Free Essay

Sổ Địa Chính

In:

Submitted By xitrumpanda
Words 10454
Pages 42
Ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính |CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |Mẫu số: 01/ĐK | |
| | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | |
| | | | | | | |
| | | | | | | |

SỔ ĐỊA CHÍNH

|TỈNH:.....................................................................................Mã: | | | |
| |
|HUYỆN: ................................................................................Mã: | | | | |
| |
|XÃ:.........................................................................................Mã: | | | | | |
| |
| |
| |
| Quyển số: | | | | |

|.................., ngày..... tháng...... năm........ |.................., ngày..... tháng...... năm........ |
|GIÁM ĐỐC |GIÁM ĐỐC |
|VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT |SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
|(Ký, đóng dấu) |(Ký, đóng dấu) |

HƯỚNG DẪN VIẾT SỔ ĐỊA CHÍNH

I. Cách ghi sổ địa chính 1. Mục I - Người sử dụng đất để ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất theo quy định sau: 1.1. Người sử dụng đất là cá nhân (trong nước) thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ, tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân (CMND), ngày và nơi cấp CMND, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất. 1.2. Người sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất (QSDĐ) ở thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ tạm trú của người đó ở Việt Nam. 1.3. Người sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp CMND của chủ hộ hoặc người đại diện khác của hộ và của người vợ (hoặc chồng) người đại diện mà những người đó có quyền sử dụng đối với đất chung của hộ gia đình, địa chỉ nơi đăng ký thường trú của hộ gia đình. Trường hợp trong các giấy tờ về giao đất, cho thuê đất, chuyển QSDĐ ghi tên các thành viên trong hộ gia đình nhận QSDĐ thì ghi các thông tin của tất cả những người đó. 1.4. Trường hợp QSDĐ là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi thông tin về cả vợ và chồng; nếu vợ, chồng là cá nhân (trong nước) thì ghi thông tin như quy định tại điểm 1.1 khoản này; nếu vợ, chồng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được mua nhà ở gắn với QSDĐ ở thì ghi thông tin như quy định tại điểm 1.2 khoản này đối với nhà ở gắn với QSDĐ ở. 1.5. Người sử dụng đất là tổ chức; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi như sau: a) Đối với tổ chức (trong nước) thì ghi tên tổ chức, số và ngày quyết định thành lập hoặc số và ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam thực hiện dự án đầu tư, số và ngày cấp giấy phép đầu tư, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, c) Đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức. 1.6. Người sử dụng đất là cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ theo đơn vị hành chính. 1.7. Người sử dụng đất là cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư và địa chỉ theo đơn vị hành chính. 1.8. Trường hợp nhiều người sử dụng đất có quyền sử dụng chung thửa đất (kể cả các chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư) thì ghi thông tin về từng người sử dụng đất theo quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 và 1.7 khoản này vào trang đăng ký của riêng người đó. 2. Mục II - Thửa đất để ghi thông tin về thửa đất phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo quy định sau: 2.1. Cột Ngày tháng năm vào sổ: ghi cụ thể ngày, tháng, năm đăng ký thửa đất vào mục này của trang sổ địa chính. 2.2. Cột Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự thửa đất theo quy định tại khoản 6 mục I của Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; 2.3. Cột Số thứ tự tờ bản đồ: ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính có thửa đất hoặc ghi “00” đối với trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (nơi chưa có bản đồ địa chính); ghi số hiệu của tờ bản đồ, sơ đồ đối với trường hợp sử dụng bản đồ, sơ đồ khác; 2.4. Cột Diện tích sử dụng: ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn số đến một (01) chữ số thập phân theo quy định sau: - Trường hợp người sử dụng đất được quyền sử dụng toàn bộ thửa đất thì ghi diện tích của thửa đất đó vào cột Riêng và ghi "không" vào cột Chung, - Trường hợp người sử dụng đất gồm tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng chung thửa đất thì ghi diện tích của thửa đất đó vào cột Chung và ghi "không" vào cột Riêng, - Trường hợp thửa đất có phần diện tích thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người và có phần diện tích thuộc quyền sử dụng riêng của từng người thì ghi diện tích đất sử dụng chung vào cột Chung, diện tích đất sử dụng riêng vào cột Riêng, - Đối với thửa đất có vườn, ao gắn với nhà ở trong khu dân cư mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích thửa đất thì ghi tổng diện tích thửa đất, sau đó ghi diện tích đất ở, diện tích đất còn lại thuộc nhóm đất nông nghiệp phù hợp với hiện trạng sử dụng đất vào các dòng dưới kế tiếp và ghi mục đích sử dụng tương ứng vào cột Mục đích sử dụng; 2.5. Cột Mục đích sử dụng: ghi mục đích sử dụng đất theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; ghi mục đích sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất được công nhận đối với trường hợp cấp GCN cho người đang sử dụng đất ổn định (gọi là được Nhà nước công nhận QSDĐ). Một thửa đất được sử dụng vào mục đích chính và kết hợp với nhiều mục đích phụ khác phù hợp với pháp luật thì ghi mục đích chính và ghi các mục đích phụ vào dòng dưới kế tiếp. Mục đích sử dụng đất được ghi bằng hệ thống ký hiệu thống nhất với sổ mục kê đất đai: "LUA" đối với đất trồng lúa; "COC" đối với đất cỏ dùng vào chăn nuôi; "HNK" đối với đất trồng cây hàng năm khác; "CLN" đối với đất trồng cây lâu năm; "RSX" đối với đất rừng sản xuất; "RPH" đối với đất rừng phòng hộ; "RDD" đối với đất rừng đặc dụng; "NTS" đối với đất nuôi trồng thuỷ sản; "LMU" đối với đất làm muối; "NKH" đối với đất nông nghiệp khác; "ONT" đối với đất ở tại nông thôn; "ODT" đối với đất ở tại đô thị; "TSC" đối với đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp của nhà nước; "TSK" đối với đất trụ sở khác; "CQP" đối với đất quốc phòng; "CAN" đối với đất an ninh; "SKK" đối với đất khu công nghiệp; "SKC" đối với đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; "SKS" đối với đất cho hoạt động khoáng sản; "SKX" đối với đất sản xuất vật liệu, gốm sứ; "DGT" đối với đất giao thông; "DTL" đối với đất thủy lợi; "DNL" đối đất công trình năng lượng; “DBV” đối với đất công trình bưu chính viễn thông; "DVH" đối với đất cơ sở văn hóa; "DYT" đối với đất cơ sở y tế; "DGD" đối với đất cơ sở giáo dục - đào tạo; "DTT" đối với đất cơ sở thể dục - thể thao; “DKH” đối với đất cơ sở nghiên cứu khoa học; “DXH” đối với đất cơ sở dịch vụ về xã hội; "DCH" đối với đất chợ; "DDT" đối với đất có di tích, danh thắng; "DRA" đối với đất bãi thải, xử lý chất thải; "TON" đối với đất tôn giáo; "TIN" đối với đất tín ngưỡng; "NTD" đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa; "MNC" đối với đất có mặt nước chuyên dùng; "PNK" đối với đất phi nông nghiệp khác. Mục đích sử dụng đất được hướng dẫn xác định theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.6. Cột Thời hạn sử dụng: ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; ghi thời hạn theo quy định của Luật Đất đai đối với trường hợp được Nhà nước công nhận QSDĐ. Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất đã được xác định; trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi "Lâu dài"; 2.7. Cột Nguồn gốc sử dụng: ghi thống nhất với GCN theo hệ thống mã (ký hiệu) như sau: - Trường hợp cấp GCNQSDĐ đất lần đầu mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc có hợp đồng thuê đất thì ghi: + "DG-KTT" đối với trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; + "DG-CTT" đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, (kể cả trường hợp được giao lại đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế; trường hợp đất ở được cấp GCNQSDĐ nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất và trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất); + "DT-TML" đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần, (kể cả trường hợp được Ban quản lý cho thuê đất trả tiền một lần trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất); + "DT-THN" đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, (kể cả trường hợp được Ban quản lý cho thuê đất trả tiền một lần trong khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất); - Trường hợp được Nhà nước công nhận QSDĐ và cấp GCNQSDĐ lần đầu đối với người đang sử dụng đất mà trước đó không có quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất, không thuộc đối tượng phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước thì ghi “CNQ”; - Trường hợp tách thửa, hợp thửa, nhận chuyển QSDĐ (gồm các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ mà hình thành pháp nhân mới, chia tách QSDĐ chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, chia tách hoặc sáp nhập tổ chức, đấu giá QSDĐ của người đang sử dụng hợp pháp, xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai) và trường hợp cấp lại hoặc cấp đổi GCNQSDĐ thì ghi nguồn gốc sử dụng đất bẳng mã theo nguồn gốc đã ghi trên GCN đã cấp lần đầu. Trường hợp GCNQSDĐ đã cấp lần đầu chưa ghi nguồn gốc sử dụng đất hoặc ghi khác với quy định này thì nguồn gốc sử dụng đất đã cấp lần đấu được xác định lại để ghi theo quy định này; - Trường hợp thuê, thuê lại QSDĐ của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, bao gồm cả trường hợp thuê, thuê lại QSDĐ đối với đất để xây dựng nhà xưởng, cơ sở dịch vụ công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao trong khu công nghệ cao; thuê, thuê lại QSDĐ trong khu phi thuế quan và khu công nghiệp, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch trong khu thuế quan của khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) thì ghi "DT-KCN"; - Trường hợp sở hữu căn hộ nhà chung cư thì ghi "SH-NCC"; - Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thì thể hiện bằng hệ thống mã bao gồm: mã nguồn gốc như trên GCNQSDĐ đã cấp lần đầu trước khi chuyển mục đích, mã mục đích sử dụng trước khi chuyển được ghi trong ngoặc đơn (.), mã hình thức trả tiền khi được chuyển mục đích sử dụng (KTT- không thu tiền sử dụng đất, CTT- thu tiền sử dụng đất, TML- trả tiền thuê đất một lần, THN- trả tiền thuê đất hàng năm, kể cả trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính), mã mục đích sử dụng đất sau khi chuyển được ghi trong ngoặc đơn (.); - Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần diện tích có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì