Free Essay

Đạo Đức Kinh Doanh

In:

Submitted By nevermore
Words 2759
Pages 12
Phần 3. Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – thực tại và giải pháp: A. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991. Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung, những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới. Trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà nước chỉ đạo, vì thế những hành vi có đạo đức được coi là những hành vi tuân thủ lệnh cấp trên. Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng, để mua được đã là rất khó, nên không ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa. Vì cầu vượt quá cung, chất lượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám than phiền. Vào thời gian đó, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa phát triển, có rất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nên không cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ. Hầu hết lao động đều làm việc cho nhà nước, nơi mà kỷ luật và chế độ lương thưởng đều thống nhất và đơn giản. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. I. Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh Cho đến nay, có rất ít sách chuyên môn về đạo đức kinh doanh được xuất bản ở Việt Nam. Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng dạy về kinh doanh ở Việt Nam đều chưa có môn học này, hoặc nếu có cũng chỉ dừng ở hình thức môn tự chọn. Trong nội dung của các môn học có liên quan như kinh doanh quốc tế hay quản trị kinh doanh cũng chưa đề cập đến khái niệm này, hoặc nếu có thì nội dung cũng quá sơ sài. Do áp lực của tiến trình toàn cầu hóa, các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam đề cập khá nhiều đến vấn đề này nhưng lại không đưa ra được một khái niệm chuẩn mực nào. Chính vì vậy, mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua kết quả của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Lưu ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp. II. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (corporate social responsibility - CSR) Để tìm hiểu vấn đề này, tôi tập trung vào 2 khía cạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ nhất về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?”. Nhưng trong cuộc điều tra, chỉ có 42 người , chiếm 42%, chọn phương án “Thu hồi ngay toàn bộ lô hàng đó, chấp nhận thua thiệt về kinh tế”, 50 người, chiếm 50% chọn phương án là “Thông báo tại nơi bán, và để người tiêu dùng tự quyết định”, thậm chí có 8 người, chiếm 8%, chọn phương án “Không làm gì cả, vì không phải lỗi tại công ty của mình” ! Câu hỏi thứ hai là: “Cho biết quan điểm của bạn, khi một công ty xuất khẩu sang thị trường EU nước tương có tỷ lệ chất 3 - MPCD nằm trong phạm vi cho phép của Luật Việt Nam, nhưng lại vượt gấp nhiều lần tỷ lệ cho phép của EU?” Có lẽ do vụ việc này đã quá nổi tiếng nên quan điểm của người được hỏi trong cuộc điều tra này đã rõ ràng hơn. 33% số người được hỏi cho đó là “Vi phạm luật pháp”, 25% cho là “Vi phạm đạo đức kinh doanh” và 42% cho là vi phạm cả hai! Không ai coi doanh nghiệp là không vi phạm. Nhưng kết quả này vẫn cho thấy sự mơ hồ trong phân định giữa luật pháp và đạo đức kinh doanh, vì ở đây đúng ra là doanh nghiệp đã vi phạm cả hai, do khi xuất khẩu hàng hóa vào nước nào phải tuân thủ quy định của nước đó. Câu hỏi về trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường cũng dựa trên thực tế là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam đã lợi dụng những yếu kém trong quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam để sử dụng những công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và dân cư, nhằm tiết kiệm chi phí. Các ví dụ cho vấn đề này rất phổ biến ở Việt Nam như: các nhà máy dệt không có thiết bị làm sạch không khí, gây bệnh phổi cho công nhân và cư dân xung quanh, nhà máy da giầy sử dụng xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước, các công ty xây dựng không che chắn công trình gây ô nhiễm cho khu vực, không có thiết bị bảo hộ cho người lao động dẫn đến tỷ lệ tai nạn lao động cao….Trong trường hợp này, doanh nghiệp tuy không vi phạm luật pháp nhưng rõ ràng đã cố tình vi phạm đạo đức kinh doanh, vì họ hoàn toàn ý thức được tác hại của hành vi này. Nhưng quan điểm của người được hỏi ở đây lại khá bao dung và ôn hòa! Trả lời cho câu hỏi: “Cho biết quan điểm của bạn về việc một công ty nước ngoài đến lập nhà máy ở Việt Nam để lợi dụng sự lỏng lẻo trong những quy định về môi trường của Việt Nam?“, chỉ có 75% cho là “Không thể chấp nhận được, họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh”, còn 25% lại cho là “Bình thường thôi, kinh doanh cần biết tận dụng cơ hội”. Kết quả này cho thấy thực tế là vấn đề môi trường còn ít được quan tâm ở Việt Nam và người Việt Nam còn quá lệ thuộc vào luật pháp khi đánh giá về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. III. Vấn đề sở hữu trí tuệ (Intellectual property) ở Việt Nam Đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Trước hết, cho đến đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, những thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát minh,… hầu như chưa có, nên không có các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, là nước có nền văn hóa trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo hộ sở hữu cá nhân. Một lý do nữa cho việc vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan ở Việt Nam là nguyên nhân kinh tế. Khi thu nhập của người dân còn quá thấp, trong khi giá cả các sản phẩm có bản quyền lại quá cao và rất phổ biến thì khó có thể hy vọng sở hữu trí tuệ sẽ được tôn trọng. Một cách vi phạm sở hữu trí tuệ khá phổ biên ở Việt Nam là việc