh tế thị trường, với CNH HĐH, các đường lối của Đảng trong thời kỳ này 8. Lưu ý: nhiều câu hỏi chọn đáp án KHÔNG đúng Một số câu hỏi mọi người nhớ lại, ai biết đáp án chính xác câu nào thì cmt bên dưới nhé   1. CNH là mục tiêu của những nước nào vậy?  -> CNH là mục tiêu cũa những nước đang và kém phát triển 2. Nước ra thực hiện CNH HĐH từ năm...

Words: 3525 - Pages: 15

Free Essay

Tu Tuong

...phóng con người, hạnh phúc của con người ở mục tiêu cao nhất của sự nghiệp cách mạng. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. 2. Giải quyết vấn đề Đại hội IX đã khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên CNXH, định...

Words: 4808 - Pages: 20

Free Essay

Mnvbnbvn

...THI HỌC KÌ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. ------------------------------------------------- Cơ sở hình thành TTHCM. * Cơ sở khách quan hình thành TTHCM. a. Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM: * Bối cảnh Việt Nam: * XHVN cuối TK 19 đầu TK 20: * Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động … không cho VN cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của TG. Không phát huy đc những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của CNTD phương Tây. * Khi TD Pháp xâm lược VN (1858), XHVN trở thành XH thuộc địa nửa phong kiến, xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: + Toàn thể dân tộc VN >< TD Pháp và tay sai PK ( >< dân tộc ). + Toàn dân VN >< địa chủ PK ( >< giai cấp ). * Nhiều phong trào yêu nước của NDVN đã nổi dậy nhưng đều bị thất bại … như sự thất bại của phong trào Cần Vương theo hệ TTPK, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục theo hệ TTTS đã giúp NAQ nhận rõ chỗ hạn chế của phong trào đó chưa biết tổ chức, chưa có tổ chức. Thúc đẩy NAQ ra đi tìm đường cứu nước mới của NDVN. * Bối cảnh quốc tế: * CNTB trở thành CNĐQ, CNTB xác lập sự thống trị trên phạm vi TG. Lúc này không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong chính quốc mà đã mở rộng ra sự áp bức đối với các dân tộc khác. Vì thế, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không chỉ còn là hành động riêng lẻ nữa mà trở thành cuộc đấu tranh chung của dân tộc thuộc địa chống ĐQ. * Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc đấu...

Words: 6423 - Pages: 26

Free Essay

Child

...quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê nin? 3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? Trả lời: 1. * Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây: - Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc. - Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước. - Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vự kinh tế, văn hóa, tình cảm. - Có nét tân lý riêng (nét tân lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc đó, gắn bó với nền văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc. => Như vậy cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đầy đru các đặc trung trên. Các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trưng nêu trên làm cho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây về thực chất là một cộng đồng xã hội – tộc người, trong đó những nhân tố tộc người đan kết , hòa quyện vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm cho các khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc, chủng tộc - thường chỉ căn cứ...

Words: 5169 - Pages: 21

Free Essay

Business Development

...3 mô hình được sử dụng phổ biến: Mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị M.porter. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, môi trường thường xuyên thay đổi, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành (Ben Thanh TSC) cần có chiến lược kinh doanh luôn phù hợp với môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và đề xuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015”. Để hoàn thành đồ án, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn như báo chí, internet, tài liệu nội bộ…Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi gửi đến đối tượng cần khảo sát để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của Ben Thanh TSC. Với phương pháp nghiên cứu đó tôi thu được các kết quả sau: (1) Khái quát các mô hình chiến lược: Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị của M.Porter để làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược tại Ben Thanh TSC. (2) Chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSC là phù hợp với môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, vì vậy Ben Thanh TSC luôn giữ vững thị phần của mình tại Tp.HCM. (3) Ben Thanh TSC đã định vị được sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh: Thương mại- Dịch vụ; Đầu tư xây dựng bất động sản; Đầu tư tài chính, Dịch vụ ăn uống. 4) Ben Thanh TSC...