thể hiện nguồn gốc sử dụng đối với từng phần diện tích tương ứng theo các quy định tại các tiết a, b, c, d và đ của điểm này. 2.8. Cột Số phát hành GCN QSDĐ: ghi theo số phát hành trên trang bìa của GCNQSDĐ đất; 2.9. Cột Số vào sổ cấp GCN QSDĐ: ghi bằng chữ số Ả Rập gồm 5 chữ số theo số thứ tự vào sổ cấp GCNQSDĐ đất và ghi thêm chữ "H" vào trước chữ số đó đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc ghi thêm chữ "T" vào trước chữ số đó đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ đất thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Mục III - Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú để ghi số thứ tự thửa đất, ngày tháng năm đăng ký vào sổ, nội dung ghi chú về QSDĐ hoặc nội dung biến động về sử dụng đất đối với thửa đất đó. 3.1. Cột Số thứ tự thửa đất: ghi số thứ tự của thửa đất cần ghi chú hoặc có biến động, trường hợp tại Mục II có hai thửa đất cùng số thứ tự thì ghi thêm số thứ tự tờ bản đồ vào vị trí trước số thứ tự thửa đất có dấu chấm (.) ngăn cách giữa hai số. 3.2. Cột Ngày tháng năm: ghi ngày… /… /… đăng ký vào sổ. 3.3. Cột Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý ghi thông tin theo quy định sau: a) Ghi chú về QSDĐ được ghi theo các thông tin về nội dung ghi chú và văn bản pháp lý làm căn cứ để ghi chú (tên văn bản, số hiệu văn bản, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành) trong các trường hợp như sau: - Ghi chú về nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong các trường hợp như sau: + Trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận QSDĐ như hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức hoặc chuyển mục đích sử dụng thuộc loại hình giao đất không thu tiền sử dụng đất thì ghi “Giá trị QSDĐ là … (ghi số tiền bằng số và bằng chữ)”; trường hợp không có quyết định giao đất hoặc trong quyết định giao đất chưa thể hiện giá trị QSDĐ thì xác định giá trị QSDĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; + Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng thuộc loại hình giao đất có thu tiền thì ghi “Tiền sử dụng đất phải nộp ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ); số tiền sử dụng đất đã nộp ngày ... / ... / ... là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ). Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất thì ghi “Giá trị QSDĐ là … (ghi số tiền bằng số và bằng chữ) - được miễn tiền sử dụng đất”; trường hợp được giảm tiền sử dụng đất thì ghi “Giá trị QSDĐ là … (ghi số tiền bằng số và bằng chữ) - được giảm ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ hoặc số phần trăm được giảm), số tiền sử dụng đất đã nộp ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ).”; + Trường hợp được nợ nghĩa vụ tài chính thì thể hiện như sau: * Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính mà số nợ không tính thành tiền thì ghi “Nợ … (ghi loại nghĩa vụ tài chính được ghi nợ) theo Thông báo số … ngày ... / ... / ... của … (ghi tên cơ quan thuế ra Thông báo nếu có)”; * Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ nghĩa vụ tài chính mà số tiền nợ đã được xác định cụ thể thì ghi “Nợ … (ghi loại nghĩa vụ tài chính được ghi nợ) là … (ghi số tiền được nợ bằng số và bằng chữ) theo Thông báo số … ngày ... / ... / ... của … (ghi tên cơ quan thuế ra Thông báo)”; + Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê một lần hoặc chuyển mục đích sử dụng đất mà người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê một lần thì ghi “Tiền thuê đất phải nộp ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ); số tiền thuê đất đã nộp ngày ... / ... / ... là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ). Trường hợp được miễn tiền thuê đất thì ghi “Số tiền thuê đất phải nộp một lần là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ) - được miễn tiền thuê đất”; trường hợp được giảm tiền thuê đất thì ghi “Số tiền thuê đất phải nộp một lần là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ) - được giảm ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ hoặc phần trăm được giảm), số tiền thuê đất đã nộp là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ)”; + Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc chuyển mục đích sử dụng đất mà người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì ghi “Mức giá thuê đất là ... (ghi giá tiền bằng số và bằng chữ); số tiền thuê đất phải nộp hàng năm là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ)”; trường hợp người sử dụng đất xin nộp trước tiền thuê đất cho một số năm thì ghi tiếp “; đã nộp trước số tiền thuê đất là ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ) cho ... năm (ghi số năm đã nộp trước tiền thuê đất)”. Trường hợp được miễn tiền thuê đất thì ghi “Mức giá thuê đất là ... (ghi giá tiền bằng số và bằng chữ) - được miễn tiền thuê đất”; trường hợp được giảm tiền thuê đất thì ghi “Mức giá thuê đất là ... (ghi giá tiền bằng số và bằng chữ) - được giảm ... (ghi số tiền bằng số và bằng chữ hoặc phần trăm được giảm hàng năm) trong thời gian ... năm (ghi số năm được giảm)”; - Chưa có bản đồ địa chính thì ghi "Diện tích thửa đất chưa được đo đạc chính xác theo ... (ghi tên loại tài liệu đo đạc sử dụng và năm đo)"; - Giá đất của thửa đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định được ghi "Giá đất năm ... là ... đ/m2"; đối với các năm tiếp theo khi giá đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh thì ghi tiếp vào dòng đó; khi hết chỗ ghi trên dòng đó thì ghi vào dòng mới; - Tài sản gắn liền với đất được ghi như sau : + Đối với nhà ở không phải nhà chung cư hoặc các loại nhà khác: "Nhà ở (hoặc Nhà trụ sở, Nhà xưởng, Nhà kho,…), … tầng (ghi số tầng), diện tích đất xây dựng … m2 (ghi tổng diện tích chiếm đất của nhà), loại nhà …(ghi loại kết cấu xây dựng của nhà như nhà gỗ, nhà gạch, nhà bê tông, nhà khung thép tường gạch, v.v. )"; + Đối với nhà chung cư thì trong phần dữ liệu của chủ đầu tư hoặc chủ sử hữu nhà chung cư được ghi "Nhà chung cư … tầng (ghi số tầng), diện tích đất xây dựng … m2 (ghi tổng diện tích chiếm đất của nhà chung cư), tổng số … căn hộ (ghi tổng số căn hộ), loại nhà …(ghi loại kết cấu xây dựng của nhà như nhà bê tông lắp ghép, nhà bê tông tường gạch, v.v.)"; + Đối với căn hộ của nhà chung cư thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân thì trong phần dữ liệu của chủ sở hữu căn hộ được ghi "Căn hộ chung cư, số … (ghi số hiệu của căn hộ), tầng số … (ghi vị trí tầng có căn hộ), diện tích … m2 (ghi tổng diện tích sử dụng của căn hộ)"; + Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc khác thì ghi "Công trình ... (ghi loại công trình như hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, thủy lợi, khu vui chơi, công trình xây dựng khác), bao gồm các hạng mục: ..., diện tích ... m2; ..., diện tích ... m2; ... (ghi tên các hạng mục công trình cụ thể và diện tích chiếm đất của hạng mục công trình đó)"; + Đối với rừng cây hoặc cây lâu năm thì ghi "Rừng cây (hoặc Cây lâu năm), diện tích … m2 (ghi diện tích rừng hoặc vườn cây lâu năm)"; + Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được xác định theo quy định của pháp luật thì sau những nội dung theo quy định nói trên sẽ ghi tiếp "-thuộc sở hữu của … (ghi tên chủ sở hữu)"; - Những hạn chế về QSDĐ đối với một phần hoặc cả thửa đất bao gồm: + Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc quy hoạch sử dụng đất mà phải thu hồi nhưng chưa có quyết định thu hồi thì ghi "Thửa đất (hoặc … m2 đất) thuộc khu vực quy hoạch phải thu hồi đất theo Quyết định số … ngày… /… /… của … (ghi tên cơ quan nhà nước đã ra Quyết định) về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất (hoặc về việc xét duyệt quy hoạch xây dựng)"; + Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì ghi "Thửa đất (hoặc … m2 đất) thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình … (ghi tên công trình có hành lang) theo Quyết định số …/… ngày … /… /… của … (ghi tên cơ quan nhà nước đã ra Quyết định)"; + Trường hợp có quy định hạn chế diện tích xây dựng đối với thửa đất thì ghi "Diện tích xây dựng không được vượt quá … m2 theo Quyết định số …/… ngày … /… /… của Uỷ ban nhân dân … (ghi tên địa phương mà Uỷ ban nhân dân đã ra Quyết định)"; b) Biến động về sử dụng đất được ghi các thông tin về nội dung biến động và chỉ số tra cứu hồ sơ biến động như sau: - Nội dung biến động về sử dụng đất gồm loại biến động và người có liên quan đến biến động (nếu có); - Chỉ số tra cứu hồ sơ biến động được đặt chung một hệ thống cho tất cả các loại hình biến động về sử dụng đất, được xác định bao gồm 04 (bốn) bộ số và mã được đặt liên tiếp nhau có dấu “chấm” ngăn cách dưới dạng CS = MX.ST.MB.MC, trong đó: + MX là mã đơn vị hành chính cấp xã theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg; + ST là số thứ tự của hồ sơ biến động đã được giải quyết gồm có sáu (06) chữ số được đánh số liên tiếp từ số 000001 trở đi cho tất cả các loại hình biến động trong phạm vi địa bàn quản lý của cơ quan có thẩm quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận; + MB là mã của loại hình biến động được ghi bằng ký hiệu theo quy định tại Mục II của hướng dẫn này; + MC là mã của cơ quan thực hiện chỉnh lý Giấy chứng nhận được ghi bằng ký hiệu: “XA” đối với Uỷ ban nhân cấp xã, “VP” đối với Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, “VS” đối với Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, “PH” đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường, “SO” đối với Sở Tài nguyên và Môi trường; - Cách ghi nội dung biến động và mã của loại hình biến động (MX) được hướng dẫn chi tiết tại Mục II của bản Hướng dẫn này; II. Cách chỉnh lý sổ địa chính 1. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất được ghi như sau: 1.1 Nếu người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã có tên trong sổ địa chính thì ghi các thông tin của thửa đất được giao, được thuê vào dòng trống kế tiếp trong Mục II thuộc trang sổ của người đó, trường hợp thửa đất có ghi chú về QSDĐ thì ghi các ghi chú đó vào dòng trống kế tiếp trong Mục III thuộc trang sổ của người đó. 1.2. Nếu người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chưa có tên trong sổ địa chính thì lập trang mới trong sổ địa chính cho người đó và ghi các thông tin của thửa đất được giao, được thuê theo quy định tại Mục I (Cách ghi sổ địa chính) của Hướng dẫn này. 2. Trường hợp người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại QSDĐ không thuộc khu công nghiệp; thế chấp bằng QSDĐ; góp vốn bằng QSDĐ mà không hình thành pháp nhân mới thì ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về nội dung biến động và mã của loại hình biến động được ghi như sau: 2.1. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại QSDĐ không thuộc khu công nghiệp thì ghi mã loại biến động là “CT” và nội dung biến động được ghi: "Cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người thuê hoặc thuê lại đất) thuê đất (hoặc thuê lại đất) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu hồ sơ cho thuê, cho thuê lại đất)"; 2.2. Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ hoặc thế chấp bằng QSDĐ cho người khác vay tiền (bảo lãnh) và trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thì ghi mã loại biến động là “TC” và nội dung biến động được ghi như sau: - Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ thì ghi "Thế chấp bằng QSDĐ với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)"; - Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ cho người khác vay tiền thì ghi "Thế chấp bằng QSDĐ cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người vay tiền) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)"; - Trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất thì ghi “Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất với … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)"; - Trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất cho người khác vay tiền thì ghi “Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người vay tiền) với Ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thế chấp) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thế chấp)". Trường hợp thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất chưa được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu địa chính và Giấy chứng nhận thì ghi bổ sung thông tin về tài sản gắn liền với đất theo hướng dẫn tại tiết a điểm 3.3 mục I của bản Hướng dẫn này; sau đó ghi việc thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất theo hướng dẫn trên đây; 2.3. Trường hợp góp vốn bằng QSDĐ mà không hình thành pháp nhân mới thì ghi mã loại biến động là “GV” và nội dung biến động được ghi như sau: - Trường hợp góp vốn bằng QSDĐ mà không hình thành pháp nhân mới: "Góp vốn bằng QSDĐ với Công ty (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận góp vốn) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ góp vốn) "; - Trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thì ghi “Góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất với Công ty (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế khác)… (ghi tên và các thông tin khác về người nhận góp vốn) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ góp vốn) ”; Trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất chưa được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu địa chính và Giấy chứng nhận thì ghi bổ sung thông tin về tài sản gắn liền với đất theo hướng dẫn tại tiết a điểm 3.3 mục I của hướng dẫn này; sau đó ghi việc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo hướng dẫn trên đây; 3. Trường hợp xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ không thuộc khu công nghiệp thì ghi loại mã biến động là "XT", xoá đăng ký thế chấp bằng QSDĐ thì ghi loại mã biến động là "XC", xoá đăng ký góp vốn bằng QSDĐ mà không hình thành pháp nhân mới thì ghi loại mã biến động là "XV" và nội dung biến động và căn cứ pháp lý được ghi "Đã xoá đăng ký cho thuê (hoặc cho thuê lại, thế chấp, góp vốn) ngày …/…/… theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ xin xóa đăng ký)"; 4. Trường hợp chuyển QSDĐ thì trên trang sổ của người sử dụng đất được chỉnh lý theo quy định sau: 4.1. Trường hợp chuyển QSDĐ đối với cả thửa đất được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại Mục II trên trang sổ của người chuyển QSDĐ. b) Tại Mục III trên trang sổ của người chuyển QSDĐ, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về mã loại hình biến động và nội dung biến được ghi như sau: - Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là "CD" và nội dung biến động được ghi "Chuyển đổi cho ông (hoặc bà, hộ gia đình) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận chuyển đổi) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển đổi) "; - Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là "CN" và nội dung biến động được ghi "Chuyển nhượng cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận chuyển nhượng) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển nhượng)"; - Trường hợp để thừa kế quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là "TK" và nội dung biến động được ghi "Để thừa kế cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người nhận thừa kế) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thừa kế)"; Trường hợp để thừa kế QSDĐ cho nhiều người cùng sử dụng đất thì ghi tên của tất cả những người nhận thừa kế; trường hợp để thừa kế QSDĐ cho nhiều người và tại thời điểm đăng ký vẫn chưa xác định được đầy đủ tên của những người đó thì ghi tên của tất cả những người nhận thừa kế đã được xác định, sau đó ghi "và một số người thừa kế khác chưa được xác định; - Trường hợp tặng cho quyền sử dụng cả thửa đất thì ghi loại mã biến động là "TA" và nội dung biến động được ghi "Tặng cho cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được tặng cho) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ tặng cho)"; - Trường hợp góp vốn bằng QSDĐ mà hình thành pháp nhân mới thì ghi loại mã biến động là "GP" và nội dung biến động được ghi "Góp vốn hình thành Công ty (hoặc tổ chức kinh tế khác) … (ghi tên và các thông tin khác về tổ chức kinh tế được hình thành do góp vốn) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ góp vốn)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng chung thửa đất cho người có quyền sử dụng chung thửa đất đó theo thoả thuận phù hợp với pháp luật hoặc theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tách hộ gia đình, thoả thuận của hộ gia đình, thoả thuận của nhóm người sử dụng chung thửa đất thì ghi loại mã loại biến động là "TQ" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển quyền)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất do chia tách, sáp nhập tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc theo văn bản khác phù hợp pháp luật đối với tổ chức kinh tế thì ghi loại mã biến động là "TQ" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho … (ghi tên và các thông tin khác về tổ chức nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển quyền)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo thỏa thuận xử lý nợ trong hợp đồng thế chấp thì ghi mã loại biến động là "XN" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ xử lý nợ thế chấp)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận thì ghi mã loại biến động là "GT" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ hoà giải tranh chấp đất đai)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì ghi mã loại biến động là "GK" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo)"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo bản án, quyết định của toà án; quyết định của cơ quan thi hành án thì ghi mã loại biến động là "GA" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển quyền )"; - Trường hợp chuyển quyền sử dụng cả thửa đất theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù hợp với pháp luật thì ghi mã loại biến động là "DG" và nội dung biến động được ghi "Chuyển quyền cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … (ghi tên và các thông tin khác về người được nhận QSDĐ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đấu giá QSDĐ"; - Trường hợp chuyển đổi người sử dụng đất đối với cả thửa đất khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp thì ghi mã loại biến động là "CP" và nội dung biến động được ghi "… (ghi tên doanh nghiệp sau khi chuyển đổi) nhận QSDĐ do … (ghi hình thức chuyển đổi doanh nghiệp) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển đổi người sử dụng đất)”; - Trường hợp chuyển đổi người sử dụng đất đối với cả thửa đất từ hộ gia đình, cá nhân sang tổ chức kinh tế của hộ gia đình, cá nhân đó thì ghi mã loại biến động là "DC" và nội dung biến động được ghi “Chuyển đổi người sử dụng đất sang … (ghi tên của tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 1 Mục I của Hướng dẫn này) thành lập theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển đổi người sử dụng đất”; c) Ghi thửa đất đã chuyển quyền vào Mục II trên trang sổ của người nhận chuyền QSDĐ như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này; trường hợp có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì ghi vào Mục III trên trang sổ đó. 4.2. Trường hợp chuyển QSDĐ đối với một phần thửa đất thì được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại Mục II trên trang sổ của người chuyển QSDĐ và ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không chuyển quyền của thửa đất cũ vào dòng kế tiếp tại Mục II trên trang sổ đó như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này. b) Tại Mục III trên trang sổ của người chuyển QSDĐ, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về mã của loại hình biến động và nội dung biến động được ghi theo quy định đối với các trường hợp tại tiết b điểm 4.1 Mục này; sau đó ghi "đối với thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần đã chuyển quyền của thửa đất cũ); phần đất còn lại là thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần còn lại của thửa đất cũ). c) Ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích đã chuyển quyền của thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người nhận chuyền QSDĐ như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này; trường hợp có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì ghi vào Mục III trên trang sổ đó. 4.3. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp cho thuê, cho thuê lại QSDĐ được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã cho thuê, cho thuê lại tại Mục II trên trang sổ của tổ chức đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại chưa cho thuê, cho thuê lại của thửa đất khu công nghiệp vào dòng kế tiếp tại Mục II trên trang sổ đó. b) Tại Mục III trên trang sổ của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; ghi mã của loại hình biến động là "TL" và nội dung biến động được ghi "Cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … (ghi tên và các thông tin khác về người thuê hoặc thuê lại đất) thuê đất (hoặc thuê lại đất) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cho thuê, cho thuê lại)"; sau đó ghi "đối với thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần đã cho thuê, cho thuê lại của thửa đất cũ); phần đất còn lại là thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần còn lại của thửa đất cũ)"; 5. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất thì ghi trên trang sổ của người sử dụng đất theo quy định sau: 5.1. Trường hợp Nhà nước thu hồi cả thửa đất được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã thu hồi tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; ghi mã loại hình biến động là "TH" và nội dung biến động được ghi "Nhà nước thu hồi đất theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thu hồi đất)". 5.2. Trường hợp Nhà nước thu hồi một phần thửa đất được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã thu hồi tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; ghi mã loại hình biến động là "TH" và nội dung biến động được ghi là "Nhà nước thu hồi diện tích … m2 đất theo theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ thu hồi đất); phần đất còn lại là thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần còn lại không bị thu hồi của thửa đất cũ)". c) Ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không thu hồi của thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này. 5.3. Trường hợp Nhà nước trưng dụng cả thửa đất hoặc một phần thửa đất thì tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; ghi loại mã biến động là "TR" và nội dung biến động được ghi "Nhà nước trưng dụng đất (hoặc trưng dụng ... m2 đất) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ trưng dụng đất)". 5.4. Trường hợp Nhà nước trả lại đất sau khi hết trưng dụng thì tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; nội dung biến động được ghi "Nhà nước trả lại toàn bộ thửa (hoặc … m2) đất sau khi hết trưng dụng theo Quyết định số.../… ngày… /… /… của Uỷ ban nhân dân ... (ghi tên địa phương mà Uỷ ban nhân dân đã ra Quyết định thu hồi đất). 6. Trường hợp thay đổi diện tích do sạt lở tự nhiên đối với thửa đất thì ghi trên trang sổ của người sử dụng đất theo quy định sau: 6.1. Trường hợp sạt lở tự nhiên đối với cả thửa đất thì mã của loại hình biến động là "SA" và được ghi như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã sạt lở tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất, ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; nội dung biến động được ghi "Sạt lở tự nhiên cả thửa đất theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ sạt lở đất)"; 6.2. Trường hợp sạt lở tự nhiên đối với một phần thửa đất được ghi như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã bị sạt lở tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất; b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; nội dung biến động được ghi "Sạt lở tự nhiên … m2 theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ sạt lở đất); phần đất còn lại là thửa đất số … có diện tích … m2 (ghi số thứ tự và diện tích của thửa đất mới là phần còn lại không bị sạt lở của thửa đất cũ)"; c) Ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không bị sạt lở của thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này. 7. Trường hợp, tách thửa hoặc hợp thửa do yêu cầu quản lý hoặc nhu cầu của người sử dụng đất thì mã loại biến động là "TN" và được chỉnh lý trên trang sổ của người sử dụng đất theo quy định sau: 7.1. Trường hợp hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi các thửa đất cũ sẽ hợp thành thửa đất mới tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất; b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; nội dung biến động được ghi là "Hợp các thửa đất số … ; … ; … (ghi số thứ tự các thửa đất cũ hợp thành thửa đất mới) thành thửa đất số … (ghi số thứ tự thửa đất mới hợp thành) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ tách thửa)"; c) Ghi thông tin về thửa đất mới hợp thành vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này; trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại Mục III trên trang sổ đó. 7.2. Trường hợp tách một thửa đất thành nhiều thửa đất được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất cũ sẽ tách thành các thửa đất mới tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. b) Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; nội dung biến động được ghi là "Tách thửa đất số … (ghi số thứ tự thửa đất cũ sẽ tách thành các thửa đất mới) thành các thửa đất số … , ... , ... (ghi lần lượt số thứ tự thửa đất được tách ra từ thửa đất cũ) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ tách thửa)"; c) Ghi thông tin về các thửa đất mới tách ra từ thửa đất cũ vào Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất như cách ghi theo quy định tại khoản 1 Mục này; trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại Mục III trên trang sổ đó. 8. Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất, số thứ tự tờ bản đồ, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền được thực hiện như sau: 8.1. Gạch bằng mực đỏ tại dòng của thửa đất và tại cột Số thứ tự thửa đất, Số thứ tự tờ bản đồ, Mục đích sử dụng, Thời hạn sử dụng, Nguồn gốc sử dụng tương ứng với nội dung có thay đổi tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. 8.3. Mã của loại đình biến động được ghi: "TM" đối với thay đổi số thứ tự thửa đất và số thứ tự tờ bản đồ, "CM" đối với thay đổi mục đích sử dụng đất, "GH" đối với thay đổi thời hạn sử dụng đất, "TG" đối với việc chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền. 8.2. Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về nội dung biến động được ghi như sau: a) Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất: "Số thứ tự mới của thửa đất là … ". b) Trường hợp thay đổi số thứ tự tờ bản đồ: "Số thứ tự mới của tờ bản đồ là … ". c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: "Chuyển mục đích sử dụng sang … (ghi mục đích sử dụng mới của thửa đất) theo theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ chuyển mục đích)"; d) Trường hợp được phép gia hạn sử dụng đất: "Gia hạn sử dụng đất đến ngày…/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng sau khi được gia hạn) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký gia hạn)"; đ) Trường hợp được tiếp tục sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân: "Tiếp tục sử dụng đất đến ngày…/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng phù hợp với loại đất theo quy định của Luật Đất đai)". e) Trường hợp chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền: "Chuyển sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký biến động)"; 9. Trường hợp người sử dụng đất đổi tên thì ghi loại mã biến động là “DT" và trên trang sổ của người sử dụng đất được chỉnh lý như sau: 9.1. Gạch bằng mực đỏ vào tên người sử dụng đất. 9.2. Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về nội dung biến động và văn bản pháp lý được ghi là "Người sử dụng đất được đổi tên là … (tên mới của người sử dụng đất) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký đổi tên)"; 10. Trường hợp cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ thì ghi mã biến động là "CL" và trên trang sổ của người sử dụng đất chỉnh lý như sau: 10.1. Khi người sử dụng khai báo GCNQSDĐ bị mất thì ghi vào Mục III của trang sổ: "Khai báo GCNQSDĐ đất bị mất ngày .../ .../ ...". 10.2. Gạch bằng mực đỏ tại dòng của thửa đất và tại cột Số phát hành GCN QSDĐ, Số vào sổ cấp GCN QSDĐ tại Mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. 10.3. Tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung theo quy định tại điểm 3.1, điểm 3.2 và tiết b điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin cụ thể về nội dung biến động và văn bản pháp lý được ghi như sau: a) Trường hợp cấp lại GCNQSDĐ đất: "Cấp lại giấy CN QSDĐ do bị mất, số phát hành là … , số vào sổ là …theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cấp lại GCN " ; b) Trường hợp cấp đổi GCNQSDĐ đất: "Cấp đổi giấy CN QSDĐ do bị rách nát (hoặc bị ố nhoè), số phát hành là … , số vào sổ là … theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cấp đổi GCN”; 11. Trường hợp có thay đổi nội dung ghi chú về QSDĐ quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Thông tư này được thực hiện theo quy định sau: 11.1. Trường hợp có thay đổi đối với ghi chú về QSDĐ đã ghi tại Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất thì ghi mã loại biến động là "HC" và được chỉnh lý như sau: a) Gạch bằng mực đỏ vào ghi chú về QSDĐ đã có thay đổi; b) Ghi vào dòng trống tiếp theo thông tin về sự thay đổi theo quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này; thông tin ghi chú về QSDĐ được ghi cụ thể như sau: - Trường hợp người sử dụng đất đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính được nợ thì ghi “Đã nộp … (ghi loại nghĩa vụ tài chính đã trả nợ) là … (ghi số tiền đã trả bằng số và bằng chữ) theo … (ghi loại chứng từ đã nộp tiền và số chứng từ, ngày tháng năm lập chứng từ); - Trường hợp thửa đất có bản đồ địa chính mới thì ghi "Đã lập bản đồ địa chính, diện tích thửa đất là ... m2 theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ cấp đổi GCN”; - Trường hợp có thay đổi những hạn chế về QSDĐ đất đối với một phần hoặc cả thửa đất được thực hiện như sau: + Trường hợp có điều chỉnh về quy hoạch sử dụng đất mà diện tích đất thuộc khu vực quy hoạch khác với diện tích đất đã ghi trong Mục III thì ghi theo quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này hoặc cả thửa đất không thuộc khu vực quy hoạch thì ghi "Đã huỷ bỏ quy hoạch theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký biến động)"; + Trường hợp có điều chỉnh ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình mà diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình khác với diện tích đất đã ghi trong Mục III thì ghi theo quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này hoặc cả thửa đất không thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì ghi "Không thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký biến động)"; + Trường hợp có điều chỉnh về hạn chế diện tích xây dựng đối với thửa đất khác với diện tích bị hạn chế đã ghi trong Mục III thi ghi theo quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này hoặc không còn hạn chế diện tích xây dựng đối với cả thửa đất thì ghi "Bỏ hạn chế diện tích xây dựng theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đăng ký biến động)"; 11.2. Trường hợp có ghi chú mới về QSDĐ mà chưa có trong Mục III trên trang sổ của người sử dụng đất thì ghi theo quy định tại tiết a điểm 3.3 khoản 3 Mục I của Hướng dẫn này. 12. Trường hợp có thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì gạch bằng mực đỏ vào tên đơn vị hành chính cũ trên trang bìa của sổ địa chính và viết tên đơn vị hành chính mới bằng mực đen lên phía trên. 13. Trường hợp có sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ thì ghi mã loại biến động là "SN" và nội dung biến động được ghi "Nội dung về ... (ghi tên nội dung có sai sót) có sai sót, nay đính chính là ... (ghi nội dung đúng) theo hồ sơ số…. (ghi chỉ số tra cứu của hồ sơ đính chính)";
Mẫu trang sổ Địa chính (các trang từ 8 - 200) (Tiếp theo trang số: .... ) Trang số: .....