công ty cố tình đặt tên cho nhãn hiệu hàng hóa của mình tương tự một nhãn hiệu nổi tiếng đã có trước để trốn tránh luật pháp và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ cho tình trạng này quá nhiều, như Hongda và Honda, La Vierge và La Vie, … Kết quả điều tra về vấn đề này đã khẳng định cho nhận định trên về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Để trả lời cho câu hỏi: “Cho biết quan điểm của bạn về việc một công ty cố tình đặt tên nhãn hiệu hàng hóa của mình gần giống với một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ?", chỉ có 16 người cho là “Vi phạm luật pháp”, 37 người cho là: “Vi phạm đạo đức kinh doanh”, và 47 người cho là: “Không vi phạm gì cả vì không hoàn toàn giống” . Đáng chú ý là trong số 47 người không cho là vi phạm, có 8 người sinh viên, là nhóm người ít nhiều có được học về vấn đề này, chứng tỏ sở hữu trí tuệ còn là vấn đề nan giải ở Việt Nam trong thời gian tới. IV. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Thời gian qua, đình công đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam. Theo thống kê, từ năm 1995 đến nay tại Việt Nam đã xảy ra hơn 1.000 cuộc đình công lớn nhỏ. Chỉ tính riêng trong quý 1/2007 đã xảy ra 103 cuộc đình công tại 14/64 tỉnh, thành phố với hơn 62.700 lượt công nhân lao động tham gia. Nhiều nhất là tại Đồng Nai với 35 cuộc, tiếp đến là Bình Dương 22 cuộc, Tp.HCM 26 cuộc... trong đó 98/103 cuộc đình công là do lý do kinh tế. Các nguyên nhân chính dẫn đến đình công bao gồm: Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường ô nhiễm, công cụ lao động không được thẩm tra, an toàn lao động kém, không có kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân công và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến. Để thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư Việt Nam đưa ra mức lương tối thiểu rất thấp (chỉ có 35USD/tháng trong Luật ĐTNN 1997) nên mặc dù không làm trái luật pháp nhưng mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất thấp so với mặt bằng giá cả. Vì thế, người lao động không hài lòng và không trung thành với doanh nghiệp. Xuất thân từ nông dân, hầu hết người lao động thiếu kiến thức về Luật Lao động và thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp nên năng suất lao động thấp và có những phản ứng trái pháp luật khi có xung đột. Điều đáng ngạc nhiên là tình trạng này xảy ra không chỉ ở các doanh nghiệp tư nhân trong nước, được coi là ít vốn và không am hiểu luật pháp, mà còn rất phổ biến ở nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan và Hàn Quốc. Theo Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 10 năm qua đã có 878 cuộc đình công xảy ra tại các doanh nghiệp FDI, chiếm 70,7% tổng số cuộc đình công ở Việt Nam. Trong vòng ba năm kể từ 2007 trờ về trước, hơn 20% công nhân ở các công ty FDI không được tăng lương, mặc dù theo luật pháp, cứ ba năm công nhân phải được tăng lương một lần. Kể cả khi được tăng, mức tăng cũng ít hơn quy định. Rất nhiều xí nghiệp cũng không thực hiện những điều ghi trong hợp đồng với công nhân và các hợp đồng lao động tập thể, như mức tăng lương, giờ làm việc và các trợ cấp xã hội, bao gồm nghỉ phép định kỳ, đau ốm, tình trạng mang thai và đền bù cho tai nạn lao động. Cho đến nay, chỉ 50% công ty FDI ký hợp đồng lao động tập thể để đảm bảo lợi ích cho người lao động, điều dẫn đến bất đồng giữa người lao động và chủ. Khi được yêu cầu phát biểu quan điểm về việc “Một doanh nghiệp từ chối tiếp nhận lao động nữ đang nuôi con nhỏ hoặc buộc làm thêm giờ khi lao động nữ đang nuôi con dưới 3 tuổi”, 25% số người được hỏi cho là vi phạm luật pháp, 66,67% cho là vi phạm đạo đức kinh doanh và chỉ có 5 người (chiếm 8.33%) cho là không vi phạm, vì mọi người lao động có nghĩa vụ làm việc như nhau. Như vậy, chúng ta có thể cho là mặc dù còn những hạn chế về nhận thức nhưng đại đa số người tham gia điều tra đã có ý thức tương đối rõ ràng về vấn đề này! V. (The moral rights and duties between a company and its shareholders) Đây là vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam do thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ (chưa đầy 10 tuổi) nên những quy định về tính trung thực trong báo cáo tài chính, công khai thông tin với các nhà đầu tư của doanh nghiệp,… vẫn còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp đưa ra những thông tin chưa chính xác để trục lợi, gây lao đao cho nhiều nhà đầu tư. Nhưng những vụ việc như vậy vẫn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào vì luật pháp cũng như ý thức của các nhà kinh doanh Việt Nam về vấn đề này còn chưa đầy đủ. Trong kinh doanh việc gặp khó khăn hay rủi ro là khá thường xuyên. Khi gặp tình huống này, những công ty uy tín trên thế giới thường chọn cách thông báo rộng rãi cho các cổ đông để kêu gọi sự hợp tác của họ nhằm giúp công ty vượt qua khó khăn. Mặc dù tiềm ẩn nhiểu rủi ro nhưng cách này giúp công ty giữ được lòng tin của các nhà đầu tư, và thoát khỏi nguy cơ bị bỏ rơi khi thông tin bại lộ. Nhưng trong cuộc điều tra, để trả lời câu hỏi “Khi một dây chuyền sản xuất trong công ty bị hỏng, dẫn đến sản lượng sản xuất bị suy giảm, nhưng nếu thông tin này bị lộ ra ngoài, cổ phiếu của công ty sẽ bị mất giá nghiêm trọng, thì công ty nên làm gì?”, chỉ có 42% số người được hỏi chọn cách thông báo rộng rãi cho các nhà đầu tư, 50% chọn cách “Kìm giữ thông tin một thời gian để tìm cách sửa chữa dây chuyền sản xuất” và 8% chọn cách “Không thông báo gi cả cho đến khi bắt buộc!” Mặc dù kết quả này là khá khả quan,vì đến 92% số người được hỏi không có ý định che giấu thông tin, ít ra là trong một thời gian nhưng đây cũng là một thiếu sót trong nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam.