Words: 15501 - Pages: 63

Free Essay

Bài Tt Nhóm 7 Ktqd

...lành mạnh nhất. c. Mục tiêu * Mục tiêu ngắn hạn: Với khoản tiền đầu tư vừa phải, khả năng thu hồi vốn cao. Xây dựng một cửa hàng có những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. * Mục tiêu trung hạn: Xây dựng và phát triển thành chuỗi café với nhiều hình thức khác nhau trên địa bàn Hà Nội. * Mục tiêu dài hạn: Phát triển quy mô hệ thống, tăng cưởng sản phẩm và dịch vụ. Chuyển từ mô hình hộ kinh doanh cá thể sang hình thức công ty. d. Giá trị cốt lõi Là nơi khơi dậy sáng tạo cho giới nhân viên văn phòng: Chúng tôi cho rằng nếu có một địa điểm thuận lợi để làm việc và gặp gỡ đối tác , các nhà kinh doanh sẽ đưa ra được những ý tưởng, tạo dựng được những mối quan hệ và từ đó khơi nguồn cho sự thành công. Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Chúng tôi luôn chú trọng đến việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình trong suốt quá trình hoạt động để vương đến một thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường. Lấy khách hàng làm tâm điểm: Đối với chúng tôi, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đóng vai trò tôn chỉ của chiến lược hành động. Chúng tôi cố gắng nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó mang đến cho họ không gian và dịch vụ với chất lượng tốt. Phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có năng lực: Chúng tôi chú trọng việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên có thái đọ phục vụ tốt và tay nghề chế biến cao. Lấy hiệu quả làm nền tảng: Không chỉ chú trọng hoàn thành các chiến lược đề ra, chúng tôi lấy hiệu quả kinh doanh làm nền tảng để...

Words: 465 - Pages: 2

Free Essay

Adsf

...YÊU CẦU VÀ QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY CỦA DỊCH VỤ TRI THỨC 123CBOOK.COM 1. Font chữ: Times New Roman 2. Cỡ chữ: 14 3. Dãn dòng: 1.5 4. Căn lề: Trên 2, Dưới 2, Trái 2 và phải 3 5. Khi nhân viên bàn giao cần có 02 bản word được trình bày theo tiêu chuẩn trên gồm: 5.1) 01 bàn word về bìa 5.2) 01 bản word về nội dung của đề tài (Bao gồm mục lục, Phụ đề, Bổ đề, Danh mục viết tắt, Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề tài,…) 6. Ngoài các quy định chung ở mục 1, 2, 3, 4 thì nhân viên thực hiện đề tài cần lưu ý đến yêu cầu của khách hàng. 7. Thời gian bàn giao và %hoa hồng CTV được hưởng: Đã được thông báo trong email 8. Yêu cầu bổ sung và thông tin cung cấp của khách hàng cho nhân viên: | | |> Bây giờ em có đề tài về nghiên cứu, cần cả bảng khảo sát và spss.  | |> Em đưa anh đề cương chi tiết, có gì thiếu anh bổ sung hộ em với.  | |> Trong đó có thể nêu được lý do chọn mô hình, lý do chọn các biến trong mô hình, liệt kê các câu hỏi liên quan đến biến đó.  | |> Em gửi kèm 1 bài tụi em từng làm để bên anh thao khảo luôn, tại có liên quan ạ | | |, ngày 09 tháng 03 năm 2016 ...

Words: 259 - Pages: 2

Free Essay

International Economic

...LỜI MỞ ĐẦU Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trước hết phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp với thành tựu lớn nhất về phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, hiện nay Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn. Đối với Việt Nam xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động đặc biệt là người nông dân. Ngoài ra, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu là nguồn vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập cần giải quyết. Nếu những vấn đề trên được giải quyết một cách hợp lý, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có bước phát triển cao hơn trong thời gian tới. Để có thể biết rõ hơn về điều này, em đã chọn đề tài “XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” cho đề án môn học Kinh tế quốc tế. Đề án của em có 3 phần chính như sau: * Chương 1: Tổng quan chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam và vị trí, vai trò của mặt hàng gạo. * Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam ...

Words: 20222 - Pages: 81