| I - NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT |
|Hộ ông Nguyễn Văn Hai, sinh năm 1956, sổ Hộ khẩu số 013579 cấp ngày 13/5/1995 |
|Địa chỉ: Thôn Hữu Thiện, xã Mỹ Hà, Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. |
|II - THỬA ĐẤT |
|Ngày tháng năm vào sổ |
|Số thứ tự thửa đất|Ngày tháng năm |Nội dung ghi chú hoặc biến động và căn cứ pháp lý |
|31 |01-10-2007 |Nợ tiền sử dụng đất theo Thông báo số 035/TB-CCT ngày 25/9/2007 của Chi cụ Thuế huyện) |
|12 |01-10-2007 |100 m2 thuộc quy hoạch mở rộng đường theo Quyết định xét duyệt quy hoạch sử dụng đất số 385/QĐ-UB ngày 15/3/2003 của Uỷ ban nhân dân huyện. |
|9 |01-10-2004 |Cả thửa đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn quốc lộ 5 theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999. |
|34 |10-01-2008 |Khai báo GCNQSDĐ bị mất ngày 05/01/2005 . |
|34 |11-3-2008 |Cấp lại GCN số AB125763, số vào sổ 08971 theo hồ sơ số 01235.021405.CL.VP |
|12 |13-5-2009 |Nhà nước thu hồi 70 m2 theo hồ sơ số 01235.021892.CL.VP , phần còn lại có số thứ tự thửa 312. |
|31 |10-02-2010 |Đã nộp tiền sử dụng đất là 35 (Ba mươi lăm) triệu theo Hóa đơn thu tiền số 357/HĐTT ngày 08/2/2007. |
| | |Chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Ba 100m2 theo hồ sơ số 01235.022592.CL.VP |
|34 |10-5-2010 |Thế chấp GCN QSD Đ tại Ngân hàng thương mại Hà Nội theo hồ sơ số 01235.084410.CL.VP . |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |
| | | |