Similar Documents

Free Essay

Thanhdeptrai

...Đạo đức kinh doanh: Rõ ràng, với những hành vi của Công ty Vedan, vấn đề đạo đức kinh doanh đã hoàn toàn bị bỏ qua. Hay nói cách khác, vì mục tiêu lợi nhuận, Vedan đã sẵn sàng chà đạp lợi ích của cộng đồng, gây hại cho cộng đồng. Nghịch lý là ở chỗ, cộng đồng lại chính là cái nôi nuôi sống Vedan và các doanh nghiệp, là nguồn cung cấp nguyên liệu và là người tiêu dùng sản phẩm của họ. Vì vậy, như một tờ báo đã nói, phản bội lợi ích của cộng đồng cũng có nghĩa là Vedan tự tìm cho mình con đường diệt vong ở Việt Nam. Qua vụ việc trên đây cho thấy việc công ty Vedan vi phạm đã rõ. Song, xét về mặt đạo đức trong kinh doanh có thể nhận thấy Vedan là một doanh nghiệp lớn nhưng chưa phải là doanh nghiệp có thiện trí trong đạo đức kinh doanh vì việc xả chất thải độc hại ra môi trường là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn làm đến khi bị phát hiện bắt quả tang thì việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho người dân họ lại “cò cưa” từng tí một. Chúng ta nhìn lại vụ công ty BP của Mỹ sau khi bị sự cố vụ tràn dầu ngoài ý muốn vừa qua. Song họ đã rất hợp tác với chính quyền cũng như người dân để khắc phục hậu quả sau sự...

Words: 257 - Pages: 2

Free Essay

Financial

...Đạo Đức Kinh Doanh Chúng ta là ai và chúng ta làm việc như thế nào Lá thư của Tổng Giám Đốc Hướng dẫn này gồm có Đạo Đức Kinh Doanh của AkzoNobel. Năm 2008 AkzoNobel đã định nghiã lại những giá trị của công tỵ Những giá trị đó là: Tập trung vào tương lai của khách hàng Suy nghĩ làm chủ Phát triển năng lực của nhân viên Can đảm và ham muốn đặt câu hỏi Liêm chính và có trách nhiệm về các hành động của chúng ta Những Nguyên Tắc Kinh Doanh của AkzoNobel đã tạo được ý thức tốt trong kinh doanh. Những nguyên tắc này giúp chúng ta thành công và duy trì hoạt động kinh doanh hôm nay và trong tương lai, nó cũng giúp chúng ta duy trì giấy phép hoạt động kinh doanh trong việc cân bằng giữa nhân viên, lợi nhuận và hành tinh. Các Nguyên Tắc Kinh Doanh của AkzoNobel đã được giới thiệu cách đây năm năm và nhìn chung chúng ta đã có được một sự thành công vang dội. Chúng ta đã huấn luyện nhân viên trên toàn cầu về các nguyên tắc kinh doanh, nhưng dĩ nhiên đây không phải là bài tập chỉ áp dụng một lần. Chúng ta tiếp tục suy nghĩ và hành động theo những nguyên tắc này dựa trên những công việc căn bản hàng ngày. Ðể giúp chúng ta duy trì sự tập trung vào các Nguyên Tắc Kinh Doanh, tôi trân trọng giới thiệu với các bạn Ðạo Ðức Kinh Doanh của AkzoNobel (AkzoNobel Code of Conduct). Ðạo Ðức Kinh Doanh này được dự định sẽ cung cấp cho bạn một tổng quan rõ ràng của những điều khoản bắt buộc là mỗi nhân viên cần phải hiểu nó. Trong bản chất nó không những bao gồm các Nguyên Tắc Kinh Doanh chung...

Words: 9570 - Pages: 39

Free Essay

Hanh

...Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh Hoạt Động Liêm Chính Trên Toàn Cầu The REAL Thing - The RIGHT Way Hoạt động liêm chính. Trung thực. Tuân theo điều luật. Tuân thủ quy tắc. Có trách nhiệm. COCA-COLA PLAZA ATLANTA, GEORGIA Tháng Tư, 2009 Thân gửi các Đồng Nghiệp: Chúng ta đang sống trong một môi trường có sự tin tưởng và niềm tin của công chúng vào doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta thật may mắn làm việc cho Công Ty Coca-Cola là một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới – LINE ART SOLID PRINT danh tiếng ấy đã được phát triển và bảo vệ trong suốt nhiều năm /bằng COLORS văn hóa giàu tính một chính trực và đạo đức ứng xử kinh doanh. Công việc kinh doanh của chúng ta được xây dựng trên niềm tin và danh tiếng này. Nó ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của chúng ta, cách cổ đông xem chúng ta là một đầu tư. Chúng ta đã thấy nhiều ví dụ trong những năm gần đây về những công ty lớn mạnh có danh tiếng lẫy lừng nhưng lại bị lu mờ mãi mãi chỉ vì hành động thiếu đạo đức của một vài người hoặc thậm chí chỉ một người. Nguyên thành Viên Ban Giám Đốc Công Ty, Warren Buffett đã có lần nhắc chúng ta rằng, “phải mất nhiều năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất vài giây để phá hủy nó.” Vì thành công của chúng ta gắn chặt với danh tiếng, nên việc bảo vệ danh tiếng đó tùy thuộc vào tất cả chúng ta. Hành động chính trực không chỉ liên quan đến danh tiếng và hình ảnh Công Ty, hay để tránh liên hệ đến pháp lý. Nó đòi hỏi phải...