Chuyển tiếp trang số: ....

Mẫu trang mục lục người sử dụng đất (để tra cứu sổ địa chính)

|Số thứ tự |Tên người sử dụng đất |Đăng ký tại |Số thứ tự |Tên người sử dụng đất |Đăng ký tại |
| | |sổ địa chính | | |sổ địa chính |
| | |Quyển số |Trang số | | |Quyển số |Trang số |

Similar Documents

Free Essay

Jgjgjgj

...Sở hữu đất đai có lẽ là phần trọng yếu nhất của luật tài sản của mỗi quốc gia.. Những vấn đề pháp lý trong quản lý nhà nước về đất đai và quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hoạt động của thị trường bất động sản không lành mạnh, tình trạng đầu cơ về đất đai và bất động sản gắn liền với đất rất nghiêm trọng, đẩy giá đất lên cao, đặc  biệt là ở đô thị, gây khó khăn cản trở lớn  cho cả đầu tư phát triển và giải quyết nhà ở, tạo ra những đặc quyền, đặc lợi, dẫn đến tiêu cực  và tham nhũng của  một số cá nhân và tổ chức. Quản lý nhà nước về đất đai  còn nhiều hạn  chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản bị buông lỏng. Người sử dụng đất chưa làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước . Chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân   sách nhà nước .  Từ kết quả bước  đầu  có tính khái quát của  đề tài này  có thể thấy nhiệm vụ đổi mới hệ thống quản lý đất đai với mục tiêu phát triển thị trường bất động sản là rất mới mẻ và  có tác  động mạnh đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, nhiều vấn đề thực  tiễn chưa  được  giải quyết có hệ thống và  có căn  cứ khoa  học ; do đó  cần tiếp tục triển khai một kế hoạh nghiên  cứu khoa  học  đồng bộ và toàn diện về nội dung này.  giá trị thị trường vẫn luôn là khái niệm được nhiều người quan tâm, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Một số nước phát triển đã đưa ra chuẩn mực thống nhất về thực hành định giá chuyên nghiệp (Uniform Standards of Professional...

Words: 20546 - Pages: 83

Free Essay

International Business

...Câu 7: Vấn đề xây dựng hệ thống tài chính toàn cầu thống nhất và sử dụng đồng tiền chung trên phạm vi toàn cầu. Trả lời Hệ thống tài chính toàn là một hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức quản lý hoạt động ở tầm cỡ quốc tế, đối nghịch với các tổ chức tài chính khu vực. Thành viên chính của hệ thống tài chính toàn cầu gồm có: + Các tổ chức tài chính quốc tế, ví dụ như Quỹ tài chính tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thanh toán quốc tế. + Đại diện của các quốc gia hoặc các cơ quan chính phủ, ví dụ Ngân hàng trung ương các nước, Bộ tài chính các nước. + Các tổ chức tài chính cá nhân hoạt động trên phạm vi toàn cầu, ví dụ như các Ngân hàng thương mại và các Quỹ tự bảo hiểm rủi ro. + Các tổ chức tài chính khu vực như Khu vực đồng Euro. Một hệ thống tài chính toàn cầu thống nhất sẽ mang lại những lợi ích cho các thành viên như: + Tạo ra hệ thống tài chính thống nhất về cách thức tổ chức hoạt động, đồng thuận về chính sách, kế hoạch và hành động trên phạm vi toàn cầu. + Hướng tới sự đồng đều về phát triển, trình độ của các nước thành viên, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các quốc gia trong các hoạt động về vốn đầu tư, tài chính, thanh toán trên phạm vi quốc tế. + Tạo ra sự thuận tiện trong thanh toán quốc tế với các lợi ích có được từ việc sử dụng hệ thống thanh...

Words: 4654 - Pages: 19

Free Essay

Hanh

...Quy Tắc Đạo Đức Kinh Doanh Hoạt Động Liêm Chính Trên Toàn Cầu The REAL Thing - The RIGHT Way Hoạt động liêm chính. Trung thực. Tuân theo điều luật. Tuân thủ quy tắc. Có trách nhiệm. COCA-COLA PLAZA ATLANTA, GEORGIA Tháng Tư, 2009 Thân gửi các Đồng Nghiệp: Chúng ta đang sống trong một môi trường có sự tin tưởng và niềm tin của công chúng vào doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta thật may mắn làm việc cho Công Ty Coca-Cola là một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất trên thế giới – LINE ART SOLID PRINT danh tiếng ấy đã được phát triển và bảo vệ trong suốt nhiều năm /bằng COLORS văn hóa giàu tính một chính trực và đạo đức ứng xử kinh doanh. Công việc kinh doanh của chúng ta được xây dựng trên niềm tin và danh tiếng này. Nó ảnh hưởng tới cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của chúng ta, cách cổ đông xem chúng ta là một đầu tư. Chúng ta đã thấy nhiều ví dụ trong những năm gần đây về những công ty lớn mạnh có danh tiếng lẫy lừng nhưng lại bị lu mờ mãi mãi chỉ vì hành động thiếu đạo đức của một vài người hoặc thậm chí chỉ một người. Nguyên thành Viên Ban Giám Đốc Công Ty, Warren Buffett đã có lần nhắc chúng ta rằng, “phải mất nhiều năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất vài giây để phá hủy nó.” Vì thành công của chúng ta gắn chặt với danh tiếng, nên việc bảo vệ danh tiếng đó tùy thuộc vào tất cả chúng ta. Hành động chính trực không chỉ liên quan đến danh tiếng và hình ảnh Công Ty, hay để tránh liên hệ đến pháp lý. Nó đòi hỏi phải...

Words: 14696 - Pages: 59

Free Essay

Thue Viet Nam

...Cam Kết Thuế Nội Địa Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu 1. Thuế nội địa bao gồm những loại nào? Trong WTO, thuế nội địa bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào các chủ thể và sản phẩm của hoạt động kinh doanh trừ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… là các loại thuế nội địa. 2. WTO có quy định gì về việc áp dụng thuế nội địa? Việc ban hành và thực thi các loại thuế nội địa tại tất cả các nước thành viên WTO phải tuân thủ các nguyên tắc của WTO có liên quan đến vấn đề này, bao gồm: - Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT); - Chính sách về trợ cấp 3. Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế nội địa bao gồm những nội dung cụ thể nào? “Đối xử quốc gia” (National Treatment - NT) là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO (Điều III của Hiệp định GATT). Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là nước thành viên có nghĩa vụ phải đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với đối xử với hàng hóa, dịch vụ, nhà đầu tư trong nước (về thủ tục, điều kiện, quy định…). Liên quan đến thuế nội địa, nguyên tắc này yêu cầu các thành viên WTO không được sử dụng thuế nội địa nhằm mục tiêu bảo hộ. Cụ thể, các thành viên WTO không được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, các loại thuế và phí nội địa, các quy định và yêu cầu liên quan đến các hoạt động mua, bán, chuyên...

Words: 2019 - Pages: 9

Free Essay

Research

...và Kế hoạch thực hiện Điều tra cơ bản 135 giai đoạn II, TCTK đã thực hiện và hoàn thành các phần việc như sau: I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐIỀU TRA 1. Trình ký Quyết định tiến hành Điều tra cơ bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 107B/QĐ-TCTK ngày 23/02/2007 và Quyết định số 863/QĐ-TCTK ngày 07/8/2007 về việc tiến hành Điều tra cơ bản thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. 2. Thành lập Ban chỉ đạo điều tra Ban chỉ đạo điều tra được thành lập theo Quyết định số 107B/QĐ-TCTK và được bổ sung thay thế các thành viên theo Quyết định số 863/QĐ-TCTK ngày 07/8/2007. Ban chỉ đạo điều tra gồm 7 thành viên: 5 thành viên từ TCTK là lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (XHMT) và lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ; 2 thành viên từ UBDT là lãnh đạo và chuyên viên Vụ Chính sách Dân tộc. Trưởng ban là ông Đỗ Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. 3. Xây dựng phương án điều tra Phương án điều tra đã được xây dựng ngay sau khi có Quyết định số 107B/QĐ-TCTK. Tuy nhiên, do UBDT cung cấp mẫu điều tra quá muộn (ngày 18/6/2007) nên đến ngày 07/8/2007 mới có Phương án điều tra chính thức. 4. Dự trù kinh phí điều tra Bản dự trù kinh phí lần thứ nhất được TCTK xây dựng và gửi UBDT (Dự án VIE/02/001 - SEDEMA) vào đầu tháng 2 năm 2007 với tổng kinh phí là 397.669 USD. Qua nhiều lần làm việc về...

Words: 8321 - Pages: 34

Free Essay

Vietnam

...Gò Vấp | Số lượng tuyển | 4 | Ngành nghề | Sinh viên/Mới tốt nghiệp/Thực tập  Thực phẩm/DV ăn uống  | Tính chất công việc | Việc làm theo ca | Tỉnh/Thành phố | TP.Hồ Chí Minh  | Mô tả | Thực hiện công việc theo đúng quy trình chất lượng toàn cầu của Tập đoàn và công ty hướng dẫn - Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Chuẩn bị sản phẩm, dọn dẹp và làm vệ sinh khu vực làm việc trước và sau khi bán hàng - Ưu tiên ứng viên đăng ký làm việc chính thức - Chi tiết khác sẽ trao đổi trong khi phỏng vấn | Kỹ năng | Nam, nữ tuổi từ 18 trở lên - Sức khỏe tốt - Vui vẻ, hoạt bát, năng động - Yêu thích làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, sẵn sàng học hỏi và luân chuyển bộ phận làm việc để phát triển kỹ năng - Ca làm việc linh động cho vị trí chính thức - Yêu thích công việc phục vụ, yêu thích nấu ăn - Ưu tiên ứng viên sẵn sàng làm việc vào các ngày lễ, Tết và thứ 7, Chủ nhật.- Có khả năng lãnh đạo. - Thời gian làm việc:  Nhân viên chính thức: làm việc 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Làm việc ca linh động theo sự sắp xếp của Nhà hàng.  | Trình độ | Trung cấp trở lên | Kinh nghiệm | Chưa có kinh nghiệm | Mức lương | Thỏa thuận | Hình thức làm việc | Nhân viên chính thức | Thời gian thử việc | Nhận việc ngay | Chế độ khác | Đầy đủ các chế độ phụ cấp lương làm vào ca đêm, làm thêm giờ, Lễ Tết - Các quyền lợi theo luật Lao Động và chính sách khuyến khích từ công ty như: ký HĐLĐ sau 01 tháng thử việc, BHXH-BHYT và BH tai nạn 24/24 (NV chính thức) - Cơ...

Words: 849 - Pages: 4

Free Essay

Bao Cao Tai Chinh

...Công ty TNHH Điện thoại Vân Chung Địa chỉ: 157 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04 3 5375995 Fax: 04 3 5376006 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính. Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau - đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý. Các quyết định xem nên mua hay bán cổ phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết quả phân tích tài chính có chất lượng. Loại hình quyết định đang được xem xét sẽ là yếu tố quan trọng của phạm vi phân tích, nhưng mục tiêu ra quyết định là không thay đổi. Chẳng hạn, cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong...

Words: 8890 - Pages: 36

Free Essay

Loving and Sharing

...khác. Lưu ý bạn nên để mặc định là cài vào ổ đĩa C:// ; nếu cài chỗ khác thì bạn phải chỉnh sửa file configure trong code của fptdemo sàu này) . Đề cài đặt -Cài xong bật máy chủ Xampp chạy- vào All Program của windows-->Click vào Xampp Friends--> Xampp Control Panel-->click vào 2 cái Start đầu tiên là Apache và MySQL) Bước 2. Cài đặt hệ Quản trị cơ sở dữ liệu SQLJog (Chức năng cái này giống Acess trong bộ office của Microsoft) : -Tải phầm mềm SQLJog về tài địa chỉ: http://www.4shared.com/file/EWigYyM9/SQLyog805.html -Click cài đặt như những phần mềm khác Bước 3. Tải mã nguồn của hệ thống thông tin B2C (website fptdemo) về tại địa chỉ: http://www.4shared.com/rar/ZiY_Qj2G/fptdemo.html Và sau đó giải nến vào htdocs của Xampp tại địa chỉ C:\xampp\htdocs (nếu bạn cài ở ổ đĩa C:// như ở bước 1). Bước 4. Tải cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin B2C (website fptdemo) tại địa chỉ http://www.4shared.com/document/U6GoE05n/fptdemo.html và import cơ sở dữ liệu vào. Cách thức import cơ sở dữ liệu vào: Bật phân mềm SQLJog (đã cài ở bước 2) lên: Vào All Program (hoặc start) của windows--> SQLJog-->SQL Jog--> Continue--->Connect (nếu không connect được thì bật Xampp lên xem đã mình đã bật Apache và MySQL chưa-xem lại bước 1) Import dữ liệu vào bằng SQLJog: Tạo 1 cơ sở dữ liệu tên là fptdemo Vào DB ở góc trên bên phải của giao diện SQLJog (gần Favorites)-->Restore from SQL Dump...--->Chỉnh địa chỉ đến file fptdemo.SQL vừa giải nén)---->Execute ...

Words: 508 - Pages: 3

Free Essay

I Am Successful Business Women

...trình bày, danh sách website đã có sẵn (sẽ nhận được khi làm việc ); Điều kiện: Nam/nữ Tuổi từ 18 trở lên; Thời Gian Làm Việc 2giờ/ngày - Có thể làm bất cứ thời gian nào trong ngày, tự thu xếp thời gian làm tại nhà (không cần có mặt tại Công ty); Địa điểm làm việc: Toàn Quốc, ưu tiên tại TP.Hồ Chí Minh; Mức lương :Thỏa Thuận ( theo năng lực làm việc) từ 3tr đến 5tr + nhiều chính sách hoa hồng và thưởng; Yêu cầu với công việc: Có sử dụng điện thoại di động, biết truy cập internet là một lợi thế; Ưu tiên : CHO NHỮNG NGƯỜI CẦN TÌM việc làm thêm - Không cần kinh nghiệm chuyên môn, Không phân biệt ngành nghề, Lương được nhận nhiều lần trong tháng nhận Qua Chuyển Khoản Ngân Hàng hoặc nhận Trực Tiếp tại Công Ty Sẽ Nhận Việc Làm Ngay Sau Khi Phỏng Vấn - Không Thử Việc. CHÚ Ý : Liên Hệ trực tiếp để được cấp mã số phỏng vấn và được xếp lịch phỏng vấn hoặc Gửi thông tin về gmail đề được cấp mã số và xếp lịch phỏng vấn. Liên hệ 1 : Mr Tài : 0909.446.788 Liên hệ 2 : Email: dothanhtai01@gmail.com Gửi Mail hoặc sms xin việc với Tiêu đề :  Xin Làm CTV đăng tin quảng cáo Họ và tên :………………………………………… Ngày tháng năm sinh :………………………… Ðịa chỉ ở hiện tại :………………………………...