Words: 14696 - Pages: 59

Free Essay

Ffffff

...Bản phân tích STEEPLE mở ra cho doanh nghiệp những xu hướng tương lai có thể đoán trước. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được những yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trong những năm tới. Nhân tố văn hoá – xã hội có thể bao gồm yếu tốt địa lý dân số, phân bổ thu nhập, thay đổi phong cách sống, trình độ giáo dục. Nhân tố công nghệ là việc nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới, chuyển đổi cơ chế công nghệ. Nhân tố môi trường liên quan đến các đạo luật bảo vệ môi trường, các chính sách môi trường của các nhà chức trách địa phương. Còn nhân tố kinh tế bao gồm các chu kì phát triển kinh doanh, các xu hướng tổng sản phẩm quốc dân, tỉ lệ lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập. Nhân tố chính trị là sự ổn định của chính phủ, các điều lệ thương mại quốc tế, chính sách thuế. Nhân tố luật pháp bao gồm hệ thống pháp luật độc quyền, các luật lệ làm việc và luật liên quan đến phân biệt đối xử. Nhân tố đạo đức gắn liền với những chuẩn mực đạo đức, tinh thần quản lý các chính sách và điều lệ của doanh nghiệp. Bản phân tích STEEPLE vạch rõ những vấn đề mấu chốt tác động đến công ty và những vấn đề này sẽ tác động tới các chiến lược kinh doanh như thế...

Words: 256 - Pages: 2

Free Essay

Triet Ly Kinh Doanh

...TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC (ĐÀO TẠO CAO HỌC) Đề tài: Về triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp “Triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp trong phát triển của doanh nghiệp” Người viết: Tống Nguyễn Hồng Việt Mã học viên: Lớp: EMBA 14A Khóa: 14 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 4 1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa triết lý kinh doanh và triết lý doanh nghiệp 4 1.2. Hình thức thể hiện và nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp 6 1.3. Vai trò của triết lý doanh nghiệp trong phát triển doanh nghiệp 8 CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN FPT 10 2.1. Giới thiệu chung về tập đoàn FPT 10 2.2. Triết lý kinh doanh của chủ tịch tập đoàn và tập đoàn 11 2.3. Đánh giá thành công đạt được 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, triết lý kinh doanh đã tiềm ẩn từ lâu trong tư duy và hành động của nhiều nhà kinh doanh có tầm nhìn chiến lược thuộc các thành phần kinh tế, tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi, chưa được hình thành có hệ thống và thể hiện một cách chính thức, khiến nhiều chuyên gia nước ngoài khi nhận xét về các doanh nghiệp Việt Nam, cho rằng: “đa số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đều không có triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh dài hạn”. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia...

Words: 5742 - Pages: 23

Free Essay

Tiểu Luận Qttn

...Đa dạng hóa loại hình đại học - một số góp ý xây dựng Luật Giáo dục đại học  PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa – Khoa Luật và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Giáo dục đại học là nền tảng không thể thiếu để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng ở mỗi quốc gia. Đây cũng là một trọng tâm chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cho nhiệm kỳ mới 2011-2016, tầm nhìn tới 20201. Để đáp ứng yêu cầu đó, việc hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật cho các trường đại học công lập và tư thục là hết sức cần thiết. Dựa trên khung khổ của Luật Giáo dục 2005, một Dự luật Giáo dục đại học đang được soạn thảo. Bài viết góp một góc nhìn nhằm khái quát hóa các loại hình giáo dục đào tạo và tìm hiểu sâu thêm về mô hình đại học tư thục. Dựa trên tiêu chí sở hữu, góp vốn và vai trò của các sáng lập viên, các trường đại học trên thế giới về cơ bản chia thành 03 loại: trường đại học công lập, trường đại học tư thục và trường đại học do các tổ chức tôn giáo thành lập và quản lý. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử mỗi nước, tầm quan trọng của ba loại trường này trong hệ thống đào tạo quốc gia là khác nhau. Tại nhiều quốc gia Châu Âu như Áo, Đức, Pháp, Thụy Sỹ hay Anh Quốc, các trường đại học tổng hợp hầu hết là công lập, song được hưởng một chế độ tự trị, tự quản rất cao. Ngược lại, ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hoa Kỳ, các trường đại học tư thục chiếm vai trò và tỷ trọng lớn hơn, nhiều trường đại học tư thục trong các quốc gia này có chất...