Words: 1458 - Pages: 6

Free Essay

Khu Kinh Tế TrọNg đIểM MiềN Trung ViệT Nam

...công trong xây dựn và phát triển các KKT tại Việt Nam thực trạng và giải pháp – lv 06756 Chính sách khuyến khích đầu tư vào đặc khu kinh tế tq – ts 00019 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI vào các KKT 1. Quan điểm thu hút FDI 2. Mục tiêu thu hút và sử dụng vốn FDI 3. Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI 4.1. Định hướng chung 4.2. Định hướng cụ thể a. Theo đối tác b. Theo lĩnh vực Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các KKT trong thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI 1. Về quy hoạch và xây dựng chiến lược thu hút FDI Thứ nhất, ban quản lý KKT cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng tổng thể KKT và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trên cơ sở rà soát, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời có phân kỳ đầu tư hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút FDI theo từng giai đoạn phát triển. Nên thuê công ty tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm tham gia quy hoạch chi tiết một số khu chức năng chủ lực như Khu phi thuế quan, Khu công nghiệp nặng, Khu công nghệ cao, Khu đô thị, Khu du lịch – dịch vụ cao cấp…. Thứ hai, công tác xây dựng quy hoạch cần đảm bảo một số yêu cầu như sau: * Có tính bền vững, ổn định lâu dài và phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của KKT. * Gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của KKT và các địa phương trong vùng theo quyết định phê duyệt của Chính phủ, đồng thời phù hợp quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và tái định cư các...

Words: 1348 - Pages: 6

Free Essay

Book

...Báo cáo ngành VietinbankSc Ngành Dệt May Việt Nam Vũ Ánh Nguyệt 09-2015 nguyetva@vietinbanksc.com.vn 2 Khái quát ngành 29 Thương mại quốc tế 49 Doanh nghiệp lớn 2 Định nghĩa ngành 30 Địa bàn kinh doanh 49 Tập đoàn dệt may Việt Nam 2 Lĩnh vực hoạt động 2 Ngành tương đồng 31 Môi trường cạnh tranh 2 Nguồn tham khảo 31 Mức độ tập trung thị trường 31 Yếu tố thành công 32 Cấu trúc chi phí 33 Cơ sở cạnh tranh 37 Mức độ toàn cầu hóa May Sài Gòn - GMC Cập nhật ngành 3 Tổng quan ngành VINATEX 4 Sức hấp dẫn ngành 4 Yếu tố chính tác động 38 Điều kiện kinh doanh 8 Tình hình hoạt động 38 Triển vọng ngành 39 Chu kỳ của ngành 39 Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG 53 Công ty CP Sản xuất Thương mại Chính sách & Quy định 43 52 Biến động doanh thu 19 Thương mại Thành Công - TMC Công nghệ & Hệ thống 16 Công ty CP Dệt may – Đầu tư Tóm tắt báo cáo 5 51 Hỗ trợ ngành 20 Sản phẩm & Thị trường 20 Chuỗi giá trị 45 Số liệu thống kê 22 Sản phẩm 45 Số liệu ngành & Chỉ số chính 23 Yếu tố quyết định cầu 48 Doanh nghiệp niêm yết 24 Thị trường chính www.vietinbanksc.com.vn I T +84 4 3974 7952 I F +84 4 3094 7572 I research@vietinbanksc.com.vn Khái quát ngành Dệt may Định nghĩa ngành Ngành hàng dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất...

Words: 1790 - Pages: 8

Free Essay

Zaf Af

...hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại - tố cáo. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố. Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang...

Words: 5932 - Pages: 24

Free Essay

Hi Everyone

...CÂU HỎI VIẾT THU HOẠCH (Gửi kèm theo Hướng dẫn số 238- HD/ĐU, ngày28 tháng 02 năm 2013 của Đảng ủy Khoa Ngoại ngữ) 1- Đồng chí hãy nêu nội dung lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên khi Người về thăm Thái Nguyên ngày 01/01/1964 (nội dung được lựa chọn để cán bộ, đảng viên triển khai học tập và làm theo trong quý I/2013)? 2- Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh được thành lập vào thời gian nào, tại đâu? Đội Cứu quốc quân II được ra đời vào ngày tháng năm nào, tại đâu? 3- Đồng chí hãy nêu vắn tắt một số thế mạnh (về khoáng sản, cây chè, hệ thống giáo dục và đào tạo, các điều kiện về cơ sở hạ tầng) để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh? 4- Trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc tại Thái Nguyên vào ngày, tháng, năm nào? Người chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên để trở về Thủ đô Hà Nội vào ngày, tháng, năm nào? 5- Đồng chí hãy kể tên một số sự kiện quan trọng mà Bác Hồ cùng Trung ương Đảng đã quyết định tại Thái Nguyên trong thời kỳ Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? 6- Kể từ sau khi chia tay với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và đồng bào vùng Việt Bắc để trở về Hà Nội cho đến khi cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có mấy lần trở lại thăm Thái Nguyên? Đó là vào thời gian nào, Người đến thăm những đơn vị nào? 7- Đồng chí hãy nêu kế hoạch của bản thân phải làm gì để góp phần “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh...

Words: 8732 - Pages: 35

Free Essay

May Tinh

...11:43 AM I. Nội dung chính: 1. Khái niệm về ổ cứng 2. Cấu tạo và đặc tính ổ cứng: HDD và SSD 3. Nguyên lý hoạt động 4. Các thông số và đặc tính của ổ cứng 5. Cách sử dụng hợp lý ổ SSD và HHD 6. Thiết đặt các chế độ hoạt động của ổ cứng 7. Hãng sản xuất ổ cứng.   II. Nội dung chi tiết: 1. Khai niệm về ổ cứng: là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu. Có 2 loại ổ đĩa cứng: một là Hard Disk Drive (viết tắt: HDD) dùng bằng đĩa từ, hai là Solid State Drive (Viết tắt: SSD) dùng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững. - Ổ cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng. - Ổ cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính. Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ cứng thường rất khó lấy lại được.   2. Cấu tạo ổ cứng: (HDD và SSD) a. Cấu tạo và đặc tính của ổ HDD như sau: - Đĩa từ (platter): Đĩa thường cấu tạo bằng nhôm hoặc thuỷ tinh, trên bề mặt được phủ một lớp vật liệu từ tính là nơi chứa dữ liệu. Tuỳ theo hãng sản xuất mà các đĩa này được sử dụng một hoặc cả hai mặt trên và dưới. Đĩa cứng có thể có nhiều đĩa từ, chúng gắn song song, quay đồng trục, cùng tốc độ với nhau khi hoạt động. - Track: Trên một mặt làm việc của đĩa từ chia ra nhiều vòng tròn...

Words: 3846 - Pages: 16

Free Essay

Learn More

...CÂU HỎI ÔN TẬP CỦA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Trình bày hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng? TL: - Hội nghị thành lập Đảng: + Đến cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam. + Ngày 27/10/1929, Quốc tế cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương tài liệu về việc thành lập một Đảng cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản. + Ngi quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao Động Việt Nam quyết định lấy ngày 3/2 dương lịch hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng. + Thành lập hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam cộng sản Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm năm điểm lớn, với nội dung: Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương. Định tên đảng là Đản cộng sản Việt Nam Thảo chính cương và điều lệ sơ lược của Đảng Định kế hoạch thực hiện thống nhật trong nước Cử một ban trung ương lâm thời gồm 9 người, trong đó có 2 đại biểu chi bộ cộng sản trung quốc ở Đông Dương. + Ngày 24/2/1930, Theo yêu cầu của đông dương cộng sản liên đoàn, ban chấp hành trung...

Words: 11033 - Pages: 45