Words: 4703 - Pages: 19

Free Essay

Strategy

...chức   d. Tập trung vào những thay đổi mong muốn của tổ chức, giải phóng tiềm năng của tổ chức, phục vụ cho cả bên trong lẫn bên ngoài.    Question 2  Các bên hữu quan là các cá nhân hay nhóm có:  Chọn một câu trả lời   a. (1) Cổ phần trong công ty   b. (2) Có quyền quản lý, và kiểm soát công ty   c. (3) Có tác động và chịu tác động của các kết cục chiến lược,   d. (4) Có quyền đòi hỏi đối với thành tích của công ty   e. (3) và (4)   f. (1) và (3)   g. (2) và (4)   h. (1),(2) và (3)    Question 3  Giai đoạn thứ ba trong tiến trình phát triển quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp là  Chọn một câu trả lời   a. Hoạch định hướng ra bên ngoài   b. Hoạch định trên cơ sở dự đoán   c. Quản trị chiến lược   d. Hoạch định tài chính cơ bản    Question 4  Kinh tế học tổ chức ngành phát biểu như sau:  Chọn một câu trả lời   a. ngành cần được tổ chức chặt chẽ   b. hiệu suất của doanh nghiệp chủ yếu là một hàm số của cấu trúc môi trường ngành   c. vấn đề hiệu suất chỉ có thể xem xét trên phạm vi toàn ngành   d. cần phải có một chiến lược chung cho ngành    Question 5  Sự khác nhau của tư tưởng cốt lõi và hình dung tương lai   a. Tư tưởng cốt lõi thì duy tâm hơn, hình dung tương lai thì thực hơn   b. Tư tưởng cốt lõi phức tạp khó nhận ra, hình dung tương lai có thể nhận ra băng tưởng tượng   c. Tư tưởng côt lõi làm đắm say lòng người, còn hình dung tương lai thì kéo nó về với thực tại   d. Tư tưởng cốt lõi cần quá trình khám phá tinh tế từ bên trong, có...

Words: 2555 - Pages: 11

Free Essay

Diet Analysis

...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ NHẬT KÝ THỰC TẬP Họ tên học sinh : MSHS : Ngành : Lớp : Đơn vị thực tập : Địa chỉ : Thời gian thực tập : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (HỌ VÀ TÊN HỌC SINH) MSHS : 1000600448 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Song Quỳnh trong giai đoạn 2012 - 2013” BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH : Quản trị kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ (HỌ VÀ TÊN HỌC SINH) MSHS : 100600448 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Song Quỳnh trong giai đoạn 2012 - 2013” BÁO CÁO THỰC TẬP: NGÀNH : Quản trị kinh doanh LỚP:QT10C1 GV HƯỚNG DẪN: Giảng viên TRẦN THỊ THANH THÚY Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012 Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu thiết thực đối với sinh viên các ngành nói chung và ngành Quản trị Kinh doanh nói riêng trước khi kết thúc những năm học tại trường, đây là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm quen với...

Words: 5231 - Pages: 21

Free Essay

Mô HìNh ChiếN LượC Pest Trong NghiêN CứU Vĩ Mô

...Envirnomental, Policy, Legal, Ethical- Đạo đức) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là Political (Thể chế- Luật pháp), Economics (Kinh tế), Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội), Technological (Công nghệ) Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp. 1. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.  Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.  Chính...

Words: 1762 - Pages: 8

Free Essay

Fgfgfgfgff

...THÔNG BÁO Tuyển sinh hệ chính quy năm 2012   * VÙNG TUYỂN: Thí sinh có hộ khẩu tại TP. Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long . A. BẬC CAO ĐẲNG: Ký hiệu trường CEC I. NGÀNH ĐÀO TẠO, KHỐI THI, CHỈ TIÊU, XÉT TUYỂN: |T T |NGÀNH ĐÀO TẠO |MÃ NGÀNH |KHỐI |CHỈ TIÊU |HÌNH THỨC | | | | |THI | |TUYỂN SINH | |1 |Tài chính - Ngân hàng, có 3 chuyên ngành: |01 |A,A 1 ,D 1 |240 |- Điểm xét tuyển theo từng | | |1. Tài Chính Nhà Nước |01A | | |chuyên ngành học. | | |2. Thuế Nhà Nước |01B | | |- Tuyển sinh theo hồ sơ đăng| | |3. Tín dụng Ngân hàng |01C | | |ký xét tuyển của thí sinh đã| | | | | | |dự thi ĐH, CĐ khối A , A 1 ,| | | | | | |B, D 1 theo đề thi chung của| | | | | | |Bộ. | | | | | | ...

Words: 713 - Pages: 3

Free Essay

Chuyên San 7 Đại Học Kinh Tế Luật

...CHUYÊN SAN C A SINH VIÊN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRƯ NG Đ I H C KINH T - LU T Sô 07 Tháng 9-2013 NGÂN HÀNG HỆ THỐNG www.uel.edu.vn/url/chuyensan . chuyensantcnh@uel.edu.vn . facebook/chuyensantcnh.uel o7 Ban c v n TS. NGUY N NG C HUY ThS. HOÀNG TH PHÚ ThS. TR N HÙNG SƠN ThS. NGUY N TH DI M HI N ThS. TÔ TH THANH TRÚC ThS. NGUY N ANH PHONG Cùng các Th y Cô Khoa Tài chính - Ngân hàng Ban biên t p PHAN TH THANH THU N (K10404B) - Trư ng ban PH M MINH NH T (K10403) - Phó ban LÊ TH DI M MÂN (K10404A) - Phó ban VŨ KHÁNH LINH (K11404T) - Phó ban PHAN VINH LINH GIANG (K11405T) - Phó ban NGUY N TH PHƯƠNG DUNG (K11404T) NGUY N NG C TH O HI N (K11404A) NGUY N TH DOAN (K11404T) - Trư ng b phân truy n thông Ban n i dung Trư ng Nhóm Ch ng khoán TR N TH THANH NHUNG (K10404B) Trư ng Nhóm Tài chính NGUY N TH QUỲNH LIÊN (K10404B) Trư ng Nhóm Ngân hàng NGUY N TH ÁI NHI (K10404T) Trư ng Nhóm Vĩ mô ĐÀO TH VĨNH NGUYÊN (K10405T) Cùng các thành viên khác Thi t k , trình bày Đ AN KHƯƠNG (K12404A) TRƯƠNG THUY T B O (K12404A) VŨ KHÁNH LINH (K11404T) 02 • 05 • 07 • 10 • HỆ THỐNG NGÂN HÀNG phát triển bền vững 02 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Phải chăng “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”? Sản phẩm tiền gửi – Vai trò trong giai đoạn hiện nay Đánh giá mức độ lành mạnh các Tổ chức tín dụng Việt Nam – Khung phân tích Camels có phải là sự lựa chọn hoàn hảo? Tỉ lệ an toàn vốn “CAR” – 1 từ, 3 chữ nhưng nhiều vấn đề 14 14 • 16 • 18 • 20 • bàn tròn sự kiện ...

Words: 54431 - Pages: 218

Free Essay

Strategic Management

...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP MỤC LỤC THÔNG ĐIỆP CỦA LÃNH ĐẠO 1 1 NGUYÊN TẮC KINH DOANH 2 CÁC TRÁCH NHIỆM CAM KẾT Sản phẩm Phát triển kinh tế Môi trường Môi trường làm việc Hoạt động xã hội – cộng đồng 3 4 8 11 15 19 THÔNG ĐIỆP ĐẾN CÁC BÊN LIÊN QUAN 21 THI HÀNH VÀ BÁO CÁO 23 2 THÔNG ĐIỆP CỦA LÃNH ĐẠO Với bề dày hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) hiện nay là một thương hiệu danh tiếng và trở thành một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và nước giải khát. Vinamilk nhận thức rằng, để đạt được những thành công đó, bên cạnh việc thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn thì việc trân trọng đạo đức kinh doanh và thực hiện những hành động mang lại những giá trị bền vững cho xã hội, cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính sách Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp được ra đời nhằm tuyên bố những quan điểm hoạt động và minh bạch hóa các cam kết về trách nhiệm của Vinamilk đối với xã hội và cộng đồng. Chính sách này, cùng với Bộ Quy tắc Ứng xử, sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các chính sách, quy chế, quy định và mọi quy trình hoạt động của Vinamilk. Với Vinamilk, trách nhiệm xã hội không phải là một áp lực từ bên ngoài mà là một phần sẵn có trong nguyên tắc kinh doanh, trong sứ mệnh hoạt động và được tích hợp vào tất cả các hoạt động của Vinamilk. Theo đó, những khía cạnh mà Vinamilk hướng đến bao gồm: Sản phẩm, Phát triển kinh tế, Môi trường, Môi...

Words: 4803 - Pages: 20

Free Essay

Signet Jeweler

...Leslie Davis, trong khi đó có Kay và Jared ở Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kì với qui mô hơn từ hơn 1.000 cửa hàng đã chiếm đến khoảng 70% doanh số bán hàng của công ty Signet, các công ty con hoạt động ở tiểu bang Ohio, Sterling Inc. Các trung tâm mua sắm dựa trên chuỗi cửa hàng Kay Jewelers là của nhóm hạm Mỹ, mặc dù tự Jared được cho là siêu phát triển nhanh nhất của nó. Công ty này cũng điều hành một số chuỗi cửa hàng tại khu vực Hoa Kỳ, bao gồm JB Robinson và Marks & Morgan. Ở Vương quốc Anh, nơi công ty được biết đến với cái tên Ratners vào đầu những năm 1990, Signet H. Samuel là chuỗi kim hoàn hàng đầu của đất nước, và đứng đầu bởi Ernest Jones, chuyên viên thứ 2 về kim cương và đồng hồ. Cổ phiếu của Signet được niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán là London và NASDAQ. Công ty này được dẫn đầu bởi Chủ tịch James McAdam và Giám đốc điều hành Terry Burman. 2. Lịch sử hình thành và phát triển: Signet đã trải qua 4 giai đoạn trong lịch sử phát triển ngành kinh doanh đồ kim hoàn này, ở những giai đoạn cũng có những dấu ấn riêng, điển hình, đánh dấu chiều hướng phát triển của công ty * Building a National Jeweler in the 1940s Xây dựng nhà bán lẻ kim cương tầm cỡ quốc gia Leslie Ratner đã mở ra một cửa hàng đồ trang sức ở Richmond, Surrey, Anh, vào năm 1949. Vào đầu những năm 1970, Ratners cha đã có một chuỗi với 45 cửa hàng và doanh số bán hàng hơn £ 2 triệu. Ratners tăng mạnh qua các năm 1970, và vào cuối thập kỷ đó chuỗi cửa hàng đã tăng lên đến hơn 150 cửa...

Words: 6464 - Pages: 26

Free Essay

.Doc,.Docx,.Pdf

...FPT: ĐH FPT Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT: FPT Services Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT: FPT Retail THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG QUAN FPT 25 năm hình thành và phát triển Văn hóa doanh nghiệp FPT toàn cầu Ngành nghề kinh doanh Sơ đồ tổ chức Giới thiệu Ban lãnh đạo ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FPT 2012 Chỉ tiêu tài chính nổi bật 2008-2012 Các sự kiện nổi bật 2012 Báo cáo của HĐQT Báo cáo của Ban điều hành ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH 2013 QUẢN TRỊ CÔNG TY, QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI Quản trị công ty Quan hệ nhà đầu tư Trách nhiệm xã hội BÁO CÁO TÀI CHÍNH DANH BẠ CÔNG TY 30 32 34 53 61 62 70 78 83 126 TẦM NHÌN “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”. Ảnh: Một góc Hà Nội nhìn từ văn phòng FPT TẦM NHÌN 5 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH CHỦ TỊCH HĐQT Kính thưa Quý Cổ đông, 2012 là năm đặc biệt khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, với nỗ lực của HĐQT, Ban Điều hành và của mỗi CBNV, Tập đoàn FPT đã kết thúc năm 2012 với mức doanh thu đạt 25.350 tỷ đồng, tương đương trên 1,2 tỷ USD. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau...

Words: 54925 - Pages: 220

Free Essay

XâY DựNg Và PháT TriểN VăN Hóa Vn

...Việt Nam, được tiếp nối qua các thế hệ cha ông ta đi trước, bền vững trong cấu trúc kinh tế xã hội nước ta. Văn hóa đã và đang tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá xã hội Việt Nam. - Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển +Phải khẳng định rằng văn hoá là kết quả của sự sáng tạo con người, thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc. Chính vì lẽ đó nên ta có thể coi nó là nguồn nội lực cho sự phát triển của dân tộc. +Có thể thấy nhưng năm qua, trong thời kì đổi mới đã có những thành công, chứng minh cho luận điểm trên. + Trong nền kinh tế mở cửa (tri thức hay cl gì thì k biết, tài liệu ghi là tri thức) hiện nay, tri thức và kỹ năng trở thành nguồn lực tối quan trọng cho sự phát triển của quốc gia. + Vai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường + Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường + Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng XH mới - Văn hoá là một mục tiêu của phát triển Đảng ta đã xác định mục tiêu tổng quát cho thời kì quá độ lên XHCN ở nước ta là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đó chính là mục tiêu văn hóa. Muốn bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn thì phải phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa - xã hội. Đó là mục tiêu mà Đảng đề ra. Còn chiến lược phát triển kinh tế XH, Đảng ta xác định: mục tiêu và động...

Words: 1705 - Pages: 7